Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đặc sắc trong mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.05 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐẶC SẮC TRONG MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI CỦA
NGUYỄN VĂN THẠC

Thuộc nhóm ngành khoa học lí luận văn học

Sơn La, tháng 06 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐẶC SẮC TRONG MÃI MÃI TUỔI HAI MƢƠI
CỦA NGUYỄN VĂN THẠC

Thuộc nhóm ngành khoa học lí luận văn học

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Phương Ly

Giới tính: Nữ Dân tộc : Thái

Bùi Thảo Mai

Giới tính: Nữ Dân tộc: Mường

Lớp K55 ĐHSP Ngữ văn



Khoa : Ngữ văn

Năm thứ 3/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Sư phạm Ngữ văn
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lê Thị Phương Ly
Người hưỡng dẫn: ThS. Phạm Thị Phương Huyền

Sơn La, tháng 06 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em xin được gửi lời cảm ơn
tới các thầy cô trong khoa Ngữ văn, thầy cô ở Trung tâm Thông tin thư viện, Trường
Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em, trong quá trình thực hiện đề
tài.
Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn ThS. Phạm Thị Phương Huyền đã hướng dẫn
chúng em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Do năng lực nghiên cứu có hạn và cũng là lần đầu tiên làm đề tài nghiên cứu
khoa học nên đề tài của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em kính
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn để đề tài của
chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 06 năm 2017
Nhóm đề tài
Lê Thị Phƣơng Ly
Bùi Thảo Mai


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................6
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................6
7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................6
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................................7
1.1. Khái quát về tác phẩm kí văn học và thể loại nhật kí ..............................................7
1.1.1. Tác phẩm kí văn học ...............................................................................................7
1.1.1.1. Lịch sử ra đời .......................................................................................................7
1.1.1.2. Đặc điểm ..............................................................................................................7
1.1.1.3. Phân loại...............................................................................................................9
1.1.2. Thể loại nhật kí .....................................................................................................11
1.1.2.1. Khái niệm ...........................................................................................................11
1.1.2.2. Đặc điểm của thể loại nhật kí ............................................................................12
1.2. Nguyễn Văn Thạc và Mãi mãi tuổi hai mươi ..........................................................15
1.2.1. Cuộc đời ................................................................................................................15
1.2.3. Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi .............................................................................16
CHƢƠNG II: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG..................................................................20
2.1. Bức tranh sống động về hiện thực chiến trường .....................................................20
2.1.1. Hiện thực chiến tranh............................................................................................20
2.1.2. Tình yêu đôi lứa ....................................................................................................24
2.1.3. Tình đồng chí đồng đội và tình thân ....................................................................28
2.2. Cái tôi tác giả - Sự biểu hiện sâu sắc tư tưởng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
.........................................................................................................................................32
2.2.1. Yêu nước, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc ...............................................................33
2.2.2. Suy tư về cuộc sống ..............................................................................................36
2.2.3. Khát khao thực hiện lí tưởng ................................................................................39

CHƢƠNG III: ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT .........................................................43


3.1. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt ................................................................................43
3.1.1. Điểm nhìn trần thuật .............................................................................................44
3.1.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................................45
3.2. Ngôn ngữ trau chuốt, hoa mĩ ...................................................................................47
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật sinh động .......................................................50
3.3.1 Không gian nghệ thuật ...........................................................................................50
3.3.2. Thời gian nghệ thuật .............................................................................................54
KẾT LUẬN ....................................................................................................................57
DANH MỤC THAM KHẢO .......................................................................................59


