Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Khảo sát thành ngữ chỉ bộ phần cơ thể người trong tiếng lào có so sánh với tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MOUKSIKHAM KHEMDY

KHẢO SÁT THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ
THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG LÀO
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MOUKSIKHAM KHEMDY

KHẢO SÁT THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN
CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG LÀO
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THỊ HỒNG HẠNH



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Mouksikham Khemdy xin cam đoan luận văn: “Khảo sát thành ngữ có
từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào (có so sánh với tiếng Việt)” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là chính xác và có
nguồn gốc rõ ràng. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mouksikham Khemdy

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
TS. Trần Thị Hồng Hạnh, ngƣời đã nhiệt tình trực tiếp chỉ dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn, hƣớng dẫn tôi xác định đƣợc hƣớng đi, khắc phục đƣợc
những hạn chế, và giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân Văn, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Đào tạo Sau Đại học
đã cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua,
cũng nhƣ giúp tôi có kiến thức để thực hiện luận văn của mình.
Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, những
ngƣời đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện
đề tài luận văn của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mouksikham Khemdy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH SÁCH HÌNH, BẢNG BIỂU ...................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 6
7. Bố cục luận văn .................................................................................................. 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................... 7
1.1. Thành ngữ trong tiếng Lào .............................................................................. 7
1.1.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Lào .................................................... 7
1.1.2. Một số đặc điểm về thành ngữ trong tiếng Lào ........................................... 9
1.2. Thành ngữ trong tiếng Việt ........................................................................... 20
1.2.1. Quan điểm về thành ngữ ............................................................................ 20
1.2.2. Đặc điểm của thành ngữ ............................................................................. 21

1.3. Hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong thành ngữ ................................ 25
1.3.1. Vị trí của từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong vốn từ cơ bản ....................... 25
1.3.2. Đặc trƣng của lớp từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời .......................................... 26
1.4. Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ CHỨA TỪ CHỈ
BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TRONG TIẾNG LÀO .......................................... 30
2.1. Thống kê và phân loại thành ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Lào 30
2.1.1. Thống kê và phân loại những thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể
ngƣời..................................................................................................................... 30

iii


2.1.1.1. Thống kê những thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời .......... 30
2.1.1.2. Phân loại những thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời........... 30
2.1.2. Thống kê và phân loại những từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời ....................... 32
2.1.2.1. Thống kê từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời .......................................... 32
2.1.2.2. Phân loại các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời .............................................. 35
2.2. Cấu tạo và ngữ nghĩa của những từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Lào40
2.2.1. Cấu tạo........................................................................................................ 40
2.2.2. Ngữ nghĩa ................................................................................................... 43
2.3. Đối chiếu với các thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng
Lào và tiếng Việt .................................................................................................. 46
2.4. Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 58
CHƢƠNG 3. TÍNH ẨN DỤ TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG LÀO CÓ CHỨA
TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)...... 60
3.1. Phạm vi ý niệm nguồn của phép ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời ................................................................................................. 60
3.1.1. Tính phổ biến của phạm vi ý niệm nguồn.................................................. 60
3.1.2. Tính riêng biệt của phạm vi ý niệm nguồn ................................................ 69

3.2. Phạm vi ý niệm đích của phép ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận
cơ thể ngƣời .......................................................................................................... 72
3.2.1. Phân loại ý niệm đích của phép ẩn dụ ........................................................ 72
3.2.2. Tính phổ biến và riêng biệt của phạm vi ý niệm đích................................ 75
3.3. Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 79
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 83

iv


DANH SÁCH HÌNH, BẢNG
Danh sách hình
Hình 1.1. Sơ đồ cách hiểu ẩn dụ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng ................16
Danh sách bảng
Bảng 2.1. Phân loại các thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời ............ 31
Bảng 2.2. Thống kê các bộ phận cơ thể xuất hiện trong thành ngữ Lào ............. 34
Bảng 2.3. Phân loại các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời xuất hiện trong thành ngữ
Lào theo đầu/mình/tứ chi ..................................................................................... 36
Bảng 2.4. Phân loại các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong thành ngữ Lào theo bộ
phận bên ngoài/bên trong cơ thể .......................................................................... 39
Bảng 2.5. Đối chiếu số lần xuất hiện của các thành tố chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
có cả trong tiếng Lào và tiếng Việt ...................................................................... 47
Bảng 2.6. Đối chiếu các loại từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong thành ngữ tiếng
Lào và Tiếng Việt................................................................................................. 50
Bảng 2.7. Đối chiếu các bộ phận chỉ cơ thể ngƣời trong thành ngữ tiếng Lào và
tiếng Việt theo sự phận chia bộ phận bên trong/bên ngoài cơ thể ....................... 53
Bảng 2.8. Đối chiếu về cấu tạo của thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
trong tiếng Lào và tiếng Việt ............................................................................... 56


v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào và Việt Nam là hai nƣớc láng giềng núi sông liền một dải, có mối
quan hệ gắn bó, hữu nghị đã đƣợc xây dựng và vun đắp từ bao mồ hôi, nƣớc
mắt, xƣơng máu của bao thế hệ nhân dân hai nƣớc trong suốt những năm tháng
đấu tranh, bảo vệ, giành độc lập và xây dựng đất nƣớc. Trải qua hàng nghìn năm
lịch sử và đặc biệt trong hơn bảy thập kỷ qua, quan hệ Lào - Việt Nam đã thực
sự trở thành mối quan hệ truyền thống, rất đặc biệt,thủy chung, trong sáng, hiếm
có trong lịch sử quan hệ quốc tế giống nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ca
ngợi “Việt - Lào hai nƣớc chúng ta - Tình sâu hơn nƣớc Hồng Hà, Cửu Long”,
hay Chủ tịch Kaysone Phomvihane cũng từng nói: “Trong lịch sử cách mạng thế
giới đã có nhiều tấm gƣơng sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhƣng chƣa ở
đâu và chƣa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn
diện nhƣ vậy”. Mối quan hệ tốt đẹp lâu đời đó đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Chủ tịch Kaysone Phomvihane đặt nền móng, và cho đến nay nó vẫn tiếp tục
đƣợc các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nƣớc và nhân dân hai
nƣớc dày công vun đắp, ngày càng củng cố và phát triển mạnh mẽ, đƣa quan hệ
Lào - Việt trở thành tài sản vô giá, nhân tố quan trọng trong sự phát triển của hai
nƣớc Việt Nam - Lào và góp phần viết lên những trang lịch sử hào hùng của hai
dân tộc.
Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, có lịch sử phát triển
lâu đời trên bán đảo Đông Dƣơng. Quá trình cộng cƣ, hoặc sinh sống xen cài của
những cƣ dân Lào và cƣ dân Việt trên địa bàn biên giới của hai nƣớc cùng với
mối quan hệ đã đƣợc xây dựng từ ngàn đời nay đã tạo nên những nét giao thoa,
tƣơng đồng trong văn hoá hai nƣớc. Mặc dù Lào và Việt Nam có tiếng nói, văn
tự khác nhau, sáng tạo và lựa chọn các nền văn hóa cũng nhƣ các hình thức tổ
chức chính trị – xã hội khác nhau, nhƣng những nét tƣơng đồng thì vẫn có thể

thấy trong muôn mặt đời sống của cƣ dân Lào và Việt, trong đó đƣợc thể hiện rất
rõ qua kho tàng những câu thành ngữ, tục ngữ của hai dân tộc. Thành ngữ đƣợc

