Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.19 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ CHÂU

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
ĐỂ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ CHÂU

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
ĐỂ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THÀNH LỢI

Hà Nội, 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thành Lợi và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Châu


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu đó.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn
Thành Lợi, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cũng như định hướng về phương
pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, các
thầy cô giảng dạy cũng như thầy cô trong Khoa Báo chí -Truyền thông, Trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện
cho tôi suốt những năm học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo, ban biên tập, phóng
viên các báo điện tử VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress trong suốt quá trình tôi
thực hiện luận văn. Mặc dù đã hoàn thành, nhưng luận văn không thể tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý quý báu
của các thầy cô giáo, các anh chị cũng như các bạn đồng môn.

Hà Nội, ngày …. tháng….. năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Châu


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 9
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 13
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 13
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 13
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 14
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 14
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................... 15
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NỘI
DUNG BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM .................................................................... 16
1.1. Lý luận chung về mạng xã hội và báo điện tử ......................................... 16
1.1.1. Mạng xã hội ........................................................................................ 16
1.1.2. Báo điện tử .......................................................................................... 20
1.2. Tác động của mạng xã hội đến báo chí .................................................... 26
1.2.1. Tác động tích cực ................................................................................... 26
1.2.2. Tác động tiêu cực ................................................................................... 28
1.3. Cách thức và quy trình sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung
báo điện tử ......................................................................................................... 31
1.3.1. Cách thức phát triển nội dung bài báo từ mạng xã hội..................... 32

1.3.2. Quy trình xử lý nguồn tin từ mạng xã hội ......................................... 34
Tiểu kết chƣơng 1.............................................................................................. 36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN
NỘI DUNG BÁO ĐIỆN TỬ ................................................................................. 38

1


2.1. Vài nét về báo điện tử và mạng xã hội của 3 báo VietnamPlus.vn,
VietNamnet.vn, VnExpress.net........................................................................ 38
2.1.1. Báo điện tử VietnamPlus .................................................................... 38
2.1.2. Báo điện tử VietNamnet ...................................................................... 40
2.1.3. Báo điện tử VnExpress.net .................................................................. 42
2.2. Phân tích việc phát triển nội dung qua mạng xã hội của VietnamPlus,
VietNamnet, VnExpress ................................................................................... 44
2.2.1. Chặt cây xanh hàng loạt ở Hà Nội .................................................... 44
2.2.2. Sự kiện Formosa làm chết cá hàng loạt ở biển miền Trung ............. 52
2.2.3. Chiến dịch “dọn dẹp vỉa hè” .............................................................. 65
2.3. Đánh giá chung về việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo
điện tử qua các báo khảo sát ............................................................................ 75
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu .................................................................. 75
2.3.2. Thành công .......................................................................................... 76
2.3.3. Hạn chế ................................................................................................ 83
2.3.4. Những bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng mạng xã hội để phát
triển nội dung báo điện tử ............................................................................. 86
Tiểu kết chƣơng 2.............................................................................................. 89
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
ĐỂ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY ...... 90
3.1. Đề xuất các giải pháp sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo
điện tử Việt Nam hiệu quả ............................................................................... 90

3.1.1. Cách thức tăng tương tác, khai thác thông tin trên mạng xã hội để
phát triển nội dung báo điện tử ..................................................................... 90
3.1.2. Đào tạo nâng cao kỹ năng của phóng viên, biên tập viên báo
điện tử ........................................................................................................... 91
3.1.3. Luật pháp, chính sách quản lý........................................................... 93
3.1.4. Tổ chức, hoạt động của tòa soạn báo điện tử ................................... 96
3.1.5. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo .................................... 97

2


3.1.6. Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng mạng Internet ........................... 99
3.2. Xu hƣớng sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử .. 102
3.2.1. Kinh nghiệm của các tờ báo, hãng thông tấn trên thế giới trong việc
sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung ............................................. 102
3.2.2. Xu hướng sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử
Việt Nam....................................................................................................... 105
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 108
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 113
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 117

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTV: Biên tập viên
CNTT: Công nghệ Thông tin
ĐHKHXH&NV: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
WWW: World Wide Web

PGS.TS: Phó Giáo sư.Tiến sĩ
PV: Phóng viên
UBND: Uỷ ban Nhân dân
STT: Số thứ tự

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Giao diện trang chủ báo điện tử VietnamPlus ....................................... 39
Hình 2.2: Giao diện trang chủ kênh Youtube của VietNamnet ............................. 42
Hình 2.3: Bài viết “Việc chặt hạ cây xanh: Hà Nội thừa nhận thiếu sót, nóng
vội” trên báo điện tử VietnamPlus ngày 20/3/2015 .............................. 45
Hình 2.4: Bình luận của Facebooker Trường Nguyễn trên Fanpage báo điện
tử VietnamPlus ngày 21/3/2015 ............................................................ 46
Hình 2.5: Bài viết “Đình chỉ công tác hàng loạt cán bộ liên quan vụ chặt cây
xanh ở Hà Nội” đăng trên báo điện tử VietnamPlus ngày
22/3/2015 ............................................................................................... 47
Hình 2.6: Bình luận về bài viết “Đình chỉ công tác hàng loạt cán bộ liên
quan vụ chặt cây xanh ở Hà Nội” đăng trên báo điện tử
VietnamPlus ngày 22/3/2015. ............................................................... 48
Hình 2.7: Bài viết “Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vụ chặt hạ cây
xanh ở Hà Nội” đăng trên báo điện tử VietnamPlus ngày
01/4/2015 ............................................................................................... 48
Hình 2.8: Bình luận của độc giả trên VietNamnet ngày 19/3/2016 ....................... 50
Hình 2.9: Bài báo đăng trên VietNamnet ngày 19/3/2015 ..................................... 51
Hình 2.10: Độc giả bình luận trên Fanpage VnExpress ngày 20/3/2015............... 52
Hình 2.11: Bài báo “Nguy cơ bệnh tật từ việc chặt cây dưới góc nhìn của
một bác sĩ” đăng trên VnExpress ngày 23/3/2015 ................................ 52
Hình 2.12: Bình luận của người dùng mạng xã hội về tin bài chưa có bằng