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất hiện trong dòng văn học viết về đề tài chiến tranh, thể loại nhật ký
được biết đến như một điển hình về sự mới mẻ, chân thực kể từ khi có sự xuất hiện và
công bố của nhiều cuốn nhật ký gây sốt, trong đó không thể không kể đến cuốn nhật
ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc. Nhật ký đã thu hút được sự quan tâm
của độc giả cũng như giới nghiên cứu, tạo ra hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, mang đậm tính
thời sự.
Sáng ngày 3/5/2005, ngay trong chương trình thời sự “Chào buổi sáng”, biên tập
viên Thanh Loan đã dành trọn thời lượng của chuyên mục “Mỗi ngày một cuốn sách”
và “khách mời” để giới thiệu tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi và cuộc đời của tác giả
Nguyễn Văn Thạc. Đặc biệt hơn là đêm truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vào ngày 23/07/2005 đã giới thiệu tác phẩm Mãi mãi
tuổi hai mươi đến đông đảo khán giả xem truyền hình và những người yêu văn.
Chương trình truyền hình trực tiếp nói trên đã có tác dụng “cộng hưởng” tạo nên “cơn
sốt” về Mãi mãi tuổi hai mươi.

Kể từ khi cuốn sách được công khai xuất bản (năm 2005) đến nay đã được 12
năm. Tuy nhiên khi nhắc đến cuốn sách thì “cơn sốt” chưa bao giờ là giảm nhiệt, nó
vẫn mang đậm tính thời sự trong đó. Vì đây là cuốn nhật ký viết về chiến tranh nên nó
đã khắc họa lên một hiện thực chiến trường hết sức chân thực giúp độc giả như được
sống lại, được chứng kiến một thời kỳ huy hoàng của lịch sử dân tộc, đồng thời cũng
giúp độc giả thêm hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Giáo sư Phong Lê đã phát hiện ra khoảng lặng sau ba mươi năm như sau: “Ba
mươi năm đã qua, tính từ 30/4/1975, và trước đó là ba mươi năm trong chiến tranh,
chúng ta đã có một nền văn học viết về chiến tranh của một đội ngũ người viết dẫu
chuyên hay không chuyên, đều có chung một tâm nguyện là sao cho vừa chân thực,
vừa góp phần tích cực vào cuộc chiến đấu đòi hỏi tận cùng những nỗ lực và hi sinh của
toàn dân tộc”. Nhật ký chiến tranh thực sự đã trở thành một bộ phận không thể thiếu
trong văn chương Việt Nam. Trong nhiều tác phẩm của nhiều gương mặt ở thời kì này,
chúng tôi chọn Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc. Bởi lẽ, không ai có thể
vô cảm khi đọc Mãi mãi tuổi hai mươi. Không những vậy khi đọc vào trang sách bạn
sẽ thấy mình đang đọc một trái tim, một tâm hồn, đọc được một tình yêu lý tưởng tiêu
1


biểu của thanh niên thời chiến tranh. Đặc biệt hơn đây là “Một tác phẩm văn học đích
thực được in sau ba mươi năm sáng tác” (Báo Pháp Luật Việt Nam, 13/5/2005). Đó là
lí do khiến chúng tôi chọn đề tài “Những đặc sắc trong Mãi mãi tuổi hai mươi của
Nguyễn Văn Thạc”.
1.2. Cuốn nhật kí không chỉ mang đậm tính thời sự mà ở đó còn chứa cả tính giáo
dục nhân văn sâu sắc. Thế hệ trẻ ngày nay, may mắn được sinh ra và lớn lên trong thời
bình, đất nước phát triển mở cửa hội nhập nên chưa thể hiểu hết được những gì thế hệ
cha ông ta phải trải qua. Một bộ phận giới trẻ còn có lối sống “thích hưởng thụ” và cái
nhìn thờ ơ về lịch sử cũng như có xu hướng ngày càng sống “vô tâm”, “vô tình” ít
quan tâm đến mọi điều xung quanh. Từ đó dẫn đên căn bệnh “vô cảm”. Hiện nay trên
các trang mạng, kênh mạng những câu chuyện xoay quanh về căn bệnh này xuất hiện