1


coi là một phần không thể thiếu trong ngôn ngữ thông thƣờng, nó là kết quả của
óc sáng tạo của nhân dân lao động mỗi nƣớc, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày của ngƣời dân, phản ánh những giá trị tinh thần, tình cảm, những triết
lý nhân sinh về cuộc sống, nó là một bộ phận góp phần xây dựng nên nét văn
hoá đặc trƣng trong bản sắc văn hoá của mỗi nƣớc.
Xuất phát từ những lý do trên, ngƣời viết đã chọn đề tài “Khảo sát thành
ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào (có so sánh với tiếng Việt)”
nhằm để tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt trong thành ngữ hai nƣớc nói
riêng, và trong văn hoá của hai dân tộc nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Thành ngữ, tục ngữ là những sản phẩm văn hoá dân gian, là những tài sản
vô giá của dân tộc Lào cũng nhƣ Việt Nam cần lƣu giữ và phát huy. Vì thế việc
nghiên cứu về những nét văn hoá, giá trị, ý nghĩa trong kho tàng tục ngữ, thành
ngữ của mỗi nƣớc cũng nhƣ đối chiếu giữa hai nƣớc là việc rất cần thiết, góp
phần bảo tồn, phát huy đƣợc những nét đẹp trong văn học dân gian của hai nƣớc.
Cho đến nay việc nghiên cứu về tục ngữ, thành ngữ của Lào cũng nhƣ Việt Nam
đã đƣợc quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn.
Tại Lào, công trình nghiên cứu đƣợc coi là sớm nhất và rất có gí trị đó là
một số cuốn truyện thơ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ Lào do Ma hả Xi La Vị La
Vông và nhóm những ngƣời bạn trí thức Tây học của ông đã sƣu tầm, biên soạn
từ những năm 1940.
Đến năm 1987, Uỷ ban Khoa học Xã hội Lào phối hợp với Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á trực thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã xuất bản
cuốn “Văn học Lào” dày 527 trang. Đây đƣợc coi là một công trình đầu tiên ở

Lào nghiên cứu tƣơng đối có hệ thống, khoa học về văn học Lào từ trƣớc đến
nay. Tuy nhiên nội dung đề cập đến thành ngữ, tục ngữ Lào còn khá sơ sài, chƣa
đƣợc chú trọng nhiều.
Trong những năm gần đây, kể từ khi văn học dân gian Lào nói chung, tục
ngữ Lào nói riêng đƣợc đƣa vào chƣơng trình giáo dục phổ thông và đại học, thì

2


công tác nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ ngày càng phát triển hơn, nhiều công
trình nghiên cứu đã ra đời. Trong đó phải kể đến những cuốn sƣu tầm, biên soạn
về thành ngữ, tục ngữ Lào đƣợc sử dụng trong nghiên cứu và giảng dậy nhƣ:
Cuốn “Văn học phổ thông” của nhiều tác giả Lào xuất bản năm 1982 của Nhà
xuất bản Giáo dục Thể thao và Lễ nghi đã trình bày một cách sơ lƣợc về văn học
nói chung và văn học dân gian Lào nói riêng; Cuốn “Tục ngữ cổ truyền Lào” của
Ma hả Xi La Vị La Vông xuất bản lần đầu năm 1996, sau đó đƣợc tái bản nhiều
lần. Cuốn sách gồm năm phần, trong đó riêng phần tục ngữ có 450 câu; Cuốn
“Tục ngữ dân gian Lào” của Đuông Chăn Văn Na Bu Pha xuất bản năm 2000,
gồm 4 phần, trong đó tục ngữ, thành ngữ Lào chiếm một số lƣợng nhỏ trong đó.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại sƣu
tầm, biên soạn, dịch đối chiếu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ Lào chứ chƣa phân
tích, nghiên cứu, so sánh chi tiết về ý nghĩa, giá trị của thành ngữ, tục ngữ Lào.
Tại Việt Nam, do sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ Việt và Lào nên những
công trình nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ Lào cũng nhƣ đối chiếu giữa hai
nƣớc chƣa nhiều. Trong đó có một số công trình biên soạn, sƣu tầm, dịch nghĩa
thành ngữ, tục ngữ của Lào và Việt nhƣ cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Lào
- Việt” của Nguyễn Văn Thông năm 2011 do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội phát hành; Cuốn “ Xú pha xít và lời nói giao duyên Lào” của Nguyễn
Đình Phúc 232 trang, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1976;
Cuốn “Hợp tuyển văn học Lào” của Nxb Văn học, Hà Nội, do nhóm tác giả

Tuyết Phƣợng, Đinh Kim Cƣơng, Võ Quang Nhơn biên soạn và dịch năm 1981.
Trong đó có trình bày nội dung về văn hoá dân gian Lào, bao gồm thành ngữ và
tục ngữ của Lào.
Bên cạnh đó còn một số bài nghiên cứu trên các tạp chí nhƣ bài viết “Sơ bộ
tìm hiểu luật hiệp vần và vần trong xú pha xít Lào” của Trịnh Đức Hiển năm 1991,
đăng trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số (1); cũng của tác giả Trịnh Đức Hiển là bài
viết “Một số hình thức thể hiện tính hình tượng trong xú pha xít Lào” trên Tạp chí
Văn hoá dân gian, số (2); “Tìm hiểu mảng tục ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá

