Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hình ảnh chính khách mỹ trên báo điện tử ( khảo sát trên 3 báo điện tử the new york times, bloomberg, CNN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

HÌNH ẢNH CHÍNH KHÁCH MỸ
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
( khảo sát trên 3 báo điện tử: The New York Times, Bloomberg, CNN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

HÌNH ẢNH CHÍNH KHÁCH MỸ
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
( khảo sát trên 3 báo điện tử: The New York Times, Bloomberg, CNN)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những trích dẫn từ các tài liệu khác đều có trích nguồn đầy đủ. Các số liệu
khảo sát được đưa ra là do tôi nghiên cứu, tổng hợp, hoàn toàn chính xác và
trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố
trong và ngoài nước. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung thông
tin mà luận văn trình bày
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2016

Nguyễn Thị Quỳnh Trang


LỜI CẢM ƠN
Tôi nhận được sự quan tâm của Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong
khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội trong suốt quá trình học tập của mình tại khoa từ thời sinh viên đại
học cho đến nay.
Tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình, sâu sắc và hệ thống của PGS.TS
Nguyễn Thành Lợi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi nhận được sự hỗ trợ của các bạn đồng môn, các bạn đồng nghiệp, cơ
quan và gia đình trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng thành kính tri ân tới mọi người vì tất cả sự quan tâm
và giúp đỡ đó.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn không tránh khỏi những

thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của các
thầy cô, bạn bè...để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Trang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NYT

New York Times

CNN

The Cable News Network

ĐH

Đại học

BTV

Biên tập viên

GS


Giáo sư

PGS

Phó Giáo sư

PTTTĐC

Phương tiện truyền thông đại chúng

PV

Phóng viên

TBT

Tổng biên tập

TS

Tiến sĩ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG HÌNH
ẢNH CHÍNH KHÁCH TRÊN BÁO CHÍ ...............................................................9
1.1 Một số khái niệm ..............................................................................................9
1.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông hình ảnh chính khách ....................13
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh chính khách trên báo điện tử ......................16

1.4. Một số lý thuyết về truyền thông hình ảnh chính khách trên báo chí............19
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH CHÍNH KHÁCH MỸ TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ...................................................................................................................28
2.1 Giới thiệu 3 tờ báo trong diện khảo sát...........................................................28
2.2. Phân tích hình ảnh chính khách Mỹ trên báo điện tử ....................................42
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................96
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM .97
3.1 Một số bài học kinh nghiệm rút ra ..................................................................97
3.2. Đề xuất kiến nghị cho Việt Nam .................................................................103
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................110
KẾT LUẬN ............................................................................................................112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................115
PHỤ LỤC ...............................................................................................................118


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Biểu đồ 1: Số lượng bài viết về chính trị gia trên The New York Times
2. Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhóm đề tài trong Campain Stops
3. Biểu đồ 3: Hình ảnh Hillary Clinton trong Campain Stops, NYT
4. Biểu đồ 4: Các nhóm đề tài trong mục Election 2016 của Bloomberg
5. Biểu đồ 5: Hình ảnh Donald Trump trên Bloomberg
6. Biểu đồ 6: Hình ảnh Hillary Clinton trên Election 2016/ Bloomberg
7. Biểu đồ 7: Số lượng bài viết về các chính trị gia trên CNN
8. Biểu đồ 8: Hình ảnh Donald Trump trên CNN ( 10/2015-10/2016)
9. Biểu đồ 9: Hình ảnh Hillary trên CNN ( 10/2015-10/2016)
10. Biểu đồ 10: HÌnh ảnh Obama trên CNN ( 10/2015-10/2016)


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dù hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào, mỗi cá nhân đều cần tạo dựng hình
ảnh cá nhân cho mình, tạo được mối thiện cảm với đối tượng tiếp nhận. Đặc biệt,
với các chính trị gia- chính khách, những người thường xuyên tham gia hoạt động
chính trị, tạo ra sức ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách quốc gia và đòi hỏi đạt
được lòng tin với đại đa số công chúng, thì càng cần phải chú ý tới hình ảnh của cá
nhân. Với mục tiêu liên tục củng cố hình ảnh tốt đẹp trước công chúng, ngoài các
hoạt động chính trị, quan hệ đối nội, đối ngoại, một kênh truyền thông mà chính
khách hết sức quan tâm đó là báo chí. Báo chí chính là cầu nối để hình ảnh cá nhân
chính khách phủ rộng đến từng người dân, mang lại cho họ sự thiện cảm và ủng hộ
cho chính khách.
Là một cường quốc trên thế giới, Mỹ đồng thời sở hữu một hệ thống báo chí
truyền thông khổng lồ và giàu sức ảnh hưởng. Nước Mỹ hiện tại có khoảng 1.600 tờ
báo ra hàng ngày, 6.000 tờ cách nhật hoặc hàng tuần ; có khoảng 1.600 đài truyền
hình, 13.000 đài phát thanh và gần 500 đài truyền hình cáp. Tương đương với tổng
số cơ quan báo chí ấy là từng đó tờ báo điện tử tương ứng.
Báo mạng điện tử tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng phát triển về số
lượng, chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống báo
chí, đặc biệt với nền báo chí phát triển như nước Mỹ. Phải nói rằng, với sự dễ dàng
truy cập ở bất cứ đâu, báo mạng điện tử chính là một công cụ tiện ích cho mọi nhu
cầu thông tin của công chúng. Khi đó, những thông tin về chính khách Mỹ trên báo
mạng điện tử tất nhiên cũng được đến gần với công chúng nhanh hơn và đa chiều
hơn. Với tính đa phương tiện, khả năng đưa thông tin đầy đủ không giới hạn, báo
mạng điện tử thực tế là kênh thông tin hữu hiệu để chính khách giới thiệu mình
trước công chúng.
Đặc biệt, trong các cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, đặc tính nhanh chóng của
báo mạng điện tử đã cung cấp cho công chúng lượng tin, bài khổng lồ để công
chúng từ đó có thể so sánh, cân nhắc, chọn lựa ra vị tổng thống tương lai. Trong

