Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nghiên cứu phân tích và đánh giá yếu tố lợi ích kinh tế và chi phí môi trường để xác định một cách hợp lý trách nhiệm nhà sản xuất kéo dài cho chất thải điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 130 trang )

TRẦN TUẤN ANH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------

TRẦN TUẤN ANH

NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ LỢI
ÍCH KINH TẾ VÀ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỂ XÁC ĐỊNH
MỘT CÁCH HỢP LÝ TRÁCH NHIỆM NHÀ SẢN XUẤT
KÉO DÀI CHO CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

KHÓA 2008 - 2010

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------

TRẦN TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ LỢI ÍCH
KINH TẾ VÀ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT CÁCH
HỢP LÝ TRÁCH NHIỆM NHÀ SẢN XUẤT KÉO DÀI CHO


CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐỨC QUẢNG

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực, khách quan và những tài liệu được tham khảo đều được trích dẫn
trong danh mục tài liệu tham khảo, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2011
Tác giả

Trần Tuấn Anh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Đức Quảng đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận
văn thạc sỹ này.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học cao học 2008-2010.
Các thầy cô giáo của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu vừa qua.
Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp trong Trung tâm Môi trường và Sản xuất
sạch đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình và bạn
bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, Ngày 25 tháng 3 năm 2011
Tác giả

Trần Tuấn Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................10 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ.......................................14 
I.1 KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ .............................................................14 
I.1.1 Các khái niệm chung.........................................................................................14 
I.1.2 Thành phần chất thải điện tử.............................................................................16 
I.1.3 Tác động lên môi trường và sức khỏe con người của chất thải điện tử............18 
I.1.4 Lợi ích từ chất thải điện tử................................................................................20 
I.2 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT
THẢI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................23 
I.2.1 Hiện trạng chất thải điện tử...............................................................................23 
I.2.2 Một số mô hình quản lý chất thải điện tử trên thế giới....................................29 
I.2.2.1. Mô hình quản lý chất thải điện tử ở Nhật Bản: ............................................29 

I.2.2.2. Mô hình quản lý chất thải điện tử ở Hàn Quốc. ..........................................31 
I.2.2.3. Mô hình quản lý chất thải điện tử ở Châu Âu ..............................................33 
I.2.2.4. Mô hình quản lý chất thải điện tử ở Đài Loan: ............................................36 
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM NHÀ SẢN XUẤT
LIÊN QUAN TỚI MỘT THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG THẢI BỎ TẠI VIỆT
NAM..........................................................................................................................39 
II.1. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN
TỬ TẠI VIỆT NAM .........................................................................................................39 
II.1.1. Các nguồn phát sinh chất thải điện tử tại Việt Nam.......................................39 
II.1.1.1. Chất thải điện tử từ ngành công nghiệp điện tử: ........................................39 
II.1.1.2. Chất thải điện tử từ đồ gia dụng .................................................................42 
II.1.2. Hiện trạng quản lý chất thải điện tử ở Việt Nam ...........................................43 
II.1.2.1. Các chính sách quản lý chất thải điện tử ở Việt Nam .................................43 
a. Việc thực thi công ước Basel tại Việt Nam ...........................................................43 
b. Các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan đến quản lý chất thải điện tử......45 

1


c. Các dự thảo văn bản pháp quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ ..........46 
II.1.2.2 Các vấn đề về chất thải điện tử ở Việt Nam ................................................48 
a. Nhập khẩu các thiết bị điện tử cũ hoặc chất thải điện tử .....................................48 
b. Hệ thống thu gom, xử lý và tái chế chất thải điện tử không đáp ứng nhu cầu .....53 
II.2. NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CÁC BÊN THAM
GIA CỦA MỘT DÒNG CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ ........................................................58 
II.2.1. Thiết kế điều tra..............................................................................................60 
II.2.2. Kết quả điều tra ..............................................................................................61 
a. Kết quả điều tra tại các hộ gia đình và cá nhân ...................................................61 
b. Kết quả khảo sát tại thị trường đồ cũ ...................................................................64 
c. Kết quả khảo sát tại làng nghề thu gom và tái chế kim loại màu .........................67 

II.2.3 Phân tích lợi ích kinh tế và chi phí môi trường của nhà sản xuất ..................70 
a. Sơ đồ dòng vật chất và dòng tiền của thiết bị ti vi CRT thải bỏ ...........................70 
b. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan chính đến dòng thải điện tử .........74 
c. Trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của nhà sản xuất - lợi ích kinh tế và
chi phí môi trường.....................................................................................................77 
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH EPR VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH 3R/EPR CHO QUẢN
LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM..........................................................89 
III.1 GIỚI THIỆU VỀ CHÍNH SÁCH EPR ..................................................................89 
III.1.1 Khái niệm .......................................................................................................89 
III.1.2 Phạm vi trách nhiệm kéo dài của nhà sản xuất ..............................................90 
III.1.3 Lợi ích của chính sách EPR ...........................................................................92 
III.1.4 EPR trên thế giới ............................................................................................94 
III.2 ĐỀ XUÂT MÔ HÌNH QUẢN LÝ 3R/EPR CHO CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ TẠI
VIỆT NAM ........................................................................................................................95 
III.2.1 Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng cơ chế EPR ở nước ta ............... Error!
Bookmark not defined. 
III.2.2 Cơ sở tiếp cận mô hình 3R/EPR cho chất thải điện tử ở Việt Nam...............95 
a. Tiếp cận trên quan điểm phát triển bền vững .......................................................95 
b. Tiếp cận pháp lý ....................................................................................................96 
2