3


ứng xử” của tác giả Trần Văn Thông trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số (1), năm
1998; “Tìm hiểu lối nói của người Việt và người Lào qua tục ngữ” cũng của tác giả
Trần Văn Thông trong Tạp chí Văn hoá dân gian, số (2) năm 2003.
Ngoài ra còn một số luận văn, luận án nhƣ luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu tục
ngữ Việt và xú pha xít Lào về văn hoá ứng xử” của Nguyễn Văn Thông năm
2002, chuyên ngành Lý thuyết và lịch sử văn học; Luận án tiến sĩ “So sánh tục
ngữ Việt và tục ngữ Lào”, chuyên ngành Văn học dân gian, cũng của tác giả
Nguyễn Văn Thông năm 2009; Luận văn chuyên ngành Ngôn ngữ học “Đối
chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Lào với hình thức
tương đương tiếng Việt” của Thipphavanh Soulinthavong.
Nhƣ vậy có thể thấy các công trình nghiên cứu chi tiết, đối chiếu về thành
ngữ Lào và Việt chƣa nhiều, chƣa có đề tài nào dành riêng nghiên cứu về thành
ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Lào. Vì thế trên cơ sở kế thừa
các nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc, ngƣời viết nghiên cứu vấn đề “Khảo sát
thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Lào (có so sánh với tiếng
Việt)” với hy vọng sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về
thành ngữ, tục ngữ Lào - Việt nói riêng và văn hoá Lào - Việt nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu với mục đích tìm hiểu về các thành ngữ có từ
chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Lào và ý nghĩa của chúng để làm sáng tỏ
đặc trƣng ngôn ngữ và văn hóa độc đáo của dân tộc Lào. Đặc biệt đối chiếu, so
sánh với thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Việt tìm ra những
nét tƣơng đồng và khác biệt, qua đó góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hoá của
mỗi dân tộc thể hiện qua thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày những cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu, bao gồm khái niệm,
quan niệm về thành ngữ, tục ngữ, khái niệm và lý thuyết nghiên cứu về đặc
trƣng, đặc điểm của thành ngữ Lào

4


- Khảo sát, thống kê, phân loại thành ngữ chỉ các bộ phận cơ thể ngƣời
trong các câu thành ngữ Lào theo cấu tạo và ngữ nghĩa.
- Chỉ ra đƣợc những đặc trƣng văn hoá của Lào phản ảnh qua phƣơng
thức ẩn dụ ý niệm của những thành ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời.
- Đối chiếu để tìm ra sự giống và khác nhau trong thành ngữ chỉ bộ phận
cơ thể ngƣời của tiếng Lào và tiếng Việt, từ đó góp phần khẳng định đặc trƣng
văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
4. Đ i t

ng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đ i t

ng nghiên cứu


Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận
cơ thể trong thành ngữ Lào và có so sánh với tiếng Việt.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào thành ngữ của Lào có chứa các từ chỉ bộ phận cơ
thể con ngƣời thông qua các đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa và so sánh, đối
chiếu thành ngữ này giữa tiếng Lào và tiếng Việt về mặt văn hoá.
5. Ph

ng ph p nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Thủ pháp thu thập tài liệu: Luận văn đã nghiên cứu, thu thập các câu
thành ngữ của Lào có chứa các từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời.
- Thủ pháp thống kê: Trên cơ sở những câu thành ngữ đã thu đƣợc, ngƣời
viết tiến hành thống kê số lƣợng và phân loại theo các tiêu chí cụ thể, góp phần
trình bày một cách khoa học về vấn đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích miêu tả: Phân tích, miêu tả đặc điểm cấu trúc và
ngữ nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ tiếng Lào
- Thủ pháp so sánh - đối chiếu: Để góp phần tìm nội hàm văn hóa có trong
những thành ngữ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Lào, trong một mức độ
nhất định, có so với thành ngữ tƣơng đƣơng trong tiếng Việt, từ đó rút ra những
điểm giống và khác trong văn hoá của hai dân tộc Lào và Việt.

5


6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ hệ thống cơ sở lý thuyết về thành ngữ
trong tiếng Lào, phân biệt giữa thành ngữ, tục ngữ từ đó giúp ngƣời đọc hiểu rõ

hơn về kết cấu, nội dung, ý nghĩa của thành ngữ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã cung cấp hệ thống những thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận
cơ thể ngƣời trong tiếng Lào và có so sánh với tiếng Việt, qua đó làm phong phú
thêm hệ thống tài liệu nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ Lào - Việt nói riêng và
nghiên cứu về ngôn ngữ Lào và Việt nói chung, đồng thời cung cấp những hiểu
biết nhất định về sự tƣơng đồng và khác biệt giữa văn hóa hai nƣớc, từ đó góp
phần thắt chặt quan hệ giữa hai nƣớc Lào - Việt, đặc biệt trong quan hệ văn hoá
– giáo dục.
7. B cục luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng
chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Khảo sát đặc điểm thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể
trong tiếng Lào
Chương 3: Tính ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Lào có chứa từ chỉ bộ phận
cơ thể người (có so sánh với thành ngữ tiếng Việt)

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Thành ngữ trong tiếng Lào
1.1.1. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Lào
Trong hệ thống ngôn ngữ của mỗi dân tộc, cùng với tục ngữ, thành ngữ là
một bộ phận quan trọng. Chúng là những đơn vị có sẵn, xuất hiện từ nhiều
nguồn vào nhiều thời điểm khác nhau và đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống
hàng ngày. Thành ngữ là lời ăn, tiếng nói hàng ngày của nhân dân, nó rất gần gũi
với tục ngữ, ca dao, dân ca. Về khái niệm thành ngữ, có rất nhiều nhà nghiên cứu
đã đƣa ra nhiều quan điểm từ các góc độ khác nhau. Theo đó, thành ngữ là một
cụm từ cố định mà trong đó, các từ đã mất đi tính độc lập, kết hợp lại với nhau