1



suốt cuộc tranh cử tổng thống Mỹ vừa qua, báo mạng điện tử đã ghi điểm ở tính
nhanh chóng tức thời, thông tin đầy đủ, cập nhật, tận dụng được lợi thế đa phương
tiện, tính tương tác cao. Tuy nhiên báo điện tử Mỹ cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm
“chết người” như sự thiên vị, tính định hướng sai. Cách thức hoạt động của báo điện
tử Mỹ qua cuộc bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào? Cách phản ánh chính khách ra
sao? Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét một cách đầy đủ
và toàn diện, đồng thời đánh giá đúng thực trạng hình ảnh truyền thông chính khách
này trên báo mạng điện tử. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: Hình ảnh chính
khách Mỹ trên báo điện tử ( khảo sát trên 3 tờ báo: The New York Times,
Bloomberg, CNN) làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học.
Luận văn này, cùng với số liệu khách quan, cụ thể, những dẫn chứng chi tiết,
sẽ trả lời câu hỏi: báo chí Mỹ đã phản ánh chân dung, hình ảnh các chính khách như
thế nào thông qua các tác phẩm báo mạng điện tử- loại hình báo chí nhanh nhạy, tức
thời và có tính đa phương tiện cao. Đánh giá những mặt ưu, khuyết điểm ở một nền
báo chí luôn tự hào là dân chủ, khách quan.
Với thời gian nghiên cứu một năm (đúng thời điểm tranh cử Tổng thống Mỹ)
về ba nhân vật tiêu biểu của chính trường Mỹ: Barack Obama, Hillary Clinton,
Donald Trump từ những điểm nhìn khác nhau của 3 tờ báo khác nhau, luận văn sẽ
cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho những học giả quan tâm đặc biệt đến chính trị
Hoa Kỳ.
Đối với những phóng viên, biên tập viên mảng thời sự quốc tế hoặc mảng
chính trị có thể tìm được ở luận văn những thông tin hữu ích về cách báo chí nước
bạn đưa tin/ khai thác về các chính khách nước họ như thế nào. Điều gì chúng ta có
thể học hỏi? Ví dụ cách chọn đề tài, cách khai thác, cách chọn ảnh… Ngoài ra, các
phóng viên Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm của các đồng nghiệp
nước bạn, sự thiên vị, thiếu khách quan trong đưa tin.
Người nghiên cứu cũng hi vọng, nghiên cứu sẽ là gợi ý cho việc triển khai tiếp
những nghiên cứu giải đáp rõ hơn những vấn đề mà nghiên cứu này chưa có điều

kiện giải đáp rõ ràng.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Về mối quan hệ giữa báo chí truyền thông và chính trị, trên thế giới, nhiều nhà
nghiên cứu đã bỏ công sức và thời gian tìm hiểu về sức mạnh của mối quan hệ này.
Đó là các vấn đề truyền thông và chính trị nổi bật như:
-

Alison Dagnes, ( 2010), Chính trị theo yêu cầu: Sự ảnh hưởng của Tin tức
24 giờ đến chính trị Mỹ ( Politics on Demand: The Effects of 24- Hour News
on American Politics)

-

Kathleen E.Kendall, ( 2000), Truyền thông trong bầu cử sơ bộ Tổng thống:
Các ứng viên và giới truyền thông, 1912-2000 ( Communication in the
Presidential Primaries: Candidates and the Media, 1912-2000)

-

Sperry, Chris, Sox, (2007), Phương tiện truyền thông của chiến dịch tranh
cử tổng thống ( Media Construction of Presidential Campaigns), bài đăng
trên Tạp chí Giáo dục xã hội, số 7, tháng 10-12 năm 2007.
Các nghiên cứu trên đã khái quát và chỉ ra được những vấn đề lý luận về chính

trị và truyền thông, về vai trò của truyền thông trong các chiến dịch tranh cử tổng

thống; mối quan hệ giữa truyền thông và chính trị. Đó là những tiền đề quan trọng cho
các công trình nghiên cứu trong nước về hình ảnh chính khách cũng như cho luận văn
này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về cách thức truyền thông hình ảnh chính khách trên
báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng vẫn còn hạn chế, hoặc né tránh đề cập rõ
ràng.
Về ba nhân vật chính khách: Barack Obama, Hillary Clinton, Donald Trump,
trên thế giới có rất nhiều cuốn sách, những tài liệu nghiên cứu, những bài báo viết
về. Tuy nhiên, đó thường là những cuốn tiểu sử do chính nhân vật chắp bút – thiếu
đi sự khách quan. Những cuốn sách của các nhà nghiên cứu thì thường đi theo
hướng xây dựng một chân dung, một hình ảnh xuyên suốt: một đánh giá tổng thể
trong một thời gian dài. Những dữ liệu bài báo, những sự kiện mới xảy ra thì chưa
được cập nhật.