c. Tiếp cận đặc trưng của CTĐ&ĐT tác động đến quản lý hết sử dụng ..................97 
c. Tiếp cận Trách nhiệm nhà sản xuất kéo dài (EPR)...............................................98 
d. Tiếp cận mô hình 3R .............................................................................................99 
III.2.3 Mục đích và mục tiêu của 3R/EPR ................................................................99 
a. Mục đích................................................................................................................99 
b. Mục tiêu.................................................................................................................99 
III.2.5 Phân bổ trách nhiệm giữa những người có vai trò.......................................102 
a. Sở giao dịch Chất thải và tái chế ........................................................................102 

b. Các tổ chức bên thứ ba .......................................................................................103 
c. Nhà sản xuất/nhập khẩu ......................................................................................104 
d. Người tiêu dùng..................................................................................................104 
e. Người thu gom và cơ sở thu gom chất thải địa phương.....................................105 
f. Người tái chế........................................................................................................105 
g. Các cơ quan có thẩm quyền ................................................................................106 
III.2.6 Vận hành của sơ đồ 3R/EPR .......................................................................106 
III.2.7 Sự đồng thuận của xã hội .............................................................................107 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................110 

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1

Các định nghĩa về chất thải điện tử

Bảng 1.2

Tỷ lệ khác nhau các thành phần vật chất có trong điện thoại di động
giữa năm 1999 và 2003

Bảng 1.3

Lượng vật chất thải bỏ có trong các dòng ti vi

Bảng 1.4

Lượng kim loại có trong bản mạch in của dòng TV LCD


Bảng 1.5

Mục tiêu tái chế của Luật HARL và tỷ lệ thực tế tại Nhật Bản, giai
đoạn 2001-2004

Bảng 1.6

Thành phần vật liệu có trong các thiết bị gia đình của Nhật Bản

Bảng 1.7

Lượng chất thải điện tử phát sinh của một số nước trên thế giới

Bảng 1.8

Lượng chất thải điện tử phát sinh tại Châu Á

Bảng 2.1

Lượng sản xuất sản phẩm điện tử của Việt Nam, giai đoạn 20072010

Bảng 2.2

Kế hoạch sản xuất các sản phẩm điện tử giai đoạn 2011-2015

Bảng 2.3

Số lượng thiết bị điện tử gia dụng thải bỏ ở Việt Nam giai đoạn
2001-2006


Bảng 2.4

Lượng màn hình máy tính second-hand xuất khẩu từ Nhật Bản năm
2005

Bảng 2.5

Lượng Ti vi second-hand xuất khẩu từ Nhật Bản

Bảng 2.6

Tỷ lệ tái chế một số thiết bị gia dụng tại làng nghề Việt Nam

Bảng 2.7

Mức sở hữu ti vi trong nhà của hộ gia đình/cá nhân

Bảng 2.8

Tổng hợp nhu cầu mua thêm và đổi ti vi mới ở các hộ gia đình và cá
nhân

Bảng 2.9

Động thái thải bỏ ti vi cũ/hỏng của các hộ gia đình và cá nhân

Bảng 2.10

Giá bán các loại ti vi thải bỏ/hết sử dụng


Bảng 2.11

Giá các loại ti vi cũ bán tại các cửa hàng sửa chữa điện tử

Bảng 2.12

Khối lượng của các linh kiện trong ti vi CRT

4


Bảng 2.13

Trung bình giá bán nguyên chiếc ti vi cho cơ sở tái chế

Bảng 2.14

Giá trị các linh kiện trong ti vi CRT

Bảng 2.15

Khả năng tái chế phế thải điện tử tại làng nghề

Bảng 2.16

Giá trị các sản phẩm tái chế phế thải điện tử

Bảng 2.17


Phí bảo vệ môi trường tối đa đối với thiết bị ti vi thải bỏ

Bảng 2.18

Thành phần khối lượng thiết bị ti vi

Bảng 2.19

Giá trị tối đa các thành phần tái chế

Bảng 2.20

Giá trị thực tế các thành phần tái chế tại làng nghề

Bảng 2.21

Chi phí xử lý môi trường đối với thành phần không có khả năng tái
chế của thiết bị ti vi thải bỏ

Bảng 2.22

Bảng so sánh giá bán thiết bị ti vi và mức phí môi trường

Bảng 2.23

Bảng so sánh chi phí xử lý môi trường và phí tái chế ở một số nước

Bảng 2.24

Giá trị thu hồi các thành phần vật liệu ở các mức tỷ lệ tái chế


Bảng 2.25

Mức phí xử lý các thành phần vật liệu thải bỏ

Bảng 2.26

Mức phí xử lý trên mỗi kg lượng sản phẩm thu hồi

5


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1

Thành phần vật liệu trong chất thải điện tử

Hình 1.2

Chuỗi giá trị của máy tính hết sử dụng

Hình 1.3

Dòng chất thải điện tử đang đổ về Trung Quốc và Ấn Độ

Hình 1.4

Sơ đồ thu gom các thiết bị gia dụng từ người tiêu dùng


Hình 1.5

Sơ đồ dòng vật chất (nét liền) và dòng tiền (nét gạch đứt) trong hệ
thống tái chế chất thải điện tử ở Hàn Quốc