thành một khối vững chắc, hoàn chỉnh, khó có thể thay đổi; thành ngữ biểu hiện
một khái niệm tƣơng tự nhƣ đơn vị từ, dùng để tạo thành phần câu nhƣ từ, hay
nói cách khác, nó có chức năng nhƣ từ, ngƣời ta có thể thay thế nó bằng một từ
tƣơng ứng với nó trong câu,..
Trong tiếng Lào, theo truyền thống nghiên cứu, các nhà folklore Lào hầu
nhƣ không chú ý phân chia thành ngữ, tục ngữ riêng biệt mà gọi chung là xú pha
xít - lời dạy có tính chất giáo huấn. Khái niệm xú pha xít của ngƣời Lào đồng
nghĩa với khái niệm tục ngữ và khái niệm thành ngữ của ngƣời Việt, tức là trong
xú pha xít có hai bộ phận, một bộ phận là thành ngữ, bộ phận còn lại là tục ngữ.
Trong luận văn này ngƣời viết thực hiện so sánh đối chiếu giữa xú pha xít trong
tiếng Lào và thành ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên để thuận tiện về cách dùng từ cũng
nhƣ tƣơng ứng với cách gọi thành ngữ trong tiếng Việt, luận văn sẽ sử dụng từ
“thành ngữ” đối với cả tiếng Lào và tiếng Việt thay vì dùng xú pha xít.
“Xú pha xít” của Lào là những lời có ý nghĩa nhƣng ngắn, nó xuất phát từ
tác phẩm điêu khắc cổ xƣa của Bruce Hahn. Trong đó thành ngữ tiếng Lào là
đơn vị tiêu biểu của ngữ cố định trong tiếng Lào, do ngƣời Lào sáng tạo và lƣu
truyền. Cũng nhƣ thành ngữ của các dân tộc khác, thành ngữ Lào có kết cấu ổn
định, ý nghĩa hoàn chỉnh, hình thức giản tiện, nhƣng khả năng biểu đạt cô đọng,

7


súc tích, hàm ẩn, hình tƣợng, sinh động và đọc đáo. Nó góp phần nói lên văn hóa
ngôn ngữ, giao tiếp đậm đà bản sắc dân tộc của ngƣời Lào, cùng đó là cách nhìn,
đánh giá về mọi việc trong tự nhiên và xã hội của họ.
Trong giáo trình “Tiếng Lào và văn học lớp 6” (Bộ giáo dục và thể thao)
cho rằng: thành ngữ là những lời nói có ý nghĩa sâu sắc nhƣng ngắn do ngƣời
dân sáng tạo từ thời xƣa. Thành ngữ là một thể loại văn học cổ truyền của Lào
mà tác giả thƣờng sử dụng các từ ngắn có liên hệ với nhau để ngƣời nghe dễ hiểu
và dễ nhớ lâu. Nội dung của thành ngữ là lời khuyên để con ngƣời nhìn nhận lại

bản thân mình đúng hay sai, hay nói cách khác câu thành ngữ là một bài học
kinh nghiệm phản ánh đúng cuộc sống của ngƣời lao động [52].
Giáo trình “Văn học lớp 9” (Bộ giáo dục và thể thao, Viện nghiên cứu
giáo dục học) cho rằng: thành ngữ là những lời nói tốt đẹp và đúng đắn, là
những lời có ý nghĩa sâu sắc nhƣng ngắn, do ngƣời lao động sang tạo để làm
lời khuyên và lời nhắc nhở để ngƣời lao động thực hiện đúng và hợp với cuộc
sống trong xã hội [59].
Giáo trình “Văn học cổ truyền Lào II” (Khoa Tiếng Lào – Văn học, Đại
học sƣ phạm Luangprabang) cho rằng: thành ngữ là những lời tốt đẹp và đúng,
là những lời có ý nghĩa sâu sắc nhƣng ngắn, do ngƣời lao động của các dân tộc
sáng tạo từ thời xƣa, để phản ánh nội dung và văn nghệ, có thể nói thành ngữ là
những lời nói rất phong phú, có nội dung đầy đủ. Câu thành ngữ là những lời
nói cổ truyền của dân tộc Lào, là một thể loại bài thơ, các từ có liên hệ với
nhau, dùng từ và hình ảnh dễ hiểu nhƣng cũng có một số câu thành ngữ là lời
nói bình thƣờng [55].
Thành ngữ là một thể loại văn học, trong đó tác giả dân gian thƣờng sử
dụng các từ ngắn có liên hệ với nhau để cung cấp những nội dung dễ hiểu và dễ
nhớ lâu. Trong câu thành ngữ đã đƣa ra những lời khuyên cho con ngƣời để nhìn
nhận lại bản thân mình đúng hai sai, hay nói cách khác, câu thành ngữ là một bài
học kinh nghiệm phản ảnh đúng cuộc sống của ngƣời lao động. Thành ngữ Lào
cũng nhƣ thành ngữ Việt Nam ra đời trong lao động và giao tiếp giữa con ngƣời

8


với con ngƣời. Mọi hành vi ứng xử của con ngƣời bắt nguồn từ cái gốc văn hoá
của họ. Nó lại đƣợc khơi nguồn từ truyền thống văn hoá của cộng đồng, dân tộc
mà ngƣời Lào đang sống. Có nhiều thành ngữ biểu hiện thái độ ứng xử và nhân
dân đối với những vấn đề về cuộc sống. Nhiều nét đẹp ứng xử trong các mối
quan hệ gia đình và xã hội đƣợc lƣu truyền qua các thế hệ, trở thành đạo lý,

thành lối sống đã đƣợc phản ánh trong thành ngữ cổ truyền của Lào.
1.1.2. Một số đặc điểm về thành ngữ trong tiếng Lào
1.1.2.1. Đặc điểm cấu tạo:
Đặc trƣng của thành ngữ Lào (xú pha xít) có nhiều nét tƣơng đồng với
thành ngữ Việt.
- Về mặt cấu tạo: Thành ngữ Lào thƣờng là một ngữ, một cụm từ cố định,
làm thành phần cấu tạo câu. Kết cấu thành ngữ Lào đơn giản hơn của Việt, nó có
thể tối giản chỉ còn 1 vế, nhƣng thƣờng là có 2 vế có thể đối nhau song song, có
thể lệch nhau. Ví dụ:
+ “Tà nhày quà thoọng” (Mắt to hơn bụng). Câu thành ngữ đƣợc cấu tạo
với một vế đơn giản gồm có: Chủ ngữ (mắt) + Cụm vị ngữ (to hơn bụng).
+ “Chếp khư tắt xịn” (Đau nhƣ cắt thịt). Câu thành ngữ đã đƣợc tối giản ngắn
gọn, lƣợc bớt chủ ngữ, với cấu tạo gồm: Vị ngữ (đau) + Bổ ngữ (nhƣ cắt thịt).
+ “Nhín cắp hủ, đu cắp tà” (Nghe với tai, nhìn với mắt”. Câu thành ngữ
gồm 2 vế đã đƣợc lƣợc giảm chủ ngữ ở mỗi vế. Trong đó: Cụm vị ngữ 1 (Nghe +
với tai), Cụm vị ngữ 2 (Nhìn + với mắt).
- Về mặt chức năng: Thành ngữ Lào thƣờng miêu tả một hành động, sự
vật, sự việc, tính chất, trạng thái,… của ngƣời hay vật, sự vật. Nội dung những
miêu tả đó thƣờng mang tính chất ngẫu nhiên và riêng lẻ; Thành ngữ thƣờng
mang chức năng gọi tên (định danh) sự vật, hiện tƣợng.
Nhƣ vậy thành ngữ Lào có kết cấu của một cú/ngữ , khi đọc hoặc nghe có
thể hiểu nghĩa và có thể rút ra bài học kinh nghiệm, vì nghĩa của câu thành ngữ
đều là những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra qua quá trình lao động, cuộc chiến
đấu để cải thiện tự nhiên và xã hội, hơn nữa nó còn là việc nâng cao trình độ hiểu

9


biết của con ngƣời. Vì vậy, có thể nói là câu thành ngữ trong văn học dân gian của
Lào là những lời nói tốt đẹp nhƣng ngắn, là những lời khuyên trong cuộc sống.

