Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu sử dụng than trấu xử lý dầu mỡ, COD và chất màu trong nước thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

VŨ CÔNG THẮNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THAN TRẤU XỬ LÝ
DẦU MỜ, COD VÀ CHẤT MÀU TRONG
NƯỚC THẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KĨ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ ĐỨC THẢO

Hà Nội – Năm 2014


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực phản ánh đúng thực nghiệm trong quá trình nghiên
cứu và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Học viên

Vũ Công Thắng



Lớp 12B KTMT

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Viện Đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy cô giáo, các cán bộ nhân
viên trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Đức Thảo đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, các anh chị và các bạn phòng
C5-10 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,
đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2014
Học viên

Vũ Công Thắng

Lớp 12B KTMT


Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1.1.

Tổng quan về tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam.................................. 3

1.1.1. Tóm tắt quá trình phát triển ngành lúa gạo Việt Nam ................................... 3
1.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam ....................................................... 4
1.2.

Giới thiệu về vỏ trấu ................................................................................... 6

1.2.1. Cấu tạo của vỏ trấu ....................................................................................... 6
1.2.2. Các đặc tính đặc trưng của vỏ trấu ................................................................ 6
1.2.3. Tính chất hóa học của vỏ trấu ....................................................................... 7
1.2.4. Một số ứng dụng của vỏ trấu ........................................................................ 9
1.3.


Giới thiệu máy nhiệt phân đa vùng .......................................................... 10

1.3.1. Nguyên lý của quá trình............................................................................... 10
1.3.2. Ưu, nhược điểm của hệ thống ...................................................................... 11
1.3.3. Đặc điểm sản phẩm than của quá trình nhiệt phân ....................................... 13
1.4.

Cơ sở lý thuyết quá trình hấp phụ ............................................................ 14

1.4.1. Động học quá trình hấp phụ ......................................................................... 14
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ ............................................... 16
1.4.3. Các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt .................................................................. 17
CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM ......................................................................... 21
2.1.

Mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên cứu................................................ 21

2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 21
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 21
2.1.3. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................. 21

Lớp 12B KTMT

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật
2.2.


Vũ Công Thắng

Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm .................................................. 22

2.2.1. Hóa chất ...................................................................................................... 22
2.2.2. Phẩm nhuộm sử dụng trong thí nghiệm ....................................................... 22
2.2.3. Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong thí nghiệm:.............................................. 23
2.3.

Phương pháp tiến hành thực nghiệm ....................................................... 23

2.3.1. Quá trình tạo ra than trấu ............................................................................. 24
2.3.2. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng hấp phụ của than trấu bằng phương pháp
gián đoạn theo mẻ ...................................................................................... 25
2.3.3. Thí nghiệm liên tục trên cột ......................................................................... 29
2.4.

Các phương pháp phân tích ...................................................................... 31

2.4.1. Xác định độ màu ......................................................................................... 31
2.4.2. Xác định nhu cầu oxi hóa học COD............................................................. 31
2.4.3. Xác định dầu mỡ khoáng trong nước .......................................................... 31
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 32
3.1.

Đặc điểm của than trấu ............................................................................. 32

3.2.

Thí nghiệm gián đoạn theo mẻ .................................................................. 33


3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ của than trấu ................ 33
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ của than ............... 35
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ đến khả năng hấp phụ của
than trấu ..................................................................................................... 37
3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất ô nhiễm đến khả năng hấp phụ của than. 40
3.3.

Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ dầu mỡ của than trấu : ............. 45

3.3.1. Ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ ............................................................ 45
3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian ............................................................................ 46
3.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn ............................................................... 47
3.4.

Thí nghiệm liên tục trên cột ...................................................................... 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 57

Lớp 12B KTMT

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng


DANH MỤC VIẾT TẮT

COD

Chemical oxygen demand

USDA

United States Department of Agriculture

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

RHA

Rice hush ask

PCB

Polychlorinated biphenyl

CTR

Chất thải rắn

Ccb
TCVN

Nồng độ cân bằng

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phần

Sau HP

Sau hấp phụ

Lớp 12B KTMT

Co

Nồng độ ban đầu

Cf

Nồng độ sau hấp phụ

ha

Héc ta

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1:

Xuât khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012 ................................ 5

Bảng 1.2:

Thành phần hóa học của vỏ trấu gồm: ................................................. 6

Bảng 1.3:

Thành phần các nguyên tố hóa học của vỏ trấu .................................... 8

Bảng 1.4:

Thành phần hóa học vỏ trấu của một số giống lúa ............................... 8

Bảng 2.1:

Danh mục các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu .............................. 22

Bảng 2.2:

Danh mục các dụng cụ, thiết bị sử dụng trong nghiên cứu.................. 23

Bảng 3.1:

Phân tích thành phần của than trấu ..................................................... 32


Bảng 3.2:

Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ độ màu và COD ................ 33

Bảng 3.3:

Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ màu và COD ........... 35

Bảng 3.4:

Ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ đến khả năng hấp phụ màu và
COD trong nước thải ......................................................................... 38