ngày càng nhiều. Những mầm mống ấy sẽ dần giết chết đi cả một thế hệ của một dân
tộc. Thế nhưng sự ra đời của cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi là một liều thuốc đặc trị cho
căn bệnh ấy. Bởi lẽ không ai có thể vô cảm khi đọc Mãi mãi tuổi hai mươi, không
những vậy khi đọc vào trang sách bạn sẽ thấy mình đang đọc một trái tim, một tâm
hồn, đọc được một tình yêu lí tưởng tiêu biểu của thanh niên thời chiến tranh. Cuốn
nhật ký ấy giản đơn chỉ là những trang viết nhưng nó lại có tác dụng giáo dục mạnh
mẽ không phải chỉ với thế hệ trẻ mà với tất cả chúng ta. Nó giúp chúng ta chiêm
nghiệm được lịch sử, giúp chúng ra như đang được chứng kiến những trận đấu hào
hùng lúc bấy giờ để từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử, cũng như giúp trái tim ta
cảm nhận rõ nét về quá khứ anh hùng của dân tộc. Và nhờ có cuốn nhật ký mà tâm hồn
mỗi người lại có những suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân với dân tộc, với đất
nước.
1.3 Mãi mãi tuổi hai mươi vừa mang tính giáo dục đồng thời nó cũng ảnh hưởng
đến văn hóa đọc của dân tộc ta. Như đã nói ở trên ngày nay đất nước phát triển hiện
đại kéo theo những thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, những trang mạng như
face book, zalo, cùng vô số những trò tiêu khiển vô bổ khác đã lấy hết đi thời gian của
một bộ phận giới trẻ. Đồng nghĩa với việc đó là việc thời gian đọc sách bị giảm đi.
Vậy khi cuốn nhật ký ấy ra đời khiến chúng ta quay lại với việc đọc sách một cách
nghiền ngẫm. Những gì mà Mãi mãi tuổi hai mươi mang đến không chỉ dừng lại ở đó
mà nó còn đọng lại trong tim mỗi người những suy nghĩ, cảm nhận cùng những trải
nghiệm. Và trái tim chúng tôi, những người thực hiện đề tài này cũng không thể không
2


rung cảm trước những trang viết ấy. Nó giúp chúng tôi như được sống lại thời kỳ hào
hùng của dân tộc, khiến tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc của chúng
tôi lớn dần theo từng trang nhật ký, tràn đầy sự khâm phục và lòng cảm ơn chân thành
đến những người anh hùng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Tuổi thanh xuân đẹp lắm
ai mà không tiếc khi phải vùi mình vào chiến trường thế nhưng ai cũng tiếc tuổi trẻ thì
ai sẽ làm nên mùa xuân của đất nước. Hiểu được điều đó nhóm đề tài chúng tôi đến

với cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi bằng lòng tôn kính và lòng ham học hỏi thực sự muốn
tìm tòi đi sâu khai thác cuốn nhật ký để trau dồi thêm kiến thức cũng như tình cảm của
bản thân.
Từ những lí do trên nhóm đề tài chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu cuốn
nhật ký này với tựa đề Đặc sắc trong Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc.
2. Lịch sử vấn đề
Khoảng hơn 30 năm sau thời gian tạo tác phẩm, cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai
mươi mới được giới thiệu ra công chúng. Năm 2005 khi xuất hiện lần đầu tiên, nó đã
trở thành tâm điểm chú ý của tất cả những ai yêu thích văn học. Ông Nguyễn Văn
Thục (anh trai của tác giả Nguyễn Văn Thạc) - thấy rằng cuốn nhật ký có thể góp phần
ảnh hưởng thực tế chiến tranh thời kỳ chống Mỹ đồng thời góp phần làm cho thế hệ trẻ
hôm nay có một cái nhìn chân thực về chiến tranh để từ đó trân trọng, nên rất cần được
in ra.
Quá trình hồi cứu tư liệu giúp chúng tôi nhận thấy rằng có một số bài phê bình
nghiên cứu về cuốn nhật ký này. Tuy nhiên những bài nghiên cứu ấy không chỉ bàn
riêng về cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc mà còn đề cập đến
một số cuốn nhật kí khác, tiêu biểu như Nhật ký Đặng Thùy Trâm.
Trong bài “Sống mãi những trang nhật ký sau khoảng lặng 30 năm” in trong
cuốn Cảm thức tân xuân - Giáo sư Phong Lê viết: “Đây là hai cuốn nhật ký người viết
chỉ viết cho riêng mình, giá có một mong mỏi xa xôi nếu mình còn sống hoặc cuốn
nhật ký còn lưu giữ được thì cũng chỉ là cho người thân của mình. Như vậy là nó được
viết với sự trung thực tuyệt đối với bản thân, và tuyệt đối không bị chi phối bởi bất cứ
áp lực nào khác - áp lực của sự in ra, sự phổ biến”. Giáo sư Phong Lê cũng đã nhấn
mạnh một đặc điểm quan trọng của cuốn nhật kí đó là: “Cuốn nhật ký được viết một
cách chân thực, không bị chịu sự gò bó nào trong cách viết”.
Khi viết lời tựa cho cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi nhà thơ Đặng Vương Hưng đã
3


