Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 93 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Ngô Thị Nga – Viện
Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người
thầy đã tận tình quan tâm, tạo điều kiện và chỉ bảo em hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này em cũng xin cám ơn các thầy, các cô và các cán bộ công tác tại
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã
giúp đỡ và huớng dẫn em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng gửi lời cám ơn tới các cơ quan có liên quan đã giúp tôi rất nhiều
trong việc thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn ủng
hộ, tạo mọi điều kiện và động viên tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả. Các số liệu,
kết quả nêu trong phần điều tra hiện trạng và đề xuất các biện pháp trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1
2. Mục tiêu ........................................................................................................................ 1
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4
1.1. Khái niệm làng nghề................................................................................................. 4
1.2. Tổng quan làng nghề Việt Nam .............................................................................. 4
1.2.1. Phân loại làng nghề . ........................................................................................... 4
1.2.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế ................................................... 7
1.2.3. Những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề tới môi trường ....................... 7
1.2.4. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề ........................................................ 9
1.3. Thực trạng phát triển làng nghề tại Hải Dương................................................. 13
1.3.1. Sự phát triển số lượng và phân bố các làng nghề trên địa bàn tỉnh. ................ 13
1.3.2. Công nghệ, thiết bị và vốn sản xuất kinh doanh trong các làng nghề ............. 13
1.3.3. Thực trạng sử dụng nguyên liệu và năng lượng và các vấn đề môi trường
trong các làng nghề tại tỉnh Hải Dương ......................................................................... 14
1.4. Khái niệm về tài nguyên hiệu quả ........................................................................ 15
1.4.1. Khái niệm .......................................................................................................... 15
1.4.2. Đánh giá sử dụng nguyên vật liệu ................................................................... 16
1.4.3. RE-CP với chất thải .......................................................................................... 16
1.4.4. Cách tiếp cận RE-CP ........................................................................................ 18
1.4.5. Phương pháp luận đánh giá RE-CP .................................................................. 19
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÔNG GIAO 20
2.1. Giới thiệu làng nghề gỗ mỹ nghệ Đông Giao ...................................................... 20


2.1.1. Lịch sử làng nghề .............................................................................................. 20

2.1.2. Quy mô làng nghề ............................................................................................. 20
2.2. Đánh giá việc sử dụng hiệu quả tài nguyên RE-CP tại làng nghề Đông Giao 27
2.2.1. Đối với gỗ:......................................................................................................... 27
2.2.2. Đối với sơn ........................................................................................................ 31
2.2.3. Đối với keo: ....................................................................................................... 35
2.3. Hiện trạng môi trường làng nghề Đông Giao ..................................................... 36
2.3.1. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn ........................................................ 36
2.3.2. Hiện trạng môi trường nước: ............................................................................ 37
2.3.3. Hiện trạng môi trường không khí ..................................................................... 40
2.3.4. Tiếng ồn:............................................................................................................ 42
2.3.5. Hiện trạng môi trường đất................................................................................. 43
2.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường ............................................................. 43
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI
NGUYÊN VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ
ĐÔNG GIAO ...........................................................................................................45
3.1. Đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả .......................................... 45
3.1.2. Các cơ hội thực hiện RE-CP tại làng nghề Đông Giao ................................... 45
3.1.2. Sàng lọc, phân loại các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả ...................... 50
3.1.3. Đánh giá khả thi ................................................................................................ 52
3.1.4. Kế hoạch thực hiện các giải pháp ..................................................................... 60
3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường………….64
3.2.1. Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................. 64
3.2.2. Giải pháp quản lý môi trường ........................................................................... 73
3.2.3. Giải pháp tổ chức .............................................................................................. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BVTV


:

Bảo vệ thực vật

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

GTNT

:

Giao thông nông thôn

HTX

:

Hợp tác xã

NN&PTNT


:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ONMT

:

Ô nhiễm môi trường

SXSH

:

Sản xuất sạch hơn

TCCP

:

Tiêu chuẩn cho phép

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường

UBND


:

Ủy ban nhân dân

VSMT

:

Vệ sinh môi trường

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề ...............11
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng các loại nguyên liệu gỗ chính tại làng nghề ...............25
Bảng 2.2: Nguyên liệu và định mức của sản xuất ....................................................26
Bảng 2.3: Nguyên liệu và định mức của sản xuất tại làng nghề Đông Giao ............26
Bảng 2.4: Định giá dòng thải (tính cho 1m3 gỗ nguyên liệu) ...................................30
Bảng 2.5: Định giá dòng thải (tính cho 1m3 gỗ nguyên liệu) ...................................35
Bảng 2.6: Kết quả chất lượng môi trường nước ngầm .............................................38
Bảng 2.7: Kết quả chất lượng môi trường nước mặt ...............................................39
Bảng 2.8: Chất lượng môi trường không khí làng nghề gỗ mỹ nghệ ......................42
Bảng 3.1: Các giải pháp quản lý tốt nội vi ................................................................45
Bảng 3.2: Các giải pháp cải tiến thiết bị ...................................................................47
Bảng 3.3: Sàng lọc, phân loại các giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả ...............50

Bảng 3.4: Phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp ...............................55
Bảng 3.6: Phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật của giải pháp ...............................58
Bảng 3.7: Kế hoạch thực hiện các giải pháp 10 -11 của làng nghề ..........................61
Bảng 3.8: Thứ tự ưu tiên thực hiện của các phương pháp RE -CP ...........................63
Bảng 3.9: Phân bố bụi theo kích thước hạt, vị trí lấy mẫu gần máy cưa .................64
Bảng 3.10: Phân bố bụi theo kích thước hạt, vị trí lấy mẫu gần máy chà ...............65
Bảng 3.11. Chi phí cho hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi .............................72
Bảng 3.12. Các khoản chi phí vận hành hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi ...72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề ....................................5
Hình 1.2: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất .........................7
Hình 1.3: Số lượng các làng nghề trên địa bàn tỉnh .................................................13
Hình 1.5: RE – CP với chất thải ..............................................................................18
Hình 1.6: Chi phí xử lý chất thải theo các cách tiếp cận .........................................18
Hình 1.7: Sơ đồ quy trình đánh giá RE-CP ..............................................................19
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất của làng nghề Đông Giao kèm dòng thải........22
Hình 2.2: Sơ đồ tỉ lệ sử dụng nguyên liệu đầu vào tính cho 1m3 gỗ.........................27
Hình 2.3: Sơ đồ tỉ lệ sử dụng sơn tính cho 1m3 gỗ ...................................................32
Hình 2.4: Biểu đồ tình hình xử lý rác thải từ sản xuất gỗ mỹ nghệ ..........................37
Hình 2.5: Xưởng phun sơn trong làng nghề..............................................................42
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống xử lý bụi từ máy cưa ........................................................66
Hình 3.2: Cấu tạo cyclone .........................................................................................67
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống xử lý bụi từ máy chà ........................................................69
Hình 3.4: Sơ đồ nguyên tắc làm việc của hệ thống xử lý bụi sơn, hơi dung môi .....70
Hình 3.4: Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý vệ sinh môi trường thôn ..........................79


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra là một tất yếu khách quan
đặc biệt dưới tác động của toàn cầu hóa như hiện nay. Quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của
người dân nhưng cũng tạo ra không ít bức xúc, khó khăn. Các làng nghề tạo công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn; giải quyết các vấn đề xã hội
phức tạp ở khu vực nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần
bảo tồn giá trị văn hoá của dân tộc...
Tuy nhiên, trong những năm qua tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng
nghề ngày càng nghiêm trọng, diễn biến chất lượng môi trường nước, môi trường
không khí và môi trường đất ngày càng xấu đi. Tại một số làng nghề ô nhiễm môi
trường đã ở tình trạng báo động. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của
người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của các làng nghề.
Giải pháp thiết thực là cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng
nghề. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề ?
Để có thể phát triển làng nghề bền vững thì đòi hỏi các làng nghề phải có những
biện pháp để tránh gây ô nhiễm môi trường đồng thời cũng không ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh? Thấy được tầm quan trọng của việc phát triển làng nghề với
bảo vệ môi trường nên em đã chọn đề tài: ‘‘Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường cho làng nghề Đông Giao’’ làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu
Nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường và đề xuất giải pháp sử dụng hiệu
quả tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề Đông Giao, xã
Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Khảo sát các hoạt động sản xuất của làng nghề phát sinh ô nhiễm môi trường;
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề Đông Giao, dựa trên các

