Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Ứng dụng moodle xây dựng các khóa học trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 84 trang )


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. Sơ lược lý lịch
Họ và tên:
TRẦN ĐĂNG NGỌC
Giới tính:
Nam
Sinh ngày:
05 tháng 11 năm 1987
Nơi sinh:
Nho Quan – Ninh Bình
Quê quán:
Xã Mỹ Hà – Huyện Mỹ Lộc – TP. Nam Định – Nam Định
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Trung cấp nghề số 18 – Bộ Quốc phòng
Địa chỉ liên lạc: Số 8 ngõ 32 đường Nguyễn Văn Trỗi – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại NR: 04.665.255.49
Điện thoại di động: 0983.236.137
E-mail:


ảnh 4x6

II. Quá trình đào tạo
1. Đại học:
- Hệ đào tạo:
Chính quy
Thời gian đào tạo: từ 09/2005 đến 06/2009
- Trường đào tạo:
Đại học Bách khoa Hà Nội


- Ngành học:
Sư phạm kỹ thuật Điện tử
Bằng tốt nghiệp đạt loại:
Khá
2. Thạc sĩ:
- Hệ đào tạo:
Chính quy
Thời gian đào tạo: từ 10/2009 đến 04/2012
- Chuyên ngành học: Lý luận và phương pháp dạy học – Sư phạm Kỹ thuật Điện tử
- Tên luận văn:
Ứng dụng Moodle xây dựng các khóa học trực tuyến
- Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Trọng Nghĩa
3. Trình độ ngoại ngữ:

Tiếng Anh

- Trình độ B1 châu Âu

III. Quá trình công tác chuyên môn kể từ khi tốt nghiệp đại học
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhận

12/2009 đến nay

Trường Trung cấp nghề số 18 – BQP

Giáo viên


IV. Các công trình khoa học đã công bố
Tôi cam đoan những nội dung viết trên đây là đúng sự thật.
Ngày 20 tháng 03 năm 2012
NGƯỜI KHAI

Trần Đăng Ngọc


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................5
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................7
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...........................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................... 13
1.1. Công nghệ dạy học ............................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm về công nghệ .............................................................. 13
1.1.2. Công nghệ dạy học ...................................................................... 14
1.1.3. Công nghệ dạy học hiện đại......................................................... 16
1.2. E-Learning ......................................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm về E-learning .............................................................. 19
1.2.2. Đặc điểm chung của e-learning.................................................... 20
1.2.3. Nguồn lực của E-learning ............................................................ 22
1.2.3.1. Con người............................................................................. 22
1.2.3.2. Hạ tầng Công nghệ thông tin................................................. 23
1.2.4. E-learning và phương pháp dạy học truyền thống ........................ 23
1.2.4.1. Ưu – nhược điểm của e-learning ........................................... 23
1.2.4.2. Lớp học truyền thống và lớp học e-learning .......................... 25

1.2.4.3. Kết hợp e-learning và phương pháp truyền thống.................. 25
1.2.5. Các hình thức kỹ thuật của E-learning ......................................... 27
1.2.5.1. CBT (Computer Based Training) .......................................... 27

1


1.2.5.2. WBT (Web Based Training) ................................................. 27
1.2.5.3. Learning Platform (Edu-Portal)............................................. 28
1.2.5.4. Virtual seminar ..................................................................... 29
1.2.5.5. Collaborative Learning ......................................................... 29
1.2.6. Các kiểu trao đổi thông tin trong E-Learning ............................... 32
1.2.6.1 Trao đổi đồng bộ (synchronous) ............................................ 33
1.2.6.2 Trao đổi không đồng bộ (asynchronous) ................................ 33
1.3. M-learning – xu hướng e-learning trong tương lai .............................. 35
1.3.1. Sự ra đời của M-learning ............................................................. 35
1.3.2. Khái niệm M-learning.................................................................. 36
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................. 38
2.1. Tình hình ứng dụng đào tạo trực tuyến hiện nay ................................. 38
2.1.1. Tình hình ứng dụng đào tạo trực tuyến trên thế giới..................... 38
2.1.2. Tình hình ứng dụng đào tạo trực tuyến tại Việt Nam ................... 39
2.2. Hệ thống quản lý học tập (LMS) ........................................................ 41
2.2.1. Khái quát chung về hệ thống quản lý học tập............................... 41
2.2.1.1. Định nghĩa ............................................................................ 41
2.2.1.2. Chức năng của LMS ............................................................. 41
2.2.1.3. Nhiệm vụ của LMS............................................................... 42
2.2.1.4. Phân loại............................................................................... 42
2.2.2 Một số hệ thống quản lý học tập ................................................... 43
2.2.3. Hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở - xu hướng của tương lai 45
2.3. Công cụ xây dựng nội dung học tập (Authoring Tool) ........................ 46