3


2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Báo chí và các mối quan hệ với chính trị, chính khách ở nước chưa có nhiều
công trình nghiên cứu. Và đặc biệt, theo khảo sát của tác giả, hiện chưa có một công
trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề hình ảnh truyền thông chính khách trên
báo mạng điện tử. Tuy vậy, những tiền đề của công trình này đã được thể hiện trong
các nghiên cứu chung về chính khách, về báo mạng điện tử
Về nghiên cứu xây dựng hình ảnh chính khách, có các công trình nghiên
cứu:
-

Phạm Văn Hệ, ( 2016), Xây dựng thương hiệu cá nhân của một số chính trị
gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, luận văn thạc sỹ
ngành quan hệ công chúng

Về nghiên cứu cách thức truyền thông trên báo mạng điện tử, rất nhiều nhà

báo, nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên báo chí đã tích cực tìm hiểu cũng như giới
thiệu các công trình mang tính chất lý luận và thực tiễn về loại hình truyền thông đa
phương tiện này. Tuy nhiên, vì báo mạng điện tử là vấn đề còn mới mẻ, đòi hỏi một
sự đào sâu công phu, nên hiện nay không có nhiều cuốn sách viết về loại hình
truyền thông mới này. Các nghiên cứu mới dừng lại ở các luận văn, khóa luận hay
các bài báo cáo ngắn. Tiêu biểu như:
- Phạm Thị Thành, (2004), Ảnh hưởng của Internet đói với công chúng Hà
Nội, Luận văn thạc sỹ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Trần Hồng Vân,(2004), Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong tòa
soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát Vietnamnet và VnExpress,
Tuổi trẻ Online, Lao động điện tử), Luận văn thạc sỹ, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
- Trần Quang Huy, (2006), Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (Khảo
sát Vietnamnet và VnExpress từ tháng 5/2005-5/2006), Luận văn thạc sỹ Báo chí,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Hoàng Thu Oanh, (2008), Độ tin cậy của thông tin trên báo mạng điện tử
Việt Nam (Khảo sát Vietnamnet, VnExpress và Dân trí), Khóa luận tốt nghiệp, Học

4


viện Báo chí và Tuyên truyền.
Vì lẽ đó, đề tài của luận văn này thực sự mới mẻ không những ở Việt Nam
mà còn cả trên thế giới. Điều này thực sự là một thách thức lớn vì không có
nhiều tài liệu tham khảo đối chiếu, nhưng đồng thời cũng đầy thú vị, hấp dẫn.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thực trạng phản ánh hình ảnh chính khách
Mỹ: Tổng thống Mỹ Obama, Hillary Clinton, Donald Trump trên báo điện tử. Luận

văn phân tích cách thức thể hiện tác phẩm báo chí của các nhà báo, toà soạn Mỹ; từ
đó rút ra các ưu, nhược điểm, bài học kinh nghiệm và đề xuất 1 số điểm có thể học
tập cho Việt Nam.
Để giải quyết được mục đích trên của luận văn, cần thực hiện những nhiệm vụ
sau:
- Làm rõ các khái niệm liên quan, xây dựng khung lý thuyết.
- Khảo sát, phân tích hình ảnh chính khách Mỹ trên 3 tờ báo khảo sát: The New
York Times, Bloomberg, CNN, cụ thể là qua nội dung, hình thức thể hiện
- Từ đó đề xuất một số gợi ý cho các tòa soạn; các nhà báo/ phóng viên Việt
Nam khi đưa tin về vấn đề này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hình ảnh truyền thông của các chính
khách trên báo mạng điện tử Mỹ.
Đối tượng khảo sát là 3 chính khách Mỹ: Tổng thống Mỹ Barack Obama, ứng
cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát các bài báo được đăng tải trên ba tờ báo mạng hàng đầu
của Mỹ: The New York Times , Bloomberg và CNN trong thời gian từ ngày
1/10/2015 đến ngày 1/10/2016 - thời điểm diễn ra cuộc vận động tranh cử nóng nhất

5


trong lịch sử Mỹ. Thông tin về cuộc vận động tranh cử, hình ảnh của các chính
khách: Tổng thống Mỹ Barack Obama, ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton,
ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump được đăng tải trên báo chí một cách rộng
khắp. Các tờ báo được chọn là những tờ báo tiêu biểu cho các cách thức thể hiện
thông điệp về hình ảnh các chính khách Mỹ tới những đối tượng độc giả khác nhau.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn sử dụng các lý thuyết về báo chí truyền thông và lý thuyết về truyền
thông như: các loại hình báo chí truyền thông, báo mạng điện tử, mô hình truyền
thông xây dựng thương hiệu CBBE ( Customer- based Branding Equity), lý thuyết
truyền thông về thiết lập chương trình nghị sự, lý thuyết truyền thông thiên vị, lý
thuyết đóng khung.
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: xem xét tài liệu, tổng hợp,
phân tích, so sánh về nội dung và hình thức các bài báo về Barack Obama, Hillary
Clinton, Donald Trump trên 3 tờ báo điện tử Mỹ: The New York Times,
Bloomberg, CNN trong thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016,
- Phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản bổ
sung hệ thống lý thuyết về nghiên cứu hình ảnh Chính khách trên báo chí. Đây
chính là những lý thuyết cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và tìm
kiếm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: dựa trên việc khảo sát 3 tờ báo điện tử:
The New York Times, Bloomberg, CNN trong thời gian 1 năm, thống kê các bài
báo liên quan đến Tổng thống Mỹ Barack Obama, ứng cử viên tổng thống Mỹ
Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump theo danh sách các từ
khóa. Sau đó, các bài báo đã chọn sẽ được xử lý qua việc mã hóa trên phần mềm
thống kê xã hội học SPSS để phân tích định lượng cùng với các phương pháp phân
tích định tính để đưa ra kết luận khách quan.
Về cách lấy mẫu: Mẫu được chọn theo danh sách các từ khóa là tên các chính