nhận xét về cuốn sách này: “Âm hưởng chung của tập nhật ký là tinh thần lạc quan,

sẵn sàng ra trận, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc của một thanh niên trí thức. Nhưng
không thể không nhắc đến điều này: Nếu ta đặt cương vị mình vào Nguyễn Văn Thạc một thủ khoa của thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc mới thấy sức ép tâm lí luôn đè
nặng và gê gớm tới mức nào. Không chỉ một lần anh lo lắng tự hỏi “Liệu mình có thể
làm được gì trong văn học chống Mỹ hay không? Biết bắt đầu từ đâu và đi theo con
đường nào? Làm sao có được một bàn tay dẫn dắt của người trí thức ?”.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật trong lời cuối cuốn sách cũng có những dòng tâm sự
về Nguyễn Văn Thạc: “Trái tim Nguyễn Văn Thạc là trái tim của một nhà thơ, trước
người yêu có thể rất mềm yếu đến ủy mị nhưng trước sự việc to lớn của đất nước, của
nhân dân lại là người cả quyết, nồng nàn. Tôi muốn các bạn trẻ giờ đọc và nhớ đến
anh. Tôi muốn các cây bút trẻ bây giờ đọc và nhớ đến anh. Có được điều đó, trái tim
và ngòi bút của tuổi trẻ bây giờ sẽ đằm thắm hơn, tha thiết hơn và cương nghị hơn
trước cuộc sống mà Nguyễn Văn Thạc và đồng đội đánh đổi tính mạng để dành lấy
cho đời nay và mai sau”. Báo chí những năm 2005 lấy hiện tượng này làm đề tài, có
rất nhiều tờ báo, bài báo nói về sự xuất hiện của cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi.
Trên báo tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh ra ngày 21/05/2005: “Bạn sẽ đọc vào trang
sách và bạn thấy mình đang đọc một trái tim, đọc một tâm hồn, một tình yêu lý tưởng
tiêu biểu của thanh niên thời chiến tranh ấy. Chàng trai ra trận, cô gái đi học xa, tình
yêu vượt không gian và thời gian chín lên trong tình cảm nhớ thương mong ngóng đợi
chờ hy vọng của hai người”. Sự xuất hiện của cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi đã
gây chú ý cho rất nhiều độc giả trong và ngoài nước, ở Việt Nam nó đã gây ra một cơn
sốt đọc sách. Như đã nói, có rất nhiều bài báo, bài phê bình viết về hiện tượng văn học
này. Và có lẽ công chúng văn học không rời mắt khỏi hai cuốn nhật kí Nhật kí Đặng
Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc. Đặc biệt là Mãi mãi tuổi
hai mươi của Nguyễn Văn Thạc kể từ năm 2005 đến nay, không chỉ là đề tài của các
nhà phê bình nghiên cứu văn học mà cuốn nhật kí này cùng với số phận khá đặc biệt
của nó khi được chuyển thể thành phim thì sức hấp dẫn còn tăng lên gấp bội.
Cuốn nhật ký ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho đạo diễn để rồi bộ phim được
chuyển thể từ nội dung của cuốn nhật ký đã ra đời. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã đạo
diễn thành công bộ phim Mùi cỏ cháy dựa trên những ghi chép chân thực của Nguyễn
Văn Thạc trong Mãi mãi tuổi hai mươi.