2.3.1. Nhóm các phần mềm phổ thông................................................... 47

2


2.3.1.1. Microsoft Office ................................................................... 47
2.3.1.2. Microsoft Frontpage 2003..................................................... 48
2.3.1.3. Microsoft Movie Maker & Sound Recorder .......................... 49
2.3.1.4. Snipping Tool ....................................................................... 50
2.3.1.5. Phần mềm trắc nghiệm vi tính............................................... 50
2.3.2. Nhóm các phần mềm chuyên nghiệp............................................ 51
2.3.2.1. Bộ ứng dụng của Adobe........................................................ 51
2.3.2.2. Ispring Suite Pro ................................................................... 55
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN..... 57
3.1. Hệ thống quản lý học tập Moodle....................................................... 57
3.2. Triển khai xây dựng khóa học dựa trên Moodle.................................. 62
3.2.1. Cài đặt hệ thống quản lý học tập Moodle cục bộ trên windows.... 62
3.2.2. Thiết lập thông số hệ thống.......................................................... 69
3.2.2.1. Thiết lập giao diện cho hệ thống: .......................................... 69
3.2.2.2. Thiết lập trang chủ:............................................................... 70
3.2.2.3. Xác lập các chế độ bảo mật và chính sách của hệ thống ........ 71
3.2.2.4. Thiết lập ngôn ngữ cho hệ thống........................................... 71
3.2.3. Các chức năng quản lý................................................................. 72
3.2.3.1. Chức năng quản lý thành viên............................................... 72
3.2.3.2. Chức năng quản lý khóa học ................................................. 73
3.2.3.3. Chức năng quản lý mô-đun: .................................................. 73
3.2.4. Tạo, nhập khóa học..................................................................... 74
3.2.5. Tạo diễn đàn................................................................................ 77
3.2.6. Bài tập trên Moodle ................................................................. 78


3


3.3. Cài đặt m-Learning trên Moodle......................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 80
1. KẾT LUẬN........................................................................................... 80
2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 80
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 82

4


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện, luận văn “Ứng dụng Moodle
xây dựng các khóa học trực tuyến” đã được hoàn thành tháng 3 năm 2012 tại Viện
Sư phạm kỹ thuật – trường Đại học Bách khoa Hà Nội với sự hướng dẫn tận tình
của GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc và TS. Đào Trọng Nghĩa, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô Viện Sư phạm kỹ thuật, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn
Xuân Lạc và TS. Đào Trọng Nghĩa đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu và gợi
mở ý tưởng để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Viện Sư
phạm kỹ thuật, các thầy cô là cộng tác viên của Viện, Viện Đào tạo sau đại học, các
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ về mọi mặt về kiến thức, tài liệu và thời gian để tác
giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả gửi lời cảm ơn tới gia đình đã luôn là nguồn động viên lớn
cho tác giả trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Do các điều kiện thực hiện có hạn, luận văn này không tránh khỏi những thiếu

sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cho các thiếu sót và ý tưởng
phát triển để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tác giả
Trần Đăng Ngọc

5


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, những gì mà tôi trình bày trong luận văn này là do sự tìm
hiểu và nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các
tác giả khác nếu có đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ
luận văn Thạc sĩ nào và chưa được công bố trên bất kỳ một phương tiện thông tin
nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mà tôi đã cam đoan ở trên đây.

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2012
Tác giả

Trần Đăng Ngọc

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- CBT


: Computer Based Training

- WBT : Web Based Training
- CD-ROM

: Compact Disc – Read Only Memory

- DVD : Digital Video Disc
- LMS : Learning Management System
- LCMS : Learning Content Management System
- CAI

: Computer Aided/Assisted Instruction

- SCORM

: Sharable Content Object Reference Model

- ĐHQGHN

: Đại học Quốc gia Hà Nội

- CNTT : Công nghệ thông tin
- TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

- GD&ĐT


: Giáo dục và Đào tạo

- THPT : Trung học phổ thông
- LAN : Local Area Network
- IP

: Internet Protocol

7


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 1. 1 Lớp học truyền thống và lớp học E-learning.................................. 25
Bảng 1. 2 Ưu và nhược điểm của trao đổi đồng bộ và không đồng bộ ........... 34

Hình 1. 1 Bản chất công nghệ dạy học hiện đại ............................................ 17
Hình 1. 2 Mô hình hệ thống E-learning ......................................................... 21
Hình 1. 3 Mô hình trao đổi thông tin trong học tập trực tuyến ....................... 32
Hình 2. 1 Giao diện của Google Etherpad ..................................................... 31
Hình 2. 2 Giao diện của Google Docs ........................................................... 31
Hình 2. 3 Giao diện chỉnh sửa của Google Docs với định dạng Word ........... 31
Hình 2. 4 Giao diện một hệ thống đào tạo sử dụng Moodle ........................... 43
Hình 2. 5 Giao diện một hệ thống đào tạo sử dụng ILIAS ............................. 44
Hình 2. 6 Giao diện một khóa học sử dụng Atutor......................................... 45
Hình 2. 7 Ứng dụng Writer trong bộ Open Office ......................................... 47
Hình 2. 8 Giao diện của Microsoft Frontpage 2003 ....................................... 48
Hình 2. 9 Giao diện của Windows Movie Maker và Sound Recorder ............ 49
Hình 2. 10 Giao diện của ứng dụng Snipping Tool........................................ 50
Hình 2. 11 Giao diện của phần mềm Trắc nghiệm vi tính.............................. 51

