Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Luyện thi vào 10 môn ngữ văn : Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.65 KB, 6 trang )

CHIẾC LƯỢC NGÀ
I.

II.

Mở bài:
1. Truyện ngắn Chiếc lược ngà đc Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966
tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ
đang diễn ra quyết liệt. ĐIều đáng chú ý là truyện lấy bối cảnh chiến
tranh nhưng lại tập trung nói về tình ngườ- tình cha con, tình đồng chí
Thân bài :
Tình huống của truyệt :
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông
mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo
trên mặt làm ba em không còn giống với người cha trong bức hình mà em
đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc bé Thu nhận ra
cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu
phải ra đi
Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí. Nhớ thương con vào
việc làm một chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng rồi trong một trận càn,
ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao chiếc lược ngà cho
người bạn…
1. Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong lần anh Sáu về thăm nhà, thăm
con:
a. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha:
Sau nhiều năm xa nhà đi chiến đấu biền biệt đến khi con lên tám tuổi,
anh Sáu mới có dịp về thăm nhà, thăm con. VỪa nhìn thấy cô bé độ
tám tuổi , tóc cắt ngang vai đang chơi dưới bong cây xoài trước hiên
nhà, anh đã nhận ra con ngay.
Với bao nỗi nhớ thương con nên ông Sáu không kìm được nỗi vui
mừng trong phút đầu gặp con. Anh nghĩ con bé sẽ chạy xô vào long


anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh, anh khom người đưa tay chờ đón con…
Thật rớ true, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ
vực., Nghe ông Sáu gọi, con bé giật mình tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác
lạ lung như muốn hỏi rằng đó là ai. Mặt nó bỗng tái đi, rồi nó vụt chạy
và kêu thét lên : Má! Má!


Những ngày anh Sáu ở lại nhà, lúc nào anh cũng tìm cách gần gũi, vỗ
về con nhưng càng vỗ về, con bé lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Anh
mong được nghe một tiếng “ba” nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.
Tác giả đã kể lại hang loạt các chi tiết mà người kể chuyện đã quan sát
và thuật lại một cách sinh động: Mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó
nói lại: “ Thì má cứ kêu đi”. Mẹ dọa đánh nó nó chỉ nói trổng: “Vô ăn
cơm”
Bữa sau đang nấu cơm, nó muốn nhờ anh Sáu chắt nước dùm nhưng
lại nói trổng: “Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái”… Trong bữa cơm, anh
Sáu gắp một cái trứng ca to vàng để vào chén nó, nó liền lấy đũa xoi
vào chén, hất cái trứng cá ra làm cơm văng tung tóe cả mâm. Cuối
cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì nó bỏ về nhà ngoại, khi
xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuống kêu rổn rảng.
Sự ương ngạnh, lời nói cộc lốc, vùng vằng của bé Thu hoàn toàn
không đáng trách bởi trong suy nghĩ của nó , Ông Sáu ko phải là ba.
Chỉ vì trên mặt ông có vết sẹo khác với người ba trong tấm hình mà
nó đc biết.
Phản ứng tâm lí của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên, nó chứng tỏ em có
cá tính mạnh mẽ , tình cảm của em sâu sắc, chân thật. Bé Thu chỉ yêu
ba khi tin chắc nugowif đó đúng là ba. Trong sự ương bướng của bé
Thu có cả sự kiêu hãnh về tình yêu dành cho người cha thực sự của
nó.
b.


Thái độv à hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha:
Trong đêm bỏ về nhà ngoại, Bé Thu đã được bà giải thích về vết
thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Bà cho nó biết ba nó đi đánh
Tây bị Tây bắn bị thương. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh
thoảng lại thở dài như người lớn.
Những nghi ngờ bấy lâu nay đã đc giải tỏa và bé Thu úc này nảy
sinh một trạng thái như là sự ân hận hối tiếc. Nó ân hận vì đã ko
nhận ra cha, không đáp lại tình cảm của cha, khiến cho cha nó phải
buồn khổ,…


Trong buổi sáng cuối cùng , trước phút ông Sáu phải lên đường,
thái độ và hành động cảu bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn.
Đến lúc này, khi đối diện với người cha “đôi mắt mênh mông của
con bé bỗng xôn xao”. Đằng sau đôi mắt ấy, đang xáo động không
biết bao ý nghĩ , tình cảm.
Tình cha con như bỗng nổi dậy. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba,
tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọt người
nghe thật xót xa . Tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy long nó.
Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót
lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó … Nó hôn ba nó cùng
khắp. Nó hôn tóc, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài bên má của ba nó
nữa.
Hành động hôn vết sẹo trên mặt ba nó như là một sự hối hận ,
chuộc lỗi cho một cách chân thành. Chính điều này làm cho chúng
ta cảm thông và lượng thứ cho em. Đằng sau hành động ấy không
chỉ là tình yêu thường mà còn là niềm tự hào về người cha- người
chiến sĩ anh hung.
Trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi nhớ mong với