Bảng 3.5:

Ảnh hưởng của nồng độ chất ô nhiễm đến khả năng hấp phụ màu
và COD của than trấu......................................................................... 40

Bảng 3.6:

Mối liên hệ giữa Co, Cf và q của quá trình hấp phụ màu .................... 42

Bảng 3.8:

Ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ đến khả năng hấp phụ dầu mỡ
trong nước thải của than trấu .............................................................. 45

Bảng 3.9:

Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ dầu mỡ .................... 46


Bảng 3.10: Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến khả năng xử lý dầu ........................ 47
Bảng 3.11: Kết quả hấp phụ màu của than trấu ở thí nghiệm hấp phụ liên tục
trên cột............................................................................................... 49
Bảng 3.12: Kết quả hấp phụ COD trên hệ liên tục................................................ 50

Lớp 12B KTMT

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 .............. 4
Hàm lượng vỏ trấu trong hạt lúa.................................................................... 6
Một số hình ảnh về vỏ trấu ....................................................................... 7
Máy nhiệt phân đa vùng ......................................................................... 12
Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir [6] ................................................ 18
Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir ..................................................... 19
Sự phụ thuộc của Cf/q và Cf ................................................................... 19
Đẳng nhiệt Freundlich ............................................................................ 20
Quy trình thí nghiệm .............................................................................. 26
Quy trình nghiên cứu khả năng hấp phụ của than trấu trên hệ liên tục ... 30
Than trấu nhiệt phân ............................................................................... 33
Bề mặt của mẫu than trấu nhiệt phân ở 5000C (chụp SEM) .................... 33
Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ màu của than trấu ................. 34
Ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ COD của than trấu ................ 34

Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ màu của than trấu ......... 36
Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ COD của than trấu ....... 37
Ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ đến khả năng hấp phụ màu của
than trấu ................................................................................................. 39
Hình 3.8: Ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ đến khả năng hấp phụ COD của
than trấu ................................................................................................. 39
Hình 3.9: Ảnh hưởng của nồng độ chất ô nhiễm đến khả năng hấp phụ màu .......... 41
Hình 3.10: Ảnh hưởng của nồng độ chất ô nhiễm đến khả năng hấp phụ COD ........ 42
Hình 3.11: Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ q vào nồng độ cân bằng Cf ......... 43
Hình 3.12: Sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf ................................................................. 43
Hình 3.13: Sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ q vào nồng độ cân bằng Cf ......... 44
Hình 3.14: Sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf ................................................................. 45
Hình 3.15 : Hiệu quả hấp phụ dầu mỡ của than trấu theo lượng chất hấp phụ ........... 46
Hình 3.16: Hiệu quả hấp phụ dầu mỡ của than trấu theo thời gian ............................ 47
Hình 3.17: Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu quả xử lý dầu mỡ của than trấu .......... 48
Hình 3.18: Biến thiên hiệu suất xử lý màu theo thời gian trên hệ liên tục ................. 49
Hình 3.19: Biến thiên hiệu suất xử lý COD trên hệ hấp phụ liên tục......................... 51
Hình 3.20: Đồ thị đường cong thoát thể hiện khả năng hấp phụ chất màu của
than trấu ................................................................................................. 52
Hình 1.2:
Hình 1.3:
Hình 1.4:
Hình 1.5 :
Hình 1.6 :
Hình 1.7:.
Hình 1.8:
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 3.1:
Hình 3.2:

Hình 3.3:
Hình 3.4:
Hình 3.5:
Hình 3.6:
Hình 3.7:

Lớp 12B KTMT

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế tăng trưởng trên cơ sở áp
dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước ngày càng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, song song với quá trình phát
triển kinh tế, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường đáng
lo ngại.
Ô nhiễm môi trường nước gây ra bởi các hoạt động sinh hoạt, sản xuất ngày
càng gay gắt. Việc xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường nước ngày càng được
nhà nước và các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện.
Hấp phụ là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng để xử lý
các chất ô nhiễm . Đặc biệt, hấp phụ sử dụng vật liệu sinh học đang ngày càng được
quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn vì khả năng hấp phụ tốt và chi phí thấp. Trong
các loại vật liệu sinh học đó vỏ trấu đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong
thời gian gần đây do tính ưu thế về nguồn nguyên liệu và tận dụng được chất thải từ
ngành sản xuất nông nghiệp.