chứng Formosa làm cá chết hàng loạt, 27/4/2016. ................................ 53
Hình 2.13: Bài viết lấy mẫu chất thải mà Formosa đổ ra môi trường để xác
định nguyên nhân cá chết đăng trên VietnamPlus ngày 12/7/2016. ..... 54
Hình 2.14: Bài viết “Bộ Công thương: Formosa được phép dùng hàng trăm
tấn hóa chất” đăng trên VietnamPlus ngày 05/5/2016. ......................... 55
Hình 2.15: Bình luận của Facebooker có Viet Thai lúc 23h00 ngày
05/5/2016: “Cần một lời xin lỗi và bồi thường thích đáng cho
người dân” ............................................................................................. 56
Hình 2.16: VietnamPlus đăng tải bài viết “Formosa chính thức nhận lỗi vụ
cá chết, hứa bồi thường 11.500 tỷ đồng” ngày 30/6/2016 .................... 57
Hình 2.17: Video “Formosa xin lỗi Nhà nước và nhân dân Việt Nam” đăng
tải trên VietnamPlus ngày 30/6/2016 .................................................... 58

5


Hình 2.18: Bài viết “Cá bơi nhiều bị chuột rút nên chết hàng loạt” đăng tải
trên VnExpress ngày 27/6/2016 ............................................................ 59
Hình 2.19: Bài viết “Chưa trả lời được bao giờ biển miền Trung trở lại như
trước” đăng tải trên VnExpress ngày 23/8/2016 ................................... 60
Hình 2.20: Bình luận của độc giả trên Fanpage VnExpress ngày 27/4/2016 ........ 62
Hình 2.21: Infogaphics trên VnExpress ngày 30/6/2016 ...................................... 62
Hình 2.22: Bình luận của độc giả trên Fanpage VietNamnet ngày 13/7/2016 ...... 63
Hình 2.23: Bài báo phát triển từ bình luận của độc giả Nam Đàm ........................ 64
Hình 2.24: Video “400 cán bộ, 800 con mắt sao không thấy, chỉ có thể là
ông Đoàn Ngọc Hải” và bình luận của độc giả trên kênh Youtube
VietNamnet ............................................................................................ 66
Hình 2.25: Bài viết “Chủ tịch TP.HCM: Dọn dẹp vỉa hè là thuận ý Đảng
lòng dân” đăng trên VietNamnet 01/03/2017 ........................................ 67
Hình 2.26: Video “Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi, đuôi

chuột” trên Youtube của VietNamnet ................................................... 67
Hình 2.27: “Cư dân” bình luận trên mạng xã hội Youtube của báo điện tử
VietNamnet 23/03/2017 ........................................................................ 68
Hình 2.28: Bài viết “Dẹp vỉa hè: Cái tình lấn át cái lý thì khó” trên báo điện
tử VietNamnet 25/03/2017 .................................................................... 69
Hình 2.29 - 2.30: Video phát trực tiếp và bình luận trên mạng xã hội
Facebook của báo VnExpress ngày 21-22/3/2017 ................................ 71
Hình 2.31: Bài viết: “Chủ tịch TP HCM: Tôi nhắc anh Hải làm quyết liệt
nhưng phải đúng luật” trên báo điện tử VnExpress .............................. 71
Hình 2.32: Bài viết và bình luận trên Fanpage báo điện tử VietnamPlus .............. 73
Hình 2.33: Bài viết “Lập trật tự vỉa hè ở Hà Nội: Không để điệp khúc ồn ào
rồi lại dịu êm” đăng trên VietnamPlus ngày 07/3/2017 ........................ 74
Hình 2.34: Kết quả khảo sát về thể loại báo chí được phát triển nội dung từ
mạng xã hội trên VietnamPlus, VietNamnet, VnExpress ..................... 80
Hình 2.35: Độc giả mạng xã hội đã phát hiện ra lỗi sai của bài báo “Trịnh
Xuân Thanh – Xe biển xanh và khoản lỗ gần 3.300 tỉ đồng” ............... 81
Hình 2.36: Độc giả mạng xã hội đã phát hiện ra lỗi sai của bài báo “Những
vụ lún nứt, sạt lở đất gây kinh hoàng” ................................................... 82
Hình 3.1: Video live stream của The New York Times về cuộc bầu cử Tổng
thống Pháp đăng tải lên Fanpage ngày 25/4/2017 ............................... 109

