Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử theo hướng dạy học nêu vấn đề cho môn điện tử công suất tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 132 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC BCH KHOA H NI
============

7q
MO2
120 Trang
Khung don
manhmai

PHM TH HC

Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử
theo h-ớng
dạy học nêu vấn đề cho môn điện tử công
suất tại
tr-ờng cao đẳng kinh tế - kỹ thuật hải
d-ơng

LUậN VĂN THạC Sĩ SƯ PHạM Kỹ THUậT
Chuyên ngành: Lý luận và Ph-ơng pháp giảng dạy
Chuyên sâu: Quản lý và đào tạo nghề


HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
============


PHẠM THỊ HẠC

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO HƢỚNG
DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ CHO MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
============

PHẠM THỊ HẠC

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO HƢỚNG
DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ CHO MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. ĐẶNG DANH ÁNH

HÀ NỘI - 2011



LỜI CẢM ƠN
Sau một năm nghiên cứu và làm việc khẩn trƣơng, với sự giúp đỡ,
hƣớng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Đặng Danh Ánh đến nay luận văn
“Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử theo hƣớng dạy học nêu vấn đề cho
môn điện tử công suất tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải
Dƣơng” của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Danh Ánh đã
trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn
chân thành tới các thầy, cô trong khoa Sƣ phạm kỹ thuật, Viện đào tạo và bồi
dƣỡng sau đại học - trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy cô trong ban
giám hiệu và khoa Điện tử - Viễn thông trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Hải Dƣơng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tuy đã rất cố gắng nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011
Tác giả

Phạm Thị Hạc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi viết trong luận văn này là do
sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng nhƣ ý
tƣởng của các tác giả khác nếu có đều đƣợc trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chƣa đƣợc bảo vệ tại bất cứ hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sĩ nào và chƣa đƣợc công bố trên bất kỳ một phƣơng tiện thông
tin nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên.
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011


Phạm Thị Hạc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 3
3. Giả thuyết khoa học .............................................................................. ......... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... ......... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ .......... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... ......... 4
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................. ......... 4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................... 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................................... ... 5
1.1.1 Sơ lƣợc về nghiên cứu, ứng dụng dạy học nêu vấn đề.......................... 5
1.1.2 Sơ lƣợc về nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào
giáo dục (GD) và dạy học (DH)...................................................................

8

1.2. Các vấn đề cơ bản trong dạy học................................................................ 12
1.2.1 Dạy học và quá trình dạy học.................................................................. 12
1.2.2 Phƣơng pháp dạy học............................................................................ 13
1.2.3 Phƣơng tiện kỹ thuật dạy học.......................................................................


14

1.2.4 Máy tính điện tử là phƣơng tiện kỹ thuật dạy học rất có hiệu quả...........16
1.3 Công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng CNTT vào dạy học................ 22


1.3.1 Khái niệm CNTT................................................................................... 22
1.3.2 Ứng dụng CNTT vào giáo dục................................................................ 23
1.3.3 Ứng dụng CNTT vào dạy học............................................................... 24
1.3.4 Các hình thức ứng dụng CNTT vào dạy học và bài giảng điện tử....... 25
1.4 Những nội dung chủ yếu của hệ thống dạy học nêu vấn đề..................... 30
1.4.1 Tính cấp bách của dạy học nêu vấn đề.................................................. 30
1.4.2 Cơ sở tâm lý của dạy học nêu vấn đề.................................................... 31
1.4.3 Các khái niệm cơ bản trong dạy học nêu vấn đề................................... 32
1.4.4 Phân loại tình huống có vấn đề.............................................................. 34
1.4.5 Phƣơng pháp giải quyết tình huống có vấn đề...................................... 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG I.......................................................................................... 39
CHƢƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG BÀI GIẢNG
ĐIỆN TỬ THEO HƢỚNG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TẠI TRƢỜNG CAO
ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƢƠNG....................................................... 40
2.1 Giới thiệu tóm tắt về trƣờng và khoa.......................................................... 40
2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên khoa Điện - Điện tử.....................................43
2.2.1 Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên..................................... 43
2.2.2 Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên............................................ 47
2.2.3 Trình độ CNTT của giáo viên................................................................ 49
2.3 Thực trạng cơ sở vật chất (CNTT và các phƣơng tiện kỹ thuật dạy
học) của trƣờng và khoa phục vụ cho việc dạy học....................................... 51
2.4 Thực trạng nhận thức của giáo viên khoa về tầm quan trọng của ứng
dụng CNTT vào dạy học và đổi mới phƣơng pháp dạy học............................ 52