1.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa: Khi đề cập đến nghĩa của thành ngữ Lào,
các nhà nghiên cứu đều cho rằng nghĩa của thành ngữ còn có thêm nghĩa bóng.
Nghĩa bóng là nghĩa đƣợc hình thành trên cơ sở nghĩa gốc (nghĩa do các đơn vị
cấu tạo nên thành ngữ tạo nên), chúng đƣợc nhận ra từ nghĩa gốc của từ và
thƣờng có lý do. Có nhà nghiên cứu khác thì lại gọi là đơn nghĩa hoặc đa nghĩa.
Tuy nhiên, tựu trung lại đều là sự xuất hiện của nghĩa bóng, hay còn gọi là nghĩa
biểu trưng.
Nghĩa của thành ngữ thƣờng là nghĩa hàm ẩn, mang tính chất bóng bẩy,
biểu trƣng ngầm nói lên đặc điểm tƣ duy, văn hoá của một dân tộc, mang tính
biểu tƣợng cao. Biểu trƣng (tiếng Pháp: symboyle, tiếng Anh: symbol) là một
khái niệm rất quen thuộc và đƣợc dùng trong nhiều ngành khoa học. Thuật ngữ
này có nguồn gốc từ tiếng Latin (symbolus) có nghĩa là dấu hiệu. Biểu trƣng có
hai mặt, gồm cái biểu trƣng và cái đƣợc biểu trƣng. Trong đó, cái biểu trƣng đƣợc
biểu hiện ra bằng hình ảnh, âm thanh, hình khối, màu sắc,.. còn cái đƣợc biểu
trƣng gợi lên một cái gì đó, nội dung ý nghĩa thông qua sự liên tƣởng.
F.de. Saussure trong Ngôn ngữ học đại cương viết: “Người ta dùng từ
“biểu trưng” (symbole) để chỉ tín hiệu ngôn ngữ, hay nói đúng hơn, để chỉ cái
mà chúng ta gọi là cái biểu hiện. Nếu chấp nhận danh từ này thì có những chỗ
bất tiện, mà như vậy, chính là nguyên lý thứ nhất (tính võ đoán của tín hiệu) đã
nói. Biểu trưng có một đặc tính là không bao giờ hoàn toàn võ đoán, nó không
phải là trống rỗng, ở đây có một yếu tố tương quan thô sơ nào đấy giữa cái biểu
hiện và cái được biểu hiện” [35].
Là một hệ thống ký hiệu nên ngôn ngữ cũng là những biểu trƣng. Có rất
nhiều quan niệm khác nhau về biểu trƣng. Wallace L. Chafe trong Ý nghĩa và
cấu trúc ngôn ngữ cho rằng: “Biểu trưng là khi một cái gì đó trong thế giới tư
tưởng và khái niệm biến thành một cái gì đó có khả năng trở thành cái cầu bắc
qua cái vực ngăn cách vật phát và vật thu” [49].

10



Tác giả Hà Công Tài trong Từ kí hiệu học đến thi pháp học quan niệm:
“Biểu trưng là một sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái
ở bên ngoài, theo một quan hệ ước lệ, tức võ đoán (không tất yếu) giữa sự vật
trong thông điệp và bên ngoài” [45].
Nói đến khía cạnh sâu hơn về biểu trƣng, ở bình diện biểu trƣng nghệ
thuật, tác giả Đỗ Hữu Châu nói: “Nguồn gốc của ngôn ngữ không có gì khác
chính là sự sử dụng những yếu tố, những chi tiết của đời sống hiện thực vào mục
đích thẩm mỹ. Khi đi vào tác phẩm (câu nói) dưới dạng ngôn từ những yếu tố,
những chi tiết ấy sẽ không còn là bản thân nó như trong thực tại, mà trở thành
hình thức do một nội dung ý nghĩa mang tính khái quát, vượt ra ngoài phạm vi
ngữ nghĩa thông dụng của những yếu tố ngôn từ được sử dụng. Ta gọi đó là ý
nghĩa biểu trưng nghệ thuật” [2].
Gần gũi hơn, trong cuộc sống và đặc biệt là trong văn học, chúng ta
thƣờng bắt gặp hình ảnh biểu trƣng của các con vật nhƣ: chim bồ câu: biểu trƣng
cho sự hòa bình; chim đại bàng biểu trƣng cho sự kiêu hãnh, dũng mãnh; con cò
gợi lên hình ảnh ngƣời nông cần mẫn, chăm chỉ làm lụng kiếm ăn;... Hay các đồ
vật biểu trƣng cho quan niệm của ngƣời phƣơng Đông nhƣ: màu trắng tƣợng
trƣng cho sự tang tóc; màu đỏ tƣợng trƣng cho sự ấm áp, chiến thắng, viên mãn;
cán cân biểu trƣng cho công lý;... Thành ngữ là một đơn vị định danh bậc hai,
nghĩa là nội dung của thành ngữ không nhắc đến trong nghĩa đen của từ ngữ, mà
gợi ý điều gì đó suy ra từ chúng. Hay nói cách khác qua cách cấu tạo, cách dùng
ngƣời ta đã thổi vào đó những giá trị biểu trƣng, những ý nghĩa trừu tƣợng dƣới
hình thức những sự vật cụ thể. Giá trị biểu trƣng trong thành ngữ chính là những
giá trị ngữ nghĩa nhất định mà cộng đồng ngƣời bản ngữ gán cho một sự vật, một
hiện tƣợng một thuộc tính thế nào đó theo cách cảm nhận và suy nghẫm của họ.
Chính nghĩa biểu trƣng này đã tạo nên hiện tƣợng nhiều nghĩa của thành ngữ.
Chẳng hạn, có một thành ngữ Lào phản ánh những tình cảm gắn bó giữa
những ngƣời thân ruột thịt, ghi nhớ nguồn gốc, nguồn cội của mình: “Nốc mì