Hình 1.6

Sơ đồ quản lý dòng chất thải điện tử tại Đài Loan

Hình 2.1

Ước tính lượng thải bỏ các thiết bị gia dụng đến năm 2025

Hình 2.2

Dòng chất thải điện tử trung chuyển qua Việt Nam vào Trung Quốc

Hình 2.3

Quy trình quản lý và xử lý chất thải điện tử ở Việt Nam

Hình 2.4

Điểm khảo sát tại phường Tràng Minh

Hình 2.5

Sơ đồ dòng vật chất của ti vi CRT thải bỏ

Hình 2.6


Sơ đồ dòng tiền của ti vi CRT thải bỏ

Hình 3.1

Phạm vi trách nhiệm của nhà sản xuất đối với vòng đời sản phẩm

Hình 3.2

Mối quan hệ trách của nhà sản xuất đối với sản phẩm thải bỏ

Hình 3.3

Khung tổ chức của mô hình 3R/EPR

6


THUẬT NGỮ VÀ GIẢI NGHĨA
Thuật ngữ
3R
ACP
ARF
ASEAN
BATs
BLHS
CEPT
Cd
CFC
CI

CP
CPU
CRT
CTĐT
CTNH
DfE
DR
ĐTDĐ
EC
ECOWAS
EEA
EEE
EEP
EOL

Diễn giải tiếng Anh

Diễn giải tiếng Việt
Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái
Reduce, Reuse and Recycle
chế
African, Caribbean and Pacific Nhóm liên bang châu Phi, Ca-ribê và Thái Bình Dương
Group of States
Advanced Recovery Fee
Phí Tái chế trả trước
Association of Southeast Asia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Nations
Á
Best Available Techniques
Các Kỹ thuật Có sẵn Tốt nhất

Bộ luật hình sự
Common Effective Preferential Hiệp định ưu đãi thuế quan có
Tariff
hiệu lực chung
Catmi
Chlorofluorocarbons
Cost Internalization
Nội hóa chi phí vào giá
Cleaner Production
Sản xuất sạch hơn
Central Processing Unit
Bộ Xử lý Trung tâm
Carthod Ray Tube
Đèn hình, ống tia điện tử
Chất thải điện tử
Chất thải nguy hại
Design for Environment
Thiết kế Vì Môi trường
Deposit- Refund
Ký quỹ - Hoàn trả
Điện thoại di động
European Commission
Uỷ ban Châu Âu
Economic Community Of West Cộng đồng Kinh tế các bang Tây
Phi
African States
European Environment Agency Cơ quan môi trường châu Âu
Electrical and electronic
Thiết bị điện và điện tử
equipment

Electrical and Electronic
Sản phẩm điện và điện tử
Product
End of Life
Hết tuổi thọ, hết hạn sử dụng

7


Thuật ngữ
EPA
EPR
EPS

Diễn giải tiếng Anh
Environmental Protection
Agency
Extended Producer
Responsibility

ET
EU
EuP

Energy using Product

FDI
HCFC
Hg
IPP


Foreign Direct Investment

EST

ISO
IT
JEITA

PNTR
LCA
LCD
MONRE
NGO

Cục Bảo vệ Môi trường
Trách nhiệm Nhà sản xuất kéo dài

Electronic Produc Stewardship
Enviromental Sound
Management
Environmentally Sound
Technology
Environment Technology
European Union

ESM

Diễn giải tiếng Việt


Bổn phận Quản lý Sản phẩm Điện
tử
Quản lý Thân thiện Môi trường

Integrated Product Policy
International Organization for
Standardization
Information Technology
Japan Electronics and
Information Technology
Industries Association
Permanent Normal Trade
Relations
Life Cycle Assessment
Liquid Crystal Display
Ministry of Natural Resources
and Environment
No – Governmental
organiztions

Ni

Công nghệ Thân thiện Môi
trường
Công nghệ Môi trường
Liên minh Châu Âu
Chỉ thị về Sản phẩm sử dụng
năng lượng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hydrochlorofluorocarbons

Thủy ngân
Chính sách tích hợp của sản phẩm
Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
Công nghệ Thông tin
Hiệp hội Công nghiệp Điện tử và
Công nghệ thông tin Nhật Bản
Quy chế Quan hệ Thương mại
Bình thường Vĩnh viễn Việt Nam
- Hoa Kỳ
Đánh giá Chu kỳ Sống /Vòng đời
Bộ hiển thị tinh thế lỏng
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ
Nikel

8


Thuật ngữ
NIES
Ni – Cd
ODS
OECD
Pb
PBB
PBDE
PC
PCB
PE

PET
PP
PS
PSS
PVC
R&D
RFMC
RoHS
Directive
TPO
SCM
UNEP
URENCO
WEEE
WTO

Diễn giải tiếng Anh
National Institute for
Environmental Studies
Ozone – depleting substance,
Organisation for Economic
Cooperation and Development
Polybrominated Biphenyls
Personal Computer
Printed circuit board

Product Stewardship
Research & Development
Recycling Fund Management
Committee

Directive on the Restriction of
the Use of Certain Hazardous
Substances in Electrical and
Electronic Equipment
Third Party Organization
Scrap Computer Management
United nations environment
programme
Urban Environment Company
Waste Electronic and Electrical
Equipment
World Trade Organization

9

Diễn giải tiếng Việt
Viện nghiên cứu môi trường quốc
gia
Nikel – Cadmium
Chất làm suy giảm tầng ôzôn
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát
triển
Chì
Polybrominat Biphenyn
Polybrominated Diphenyl Ethers
Máy tính cá nhân
Bảng mạch in
Polyethylene
Polyethylene terephthalate
PolyPropylene

Polystyrene
Bổn phận quản lý sản phẩm
Polyvinal chloride
Nghiên cứu & phát triển
Ủy Ban Quản lý quỹ tái chế
Chỉ thị về Hạn chế sử dụng một
số chất biết chắc chắn nguy hại
trong thiết bị điện, điện tử
Tổ chức Bên Thứ ba
Quỹ Quản lý phế liệu máy tính
Chương trình Môi trường Liên
hợp quốc
Công ty môi trường đô thị
Thiết bị điện và điện tử thải bỏ
Tổ chức Thương mại Quốc tế