6


khách Mỹ gồm: Barack Obama, Hillary Cinton, Donald Trump. Tại khoảng thời
gian khảo sát từ ngày 1/10/2015 đến ngày 31/10/2016, với điều kiện từ khóa hiển
thị ở mọi nơi trong văn bản, tìm kiếm nâng cao từ Google Advanced Search cho

thấy gần 486.000.000 kết quả trên 3 tên miền nytimes.com , Bloomberg,com,
cnn.com. Tuy nhiên, nhiều trong số các kết quả này không phù hợp với nội dung
tìm kiếm của nghiên cứu. Lý do là:
+ Các từ khóa nằm trong bài không viết chính về nhân vật
+ Các từ khóa nằm trong tin liên quan dẫn tới hiển thị kết quả tìm kiếm ở
những bài có nội dung hoàn toàn khác.
+ Các từ khóa nằm trong phản hồi của độc giả.
Với số lượng tin, bài khổng lồ như vậy, tác giả đã dùng lệnh lựa chọn ngẫu nhiên
(randomize) của Excel để lựa chọn ra 10.000 tin, bài. Sau đó loại bỏ các tin, bài
không phù hợp thu được kết quả 667 tin, bài với nội dung về Barack Obama,
Hillary Clinton, Donal Trump. Một lần nữa sử dụng lệnh ngẫu nhiên của Excel
chọn ra 500 bài báo điển hình để phân tích
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Chính khách và báo chí có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính khách cần
báo chí để xây dựng hình ảnh và tác động đến công chúng, nhất là ở những đất nước
chính khách phụ thuộc kết quả bỏ phiếu của người dân. Ngược lại báo chí cũng cần
đến chính khách như một đối tượng thông tin quan trọng. Vì vậy, luận văn sẽ là một
tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí cũng như các đồng nghiệp trên cơ sở
khoa học và tác dụng thực tiễn của việc truyền thông hình ảnh chính khách trên báo
chí.
-

Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý

thuyết về nghiên cứu lịch sử báo chí thế giới, lịch sử báo chí Mỹ. Luận văn còn
cung cấp thông tin cho những nghiên cứu quan tâm đến chính trường Mỹ.
-

Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực


tiễn của luận văn sẽ có tác động đối với công tác làm báo về chính trị, nội chính.

7


Những chính khách Việt Nam có thể từ đó rút được những bài học hữu ích trong
việc xây dựng hình ảnh trên báo chí.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương
như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về truyền thông hình ảnh chính khách trên báo chí
Chương 2: Thực trạng hình ảnh chính khách Mỹ trên báo điện tử
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất cho Việt Nam

8


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG HÌNH ẢNH
CHÍNH KHÁCH TRÊN BÁO CHÍ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Hình ảnh & truyền thông hình ảnh
Theo từ điển Tiếng Việt, viện Ngôn ngữ học 2000 giải thích hình ảnh là “
hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh hoặc để
lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động
trong cách diễn đạt”. Trong khuôn khổ luận văn, hình ảnh có thể hiểu là hình để lại
ấn tượng và tái hiện trong tâm trí người khác, đối tượng ở đây là chủ thể cá nhân.
Philip Kotler cũng đã định nghĩa: “ Hình ảnh là một tập hợp những niềm tin,
ý tưởng và ấn tượng của một người về một sự vật” ( Philip Kotler, Quản trị
Marketing, NXB Thống kê, 2006, trang 676). Chính niềm tin của một người về một

sự vật sẽ quyết định những suy nghĩ, hành động hay thái độ của họ về sự vật ấy.
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau
giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận
thức.
Vậy, truyền thông hình ảnh có thể hiểu là quá trình thông tin để tạo ấn
tượng về chủ thể trong suy nghĩ, tâm trí người khác, tạo dựng niềm tin về chủ thể
đó.
1.1.2. Hình ảnh chính khách
Trong nhiều tài liệu Tiếng Việt, các từ Hán Việt “ chính khách” và “ chính trị
gia” ( hay “ nhà chính trị”) thường được dùng với ý nghĩa tương đương, dùng để chỉ
những người hoạt động chính trị trong chế độ nghị viện.
Trong Trung văn, từ “ chính khách” tương ứng với từ “ politician” trong Tiếng Anh,
dùng để chỉ những người hoạt động chính trị nói chung.
Trong thực tiễn, chính trị gia, chính khách tức là những người làm chính trị
là cách gọi dành cho những người vừa có tầm tư duy, vừa có tâm, đức mà gánh vác