6


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, mạng xã hội đã có những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường báo
chí - truyền thông Việt Nam. Nó không chỉ làm thay đổi cách thức độc giả tiếp cận
thông tin, mà còn cả cách xử lý các nguồn thông tin đó. Với truyền thông xã hội,
người đọc có thể phản hồi, tranh luận, chia sẻ thông tin với một mạng lưới rất lớn

những người đọc khác, điều không thể xảy ra trước đây.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động đáng kể đến cuộc sống
của con người ở nhiều mặt. Trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nói chung, sự
phát triển của công nghệ đã và đang không ngừng tác động, làm thay đổi cách thức
tiếp nhận, truyền tải, chia sẻ thông tin của các cá nhân, tổ chức. Trong lĩnh vực báo
chí nói riêng, về phía công chúng: Sự xuất hiện của các thiết bị di động và truyền
thông xã hội, đã làm biến đổi thói quen tiếp nhận, chia sẻ thông tin của công
chúng, thúc đẩy nhu cầu thông tin của công chúng ngày một cao, công chúng kỳ
vọng tiếp nhận thông tin nhanh chóng, tức thì với khoảng cách thời gian từ khi xảy
ra sự việc cho đến khi thông tin được lan truyền xuống mức bằng 0. Bởi vậy, ngày
càng nhiều người tìm đến các mạng xã hội để tiếp nhận và chia sẻ tin tức.
Về phía các cơ quan báo chí, hãng thông tấn: Sự xuất hiện của các thiết bị
di động, mạng xã hội và nhu cầu tin tức của công chúng đã buộc các cơ quan báo
chí, hãng thông tấn trên thế giới phải thay đổi cách thức sản xuất và đăng tải, lan
truyền các tin tức của mình, với mục đích cuối cùng là để cạnh tranh với các tờ
báo khác, giành độc giả về phía mình. Nhiều cơ quan báo chí, hãng thông tấn đã
tận dụng những tiện ích của truyền thông xã hội để thu thập và thẩm định các
nguồn tin, kết nối với độc giả, thông qua đó để quảng bá nội dung tin bài, quảng bá
thương hiệu của mình.
Mạng xã hội được xem là hình thức truyền thông ưu việt cho phép tiếp
nhận và chia sẻ thông tin một cách tức thì, thông qua các kênh truyền thông dựa
trên nền tảng web 2.0 như mạng xã hội, blog, tiểu blog, các trang chia sẻ video,

7


hình ảnh,... Hiện nay, rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng mạ ng xã hộ i để
tiếp nhận và chia sẻ thông tin cũng như tương tác với các nhóm công chúng
của mình, các cơ quan báo chí cũng không nằm ngoài cuộc. Trên thế giới,
hiện có rất nhiều hãng thông tấn sử dụng khá hiệu quả các mạng xã hội như

Facebook, Twitter, các Blog hay Youtube,… để chia sẻ thông tin của mình, thông
qua đó thu hút thêm số lượng lớn công chúng quan tâm, phát triển mạng lưới công
chúng rộng rãi. Mặt khác, họ tận dụng những thông tin mà công chúng cung cấp
trên mạng xã hội về các sự việc, hiện tượng tại hiện trường và cử phóng viên tới
thẩm định, khai thác tin tức, sáng tạo nên tác phẩm báo chí.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, một số cơ quan báo chí cũng đã
bắt đầu tận dụng những ưu điểm của truyền thông xã hội để quảng bá, phát
triển nội dung cho của tờ báo mình. Đặc biệt là các mạng xã hội Facebook,
Twitter, các Blog hay Youtube với số công chúng rất lớn và ở nhiều độ tuổi khác
nhau. Tháng 8 năm 2015, Facebook chính thức công bố “cán mốc” một tỷ tài
khoản truy cập mỗi ngày, và đến cuối 2016 là 1,86 tỷ người dùng. Đây thực sự là
con số công chúng đáng mơ ước của tất cả các báo mạng điện tử hiện nay. Để nội
dung các bài báo đến được với số lượng công chúng khổng lồ này, tại nước ta đã
có nhiều báo mạng điện tử lập các trang Fanpage chính thức trên Facebook. Trong
đó có VnExpress với khoảng 2,6 triệu lượt thích, VietnamPlus với 82 nghìn lượt
thích, VietNamnet với 1,543 triệu (số liệu thống kê trên các Fanpage vào tháng 12
năm 2016). Tuy nhiên, không phải cơ quan báo chí nào cũng nhận thức, tận
dụng được tính ưu việt cũng như hiệu quả của loại hình truyền thông này trong
tác nghiệp báo chí nói chung và việc chia sẻ, phát triển nội dung tin bài nói riêng.
Tại thời điểm tác giả khảo sát, trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu
chuyên sâu về mối quan hệ giữa truyền thông xã hội, mạng xã hội và báo chí.
Trong đó có việc sử dụng truyền thông xã hội, mạng xã hội của các cơ quan
báo chí để tác nghiệp và quảng bá thông tin. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có
nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về việc sử dụng mạng xã hội để phát triển
nội dung cho báo điện tử, cách thức vận dụng sức ảnh hưởng của mạng xã hội, sử