Vỏ trấu là vật liệu thải từ quá trình sản xuất gạo. Theo báo cáo năm 2011 sản
lượng gạo mà Việt Nam sản xuất được là khoảng 6 triệu tấn gạo. Trung bình từ 100
kg gạo trắng, từ quá trình xay xát sẽ tạo ra khoảng 15 kg vỏ trấu. Như vậy hàng năm
ở nước ta với sản lượng trung bình 6 triệu tấn gạo sẽ tạo ra nguồn vỏ trấu là khoảng
1 triệu tấn vỏ trấu. Tại Philippin, Ấn độ, Thái Lan, Nhật Bản đã xây dựng nhà máy
nhiệt phân vỏ trấu để bón trực tiếp cho cây lúa, đặc biệt là Nhật Bản vỏ trấu nhiệt
phân đã được sử dụng từ những năm 1910. Nhiệt phân vỏ trấu không những cho sản
phẩm là nhiệt mà còn cho ta sản phẩm là than trấu – một loại sản phẩm có tính ứng
dụng trong nông nghiệp, môi trường và một số lĩnh vực khác.
Với các lợi thế của vật liệu nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu sử dụng than trấu
xử lý dầu mỡ, COD và chất màu trong nước thải” được thực hiện với mục đích
khảo sát khả năng hấp phụ của than trấu đối với các chất ô nhiễm như độ màu,
COD, dầu mỡ trong nước thải theo các yếu tố ảnh hưởng như pH, thời gian, lượng
chất hấp phụ, nồng độ chất ô nhiễm.
Lớp 12B KTMT

1

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu khả năng hấp phụ của than trấu đối với các chất ô nhiễm trong
nước thải: độ màu, COD, dầu mỡ
 Đối tượng nghiên cứu
-


Vật liệu than trấu là sản phẩm của quá trình nhiệt phân trong máy nhiệt phân
đa vùng

-

Phẩm nhuộm nguyên chất loại trực tiếp Direct red 23 được mua tại công ty
Tân Hồng Phát, số 92 phố Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội.

-

Nước thải sinh hoạt hộ gia đình. Nước thải được lấy tại hố ga chung chứa
nước thải sinh hoạt hàng ngày (nước thải tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn) của gia
đình.

 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Bước đầu nghiên cứu thêm một ứng dụng mới của than trấu
- Tìm ra nguồn vật liệu hấp phụ sẵn có, rẻ tiền và thân thiện với môi trường

Lớp 12B KTMT

2

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam
1.1.1. Tóm tắt quá trình phát triển ngành lúa gạo Việt Nam
Lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chính của thế giới. Đặc biệt
với các nước châu Á, đây là lương thực chính để tạo ra các sản phẩm thiết yếu phục
vụ đời sống. Với dân số 88,5 triệu người dân tính đến ngày 1/4/2012 thì vấn đề đảm
bảo an ninh lương thực của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc sản xuất lúa gạo
vì thế ngành lúa gạo có vai trò rất lớn trong việc cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội,
xóa đói giảm nghèo. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới vì
thế lúa gạo còn có vai trò to lớn trong việc thu ngoại tệ về cho đất nước.
Từ năm 1990 đến nay, sản lượng lúa gạo Việt Nam liên tục tăng trưởng nhờ
biện pháp kỹ thuật canh tác tốt, tăng năng suất và một phần nhờ mở rộng diện tích
canh tác hàng năm. Sản lượng lúa ở nước ta chỉ dừng lại ở 19,23 triệu tấn (năm
1990) nhưng đến năm 2000 đã đạt được 32,51 triệu tấn. Năng suất và diện tích canh
tác tăng không ngừng đã giúp Việt Nam tăng năng suất và sản lượng hàng năm,
năm 2011 sản lượng đạt 42,31 triệu tấn và 43,7 triệu tấn năm 2012 tăng 1,26 triệu
tấn so với năm 2011 (tăng 3%). [1]
Liên quan tới quá trình năng suất lúa tăng, có thể chia ra 4 giai đoạn như sau:
Từ 1878 đến 1955: Năng suất lúa ghi được chỉ nằm trong khoảng 1,2 – 1,4
tấn /ha; diện tích gieo trồng 4,2 – 4,6 triệu ha; sản lượng lúa đạt 5,5 đến 6,7 triệu tấn.
Từ 1960 đến 1985: Năng suất lúa đạt 2,0 đến 2,8 tấn/ha. Diện tích gieo trồng
và sản lượng lúa tăng rõ rệt: 9,5 triệu ha và 15,9 triệu tấn.
Từ 1900 đến 1999: Năng suất lúa đạt từ 3,5 tấn – 4,05 tấn/ha. Diện tích gieo
trồng tăng từ 6 triệu lên 7,7 triệu ha; sản lượng lúa tăng từ 19,5 đến 31 triệu tấn.
Từ 2000 đến 2010: Năng suất lúa đạt từ 4 lên 5 tấn/ha. Tính đến năm 2013
tổng diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7,9 triệu ha,tăng hơn 138 ngàn ha so với
năm 2012, năng suất ước đạt 55,8 tạ/ha, sản lượng lúa cả nước đạt 44,1 triệu tấn
tăng 338 ngàn tấn so với năm 2012.[2]
Lớp 12B KTMT


3

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

1.1.2 Tình hình tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam
Từ một nước thiếu lương thực trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ
trước Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có sản lượng gạo xuất khẩu khá ổn
định từ năm 2005 - 2008. Không chỉ sản xuất gạo cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ
trong nước, xóa bỏ tình trạng đói nghèo vì thiếu lương thực Việt Nam còn là
nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Cụ thể, mùa vụ 2010/2011,
Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn, so với
6,73 triệu tấn trong mùa vụ 2009/2010. Mùa vụ 2011/2012, Việt Nam vẫn duy trì
mức xuất khẩu gạo trên 7 triệu tấn và đã đạt 7,72 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu
gạo đạt 3,45 tỷ USD. [7]