Hình 2. 12 Giao diện của phần mềm Adobe Photoshop 7.0 ........................... 52
Hình 2. 13 Giao diện của Adobe Flash .......................................................... 52
Hình 2. 14 Giao diện Software Simulation của Adobe Captive 5.5................ 53
Hình 2. 15 Giao diện sử dụng của Adobe Presenter 7.................................... 54
Hình 2. 16 Khả năng nhập liệu tại form và chia sẻ của Adobe Acrobat Pro ... 54
Hình 2. 17 Ứng dụng Adobe Connet triển khai họp trực tuyến ...................... 55
Hình 2. 18 Giao diện một trang e-learning sử dụng Moodle .......................... 57
Hình 3. 1 Download moodle ......................................................................... 62
Hình 3. 2 Lựa chọn ngôn ngữ........................................................................ 63
Hình 3. 3 Kiểm tra thiết lập PHP................................................................... 63

8


Hình 3. 4 Cấu hình cơ sở dữ liệu................................................................... 64
Hình 3. 5 Kiểm tra máy chủ .......................................................................... 64
Hình 3. 6 Tải gói ngôn ngữ tiếng việt ............................................................ 65
Hình 3. 7 Cài đặt thành công gói ngôn ngữ tiếng việt .................................... 65
Hình 3. 8 Thông tin về phiên bản Moodle ..................................................... 65
Hình 3. 9 Cài đặt cơ sở dữ liệu...................................................................... 66
Hình 3. 10 Lập bảng liệt kê các plugin .......................................................... 66
Hình 3. 11 Lập tài khoản quản trị .................................................................. 67
Hình 3. 12 Thiết lập trang chủ....................................................................... 68
Hình 3. 13 Thiết lập quản lý chứng thực ....................................................... 68
Hình 3. 14 Trang chủ hệ thống quản lý học tập ............................................. 69
Hình 3. 15 Thiết lập giao diện ....................................................................... 69
Hình 3. 16 Thiết lập trang chủ....................................................................... 70
Hình 3. 17 Chính sách hệ thống .................................................................... 71
Hình 3. 18 Thiết lập ngôn ngữ....................................................................... 72
Hình 3. 19 Thành viên................................................................................... 72

Hình 3. 20 Khóa học ..................................................................................... 73
Hình 3. 21 Hoạt động.................................................................................... 74
Hình 3. 22 Thao tác thêm mục mới ............................................................... 74
Hình 3. 23 Khai báo và mô tả mục mới ......................................................... 74
Hình 3. 24 Thao tác thêm khóa học mới........................................................ 75
Hình 3. 25 Thiết lập cho khóa học................................................................. 76
Hình 3. 26 Thiết kế các hoạt động và tài nguyên cho các tuần học ............... 76

9


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tên đề tài
Ứng dụng Moodle xây dựng các khóa học trực tuyến
2. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin truyền thông và các dịch vụ mà nó mang lại đã làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo của
nước ta, thể hiện rõ nhất trong việc phủ sóng di động và kết nối internet đến mọi
miền của đất nước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông vào đào tạo
cũng đã được triển khai mở rộng, tạo nên những bước nhảy vọt cho nền giáo dục
nước nhà.
Hệ thống phần mềm dành riêng cho giáo dục cũng được các nhà phát triển
phần mềm trong nước và thế giới chú ý, trong đó có các phần mềm đến nay đã trở
nên thông dụng như Microsoft Office, Hotpotatoes, Trắc nghiệm vi tính (phần mềm
Việt Nam), Ispring, Adobe Presenter…; các hệ thống hỗ trợ triển khai e-learning
như BlackBoard, Moodle, Atutor… Ứng dụng các phần mềm này, bài giảng được
thiết kế một cách sinh động nhờ nội dung đa phương tiện, các nội dung trước đây
vốn khô khan đã được mô hình hóa hoặc mô phỏng lại trên bài giảng, tạo nên sức
thu hút đối với người học, nâng cao hiệu quả của bài giảng. Sự phát triển của
internet cũng làm người dạy, người học có thêm nhiều khả năng trao đổi trực tiếp

với nhau thông qua điện thoại, chat, email… từ đó giúp giảm thời gian, công sức
hơn so với trước đây, phát huy được tính tích cực, cầu thị của học sinh.
Song song với quá trình giảng dạy giáp mặt, giáo dục từ xa đang dần trở nên
phổ biến và thể hiện ưu thế của mình trong lĩnh vực đào tạo thời kỳ công nghệ
thông tin. Trong hình thức này, người dạy và người học không bị giới hạn về
khoảng cách địa lý, thời gian trong phần lớn quá trình, việc truyền thụ được thông
qua các học liệu, các bài kiểm tra đánh giá đã được biên soạn và chuẩn hóa, chủ yếu
được sử dụng trên máy tính. Do đó, hình thức giáo dục từ xa phát huy được tính tích
cực, tự chủ của người học, đẩy người học trở về vị trí trung tâm thực sự của quá

