Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền bắc đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------------

NGUYỄN THANH TÙNG

ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT HIỆN CÓ TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC. ĐỀ
XUẤT LỰA CHỌN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. ĐẶNG KIM CHI

HÀ NỘI 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................v
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC .............................................................3
1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ....................................................................3
1.1.1. Chất thải rắn công nghiệp ..............................................................................3
1.1.2. Chất thải rắn nguy hại ....................................................................................3
1.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................................3
1.2. Thành phần chất thải rắn ..................................................................................4


1.2.1. Chất thải rắn công nghiệp ..............................................................................4
1.2.2. Chất thải rắn nguy hại ....................................................................................5
1.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................................6
1.3. Tình hình thu gom chất thải rắn tại các tỉnh miền Bắc ..................................8
1.3.1. Chất thải rắn công nghiệp ..............................................................................8
1.3.2. Chất thải rắn nguy hại ....................................................................................9
1.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................................9
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC..................................................................11
2.1. Hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong cả nước .............11
2.1.1. Công nghệ SERAPHIN................................................................................11
2.1.2. Công nghệ Tâm Sinh Nghĩa-ASC................................................................12
2.1.3. Công nghệ MBT-CD.08...............................................................................14
2.1.4. Công nghệ xử lý chất thải bằng biện pháp yếm khí tùy nghi - A.B.T .........16
2.1.5. Công nghệ chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh ....................................................17
2.1.6. Công nghệ chôn lấp CTRSH không hợp vệ sinh .........................................18
2.2. Hiện trạng công nghệ xử lý CTR của một số tỉnh miền Bắc .......................18
2.2.1. Ninh Bình .....................................................................................................18
2.2.2. Hà Nam ........................................................................................................19
2.2.3. Hải Dương....................................................................................................21

Nguyễn Thanh Tùng

i

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


2.2.4. Hải Phòng.....................................................................................................22
2.2.5. Bắc Ninh.......................................................................................................23

2.2.6. Hà Nội ..........................................................................................................25
2.2.7. Nam Định .....................................................................................................27
2.2.8. Thái Bình......................................................................................................29
2.2.9. Lạng Sơn ......................................................................................................29
2.2.10. Lai Châu .....................................................................................................31
2.2.11. Cao Bằng....................................................................................................33
2.2.12. Điện Biên ...................................................................................................35
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT.................................................................................................................38
3.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................38
3.2. Các hạng mục chính của bãi chôn lấp ............................................................38
3.3. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá...................................................................39
3.3.1. Cơ sở pháp lý cho việc đánh giá hiện trạng các bãi chôn lấp ......................39
3.3.2. Xây dựng các tiêu chí cho việc đánh giá hiện trạng các BCLCTR .............44
3.3.3. Phương pháp đánh giá hiện trạng bãi chôn lấp CTR để đưa ra quyết định
lựa chọn loại hình bãi chôn lấp hợp vệ sinh khuyến khích áp dụng [16] ..............51
3.4. Áp dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí cho bộ tiêu chí đã đề xuất .....57
3.4.1. Phân tích tầm quan trọng tương đối của các tiêu chí (cho trọng số)............57
3.4.2. Đề xuất điểm số cho các tiêu chí nhánh.......................................................59
3.4.3. Đề xuất điểm số cho việc đánh giá hiện trạng các bãi chôn lấp ..................67
3.5. Áp dụng các tiêu chí để đánh giá hiện trạng các bãi chôn lấp. ....................67
3.5.1. Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn- Sóc Sơn- Hà Nội....................67
3.5.2. Bãi chôn lấp CTR tại Tràng Cát- Thành phố Hải phòng [13] ...................75
3.5.3. Bãi chôn lấp thị xã Lai Châu - Tỉnh Lai Châu.............................................83
3.5.4. Bãi chôn lấp Tuần Quán- Thành phố Yên Bái.............................................86
3.3.6. Kết quả đánh giá hiện trạng các bãi chôn lấp ..............................................89
3.3.7. Đề xuất một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả xử lý CTR...................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................96
1. Kết luận.................................................................................................................96
2. Kiến nghị...............................................................................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................97

Nguyễn Thanh Tùng

ii

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCL

Bãi chôn lấp

BCLCTR

Bãi chôn lấp chất thải rắn

BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTR

Chất thải rắn


CTNH

Chất thải nguy hại

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CCN

Cụm công nghiệp

CPTM

Cổ phần thương mại

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CTIEE


Trung tâm Môi trường đô thị và Công nghiệp

MTĐT

Môi trường Đô thị

MT

Môi trường

MCA

Phân tích đa tiêu chí (Multi Criteria Analysis)

KCN

Khu công nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường


TMDV

Thương mại Dịch vụ

TP

Thành phố

SXDVTM

Sản xuất Dịch vụ Thương mại

VLXD

Vật liệu xây dựng

Nguyễn Thanh Tùng

iii

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần CTR một số ngành ......................................................................4
Bảng 1.2: Sự gia tăng lượng CTR hàng năm của Hà Nội ...............................................5
Bảng 1.3: Tổng lượng CTRNH trong những năm gần đây của Hà Nội..........................5
Bảng 1.4: Thành phần CTRSH những năm gần đây và dự báo của Thành phố Hà Nội
trong thời gian tới ............................................................................................................6
Bảng 1.5: Thành phần của CTR sinh hoạt đô thị của Hải Dương...................................7