1



hoạt động của làng nghề;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên của làng nghề;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng tài nguyên hiệu quả và khắc phục ô
nhiễm môi trường và phát triển bền vững làng nghề.
3. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu về tình hình phát triển của làng nghề
và tình trạng ô nhiễm môi trường từ các nghiên cứu liên quan như báo cáo hiện trạng
môi trường tỉnh Hải Dương năm 2012-2013; số liệu về kinh tế - xã hội của làng nghề.
Ngoài ra các tài liệu, số liệu còn được thu thập tại các phòng ban của xã, huyện và
tỉnh như: UBND xã Lương Điền; UBND huyện Cẩm Giàng; Sở TN &MT tỉnh Hải
Dương, Sở NN &PTNT tỉnh Hải Dương; Sở Công Thương tỉnh Hải Dương.
+ Phương pháp khảo sát hiện trạng: Để thu thập số liệu sản xuất, tìm hiểu và
xây dựng quy trình công nghệ, quan sát các điểm gây thất thoát năng lượng, nguyên
vật liệu nhằm mục đích phân tích đánh giá tình hình sản xuất của làng nghề bao gồm:
o Sơ đồ quy trình công nghệ
o Xác định các quy trình, các công đoạn có khả năng phát sinh dòng thải
o Mức độ sử dụng nguyên, nhiên vật liệu
-

Thời gian thực hiện: đợt 1 từ ngày 24/11/2014 – 30/11/2014; đợt 2 từ ngày
01/12/2014 – 10/12/2014

-

Phương pháp điều tra, khảo sát: Các phương pháp được sử dụng phỏng vấn;
quan sát tại chỗ; điều tra bằng bảng hỏi.
o Phỏng vấn: hỏi trực tiếp người có liên quan để thu thập thông tin như
thợ sản xuất hay chủ các hộ sản xuất…

o Bảng hỏi: Sử dụng phiếu khảo sát. Nội dung chính của phương pháp
này là xây dựng các câu hỏi; câu trả lời sẵn để người được hỏi trả lời.
o Quan sát tại chỗ: quan sát giúp học viên có bức tranh khái quát về
làng nghề Đông Giao.
+ Phương pháp lấy mẫu, phân tích: Phương pháp được ứng dụng để khảo sát,

quan trắc lấy mẫu tại làng nghề và phân tích theo các tiêu chuẩn Việt Nam về môi

2


trường nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí
đất, nước tại khu vực làng nghề.
+ Phương pháp tính toán thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng để thu thập, phân
tích và xử lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường
của làng nghề. Từ đó phân tích dữ liệu điều tra các yếu tố môi trường (đất, nước,
không khí …) phục vụ cho việc đánh giá phân tích hiện trạng môi trường của làng
nghề Đông Giao.

3


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm làng nghề
Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với
nghề nông” [2].
Tiêu chí công nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí sau: [1]
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước.
1.2. Tổng quan làng nghề Việt Nam
1.2.1. Phân loại làng nghề [2].
Làng nghề xuất hiện từ rất lâu đời (từ thời nhà Lê, nhà Lý). Các sản phẩm của
làng nghề phục vụ cho đời sống hàng ngày, đời sống tâm linh, cho việc học tập, cho
đời sống văn hóa.
Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường, phân loại làng nghề theo các kiểu
dạng sau là phù hợp hơn cả.
 Phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
Để có căn cứ cho việc đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề, chúng ta
cần xem xét một số khía cạnh như: điều kiện lao động, những tác động, sự phát
triển các làng nghề song song với thay đổi nguyên vật liệu và chất thải đầu ra cũng
như sự thay đổi trong hình thức tiêu dùng cá nhân dẫn đến sự vượt quá sức tải của
cơ sở hạ tầng tự nhiên dùng cho việc phân huỷ chất thải.
Theo cách phân loại này ta có làng nghề ô nhiễm nặng, làng nghề ô nhiễm
trung bình và làng nghề ô nhiễm nhẹ. Căn cứ để xác định mức độ ô nhiễm của làng
nghề có thể minh hoạ ở hình 1.1.