(Nguồn thông tin thương mại, tính toán của USDA (2011)).
Hình 1.1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 [7]
(Đơn vị: nghìn tấn)
Mùa vụ 2011/2012, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản
lượng 27,15 triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau
Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong mùa vụ 2011/2012 là các
quốc gia châu Á chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương

Lớp 12B KTMT


4

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

6 triệu tấn). Indonesia, Philippines và Malaysia là ba thị trường nhập khẩu truyền
thống ngoài ra còn có các thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan.
Cũng theo báo cáo, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65
triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn của năm 2012. Tiêu thụ lúa gạo trong
nước tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên 20,1 triệu tấn năm 2013. [1]
Bảng 1.1. Xuât khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012 [7]
(Đơn vị tấn)
5%

10%

15%

25%

100%

Glutinous

Jasmine


Các
loại
khác

Tổng

Châu Á

2.684.815

-

1.505.767

793.317

15.925

309.434

433.707

5.823

5.748.797

Châu Phi

82.1826


-

75.947

98.947

365.610

-

104.162

52.356

1.518.308

39.828

24.699

756

-

-

-

24.564


-

89.847

Châu Mỹ

32.014

-

213.090

2.901

55.883

-

25.445

-

329.333

Châu Úc

19.235

-


-

-

-

-

11.036

-

30.271

Tổng

3.597.718

24.699

1.795.560

894.625

437.418

309.434

598.914


58.188

7.716.556

Châu Âu
và các
nước CIS

Nguồn: thông tin thương mại/Tổng cục hải quan Việt Nam/ Hiệp hội lương thực
Việt Nam (2012)
Xuất khẩu gạo đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp
nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
nói riêng và cả nước nói chung. Xuất khẩu gạo góp phần hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng hơn.

Lớp 12B KTMT

5

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

1.2.

Vũ Công Thắng

Giới thiệu về vỏ trấu


1.2.1. Cấu tạo của vỏ trấu
Vỏ trấu là sản phẩm phụ của ngành sản xuất lúa gạo. Vỏ trấu do hai lá của gié
lúa là vảy và mày hoa tạo thành. Cả hai phần này được ghép liền với nhau theo nếp
dọc bằng một nếp gấp cài vào nhau. Phần này của hai mảnh vỏ trấu chuyển thành
đoạn cuối của vỏ trấu và cuối cùng kết thúc thành một cái râu.

Bảng 1.2 : Thành phần hóa học của vỏ
trấu gồm:
STT Thành phần
1
2

Xenlulo
Hemi
xenlulo

Phần trăm
26 – 35 %
18 – 22%

3

Lignin

25 – 30%

4

SiO2


20%
Hình 1.2: Hàm lượng vỏ trấu trong hạt lúa

1.2.2. Các đặc tính đặc trưng của vỏ trấu
Tùy theo từng loại trấu mà trấu có chiều dài từ 5mm – 10mm, chiều ngang
bằng từ 1/2 - 1/3 chiều dài. Góc nghi của trấu từ 350 – 500 tùy theo ẩm độ và điều
kiện nhiệt độ môi trường.
Đặc điểm chung về hóa lý tính của vỏ trấu:

Lớp 12B KTMT

6

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

Hình 1.3: Một số hình ảnh về vỏ trấu
Vỏ trấu không cháy dễ dàng với ngọn lửa trần trừ khi có không khí thổi
qua. Vỏ trấu có khả năng chống ẩm và mục rữa nên nó là vật liệu cách nhiệt tốt.
Tro trấu chứa nhiều SiO2 gây nên hiện tượng ăn mòn các loại lò sử dụng vỏ trấu
làm chất đốt.
Vỏ trấu khó xử lý vì cồng kềnh và bụi bặm. Khối lượng riêng của vỏ trấu thấp
khoảng 70kg/m3 – 100kg/m3, do đó đòi hỏi không gian lớn để lưu trữ và vận chuyển
và điều này là không kinh tế.
Khi đốt cháy vỏ trấu tạo ra một lượng tro khoảng 17% – 26% cao hơn rất
nhiều so với gỗ (0,2% – 2%) và than đá (12,2%), dẫn đến có một khối lượng lớn tro

trấu cần phải được xử lý.
1.2.3. Tính chất hóa học của vỏ trấu
1.3.3.1. Thành phần hóa học của vỏ trấu:
- Thành phần các nguyên tố hóa học:

Lớp 12B KTMT

7

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

Bảng 1.3: Thành phần các nguyên tố hóa học của vỏ trấu
Nguyên tố hóa học

Vỏ trấu (%)

C

30,66

H

3,35

O


55,01

Mg

0,09

S

0,05

Al

0,58

K

0,28

Ca

0,15

Si

9,81

P

0,02


- Thành phần hóa học của vỏ trấu : Với mỗi giống lúa khác nhau thì thành
phần hóa học của vỏ trấu cũng khác nhau. Dưới đây là thành phần hóa học của vỏ
trấu đối với một số giống lúa mẫu:
Bảng 1.4 : Thành phần hóa học vỏ trấu của một số giống lúa
Vỏ trấu