8


dụng các nguồn tin trên mạng xã hội để phát triển những nội dung phong phú, kịp

thời, chất lượng, chính xác, đa chiều cho các trang báo điện tử, cũng như nghiên
cứu về sự tác động của nó đến môi trường báo chí nước nhà. Bởi vậy, tác giả lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện
tử Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá
và khuyến nghị để góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động khai thác thông tin trên
mạng xã hội, từ đó phát triển nội dung tin bài cho báo điện tử tại Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều cuốn sách và nghiên cứu đề cập
đến công chúng báo chí, công chúng của truyền thông xã hội, truyền thông
xã hội, thói quen sử dụng truyền thông xã hội, các giải pháp nhằm quảng bá
thông tin thông qua truyền thông xã hội. Cuốn sách “Social Media: Usage and
Impact” (Truyền thông xã hội: Cách sử dụng và Tầm ảnh hưởng), của hai tác giả
Hana S. Noor Al-Deen và John Allen Hendricks, xuất bản tháng 11-2012, đưa
ra phân tích toàn diện và mang tính học thuật về truyền thông xã hội. Cuốn sách
đã nghiên cứu vai trò nổi bật và sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội trong
suốt quá trình phát triển của loại hình truyền thông này. Các tác giả đã tiến
hành khảo sát việc sử dụng và ảnh hưởng của truyền thông xã hội trong nhiều
môi trường khác nhau, bao gồm cả giáo dục, truyền thông chiến lược, chính trị,
pháp luật và các vấn đề đạo đức.
Về mối quan hệ giữa báo chí và truyền thông xã hội, có thể kể đến cuốn
sách “ Social Media for Journalists: Principles and Practice” (Truyền thông xã
hội với nhà báo: Nguyên tắc và thực hành), của hai tác giả Megan Knight &
Clare Cook, xuất bản tháng 5-2013. Trong cuốn sách này, hai tác giả đã đưa ra
những chỉ dẫn cần thiết đối với việc hiểu và khai thác các công cụ của báo chí hiện
nay. Hai tác giả Meagan Knight và Clare Cook đã chỉ ra cho bạn đọc làm thế nào
để nắm vững những nguyên tắc thực hành thuần thục và những kỹ thuật mới

9



của truyền thông xã hội. Cuốn sách đưa ra hướng dẫn chi tiết về những nguyên tắc và
thực hành, bao gồm các hoạt động: Làm thế nào để tìm kiếm, viết và chia sẻ thông tin
với truyền thông xã hội; các tận dụng các nguồn tin từ cộng đồng để tìm ra và theo đuổi
các vấn đề, sự kiện; xây dựng thương hiệu cho cá nhân nhà báo,…
Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiên cứu, bài viết khác về mối quan hệ
giữa báo chí và mạng xã hội; Việc sử dụng mạng xã hội trong tác nghiệp báo
chí nói chung cũng như khai thác thông tin nói riêng của nhiều tác giả trên thế
giới. Có thể kể đến nghiên cứu “Who’s behind that tweet? Here’s how 7 news
orgs manage their Twitter and Facebook accounts” (Ai là người đứng đằng sau
các Tweet? Đây là cách mà 7 hãng thông tấn quản lý các tài khoản Twitter và
Facebook của mình), của tác giả Joseph Lichterman. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã tiến hành phỏng vấn, khảo sát các biên tập viên phụ trách mạng xã hội của 7
hãng thông tấn lớn như: ABC News, the AP, CNN, NBC News, The New York Times,
USA Today và The Wall Street Journal về việc họ quản lý, sử dụng các tài khoản trên
Twitter và Facebook của mình như thế nào.
“Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến môi trường báo chí Việt Nam” –
Tác giả Nguyễn Khắc Giang – Đại học Aarhus (Đan Mạch) và Đại học Thành phố
London (Anh Quốc). Tài liệu này nằm trong khuôn khổ bài báo đăng trên tạp chí
khoa học, nội dung mang tính đại cương về ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới
môi trường báo chí nói chung, chứ chưa đi sâu phân tích, nghiên cứu về việc làm
sao để khai thác, phát triển thông tin bài báo từ mạng xã hội.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu cũng thực hiện
nhiều công trình nghiên cứu về mạng xã hội và sự tác động của công cụ
truyền thông này đối với báo chí. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Thạc sĩ Lê
Thu Hà, Sự gia tăng tính tương tác của công chúng – tương lai của báo chí, đăng
trên nghebao.org, ngày 0 2/01/2014. Nghiên cứu này bàn về sự tương tác của
công chúng với báo chí. Tác giả nhận định, với ảnh hưởng từ sự phát triển mạnh


10


mẽ toàn cầu hóa báo chí, của công nghệ truyền thông cũng như từ khả năng thu
hút và đáp ứng nhu cầu thông tin cho công chúng của các cơ quan báo chí, cùng
với sự nâng cao đời sống dân trí, khả năng tương tác báo chí với công chúng có
thể ngày càng được cải thiện hơn so với hiện tại.
Nhà báo Lê Quốc Minh (Tổng Biên tập VietnamPlus) với tham luận “Kinh
nghiệm sử dụng truyền thông xã hội trong hoạt động thu thập thông tin, xuất bản
và quảng bá của VietnamPlus". Trong bản tham luận này, nhà báo Lê Quốc Minh
đã chia sẻ những kinh nghiệm của VietnamPlus trong việc sử dụng truyền thông xã
hội để thu thập thông tin, sản xuất, phát triển nội dung trang báo điện tử
VietnamPlus. Đồng thời, bản tham luận cũng đưa ra những ưu điểm, hạn chế của
vấn đề này. Đây là kinh nghiệm quý giá cho nhiều nhà báo trong việc sử dụng
mạng xã hội để phát triển nội dung trang báo điện tử của mình.
TS Huỳnh Văn Thông (Chủ nhiệm Khoa Báo chí - Truyền thông, Đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh) với tham luận "Nhận
diện ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến báo chí Việt Nam", tại Hội thảo
quốc tế “Truyền thông xã hội, Truyền thông cổ điển và dư luận xã hội” do Khoa
Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện KAS (Đức) tổ chức ngày 24/10/2013. Trong
bản tham luận của mình, tác giả đã chỉ rõ những đặc điểm của truyền thông xã hội
và những ảnh hưởng của nó đến báo chí Việt Nam. Đặc biệt, TS Huỳnh Văn
Thông đã đưa ra khái niệm “báo chí nhái”, “tin tức ký sinh” từ những thông tin
thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội, bởi những nhà báo “trá hình”. Đồng thời, tác
giả đã kiến nghị những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.
Tháng 6-2014, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi cho ra mắt cuốn sách “Tác nghiệp
báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”. Trong chương I của cuốn sách,
tác giả đã đề cập đến quan niệm về truyền thông xã hội, lịch sử ra đời, phân loại
và đặc điểm của truyền thông xã hội. Tác giả cũng chỉ ra những ảnh hưởng và vai