MỞ ĐẦU
Các thiết bị điện và điện tử hết sử dụng hoặc bị thải bỏ trong tiêu dùng và
thương mại - được gọi chung là chất thải điện tử (e-waste) - hiện vừa là mối lo về
môi trường và sức khỏe cộng đồng, vừa là nguồn tài nguyên ở mỗi quốc gia phát
triển và đang phát triển, với mức độ quan tâm khác nhau. Do vậy, ngày càng nhiều
quốc gia tham gia vào các thỏa ước quốc tế hay khu vực nhằm kiểm soát việc vận
chuyển dòng chất thải này qua biên giới và quản lý bằng pháp luật quốc gia, xếp
chất thải điện tử vào loại chất thải nguy hại. Đồng thời, những quốc gia đó cũng ban
hành nhiều chính sách bắt buộc hoặc khuyến khích về giảm thiểu, tái sử dụng, tái
chế và thu hồi vật liệu từ loại chất thải giầu tài nguyên này. Nhờ những nỗ lực đó,
đến nay đã hình thành nên mạng lưới thương mại quốc tế và mảng công nghiệp tái
chế chất thải điện tử ở nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, hầu hết hoạt động tái chế phế phẩm điện tử hiện nay là thủ

công, thực hiện ở một số làng nghề. Công nghệ tái chế tại các làng nghề này thường
có quy mô nhỏ, phân tán và lạc hậu, mới chỉ tập trung thu lấy nhựa, thủy tinh và các
kim loại thông dụng như đồng, nhôm, sắt còn hầu hết các kim loại quý khác bị thải
bỏ gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường. Mặt khác hiện nay, công cụ pháp lý
quản lý cho chất thải điện tử của nước ta đối với các loại chất thải này còn chưa có.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành quy định đối với công tác phân loại, lưu chứa,
thu gom vận chuyển, xử lý và tái chế cho chất thải điện tử còn chưa có quy định
riêng. Một nét riêng khác ở Việt Nam, nhìn từ hoạt động của các chợ đồ điện tử cũ
như chợ Trời ở Hà Nội, chợ Sắt ở Hải Phòng, chợ Nhật Tảo ở TP Hồ Chí Minh…
các loại đồ second-hand, linh kiện tái sử dụng lại được mua bán tràn lan và diễn ra
rất tấp lập. Hầu hết các đồ điện tử cũ này được đổ vào nước ta theo nhiều con đường
không chính thức khác nhau. Điều này làm gia tăng về lượng và gây những khó
khăn đáng kể trong công tác quản lý các loại chất thải điện tử ở Việt Nam .
Trong khi đó, một số mô hình quản lý hiệu quả dòng chất thải điện tử đã được
thực hiện tại một số nước tiên tiến trên thế giới. Liên minh Châu Âu (EU) và một số

10


bang của Mỹ, chất thải điện tử được quản lý theo mô hình Trách nhiệm nhà sản xuất
kéo dài - EPR (Extended Producer Responsibility). Còn hầu hết các bang của nước
Mỹ, Canada và Australia, chất thải điện tử được quản lý theo mô hình Bổn phận
quản lý sản phẩm - PSS (Product Stewardship). Ở các nước Châu Á thì theo mô
hình kết hợp với hai xu hướng: 3R kết hợp với PSS ở Nhật Bản và một số nước
ASEAN (như Thái Lan, Philipin, Indonesia, Malaysia); Mô hình kết hợp 3R với
EPR được triển khai tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ. Một trong
những đặc điểm chung của các mô hình này là Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập
khẩu được quy đinh rõ ràng trong việc đăng ký, cung cấp thông tin cho người tiêu
dùng về sản phẩm phải thu hồi, tái chế thông qua nhãn hàng và chi phí thu hồi;
trong việc thực hiện xử lý sản phẩm thải bỏ hoặc hết sử dụng thông qua hợp đồng

với cơ sở tái chế; và nhà sản xuất phải chịu chi phí thu hồi.
Điều 67 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt nam đã quy định: Chủ
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử
dụng hoặc thải bỏ. Trong đó, các sản phẩm thiết bị điện tử, điện dân dụng và công
nghiệp thuộc phạm vi của quy định này. Tuy nhiên, việc phân định trách nhiệm cho
nhà sản xuất hiện nay chưa có quy định cụ thể. Một phần là do Nhà nước hiện chưa
nắm đầy đủ các thông tin về thành phần vật chất có trong các dòng sản phẩm điện
tử, thiếu thông tin về nhãn hàng hóa và hướng dẫn về thu hồi, xử lý sản phẩm thải
bỏ và các yêu cầu môi trường khác. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng chưa đủ
thiết bị đo đạc, phân tích và năng lực cán bộ để kiểm tra, kiểm soát các thành phần
nguy hại vượt mức trong các sản phẩm này. Hơn nữa, việc xác định vòng đời sử
dụng của các sản phẩm thiết bị điện và điện tử tại Việt Nam khá phức tạp, hầu hết
các sản phẩm hoàn chỉnh được nhập khẩu từ nước ngoài, trong nước chỉ gia công
linh kiện, thay thế, sửa chữa hoặc tái sử dụng các linh kiện điện tử cũ, sự có mặt của
hàng nhập lậu khá tràn lan. Do vậy khó xác định các bên liên quan. Thêm vào đó,
hoạt động thu gom hiện mang tính tự phát và qua nhiều cấp thu gom, từ người thu
gom là cá nhân sang cửa hàng sửa chữa sang/đến cơ sở thu gom là đơn vị, tổ chức...
Hoạt động tái chế tại các làng nghề chưa tận thu hết tài nguyên do thiếu công nghệ,