Bảng 1.6: Khối lượng CTR phát sinh tại một số tỉnh miền Bắc năm 2005-2009 ...........8
Bảng 2.1: Khối lượng phát sinh và hiệu suất thu gom ..................................................23
Bảng 2.2: Số đơn vị thu gom và tổng diện tích bãi chất thải đang hoạt động...............24
Bảng 2.3: Công tác thu gom CTR trên địa bàn Lạng Sơn.............................................30
Bảng 2.4: Tình hình thu gom và xử lý CTR đô thị tại tỉnh Cao Bằng ..........................33
Bảng 2.5: Hiện trạng các bãi CTRSH tỉnh Cao Bằng ...................................................34
Bảng 2.6: Tỷ lệ thu gom và phân loại các loại CTR TP. Điện Biên Phủ ......................35
Bảng 3.1: Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn địa điểm BCL.....................................40
Bảng 3.2: Lượng CTRSH đô thị phát sinh và tỷ lệ thu gom .........................................43
Bảng 3.3: Quy mô BCL CTR đô thị theo QCVN 07:2010/BXD..................................44
Bảng 3.4: Tổng hợp các tiêu chí cần đánh giá ..............................................................50
Bảng 3.5: Bảng cho điểm tầm quan trọng .....................................................................57
Bảng 3.6: Đề xuất trọng số các tiêu chí.........................................................................58
Bảng 3.7: Đề xuất điểm số cho các tiêu chí nhánh........................................................60
Bảng 3.8: Ý nghĩa thang điểm từ 1-5 ............................................................................67
Bảng 3.9: Tổng hợp điểm cho các tiêu chí nhánh của khu liên hợp xử lý rác Nam Sơn
.......................................................................................................................................74
Bảng 3.10: Các thiết bị phục vụ bãi chôn lấp................................................................80
Bảng 3.11: Kinh phí đầu tư cho bão chôn lấp Tràng Cát 3...........................................81
Bảng 3.12: Tổng hợp điểm số các tiêu chí nhánh của BCL Tràng Cát 3......................82
Bảng 3.13: Tổng hợp điểm số các tiêu chí nhánh của BCL thị xã Lai Châu ................85
Bảng 3.14: Tổng hợp điểm số các tiêu chí nhánh của BCL Tuần Quán .......................88
Bảng 3.15: Bảng kết quả đánh giá hiện trạng các bãi chôn lấp.....................................90
Bảng 3.16: Kết quả xếp hạng 4 BCL được lựa chọn đánh giá ......................................91

Nguyễn Thanh Tùng

iv

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại một số tỉnh Miền Bắc......................8
Hình 2.1: Mô hình kết hợp các hợp phần công nghệ Seraphin .....................................12
Hình 2.2: Hệ thống thu gom và xử lý CTR tỉnh Ninh Bình ..........................................19
Hình 2.3: Công nghệ chế biến phân hữu cơ từ rác thải .................................................20
Hình 2.4: BCL hợp vệ sinh của thành phố Hải Phòng ..................................................22
Hình 2.5: Công nghệ xử lý CTR sinh hoạt tại Nam Sơn – Hà Nội ...............................26
Hình 2.6: Công nghệ xử lý chất thải hữu cơ tại Nam Định...........................................28
Hình 2.7: Công nghệ thu gom, vận chuyển CTR của Lạng Sơn ...................................31
Hình 2.8: Tỷ lệ thu gom CTR đô thị tại TP. Điện Biên Phủ qua các năm ....................36
Hình 3.1: Bãi rác Nam Sơn-Hà Nội ..............................................................................67
Hình 3.2: Cấu tạo lớp đáy ô chôn lấp ............................................................................68
Hình 3.3: Lớp phủ bãi cuối cùng của ô chôn lấp...........................................................69
Hình 3.4: Hệ thống thu nước rác ...................................................................................69
Hình 3.5: Dây chuyền xử lý nước thải tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn ........70
Hình 3.6: Bãi chôn lấp Tràng Cát..................................................................................77
Hình 3.7: Bãi chôn lấp Tuần Quán-Yên Bái .................................................................88

Nguyễn Thanh Tùng

v

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn

sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh miền Bắc. Đề xuất lựa chọn biện pháp
nâng cao hiệu quả xử lý” do GS.TS. Đặng Kim Chi hướng dẫn là do tôi
thực hiện, không phải sao chép của bất kỳ tác giả hay tổ chức nào ở trong và
ngoài nước. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung đã trình bày
trong luận văn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2010
Người thực hiện:
Nguyễn Thanh Tùng


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đặng Kim Chi - Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn đúng yêu cầu đề ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý chất thải thông thường - Cục
Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường - Tổng cục Môi trường, các bạn bè
đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt kiến
thức cho tôi trong quá trình học tập tại Viện, cũng như gia đình bạn bè đã
khuyến khích, động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU
Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu mang tính toàn cầu, ngày càng
được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách và trở thành nội dung quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế và xã hội phát triển

với tốc độ cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao
một bước, song người dân cũng đã và đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường
rất bức xúc diễn ra hàng ngày.
Tại Việt Nam, sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng
của chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) và chất thải
nguy hại (CTNH) ở các địa phương đang và sẽ cần các khoản kinh phí rất lớn trong
nhiều năm để giải quyết hậu quả.
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp (KCN) chưa gắn với vấn
đề xử lý chất thải rắn (CTR) dẫn đến ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các
KCN, khu đô thị đang diễn ra ở mức báo động. Cơ sở hạ tầng, quy hoạch bãi trung
chuyển, bãi chôn lấp (BCL) chất thải hợp vệ sinh của một số khu đô thị, KCN của các
địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Phương pháp xử lý CTRSH được các địa phương áp dụng chủ yếu là các BCL
không hợp vệ sinh và một số các phương pháp xử lý CTRSH đô thị đang được áp
dụng. Tuy nhiên, với lượng CTRSH phát sinh ngày càng tăng thì việc áp dụng phương
pháp chôn lấp đang gặp khó khăn nhất định về qũy đất cũng như ảnh hưởng của nó tới
khu vực xung quanh.
Việc đánh giá, lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH đang được áp dụng hiện nay
là một vấn đề rất cần thiết đối với các địa phương cũng như các cấp quản lý. Phương
pháp hiện nay được các địa phương áp dụng để xử lý CTRSH gồm có; Sản xuất phân
vi sinh và chôn lấp. Tuy nhiên các sản phẩm sản xuất từ CTRSH đang gặp khó khăn
trong việc tiêu thụ, do vậy chôn lấp vẫn là phương pháp chủ yếu được các địa phương
áp dụng để xử lý CTRSH. Do vậy trong nội dung của luận văn này sẽ tập trung vào
đánh giá công nghệ chôn lấp đang áp dụng tại một số tỉnh miền Bắc.