9


việc quản lý nhà nước, tham gia các hoạt động điều hành đất nước. Tóm lại có thể
hiểu, chính khách, chính trị gia hay nhà chính trị, là một người tham gia trong việc
gây ảnh hưởng tới chính sách công và ra quyết định. Trong đó bao gồm những
người giữa những vị trí ra quyết định trong chính phủ và những người tìm kiếm
những vị trí đó, dù theo phương thức bầu cử, bổ nhiệm, đảo chính, quyền thừa kế
hay các phương thức khác.
Đối tượng mà chính khách tiếp cận là công chúng, chính khách khác với
nhân vật giải trí hay các hình ảnh cá nhân khác, bởi vậy cần xét hình ảnh chính
khách và truyền thông hình ảnh chính khách trong mối quan hệ này.
Với định nghĩa về hình ảnh của Philip Kotler như trên đã nói, chúng ta có thể
thấy chính khách muốn công chúng có thiện cảm và ấn tượng về mình thì cần phải

tạo ra niềm tin về bản thân, hay nói cách khác, đó là việc xây dựng hình ảnh chính
khách trong tâm trí công chúng.
Hình ảnh chính khách ( politican image) có thể đƣợc định nghĩa là niềm
tin, ý tƣởng, ấn tƣợng của công chúng, của Nhà nƣớc, các tổ chức và toàn bộ
các thành viên xã hội về ngƣời chính khách. Hình ảnh của chính khách không
phải những gì họ tự nói về mình, hoặc muốn bên ngoài nhìn nhận mình thế nào, mà
nó là cách những đối tượng bên ngoài nhìn nhận về chính khách.
Hình ảnh chính khách có thể là những yếu tố về ngoại hình, ngôn ngữ, hành
động, ứng xử...hay nói cách khác là diện mạo người làm chính trị được hình thành
thông qua các yếu tố thông tin cho phép người ngoài ( công chúng) phân biệt người
chính khách này với người chính khách khác và mỗi đối tượng công chúng khác
nhau lại có một cách nhìn nhận khác nhau về hình ảnh chính khách.
Chính khách phải là nhưng người tiêu biểu cho lợi ích của quốc gia, dân tộc,
chính đảng, đoàn thể nhât định. Họ phải là những nhà chiến lược, chiến thuật, đề ra
những chính sách đúng đắn nhằm phát triển xã hội, đem lại lợi ích cho đông đảo
nhân dân. Không chỉ vậy, họ cũng là người có tài tổ chức, nghệ thuật lãnh đạo chính
trị, có khả năng điều khiển và chi phối hoạt động chính trị.

10


1.1.3. Khái niệm truyền thông hình ảnh chính khách
Dù chính khách có chủ định hay không có chủ định xây dựng hình ảnh của
mình thì ít hay nhiều, công chúng cũng có cái nhìn nhất định về người chính khách,
bởi vì họ có sức ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, là người làm chính trị, để công
chúng có niềm tin và thiện cảm tốt đẹp thì hẳn nhiên người chính khách cần được
xây dựng với 1 hình ảnh đẹp.
Hình ảnh truyền thông đại chúng là những ấn tượng được đưa đến công
chúng, do vậy truyền thông bằng hình ảnh cần phải cân nhắc, chọn lọc trước khi
đưa ra đại chúng thông qua các tác phẩm báo chí.

Khác với hình ảnh sự kiện, hiện tượng mang nhiều yếu tố khách quan; với
nhân vật, đó phải là những hình ảnh chọn lọc để khắc hoạ, gây ấn tượng đối với
công chúng rộng rãi.
Truyền thông hình ảnh chính khách khác với truyền thông hình ảnh cá nhân
thông thường, vì có tính chính trị đi kèm, chính khách đại diện cho chính sách,
những ý muốn thiết lập Nhà nước và xã hội theo trật tự số đông; do vậy cần được
niềm tin, sự ủng hộ và tương tác của đông đảo công chúng.
Bởi vậy, có thể hiểu khái niệm truyền thông hình ảnh chính khách như sau:
Truyền thông hình ảnh chính khách là quá trình thông tin để tạo ấn tượng
về chính khách trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Nội hàm của khái niệm này chính là sự nhìn nhận của 3 đối tượng: truyền
thông, công chúng và Nhà nước, Chính phủ về những thông tin mà chính khách thể
hiện ra dù họ có hay không có chủ định.
Trong xu thế bùng nổ của công nghệ, thông tin về hầu hết các chính khách, cả
chính thống và tin bên lề, đều có thể tìm thấy trên internet chỉ sau vài click chuột.
Internet đã mở ra nhiều cơ hội đưa hình ảnh chính khách đến công chúng, nhưng
kèm theo đó cũng có không ít những sự cố khó kiểm soát, thậm chí khủng hoảng uy
tín nghiêm trọng. Chính vì vậy, chính khách nước ngoài đã đầu tư cho việc xây
dựng hình ảnh trên Internet nói chung và báo mạng điện tử nói riêng.

11


1.1.4 Báo điện tử
Cho đến nay khái niệm báo mạng điện tử vẫn chưa có sự thống nhất. Sau 15
năm kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam, loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet,
sử dụng công nghệ world wide web, với ngôn ngữ HTML, chưa được gọi với cái
tên chung nhất. Các cụm từ báo mạng, báo online, báo trực tuyến, báo điện tử, báo
mạng điện tử,…vẫn đang được sử dụng với tần suất như nhau trong các lĩnh vực cụ
thể.