11


thiếu chuyên môn, thiếu đồng bộ, thiếu sự quản lý tổ chức bài bản và do vậy tỷ lệ
tái chế không cao, phần thải bỏ cần ra môi trường còn nhiều, tăng chi phí xử lý. Vì
vậy, nếu đặt toàn bộ trách nhiệm lên vai nhà sản xuất, nhà nhập khẩu vào thời điểm
hiện nay là chưa thể thực hiện được. Trên thực tế, để xây dựng mô hình quản lý chất
thải điện tử phù hợp với điều kiện Việt Nam, chúng ta cần xem xét đồng bộ rất
nhiều yếu tố cơ chế, chính sách, hỗ trợ của nhà nước; hiệu quả kinh tế trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, sự đồng thuận của nhà sản xuất, người tiêu
dùng và xã hội, các vấn đề môi trường có liên quan... Trong đó, cần đánh giá và so

sánh các điểm về lợi ích kinh tế và chi phí môi trường trong hoạt động của các bên
liên quan tới dòng chất thải điện tử. Trên quan điểm đó, Đề tài: “Nghiên cứu, phân
tích và đánh giá yếu tố lợi ích kinh tế và chi phí môi trường để xác định một cách
hợp lý trách nhiệm nhà sản xuất kéo dài cho chất thải điện tử ở Việt Nam” được
lựa chọn thực hiện.
Mục tiêu chính của đề tài:
- Xác định các bên liên quan đến vòng đời của một loại sản phẩm điện tử gia
dụng điển hình, qua đó đánh giá các dòng vật chất và kinh tế luân chuyển nhằm xác
định vai trò và mức độ tham gia của nhà sản xuất tới việc giải quyết dòng thải điện
tử ở Việt Nam.
- Tìm hiểu chính sách Trách nhiệm nhà sản xuất kéo dài - EPR, đề xuất mô
hình quản lý chất thải điện tử ở Việt Nam
Nội dung đề tài cần giải quyết:
- Điều tra khảo sát đường đi sơ bộ của một thiết bị điện tử gia dụng điển hình
kể từ khi sản xuất đến thải bỏ cuối cùng.
- Xác định các bên liên quan đến đường đi sơ bộ này cũng như vai trò, chức
năng của từng bên liên quan
- Xác định hiện trạng sơ bộ của thiết bị điện tử thải và tiến hành định lượng
dòng vật chất và kinh tế tương ứng trong đường đi sơ bộ này.
- Trên cơ sở vai trò và mức độ tham gia của nhà sản xuất đối với việc giải
quyết dòng thải điện tử, tìm hiểu, đánh giá và đề xuất vận dụng linh hoạt chính sách

12


“Trách nhiệm nhà sản xuất kéo dài” trong mô hình quản lý chất thải điện tử ở Việt
Nam.
Đối tượng nghiên cứu:
- Nhóm thiết bị điện và điện tử hết sử dụng hoặc thải bỏ tại Việt Nam
- Hoạt động sử dụng thiết bị điện và điện tử; hoạt động thu gom, tái sử dụng,

tái chế và thải bỏ chất thải điện tử.
- Các cơ chế, chính sách pháp luật về lĩnh vực kinh tế và môi trường của Việt
Nam và thế giới có liên quan đến quản lý chất thải điện tử.
Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động của người sử dụng thiết bị ti vi đang sinh sống và làm việc tại TP
Hà Nội.
- Hoạt động của các cơ sở sửa chữa thiết bị điện và điện tử trên địa bàn Hà Nội
- Hoạt động của các cơ sở thu gom, tái chế chất thải điện tử tại một số làng
nghề thuộc Hải Phòng.
- Các cơ chế, chính sách pháp luật về lĩnh vực kinh tế và quản lý môi trường
có hiệu lực hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước liên quan
- Điều tra, khảo sát trực tiếp và bằng phiếu điều tra.
- Tổng hợp, phân tích thống kê số liệu
Trên cơ sở đó, kết quả đạt được của luận văn đã cụ thể hóa vai trò và nghĩa vụ
của các bên liên quan đến dòng chất thải điện và điện tử hết sử dụng và thải bỏ tại
Việt Nam, đặc biệt là trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của nhà sản xuất,
nhập khẩu. Bên cạnh đó luận văn cũng đã đề xuất một mô hình quản lý kết hợp giữa
chính sách EPR và 3R phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Với các kết quả
nghiên cứu của đề tài đạt được, đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với
các nhà hoạch định, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý chất thải điện tử tại Việt
Nam.

13


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ


I.1. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ

I.1.1 Các khái niệm chung
“Chất thải điện và điện tử” hay “chất thải điện tử” là thuật ngữ chỉ chung cho
các loại thiết bị điện và điện tử không còn giá trị sử dụng đối với chủ sở hữu. Do đó
nó không được định nghĩa một cách chính xác. Tại Bảng 1.1 dưới đây có giới thiệu
một số định nghĩa do các tổ chức quốc tế đưa ra cho loại hình chất thải này.
Bảng 1.1 Các định nghĩa về chất thải điện tử [20]
Nguồn

Định nghĩa

EU WEEE Directive

Thiết bị điện & điện tử là chất thải… bao gồm

(EU, 2002a)

toàn bộ các linh kiện, phụ kiện và có thể tiêu
dùng, là bộ phận cấu thành lên sản phẩm tại thời
điểm thải bỏ. Chỉ thị 75/442/EEC, điều 1(a) chỉ
rõ “chất thải” là “bất cứ chất hay vật gì mà người
sử dụng bán hay có nhu cầu xử lý theo qui định
của các điều khoản luật pháp quốc gia”

Basel Action Network

E-waste bao gồm một phạm vi rộng và ngày càng

(Puckett and Smith, 2002)


gia tăng của các thiết bị điện tử khác nhau, từ
thiết bị gia dụng lớn như tủ lạnh, máy điều hòa,
điện thoại, dàn âm thanh và các đồ điện tử tiêu
dùng tới máy tính được người dùng thải bỏ.