2.4.1 Về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT (bài giảng điện tử) vào
dạy học............................................................................................................ 53
2.4.2 Về tầm quan trọng của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.................. 54
2.5 Thực trạng ứng dụng CNTT (bài giảng điện tử) vào dạy học và ứng 56


dụng các phƣơng pháp dạy học của giáo viên tại khoa Điện - Điện tử........
2.5.1 Thực trạng ứng dụng CNTT (bài giảng điện tử) của giáo viên khoa
Điện - Điện tử................................................................................................ 56
2.5.2 Thực trạng ứng dụng các phƣơng pháp dạy học và phƣơng tiện của
giáo viên khoa Điện - Điện tử....................................................................... 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG II..........................................................................................65
CHƢƠNG III: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO HƢỚNG DẠY HỌC
NÊU VẤN ĐỀ CHO MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT.............................................. 66
3.1 Phân tích mục tiêu, chƣơng trình, nội dung môn học Điện tử công suất....... 66

3.1.1 Mục tiêu môn học.................................................................................. 66
3.1.2 Chƣơng trình, nội dung môn học........................................................... 67
3.1.3 Đặc điểm môn học................................................................................. 72
3.2 Xây dựng bài giảng nêu vấn đề.................................................................. 73
3.2.1 So sánh các bƣớc lên lớp của bài giảng truyền thống và các bƣớc của
bài giảng nêu vấn đề......................................................................................... 73
3.2.2 Cấu trúc bài giảng truyền thống và cấu trúc bài giảng nêu vấn đề....... 76
3.3 Thiết kế bài giảng điện tử theo hƣớng dạy học nêu vấn đề..................... 77
3.3.1 Lựa chọn phần mềm và các công cụ để thiết kế bài giảng điện tử........ 77
3.3.2 Các bƣớc thiết kế bài giảng điện tử....................................................... 86
3.3.3 Lồng ghép bài giảng nêu vấn đề vào bài giảng điện tử......................... 90
3.4 Ứng dụng lý luận trên để thiết kế bài giảng điện tử theo hƣớng dạy
học nêu vấn đề cho môn điện tử công suất.................................................... 93
3.4.1. Quy trình thiết kế bài dạy bằng powerpoint.................................................


93

3.4.2 Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả khi thiết kế và sử dụng bài dạy bằng
powerpoint..............................................................................................................

93

3.4.3. Xây dựng BGĐT theo hƣớng dạy học nêu vấn đề cho môn điện tử công
suất..................................................................................................................

99

3.5 Khảo nghiệm sƣ phạm và thử nghiệm sƣ phạm.......................................105


KẾT LUẬN CHƢƠNG III........................................................................................113
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.................. 114
1. Những kết quả đạt đƣợc................................................................................114
2. Kiến nghị........................................................................................................115
3. Hƣớng phát triển của đề tài..........................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 116
PHỤ LỤC........................................................................................................ ...........118

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT


- BGĐT: Bài giảng điện tử.
- CNTT: Công nghệ thông tin.
- DH NVĐ: Dạy học nêu vấn đề.

- GV: giáo viên.
- HS: Học sinh.
- THCVĐ: Tình huống có vấn đề.
- NVĐ: nêu vấn đề.
- PPDH: Phƣơng pháp dạy học.
- PTDH: Phƣơng tiện dạy học.
- SV: Sinh viên.

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ CÁC HÌNH VẼ MINH HỌA
Hình 1.1. Cấu trúc bài giảng điện tử.


Hình 1.2. Sơ đồ quá trình tƣ duy.
Hình 2.1. Biểu đồ trình độ tin học của đội ngũ giáo viên.
Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá về mức độ thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng pháp dạy
học cho môn kỹ thuật điện tử.
Hình 2.3. Biểu đồ đánh giá về mức độ thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng tiện dạy
học cho các môn kỹ thuật tại khoa Điện - Điện tử
Hình 2.4. Biểu đồ đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong môn học Điện tử
công suất.
Hình 3.1. Mô hình hóa quy trình lên lớp của bài giảng truyền thống và bài giảng
NVĐ.
Hình 3.2. Giao diện của phần mềm Ms - Powerpoint.
Hình 3.3. Giao diện của phần mềm Macromedia Flash.
Hình 3.4. Hình giao diện của phần mềm Microsoft Frontpage.
Hình 3.5. Giao diện của phần mềm Hot Potatoes.
Hình 3.6. Sơ đồ các bƣớc thiết kế BGĐT.
Hình 3.7. Sơ đồ các yếu tố cần phân tích để lựa chọn nội dung tạo THCVĐ.
Hình 3.8. Cấu trúc nội dung một BGĐT theo hƣớng NVĐ.
Hình 3.9. Lƣu đồ cấu trúc đã đƣợc thiết kế sẵn.