Nguyễn Thanh Tùng

1

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010



Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các địa phương về việc bảo vệ môi trường,
giảm các rủi ro do việc đầu tư các công nghệ xử lý chất thải không hiệu quả, học viên
đã lựa chọn đề tài “Đánh giá công nghệ xử lý CTR sinh hoạt hiện có tại một số tỉnh
miền Bắc. Đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý”
Mục đích của đề tài:
- Tổng quát chung về tình hình phát sinh CTRSH tại một số tỉnh miền Bắc;
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng xử lý CTRSH hiện có của một số tỉnh miền
Bắc;
- Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý
CTRSH bằng chôn lấp và áp dụng để đánh giá hiện trạng một số BCL nhằm đưa ra
khuyến cáo cho các nhà quản lý, các cấp ngành về tình hình ô nhiễm do tác động của
các BCL không hợp vệ sinh gây ra.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng là các BCL chất thải rắn sinh hoạt.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài về các BCL hiện có của một số tỉnh miền Bắc.
Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài đưa ra được đánh giá về hiện trạng, tình hình ô nhiễm môi trường do tác
động của các BCL không hợp vệ sinh gây ra. Từ đó đề xuất một số các biện pháp
nhằm giảm thiểu, hạn chế ảnh hưởng của BCL gây ra
Nội dung của luận văn gồm những phần sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình phát sinh CTR sinh hoạt tại một số tỉnh
Miền Bắc
Chương 2: Hiện trạng công nghệ xử lý CTR sinh hoạt tại một số tỉnh Miền
Bắc
Chương 3: Đánh giá hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại một
số tỉnh Miền Bắc

Nguyễn Thanh Tùng


2

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC
1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
1.1.1. Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xây
dựng và ngành nghề kinh doanh dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là
CTRCN. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi địa phương mà CTRCN phát
sinh có nguồn gốc từ rất nhiều ngành nghề khác nhau: cơ khí, luyện kim; sản xuất cao
su, nhựa; sản xuất giấy; sản xuất da, giày; dệt, may mặc; chế biến lương thực, gia súc;
hoá chất và sản phẩm hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sơn; đóng tàu và
sửa chữa tàu cũ; sản xuất thép và thép ống; sản xuất điện, điện tử hay rơi vãi từ các
họat động trong quá trình vận chuyển, các loại bã, vỏ của nguyên liệu đầu vào: bã dứa,
vỏ cây, bẹ ngô, vỏ cứng hạt điều, tro, xỉ thải, cao su, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh
quang, bao bì dính chất thải nguy hại... Các loại CTRCN này phát sinh tập trung ở các
KCN, CCN và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là sau hoạt động sản xuất.
1.1.2. Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các địa phương được phân ra thành 3 nguồn
phát sinh chính sau:
- Từ các hoạt động khám chữa bệnh, y tế;
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp;
- Từ các hoạt động sinh hoạt của người dân.
1.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh chủ yếu:
- Từ các hoạt động sinh hoạt: CTR từ các hộ gia đình, đường, chợ...

- Từ các hoạt động dịch vụ, thương mại: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ sửa chữa
xe máy, du lịch...
- Từ hoạt động công nghiệp, y tế: Chủ yếu là lượng CTRSH thuộc khu vực này
được thu gom và chuyển về nơi tập kết của chất thải đô thị.

Nguyễn Thanh Tùng

3

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


1.2. Thành phần chất thải rắn
Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, tốc độ phát triển đô thị và dân số tăng
nhanh thì thành phần, khối lượng CTR hàng năm phát sinh từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tại các địa phương là rất lớn và phần lớn
lượng chất thải này là không phân hủy được.
1.2.1. Chất thải rắn công nghiệp
Tốc độ phát sinh CTRCN tại các doanh nghiệp sản xuất cũng như tình hình phát
sinh CTR trên địa bàn các tỉnh có xu hướng tăng dần theo từng năm. Tuỳ theo từng
loại hình sản xuất, CTRCN phát sinh khác nhau về lượng cũng như thành phần, tính
chất. Thành phần vật lý của CTRCN có thể là các chất hữu cơ, vô cơ hoặc cả hai.
Thành phần chủ yếu của CTRCN gồm các chất hữu cơ, cao su, thuỷ tinh, vải
vụn, giấy, bìa carton, xỉ than... Tỷ lệ phần trăm các thành phần có trong CTRCN
không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom CTR, thời gian thu gom CTR...
Thành phần của các loại CTR này mang tính trơ như: các cơ sở khai thác
khoáng sản là đất đá, cát thải sau khai thác, thiếc thành phần là xỉ thải; nhà máy sản
xuất bia và sản xuất đường là bã thải dạng hữu cơ dễ phân hủy; ngoài ra tại một số cơ
sở gia công kim loại, gương, kính thành phần là kim loại, thủy tinh, sành sứ. Thành
phần phát sinh CTR tại một số ngành được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1: Thành phần CTR một số ngành [11]
TT

Các ngành sản xuất

1

Gia công chế tạo cơ khí

2

Chế biến thực phẩm

3

Sản xuất nước giải khát

4

Sản xuất bao bì

5

VLXD (gạch, xi măng, khai
thác, chế biến đá…)

6

Công nghiệp nhựa


7

Công nghiệp hàng tiêu dùng:
điện tử - đồ gia dụng, tin học

Nguyễn Thanh Tùng

Nguồn phát sinh
Hàn, cắt, Ma
Chuẩn bị nguyên liệu
Lò hơi
Sơ chế nguyên liệu
Đóng chai. Lò hơi
Cắt, xẻ, định hình
Lò hơi, lò nung
Chuẩn bị nguyên liệu
Sản phẩm không đạt
Nấu nhựa
Cắt gọt bavia
Lắp ráp

4

Thành phần
Xỉ kim loại
Kim loại phế liệu
Chất hữu cơ
Xỉ than
Vỏ hoa quả, cặn bã
Chai, lọ vỡ. Xỉ than

Vụn carton, bao bì hỏng
Xỉ than
Nguyên vật liệu rơi vãi
Xỉ than
Nhựa vụn..
Phế liệu
Sản phẩm hỏng

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


Trong những năm gần đây, hoạt động xây dựng diễn ra mạnh mẽ và trên diện
rộng. Trong quá trình xây dựng phát sinh nhiều CTR như đất, đá, gạch vỡ, côtpha, vỏ
bao bì... hỏng thải. Chất thải xây dựng chiếm một lượng rất lớn, thành phần chủ yếu là
vô cơ, khó có khả năng phân huỷ nên gây áp lực đối với môi trường.
Bảng 1.2: Sự gia tăng lượng CTR hàng năm của Hà Nội [11]