4


Trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi mới tìm được những đánh giá,
nhận xét, những bài phê bình riêng lẻ về cuốn nhật ký này. Điểm chung của các ý kiến
là đều khẳng định tính chất chân thực của cuốn sách, rằng cuốn nhật ký dù đươc chúng
tôi coi là những văn bản tác phẩm văn học, xong được viết không nhằm mục đích sáng
tạo nghệ thuật, công bố rộng rãi. Chính vì thế, giá trị của nó được khẳng định chủ yếu
về nội dung hơn là nghệ thuật, về giá trị tư tưởng hơn là về kĩ thuật viết. Với đề tài
này, chúng tôi đồng thuận với quan điểm đó xong còn muốn đi sâu phân tích để tìm ra
được những đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật trong cuốn nhật kí này.
Có thể nói rằng, dù đã có một số bài nghiên cứu về cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi
hai mươi, nhưng những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về nội dung và nghệ thuật của
cuốn nhật kí thì chưa có. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của
những người đi trước, chúng tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu những đặc sắc của cuốn
nhật kí này ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đặc sắc về nội dung và đặc sắc về nghệ thuật trong
Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tư liệu: Cuốn Mãi mãi tuổi hai mươi do Đặng Vương Hưng sưu tầm giới
thiệu, NXB Thanh niên TP. HCM.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung làm nổi bật một số đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật của cuốn nhật kí ở các phương diện: Đề tài, tư tưởng, cái tôi tác
giả, ngôn ngữ, nghệ thuật trần thuật, không gian và thời gian nghệ thuật.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm làm sáng rõ những đặc sắc trong nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi của
Nguyễn Văn Thạc, phục vụ cho công việc học tập nghiên cứu của sinh viên chuyên

nghành Ngữ văn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Được xây dựng trên cơ sở mục đích đã xác định, hướng tới giải quyết những vấn
đề của đề tài đặt ra đó là:
Làm rõ cơ sở lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5


Khảo sát, thống kê, phân tích tư liệu để chỉ ra những đặc sắc trong nhật kí Mãi
mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài việc sử dụng các phương pháp thường dùng trong văn học, ở đề tài này
chúng tôi sẽ tập trung vào các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp khảo sát thống kê: Chúng tôi dùng phương pháp này nhằm
khảo sát những tư liệu trong cuốn nhật kí. Từ đó chỉ ra những đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của cuốn nhật kí.
5.2. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh nhật kí của
Nguyễn Văn Thạc với các cuốn nhật kí viết về đề tài chiến tranh và các tác phẩm văn
học có mối liên hệ nhằm làm nổi bật những đặc sắc của cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai
mươi.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa trên cơ sở những tài liệu thu thập được từ tác giả đã nghiên cứu về Nguyễn
Văn Thạc từ đó chúng tôi đi sâu phân tích những tài liệu đó nhằm làm nổi bật lên
những vấn đề chính trong đề tài này.
6. Đóng góp của đề tài
Đóng góp về mặt lí luận: Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp và khái
quát những đặc điểm của thể loại nhật kí chiến tranh để người đọc hiểu rõ hơn về thể
loại nhật kí này.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những đóng
góp của Nguyễn Văn Thạc trong nền văn học Việt Nam. Thông qua đó góp phần thể

hiện tài năng độc đáo gòi bút tinh tế cũng như tâm hồn sâu sắc của Nguyễn Văn Thạc,
từ đó giúp người đọc có những kiến giải sâu sắc về nhà văn này. Sau khi hoàn thiện đề
tài chúng tôi mong muốn nó sẽ mang lại cái nhìn toàn diện hơn về những đóng góp của
nhật ký chiến tranh. Đồng thời có thể giúp đỡ cho các sinh viên cùng chuyên nghành
Ngữ văn có thêm tư liệu tham khảo cũng như mở rộng khi học về Nguyễn Văn Thạc.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Đặc sắc về nội dung
Chương 3: Đặc sắc về nghệ thuật
6