Hình 3.10. Thể hiện cấu trúc dƣới dạng hình sao.
Hình 3.11. Biểu đồ dạng xƣơng cá.
Hình 3.12. Vùng hiển thị thông tin quan trọng.
Hình 3.13. Chuyển động của mắt khi quan sát.
Hình 3.14. Biểu đồ so sánh kết quả hành thăm dò ý kiến về mức độ hứng thú học tập
của sinh viên.
Hình 3.15. Sơ đồ mạch chỉnh lƣu nửa chu kì 1 pha dùng Thyristor, tải trở cảm.
Hình 3.16. Giản đồ thời gian tín hiệu vào và ra của sơ đồ mạch chỉnh lƣu
nửa chu kì 1 pha dùng Thyristor.
Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật
Hải Dƣơng.


Bảng 2.2. Quy mô đào tạo trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng giai đoạn 2006 2010.
Bảng 2.3. Các ngành nghề đào tạo tại trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng.
Bảng 2.4. Đánh giá trình độ nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên khoa Điện - Điện
tử.
Bảng 2.5. Đánh giá trình độ nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên khoa Điện - Điện tử.
Bảng 2.6. Thống kê trình độ tin học của giáo viên trƣờng CĐ KT - KT Hải Dƣơng.
Bảng 2.7. Cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT vào dạy học của Nhà trƣờng.
Bảng 2.8. Nhận thức của đội ngũ về vai trò của CNTT với việc đổi mới và nâng cao
chất lƣợng dạy học.
Bảng 2.9. Nhận thức của đội ngũ về tầm quan trọng của đổi mới phƣơng pháp dạy
học.
Bảng 2.10. Thực trạng việc ứng dụng CNTT vào dạy học tại trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ
thuật Hải Dƣơng.
Bảng 2.11. Kết quả thăm dò về mức độ thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng pháp dạy
học vào quá trình dạy học của giáo viên trong khoa.
Bảng 2.12. Kết quả thăm dò về mức độ sử dụng các phƣơng tiện dạy học các môn kỹ
thuật tại khoa Điện - Điện tử trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng.

Bảng 2.13. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong môn học Điện tử công suất
của sinh viên hai lớp K8.04.01 và K8.06.01.
Bảng 3.1. Bốn mức độ dạy học NVĐ.
Bảng 3.2. Thông tin về cỡ chữ.
Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết, khả thi, hiệu quả của bài giảng
điện tử theo hƣớng dạy học nêu vấn đề.
Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm tác động của bài giảng điện tử theo hƣớng dạy học
nêu vấn đề và phƣơng pháp dạy học truyền thống.
Bảng 3.5. Kết quả vận dụng lý thuyết vào cuộc sống.
Bảng 3.6. Bảng kết quả hành thăm dò ý kiến về mức độ hứng thú học tập của SV
đối với môn điện tử công suất.


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ THEO HƢỚNG DẠY
HỌC NÊU VẤN ĐỀ CHO MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT HẢI DƢƠNG
Tác giả luận văn:Phạm Thị Hạc

Khóa: 2009 - 2011

Người hướng dẫn:PGS.TS Đặng Danh Ánh
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài.
Việc đổi mới phương pháp dạy học chính là việc phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông (CNTT - TT), môi trường đa phương tiện vào quá trình dạy
học.
Với phương pháp dạy học nêu vấn đề, giúp sinh viên không chỉ nắm bắt được nội
dung, mục đích của bài giảng mà còn tạo cho họ có được thói quen, bản lĩnh và phương
pháp tự nghiên cứu khoa học trong suốt cuộc đời trưởng thành của họ.

Trong luận văn này tác giả chọn đề tài: "Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử theo
hướng dạy học nêu vấn đề cho môn điện tử công suất tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hải Dương".
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng đề xuất cách thiết kế
bài giảng điện tử theo hướng dạy học nêu vấn đề cho môn Điện tử công suất tại trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để thiết kế bài giảng điện tử
theo hướng dạy học nêu vấn đề.
- Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu ứng dụng 02 bài giảng điện tử nêu vấn đề cho môn
Điện tử công suất ở lớp thuộc hệ cao đẳng của khoa Điện - Điện tử trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương.
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả.
- Nghiên cứu tổng quan về phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT
vào BGĐT và phương pháp dạy học NVĐ.