Loại CTR

2003

2004

(Đơn vị: tấn/năm)
2006
2007

2005

CTR sinh hoạt


369.882 413.545 499.320 544.259 584.934

CTR công nghiệp

47.374

51.100

CTR y tế

3.493

4.015

119.720 131.692 151.170
4.380

5.432

6.298

Tổng (không kể lượng phân bùn) 420.723 468.660 623.420 681.383 742.402
Nguồn : Chi cục BVMT Hà Nội, năm 2009.
Hiện nay, lượng CTRCN phát sinh tại các địa phương, đặc biệt tại các KCN,
CCN chưa được điều tra, thống kê số liệu cụ thể.
1.2.2. Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn nguy hại phát sinh trong ngành y tế chủ yếu gồm: chất thải chứa
các chất lây nhiễm, pin, ăc quy, chất hàn răng almagam thải, chất thải chứa bạc từ quá
trình rửa phim, các loại dược phẩm thải chứa thành phần nguy hại, dung dịch hãm thải

hiện ảnh, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế vỡ.
Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân có các
thành phần chính gồm: pin, ắc quy, bóng đèn tuýp, mỹ phẩm, thuốc quá hạn.
Bảng 1.3: Tổng lượng CTRNH trong những năm gần đây của Hà Nội [11]
(Đơn vị:tấn/năm)
2006
2007

Loại CTR độc hại

2003

2004

2005

Công nghiệp

-

17.865

18.396

-

19.570

Bệnh viện


873,3

1.004

1.095

1.358

2.464

Tổng cộng

-

Nguyễn Thanh Tùng

18.869 19.491
22.034
Nguồn : Chi cục BVMT Hà Nội, năm 2009.

5

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp rất đa
dạng, chứa đựng nhiều chất nguy hại, tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường rất
lớn. CTRNH từ sản xuất công nghiệp có các thành phần sau: dầu mỡ, giẻ lau nhiễm
dầu mỡ, bùn thải, chất bảo quản hết hạn sử dụng, mực in, lô chứa mực in, cặn sơn,
dung môi, hoá chất nhuộm, thuốc nhuộm, bao bì đựng thuốc nhuộm…

1.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt
Tùy theo từng địa phương mà khối lương phát sinh CTRSH khác nhau, nhưng
nói chung thành phần của CTRSH bao gồm các thành phần chính sau:
- Chất thải hữu cơ chiếm từ 55%, chủ yếu là chất thải thực phẩm từ nhà bếp
như: rau củ, quả, thức ăn thừa… Dễ thối rữa, gây mùi hôi thối, phát sinh côn trùng,
dịch bệnh, có thể xử lý theo phương pháp ủ để thu hồi phân hữu cơ.
- Chất thải có thể tái chế gồm chiếm 12,26%: giấy, bìa catton, kim loại, nhựa,
thuỷ tinh, nilon… hiện đang được những người thu nhặt đồng nát thu gom để bán lại
cho các cơ sở tái chế nên loại chất này còn lại không đáng kể.
- Chất thải vô cơ chiếm 31,77%: đất cát, xỉ than, sành sứ, gạch vỡ… ít gây ô
nhiễm môi trường sẽ được thải bỏ bằng cách chôn lấp hợp vệ sinh.
- Chất thải nguy hại chiếm 1,2%: pin, ắc quy, bóng đèn tuýp, mỹ phẩm, thuốc
quá hạn.
Bảng 1.4: Thành phần CTRSH những năm gần đây và dự báo của Thành phố Hà Nội
trong thời gian tới [11]
TT

Thành phần CTR

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2010


2020

1

Chất hữu cơ

%

51,06

47,51

50,27

60,8

48

45

2

Giấy

%

4,6

7,28


2,72

2,7

6,8

8,2

3

Chất dẻo, cao su

%

5,79

7,47

0,71

8,9

6,4

7,8

4

Gỗ mục, giẻ


%

4,08

0,96

7,43

1,8

5,5

5

5

Gạch vụn, sỏi đá

%

1,07

4,41

6,27

0,85

4,8


5,8

6

Thủy tinh

%

7,09

0,77

0,31

0,3

2,5

3,0

7

Xương, vỏ trai ốc

%

1,12

0,96


1,06

-

1,0

1,5

Nguyễn Thanh Tùng

6

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


TT

Thành phần CTR

Đơn vị

2005

2006

2007

2008


2010

2020

8

Kim loại, vỏ đồ hộp

%

0,6

0,38

1,02

1,4

3,0

3,7

9

Tạp chất

%

24,58


29,32

30,21

20,9

22,0

20,0

10

Độ pH

-

6-7

6,5-7

6-7

6-7

6-7

6-7

11


Độ ẩm

%

62

60

67

67

62

60

12

Tỷ trọng

Tấn/m3

0,42 0,416 0,46
0,43
0,42
0,4
Nguồn: Chi cục BVMT Hà Nội, năm 2009.

Khối lượng chất thải này cũng phát sinh khác nhau do đặc điểm kinh tế của
từng nơi. Theo ước tính CTRSH bình quân tại các đô thị từ 0,6-0,8 kg/người/ngày,

vùng nông thôn từ 0,3-0,5 kg/người/ngày [15].
Bảng 1.5: Thành phần của CTR sinh hoạt đô thị của Hải Dương [11]
TT

Thành phần

Tỷ lệ (%)

1

Chất hữu cơ: thức ăn thừa, cọng rau, vỏ quả

49,2

2

Plastic: Chai lọ, hộp, túi nilon, mẩu nhựa

5,7

3

Giấy: Giấy vụn, cácton

4

Kim loại: Vỏ hộp, sợi kim loại

3,6


5

Thuỷ tinh: Chai lọ, mảnh vỡ

2,8

6

Chất trơ: Đất đá, cát gạch vụn

20,4

7

Cao su, da vụn, gia dả

3,2

8

Cành cây, gỗ, tóc, lông gia súc, vải vun

6,7

9

Chất thải nguy hại: vỏ hộp sơn, bóng đèn hỏng, ác quy, pin...