trò của truyền thông xã hội đối với báo chí hiện đại; sự dịch chuyển từ truyền

11


thông in ấn sang truyền thông số; quảng bá thông tin cho các cơ quan báo chí qua
truyền thông xã hội.
Một nghiên cứu khác cũng được công bố trong tháng 6/2014 là cuốn
sách do TS Đỗ Chí Nghĩa (chủ biên), “Báo chí và mạng xã hội”. Trong cuốn sách
này, tác giả đã đề cập đến khái niệm về mạng xã hội, đặc điểm mạng xã hội
tại Việt Nam hiện nay; sự tác động của mạng xã hội đến đời sống cũng như
việc quản lý mạng xã hội ở Việt Nam. Đáng chú ý, tác giả đã phân tích về
mối quan hệ, tác động qua lại giữa mạng xã hội và báo chí, trong đó đề cập
đến tác động của mạng xã hội trong việc quảng bá, phát triển tin bài cho báo
chí nói chung.
“Tác động của mạng xã hội với việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử
Việt Nam hiện nay” – Tác giả Dương Nam Hoàng – Luận văn Thạc sĩ khóa K17Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội). Luận văn này đề cập đến tác động của
mạng xã hội với thông tin trên báo mạng điện tử, tập trung nghiên cứu ở khía cạnh
phóng viên/nhà báo khai thác, xử lý thông tin từ các Facebooker, blogger để viết
tin, bài cho báo chứ chưa đi sâu phân tích về việc làm thế nào để kích thích người
dùng mạng xã hội cung cấp thông tin giá trị cho tòa soạn, từ đó nhà báo có “tài
nguyên” để phát triển nội dung tin bài mới.
“Báo điện tử với việc khai thác và sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội” – Tác
giả Nguyễn Thị Hằng – Luận văn Thạc sĩ năm 2014 – Khoa Báo chí và Truyền
thông – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn này đề cập đến việc
phóng viên báo điện tử tìm kiếm, khai thác thông tin trên mạng xã hội để sáng tạo
tác phẩm báo chí, chứ chưa tập trung vào khía cạnh khai thác thông tin công chúng
phản hồi qua mạng xã hội của tờ báo đó để phát triển nội dung bài báo.
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu
liên quan đến công chúng báo chí, hoạt động quảng bá thông tin báo chí trong

bối cảnh mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tập trung
nghiên cứu chuyên sâu về việc sử dụng mạng xã hội của báo điện tử để phát triển

12


nội dung tin bài cho chính trang báo điện tử đó, thông qua việc khảo sát các mạng
xã hội hàng đầu và một số tờ báo điện tử hiện nay. Bởi vậy, tác giả hy vọng, đề tài
“Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử Việt Nam” sẽ là tài
liệu tham khảo tốt cho các nhà báo và cơ quan báo chí.
Qua việc nghiên cứu, khảo sát, đề tài sẽ làm rõ về cách thức của việc phát
triển nội dung trên mạng xã hội, từ đó đưa ra cái nhìn sâu sắc về quy trình xử lý
thông tin do công chúng cung cấp như thế nào để có thể phát triển thành những tin
bài hay, đa chiều, độc đáo, nhanh chóng cho báo mạng điện tử, thu hút sự quan tâm
thực sự của công chúng, tăng lượt theo dõi, lượt tiếp cận thông tin bài báo, lượt
tương tác với trang báo... Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả trong việc thu thập, xử lý thông tin của công chúng trên mạng xã hội
để phát triển nội dung cho các trang báo mạng điện tử, đồng thời cải tiến nội dung bài
viết ra sao cho thực sự hữu ích đối với công chúng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm công cụ, hệ thống hóa nghiên cứu, đánh giá
thực trạng sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung tin bài tại các báo điện tử
khảo sát, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển nội dung báo điện tử Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu kể trên, luận văn phải giải quyết được một số
nhiệm vụ sau:
Làm rõ một số khái niệm, xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu;
Khảo sát, đánh giá thực trạng việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội
dung tin bài tại một số báo điện tử trong diện khảo sát;

Đề xuất giải pháp sử dụng mạng xã hội hiệu quả để phát triển nội dung tin
bài các báo điện tử tại Việt Nam.