- Trình bày cơ sở lý luận của dạy học theo hướng NVĐ có sự hỗ trợ của phương tiện dạy
học hiện đại (máy tính) và thực hiện phương pháp này một cách có hiệu quả cho bài
giảng môn điện tử công suất.
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên và việc giáo viên ứng
dụng CNTT, ứng dụng các phương pháp giảng dạy vào đào tạo ở trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Hải Dương.
- So sánh bài giảng truyền thống, bài giảng NVĐ, BGĐT trên cơ sở đó đề xuất quy trình
xây dựng bài giảng điện tử theo hướng dạy học nêu vấn đề khi dạy học môn điện tử công
suất.
- Xây dựng được BGĐT điển hình theo hướng DHNVĐ là: “2.2 Sơ đồ chỉnh lưu nửa chu
kỳ 1 pha dùng thyristor, tải trở cảm” và đồng thời tiến hành thực nghiệm với đầy đủ các
bước nêu trên đặc biệt nhấn mạnh tính ưu việt của các phương pháp mới nhằm phát huy
tính tích cực của SV.
d) Phƣơng pháp nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp thực
nghiệm sư phạm.
e) Kết luận.
Trong xu thế phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi phải có sự
đầu tư hợp lý và đồng bộ trên nhiều phương diện, trong đó đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực có chất lượng cao là rất quan trọng và cần thiết.
Để làm được điều đó cần có sự đầu tư hiệu quả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất,
trang thiết bị, phương tiện dạy học... Trong đó cải tiến phương pháp dạy học là yếu tố
quan trọng, là vấn đề đang được nhiều giáo viên tâm huyết với nghề quan tâm nhằm tìm
ra phương pháp hiệu quả truyền đạt kiến thức cho học sinh tạo ra những giờ học tích cực,
sonh động, hiệu quả cao.
Môn học điện tử công suất là một trong những môn học được ứng dụng rất nhiều
trong thực tế hiện nay, để học sinh vừa có kiến thức lý thuyết vừa có kỹ năng tự giải
quyết vấn đề, có khả năng áp dụng ngay được các tình huống có vấn đề trong thực tế thì


phương pháp dạy học theo hướng dạy học nêu vấn đề là một hướng dạy học tối ưu hiện
nay.

Người hướng dẫn

PGS.TS Đặng Danh Ánh

Hà Nội, ngày

tháng năm 2011
Học viên

Phạm Thị Hạc



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định giáo dục - đào tạo cùng
với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; phát triển giáo dục là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là
điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững "...Ƣu tiên hàng đầu cho việc nâng cao
chất lƣợng dạy và học. Đổi mới phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất lƣợng đội
ngũ giáo viên và tăng cƣờng cơ sở vật chất của nhà trƣờng, phát huy khả năng
sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên". [17]
Văn kiện đại hội IX đã đề ra nhiệm vụ: "Đổi mới và hiện đại hóa phƣơng
pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang
hƣớng dẫn ngƣời học chủ động tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho
ngƣời học phƣơng pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có
tƣ duy phân tích, tổng hợp; phát huy đƣợc năng lực của mỗi cá nhân, tăng cƣờng
tính chủ động, tính tự chủ của học sinh - sinh viên trong quá trình học tập. Từng
bƣớc áp dụng phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào quá trình dạy
học" [12, tr.107] để sinh viên khi ra trƣờng có đủ khả năng và trình độ tiếp cận với
sự phát triển của khoa học công nghệ.
Một phần của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học chính là việc phát triển và
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT - TT), môi trƣờng đa
phƣơng tiện vào quá trình dạy học, bởi lẽ ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin (CNTT) đã làm biến đổi sâu sắc xã hội loài ngƣời, nó ảnh
hƣởng trực tiếp đến tất cả các ngành, các lĩnh vực, các quốc gia và tới hầu hết các
công dân trong phạm vi toàn cầu; nó đã tạo ra những nhân tố năng động mới của
nền kinh tế và xã hội trong đó có giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Phƣơng pháp dạy học hiện nay vẫn còn là thầy giảng - trò ghi nên không
kích thích đƣợc hứng thú học tập, chƣa phát huy đƣợc tính cực, chủ động và sáng
tạo của sinh viên. Vì vậy, khả năng vận dụng những kiến thức kỹ thuật vào thực