1,4


7

Độ ẩm

46,8

Độ tro

11,2

Tỷ trọng (tấn/m3)
0,45-0,50
Nguồn : Báo cáo kết quả khảo sát của CETIA năm 2009.
Theo kết quả điều tra thực tế tại các tỉnh thành phía bắc thì khối lượng CTR
phát sinh từ năm 2005 đến 09 tháng đầu năm 2009 như sau:

Nguyễn Thanh Tùng

7

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


Bảng 1.6: Khối lượng CTR phát sinh tại một số tỉnh miền Bắc năm 2005-2009 [11]
Tỉnh

CTR Sinh hoạt (Tấn/ngày)
2005

2006


2007

2008

2009*

Hà Nam

202,68

231,78

257,83

291,86

314,47

Hải Dương

487,34

515,14

534,11

573,51

574,33


Hải Phòng

688

721

761

796

836

899,436

1.273

1.549

1.746

979,00

137

139

141,23

147,78


146,41

Hà Nội
Nam Định

* Số liệu 09 tháng đầu năm 2009

Tấn/ngày

Biểu đồ lượng CTRSH phát sinh
2000
1800
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0

2005
2006
2007
2008
2009

HÀ NAM


HẢI DƯƠNG

HẢI PHÒNG

HÀ NỘI

NAM ĐỊNH

Tỉnh

Hình 1.1: Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại một số tỉnh Miền Bắc [11]
1.3. Tình hình thu gom chất thải rắn tại các tỉnh miền Bắc
1.3.1. Chất thải rắn công nghiệp
Tại các KCN, CCN vẫn chưa có hệ thống thu gom CTRCN để vận chuyển đến
khu vực xử lý tập trung. Hiện nay các cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài
các KCN đa số được thu gom xử lý để tái sử dụng ngay trong nội bộ nhà máy. Một
phần lượng CTRCN được thu hồi và bán lại cho một số đơn vị có nhu cầu thành
nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác, một phần lượng thải công nghiệp được
lưu tại các nhà máy, xí nghiệp, một phần được các nhà máy, xí nghiệp hợp đồng thu
gom lẫn với CTRSH, vận chuyển khỏi khuôn viên đơn vị.

Nguyễn Thanh Tùng

8

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


1.3.2. Chất thải rắn nguy hại

Hiện đang là một khó khăn lớn cho công tác quản lý do trên địa bàn tỉnh là chưa
có cơ sở làm nhiệm vụ xử lý CTNH. Một số ít doanh nghiệp phải thuê các đơn vị ở
tỉnh ngoài vận chuyển và xử lý, còn phần lớn vẫn phải lưu giữ tại nơi sản xuất, làm
nảy sinh nguy cơ ô nhiễm và khó kiểm soát.
Chất thải nguy hại ngành y tế chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt, còn
lại được chôn lấp tại các khuân viên của bệnh viện hay được thu gom cùng với
CTRSH của khu vực.
Chất thải nguy hại phát sinh trong sinh hoạt do chưa được phân loại tại nguồn
vì thế, nguồn chất này được chôn lấp cùng với CTRSH và phát tán ra môi trường
nước, đất.
1.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt
Tình hình thu gom xử lý chất thải đô thị trong những năm qua đã có cải thiện
do đầu tư thêm phương tiện vận chuyển, Công ty Môi trường đô thị thu gom được
khoảng 70-90% lượng chất thải phát sinh tại các đô thị. Trên địa bàn các tỉnh đều có
các tổ dịch vụ môi trường hay đội tự quản thu gom CTR, một số khu vực CTRSH của
dân cư chưa được thu gom, còn vứt bừa bãi tại các khu vực ao, hồ, kênh, mương nội
đồng gây ô nhiễm môi trường.
Qua kết quả điều tra, khảo sát về năng lực thu gom, vận chuyển CTR của một
số tỉnh Miền Bắc cho thấy. Số lượng trang thiết bị đặc biệt là những thiết bị chuyên
dụng để phục vụ cho công tác thu gom CTR của các địa phương là xe chở CTR, xe ép
CTR… còn thiếu. Các thiết bị này đều đã có thời gian sử dụng lâu, chưa được đầu tư
bảo dưỡng và thay mới.
Cơ sở vật chất, số lượng cũng như hiệu quả sử dụng của các trang thiết bị để
phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại nhiều đơn vị còn hạn chế. Tại
nhiều địa phương, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, thị tứ mới chỉ được trang bị 1
hoặc 2 xe cải tiến/xe đẩy tay để phục vụ cho công tác thu gom CTRSH. Với số lượng
hạn chế sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của công tác thu gom của nhiều địa
phương như tại các xã Thanh Tuyền, xã Xuân Khê, xã An Mỹ, xã Nhân Mỹ….của
Thành phố Hải Phòng.


Nguyễn Thanh Tùng

9

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


Trang thiết bị chuyên dụng vẫn còn ít, chưa được quan tâm đầu tư mới, các
trang thiết bị này chủ yếu chỉ được đầu tư tại các trung tâm, đô thị lớn như tại thành
phố Phủ Lý, Thành Phố Nam Định, Thành phố Ninh Bình, Hà Nội..., còn lại hầu hết
các đơn vị sử dụng các thiết bị thô sơ, tự chế như xe cải tiến, xe công nông…thậm chí
có những nơi như xã La Sơn của Tỉnh Hà Nam còn sử dụng xe đạp thồ.
Từ những thông tin điều tra thu thập được tại các địa phương cho thấy hầu hết
các trang thiết bị để phục vụ cho công tác thu gom CTRSH đều được sản xuất trong
nước và ngay tại các địa phương. Hiệu quả sử dụng của các trang thiết bị này hầu hết
bị đánh giá là trung bình, thậm chí có những tỉnh trang thiết bị được đánh giá ở mức
kém do chưa có điều kiện đầu tư, thay mới. Nhân công trực tiếp tham gia vào công tác
thu gom, vận chuyển CTR chưa được trang bị bảo hộ lao động.
Đối với các khu vực nông thôn, không có báo cáo cụ thể nhưng qua đánh giá
của Chi cục BVMT các tỉnh, năng lực thu gom và vận chuyển CTR, chủ yếu là
CTRSH còn rất thô sơ, chưa được trang bị đủ những phương tiện thiết yếu như: dụng
cụ cầm tay, bảo hộ lao động…
Công tác bảo vệ môi trường tại các tỉnh đã được người dân, doanh nghiệp tham
gia rất tích cực, đặc biệt là trong công tác thu gom, vận chuyển CTR. Tham gia vào
công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại các tỉnh hầu hết đều có sự tham gia của các
Công ty môi trường đô thị địa phương như: Công ty TNHH Hùng Hưng Môi trường
xanh, Công ty TNHH MTV Môi trường và CTĐT Bắc Ninh, Công ty TNHH Minh
Đại, Hợp tác xã Dịch vụ vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Ninh..., đều sử dụng xe ô tô vận
chuyển và ép chất được sản xuất từ năm 2000 trở lại và hầu hết đều đang có kế hoạch
đầu tư thay mới