OECD (2001)

Bất cứ thiết bị nào sử dụng nguồn điện năng hoạt
động hết tuổi thọ

SINHA (2004)

Một thiết bị điện hiện tại không còn đáp ứng mục
đích ban đầu của người sử dụng

StEP (2005)

E-waste ngầm chỉ là …chuỗi cung ứng ngược,

14


Nguồn

Định nghĩa
thu thập các sản phẩm người tiêu dùng không
còn mong muốn sử dụng, tân trang lại cho người
tiêu dùng khác, tái chế hoặc bằng các quy trình
xử lý chất thải khác”

Nguồn: R. Widmer et al., 2005

Tại Việt Nam, chất thải điện tử cũng chưa có một định nghĩa cụ thể nào. Qua
một số nghiên cứu gần đây về lĩnh vực này, chất thải điện tử có thể được định nghĩa
như sau:
Chất thải điện tử là chất thải được định nghĩa trong Luật Bảo vệ Môi trường,
gồm tất cả các thiết bị điện & điện tử, linh kiện, phụ kiện và phụ liệu thuộc vào thiết
bị đó ở thời điểm chủ sở hữu nó loại bỏ không cần dùng hoặc không dùng được
nữa, hay hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ vì lý do khác [6].
Phân loại chất thải điện tử gồm 2 loại sau:
- Chất thải công nghiệp điện tử: là chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất,
lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử. Chất thải công nghiệp điện tử (WES) bao gồm:
vụn kim loại, dây dẫn điện, bản mạch in hỏng, linh kiện hỏng, chất thải hàn...
- Chất thải điện tử gia dụng và văn phòng: là các thiết bị điện tử dùng cho
cuộc sống hằng ngày của các hộ gia đình hoặc cá nhân như: TV, tủ lạnh, máy giặt,
điều hòa, điện thoại, PC, đồ chơi điện tử… và các thiết bị văn phòng tại các cơ quan
làm việc, bệnh viện, trường học như: máy tính, máy in, máy photocopy, máy fax…
hết giá trị sử dụng có nhu cầu thải bỏ.
Trong đó, chất thải điện tử gia dụng và văn phòng hiện đang là mối quan tâm
lớn của xã hội do tính phức tạp trong quản lý hết sử dụng, lượng thải bỏ cao và tính
nguy hại tới sức khỏe con người và môi trường. Và loại hình chất thải điện tử này
cũng là trọng tâm đánh giá trong các nội dung luận văn dưới đây.

15


I.1.2 Thành phần chất thải điện tử
Có hơn 1.000 hợp chất khác nhau được tìm thấy trong chất thải điện tử, trong
đó có nhiều loại chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, cadimi, selen, nhựa chống
cháy tạo dioxin khi đốt… Tại một số nghiên cứu về chất thải điện tử gần đây, thành

phần chính có trong chất thải điện tử được xác định chủ yếu là kim loại, thủy tinh và
nhựa. Thành phần kim loại cơ bản chiếm khoảng 50%, kim loại màu khoảng 5% và
thành phần nhựa từ 20-25% khối lượng của chất thải điện tử phát sinh. Ngoài ra còn
một số thành phần khác như: dầu máy, chất tải lạnh ở tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ;
vỏ gỗ ở ti vi; vật liệu gốm ở máy giặt, điện thoại di động… Hình 1.1 dưới đây là kết
quả nghiên cứu về thành phần vật chất phát sinh từ chất thải điện tử tại Công hòa
Irenland năm 2000.

Hình 1.1 Thành phần vật liệu trong chất thải điện tử [20]
(Nguồn: ETC/RWM, 2003)

Tuy nhiên, thực tế có sự khác biệt rõ rệt về kích thước và thành phần cấu tạo
của các loại thiết bị điện và điện tử như: điện thoại di động, ti vi, tủ lạnh, máy
giặt… trong từng mẫu sản phẩm của mỗi nhà phân phối, giữa các nhà sản xuất và
trong từng thời kỳ lịch sử phát triển của công nghệ. Một ví dụ minh họa, những năm

16


đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, một chiếc điện thoại di động không chỉ đắt mà có
kích thước rất to và nặng, trọng lượng có thể lên đến 10kg. Đến năm 1999, điện
thoại di động chỉ còn trọng lượng xấp xỉ 100g, bao gồm cả pin. Tiếp đó, giai đoạn
từ năm 1999-2003, với một chiếc điện thoại thông thường có khối lượng trung bình
khoảng 80g. Hiện nay, về cơ bản trong một chiếc điện thoại di động, thành phần
nhựa chiếm khoảng 59,60%, đồng chiếm 14,24%, sắt chiếm 8,04%, thủy tinh chiếm
10,60%, các thành phần khác chiếm 7,52% khối lượng. Tuy nhiên, có thời kỳ tỷ lệ
các thành phần này đã có sự thay đổi lớn (bảng 1.2).
Bảng 1.2 Tỷ lệ khác nhau các thành phần vật chất
có trong điện thoại di động giữa năm 1999 và 2003 [19]
Thành phần

vật chất

2003/1999

Thành phần

(%)

2003/1999

vật chất

(%)