4


Các số liệu đặc
trưng môi
trường trong
dòng thải của
làng nghề

Có chất thải nguy hại

vượt quá quy định



Không

Ô nhiễm nặng

Có ít nhất một thông
số môi trường đặc
trưng cho làng nghề
cao hơn 5 lần TCCP



Không

Có ít nhất một thông
số môi trường đặc
trưng cho làng nghề
từ 2 đến 5 lần TCCP


Ô nhiễm trung bình

Không


Có ít nhất một thông
số môi trường đặc

trưng cho làng nghề
nhỏ hơn 2 lần TCCP

Ô nhiễm nhẹ

Không
Làng nghề không
gây ô nhiễm

Hình 1.1: Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề [2]

5


 Phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, nguyên vật
liệu có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính.[1]
Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: Phần
nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản
xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình
thành nghề.
Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: Nhiều làng có từ lâu đời, các sản
phẩm mang tính lịch sử, văn hoá, mang đậm nét địa phương. Quy trình sản xuất
không thay đổi nhiều, với nhiều lao động có tay nghề cao.
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Hình thành từ hàng
trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt
động xây dựng. Lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ,
tỷ lệ cơ khí hoá thấp, ít thay đổi.
Làng nghề tái chế phế liệu: Chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số
lượng ít, nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế. Ngoài ra các

làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép
phế liệu cũng được xếp vào loại hình làng nghề này.
Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thuỷ tinh
mỹ nghệ; chạm khắc đá, chạm mạ bạc vàng; sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ,
sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Quy trình sản xuất gần như không thay đổi, lao
động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề cao, chuyên môn hoá, tỉ mỉ và sáng tạo.
Các nhóm ngành khác: Bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như
cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng,
đan vó, đan lưới, làm lưỡi câu... Lao động phần lớn là thủ công với số lượng và chất
lượng ổn định.

6


Thủ công mỹ nghệ
Tái chế phế liệu

15%

5%
39%

Chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi, giết mổ
Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc
da

17%
20%


4%

Các nghề khác
Vật liệu xây dựng, khai
thác đá

Hình 1.2: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất [1]
 Phân loại theo mức độ sử dụng nguyên liệu:
Nhằm xem xét, đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên tại các làng nghề nhằm
đưa ra các giải pháp quản lý và kỹ thuật trong sản xuất nhằm giảm lượng tài nguyên
sử dụng cũng như hạn chế các tác động tới môi trường.
Với cách phân loại này còn có thể so sánh với định mức tiêu hao của các nhà
máy công nghiệp để tìm ra giải pháp cải tạo, nâng cấp hoặc thay thế công nghệ sản
xuất tại các làng nghề với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm mà vẫn đảm bảo sự phát
triển kinh tế.
1.2.3. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế [1]
- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
- Giúp xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
- Phát triển hoạt động du lịch đối với làng nghề truyền thống
1.2.4. Những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề tới môi trường [1]
Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển tại làng nghề đã phát sinh một số tác động
tiêu cực đến môi trường. Làng nghề Việt Nam trong quá trình phát triển đã bộc lộ
một số tồn tại sau:
a, Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn quy mô ở hộ gia đình
Quy mô sản xuất tại nhiều làng nghề là quy mô nhỏ, khó phát triển vì mặt
bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu dân cư. Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ

7



lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô nhiễm tới khu dân cư càng lớn, dẫn tới chất
lượng môi trường khu vực càng xấu đi.
b, Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông dân đã ảnh
hưởng mạnh tới sản xuất tại làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường
Không nhận thức được lâu dài của ô nhiễm, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước
mắt, các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ tận
dụng nhiều sức lao động trình độ thấp. Hơn thế, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng
tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất
độc hại (kể cả đã cấm sử dụng), không đầu tư phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao
động, không đảm bảo điều kiện lao động nên đã tăng mức độ ô nhiễm tại đây.
c, Quan hệ sản xuất mang tính đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã
Nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, sử dụng lao động có
tính gia đình, sản xuất theo kiểu “bí truyền”, giữ bí mật cho dòng họ, tuân theo
“hương ước” không áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên đã cản trở việc
áp dụng giải pháp kỹ thuật mới, không khuyến khích sáng kiến mang hiệu quả bảo
vệ môi trường của người lao động.
d, Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá
Sản xuất tại làng nghề chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình, họ thường đảm
nhiệm tất cả các khâu; giữa các hộ sản xuất thường khá độc lập với nhau, tự mua
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nên chưa có sự liên doanh liên kết sản xuất quy
mô lớn tại các làng nghề. Bên cạnh đó, thiết bị sử dụng trong các làng nghề hầu hết
là loại cũ, mua từ Trung Quốc hoặc mua thanh lý từ các nhà máy, một số là sản
phẩm tự tạo. Các thiết bị này lạc hậu, chắp vá nên năng suất lao động thấp và mức
độ gây ô nhiễm môi trường cao.
Hầu hết thợ làm nghề là dân trong làng với trình độ văn hoá thấp. Kiến thức
tay nghề không toàn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, tăng phát thải
chất ô nhiễm vào môi trường và ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và chất lượng
môi trường. Hiện nay, trong các hộ sản xuất làng nghề lao động phải làm việc với
cường độ lớn, phòng chống độc hại kém, điều kiện làm việc xấu nên hạn chế khả


8


năng xây dựng kế hoạch và quản lý tiếp thu cái mới…làm giảm năng suất chất
lượng, dễ bị rủi ro, lãng phí.
e, Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề quá thấp, khó có điều kiện
phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường
Sản xuất mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu dài, nên khó huy động tài chính
và vốn đầu tư lớn từ các nguồn khác (quỹ tín dụng, ngân hàng). Do đó, khó chủ động
trong đổi mới kỹ thuật và công nghệ, lại càng không thể đầu tư cho xử lý môi trường.
f, Trình độ người lao động, chủ yếu là lao động thủ công, học nghề, văn hóa thấp
nên hạn chế nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường
Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các làng nghề nhìn
chung còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Mặt khác đa số người lao động có
nguồn gốc nông dân nên chưa có ý thức về môi trường lao động, chỉ cần có việc làm
và có thu nhập cao hơn thu nhập từ nông nghiệp hoặc bổ sung thu nhập trong những
lúc nông nhàn, nên ngại học hỏi, không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
g, Nhiều làng nghề chưa quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ
môi trường
Cạnh tranh trong một số loại hình sản xuất đã thúc đẩy một số làng nghề đầu
tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên, đây không phải là đầu tư cho
bảo vệ môi trường. Vì vậy, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều không có
các hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
1.2.5. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề [1]
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường
và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ người
dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một
số đặc điểm sau:
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi
một khu vực (thôn, làng, xã). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu

sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản

9


xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm, và tác động trực tiếp tới môi trường
nước, đất và không khí trong khu vực.
* Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ người lao động. Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các
làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá
cao: 95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt,
59,6% tiếp xúc với hoá chất. Trên 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng
(đối với không khí hoặc nước hoặc đất hoặc cả 3 dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27%
ô nhiễm nhẹ. Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô
nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu thế tăng nhanh [1].

10


Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Các dạng chất thải
Loại hình sản xuất

Khí thải

1. Chế biến lương thực,
thực phẩm, chăn nuôi,

Bụi, CO, SO2, NOx,CH4


giết mổ
2. Dệt nhuộm, ươm tơ,

Bụi, CO, SO2, NOX, hơi

thuộc da

axit, hơi kiềm, dung môi

3. Thủ công mỹ nghệ

-

- Gốm sứ

NOX, HF, THC

- Sơn mài, gỗ mỹ nghệ,

-

chế tác đá

môi, oxit Fe, Zn, Cr, Pb

4. Tái chế
- Tái chế giấy
- Tái chế kim loại


Các dạng

Nước thải

Chất thải rắn

BOD5, COD, SS, tổng N,

Xỉ than, CTR từ

Ô nhiễm nhiệt,

tổng P, Colitorm

nguyên liệu

độ ẩm

Xỉ than, tơ sợi, vải vụn,

Ô nhiễm nhiệt,

cặn và bao bì hóa chất

độ ẩm, tiếng ồn

BOD5, COD, SS, độ màu,

Xỉ than (gốm sứ), phế


Ô nhiễm nhiệt

dầu mỡ công nghiệp

phẩm, cặn hóa chất

(gốm sứ)