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về tác phẩm kí văn học và thể loại nhật kí
1.1.1. Tác phẩm kí văn học
1.1.1.1. Lịch sử ra đời
Không nên xem những tác phẩm kí là kết quả của sự xâm nhập báo chí vào văn
học. Trước khi có hoạt động báo chí, trong lịch sử văn học từ nghìn xưa đã có những
tác phẩm kí, như Sử kí của Tư Mã Thiên cách đây mấy nghìn năm vừa là tác phẩm sử
học vừa có thể coi là kí. Tuy vậy, không thể không thừa nhận báo chí có nhiều tác
động đến văn học, tính chất chính luận thời sự và chiến đấu của báo chí cũng đã thâm
nhập vào văn học nhất là đối với loại thể kí của nó.
Sáng tác văn học dạng thể kí thường thịnh hành ở các giai đoạn văn học sử ứng
với thời kì xã hội có khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinh một nếp sống mới, làm
tăng cường chú ý đến sự miêu tả các thói tục. Có thể thấy những ví dụ sinh động trong
nền văn học thế giới biểu hiện rõ rệt điều này: Văn học Nga giữa thế kỷ XIX khi sự
hỗn loạn xã hội với chế độ nông nô sụp đổ, quý tộc suy đồi, tầng lớp hạ lưu bị bần
cùng hóa, kí là một trong những thể loại chủ đạo của văn học. Hoặc nước Anh đầu thế
kỉ XVIII khi các tạp chí châm biếm đăng những bài phác họa chân dung và cảnh sinh

hoạt, đã trở thành ngọn nguồn cho sự nở rộ thể kí.
Ở Việt Nam, những tác phẩm kí nổi tiếng cũng đã xuất hiện từ sớm
như Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Những
năm 1930-1945 chứng kiến sự phát triển mạnh của các tác phẩm phóng sự viết về các
tệ nạn xã hội, Ngô Tất Tố đã viết Việc làng, Tập án cái đình; Nguyễn Đình
Lạp với Ngõ hẻm ngoại ô; Tam Lang với Tôi kéo xe; Vũ Trọng Phụng với Kĩ nghệ lấy
Tây, Cơm thầy cơm cô...
Trong nền văn học cách mạng, loại thể kí bắt đầu từ sáng tác của Nguyễn Ái
Quốc những năm 20 của thế kỷ XX. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay có nhiều tác
phẩm kí có giá trị như Trận phố Ràng của Trần Đăng, Ở rừng của Nam Cao, Ký sự
Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Vỡ tỉnh của Tô Hoài, Sống như anh của Trần Đình
Vân, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải, Đường lớn của Bùi Hiển, Miền đất
lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân, Rất nhiều ánh lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường…
1.1.1.2. Đặc điểm
Kí phản ánh những vấn đề, sự kiện, con người có thật, điển hình, luôn cố gắng
7


đảm bảo tính chân thực, chính xác của nội dung. Tính xác thực là đặc trưng quan trọng
nhất và có tính nguyên tắc của kí. Xét từ bản chất và gốc gác, kí không nhằm thông tin
thẩm mĩ mà là thông tin sự thật nhưng không vì vậy mà kí thiếu tính nghệ thuật. Sở dĩ
kí có tính nghệ thuật bởi vì trước hết ngay trong hiện thực cũng đã bao hàm cái thẩm
mĩ đồng thời chính nhiệt tình khát khao mong biết được sự thật cũng góp phầm tạo nên
những quan hệ thẩm mĩ. Bám chặt vào người thật, việc thật, các tác phẩm kí xét một
cách tương đối có thể rút ngắn khoảng cách giữa sáng tạo nghệ thuật và cuộc sống,
phục vụ kịp thời hơn cho những nhu cầu hiểu biết cuộc sống của người đọc.
Do đặc điểm viết về người thật - việc thật nên mục tiêu, phương hướng của
người viết kí là phải luôn luôn phấn đấu theo hướng xác thực tối đa như là một ý thức
trách nhiệm thông tin cho người đọc chứ không phải là sáng tạo nên một thiên nhiên
thứ hai như trong truyện.