người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay lại bùng ra thật mạnh
mẽ có xen lẫn cả sự hối hận. Hình ảnh bé Thu ôm chặt lấy cổ ba nó
không chịu cho ba nó lên đường mãi là hình ảnh rất cảm độngv ề
tình cha con thời chiến tranh máu lửa.
Chứng kiến nhưng cảnh ấy, có người không cầm được nước mắt và
người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim
mình. Và cũng không ai ngờ được rằng giây phút giã biệt ấy đã trở
thành vĩnh biệt, chỉ có tình cha con là đọng lại trong tâm hồn mỗi
người.
Qua những diễn biến tâm lý của bé Thu được thể hiện trong đoạn
trích , ta thấy rõ tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ em. Những hành
động,suy nghĩ, lời nói của nhân vật đc diễn tả rất sinh động.
Có thể nói tình cảm của bé Thu đối với cha thật sâu sắc, mạnh mẽ,
nhưng cũng thật rạch ròi, dứt khoát. Khi chưa nhận ra cha, em ghét
sự gải dối đến mức có những lời nói và hành động “cứng đầu”,
nhưng khi đã nhận ra cha, em thể hienejt ình yêu với người cha
một cách mạnh mẽ, xúc động.


2.

Đằng sau sự ương ngạnh đó ta nhận ra bé Thu là một đứa trẻ cứng cỏi trong suy
nghĩ, hành động, có cá tính. Nhưng em vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên,
ngây thơ đáng yêu của con trẻ.
Tình cảm cha con sâu nặng ở nhân vật ông Sáu:
a. Khi ở nhà với con:
Ông Sáu đã mang vết thẹo trên mặt , đó là nỗi đau thể xác. Nhưng ông còn phải
chịu nỗi đau tinh thần còn lớn hơn : đứa con gái duy nhất mà ông hằng mong nhớ,
không chịu nhận ông là cha, không một lời gọi ba. Dù vậy ông vẫn yêu thương
con, không hề giận con, tìm mọi cách để gần gũi con.

Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày đó là khi nóng giận quá, ông đã
đánh con. Rồi lời dặn của đứa con “Ba về! Ba mua một cây lược cho con nge ba!”
đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà tặng con
Khi ở khu căn cứ:
. Trên sống lưng cấy lược, ông đã tần mẫn khắc một dòng chữ nhỏ “Yêu nhơ tặng
thu con của ba” Việc là chiếc lược vừa là cách ông giải tỏa tâm trạng mong nhớ, ân
hận vừa là cách gởi vào đó những yêu thương khao khát cháy bỏng . Chiếc lược
ngà giờ đây đã trở thành một vật quí giá thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi
nổi ân hân và chưa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của
người cha đối với đứa con xa cách. Cây lược ấy chưa chải đc mái tóc của con
nhưng nó như gở rối đc phần nào tâm trạng của ông. Những lúc nhớ con, ông lấy
cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho bóng mượt. Nhưng rồi một tình cảnh
đau thương đến với hai cha conn ông SÁU : ông đã hi sinnh khi chư kịp trao chiếc
lược ngà vào tay con. Trước khi vĩnh biệt, ông Sáu vân nhớ chiếc lược, ông đẫ trao
nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, gìn giữ tình cha con ruột
thịt dù tronng mọi hoàn cảnh
b.

Về nghệ thuật: Một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện Chiếc
lược ngà là tác giả đã xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có nhiều yếu tố
bất ngờ. Sự bất ngờ đó càng gây được hứng thú cho người đọc khi hiểu đc tính hợp
lý của sự việc. Người kể chuyện là bạn than của ông Sáu. Người kể chuyện không
chỉ kể lại câu chuyện mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẽ với các nhân vật trong
truyện. Ngòi bút miêu tả tâm lý, tíh cách nhân vật rất sâu sắc và tinh tế. Truyện có
hai nhân vật ở hai lứa tuổi khác nhau nhưng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn, mỗi
nhân vật đều hiện lên rất tự nhiên chân thực.

3.



III. Kết bài.
1. Câu chuyện chiếc lược ngà vẫn âm vang mãi trong long chúng ta.
Qua cuộc đời mỗ nhân vật, nhà văn Nguyễn Quang Sáng như muốn
nói với chúng ta rằng: chiến tranh có thể gây đau thương mất mác cho
mỗi con người, mỗi gia đình nhưng những tình cảm thiêng liêng nhất
như tình cha con, tình đồng chí đồng đội là mãi mãi bất diệt…
2. Truyện chiếc lược ngà và hình ảnh ông sáu đã khơi gợi trong long
ta về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời. Hiểu đc điều ấy, ta càng them trân
trọng sự hi sinh của thế hệ đi trước và cang thấm thía bài học đạo lý
“uống nước nhớ nguồn”.




×