pH, BOD5, COD, SS, tổng

- Bụi giấy, tạp chất từ giấy

N, tổng P, độ màu

phế liệu, bao bì hóa chất

COD, SS, dầu mỡ, CN-,

- Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim

kim loại

loại nặng (Cr6+, Zn2+)

BOD5, COD, độ màu, tổng
N, hóa chất, thuốc tẩy,
Cr6+ (thuộc da)

ô nhiễm khác


Bụi, SiO2, CO, SO2,
Bụi, hơi xăng, dung

- Bụi, SO2, H2S, hơi
kiềm
- Bụi, CO, hơi kim loại,
hơi axit, Pb, Zn, HF,

11

Ô nhiễm nhiệt


HCl, THC
5. Vật liệu xây dựng,

- Bụi, CO, SO2, NOX,

khai thác đá

HF, THC

SS, Si, Cr

12

Xỉ than, xỉ đá,
đá vụn

Ô nhiễm nhiệt,

tiếng ồn, độ
rung


1.3. Thực trạng phát triển làng nghề tại Hải Dương
1.3.1. Sự phát triển số lượng và phân bố các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
a) Về số lượng các làng nghề:
Số lượng làng nghề tại tỉnh Hải Dương có xu hướng tăng. Số lượng trong các
năm từ 2004-2014 được thể hiện trong hình sau:

Hình 1.3: Số lượng các làng nghề trên địa bàn tỉnh [7]
b) Về phân bố theo ngành nghề chủ yếu của các làng nghề
+ Nhóm làng nghề mộc (mộc dân dụng, mộc đình chùa, đồ gỗ mỹ nghệ,
điêu khắc) có 11 làng (chiếm tỷ lệ 16,9 %).
+ Nhóm làng nghề thêu, ren có 6 làng (chiếm tỷ lệ 9,2%).
+ Nhóm làng nghề chế biến thực phẩm như bún, bánh đa có 5 làng (chiếm
tỷ lệ 7,7%).
+ Nhóm làng nghề đóng giầy da có 4 làng (chiếm tỷ lệ 6,2%) .
+ Nhóm làng nghề sản xuất hương, sấy nông sản và sản xuất vật liệu xây dựng
không nung mỗi loại sản phẩm đều có 3 làng (tương ứng mỗi loại chiếm tỷ lệ 4,6%).
1.3.2. Công nghệ, thiết bị và vốn sản xuất kinh doanh trong các làng nghề
a) Về công nghệ, thiết bị sản xuất:
Xét về tổng thể trình độ công nghệ tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh có
những bước phát triển nhất định. Ví dụ như làng nghề làm bún ở Đông Cận, Tam
Lương (Gia Lộc), bánh đa Lộ Cương (thành phố Hải Dương),... việc làm thủ công