Thực tế, trên thế giới, loại hình báo chí này cũng có nhiều tên gọi khác nhau
như "Online Newspaper" - báo chí trực tuyến, E-journal (Electronic journal) - báo
chí điện tử, "e-zine" (Electronic magazine) - tạp chí điện tử. Báo điện tử là khái
niệm thông dụng nhất ở nước ta. Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước
cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Điều 3, Luật Báo chí (Luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp
thứ 5 Quốc hội khóa X từ ngày 4/5 đến 12/6/1999) quy định: Báo điện tử là loại
hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính. Trong cuốn sách “Báo
mạng điện tử: Những vấn đề cơ bản”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang đưa ra
khái niệm: “Báo mạng điện tử”. Theo đó, báo mạng điện tử là một loại hình báo chí
được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet
[8; tr49-54]
Ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập tờ VnExpress – tờ báo điện tử lớn
nhất Việt Nam hiện nay cho rằng: “Báo điện tử là tờ báo thực hiện chức năng báo
chí bằng phương tiện Internet”.
Tuy nhiên, theo một cách hiểu rộng và phổ biến nhất, trong phạm vi Luận
văn này, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ báo mạng điện tử. Bởi, báo mạng điện tử là
tên gọi cho phép hiểu rõ ràng đặc trưng của loại hình báo chí này. Báo mạng điện tử
là sản phẩm của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động nhờ các
phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng và các phần mềm ứng
dụng. Thêm vào đó, tên gọi này cũng cho thấy bản chất của loại hình báo chí này đó
là tính kết nối rộng, tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thì, phi định

12


kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, cách lưu thông tin dưới dạng siêu
văn bản, các trang báo được tổ chức thành từng lớp.
Cũng từ các cách định nghĩa trên, trong luận văn này, báo mạng điện tử
được hiểu là loại hình báo chí chuyển tải thông tin trên mạng Internet thông qua

các phương tiện kỹ thuật có kết nối.
Với báo mạng điện tử, một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm ít
nhất từ hai trong những thành phần sau trở lên. Đó là: văn bản (text), hình ảnh tĩnh
và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video &
animation) và gần đây nhất là các chương trình tương tác (interactive program).
1.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông hình ảnh chính khách
Khi đánh giá hiệu quả truyền thông, các nhà chiến lược truyền thông chia làm 2
giai đoạn. Giai đoạn 1: đánh giá dựa trên các thông số đo lường khán giả có sẵn,
giai đoạn 2 nghiên cứu sự tác động của chiến lược truyền thông đến sự nhận biết,
thay đổi nhận thức và tác động về hành vi của khán giả mục tiêu.
Đối với truyền thông trên báo chí, áp dụng vào đối tượng hình ảnh chính khách,
hiệu quả truyền thông cũng được đánh giá dựa vào 2 giai đoạn: giai đoạn 1: chính
khách-> tác phẩm báo chí ( công cụ truyền thông) và giai đoạn 2: tác phẩm báo chí> công chúng ( đối tượng truyền thông)
1.2.1 Cách thức truyền thông hình ảnh chính khách trên báo điện tử
Để đánh giá tác phẩm báo chí đạt hiệu quả truyền thông về hình ảnh chính
khách, chúng ta đo lường dựa trên những yếu tố cấu thành nên một tác phẩm báo
chí: đó là nội dung, hình thức và cách thức.
Về nội dung
Một tác phẩm báo chí đúng và đủ là khi nó đảm bảo đúng thông điệp tiếp
nhận từ nguồn phát, đối với hoạt động truyền thông hình ảnh chính khách thì thông
điệp này hết sức quan trọng; sự sai lệch hoặc không rõ ràng sẽ khiến nội dung
chuyển tải thất bại, thậm chí gây ngược tác dụng. Bởi các phát ngôn và thông điệp

13


của chính khách đại diện cho các chính sách, khi không được ủng hộ từ phía công
chúng, hệ quả tác dụng ngược sẽ rất tai hại.
Vì lẽ đó, cách chọn lọc thông điệp, rút title rất quan trọng khi truyền thông
hình ảnh chính khách; làm sao để thông điệp rõ ràng, ngắn gọn, đúng và đủ quả

không dễ dàng, đòi hỏi phóng viên, nhà báo phải thấu hiểu và có được sự nhạy cảm
riêng.
Lựa chọn thể loại thể hiện tác phẩm báo chí cũng là 1 tiêu chí đánh giá hiệu
quả truyền thông hình ảnh chính khách. Với mỗi tác phẩm và sự kiện, lựa chọn thể
loại bình luận hay tin tức, hay phỏng vấn, có ảnh hay video hay không cũng đem lại
hiệu quả thông tin khác nhau.
Về hình thức
Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là
không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác
khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng
cách địa lý nên báo mạng điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu
với số lượng không giới hạn. Thông tin trên Internet nói chung và báo mạng điện tử
nói riêng có tính thời sự rất cao. Thông tin trên báo mạng được các phóng viên thu
thập tại hiện trường đến khi thành bài lên trang với tốc độ vô cùng nhanh, cập nhật
thường xuyên và liên tục, không như các loại hình báo chí khác phải chờ đầy đủ các
tin, bài mới lên khuôn in hay lên chương trình phát sóng.
Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiện truyền
thông đại chúng khác ở khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí với công
chúng và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận. Báo mạng điện tử
chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn,
phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả
với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan
tâm, yêu thích.
Cách trình bày tác phẩm báo chí phù hợp đem đến sự hấp dẫn cho độc giả,
với lợi thế tích hợp đa phương tiện ở loại hình báo chí báo mạng điện tử, phóng