tiễn của sinh viên còn hạn chế. Một trong những phƣơng pháp dạy học mới có thể
1


khắc phục điểm hạn chế của phƣơng pháp dạy học truyền thống đó là phƣơng
pháp dạy học nêu vấn đề. Với phƣơng pháp dạy học này, giúp sinh viên không chỉ
nắm bắt đƣợc nội dung, mục đích của bài giảng mà còn tạo cho họ có đƣợc thói
quen, bản lĩnh và phƣơng pháp tự nghiên cứu khoa học trong suốt cuộc đời trƣởng
thành của họ.
Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng một số năm gần đây đã
triển khai đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy trong tất cả
các ngành đào tạo nhằm phù hợp với nhu cầu của xã hội. Để hỗ trợ cho việc đổi
mới phƣơng pháp dạy học, nhà trƣờng đã đầu tƣ kinh phí mua sắm các thiết bị dạy
học hiện đại, khuyến khích ứng dụng CNTT và các phƣơng pháp dạy học tích cực
vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên việc ứng
dụng CNTT và sử dụng các thiết bị kỹ thuật vào phƣơng pháp dạy học tích cực
còn hạn chế. Cụ thể là:
- Việc sử dụng máy tính, các thiết bị nghe nhìn vào dạy học hầu nhƣ mới ở
mức độ thấp, chủ yếu chỉ mới thay cho việc sử dụng phấn bảng; việc đổi mới các
hình thức dạy học gắn với ứng dụng CNTT chƣa đƣợc quan tâm.
- Phòng máy tính mới sử dụng để dạy tin học nhƣ một môn học còn việc sử
dụng phòng máy, mạng máy tính, cùng các phần mềm dạy học (PMDH) nhƣ một
công cụ dạy học chƣa đƣợc quan tâm.
- Việc khai thác, sử dụng mạng Internet cho việc tìm kiếm thông tin, tƣ liệu
dạy học còn chƣa thiết thực với nhiều cán bộ, giáo viên.
- Việc biên soạn bài giảng điện tử, việc xây dựng các phần mềm dạy học,
xây dựng kho tƣ liệu điện tử phục vụ dạy - học và việc soạn giáo án điện để tử
phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động học tập nghiên cứu của sinh viê
n còn hạn chế.
Thực tiễn ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng lâu nay các đề

tài khoa học chỉ đi sâu nghiên cứu các môn học chuyên ngành, chƣa có ai nghiên
cứu về đổi mới phƣơng pháp dạy học và áp dụng dạy học nêu vấn đề vào thiết kế
bài giảng điện tử. Trọng tâm của phƣơng pháp đó là: Giáo viên phải xây dựng
đƣợc tình huống có vấn đề trong quá trình soạn giáo án điện tử trên máy vi tính và
2


tiến hành giảng dạy. Vì vậy tác giả chọn đề tài: "Nghiên cứu thiết kế bài giảng
điện tử theo hƣớng dạy học nêu vấn đề cho môn điện tử công suất tại trƣờng
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng".
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng đề xuất cách thiết kế bài giảng
điện tử theo hƣớng dạy học nêu vấn đề cho môn Điện tử công suất tại trƣờng Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng.
3. Giả thuyết khoa học:
Hiện nay nhiều giáo viên lên lớp vẫn dùng phƣơng pháp dạy học truyền
thống bằng phấn trắng bảng đen, hậu quả là chất lƣợng và hiệu quả đào tạo thấp,
tay nghề của sinh viên yếu, khi ra trƣờng khó kiếm việc làm. Nếu tìm đƣợc những
cách thức để thiết kế bài giảng kiểu mới - bài giảng điện tử theo hƣớng dạy học
nêu vấn đề thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả, chất lƣợng dạy và học môn Điện tử
công suất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để thiết kế bài giảng điện tử theo hƣớng
dạy học nêu vấn đề.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng có nhiều hệ đào tạo, tác
giả chỉ nghiên cứu ứng dụng 02 bài giảng điện tử nêu vấn đề cho môn Điện tử
công suất ở lớp thuộc hệ cao đẳng của khoa Điện - Điện tử trƣờng Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
5.2 Đánh giá thực trạng việc ứng dụng bài giảng điện tử theo hƣớng dạy
học nêu vấn đề tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng.
5.3 Thiết kế bài giảng điện tử theo hƣớng dạy học nêu vấn đề cho môn điện
tử công suất.

3


6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp trên cơ sở thu thập tài liệu từ sách, báo,
phƣơng tiện thông tin...
- Phƣơng pháp quan sát: dự giờ, hội giảng, đàm thoại, trao đổi, thảo luận, rút
kinh nghiệm.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: tổ chức thực nghiệm có đối chứng,
phân tích, xử lý kết quả.
7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, luận văn có 3 chƣơng:
- Chƣơng I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Chƣơng II: Đánh giá thực trạng việc ứng dụng bài giảng điện tử theo
hƣớng dạy học nêu vấn đề tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dƣơng.
- Chƣơng III: Thiết kế bài giảng điện tử theo hƣớng dạy học nêu vấn đề cho
môn Điện tử công suất.
Kèm theo là danh mục các chữ viết tắt, bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục.