13


đã được chuyển sang làm hoàn toàn bằng máy. Các nghề như chế biến gỗ, sản xuất

gạch không nung,… công nghệ cũng đã có nhiều thay đổi, việc đầu tư máy móc,
thiết bị cơ khí, điện tử đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. [7]
b) Về nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh [7]:
+ Nguồn vốn tự có: Đây là nguồn vốn chủ yếu cho sản xuất kinh doanh ở các
làng nghề Hải Dương thường chiếm khoảng 70 – 80% tổng số vốn đầu tư.
+ Nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước: nguồn vốn này
thường nhỏ, chỉ mang tính hỗ trợ; không trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
+ Nguồn vốn vay : Hầu hết các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các DNTN
ở làng nghề đều thiếu vốn. Do đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đổi mới kỹ thuật
và công nghệ; chất lượng sản phẩm không được nâng cao, mẫu mã đơn điệu, không
chiếm lĩnh được thị trường.
1.3.3. Thực trạng sử dụng nguyên liệu và năng lượng và các vấn đề môi trường
trong các làng nghề tại tỉnh Hải Dương [7]
 Thực trạng sử dụng nguyên liệu và năng lượng
Cũng giống như các làng nghề khác trong cả nước. Sản xuất tại các làng
nghề ở Hải Dương chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình. Ở những nơi ngành nghề
phát triển, mật độ dân số rất cao, đất dành cho sản xuất nông nghiệp còn rất ít. Trình
độ học vấn thấp dẫn đến chưa biết áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất và hầu
hết các thiết bị sử dụng trong làng nghề hầu hết là loại cũ, lạc hậu, trình độ cơ khí
thấp dẫn tới việc sử dụng nguyên liệu và năng lượng chưa hiệu quả.
 Các vấn đề môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều làng nghề trong tỉnh những năm
qua khá nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm song chưa được giải quyết.
+ Ô nhiễm môi trường không khí, do sử dụng các loại nhiên liệu, hóa chất và
vật tư ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, gỗ mỹ
nghệ. Trong đó, tỷ lệ lượng khói, bụi tạo ra trong sản xuất gây ô nhiễm nhiều nhất.
+ Ô nhiễm môi trường nước (nước mặt và nước ngầm) do nước thải phát

14



sinh từ quá trình sản xuất, nhất là ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.
+ Ô nhiễm môi trường đất do các chất thải rắn sinh ra, như ở các làng nghề
sản xuất giày, dép da.
Trong những năm qua, sản phẩm gỗ mỹ nghệ là những sản phẩm truyền
thống và mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho địa phương. Trong số đó có một số làng
nghề nổi tiếng như Đông Giao, Lê Xá, Phương Độ……
Do nhu cầu của thị trường các làng nghề gỗ mỹ nghệ ngày càng phát triển
và gia tăng về số hộ làm nghề và số lao động trong nghề, tiêu biểu là Đông Giao.
Chất thải phát sinh từ làng nghề là chất thải rắn, bụi và khí thải, tiếng ồn không
những gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và ảnh hưởng tới môi
trường đất của khu vực và từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân Đông Giao.
Vấn đề này không những được các cấp chính quyền quan tâm và bản thân nhân dân
Đông Giao đã bắt đầu nhận thức được môi trường khu vực mình đang sinh sống và
sản xuất đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng nếu không có biện pháp khắc
phục. Do đó tôi đã chọn làng nghề Đông Giao trong số 65 làng nghề tại Hải Dương
để đánh giá trong luận văn
1.4. Khái niệm về tài nguyên hiệu quả
1.4.1. Khái niệm
Theo UNEP - UNIDO, thì tài nguyên hiệu quả được định nghĩa như sau:
- Là phương pháp tiếp cận tổng hợp có hệ thống để quản lý nguồn nguyên
vật liệu, năng lượng, hoá chất, nước, hạn chế và giảm thiểu chất thải và phát thải
ra môi trường dựa trên các hiệu quả về chi phí hướng tới phát triển bền vững.
- Tăng cường các giải pháp để đáp ứng nhu cầu của con người trong khi vẫn
lưu tâm đến vấn đề về sinh thái của thế giới bằng việc nâng cao hiệu quả sản xuất
nhưng tiêu thụ ít nguyêm liệu hơn.
- Được đánh giá bằng việc giảm sử dụng tài nguyên và các tác động đến môi
trường từ nguyên liệu, chất thải và các phát thải ngẫu nhiên trên một đơn vị sản
xuất, thương mại và tiêu thụ hàng hoá và dụng vụ trong suốt vòng đời.