Tuy nhiên, đã là một tác phẩm nghệ thuật, không thể không nói đến hư cấu. Vì
vậy, có thể nói đến một số trường hợp hư cấu trong kí.
Như trên đã nói, tác phẩm kí viết về sự thật nhưng thực ra, cứ giả định rằng, có
sự thật đang "dâng sẵn, đón chờ" và nhà văn có tư tưởng, tình cảm hoàn toàn đúng đắn
chỉ việc ghi chép lại thì trước khi ghi chép, ít nhất cũng phải nghe hoặc thấy, tức là
nghe kể lại hoặc chứng kiến. Trong trường hơp chứng kiến và viết lại, nhà văn vẫn
không thể bao quát hết mọi sự việc hoặc nhớ hết mọi sự diễn biến một cách tường
tận... Trong trường hợp nhà văn chỉ nghe kể lại mà không chứng kiến thì có thể sẽ
nghe từ nhiều nguồn khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp và trong trường hợp nào,
người kể cũng không thể biết hết, nhớ hết.
Vì vậy, trước khi đặt bút viết, người viết kí chỉ có một mớ tư liệu lộn xộn, nhiều
lỗ hổng, chưa móc nối được tư liệu với nhau... nhà văn buộc phải sử dụng trí tưởng
tượng và hư cấu nhằm làm cho bức tranh trở nên hợp lí, liên tục và hấp dẫn. Người
viết kí không thể tự do tưởng tượng và hư cấu thế nào cũng được. Về nguyên tắc,
những thành phần xác định của người thật- việc thật (ngoại hình, tên tuổi, lai lịch,
nguồn gốc gia đình...) người viết phải phấn đấu thể hiện xác thực đến mức tối đa. Nhà
văn có thể hiện được hư cấu rộng rãi hơn với những thành phần không xác định (như
nội tâm nhân vật, cảm xúc, thiên nhiên, những nhân vật phụ...) cũng như việc sắp xếp,
tổ chưc hệ thống cốt truyện.
Tóm lại, trong tác phẩm kí văn học, nhà văn có thể hư cấu nhưng nhìn chung có
8


phần hạn chế và thường ở những thành phần không xác định.
Những đặc điểm trên đã tạo cho kí một diện mạo riêng, tiếng nói riêng trong
văn học. Kí cơ bản là khác với truyện (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết)
ở chỗ trong tác phẩm kí không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác
phẩm chủ yếu mang tính miêu tả, tường thuật. Đề tài và chủ đề của tác phẩm cũng
khác biệt với truyện, nó thường không phản ánh vấn đề sự hình thành tính cách của cá
nhân trong tương quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái dân sự như kinh

tế, xã hội, chính trị, và trạng thái tinh thần như phong hóa, đạo đức của chính môi
trường xã hội. Hơn nữa, ký thường không có cốt truyện. Cũng chính những đặc điểm
này đã giúp cho kí tạo ra một kênh giao tiếp riêng đối với công chúng.
1.1.1.3. Phân loại
Do hướng đến những phạm vi thông tin và nhận thức đa dạng, ký cũng rất
phong phú, bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại:
Kí sự: là một thể của kí thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại
một câu chuyện khi nó mới xảy ra. Kí sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối
hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynh hướng của
tác giả được toát ra từ tình thế và hành động. Yếu tố phi cốt truyện của những loại kí
này không nhiều. Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai
đoạn. Tác phẩm kí sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thông thường của một
tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến phát triển đến cao độ - hoặc
căng thẳng nhất - và kết thúc. Kí sự là bức tranh toàn cảnh trong đó sự việc và con
người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật rõ nét.
Phóng sự: Là một thể kí nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng
hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, đánh giá,
do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật. Ở phương Tây đề ra công
thức 5W cho phóng sự (What: cái gì đã xảy ra, Where: xảy ra ở đâu, When: xảy ra khi
nào, Who: xảy ra với ai, Why: tại sao lại xảy ra). Tuy nhiên, thật ra đây là những tiêu
chuẩn đề ra cho phương thức luận cứ trong một thiên phóng sự. Nội dung chủ yếu của
phóng sự lại thiên về vấn đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết. Do đó phóng
sự, mặc dù có chất liệu chủ yếu là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận.
Hồi kí: Là những ghi chép có tính chất suy tưởng của cá nhân về quá khứ, một
dạng gần như tự truyện của tác giả. Hồi kí cung cấp những tư liệu của quá khứ mà
9