4


CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

1.1.1 Sơ lược về nghiên cứu, ứng dụng dạy học nêu vấn đề.
Nhìn lại quá trình phát triển, ta thấy dạy học nêu vấn đề đã trải qua những
bƣớc thăng trầm và có thể chia ra làm hai giai đoạn cơ bản:
- Giai đoạn đầu: Dạy học nêu vấn đề khi mới hình thành về mặt lý luận.
Ở Nga có các đại diện là các nhà sinh học I.Ghecdơ, B.E RaiCốp; các nhà sử
học N. ARơgiơcốp, nhà ngôn ngữ V.Bantalon, M.ARƣnicôva…
Ở Anh, các đại biểu của nền giáo dục mới từ những năm 70 của thế kỷ 19
dùng phƣơng pháp tìm tòi phát kiến trong dạy học (thực chất là dạy học nêu vấn
đề) nhằm hình thành năng lực nhận thức của học sinh bằng cách lôi cuốn họ tham
gia phân tích hiện tƣợng, làm những bài tập chƣa từng làm chứa đựng những khó
khan nhất định.
Trong giai đoạn này, ngoài những nhà giáo dục tâm huyết đã nhìn thấy khả
năng to lớn, những đóng góp hữu iichs của dạy học nêu vấn đề đối với hoạt động
dạy và học trong các nhà trƣờng, còn số đông các nhà giáo dục khác do bảo thủ đã
quen dung phƣơng pháp dạy học truyền thống nên đã phê phán kịch liệt, vì bẩn
thân dạy học nêu vấn đề có một số thiếu sót cơ bản là [1]:
+ Thiếu cơ sở lý luận, cụ thể thiếu cơ sở tâm lý học.
+ Chỉ giới hạn đặt vấn đề ra trƣớc học sinh, còn học sinh phải tự giải quyết
vấn đề bằng phép “thử - sai”, biến học sinh thành nhà nghiên cứu, điều này không
phù hợp với thực tế.
+ Chỉ đảm bảo đƣợc tính tích cực hóa quá trình học tập nhƣng không làm
cho việc dạy học trở thành quá trình điều khiển đƣợc.
Đáng tiếc là, việc phê phán này không nhằm mục đích bổ sung hoàn thiện
thêm để cho nó phát triển mà đi đến hoàn toàn phủ định nó.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn hiện nay đƣợc tính từ năm 60-70 của thế kỷ này
trở lại đây, dạy học nêu vấn đề mới đƣợc khôi phục lại. Không phải vì lý do chính
trị, cũng không phải chuyện tân trang lại “bình cũ, rƣợu mới” cho hợp thời, mà
đơn giản vì một chân lý rất hiển nhiên. Khoa học là khoa học, sức sống của một
5



phƣơng pháp nằm ngay trong giá trị của bản thân phƣơng pháp. Với tƣ cách là
một hệ thống phƣơng pháp dạy học mới, đảm bảo cho con ngƣời phát triển toàn
diện, có năng lực tƣ duy đọc lập và sang tạo cao, dạy học nêu vấn đề đã đáp ứng
đúng đƣợc những yêu cầu mà thời đại đặt ra đối với giáo dục nói chung và đào tạo
con ngƣời trong các nhà trƣờng nói riêng.
Tất nhiên để dạy học nêu vấn đề có đƣợc hiệu quả phải nhờ đến công lao
của các nhà tâm lý học và giáo dục học lớn nổi tiếng đƣơng đại ở nhiều nƣớc nhƣ
ở Ba lan có V.O OKON (1968), đặc biệt ở Liên Xô (cũ) nhƣ: C.LRubinstein
(1958), M.AMachiuskin (1972), T.V Kudriasep (1975), M.I.Makhơmutốp (1975),
Jokn Deway, Rohn.Pdececco, I.A.Lecne, M.N.Xcatkin, X.F.Giucôp… đã hoàn
chỉnh thêm về mặt lý luận và nhất là bằng các thực nghiệm vận dụng thành công
trên nhiều đối tƣợng môn học nhƣ Toán, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật,
khoa học xã hội… và ở nhiều cấp học nhƣ học sinh phổ thông, đại học, dạy
nghề… đã tạo ra một trào lƣu mạnh mẽ nghiên cứu ứng dụng dạy học nêu vấn đề
trên thế giới. Đặc biệt là ở các nƣớc có nên giáo dục tiên tiến hiện đại.
 Ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu giới thiệu, phổ biến lý luận dạy học nêu vấn đề - một
thành tựu mới của khoa học giáo dục trên thế giới với bạn đọc Việt Nam, đã đƣợc
làm từ nhiều năm do sự đóng góp của nhiều nhà sƣ phạm: Lê nguyên Long, Đặng
Vũ Hoạt, Lê Khánh Bằng, Đặng Danh Ánh, Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà… Các cơ
quan chuyên môn nhƣ: Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Viện khoa học dạy
nghề trƣớc kia nay cũng thuộc Viện khoa học giáo dục Việt Nam, các trƣờng Đại
học Sƣ phạm… đều coi đây là một nội dung đƣa vào chƣơng trình nghiên cứu.
Song song với các công tác nghiên cứu lý luận, một số tác giả đã tổ chức thí điểm
thực nghiệm và triển khai ứng dụng ở một số lĩnh vực nhƣ: xây dựng bài tập nêu vấn đề
cho môn điện và vô tuyến kỹ thuật (Đặng Danh Ánh, luận án Phó tiến sĩ, Matxcơva năm
1977), xây dựng bài tập và bài giảng nêu vấn đề cho môn cơ kỹ thuật (Nguyễn Lộc, Viện
nghiên cứu khoa học dạy nghề, 1982), xây dựng các bài tập tình huống có vấn đề cho
việc bồi dƣỡng giáo viên mẫu giáo (Trần Thị Phong Thanh, trƣờng cán bộ quản lý giáo