15


RE-CP là sự kết hợp giữa sản xuất sạch hơn và hiệu quả sinh thái đòi hỏi áp
dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ ứng xử, cách nhìn nhận,
thực hiện đổi mới công nghệ theo hướng tốt hơn và sạch hơn. [11]
1.4.2. Đánh giá sử dụng nguyên vật liệu [5]
Đánh giá RE-CP sẽ dựa trên việc đánh giá sử dụng nguyên vật liệu sử dụng,
đó là việc xác định, phân tích dòng nguyên liệu:
o Những nguyên liệu nào được sử dụng?
o Bao nhiêu nguyên liệu được chế biến?
o Giá trị về mặt kinh tế của chúng?
o Bao nhiêu chất thải và khí thải bỏ ra ở cuối quy trình sản xuất?
Từ đó xác định định mức tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu trên một đơn vị sản
phẩm. Từ đó có thể đánh giá sơ bộ được tiềm năng triển khai, áp dụng các giải pháp
RE-CP một cách hiệu quả nhất.
1.4.3. RE-CP với chất thải
Chất thải gây ra ô nhiễm môi trường, lãng phí và tăng chi phí sản xuất. RECP nhìn nhận chất thải là một dạng tài nguyên không được đặt đúng chỗ, nên tìm
những cơ hội để khai thác sử dụng . Các nhóm giải pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả
và sản xuất sạch hơn bao gồm:
- Quản lý nội vi tốt: Đây là một giải pháp đơn giản, và không đòi hỏi nhiều
chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp
RE-CP. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến các thao tác công việc, giám sát vận hành,
bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm như: phát
hiện rò rỉ, tránh các rơi vãi, tắt các thiết bị khi không sử dụng để tránh lãng phí.
- Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng
bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn
có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng
cao hơn.

- Tối ưu hoá quy trình sản xuất: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối
ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số quá

16


trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, tốc độ…cần được giám sát, duy trì và hiệu
chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt hiệu
quả cao nhất, có năng suất tốt nhất.
- Thay đổi công nghệ: Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn
có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm lượng chất thải. Thiết bị mới thường
đắt tiền, nhưng có thể thu hồi được vốn nhanh. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư
cao hơn các giải pháp khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy.
tiềm năng sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và cải thiện chất lượng sản phẩm có thể
cao hơn các giải pháp khác.
- Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích: Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho
mục đích khác, sản xuất các sản phẩm phụ khác.
-

Sử dụng dịch vụ thay cho sản phẩm

-

Tái chế: Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử

dụng cho mục đích khác. Có nhiều cách tận dụng như:
o Tái chế, tái sử dụng luôn trong quy trình sản xuất
o Tái chế, tái sử dụng giữa các hộ trong làng nghề như phế phẩm của hộ
này là nguyên liệu đầu vào của hộ sản xuất khác
o Tái chế, tái sử dụng ở các cơ sở sản xuất bên ngoài làng nghề

Việc tái chế, tái sử dụng không những giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng hiệu
quả sử dụng tài nguyên mà còn giảm thiểu phát thải chất thải.
- Tiêu huỷ chất thải là biện pháp cuối cùng khi không thể tận dụng được chất
thải. Việc tiêu huỷ chất thải cần:
o Giảm tối đa thể trọng của lượng chất thải cần tiêu huỷ, giảm cả về
khối lượng và thể tích chất thải cần tiêu huỷ, điều này sẽ làm giảm
ảnh hưởng của việc tiêu huỷ chất thải đối với môi trường.
o Tiêu huỷ phải triệt để
o Đảm bảo không còn độc tính của chất thải

17


Hình 1.5: RE – CP với chất thải [5]
1.4.4. Cách tiếp cận RE-CP
Khi phòng ngừa từ đầu nguồn thì càng tiết kiệm chi phí, ta có thể thấy rằng
phòng tránh, giảm thiểu phát thải sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với xử lý và
thải bỏ chất thải. Ta có thể minh hoạ chi phí để xử lý chất thải theo hình sau:

Hình 1.6: Chi phí xử lý chất thải theo các cách tiếp cận [5]
Chi phí xử lý và thải bỏ cuối đường ống sẽ gây lãng phí nguyên vật liệu,
năng lượng, nhân công hơn rất nhiều so với chi phí cho việc giảm thiểu và phòng
tránh phát thải từ đầu nguồn, hay nói cách khác giảm một đơn vị chất thải phát thải
là giảm được nhiều chi phí để xử lý và thải bỏ đơn vị chất thải này.

18


×