Xenlulo

Hemi-Xenlulo

Lignin

Lemont

29,2

20,1

30,7

ROK 14

33,47

21,03

26,7

CP 14


25,89

18,1

31,41

Pa Potho

35,5

21,35

24,95

Trung bình

31,02

20,15

28,44

(Lemnot, ROK14, CP 14, Pa Potho: là 4 giống lúa mẫu)
Lớp 12B KTMT

8

Viện KH và CN Môi trường



Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

1.2.4. Một số ứng dụng của vỏ trấu
Ở nước ta thì đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là 2
vùng trồng lúa lớn nhất cả nước, lượng vỏ trấu hàng năm tạo ra nhiều. Vỏ trấu
đã được con người tận dụng từ rất lâu và qua thời gian thì càng có nhiều thêm
ứng dụng như:
-

Sử dụng làm chất đốt: Từ lâu vỏ trấu đã là chất đốt quen thuộc với bà con
nông dân. Chất đốt từ vỏ trấu được sử dụng rất nhiều trong cả sinh hoạt (nấu
ăn) và sản xuất (làm gạch, sấy lúa)

-

Dùng vỏ trấu để lọc nước: Thiết bị lọc nước từ vỏ trấu có khả năng lọc thẳng
nước ao, hồ thành nước uống sạch. Cốt lõi của thiết bị là một cụm sứ xốp
trắng, hình trụ nằm trong chiếc bình lọc. Điều đặc biệt là loại sứ này được
tạo ra bằng cách tách ôxit silic từ trấu, có đặc tính lọc cực tốt, với lỗ lọc siêu
nhỏ, ngoài ra nó cũng có độ bền cao (có thể sử dụng 10 đến 20 năm)

-

Làm nguyên liệu xây dựng sạch: Trong trấu có chứa hàm lượng SiO2 rất
nhiều, mà đây lại là thành phần chính trong xi măng. Các nhà khoa học Mỹ
mới đây đã phát hiện một phương pháp gia công vỏ trấu mới, có thể sử dụng
tro trấu làm thành phần trong xi măng, thúc đẩy sự phát triển nguyên liệu xây

dựng sạch

-

Sử dụng vỏ trấu tạo thành củi trấu: Hiện nay, nhờ công nghệ ép thanh, vỏ
trấu đã được biến thành "củi trấu" - một sản phẩm năng lượng "sạch" phục
vụ cho sản xuất.

-

Sử dụng làm sản phẩm mỹ nghệ: Trấu có cấu tạo xen-lu-lô dạng hợp chất
các-bon, do vậy chắc chắn và bền vững không kém so với gỗ. Thêm vào đó,
độ hóa hợp mạch các-bon với keo bền chặt hơn khi dùng gỗ với keo để làm
các sản phẩm mỹ nghệ như các loại bình hoa nghệ thuật, tượng, các vật trang
trí mỹ thuật.

-

Ứng dụng vỏ trấu để sản xuất gas sinh học (khí hóa trấu)

-

Một số ứng dụng khác: Dùng làm thiết bị cách nhiệt, phân bón, làm chất độn,

Lớp 12B KTMT

9

Viện KH và CN Môi trường



Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

làm giá thể trong sản xuất meo giống trồng nấm, đánh bóng các vật thể bằng
kim loại. Ngoài ra vỏ trấu cũng đang dần được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu làm chất hấp phụ xử lý ô nhiễm môi trường như: Nghiên cứu sử
dụng vỏ trấu biến tính trong quá trình xử lý nước thải nhiễm dầu...
Mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1 triệu tấn vỏ trấu, lượng vỏ trấu này chủ yếu
được đem đốt để lấy tro hoặc thải bỏ ra gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan.
Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm, trong đề tài này vỏ trấu được dùng
làm nguyên liệu cho quá trình nhiệt phân tạo than trấu ứng dụng trong xử lý môi trường.
1.3. Giới thiệu máy nhiệt phân đa vùng
1.3.1. Nguyên lý của quá trình
Quá trình nhiệt phân chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ sản xuất than được
thực hiện trong lò quay, nguyên liệu nạp vào lò trải qua các giai đoạn sấy, nhiệt
phân, hoạt hóa sơ bộ, làm nguội. Trong lò quay khoảng 80% lượng các bon được
chuyển thành than, phần còn lại (20%) sẽ bị “cháy”. Hơi nước từ quá trình sấy rác
và do phản ứng nhiệt phân đi cùng “khí cháy” qua khoang đốt tận thu nhiệt đi lên
khoang khử độc, giảm nhiệt độ rồi qua cửa thoát hơi ra ngoài. Khí thải đã được khử
độc tiếp tục đi lên và giảm nhiệt độ đến xấp xỉ 700C và đi vào khí quyển qua cửa
thoát khí ở trên cùng. Nhiệt độ được kiểm soát để không hình thành pha lỏng trong
quá trình nhiệt phân. Để thực hiện quá trình này, lò được đặt trong buồng đốt nhiều
cấp, thực hiện truyền nhiệt qua thành lò (bằng kim loại chịu nhiệt). Lò quay được
thiết kế chế tạo đảm bảo “kín” với không khí bên ngoài, như vậy nguyên liệu sẽ
không tiếp xúc trực tiếp với môi trường cháy do đó ngăn cản được tiêu hao nguyên
liệu do cháy hoặc bị cuốn theo tạo thành bụi. Phương pháp đốt theo vùng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc điều khiển nhiệt độ của từng giai đoạn, cũng như cho phép
tận dụng nhiệt triệt để nhất. Để cung cấp nhiệt cho toàn bộ quá trình than hóa, trong