11


hằng, khôn mì hườn” (Chim có tổ, ngƣời có nhà). Trong đó, hình ảnh chim
“nốc”, tổ chim “hằng” mang nghĩa biểu trƣng cho nguồn gốc, cội nguồn.
Thành ngữ Lào ra đời từ trong đời sống lao động, sinh hoạt của ngƣời dân
Lào, vì thế một trong những nội dung quen thuộc của thành ngữ Lào đó là phản
ánh lại cuộc sống lao động, sinh hoạt, hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời của nhân
dân triệu voi nhƣ: “Khèng đẹt khèng phổn” (Dãi nắng dầm mƣa); “Lặng xụ phạ
nạ xụ đìn” (Lƣng bám trời, mặt bám đất). Ở đây, nghĩa biểu trƣng "sự vất vả
trong lao động sản xuất" đƣợc hình thành thông qua từng thành tố cấu tạo nên
thành ngữ: "mƣa", "nắng", "trời", "đất", "lƣng", "mặt"...
- Trong thành ngữ Lào hiện nay còn có một bộ phận thành ngữ mới đƣợc
sáng tạo: Xã hội ngày càng phát triển, ngôn ngữ, cơ sở văn hóa và văn học cũng
cùng phát triển. Hiện nay đã có nhiều lời nói của những ngƣời lãnh đạo và những
ngƣời quan trọng. Những lời nói này là lời khuyên nhƣ thành ngữ cổ truyền của
Lào để khuyến khích ngƣời dân trong nhiệm vụ của mình, nhất là nhiệm vụ bảo
vệ và xây dựng đất nƣớc: “Tại pện phị đi cua pện khọi” (Chết thành ma tốt hơn
làm đầy tớ).
Có thể nói là thành ngữ nói về bài học kinh nghiệm trong lao động có rất
nhiều và đã qua nhiều thế hệ. Mỗi dân tộc đã lấy những thành ngữ này làm lời
khuyên quí giá trong việc trồng trọt và trăn nuôi v.v... Hiện nay, khi công nghệ
khoa học đã phát triển và đƣợc sử dụng rộng rãi vào việc sản xuất và mọi hoạt
động của con ngƣời, những bài học hoặc sách báo và những phƣơng pháp đã
đƣợc lƣu truyền trong thành ngữ vẫn còn tồn tại và hiện đại.
1.1.2.3. Đặc trưng văn hóa dân tộc Lào được phản ánh qua thành ngữ
Lào: Bên trong thành ngữ bao gồm cả những "yếu tố ngôn ngữ, những yếu tố
văn hóa, phong tục, tâm thức và hàng loạt những quan niệm nhân sinh của chủ
nhân sáng tạo và sử dụng nó” [27]. Nghĩa biểu trƣng trong thành ngữ thƣờng
phản ánh quan niệm, tâm lý, cách tri nhận của mỗi dân tộc và liên quan đến các

hiện tƣợng trong đời sống xã hội, lịch sử văn hóa, phong tục tập quan của nhân
dân. Vì vậy, nghĩa biểu trƣng mang vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của

12


ngôn ngữ. Nghĩa biểu trƣng chính là nhân tố gợi mở cho chúng ta phát hiện và
sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới. Qua thành ngữ Lào ta có thể hiểu hơn về đặc
trƣng văn hóa, dân tộc Lào. Lào là một nƣớc chịu ảnh hƣởng rất lớn của Phật
giáo, nhân dân Lào lấy Phật giáo làm Quốc giáo vì thế, Phật giáo không chỉ tác
động đến quan niệm của ngƣời dân mà còn ảnh hƣởng sâu rộng đến mọi mặt của
đời sống, trong đó có thành ngữ. Tƣ tƣởng Phật giáo với những quan niệm về
luật nhân quả, luôn hồi cùng với những tƣ tƣởng đề cao giá trị truyền thống đạo
đức luôn đƣợc thể hiện trong thành ngữ của Lào. Do đó đa số những câu thành
ngữ Lào đƣợc đúc kết từ những trải nghiệm, những bài học trong cuộc sống của
con ngƣời, mang đậm tính chất nhân văn, nhằm chỉ dạy cho con ngƣời về cách
sống, cách ứng xử trong xã hội. Một số câu thành ngữ mang tinh thần Phật giáo
nhƣ: “Pạc pền thăm chày pốn nhắc” (Miệng là Phật, lòng là quỷ); “Xạ vẳn nay
ôốc nạ rôốc nay chày” (Thiên đàng trong ngực, đia ngục trong tim), “Mỏ phỉ
giạn phệt” (Quỷ xứ sợ Phật).
Đồng thời những thành ngữ Lào cũng phản ánh đƣợc đời sống văn hóa lao động của ngƣời dân Lào, đó là đặc trƣng văn hóa của nền sản xuất nông
nghiệp lúa nƣớc. Với những đặc trƣng văn hóa của một nƣớc nằm trong khu vực
Đông Nam Á đƣợc coi là “cái nôi” của cây lúa nƣớc đã tạo nên đặc trƣng cho
cộng đồng cƣ dân Lào đó là một cộng đồng dân cƣ trong khối đoàn kết, thủy
chung, có quan hệ chủ yếu dòng họ, huyết thống, hình thành những xóm ấp, làng
xã. Sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc có thể đƣợc xem là cội nguồn, là nền tảng
văn hóa, là mẫu số chung của nền văn minh khu vực Đông Nam Á nói chung và
của Lào cũng nhƣ Việt Nam nói riêng, đó là nền văn minh có đủ sắc thái đồng
bằng, biển, nửa núi đồi, nửa rừng với đủ các dạng đan xen phức tạp. Vì vậy
thành ngữ Lào chính là những di sản văn hoá, đƣợc đúc kết trong quá trình lao

động, sinh hoạt, do sự trải nghiệm của ngƣời dân, phản ánh lối sống, in dấu lối
nghĩ, tiêu biểu cho lối nói của ngƣời lao động Lào.
Sự phản ánh những đặc trƣng văn hóa dân tộc Lào trong thành ngữ đƣợc
thể hiện qua quá trình biểu trƣng hóa. Trong đó có hai loại biểu trƣng hóa là:

13


- Biểu trƣng hóa dựa vào quan hệ tƣơng thích giữa âm và nghĩa, gọi là giá
trị biểu trƣng hóa ngữ âm.
- Biểu trƣng hóa dựa vào quan hệ tƣơng đồng và tƣơng cần trong quá trình
liên hội ngữ nghĩa, gọi là biểu trƣng hóa ngữ nghĩa. Hình thái liên hội ngữ nghĩa
theo quan hệ tƣơng đồng là so sánh. Và nghĩa của thành ngữ thƣờng là kết quả
của hình thái biểu trƣng hóa:
+ Hình thái tỉ dụ (so sánh). Những thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc
so sánh. Ví dụ nhƣ các thành ngữ: Hột khư xửa (Dữ nhƣ hổ); Kin khư meo (Ăn
nhƣ mèo); Ngô khư ngua (Ngu nhƣ bò); Đạy mia xàng pan kẹo khun hươn
(Đƣợc vợ khéo nhƣ đƣợc ngọc đầy nhà).
+ Hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm). Bản thân những thành ngữ so sánh
cũng chứa đựng tính ẩn dụ, do đó luận văn chủ yếu khảo sát tính ẩn dụ trong cả
thành ngữ ẩn dụ lẫn thành ngữ mang tính ẩn dụ.
Ẩn dụ đƣợc sử dụng rất nhiều trong ngôn ngữ và lời nói. Theo Đại từ
điển Bách Khoa, phần “Ngôn ngữ học” định nghĩa: “Ẩn dụ là cơ chế của lời
nói thể hiện trong cách dùng từ, biểu hiện một lớp sự vật, hiện tƣợng nào đó...
để định tính hoặc gọi tên những đối tƣợng thuộc một lớp khác, hoặc gọi tên
một lớp đối tƣợng khác tƣơng đồng với lớp đã cho trong một quan hệ nào đó.
Với nghĩa rộng, thuật ngữ ẩn dụ đƣợc áp dụng cho bất cứ cách dùng từ nào với
nghĩa bóng” [6, tr. 279].
Nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Đỗ Hữu Châu, Cù Đình Tú, Đinh Trọng
Lạc... đã coi “ẩn dụ là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so

sánh ngầm giữa hai sự vật, có sự tƣơng đồng hay giống nhau” [44]. Đây là cách
hiểu ẩn dụ thông dụng nhất theo lý thuyết ngữ nghĩa học. Trong khi đó tác giả
Nguyễn Đức Tồn đã có điểm mới so với các tác giả đi trƣớc là nhấn mạnh “ẩn
dụ là một phƣơng thức tƣ duy” [44, tr. 474]. Một trong những nghiên cứu ẩn dụ
kinh điển trên thế giới đó là nghiên cứu của hai tác giả G. Lakoff và M.
Jonhson, hai tác giả cho rằng: “Trên cơ sở của các bằng chứng ngôn ngữ học,
có thể thấy rằng hầu hết hệ thống khái niệm thông thƣờng của chúng ta về bản

14


chất là mang tính ẩn dụ... Quá trình tƣ duy của con ngƣời phần lớn là mang tính
ẩn dụ” [64, tr. 4-6].
Gần đây khuynh hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận đã đƣợc nhiều
tác giả theo đuổi. Về ẩn dụ, khuynh hƣớng này cho rằng: “Với cách tiếp cận
chung nhất, ẩn dụ đƣợc xem nhƣ cách nhìn đối tƣợng này thông qua một đối
tƣợng khác, và với ý nghĩa nào đó, ẩn dụ là một trong những phƣơng thức biểu
tƣợng tri thức dƣới dạng ngôn ngữ [5, tr. 86-87]. Theo khuynh hƣớng này, tác
giả Trần Văn Cơ thì chức năng nhận thức của ẩn dụ nó thể hiện ở chỗ nó không
chỉ hình thành biểu tƣợng về đối tƣợng, mà nó còn quy định cả phƣơng thức và
phong cách tƣ duy về đối tƣợng. Căn cứ vào chức năng tri nhận, ẩn dụ chia làm
2 loại, loại cơ sở và loại thứ yếu. Khác với loại thứ yếu, ẩn dụ cơ sở quy định
phƣơng thức tƣ duy về thế giới hoặc về những bình diện nền tảng của nó. Đồng
thời, theo tác giả, ẩn dụn còn là “một cơ chế tri nhận nhờ đó những tri giác liên
tục, tƣơng tự đã trải qua quá trình phạm trù hóa đƣợc đánh giá lại trong những
bối cảnh ý niệm mới” [6].
Xét về ẩn dụ trong thành ngữ, thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ đƣợc
xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tƣợng bằng cụm từ, nhƣng
biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ. Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhƣng
đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt của thành

ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có
chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa “sơ khởi”, “cấp một” nào đó, rồi trên
nền tảng của “nghĩa cấp một” này ngƣời ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý
nghĩa đích thức của thành ngữ.
Một trong những quan điểm quan trọng có thể áp dụng trong nghiên cứu
tính ẩn dụ trong thành ngữ đó là quan điểm của Z. Kövecses [62]. Ông không chỉ
nghiên cứu cơ chế của ẩn dụ mà còn chú ý đến các phƣơng diện văn hóa xã hội
trong ẩn dụ, và cách tiếp cận của ông gần giống với ngôn ngữ học nhân chủng.
Ông cho rằng nếu văn hóa đƣợc hiểu là một tập hợp các hiểu biết đƣợc chia sẻ
nhằm đặc trƣng hóa một nhóm ngƣời nhỏ hơn hay lớn hơn và nếu ẩn dụ theo

15


quan điểm của Lakoff và John không phải thuộc về ngôn ngữ mà thuộc về tƣ duy
thì những hiểu biết đƣợc chia sẻ có thể hiểu là những hiểu biết mang tính ẩn dụ.
Từ đó ông cho rằng mối quan hệ giữa ẩn dụ và văn hóa là ở chỗ: có những ẩn dụ
mang tính phổ niệm và có những biến thể mang tính riêng biệt trong các nền văn
hóa khác nhau. Đây là một trong những quan điểm quan trọng mà luận văn sẽ áp
dụng trong nghiên cứu, khảo sát về tính ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ
phận cơ thể ngƣời trong tiếng Lào tại các chƣơng sau. Cũng trên cơ sở quan
điểm của Kövecses, tác giả Trần Thị Hồng Hạnh đã đƣa ra một sơ đồ về cách
hiểu ẩn dụ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng, đây cũng là nội dung đƣợc
luận văn áp dụng trong nghiên cứu chƣơng 3.