10


trình đào tạo, tạo điều kiện cho người học có thể học tập mọi lúc, mọi nơi. Hình
thức này cũng giúp các cơ sở đào tạo giảm được gánh nặng về cơ sở vật chất khi
nhu cầu của người học ngày một tăng nhanh, mở ra cơ hội hợp tác giữa các cơ sở
đào tạo và tạo nên nhu cầu cấp thiết chuẩn hóa các nội dung đào tạo.
Với mục đích ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào triển khai đào tạo trực
tuyến tại Việt Nam, sau khi tìm hiểu và chọn lọc các phần mềm, tác giả đã lựa chọn
đề tài: “Ứng dụng Moodle xây dựng các khóa học trực tuyến”
3. Đối tượng nghiên cứu
-

Nghiên cứu các lý thuyết về đào tạo trực tuyến (E-Learning) như: khái niệm,
các đặc điểm và các hình thức học tập trong e-learning và một số hình thức
tương tác, trao đổi, cộng tác trong e-learning…

-

Nghiên cứu các hình thức triển khai e-learning, các công cụ hỗ trợ soạn bài

giảng, kiểm tra, đánh giá người học khi triển khai đào tạo trực tuyến: các ưu,
nhược điểm; phạm vi ứng dụng của các hình thức đó trong thực tế…

-

Nghiên cứu tình hình triển khai đào tạo trực tuyến hiện nay trên thế giới và
tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến việc giảng dạy các môn chuyên ngành
Điện tử và giảng dạy cho đối tượng học sinh nghề.

-

Nghiên cứu ứng dụng của đồ họa tương tác trong đào tạo trực tuyến: lý
thuyết về đồ họa tương tác, thực trạng ứng dụng trên thế giới và tại Việt Nam
hiện nay.

-

Nghiên cứu và triển khai ứng dụng Moodle vào xây dựng khóa học trực
tuyến các môn học chuyên ngành Điện tử, trong đó có áp dụng đồ họa tương
tác và đánh giá hiệu quả của việc áp dụng này.

4. Phạm vi nghiên cứu
-

Lý thuyết về e-learning, các hình thức trao đổi, cộng tác trong e-learning.

-

Lý thuyết về đồ họa tương tác và sử dụng đồ họa tương tác trong dạy học.


-

Moodle 1.9.5 và bản nâng cấp 2.2

-

Ứng dụng Moodle xây dựng khóa học trực tuyến các môn học chuyên ngành
Điện tử có áp dụng đồ họa tương tác.

11


5. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng khóa học trực tuyến dựa trên Moodle và các học liệu có tính tương
tác cao vào giảng dạy môn học chuyên ngành Điện tử nhằm giúp cho học sinh có
cách tiếp cận trực quan hơn về nội dung bài giảng; đặc biệt e-learning hỗ trợ giáo
viên trong quá trình giảng dạy một cách tốt hơn trong lĩnh vực đào tạo nghề.
6. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

-

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

12


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1. Công nghệ dạy học
1.1.1. Khái niệm về công nghệ
Thuật ngữ “công nghệ” (Technology) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ
“Tekhnologia” trong tiếng Hy Lạp1. Từ này trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là cách xử
lý, thủ thuật hay kỹ năng xử lý một cách có hệ thống.
Theo từ điển mở Wikipedia, công nghệ là “một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các
công cụ và mưu mẹo của con người”2. Tùy theo từng ngữ cảnh mà công nghệ có thể
được hiểu là các công cụ máy móc hay là các phương pháp, tiến trình để giải quyết
một vấn đề. Ngày nay, khái niệm công nghệ thường được hiểu là quá trình cho ra
các sản phẩm hàng loạt và giống nhau, có chất lượng cao và giá thành hạ.
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) định
nghĩa: Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế
biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ
thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc, khái niệm công nghệ được hiểu là “một hệ
thống các phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách
quan, tác động vào một đối tượng nào đó, đạt một thành quả xác định cho con
người”.
Theo các định nghĩa nêu trên, khái niệm công nghệ thể hiện một trình độ cao
trong hoạt động của con người, ở đó các kỹ năng đã trở thành kỹ xảo và cho ra các
sản phẩm có chất lượng cao trong khi tiết kiệm được công sức của con người. Mỗi
công nghệ bao giờ cũng phải bao gồm 4 thành phần chính: Kỹ thuật (phương tiện –
thành phần cốt lõi của bất kỳ công nghệ nào), Thông tin (phương pháp – biểu thị
các tri thức được tích lũy trong công nghệ, trả lời câu hỏi “làm cái gì” và “làm như
thế nào”), Con người (bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy được và