13


4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung tin bài các trang báo mạng điện tử
Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn, tác giả lựa chọn mạng xã hội Facebook, Youtube của
báo điện tử VietnamPlus.vn, VietNamnet.vn, VnExpress.net và 3 trang báo điện
tử này, thời gian từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 4 năm 2017 để khảo sát.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về
vấn đề Báo chí, mạng xã hội, vai trò, nhiệm vụ của báo chí, cũng như kết hợp với
nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu lịch sử và khai thác
tư liệu có sẵn, phương pháp hệ thống hóa, điều tra, so sánh, đối chiếu, phân tích,
tổng hợp... Ngoài ra, luận văn sử dụng, kế thừa có chọn lọc kết quả, quan điểm,
phương pháp tiếp cận các công trình nghiên cứu và tư liệu có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu công cụ
Phương pháp phỏng vấn sâu lãnh đạo một số cơ quan báo chí, phóng viên
về cách thức sử dụng thông tin trên mạng xã hội để phát triển nội dung tin bài của
báo điện tử.
Phương pháp phân tích nội dung: Tác giả lựa chọn phân tích nội dung bình
luận, chat, video, hình ảnh trên mạng xã hội; phân tích nội dung các bài đăng trên
một số tờ báo khảo sát để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả lựa chọn, nghiên cứu các tài liệu

liên quan để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát: Tác giả khảo sát các bài báo, thông tin phản hồi từ
người dùng mạng xã hội theo đối tượng nghiên cứu để phục vụ cho đề tài.

14


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần bổ sung khung lý thuyết cơ bản về truyền thông,
mạng xã hội, công chúng báo chí, các phương pháp sử dụng thông tin độc giả cung
cấp trên mạng xã hội để phát triển nội dung tin bài báo điện tử.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đưa ra những giải pháp để khai thác thông tin, phát triển nội dung
cho báo mạng điện tử thông qua mạng xã hội một cách nhanh chóng, chân thực,
khách quan, tạo ra những tác phẩm thu hút lượt tiếp cận nhiều nhất, “giữ chân”
công chúng lâu hơn trên trang báo; khuyến khích công chúng tương tác với tác
phẩm báo chí; cách thức sử dụng hiệu quả những nguồn tin trên mạng xã hội để
phát triển nội dung báo mạng điện tử tại Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của
luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mạng xã hội và phát triển nội dung báo điện tử
Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo

điện tử.
Chương 3: Một số giải pháp về việc sử dụng mạng xã hội để phát triển nội
dung báo điện tử Việt Nam hiện nay.


15


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG XÃ HỘI
VÀ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
1.1. Lý luận chung về mạng xã hội và báo điện tử
1.1.1. Mạng xã hội
1.1.1.1. Khái niệm mạng xã hội
Trong cuốn chuyên khảo “Mạng xã hội với sinh viên”, các tác giả Trần Hữu
Luyến, Trần Thị Minh Đức và Bùi Hồng Thái đã phân tích: “Mạng xã hội là khái
niệm mới được hình thành trong thập niên cuối của thế kỷ XX, bắt đầu bằng sự ra
đời của Classmate.com (1995), SixDegrees (1997), kế đến là sự nở rộ của một loạt
các trang mạng khác. Một cách chung nhất, mạng xã hội là tập hợp các cá nhân
với các mối quan hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau” [8, tr. 32].
Cơ bản nhất mạng xã hội được cấu thành từ hai bộ phận là con người và những
mối liên hệ giữa họ. Những người sử dụng mạng xã hội được gọi là cư dân mạng.
Mạng xã hội trên Internet bao gồm các đặc điểm nổi bật: Tính liên kết cộng
đồng, tính đa phương tiện, tính tương tác, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng
thông tin khổng lồ. Các trang mạng xã hội có nhiều loại tính năng khác nhau trong
đó phổ biến là tạo hồ sơ cá nhân, kết bạn trực tuyến, tham gia nhóm trực tuyến,
chia sẻ, bày tỏ ý kiến và tìm kiếm thông tin. Các tiện ích đó cho phép người sử
dụng tạo dựng các mối liên hệ mới, thể hiện sự sáng tạo, đổi mới phương thức giao
tiếp truyền thống. Trên thế giới, mạng xã hội ra đời đã thay đổi hoàn toàn phương
thức giao tiếp của cư dân mạng qua cách kết nối với nhau nhờ yếu tố tích hợp đa
tính năng vào cùng một trang mạng như chat, email, phim ảnh, chia sẻ file... Mạng
xã hội nhanh chóng trở thành một hiện tượng phổ biến toàn cầu thu hút đông đảo
người dùng, nhất là giới trẻ.
Theo tác giả: Mạng xã hội (social networking) là trang web nối kết các
thành viên trên Internet lại gần nhau với nhiều mục đích khác nhau, không phân


16


biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội được gọi là
“cư dân mạng”.
1.1.1.2. Quá trình phát triển của mạng xã hội
Trong cuốn “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”
[8, tr.11], PGS.TS Nguyễn Thành Lợi đã viết: Từ những email đầ u tiên , vấ n đề
giao tiế p rộng rãi của con người qu a Internet đã có những bước tiế n dài . Bên cạnh
đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ là điều kiện đủ để hình thành
nên những trang mạng xã hội đầu tiên trên thế giới.
Năm 1994, mô ̣t trong những những ma ̣ng xã hô ̣i trực tuyế n đầ u t iên trên thế
giới đươ ̣c ra đời : Geocities. Ý tưởng thành lập của Geocities là cho phép người
dùng tự xây dựng những website của riêng mình theo từng chủ đề nhất định

.