Hình 1.1. S đồ c ch hiểu ẩn dụ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng
(Nguồn: Trần Thị Hồng Hạnh, 2011 [20]
 Ý niệm nguồn của ẩn dụ:
Ẩn dụ mang tính phổ niệm: Theo Chu Văn Tuấn nghĩa của ẩn dụ trong
thành ngữ đƣợc xây dựng từ sự liên tƣởng dựa trên các yếu tố: Hiện tƣợng tự

nhiên, động vật, hoạt động của động vật, thực vật, con ngƣời, hoạt động của con

16


ngƣời, vật thể nhân tạo [65]. Từ nghĩa gốc của các yếu tố này sẽ hình thành
nghĩa biểu trƣng của ẩn dụ.
Còn tác giả Kövecses đã đƣa ra 13 phạm trù ý niệm nguồn phổ biến nhất
trong tiếng Anh, bao gồm: Bộ phận cơ thể, sức khỏe và bệnh tật, động vật, thực
vật, nhà cửa và xây dựng, máy móc và công cụ, các trò chơi và thể thao, tiền bạc
và các trao đổi về kinh tế, nấu nƣớng và thực phẩm, nóng và lạnh, ánh sáng và
bóng tối, các lực nhƣ lực hấp dẫn, lực từ..., vận động và phƣơng hƣớng [63, tr.
18-23].
Còn tác giả Trần Thị Hồng Hạnh khi khảo sát phạm vi ý niệm nguồn của
phép ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt đã phân loại thành: Bộ phận cơ thể; Thực
vật; Động vật; Sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên; Sự vật, đồ dùng thƣờng ngày; Sự
vật văn hóa đặc trƣng; Đồ dùng lao động; Hoạt động; Màu sắc; Ngƣời; Con số.
Ẩn dụng mang tính riêng biệt: Nguồn của ẩn dụ hầu hết đều bao gồm các
bộ phận cơ thể, động vật, thực vật, tự nhiên, các kinh nghiệm của con ngƣời
trong tự nhiên, xã hội... tuy nhiên không phải dân tộc nào cũng giống dân tộc
nào. Đó là một trong những cái để phân biệt ngôn ngữ này vớ ngôn ngữ khác,
nền văn hóa này vớ nền văn hóa khác, dân tộc này với dân tộc khác. Vì vậy
nguồn ẩn dụ không phải lúc nào cũng trùng hợp mà lại có đặc điểm riêng mang
đậm nét văn hóa của mỗi dân tộc.
Ví dụ: Cả Lào và Việt là hai nƣớc trọng lễ giáo, đề cao giá trị truyền
thống đạo đức, đặc biệt cả hai nƣớc đều chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Phật giáo.
Tuy cả Lào và Việt đều chịu ảnh hƣởng của Phật giáo, nhƣng ngƣời Lào chịu
ảnh hƣởng sâu sắc hơn vì đối với Lào Phật giáo đã trở thành quốc giáo, và hình
ảnh Phật cũng trở thành một ẩn dụ đặc trƣng đƣợc dùng trong thành ngữ Lào.
Trong thành ngữ Lào câu “Pạc pền thăm chày pền nhắc” có ý niệm nguồn gồm:

Miệng, lòng (thuộc bộ phận cơ thể ngƣời); Phật, quỷ (thuộc sự vật, văn hóa đặc
trƣng). Câu thành ngữ có nội dung: Ngƣời bên ngoài tỏ ra tốt bụng, hiền lành,
nói lời hay, nhƣng bên trong con ngƣời là một ngƣời nham hiểm, độc ác. Trong
câu thành ngữ đã xuất hiện từ “Phật”, đó cũng là một hình ảnh thể hiện đƣợc nét

17


đặc trƣng văn hóa của dân tộc Lào. Hay trong thành ngữ không xuất hiện những
con vật nhƣ công, loan, phƣợng, nhƣng những con vật này lại xuất hiện nhiều
trong thành ngữ tiếng Việt và đƣợc ngƣời Việt đề cao, gắn với những hình ảnh
đẹp, thiêng liêng, cao quý và mang ý nghĩa biểu trƣng tích cực. Ví dụ nhƣ câu:
“Lọng vàng che nải chuối xanh, tiếc con chim loan phượng đậu nhành tre khô”;
“Sáo mượn lông công”... Đây cũng là một nét đặc trƣng, khác biệt trong tƣ duy
của ngƣời Lào và ngƣời Việt.
 Ý niệm đích của tính ẩn dụ: Đặc điểm văn hóa xã hội không chỉ phản
ánh trong ý niệm nguồn mà còn trong ý niệm đích. Khi phân loại thành ngữ, tác
giả Cù Đình Tú đã căn cứ vào sựu tƣơng tác đặc trƣng từ loại giữa thành ngữ và
từ để phân chia thành ngữ tiếng Việt thành: Thành ngữ biểu thị sự vật, thành ngữ
biểu thị tính chất, thành ngữ biểu thị hành động. Tác giả Kövecses cùng với việc
đƣa ra 13 ý niệm nguồn phổ biến trong tiếng Anh, cũng đã đƣa ra danh sách 13
phạm vi ý niệm đích phổ biến của ẩn dụ trong tiếng Anh gồm: Tình cảm, mong
muốn, chuẩn mực đạo đức, tƣ duy, xã hội, tôn giáo, chính trị, kinh tế, quan hệ
con ngƣời, giao tiếp, sự kiện và hành động, thời gian, cuộc sống và cái chết [63].
Tác giả Trần Thị Hồng Hạnh trên cơ sở lấy con ngƣời làm trung tâm, trên
cơ sở kết hợp cách phân loại truyền thống và hiện đại đã phân loại ý niệm đích
trong thành ngữ Việt thành các nội dung sau: Ngoại hình và sức khỏe; Trạng thái
tâm lý, tình cảm, cảm xúc; Tính cách, phẩm chất (Thuộc tính con ngƣời); Cuộc
sống (Vật chất và tinh thần); Quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời; Thời gian;
Hành động, sự việc, trạng thái; Tính chất sự vật [20].

Qua nội dung trên ta rút ra rằng thành ngữ Lào mang trong nó rất nhiều
đặc điểm nhƣ: tính hình tượng, tính chặt chẽ hàm súc, tính cân đối, tính phong
phú và đa dạng, tính quy luật.
Thứ nhất, là tính hình tƣợng, đây là đặc trƣng cơ bản của thành ngữ.
Thành ngữ đƣợc cấu tạo dựa vào quy tắc ngữ pháp, quy luật âm thanh, nhƣng
những quy luật trên đều do sự chi phối của quy tắc ngữ nghĩa. Đó là cơ sở tạo
nên tính hình tƣợng. Bởi vì, thành ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: Nghĩa đen là

18


×