14


viên, nhà báo có thể lựa chọn cách thức sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt, với các bài

viết đề tài khô khan về chính trị, cách trình bày xen vào hình ảnh, video,
infographic đem lại cái nhìn cụ thể cho những vấn đề vĩ mô.
Tần suất xuất hiện các bài viết về hình ảnh chính khách như thế nào? Tương
tác bình luận ra sao cũng là những tiêu chí đánh giá đối với việc truyền thông hình
ảnh chính khách.
Nghiên cứu, học hỏi cách thức trình bày tác phẩm báo chí của phương Tây là
cách để các nhà báo Việt Nam rút ra được những cách làm mới, sáng tạo, đảm bảo
tính hấp dẫn cho các tác phẩm của mình.
Về cách thức
Để có được 1 tác phẩm báo chí truyền thông hiệu quả hình ảnh chính khách,
các cơ quan báo chí cần có quy trình sản xuất tin, bài phù hợp, bài bản từ khâu lấy
tin, xử lý thông tin đến việc trình bày văn bản, lên layout sản phẩm truyền thông.
Công việc của phóng viên, biên tập viên là hình thành và xử lý tin, bài, ảnh,
âm thanh, hình ảnh...Đối với những tác phẩm báo chí đa phương tiện cần sự phối
hợp của nhiều phóng viên (ảnh + viết + quay và dựng video, làm audio,
infographic...) Người sửa lỗi có trách nhiệm đọc lại tin bài để phát hiện lỗi chính tả.
Trước khi “sản phẩm” được chuyển sang bộ phận kỹ thuật để đẩy lên mạng, tổng
biên tập, thư ký toà soạn chịu trách nhiệm kiểm tra lại nội dung và duyệt tổng thể.
1.2.2 Mức độ hài lòng của công chúng
Đối tượng truyền thông hình ảnh chính khách, chính là công chúng, để đo lường
và đánh giá hiệu quả, chúng ta xét trên các tiêu chí:
Mức độ tin cậy
Để hình ảnh chính khách đạt được ấn tượng, niềm tin của công chúng thì cần đo
lường và đánh giá được mức độ tin cậy thông tin mà báo chí đưa đến công chúng
đến đâu? Công chúng có tin tưởng tờ báo đó không? Điều này có thể đánh giá
dựa trên mức độ truy cập của tờ báo, các bình luận dưới mỗi bài viết cũng cho ta
thấy được ý kiến và mức độ tin tưởng của công chúng đến đâu.

15



Bên cạnh đó, sự ủng hộ đối với hình ảnh chính khách cũng là cách thức đánh giá
hiệu quả truyền thông, nếu như ở Phương Tây, mức độ này được thể hiện qua
những lá phiếu thì ở Việt Nam, sự ủng hộ thể hiện qua cảm xúc, thiện cảm của
người dân đối với nhà Lãnh đạo.
Mức độ tương tác
Với những tác phẩm báo chí có lượt truy cấp tốt, thông tin phản hồi, bình luận từ
phía độc giả mang tính tích cực, đúng với thông điệp truyền thông đưa ra sẽ chứng
tỏ sự hài lòng và hiệu quả truyền thông về hình ảnh chính khách nói chung.
1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến hình ảnh chính khách trên báo điện tử
Có thể nói rằng, sự xuất hiện hình ảnh chính khách trên các phương tiện
thông đại chúng nói chung và báo điện tử nói riêng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
khác nhau, trước hết là tính chất riêng biệt của loại hình báo mạng điện tử, bên cạnh
đó còn do chính bản thân hình ảnh chính khách và ngòi bút của nhà báo hay quan
điểm của toà soạn
1.3.1. Tính chất của báo điện tử
Báo mạng điện tử không những là kênh cung cấp thông tin cho chính khách
mà còn là kênh đưa hình ảnh chính khách đến gần hơn với công chúng. Với ưu thế
là phương tiện truyền thông chính thống, phổ biến được đông đảo công chúng chú ý
nhất, báo mạng điện tử được xem là một trong những kênh truyền thông hữu hiệu
cho chính khách trong quá trình hoạt động chính trí…Hơn thế, khả năng đa phương
tiện của báo mạng điện tử giúp cho hình ảnh chính khách được đa dạng hóa hình
thức như các bài phần tích sâu, ảnh, video, flash, audio, biểu đồ…Báo mạng điện tử
giúp cho các hoạt động của chính khách được cập nhật nhanh chóng hơn, đưa hình
ảnh của chính khách đến với công chúng một cách sống động và chân thực hơn.
Thêm vào đó, các vấn đề chính sách, chính trị luôn là mảng đề tài hết sức
phong phú, mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho báo chí nói chung và báo
mạng điện tử nói riêng. Người ta có thể thấy, ở bất cứ những hội nghị, hội thảo, tọa
đàm nào có nội dung về hoạt động, chính sách của Nhà nước đều có sự tham gia
tích cực, đông đảo của báo chí. Chuyển tải thông tin hình ảnh chính khách là báo