dây chuyền sử dụng hai buồng đốt:
- Buồng đốt chính: buồng đốt hai cấp

Lớp 12B KTMT

10

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

- Buồng đốt phụ, ngoài mục đích cung cấp nhiệt còn có nhiệm vụ đốt hoàn
toàn các khí sinh ra trong quá trình nhiệt phân, vừa có tác dụng xử lý khí ô nhiễm
vừa có tác dụng thu hồi nhiệt để tiết kiệm nhiên liệu.
- Các buồng đốt được cấp khí một cách có kiểm soát để đảm bảo hiệu suất
sử dụng nhiên liệu bổ sung cao nhất và tận thu tối đa nhiệt từ các “khí cháy” đi ra từ
lò quay.
Than sản phẩm lấy ra ở đuôi lò và được làm nguội gián tiếp bằng nước, khói
thải sẽ được thu hồi nhiệt trước khi thải ra ngoài.
Lò nhiệt phân được xem như 3 buồng phản ứng nối tiếp nhau với hai nhiệm
vụ: buồng (1) làm nhiệm vụ gia nhiệt tách âm, hỗ trợ cho buồng (2) để cacbon hóa
triệt để các chất hữu cơ. Chất lượng khí gas tạo thành phụ thuộc vào bản chất của
chất thải được nhiệt phân cũng như điều kiện nhiệt phân ở buồng (1). Buồng (3) làm
nhiệm vụ ủ nhiệt giảm dần nhiệt độ sản phẩm ra. Kiểm soát được mối quan hệ giữa
buồng (1), buồng (2) và buồng (3) đồng nghĩa với việc kiểm soát được chế độ vận
hành lò đốt đạt hiệu quả như mong muốn.
1.3.2. Ưu, nhược điểm của hệ thống


Lớp 12B KTMT

11

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

Hình 1.4: Máy nhiệt phân đa vùng

Công nghệ nhiệt phân xử lý chất thải hữu cơ có kiểm soát nhiệt độ trong điều
kiện không có không khí là một công nghệ tiên tiến và có nhiều ưu điểm so với các
công nghệ đốt khác như:
- Các quá trình sấy, hoá khí trong điều kiện không có oxy xảy ra ở trong
buồng sơ cấp, chất hữu cơ mất nước. Khí sinh ra có nhiệt trị cao được tiếp tục sử
dụng lại làm nhiên liệu cung cấp cho quá trình than hóa và nung nóng thiết bị vì thế
ưu điểm hơn hẳn các công nghệ sử dụng nhiệt khác.
- Hiệu quả xử lý chất thải cao nhờ có quá trình kiểm soát được chế độ nhiệt
phân tại buồng sơ cấp và quá trình Cacbon hóa hoàn toàn ở buồng thứ cấp.
- Quá trình nhiệt phân trong buồng sơ cấp tiến hành ở nhiệt độ 4000C-5500C
do vậy tăng tuổi thọ của lò do giảm chi phí bảo trì.
- So với công nghệ nhiệt phân tĩnh và đốt tầng sôi thì thời gian của lò quay
ngắn hơn, nhưng việc chế tạo, vận hành, bảo trì lò phức tạp hơn.
- Tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế, coi chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ là
nguyên liệu chứ không phải là rác thải.
Lớp 12B KTMT


12

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

Chính nhờ những ưu điểm nổi bật đó nên ngày nay xử lý chất thải rắn có
nguồn gốc hữu cơ ứng dụng nguyên lý nhiệt phân trong điều kiện không có oxy
đang được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới và là hướng nghiên cứu tiềm năng ở
Việt Nam trong tương lai.
Nhược điểm chính của công nghệ nhiệt phân là giá thành chế tạo thiết bị
tương đối lớn.
1.3.3. Đặc điểm sản phẩm than của quá trình nhiệt phân
Sản phẩm than thu được từ quá trình nhiệt phân có tỷ lệ khác nhau ở mỗi điều
kiện nhiệt độ, từ 42% - 49,12% ở 4000C giảm xuống còn 14% - 29,14% ở 7000C.
Như vậy, khi tăng nhiệt độ của quá trình thì tỷ lệ than thu được giảm, lượng sản
phẩm khí thu được tăng. Thông số nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến quá trình cũng như
ảnh hưởng của thời gian than hóa và mối quan hệ tương hỗ giữa 2 yếu tố.
Phần cacbon còn lại trong than, phần trăm H và O bị loại ra khi vật liệu được
xác định là một thông số của quá trình. Đây là mục tiêu của quá trình than hóa: tạo
ra tối đa lượng cacbon còn lại trong pha rắn trong khi loại bỏ tối đa lượng H, O ra
khỏi vật liệu. Các thông số C, H, O có thể được xác định như là chức năng tối ưu
của quá trình than hóa. [15]
Quá trình nhiệt phân sẽ dẫn đến thay đổi về thành phần hóa học vì vậy đặc
điểm và tính chất của sản phẩm than thu được phụ thuộc rất nhiều vào loại vật liệu
được tiến hành nhiệt phân. Việc giải phóng pha hơi dẫn đến tăng tỉ lệ của chất vô cơ