1
2


[Greek tekhnologia, systematic treatment of an art or craft : tekhnē, skill + -logia, -logy.]
Trích dẫn từ />
13


khả năng sáng tạo) và Tổ chức (sử dụng công nghệ được tiến hành theo một hệ
thống và tiến trình nhất định, đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng ba yếu tố trước nó
trong việc tạo ra sản phẩm theo mong muốn của con người).
1.1.2. Công nghệ dạy học
Thời Hy Lạp cổ đại, một nhóm các nhà giáo tinh hoa uyên bác (nhóm
Sophists) nổi tiếng có những lý lẽ tranh luận thông minh, sắc sảo và tài hùng biện
thường đi dạy học cho các nhóm trẻ biết sử dụng thuật hùng biện đúng cách thức.
Các bài giảng của nhóm Sophists đã gây ảnh hưởng lớn đến các nhà Triết học như
Socrate, Plato, Aristotle và đã góp phần tạo nền tảng triết học cơ bản cho tư tưởng
phương Tây sau này. Do đó, có thể xem họ chính là những nhà công nghệ dạy học
đầu tiên của thế giới, truyền dạy kinh nghiệm của mình để biến thành kỹ năng của
học sinh một cách bài bản và có mục đích.
Khái niệm công nghệ dạy học và công nghệ giáo dục - đào tạo ngày nay cũng
được định nghĩa theo nhiều cách tiếp cận khác nhau:
“Công nghệ đào tạo là quá trình sử dụng vào giáo dục và dạy hoặc các phương
tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học
sinh”.
“Công nghệ dạy học là quá trình sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ
thuật, công nghệ vào quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích dạy học với hiệu
quả kinh tế cao”.
"Công nghệ dạy học là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lý
của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình đào
tạo cũng như xác lập các phuơng pháp và phương tiện có kết quả nhất để đạt mục
đích đào tạo đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của thầy và trò" (UNESCO
5/1976)

Các khái niệm nêu trên theo nhiều cách tiếp cận khác nhau đã chỉ ra cách thức
tổ chức cho quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả nhưng mới chỉ hướng tới
một khía cạnh riêng hoặc chú trọng vào quá trình hơn là đối tượng của việc dạy học.
Nhiều khái niệm khác lại đưa ra cách tiếp cận không phù hợp khi chỉ cho rằng quá

14


trình dạy học nào có áp dụng các thành tựu khoa học, phương tiện kỹ thuật mới
được gọi là công nghệ dạy học. Các tiếp cận này vô hình thu hẹp và làm mất đi bản
chất tính công nghệ của quá trình dạy học mà các nhà Sophists đã đặt nền móng.
Trong nhiều thập niên trước đây, người thầy đóng vai trò trung tâm của quá
trình dạy học, mọi phương pháp, cách thức giảng dạy đều do thầy đưa ra và học
sinh học tập theo định hướng đó một cách thụ động. Đến ngày nay, với sự phát triển
của khoa học công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác, người học có nhiều cách
tiếp cận với các vấn đề khoa học hơn, yêu cầu đối với quá trình dạy học đẩy lên một
trình độ cao hơn hẳn trước đây. Do đó, tương tự như quy luật thể hiện mối quan hệ
thay đổi giữa lượng và chất, vị trí trung tâm của quá trình dạy học hiện đại đã
chuyển sang người học. Người thầy lúc này chỉ đóng vai trò hướng dẫn, định hướng
cho hoạt động của người học, hoạt động dạy học cũng theo đó mà thay đổi theo.
Như vậy, định nghĩa công nghệ dạy học cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp.
Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc, công nghệ dạy học là một hệ thống phương
tiện, phương pháp và kỹ năng, nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào
người học, hình thành một nhân cách xác định.
Định nghĩa này đã chỉ ra được bản chất công nghệ của quá trình dạy học thông
qua các yếu tố “phương tiện”, “phương pháp”, “kỹ năng” và nhấn mạnh vào đối
tượng cũng như mục tiêu của quá trình dạy học. Tương ứng với việc sử dụng
phương tiện, phương pháp khác nhau chúng ta sẽ có các công nghệ dạy học khác
nhau, do đó nó đảm bảo tính tương thích ngược khi mô tả các khái niệm trước đây.
Từ định nghĩa này, công nghệ dạy học có thể được chia thành hai nhóm chính

dựa trên việc sử dụng các phương tiện, phương pháp và kỹ năng phù hợp:
- Công nghệ dạy học truyền thống: sử dụng các phương pháp, phương tiện và
kỹ năng truyền thống. Ví dụ như dạy học sử dụng phấn bảng, tranh vẽ…
- Công nghệ dạy học hiện đại: sử dụng các phương pháp, phương tiện và kỹ
năng trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông. Việc dạy học
được tiến hành bằng máy tính và có sự hỗ trợ tích cực từ mạng internet là
điều kiện tốt để phát triển môi trường học tập trực tuyến (e-learning).