16


mạng điện tử đã mang thông tin về chính sách, Nhà nước đến với công chúng trong
nước và thế giới.
Tuy nhiên, thông tin từ báo mạng điện tử luôn có tính hai mặt, nếu như đó là
sự phản ánh trung thực, tích cực thì nó sẽ có tác dụng hữu hiệu, thúc đẩy hình ảnh
đẹp của chính khách đối vơi công chúng. Ngược lại, nếu những thông tin thiếu căn
cứ, phản ánh không khách quan thì sẽ làm tổn hại đến hình ảnh, uy tín của chính
khách. Nhược điểm này thể hiện ở báo mạng điện tử khá rõ nét xuất phát từ chính
ưu điểm của báo mạng điện tử là tính tức thời, nhanh chóng. Nhiều thông tin chưa
kiểm duyệt chặt chẽ đã được tung lên mạng, chỉ nhằm mục đích cạnh tranh tính thời
sự với các tờ báo mạng khác. Vì vậy, chính khách rất cần có sự hỗ trợ thông tin từ
báo mạng điện tử với những bài viết khách quan, phản ánh chính xác sự việc. Cũng
như vậy, chính khách cần chủ động hợp tác cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận
lợi cho báo mạng điện tử tác nghiệp.
Việc cập nhật thường xuyên thông tin của chính khách đem lại hình ảnh liên tục
đến công chúng độc giả, là phương pháp ghi nhớ và tạo ấn tượng hiệu quả trong quá
trình truyền thông hình ảnh chính khách. Với lợi thế thông tin nhanh, kịp thời của báo
mạng điện tử so với các thể loại báo chí khác, các chính khách Mỹ đã tận dụng hiệu
quả công cụ này trong quá trình tranh cử và trong quá trình đương nhiệm. Nếu tần suất
và thông tin nhanh chóng, hiệu quả truyền thông hình ảnh người chính khách đó sẽ rất
tốt và ngược lại, không đạt hiệu quả khi thông tin bị muộn, hay ít hơn so với các đối
thủ trên chính trường.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, nhu cầu thông tin của con người ngày
càng cao, báo chí càng phải chạy đua nhanh hơn với thời gian và số lượng thông tin
kịp phục vụ công chúng. Vì vậy, xu hướng hiện nay của các trang báo điện tử là áp
dụng tích hợp những tính năng đa phương tiện để thông tin vừa nhanh gọn, vừa sinh
động, đa chiều. Độc giả sẽ được mắt thấy, tai nghe, có được mọi thông tin cần thiết,

nhanh nhất và đầy đủ nhất.
Báo chí điện tử phương Tây làm rất tốt công việc này. Họ sử dụng nhiều video
và hình ảnh hơn vì lượng phóng viên, cộng tác viên, công chúng của họ rộng khắp nên
thông tin nhanh và nhiều, đa dạng, nhiều thể loại. Chúng ta thấy được hình ảnh chính

17


khách được thể hiện phong phú thông qua ảnh, video, các bài diễn thuyết; không chỉ bó
buộc với hình ảnh nghiêm túc trong các buổi tranh cử, các hội nghị mà họ còn rất gần
gũi trong những hình ảnh đời thường.
Như vậy, báo mạng điện tử đóng một vai trò quan trọng không thể phủ
nhận đối với sự truyền thông hình ảnh chính khách nói chung và xây dựng hình
ảnh truyền thông của chính khách nói riêng. Đó là lý do khiến mối quan hệ giữa
hình ảnh truyền thông của và các báo mạng điện tử ngày càng bền chặt.
1.3.2. Cá nhân chính khách
Trình độ, sự chuyên nghiệp của chính khách
Ở các nước phương Tây, chính khách đều có một thư ký báo chí đặc trách vấn
đề truyền thông cho riêng họ, thậm chí với những chính khách có vị trí cao, còn cần
cả trợ lý riêng về mặt hình ảnh cá nhân mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Người
trợ lý có trách nhiệm giúp đỡ chính khách về trang phục, phong thái, trợ giúp họ
những thông tin cơ bản về sự kiện và tư vấn cho họ cả trong vấn đề phát ngôn.
Do đó, sự chuyên nghiệp và trình độ của chính khách là 1 trong những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến hình ảnh trên báo chí
Quan hệ báo chí của chính khách
Song song với việc hình ảnh chính khách xuất hiện trước truyền thông như thế
nào; mối quan hệ báo chí của chính khách cũng là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả truyền thông hình ảnh chính khách
Cả hai bên ( chính khách và nhà báo) nên có sự làm việc gần gũi, trao đổi
thẳng thắn, cởi mở để thông tin cung cấp cho bạn đọc vừa nhanh, vừa chính xác,

vừa đạt hiệu quả. Điều đó mang lại lợi ích cho hình ảnh chính khách và cơ quan
truyền thông. Chính khách cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, tránh được
những thông tin ngoài luồng không chuẩn xác. Các hoạt động của chính khách nên
thường xuyên được nhắc đến trên báo mạng điện tử thông qua bộ phận PR và nhà
báo. Trước mỗi vấn đề, chính khách cần có những phát ngôn chính thức để thông
tin được rõ ràng và kịp thời.

18


×