Nguyễn Thanh Tùng

10

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC
2.1. Hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong cả nước
Chôn lấp CTRSH là hình thức xử lý phổ biến tại các đô thị hiện nay với số
lượng trung bình là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị. Trong đó, có tới 85% đô thị (từ thị xã trở
lên) sử dụng phương pháp chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh. Hiện tại, trên toàn
quốc có khoảng 91 bãi chôn lấp CTRSH, trong đó có 17 BCL là hợp vệ sinh và tập
trung ở các thành phố lớn còn lại là các BCL không hợp vệ sinh. Ngoài ra còn có một
số công nghệ xử lý CTRSH đô thị đang được áp dụng tại một số địa phương như sau:
2.1.1. Công nghệ SERAPHIN
Đây là công nghệ xử lý CTRSH đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam
nghiên cứu, chế tạo và lắp ráp dây chuyền sản xuất, có khả năng tái chế tới 90% lượng
chất thải gồm cả chất vô cơ và hữu cơ.
Quy trình công nghệ xả lý CTR theo công nghệ Seraphin gồm 5 quá trình:
a/ Phân loại và xử lý sơ bộ CTR đô thị hỗn hợp, các nhóm nguyên liệu chính
sau phân loại bao gồm:
-

Nhựa hỗn hợp có thể tái chế: 5-7%

-


Chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học: 50-55%

-

Chất thải hữu cơ khó phân hủy sinh học: 20-25%

-

Chất thải vô cơ (gạch, đá, thủy tinh, sành sứ...): 5-10%

-

Vụn hữu cơ nhỏ lẫn tạp chất đất, cát: 5-10%

-

Nhóm phế liệu bán (bao tải, kim loại, cao su): 5-8%

-

Nhóm chất thải cá biệt, nguy hại không xử lý (thu gom riêng).

b/ Tái chế chất thải nhựa
-

Hỗn hợp chất thải nhựa được làm sạch, đóng kiện, tái chế nhựa theo 2
phương pháp khô và ướt.

c/ Ủ compost và sản xuất phân bón
-


Phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy được đem ủ compost trong thiết bị kín
kiểu đứng, sản phẩm sau ủ được chế biến thành các loại phân bón;

Nguyễn Thanh Tùng

11

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


-

Phần vụn chất thải hữu cơ nhỏ lẫn tạp chất được đem ủ theo quy trình riêng
kiểu luống ủ tự nhiên, sản phẩm sử dụng làm giá thể trồng cây.

d/ Đốt kết hợp thu hồi nhiệt và sản xuất RDF (Refuse derived fuels)
-

Phần chất hữu cơ khó phân hủy sau phân loại và từ quá trình chế biến phân
bón sau ủ compost được đốt bằng hệ thống lò quay quy mô công nghiệp, kết
hợp thu hồi nhiệt ở dạng khí nóng sử dụng cho các quá trình sấy trong nhà
máy và nước nóng sử dụng trong sinh hoạt.

-

Một phần chất thải hữu cơ khó phân hủy được xử lý để chế biến thành RDF.

f/ Hóa rắn vô cơ sản xuất vật liệu xây dựng
-


Hỗn hợp chất thải vô cơ sau phân loại và tro thu hồi sau đốt được xử lý, bổ
sung thêm chất kết dính, phụ gia khác để hóa rắn, sản xuất vật liệu xây dựng
(gạch bêt tông mác thấp).
Phân loại và xử lý sơ bộ CTR sinh hoạt bằng phương pháp cơ học

Xử lý hỗn
hợp chất
thải nhựa

Xử lý hỗn
hợp chất
thải hữu cơ
dễ phân hủy

Xử lý hỗn
hợp chất
thải hữu cơ
khó phân
hủy

Xử lý hỗn
hợp chất
thải vô cơ

Hình 2.1: Mô hình kết hợp các hợp phần công nghệ Seraphin
2.1.2. Công nghệ Tâm Sinh Nghĩa-ASC
Quá trình xử lý CTRSH theo công nghệ này gồm 5 quá trình chính sau: Phân
loại và xử lý sơ bộ; Tái chế chất thải nhựa; Ủ compost và sản xuất phân bón; Đốt phần
CTR khó phân hủy; Hóa rắn vô cơ sản xuất vật liệu xây dựng trong đó quá trình phân

loại CTR là quan trọng nhất quyết định hiệu quả xử lý, tái chế.
a/ Dây truyền công nghệ phân loại CTRSH
Để tách lọc hỗn hợp của nhiều thành phần và đa dạng về tính chất, công nghệ
phân loại CTR vận dựng nhiều nguyên lý cơ bản.

Nguyễn Thanh Tùng

12

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


- Tách tuyển thủ công: Được bố trí trên băng tải có hiệu chỉnh lưu lượng và độ
đầy lớp CTR sau khi tiếp nhận vào đầu dây truyền phân loại để tách các dòng CTR có
kích thước lớn, nguy hại ra khỏi hỗn hợp trước khi vào công đoạn tiếp theo.
- Cắt, xé, băm cơ học: Để xé bao chứa chất thải, giảm kích cỡ, có định hướng
cho từng loại cấu trúc vật chất của dòng CTR.
- Tuyển gió: Được bố trí trên tháp sau khi dòng CTR được cắt, xé, đánh tơi.
Dùng sức gió đưa vào dòng vật chất rơi từ tháp cao để tách tuyển theo tỷ trọng, tạo 2
dòng vật chất cho các bước tách lọc sau.
- Tách tuyển theo kích cỡ:
Sàng lồng: Vận dụng nguyên lý tách tuyển theo kích cỡ với chuyển động quay,
đảo trộn theo thiết kế đặc thù của công nghệ.
Sàng rung: Phân tầng và cho phép dòng vật chất tiếp xúc với mặt sàng ở nhiều
điểm khác nhau để tách lọc theo kích cỡ với chuyển động rung phương ngang theo độ
dốc của mặt sàng.
- Tuyển từ: Dùng hệ thống từ tính để thu hút kim loại trong dòng chất thải và
tách loại khi di chuyển qua khỏi vùng từ trường.
b/ Dây truyền công nghệ xử lý, tái chế phế thải chất dẻo và sản xuất các sản
phẩm nhựa dẻo tái chế.