15


Cùng với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học máy tính,
công nghệ dạy học hiện đại đang chiếm ưu thế lớn và là định hướng của hầu hết các
cơ sở giáo dục trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, theo kịp với sự phát triển của
khoa học công nghệ. Các khái niệm trước đây vốn còn xa lạ như CAI (Computer
Aided/Assisted Instruction – Dạy học có sự hỗ trợ của máy tính), CBT (Computer
Based Training – Đào tạo bằng máy tính)… nay đã trở nên quen thuộc. Việc sử
dụng công nghệ dạy học hiện đại cũng đã trở thành một tiêu chí quan trọng trong
việc đánh giá trình độ của người dạy.
1.1.3. Công nghệ dạy học hiện đại
“Công nghệ dạy học hiện đại là công nghệ dạy học bằng máy tính”
Theo phân loại trên, công nghệ dạy học hiện đại có thể hiểu là sự kết hợp một
cách đa dạng các thành tựu khoa học kỹ thuật khác nhau vào việc dạy học. Điều đó
thể hiện ở phương tiện phương pháp dạy học, nội dung đào tạo, hệ thống đánh giá
người học từ đầu vào đến đầu ra và tuân theo một quy trình tổ chức đào tạo khép
kín, chặt chẽ. Quy trình này cũng mang bản chất công nghệ và sản xuất ra những
sản phẩm cao cấp nhất (con người), do đó nó được thừa hưởng và cần phải sử dụng
các thành tựu công nghệ mới nhất nhằm đảm bảo chất lượng của quy trình. Đó
chính là bản chất của công nghệ dạy học hiện đại (hình 1.1).
Tuy nhiên, chính điều này cũng làm nảy sinh yêu cầu đối với người dạy trong

việc sử dụng thành thạo các phương tiện, phương pháp dạy học và đặt ra thách thức
trong vấn đề thiết kế các nội dung dạy học ngang tầm với người học, tối ưu được
chi phí và thời gian của quá trình.
Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống nhỏ trong hệ thống công nghệ dạy
học nói chung, do đó nó mang đặc điểm chung của công nghệ dạy học và bổ sung
vào đó những đặc điểm riêng của mình. Công nghệ dạy học hiện đại có một số đặc
điểm sau đây:
- Tính hiện đại: thường xuyên đổi mới quá trình dạy học bằng việc áp dụng
những thành tựu mới của khoa học giáo dục và các ngành khoa học liên
quan một cách có hệ thống và căn cứ khoa học.

16


- Tính tối ưu: tối ưu được chi phí về thời gian và sức lực cho cả người học,
người dạy và hệ thống đào tạo.
- Tính khách quan: quá trình đào tạo đảm bảo sự công bằng cho người học
thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả học tập một cách khách
quan, phân loại được người học một cách chính xác và trung thực.
- Tính hệ thống: quá trình đào tạo được thực hiện theo quy trình xác định và
thống nhất (có thể gồm nhiều quy trình con) từ khi tuyển sinh đến khi
người học ra trường. Đồng thời, các thăm dò nhu cầu xã hội và phản hồi từ
người học sau ra trường góp phần đóng kín chu trình đào tạo, hoàn thiện và
cải thiện các quy trình con.
- Tính đồng nhất của sản phẩm: người học cùng tham gia một quy trình đào
tạo phải đạt được các kết quả mong muốn gần giống nhau.

Thành tựu của

Đầu ra (mục tiêu)


khoa học giáo

Đạt

dục: Tâm lý

Tổ

học, giáo dục

chức

học…

khoa
học

Đầu vào (học sinh)

tiêu
Điều kiện phương tiện dạy học

khoa học liên
quan: toán
học, tin học,

trình

với

Nội dung đào tạo

dạy
học

chi
phí

Hệ thống phương pháp

tối
ưu

điều khiển
học…

đào
tạo

quá
Thành tựu của

mục

Tiêu chuẩn đánh giá

Hình 1. 1 Bản chất công nghệ dạy học hiện đại

17



Công nghệ dạy học hiện đại nhờ đó có những ưu điểm vượt trội mà công nghệ
dạy học truyền thống không có như:
- Cho phép cá thể hóa người học: người học có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và
cùng lúc tham gia nhiều hoạt động học khác nhau. Đồng thời, người học sẽ
được phân hóa rõ rệt và có thể rút ngắn thời gian học theo khả năng của
bản thân.
- Cho phép mô-đun hóa nội dung đào tạo: Khác với dạy học truyền thống, môđun hóa các nội dung đào tạo là yêu cầu gần như bắt buộc đối với công
nghệ dạy học hiện đại, nó cho phép người học tùy chọn nội dung theo khả
năng và sở thích của mình. Sau khi hoàn thành, người học có thể được cấp
chứng nhận trên các nội dung đó.
- Nâng cao hiệu quả của dạy học: với sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện
đại (đặc biệt là máy tính) quá trình dạy học trở nên linh hoạt hơn, lượng
kiến thức lớn hơn, thúc đẩy hiệu quả của quá trình dạy học.
- Thúc đẩy học tập cộng tác: nhiều người học có thể tham gia cùng giải quyết
một vấn đề từ các nơi khác nhau, không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý
và thời gian. Khi đó, quan hệ thầy - trò trở nên bình đẳng hơn, trò có thể
được coi là đồng nghiệp hay cộng sự của thầy trong việc nghiên cứu, tạo
nên tính kế thừa trong hoạt động nghiên cứu.
Tuy nhiên, một công nghệ dạy học (bao gồm phương tiện, phương pháp, kỹ
năng) chỉ có tác dụng tốt khi được sử dụng trong những điều kiện hoàn toàn xác
định, theo quan điểm công nghệ và quan điểm hệ thống.
Theo quan điểm công nghệ:
- Phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu…) thích hợp và điều kiện vận
hành tương ứng.
- Người dạy có tay nghề (phương pháp và kỹ năng về tin học và môn dạy…)
đủ để làm chủ quá trình dạy học, như ứng tác linh hoạt trong những tình
huống đột xuất (trục trặc kỹ thuật, thiếu hoặc thừa thời gian so với dự kiến
trong giáo án…)