có trong mẫu than. Tất cả các mẫu sinh khối được làm giàu thành dạng nhiên liệu
trong quá trình nhiệt phân do tăng tỉ lệ %C và giảm tỉ lệ %O. Các mẫu than thu
được có hàm lượng C cao (76 - 95%), bỏ qua hàm lượng S, hàm lượng N dưới 1%
[20]. Theo dự báo, các mẫu than thu được có giá trị nhiệt lượng cao hơn so với mẫu
nguyên liệu ban đầu do tỉ lệ %C cao hơn. Sự khác nhau giữa các giá trị nhiệt lượng
đối với các loại than trên là khá lớn. Các giá trị nhiệt lượng dao động trong khoảng
25 MJ/kg - 30 MJ/kg.
Quá trình bốc hơi tạo ra cấu trúc lỗ rỗng xốp trên bề mặt vật liệu và bên trong
vật liệu, đối với nhiệt độ nhiệt phân khác nhau, thời gian nhiệt phân khác nhau sẽ
dẫn đến mẫu than thu được các lỗ rỗng khác nhau, chủ yếu là loại macro, mesopore
Lớp 12B KTMT

13

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

và loại micropore lớn. Diện tích bề mặt của than (BET) dao động trong khoảng rất
lớn từ vài m2/gam đến vài trăm m2/gam. Tuy nhiên diện tích bề mặt của than nhiệt
phân nhỏ hơn rất nhiều so với than hoạt tính. Sản phẩm than thu được sau quá trình
nhiệt phân có thể sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: công nghiệp,
nông nghiệp, môi trường… Trong đề tài này sản phẩm than thu được sau quá trình
nhiệt phân sẽ được sử dụng làm vật liệu để nghiên cứu quá trình hấp phụ dầu mỡ,
COD và chất màu trong nước thải.
1.4. Cơ sở lý thuyết quá trình hấp phụ
1.4.1. Động học quá trình hấp phụ

Đối với hệ hấp phụ lỏng - rắn, động học hấp phụ xảy ra theo một loạt giai
đoạn kế tiếp nhau [5]
-

Chất bị hấp phụ chuyển động tới bề mặt chất hấp phụ. Đây là giai đoạn
khuếch tán trong dung dịch.

-

Phần tử chất bị hấp phụ chuyển động tới bề mặt ngoài của chất hấp phụ chứa
các hệ mao quản. Đây là giai đọan khuếch tán màng.

-

Chất bị hấp phụ khuếch tán vào bên trong hệ mao quản của chất hấp phụ.
Đây là giai đoạn khuếch tán trong mao quản.

-

Các phần tử chất bị hấp phụ được gắn vào bề mặt chất hấp phụ. Đây là giai
đoạn hấp phụ thực sự.
Trong tất cả các giai đoạn đó, giai đoạn có tốc độ chậm sẽ quyết định hay

khống chế chủ yếu quá trình động học hấp phụ. Với hệ hấp phụ trong môi trường
nước, quá trình khuếch tán thường chậm và đóng vai trò quyết định. Tải trọng hấp
phụ sẽ thay đổi theo thời gian tới khi quá trình hấp phụ đạt cân bằng.
Gọi tốc độ hấp phụ là biến thiên độ hấp phụ theo thời gian, ta có:
r

dx

dt

(1)

Khi tốc độ hấp phụ phụ thuộc bậc nhất vào sự biến thiên nồng độ theo thời gian thì:

Lớp 12B KTMT

14

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

r

Vũ Công Thắng

dx
= β.(Ci - Cf)= k.(qmax - q)
dt

(2)

Trong đó:
β : hệ số chuyển khối
Ci : nồng độ chất bị hấp phụ trong pha mang tại thời điểm ban đầu(mg/l)
Cf : nồng độ chất bị hấp phụ trong pha mang tại thời điểm t (mg/l)
k : hằng số tốc độ hấp phụ

qmax : tải trọng hấp phụ cực đại
q : tải trọng hấp phụ tại thời điểm t
1.6.1.1. Động học hấp phục bậc 1
Phương trình động học bậc 1 có dạng:
dqt
 k1 (qe  qt )
dt

(3)