Thủy tinh

100,0

Cl

200,2

Nhựa

113,8

Cr

181,7


Tinh thể lỏng

133,3

Cu

69,0

Ag

40,9

Fe

106,2

Al

48,2

Ni

77,9

As

100

Pb


116,0

Au

74,3

Pd

78,0

Be

66,4

Pt/Ta

Bi

15,9

Sb

91,5

Br

100,0

Sn


77,3

Cd

200,0

149,7

Nguồn: TUDelft , 2004

Bảng 2.1 cho thấy, trong giai đoạn này một số thành phần vật liệu nguy hại
trong điện thoại di động như Sb, Be, Ni, Cu đã được các nhà sản xuất hạn chế sử
dụng. Đây là kết quả từ động thái xây dựng các yêu cầu về hoá chất độc/nguy hại
của EU, năm 2001. Quy định đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hoá chấtREACH (Registration, Evaluation, Authorization of Chemicals). Yêu cầu này

17


không chỉ liên quan tới nhà sản xuất mà còn liên quan tới những công ty có sử dụng
nhiều hoá chất. Tuy nhiên vẫn có thành phần nguy hại được nhà sản xuất giữ
nguyên như As, Br và sử dụng nhiều hơn như Cd, Cl, Pb.
Một trường hợp nghiên cứu khác, đầu những năm 2000, dòng TV CRT
(Cathode Ray Tube) chiếm 99,9% lượng bán. Sau đó loại TV CRT dần bị thay thế
bởi Flat Screen TV (ti vi màn hình phẳng) và cho tới năm 2010 này, dòng ti vi LCD
(Liquid Crystal Display) và Plasma đang chiếm ưu thế, với tỷ lệ bán được là 52%.
Sự khác biệt về thành phần vật chất có trong các loại ti vi này xem bảng 1.3.
Bảng 1.3 Lượng vật chất thải bỏ có trong các dòng ti vi [17]
Vật liệu (kg)
Thủy tinh


Kim loại

Plastic

Silicon

Tổng số

CRT

37

4,2

8

4,4

53,6

LCD

3,6

8,4

15

9,6


36,6

Plasma

14,8

12,4

10,9

8,6

46,7

Nguồn: RSC, 2009

Bảng 1.4 Lượng kim loại có trong bản mạch in của dòng TV LCD [17]
Lượng

As

Cad

Cr

Cu

Pb

Hg


Ni

mg/kg

27

9

107

313.000

25.200

0,8

4.560

Zn
9.770

Nguồn: RSC, 2009

Theo dự báo của các chuyên gia, lượng và thành phần cấu tạo của các thiết bị
điện và điện tử sẽ tiếp tục có những thay đổi trong tương lai, khi các nhà khoa học
trên thế giới có những phát minh mới về vật liệu; khi các nhà sản xuất tiếp tục nắm
bắt được thị hiếu người tiêu dùng, mở rộng những thị trường tiềm năng và đa dạng
hóa sản phẩm; và khi nhu cầu của người tiêu dùng về các dạng sản phẩm điện tử
đang dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

I.1.3 Tác động lên môi trường và sức khỏe con người
Luật pháp Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới đều quy định chất
thải điện tử trong danh mục chất thải nguy hại cần quản lý chặt chẽ và yêu cầu xử lý

18


trước khi thải bỏ vào môi trường. Tháng 2/2004, Công ước quốc tế Basel1 về Kiểm
soát vận chuyển chất thải độc hại qua biên giới đã được 158 quốc gia thông qua,
đây là một thỏa thuận quốc tế quy định các đường hướng toàn cầu cho việc xử lý đồ
phế thải điện tử.
Các vật liệu độc hại phát sinh từ rác thải điện tử tập trung chủ yếu là các chất
tồn lưu, khó phân huỷ sinh học và độc hại (PBT) gồm các kim loại nặng như chì,
catmi, niken, crôm 6, thuỷ ngân, asen và các chất ô nhiễm hữu cơ như
polychlorinated biphenyls (PCBs) và các chất làm chậm cháy bị brôm hóa (BFRs).
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng không một chất nào trên đây bị phơi nhiễm và phát
tán ra môi trường khi thiết bị điện tử được sử dụng (hoặc tiếp xúc thông thường) và
xử lý bình thường (vận chuyển và tháo dỡ thủ công). Mối lo ngại về sức khỏe con
người và môi trường liên quan đến các chất có trong thiết bị điện tử đã qua sử dụng
đó khi nó được thải bỏ hoặc lưu giữ ngoài môi trường và khi tiêu hủy bằng chôn lấp
hoặc đốt cháy. Ngoài ra, mối lo ngại còn xuất hiện trong một số kịch bản tái sử
dụng và tái chế như: khi linh kiện điện tử được lấy ra khỏi thiết bị bằng cách làm
chảy chất hàn hoặc được xử lý để tái sinh kim loại hoặc chất dẻo bằng phương pháp
cắt, nghiền, đốt cháy và nấu chảy. Phơi nhiễm đáng lo ngại từ một số chất nguy hại
trong các trường hợp thải bỏ, xử lý chất thải điện tử như sau:
- Chì có nhiều trong các mạch in, các ống catốt và các mối hàn, có thể thôi rỉ
ra trong những điều kiện chôn lấp nhất định. Thiêu đốt có thể làm thoát chì ra
không khí, cũng như tích tụ chì trong tro mà sau đó phải chôn lấp dưới đất. Chì
trong bảng mạch in cũng có thể thoát ra ở dạng khói có chì nếu bảng mạch in bị gia
nhiệt để dễ lấy linh kiện ra, hoặc ở dạng mịn nếu bảng mạch bị đốt cháy hoặc cắt

nhỏ trước để tái sinh kim loại. Chì trong CRT hoặc bảng mạch in có thể thoát ra ở
dạng bụi oxyt chì hoặc khói chì trong xử lý kim loại bằng nhiệt độ cao, như nấu
chảy. Chì làm tổn hại hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi, hệ tuần
hoàn máu, hệ bài tiết. Những ảnh hưởng xấu của chì được nhận thấy rõ nhất ở sự

1

Công ước quốc tế Basel ra đời năm 1989, có hiệu lực từ năm 1992.