18


- Người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với những
thuận lợi do công nghệ dạy học hiện đại mang lại.
Theo quan điểm hệ thống
Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống công nghệ dạy
học nói chung, vì thế phải được sử dụng trong mối tương quan với công nghệ dạy
học truyền thống, theo phương châm đúng lúc, đúng chỗ và đúng độ3, để đảm bảo
cho việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học không chỉ khả thi mà còn hiệu quả.
Tựu chung lại, công nghệ dạy học hiện đại là một bước tiến lớn trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo, làm thay đổi các quan điểm của dạy học truyền thống và là nền
tảng để các hình thức dạy học mới ra đời. Sự phát triển rực rỡ của e-learning trong
gần hai thập niên trở lại đây đã chứng minh tính đúng đắn, hợp lý của công nghệ
dạy học hiện đại; mở đường cho kỷ nguyên học tập mọi lúc mọi nơi.
1.2. E-Learning
1.2.1. Khái niệm về E-learning
Trong thời đại xã hội hóa toàn cầu, việc học tập là việc cần phải tiến hành
thường xuyên và liên tục (học tập trọn đời), không chỉ giúp cho con người đứng
vững trong môi trường công việc cạnh tranh (thông qua việc học thêm các kỹ năng
mới và bồi dưỡng, nâng cao các kỹ năng sẵn có) mà còn giúp nâng cao kiến thức
văn hóa - xã hội của mỗi người. Bên cạnh đó, những rào cản về thời gian, khoảng
cách địa lý, thể chế xã hội… ngăn cản người học tiếp cận tri thức theo ý muốn, tăng
hao phí về thời gian, tiền bạc và hiệu suất học tập thấp. Vì vậy, nhu cầu học tập ở
mọi lúc, mọi nơi và có một phương pháp mới giúp con người tiếp cận nhanh hơn,
hiệu quả hơn với tri thức là tất yếu trong xã hội ngày nay. Cùng với sự phát triển
vượt bậc của khoa học thông tin và truyền thông, e-learning đã ra đời, đáp ứng nhu
cầu nêu trên và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong việc nâng cao hiệu quả
đào tạo, tạo nên tính tùy biến cao và giảm thiểu chi phí.


3

độ được hiểu là trình độ (cao, thấp, trung bình), mức độ (nhiều, ít, khó, dễ, sâu, rộng…),
tốc độ hoặc tiến độ (nhanh, chậm…) v.v…

19


E-learning (viết tắt của Electronic Learning) có rất nhiều cách hiểu dưới các
quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, e-learning là một
thuật ngữ mô tả việc học tập và đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền
thông (cụ thể hơn là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng – tương
tác, kỹ thuật tính toán…), tận dụng các phương tiện điện tử, internet để truyền tải
các nội dung và kỹ năng đến người học ở mọi nơi có các điều kiện tương ứng. Đó
cũng chính là bản chất của e-learning.
Tại Việt Nam, e-learning thường được gọi là “Đào tạo điện tử” hay “Đào tạo
trực tuyến” bởi cách thức thực hiện và hiệu quả mà chúng mang lại.
Trên thế giới cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về e-learning:
- Theo Compare Infobase Inc: e-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc
học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.
- Theo Sun Microsystem Inc: e-learning là việc học tập được truyền tải hoặc
hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải được thực hiện qua nhiều kỹ
thuật khác nhau như: internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy
thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT).
- Theo William Horton: e-learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet
trong học tập.
- Theo MASIE Center: e-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được
chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ
thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay
toàn cục

- Theo Lance Dublin4: e-learning là việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các
dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao
hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân.
1.2.2. Đặc điểm chung của e-learning
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng e-learning vẫn mang các đặc điểm
của một công nghệ dạy học hiện đại và có các đặc điểm chung như sau:
4

Trích dẫn từ trang e-learning của Bộ giáo dục đào tạo:

20


- Nền tảng của e-learning là dựa trên công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ
thuật mô phỏng – tương tác, kỹ thuật tính toán… trong đó sự trợ giúp của
máy tính là phần không thể thiếu.
- Hiệu quả của e-learning cao hơn so với dạy học truyền thống do e-learning
có tính tương tác cao dựa trên nội dung đa phương tiện (multimedia), tạo
điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra
nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người
- E-learning ra đời để đáp ứng nhu cầu học tập của con người. Nó đang và đã
trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-learning
đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nước trên thế giới với rất
nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-learning ra đời
Trung tâm của hệ thống e-Learning là hệ thống quản lý học tập LMS
(Learning Management System). Theo đó, người dạy, người học và người quản trị
hệ thống đều truy cập vào hệ thống này với những mục tiêu khác nhau đảm bảo hệ
thống hoạt động ổn định và việc dạy học diễn ra hiệu quả.
Quản trị
hệ thống