dục và đào tạo, luận văn Cao học, 1993)…
6


Hầu hết các kết quả cho thấy việc xây dựng các tình huống có vấn đề theo
nội dung chƣơng trình học tập và giúp đỡ ngƣời học giải quyết các vấn đề đó sẽ
góp phần phát hiện, bồi dƣỡng vun đắp phát triển tiềm lực sáng tạo, tăng cƣờng
khả năng độc lập suy nghĩ của ngƣời học. Dạy học nêu vấn đề khêu gợi, kích thích
ngƣời học suy nghĩ, tìm tòi và phát huy khả năng tƣ duy ở mức cao nhất, huy động
trí tuệ vào giải quyết các vấn đề do bài học hoặc thực tiễn đặt ra. Khi vấn đề đƣợc
giải quyết là ngƣời học có thêm tri thức và kỹ năng mới nhƣng đồng thời cũng tìm
ra đƣợc cách thức hay phƣơng pháp tìm ra nó. Vì lẽ đó dạy học nêu vấn đề giúp
ngƣời ta học đƣợc phƣơng pháp học, từ đó có thể biết tự học suốt đời và nảy sinh
long ham học trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Đây là điều có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, nó rất phù hợp với những yêu cầu xã hội đang đòi hỏi đối với công tác giáo
dục đào tạo trong việc cung cấp lực lƣợng lao động cho các ngành kinh tế xã hội.
Ngày nay do sự phát triển khoa học công nghệ đã làm biến mất một số
ngành nghề và xuất hiện nhanh chóng những ngành nghề mới. Kỹ thuật của những
năm 60 sẽ rất lạc hậu so với năm 2011. Ngƣời học không thể trông đợi vào những
tri thức nhà trƣờng trang bị và hy vọng có thể dùng vốn tri thức ấy trong suốt đời
lao động nghề nghiệp của mình. Khoảng 5 - 7 năm sau những tri thức học đƣợc ở
trƣờng sẽ lạc hậu. Do đó muốn làm việc đƣợc thì họ phải biết cách tự học, có
phƣơng pháp tự học.
Mặc dù trên phƣơng diện nghiên cứu lý luận cũng nhƣ kết quả tiến hành
thực nghiệm ở một số nơi đều khẳng định những ƣu điểm nổi trội của dạy học
nêu vấn đề nhƣng trong nhiều năm qua hầu nhƣ dạy học nêu vấn đề chủ yếu
vẫn dừng ở thí điểm diện hẹp không nhân ra đƣợc diện rộng. Cách dạy học
truyền thống dùng phấn trắng, bảng đen vẫn chiếm ƣu thế, phổ biến nhất vẫn là
thấy đọc trò chép, thuyết trình giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hiện, biểu diễn trực
quan minh hoạ.

Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, song trƣớc hết trong quá trình cải
cách và phát triển giáo dục nƣớc ta những năm trƣớc đây, chúng ta mới chú trọng
tới tầm vĩ mô (cơ cấu hệ thống giáo dục, mạng lƣới các trƣờng lớp) còn chƣơng
trình nội dung dạy học (dạy cái gì) và phƣơng pháp dạy học (dạy nhƣ thế nào) tuy
7


đây, do có đặt ra nhƣng không có những chủ trƣơng cụ thể và chƣa đƣợc xếp vào
hàng những vấn đề cấp bách. Từ năm 2004 đến nay