19


phát triển trí não của trẻ.
- Thủy ngân có trong pin và màn hình. Thủy ngân có thể thoát ra từ tấm hiển
thị phẳng (nằm ở nguồn sáng chiếu hậu đèn hình CRT) lúc đập vỡ CRT hoặc cắt và
sau đó xử lý thiết bị này. Chôn lấp và thiêu đốt màn hình phẳng có thể dẫn đến thoát
thủy ngân ra môi trường. Chì có thể gây những tổn thương mãn tính đối với trí não.
- Brom trong chất chống cháy brominat và clo trong cách điện PVC có thể tái
hợp với cacbon và hydro trong quá trình tiêu hủy hay phục hồi khác nhau có liên
quan đến nhiệt, như đốt hoặc ép đùn chất dẻo, để tạo thành các hỗn hợp chất hữu cơ
halogen khác gây lo ngại môi trường, đặc biệt là dioxin và furan.
- Catmi: Có một lượng nhỏ catmi trong các công tắc và chuyển mạch mạ và
làm chất ổn định trong bọc cách điện PVC của dây dẫn dùng trong máy tính. Bụi
oxyt catmi hoặc dạng khói có thể thoát ra khi chất dẻo hoặc công tắc kim loại và
chuyển mạch mạ bị đốt cháy hoặc trong xử lý kim loại bằng nhiệt độ cao.
Hầu hết, những nước đang phát triển hiện nay đều chưa có hệ thống quản lý
phù hợp để giải quyết vấn đề chất thải điện tử hoặc việc tuân thủ các quy định về
quản lý chất thải độc hại chưa có hiệu lực. Các sản phẩm chưa được dán nhãn thích
hợp, chưa có hệ thống thông tin để cảnh báo cho những người bán lẻ, người sử dụng
và những người tái xử lý về những rủi ro nêu trên.

I.1.4 Lợi ích từ chất thải điện tử
Lợi ích của rác thải điện tử đến từ chính tiềm năng thu hồi, tái chế các thành
phần kim loại, thủy tinh, nhựa và tái sử dụng các linh kiện điện tử có trong một thiết
bị điện và điện tử thải bỏ. Một thiết bị máy tính hết sử dụng từ người sử dụng cuối
cùng là cơ quan, doanh nghiệp hay hộ gia đình, cá nhân hay trạm bảo hành, sửa
chữa sẽ đi vào hoạt động gia tăng giá trị là hoạt động thu gom, tháo rỡ, phân loại
sau đó những bộ phận, linh kiện dùng lại được sẽ được chuyển qua thị trường hàng
cũ; Sắt thép, nhựa tái sinh được đưa vào thị trường phế liệu và vật liệu tái sinh; Đèn
hình CRT được tái chế; Thu hồi kim loại màu và quý từ linh kiện bỏ đi, bản mạch in
cùng nhiều hoạt động khác (Hình 1.2). Với mức độ tái chế hiện nay, tiềm năng thu
hồi các nguyên tố có giá trị kinh tế trong chất thải máy tính như nhôm từ vỏ, CRT,
20


dây dẫn điện là 80%; kẽm ở pin, nguồn phát xạ là 60%; vàng, bạc, palladi tại dây
dẫn điện/PWB, đầu nối là 98%; Platin từ chất dẫn điện màng mỏng/PWB là 95%;
cùng nhiều thành phần có thể thu hồi khác [6].
Tại một số nước, mức độ tái chế các thành phần trong thiết bị điện và điện tử
được đưa vào luật. Luật pháp của EU (Chỉ thị WEEE 2002/96/EC) quy định mục
tiêu thu hồi ở các thiết bị máy giặt, lò vi sóng, điều hòa nhiệt độ là trên 80% và tái
chế, tái sử dụng là trên 75%; nhóm IT và viễn thông như PC, máy in, điện thoại di
động tỷ lệ thu hồi là trên 75%, tái chế và tái sử dụng là trên 65%; nhóm thiết bị tiêu
dùng như TV, radio, đầu VCD, DVD tỷ lệ thu hồi là trên 70%, tái chế tái sử dụng là
trên 65%... Luật tái chế các thiết bị gia đình của Nhật Bản - HARL, 2001 (Home
Appliance Recycling Law) quy định mục tiêu tái chế các sản phẩm như máy điều
hòa nhiệt độ là 60%; ti vi là 55%; Tủ lạnh là 50%; máy giặt là 50%. Tuy nhiên thực
tế, tỷ lệ tái chế của 4 loại thiết bị này của Nhật Bản từ năm 2001-2004, luôn cao hơn
mục tiêu đề ra (Bảng 1.5).
Bảng 1.5 Mục tiêu tái chế của Luật HARL và tỷ lệ thực tế tại Nhật Bản,
giai đoạn 2001-2004

Loại thiết bị

Mục tiêu
tái chế (%)

Điều hòa nhiệt độ

Tỷ lệ tái chế thực tế (%)
2001

2002

2003

2004

60

78

78

81

82

TV

55


73

75

78

81

Tủ lạnh

50

59

61

63

64

Máy giặt

50

56

60

65


68

Nguồn: DTI – Global Watch Mission Report, 9/2005

Bảng 1.6 Thành phần vật liệu có trong các thiết bị gia đình của Nhật Bản
Loại thiết bị

Thành phần (%khối lượng)
Nhựa

Nhôm

Đồng

Sắt

Thủy tinh

Khác

Điều hòa nhiệt độ

11

7

17

55


0

10

TV

23

2

3

10

57

5

Tủ lạnh

40

3

4

50

<1


3

Máy giặt

36

3

4

53

<1

4

Nguồn: DTI – Global Watch Mission Report, 9/2005

21


×