Người học

Người học

Người dạy

Hệ thống
Quản lý học tập
LMS
(Learning Management
System)

Công cụ
Xây dựng nội dung học tập
(Authoring Tool)

Người học

Người học

Người học

Hình 1. 2 Mô hình hệ thống E-learning
21


Để tạo và quản lý một khóa học, người dạy ngoài việc làm việc trực tiếp trên
hệ thống quản lý học tập, còn cần sử dụng các công cụ xây dựng nội dung học tập
(Authoring Tools) để thiết kế, xây dựng nội dung khóa học và được đóng gói theo

chuẩn (thường là chuẩn SCORM) và đưa lên hệ thống quản lý học tập. Trong một
số trường hợp, nội dung khóa học có thể được thiết kế và xây dựng trực tiếp không
cần các công cụ Authoring tools. Những hệ thống làm được việc đó có tên là hệ
thống quản lý nội dung học tập LCMS (Learning Content Management System).
1.2.3. Nguồn lực của E-learning
1.2.3.1. Con người
Theo mô hình hệ thống e-Learning (hình 1.2), có ba đối tượng sẽ tham gia vào
hệ thống quản lý học tập với những vai trò khác nhau. Cụ thể như sau:
- Người quản trị: Đây là người có trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống quản
lý học tập với các chức năng như tạo lập khóa học, phân quyền cho giáo
viên, cấp phát tài khoản người dùng, thiết lập môi trường, trợ giúp người
dạy và người học về công nghệ... Người này bắt buộc phải nắm vững
chương trình đào tạo, nghiệp vụ quản lý đào tạo, có kỹ năng tốt về công
nghệ thông tin và quản trị hệ thống quản lý học tập.
- Người dạy: Là nhân tố chính trong việc cung cấp các khóa học trên hệ thống
quản lý học tập. Ngoài các hoạt động học tập, các học liệu đã được thiết kế
theo kịch bản sư phạm định trước theo hướng phỏng theo các hoạt động
học tập của hình thức dạy học giáp mặt để giúp người học tự lực trong học
tập, người dạy cũng cần thao tác trực tiếp với các chức năng của hệ thống
quản lý học tập trong việc định hướng kế hoạch học tập, thông báo, cảnh
báo, đánh giá, chỉ dẫn, trợ giúp người học một cách thường xuyên và kịp
thời.
- Người học: Đây là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học dựa trên elearning. Các khóa học cần được thiết kế theo định hướng lấy người học
làm trung tâm. Khi tham gia học tập, người học sẽ thực hiện các hoạt động
học tập đã được thiết kế theo kịch bản sư phạm để tự lực, chủ động khám

22


phá tri thức, kỹ năng của khóa học. Bên cạnh đó, người học cũng thường

xuyên nhận được các thông tin chỉ dẫn, giúp đỡ khi gặp khó khăn hay cùng
nhau thảo luận, chia sẻ thông qua chức năng hợp tác trên mạng.
1.2.3.2. Hạ tầng Công nghệ thông tin
Với cơ sở giáo dục: cần sở hữu hoặc thuê máy chủ đủ mạnh để đảm bảo hoạt
động ổn định khi có sự tham gia đồng thời của số lượng lớn người dạy, người học
trên hệ thống quản lý học tập. Trên máy chủ cần cài đặt phần mềm hệ thống quản lý
học tập LMS (được giới thiệu trong chương 2 của luận văn này).
Với người dạy và người học: cần có máy tính kết nối với Internet. Riêng
người dạy, cần sở hữu các công cụ thiết kế khóa học (Authoring Tools) để thiết kế
nội dung học tập (được giới thiệu trong chương 3 của luận văn này). Bên cạnh đó,
cũng cần sử dụng các phần mềm trong việc tạo ra, xử lý các đối tượng đa phương
tiện, tạo hoạt hình, tạo bài trắc nghiệm, các công cụ chụp ảnh màn hình
(capture)...để tạo ra nguồn tài nguyên sử dụng trong khóa học.
1.2.4. E-learning và phương pháp dạy học truyền thống
1.2.4.1. Ưu – nhược điểm của e-learning
Ra đời trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhảy vọt,
e-learning có những ưu điểm vượt trội so với phương pháp dạy học truyền thống.
- E-learning làm thay đổi cách học cũng như vai trò của người học. Người học
e-learning đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể
học mọi lúc, mọi nơi nhờ các phương tiện trợ giúp.
- Người học có thể lựa chọn các nội dung và học theo thời gian biểu cá nhân
với nhịp độ tuỳ theo khả năng, do đó đối tượng đào tạo sẽ được mở rộng
nhiều hơn so với trước đây. E-learning cũng góp phần giải quyết vấn đề
nan giải trong lĩnh vực giáo dục thế giới khi nhu cầu đào tạo của người lao
động và học viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo.
Tuy nhiên, e-learning không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào
tạo truyền thống.

23



×