Trong công đoạn định hình các sản phẩm, tùy theo chủng loại sản phẩm áp
dụng các nguyên lý nhiệt học và áp lực.
- Ép đùn liên tục các ống nhựa mềm đường kính Φ 40-60mm dài khoảng 50m,
phục vụ tưới tiêu các vùng cây công nghiệp.
- Ép đùn liên tục các ống nhựa cứng đường kính Φ 200-300mm dài khoảng
30m rồi cắt đoạn 6m phục vụ thủy lợi nhỏ và thoát nước thải công nghiệp trong các
nhà máy.
- Ép áp lực cao các xô chậu, tấm ván, cốt, cọc phục vụ ngành xây dựng và giao
thông.
c/ Công nghệ xử lý chất thải hữu cơ dễ phân hủy, tái sinh mùn và sản xuất các
dạng phân bón hữu cơ.

Nguyễn Thanh Tùng

13

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


Chất thải từ khi tiếp nhận vào nhà máy đã áp dụng công nghệ sinh học trong
dung dịch vi sinh khử mùi hôi. Sau khi tách lọc tạp chất, chất hữu cơ được sử dụng
nguyên lý của công nghệ sinh học trong các phương pháp ủ compost để phân hủy
thành mùn hữu cơ.
- Khử mùi hôi bằng phương pháp sinh học: Sử dụng các chủng vi sinh vật
được phân lập, tuyển chọn và hệ enzim phát sinh trong quá trình nhân sinh khối. Tăng
cường hoạt lực các vi sinh vật hữu ích để khống chế và ức chế hình thành các loại khí
thải, mùi hôi từ sự lên men kỵ khí các chất hữu cơ trong chất thải tồn lưu tại các khu
vực chứa tạm trước khi đưa vào nhà máy.
- Sử dụng vi sinh vật trong hệ thống ủ sinh học hiếu khí: Phân lập, tuyển chọn
và nhân chuyền các chủng loại vi sinh vật có chức năng phân hủy phế thải hữu cơ qua

quá trình ủ sinh học hiếu khí. Cung cấp, cân bằng các điều kiện thuận lợi (tỷ số C/N,
độ ẩm, oxy, môi trường, dinh dưỡng) để vi sinh vật có ích tác động vào nguồn hữu cơ,
tạo nhiệt sát trùng, hủy diệt các vi sinh vật gây bệnh kể cả các hạt giống cỏ dại. Mùn
hóa, tạo lượng mùn hữu cơ sạch làm nguyên liệu để chế biến các loại phân bón hữu cơ
cung cấp cho đất, tái tạo độ phì nhiêu và phất triển nông nghiệp bền vững.
- Sử dụng các hệ vi sinh vật chức năng: Vận dụng các tiến bộ trong công
nghệ sinh học, tiếp tục đưa vào mùn hữu cơ các loại vi sinh vật chức năng như: vi sinh
vật cố định đạm; vi sinh vật phân hủy lân khó tiêu; vi sinh vật phân hủy chất xơ; vi
sinh vật đối kháng với các loại sâu bệnh, công trùng lưu tồn trong đất; vi sinh vật kích
thích tố phát triển vùng rễ cây trong các loại phân bón hữu cơ vi sinh hay tăng cường
đa, trung vi lượng trong các loại phân bón hữu cơ khoáng bằng các công nghệ riêng
phục vụ cho từng đối tượng cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau.
- Thu gom, xử lý nước rỉ rác và hồi ẩm vào khối ủ: Nước rỉ trong khối ủ được
thu gom, kiểm tra, xử lý và hoàn lưu, hồi ẩm vào khối ủ. Vừa hạn chế ô nhiễm vừa làm
giàu dinh dưỡng trong phân bón.
2.1.3. Công nghệ MBT-CD.08
Theo xu thế chuyển hóa, tái tạo năng lượng từ chất thải rắn của thế giới. Theo
quy chuẩn quản lý chất thải rắn của Bộ Xây Dựng. Công ty TNHH Thủy Lực Máy đã
nghiên cứu công nghệ mới theo hướng tái chế 98% chất cháy được trong rác thải thành

Nguyễn Thanh Tùng

14

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


nhiên liệu. (không chôn lấp, không gây ô nhiễm mặt nước, nước ngầm và môi trường
xung quanh) hình thành công nghệ MBT-CD.08.
Nguyên lý công nghệ MBT-CD.08: Với định hướng xử lý & tái chế chất thải

thành nhiên liệu (các chất cháy được như chất trơ, hữu cơ) và thành gạch không nung
(các chất không cháy được như vô cơ) nên đơn giản hóa khâu tách lọc. Ứng dụng các
phương pháp cơ học để giảm kích cỡ, phân loại, phối trộn và đóng rắn áp lực thành
viên nhiên liệu, thành gạch không nung. Ứng dụng phương pháp sinh học để xử lý hữu
cơ trong thiết bị kín (tháp ủ) tạo polymer sinh học liên kết các thành phần vật chất
cháy được, chủ động phối trộn các phụ gia, các chất dẫn cháy, chất khử trung hòa,
chuyển hóa 98% chất thải rắn thành sản phẩm. Đơn giản và hiệu quả hơn.
Dây chuyền thiết bị MBT-CD.08: Trong công nghệ MBT - CD.08 các thiết bị
được bố trí kết nối thành 3 khu vực với chức năng rõ ràng:
Khu xử lý: Được sắp xếp các thiết bị nạp liệu (cơ giới) - tổ hợp sàng đĩa (tách
loại sơ cấp) - Máy xé bao bọc - tổ hợp kiểm soát (thủ công) - Tháp phân loại (thứ cấp)
- tổ hợp máy cắt đa tầng (cắt nhỏ các vật chất sau tách lọc) - Máy phối trộn hỗn hợp
chất thải - Tháp ủ sinh học và các băng tải (kín) để kết nối các thiết bị thành dây
chuyền liên hoàn (tự động). Rất ít công nhân tiếp xúc trực tiếp với chất thải và không
phát sinh ô nhiễm thứ cấp tại khu xử lý.
Khu tái chế: Được kết nối các thiết bị liên hoàn để tiếp nhận nguyên liệu từ
chất thải đã qua xử lý (hữu cơ đã phân hủy và đồng đều kích thước các chất thải trơ)
bao gồm: Máy phối trộn (phụ gia, chất khử khô, chất dẫn cháy...) - tổ hợp máy nghiền
- máy đóng rắn áp lực (định hình viên đốt) - Hầm sấy viên đốt và sản phẩm cuối cùng
là viên nhiên liệu đốt các loại.
Các thiết bị tái chế vô cơ (đất cát đá, bụi tro gạch, thủy tinh sành sứ … vật chất
không cháy) gồm: Máy nghiền - máy phối trộn - máy đóng rắn áp lực thành sản phẩm
gạch không nung cũng được kết nối thành dây chuyền riêng ở khu tái chế này.
Khu ứng dụng: Sản phẩm viên đốt tái tạo từ chất thải rắn sau khi sấy khô (hoặc
phơi khô tự nhiên) được chuyển sang khu ứng dụng để đốt nồi hơi (tận dụng nhiệt)
chạy máy phát điện. Sản phẩm viên đốt và gạch không nung cũng được bán tại khu
ứng dụng này.