Trong đó:
qe,qt: Dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và thời điểm t bất kì t (mg/g)
k: Hằng số động học bậc 1 (1/phút)
Khi t biến thiên trong khoảng 0÷t, q biến thiên trong khoảng 0÷qt, phương trình (3)
trở thành:
log(qe  qt )  log(qe ) 

k1
t
2.303

(4)

Các giá trị (qe-qt) có tính tuyến tính với t.
1.6.1.2. Động học hấp phụ bậc 2
Phương trình động học bậc 2 có dạng:
`

dqt
 k2 (qe  qt )2

dt

(5)

Trong đó: k2: hằng số hấp phụ bậc 2 ( g/mg.phút)
Khi t biến thiên trong khoảng 0÷t, q biến thiên trong khoảng 0÷qt, phương trình (5)

Lớp 12B KTMT

15

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

trở thành :
1
1
  kt
(qe  qt ) qe

(6)

Phương trình (5) có thể viết lại thành:
t
1
1


 t
2
qt k2 .q e qe

(7)

Nếu tỉ lệ hấp phụ ban đầu, h(mg/g.phút): h = k2 . qe2

(8)

Phương trình (7) trở thành:
t 1 1
  i
qt h qe

1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ
Hấp phụ là một quá trình phức tạp, nó chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:
a. Ảnh hưởng của dung môi :
Hấp phụ trong dung dịch là hấp phụ cạnh tranh, nghĩa là khi chất tan bị hấp
phụ càng mạnh thì dung môi bị hấp phụ càng yếu. Dung môi có sức căng bề mặt
càng lớn thì chất tan càng dễ bị hấp phụ. Chất tan trong dung môi nước bị hấp phụ
tốt hơn so với dung môi hữu cơ.
b. Tính chất của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ :
Thông thường, các chất phân cực dễ hấp phụ lên bề mặt phân cực và các chất
không phân cực dễ hấp phụ lên bề mặt không phân cực. Ngoài ra, độ xốp của chất hấp
phụ cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ. Khi giảm kích thước mao quản trong chất
hấp phụ xốp thì sự hấp phụ từ dung dịch thường tăng lên. Nhưng đến một giới hạn nào
đó, khi kích thước mao quản quá nhỏ sẽ cản trở sự đi vào của chất bị hấp phụ.
c. Ảnh hưởng của nhiệt độ :

Khi nhiệt độ tăng, sự hấp phụ trong dung dịch giảm. Tuy nhiên, đối với những
cấu tử tan hạn chế, khi tăng nhiệt độ, độ tan tăng sẽ làm cho nồng độ của nó trong
dung dịch tăng lên, do vậy khả năng hấp phụ sẽ tăng lên.

Lớp 12B KTMT

16

Viện KH và CN Môi trường


Luận văn thạc sĩ kĩ thuật

Vũ Công Thắng

d. Ảnh hưởng của pH môi trường :
pH ảnh hưởng nhiều đến tính chất bề mặt của chất hấp phụ và chất bị hấp
phụ trong dung dịch nên cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ. Ngoài ra còn có
các yếu tố khác như: nồng độ của chất tan trong dung dịch, áp suất đối với chất khí,
quá trình hấp phụ cạnh tranh đối với các chất bị hấp phụ.
1.4.3. Các mô hình hấp phụ đẳng nhiệt
-

Khi nhiệt độ không đổi, đường biểu diễn q = f(T) (P hoặc C) được gọi là
đường hấp phụ đẳng nhiệt.

-

Đường hấp phụ đẳng nhiệt biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ
tại một thời điểm vào nồng độ cân bằng hoặc áp suất của chất bị hấp phụ tại

thời điểm đó ở một nhiệt độ xác định.

-

Đối với chất hấp phụ là chất rắn, chất bị hấp phụ là chất lỏng, khí thì đường
hấp phụ đẳng nhiệt được mô tả qua các phương trình như: phương trình hấp
phụ đẳng nhiệt Henry, Frenundrich, Langmuir…

1.6.3.1. Phương trình đẳng nhiệt Langmuir :
Hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir được ứng dụng thành công trong nhiều quá
trình hấp phụ chất ô nhiễm và được sử dụng rộng rãi đối với quá trình hấp phụ chất
tan từ dung dịch. Những giả định của thuyết Langmuir như sau :
-

Tiểu phân bị hấp phụ liên kết với bề mặt tại những trung tâm xác định.

-

Mỗi trung tâm chỉ hấp phụ một tiểu phân.

-

Bề mặt chất hấp phụ là đồng nhất, nghĩa là năng lượng hấp phụ trên các tiểu
phân là như nhau và không phụ thuộc vào sự có mặt của các tiểu phân hấp
phụ lên các trung tâm bên cạnh.

Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt đơn lớp Langmuir cho phép ước tính khả năng hấp
phụ tối đa của vật liệu (Qm) được biểu diễn bởi biểu thức: [5]
q  qmax


b.Ccb
1  b.Ccb

(9)

Trong đó:

Lớp 12B KTMT

17

Viện KH và CN Môi trường


×