Geocities sau đó đươ ̣c Yahoo mua la ̣i với giá 3,57 tỷ USD vào năm 1999. Dịch vụ
này sau đó đã bị Yahoo “khai tử” vào năm 2009.
Năm 1995, mạng xã hội TheGlobe .com ra đời , cho phép người dùng tự do
chia sẻ những trải nghiê ̣m của cuô ̣c số ng và cùng bàn luâ ̣n với những người có
cùng sở thíc h. TheGlobe.com bi ̣đóng cửa vào năm 2008. Trước đó , trang web đã
đa ̣t đươ ̣c 1 kỷ lục đáng h ổ thẹn khi giá trị bị sụt giảm từ 850 triê ̣u USD xuố ng còn
4 triê ̣u USD chỉ trong vòng chưa đầ y 3 năm.
Năm 1997, phầ n mề m AOL Instant Messeng er, phầ n mề m chat đầ u tiên trên
thế giới đươ ̣c ra mắ t và trở nên rấ t thông du ̣ng.
Cũng trong năm nà y, dịch vụ SixDegrees .com ra mắ t . Đây là ma ̣ng xã hô ̣i
đầ u tiên cho phép người dùng tự ta ̣o các profile và liên kế t ba ̣n bè . Hiê ̣n ma ṇ g xã
hô ̣i này vẫn còn hoa ̣t đô ̣ng những chỉ dành cho những thành viên cũ


. Những ai

muố n tham gia phải nhâ ̣n đươ ̣c thư mờ i từ những thành viên này .
Năm 2002, Friendster, mạng xã hội liên kết bạn bè thực ở cuộc sống bên
ngoài được ra đời. Friendster đã đa ̣t đươ ̣c 3 triê ̣u thành viên chỉ trong 3 tháng đầu
tiên sau khi ra mắ t . Hiê ̣n nay , Friendster vẫn là ma ̣ng xã hô ̣i kế t nố i và tim
̀ kiế m
bạn bè lớn nhất thế giới.

17


Năm 2003 đươ ̣c xem là năm bùng nổ của ma ̣ ng xã hô ̣i , khởi đầ u với sự ra
mắ t của MySpace.
Được xem như là một “bản sao” của Friendster , nhưng có sự đầ u tư ma ̣nh
mẽ từ các công ty quảng cáo trực tuyến và công nghệ

. Phiên bản đầ u tiên của

MySpace đươ ̣c lâ ̣p trình và ra mắ t chỉ trong… 10 ngày.
Tiế p ngay sau đó , là sự ra mắt của các mạng xã hội khác như Tribe

.net,

LinkEdin, Classmate.com, Jaiku, NetLog…
Năm 2004, Mark Zuckerberg , khi đó còn là sinh viên trường đa ̣i ho ̣c
Harvard ra mắ t TheFacebook (Facebook), là cổng liên lạc và giao tiếp dà nh cho
sinh viên của trường . Facebook đã có 19.500 thành viên chỉ trong tháng đầu tiên
sau khi đươ ̣c giới thiê ̣u.

Năm 2006, “tiể u” blog Twitter đươ ̣c ra mắ t . Được xem như cách thức đơn
giản nhất để người dùng có thể dễ dàng chia sẻ trạng thái của mình với bạn bè và
những ai quan tâm . Kỷ lục của Twitter đạt được khi trận bóng đá giữa Nhật Bản
và Đan Mạch tại vòng chung kết World Cup

2010, đã có trung bình 3282 tweet

đươ ̣c đăng tải trong 1 giây.
Năm 2008, Facebook vươ ̣t qua MySpace để trở thành ma ̣ng xã hô ̣i lớn nhấ t
thế giới, về cả lươ ̣ng người dùng lẫn số lươ ̣ng truy câ ̣p.
Đặc biệt, cả Facebook lẫn MySpace đều vượt xa Friendster , mạng xã hội đã
từng dẫn đầ u trong mô ̣t thời gian dài . Tuy nhiên, Friendster vẫn đang rấ t phát triể n
ở khu vực châu Á. Số người đế n từ châu Á chiế m 90% lươ ̣ng truy câ ̣p của ma ̣ng xã
hô ̣i này.
Năm 2010, mạng xã hội chuyên về chia sẻ hình ảnh, video có tên Instagram
được thành lập bởi Kevin Systrom và Mike Krieger. Trong cuộc thâu tóm lịch sử,
Facebook đã thâu tóm Instagram với giá 1 tỷ USD tiền mặt và cổ phiếu trong tháng
4/2012. Facebook có ý định để Instagram độc lập với Facebook. Tạp chí Time của
Mỹ xếp hạng Instagram vào danh sách 50 ứng dụng tuyệt vời nhất chạy trên hệ
điều hành Android vào năm 2013.

18


Ngoài ra, còn rất nhiều các mạng xã hội khác đang dần chiếm ưu thế tại
Việt Nam như Youtube, Google +, Snapchat, Zalo…
Theo số liệu thống kê thì Top 4 mạng xã hội lớn nhất hiện nay là:
+ Facebook (ra mắ t từ 2004) với hơn 1,86 tỷ người dùng (2016)
+ MySpace (ra mắ t từ 2003) với hơn 560 triê ̣u người dùng (2016)
+ Twitter (ra mắ t từ 2006) với hơn 240 triê ̣u người dùng (2016)