Nguyễn Thanh Tùng


15

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


Tính mới và sáng tạo của công nghệ MBT - CD.08: Về môi trường xử lý triệt
để ô nhiễm từ chất thải rắn ngay tại nơi xử lý. Về kinh tế tái tạo nhiên liệu thành năng
lương từ chất thải dần hình thành một ngành kinh tế rác thải.
Hiện nay đã lắp đặt một nhà máy 50 tấn/ngày tại Khu công nghiệp Đồng Văn –
Hà Nam để xử lý, tái chế rác và phát điện thử nghiệm. Công ty Thủy Lực Máy cũng
đang triển khai hợp đồng lắp đặt 01 dây chuyền MBT - CD.08 tại nhà máy xử lý chất
thải Sơn Tây (dự kiến vận hành vào tháng 03 năm 2009). Đã ký kết hợp đồng liên kết
và triển khai chế tạo 01 dây chuyền MBT - CD.08 cho dự án Sông Công tỉnh Thái
Nguyên.
2.1.4. Công nghệ xử lý chất thải bằng biện pháp yếm khí tùy nghi - A.B.T
Công nghệ xử lý CTRSH bằng biện pháp yếm khí tùy nghi - A.B.T (Anoxy bio
technology) với sự tham gia của tổ hợp vi sinh vật có ích (vi sinh vật đẩy nhanh tốc độ
phân hủy các chất hữu cơ và khử mùi sinh ra trong quá trình vận chuyển và xử lý chất)
có trong chế phẩm sinh học và phụ gia, do Công ty Công trình đô thị Ninh Thuận
nghiên cứu và sản xuất.
Công nghệ xử lý CTRSH không phát sinh nước rỉ rác, các khí độc hại; diệt các
vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh; đơn giản dễ vận hành; thích hợp với loại CTR chưa
qua phân loại từ nguồn phát sinh.
Quy trình công nghệ: CTR tại các điểm tập kết trong thành phố được xử lý mùi
hôi bằng chế phẩm sinh học, sau đó đưa vào hầm ủ, trước khi đưa CTR vào, hầm ủ có
phun chế phẩm sinh học và chất phụ gia sinh học. CTR tại các điểm tập kết đưa về sân
xử lý không cần phân loại cho vào hầm ủ, quá trình thực hiện có phun và trộn chế
phẩm sinh học, dùng bạt phủ kín hầm và ủ trong thời gian 28 ngày; trong thời gian ủ
cứ 3 ngày mở bạt kiểm tra, phun bổ sung chế phẩm sinh học lên bề mặt. Sau 28 ngày
tiến hành đưa chất lên phân loại CTR, các thành phần phi hữu cơ được tiến hành tái

chế thành các sản phẩm hữu ích khác hoặc chôn lấp tuỳ theo điều kiện và quy mô công
suất xử lý CTR, mùn hữu cơ được chế biến thành phân hữu cơ sinh học.
Công nghệ xử lý CTR bằng biện pháp yếm khí tùy nghi (A.B.T) được rất nhiều
cơ quan quản lý, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đặc biệt quan tâm tiếp cận
và đặt hàng, lập, triển khai dự án ứng dụng xử lý CTR tại nhiều địa phương, với quy

Nguyễn Thanh Tùng

16

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


mô công suất từ 5 m3/ngày đến 500 tấn/ngày như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc, Nam Định, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Long An,
Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang,...
2.1.5. Công nghệ chôn lấp CTRSH hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của CTR khi
chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. CTR trong BCL sẽ bị tan rữa nhờ quá trình
phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng
như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4. Như vậy về
thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTR đô thị vừa là phương pháp tiêu huỷ sinh học, vừa
là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân huỷ
chất thải khi chôn lấp.
Hiện nay, các BCL hợp vệ sinh chủ yếu ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Quảng Ninh...Một số đô thị khác đang xây dựng hoặc triển khai xây
dựng các BCL hợp vệ sinh như: Đà Nẵng, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Cần Thơ, Vinh
(Nghệ An), Quảng Bình...
Hiện nay ở Việt Nam việc xử lý CTR chủ yếu bằng các phương pháp nêu ở
trên, ngoài ra một số địa phương còn sử các công nghệ xử lý áp dụng kết hợp một số

phương pháp:
Tổ hợp xử lý CTRSH, công suất 300 tấn CTR sinh hoạt/2ca/ngày được Công ty
Cổ phần xử lý chất thải Hạ Long đang thực hiện tại Nhà máy xử lý chất thải thành phố
Hạ Long với quy trình phân hủy chất thải bằng công nghệ sinh học lên men hiếu khí
tốc độ cao. Kết quả thử nghiệm đầu năm 2009 thu được sản phẩm: gạch xi măng từ
chất thải vô cơ; hạt nhựa tái chế từ nylon; nhựa phế liệu; bột đá (CaCO3) từ khí CO2;
phân vi sinh hữu cơ chất lượng cao.
Khu liên hợp xử lý CTR Đa Phước, Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh do
Công ty California Waste Solutions (Mỹ) đầu tư với tổng số vốn lên đến hơn 400 triệu
USD. Khu liên hợp gồm một nhà máy phân loại CTR, một nhà máy sản xuất phân vi
sinh compost và bãi chôn lấp chất thải rắn (BCLCTR) hợp vệ sinh. Nhà máy phân loại
có công suất tối thiểu là 500 tấn/ngày và nhà máy compost có khả năng chế biến đến
1.000 tấn nguyên liệu CTR mỗi ngày thành khoảng 600 tấn phân hữu cơ.

Nguyễn Thanh Tùng

17

Cao học Kỹ thuật môi trường 2008-2010


×