Bộ GD&ĐT đã có chủ

trƣơng đổi mới mạnh mẽ cách dạy và cách học ở trƣờng phổ thông, nhƣng trên
thực tế chƣa có đƣợc các trƣờng và giáo viên thực hiện nghiêm túc. Còn ở các
trƣờng Cao đẳng, Đại học việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là tùy thuộc vào
từng trƣờng, vào giảng viên, không có hình thức ràng buộc nào cả, do vậy chất
lƣợng đào tạo thấp.
1.1.2 Sơ lược về nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào
giáo dục (GD) và dạy học (DH).
Vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục ở việt nam hiện nay là mối quan tâm
của nhiều tổ chức, cá nhân, trên nhiều mảng khác nhau. Chẳng hạn nhƣ:
- Các công ty Schoolnet, Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), Công ty
điện tử công nghịêp Hà Nội (CDC), Công ty phần mềm Hoàng Anh, vv.... rất quan
tâm ứng dụng CNTT vào nhƣ: quản lý tài chính, quản lý học sinh, quản lý thi,
quản lý thƣ viện, sắp xếp thời khoá biểu,.... việc cập nhập dữ liệu học sinh, sinh
viên và thông tin tới gia đình để phối hợp quản lý, giáo dục học sinh vv.... qua
mạng Internet đã đƣợc nhiều nhà trƣờng quan tâm thực hiện.
- Việc xây dựng hệ thống thông tin trong giáo dục đƣợc bộ giáo dục và các cơ
quan quản lý giáo dục địa phƣơng rất quan tâm, nhiều phần mền quản lý thông tin
có hiệu quả đã đƣợc đƣa vào sử dụng và ngày càng hoàn thiện nhƣ phần mềm

EMIS, PMIS,.... Bộ giáo dục và đào tạo, các sở, nhiều phòng GD&ĐT, các viện
nghiên cứu, các trƣờng đại học cao đẳng, THCN, dạy nghề và nhiều trƣờng phổ
thông rất quan tâm với việc xây dựng và tổ chức hoạt động rất hiệu quả của các
Website. Website của các đơn vị: Bộ GD&ĐT ( cổng thông
tin điện tử của Bộ ( Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục SREM ( là những Website rất bổ ích cho những
ngƣời quan tâm, cho các nhà giáo, đặc biệt là các nhà quản lý giáo dục.
Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều nghiên cứu, rất nhiều sản phẩm phần mềm,
rất nhiều Website đã có đóng góp rất quan trọng trong việc ứng dụng CNTT vào
dạy học.
8


Sơ lược về tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:
Nói đến việc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay không thể không nói tới
việc ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là mối quan tâm hàng
đầu của rất nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các công ty phần
mềm,.... tin học coi nhƣ là một phƣơng tiện thậm chí nhƣ là một môi trƣờng giáo
dục (trƣờng học ảo – thông qua mạng Internet) nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và
học phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục trên thế giới và yêu cầu đổi mới giáo dục
trên đất nƣớc hiện nay.
Các tập đoàn máy tính và phần mền Intel, IBM, Microsoft,.... cũng đã đầu tƣ
rất lớn cho việc nghiên cứu đƣa CNTT vào giáo dục và đã hỗ trợ cho bộ GD&ĐT
nhiều dự án đang đƣợc triển khai ở nhiều trƣờng phổ thông một cách có hiệu quả,
mở ra một hƣớng mới cho việc đổi mới giáo dục ở nƣớc ta:
- Tập đoàn Microsoft với việc hỗ trợc các trƣờng học trong việc đƣa CNTT
vào dạy học thông qua chƣơng trình “Partners in Learing”. Chƣơng trình Partners
in Learing bắt đầu đƣợc triển khai ở Việt Nam từ năm 2005, mục tiêu của chƣơng
trình đến năm 2010 là 50.000 giáo viên đƣợc đào tạo về kỹ năng CNTT và
phƣơng pháp tích hợp CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt là bộ tài liệu huấn luyện và
chia sẻ đồng nghiệp của chƣơng trình này đƣợc nghiên cứu, biên soạn rất công

phu, rất bổ ích cho giáo viên. Bộ tài liệu bao gồm:
+ Bộ sách tin học căn bản: đƣợc viết theo các cấp độ sử dụng khác nhau: Cơ
bản về soạn thảo văn bản/ Tạo bài trình bày với Microsoft PowerPoint/ Internet và
khai thác Internet.
+ Bộ sách hƣớng dẫn sƣ dụng CNTT trong dạy và học, hƣớng dẫn chia sẻ với
đồng nghiệp. Bao gồm mô hình trƣờng học thế kỷ 21/ Sử dụng CNTT trong dạy
học/ “Chia sẻ sử dụng CNTT trong dạy học”.
- Tập đoàn Intel với chƣơng trình “Dạy học của Intel” trƣớc đây là chƣơng
trình có tên “Intel Teach to the Future - Dạy học cho tƣơng lai” với nội dung là
chƣơng trình dạy học theo dự án (PBL) - một chƣơng trình dạy học hiện đại của
thế ky 21; với kết qủa từ năm 2004 đến năm 2007, riêng với các trƣờng phổ thông,

9


×