+ Instagram (ra mắ t từ 2010) với 600 triê ̣u người dùng (2016)
Có thể thấy hiện nay, mạng xã hội Facebook với hơn 1,86 tỷ người dùng ,
đang giữ vị trí thống trị trên thế giới. Đây được xem là một môi trường chia sẻ,
khai thác thông tin với lượng công chúng khổng lồ mà các trang báo điện tử không
nên bỏ lỡ trong công cuộc phát triển nội dung.
1.1.1.3. Đặc điểm của mạng xã hội
Mạng xã hội có những đặc điểm nổi bật, bao gồm: tính liên kết cộng đồng,
tính đa phương tiện, tính tương tác, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin
khổng lồ.
Tính liên kết cộng đồng: Đây là đặc điểm nổi bật của mạng xã hội, cho phép
mở rộng phạm vi kết nối giữa người với người trong không gian đa dạng. Người sử
dụng có thể trở thành bạn của nhau thông qua việc gửi liên kết mời kết bạn mà
không cần gặp gỡ trực tiếp. Việc gửi liên kết này tạo ra một cộng đồng mạng với
số lượng thành viên lớn. Những người chia sẻ cùng một mối quan tâm cũng có thể
tập hợp lại thành các nhóm trên mạng xã hội, thường xuyên giao lưu, chia sẻ trên
mạng thông qua việc bình luận hay dẫn các đường liên kết trên trang chung của
nhóm.
Tính đa phương tiện: Hoạt động theo nguyên lý của web 2.0, mạng xã hội
có rất nhiều tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh,
hình ảnh động, video,… Sau khi đăng ký mở một tài khoản, người sử dụng có thể
tự do xây dựng một không gian riêng cho bản thân. Nhờ các tiện ích và dịch vụ mà

19


mạng xã hội cung cấp, người dùng có thể chia sẻ đường dẫn, tệp âm thanh, hình
ảnh, video,… Không những vậy, họ có thể tham gia vào các trò chơi trực tuyến đòi
hỏi có nhiều người cùng tham gia, gửi tin nhắn, chat với bạn bè, từ đó tạo dựng các
mối quan hệ mới trong một xã hội ảo. Đặc điểm này được phản ánh trong cấu trúc
phân lớp ứng dụng của mạng xã hội.

Tính tương tác: Thể hiện không chỉ ở chỗ thông tin được truyền đi và sau đó
phản hồi từ phía người nhận, mà còn phụ thuộc vào cách sử dụng của người dùng
mạng xã hội. Đặc điểm này thể hiện qua việc tương tác giữa người dùng, yêu cầu
người dùng phải thao tác đọc, viết dữ liệu lên cơ sở dữ liệu.
Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ: Tất cả các mạng xã
hội đều có những ứng dụng tương tự nhau như đăng trạng thái, đăng nhạc hoặc
video clip, viết bài… nhưng được phân bổ dung lượng khác nhau. Các trang mạng
xã hội lưu trữ thông tin và nhóm sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, nhờ đó
người sử dụng có thể truy cập và tìm lại lượng thông tin khổng lồ đã từng được
đăng tải.
1.1.2. Báo điện tử
1.1.2.1. Khái niệm báo điện tử
Khởi nguồn của Internet là các máy tính IBM dùng chung vào những năm
1960 tại Mỹ. J.C.K Licklider được coi là người sinh ra khái niệm toàn cầu, với
khái niệm “Mạng Thiên Hà” (Galatic Network) được công báo năm 1962. Ông
tham gia vào quá trình kiến thiết mạng ARPNET - tiền thân của Internet ngày nay.
Năm 1990, Tim Berners - Lee là người sáng tạo ra cụm từ “World Wide Web”
cụm từ này được viết tắt là www - luôn đi kèm với địa chỉ website. Kể từ đó
Internet thực sự hình thành và phát triển mạnh mẽ. Nếu như Radio mất 38 năm để
đạt đến con số 50 triệu người dùng, 13 năm cho Tivi thì Internet chỉ cần có 5 năm.
Theo ước tính của Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) 40% dân số thế giới tương
đương khoảng 2,7 tỷ người được sử dụng Internet vào cuối năm 2013. Mức truy
cập Internet được dự báo sẽ vẫn còn tăng cao. [34]

20


Khi mạng Internet ra đời thế giới cũng bắt đầu chứng kiến sự ra đời của báo
điện tử vào những năm 1990. Một trong những hãng truyền thông lớn nhất thế giới
là CNN của Mỹ đã chạy thử phiên bản báo mạng từ năm 1993. Tiếp đến BBC

online của Anh ra đời vào 13/9/1994. Đó là sự khởi đầu, là nền tảng cho báo điện
tử. Tuy nhiên thời gian này, website tin tức chủ yếu là phiên bản điện tử của báo
giấy hoặc truyền hình.
Đến tháng 10/1993, Khoa Báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra tờ báo điện
tử đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner
quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt
vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu. Cùng với sự phát triển nhanh chóng
của công nghệ thông tin, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế
giới. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng
(audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới
dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình
ngay trên các website.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng Internet, báo điện tử ra đời
đã, đang và sẽ phát triển nhanh chóng. Thực tế tên gọi về loại hình báo điện tử đến
nay vẫn chưa thống nhất và có nhiều tên gọi khác nhau: báo trực tuyến, báo online,
báo chí Internet… Phổ biến nhất hiện nay là tên gọi báo điện tử, báo trực tuyến.
Trong luận văn này, tác giả xin phép được sử dụng thuật ngữ báo điện tử vì lý
do như sau: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 do
Quốc hội ban hành trong đó Điều 3, Chương I của Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Báo chí quy định rõ: “Báo chí nói trong luật này là báo chí Việt Nam
bao gồm: Báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương
trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe – nhìn
thời sự được thực hiện bằng các biện pháp khác nhau), báo điện tử (được thực
hiện trên mạng thông tin máy tính), bằng Tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số
Việt Nam, tiếng nước ngoài” [ 10, tr.56].

21



×