đương thời tác giả chưa có điều kiện nói được. Khác với nhật kí, do đặc thù thời gian
đã lùi xa, sự kiện trong hồi kí có thể bị nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm mà người

viết không tự biết.
Bút kí: Là một thể của kí, nằm trung gian giữa kí sự và tùy bút. Bút kí thiên về
ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút kí
tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện
khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh
hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau
của các phương thức mà ta có bút kí chính luận, bút kí tùy bút...
Tùy bút: Là một thể của kí đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự
với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của
tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng,
tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày… Những chi tiết, con
người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận
thức, đánh giá.
Du kí: Loại kí có cốt truyện ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và
cuộc đời; những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn.
Du kí phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của
bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, nơi mọi
người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức du kí có thể bao gồm các ghi chép, kí sự,
hồi kí, thư tín, hồi tưởng... Tác giả của du kí tường bộc lộ niềm say mê khát khao tìm
kiếm, khám phá những điều mới lạ.
Kỉ hành: một dạng thức của nhật kí hành trình hay du kí của văn học Nhật Bản,
thường phát triển đậm đặc tính chất trữ tình thông qua sự kết hợp của những đoạn tản
văn và thơ. Nổi tiếng trong thể kí này phải kể đến những sáng tác của nhà thơ Nhật
Bản Matsuo Basho.
Truyện kí: Ngược lại với kí sự, truyện kí thường tập trung cốt truyện vào việc
trần thuật một nhân vật: những danh nhân về khoa học và nghệ thuật, những anh hùng
trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt động cách mạng.
Tản văn: Giới nghiên cứu có người cho tản văn là một loại ký, có người cho
rằng ký chỉ bao gồm một phạm vi hẹp hơn tản văn. Có hai ý kiến như trên bởi khái
niệm tản văn được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tản văn là

10


văn xuôi, đối lập với vận văn (văn vần). Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long chia toàn
bộ thư tịch thành "văn" và "bút", trong đó văn là "vận văn", còn bút là tản văn. Trong
văn học cổ các áng văn xuôi không viết theo văn biền ngẫu như kinh, truyện, sử, tập,
biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận đều là tản văn. Theo nghĩa hẹp, tản văn là tác
phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc, giàu khả năng khơi gợi với kết cấu có sự kết hợp
linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nội dung thường
thể hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc trưng quan trọng nhất là nó thể hiện đậm
nét dấu ấn cá nhân của người cầm bút.
Ngoài những thể kí phổ biến nói trên, trong thực tế còn có nhiều thể kí khác, và
trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại. Ranh giới giữa các thể
loại kí nói trên cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn
nhau. Trong Người bạn đọc ấy, Tô Hoài nhận xét: “Trước kia từ điển văn học phân
chia: phóng sự thì chỉ trình bày sự việc, bút kí thì có những lời bình phẩm của người
viết. Bây giờ ta có thể đọc một bài bút kí trong đó không thiếu những đoạn viết theo
lối phóng sự, lẫn hồi kí, có khi cả thể truyện ngắn. Mà ai dám đánh cuộc: bút kí bây
giờ không bằng ngày trước?”.
Như vậy, chỉ trong những cuốn sách lí luận và sách giáo khoa các nhà nghiên
cứu mới phân chia thể tài một cách chính xác, trong khi thực tế văn học luôn diễn ra
những yếu tố ngoại biên, mờ nhòe, đặc biệt với những tác giả văn học có năng khiếu
đặc biệt và sự linh hoạt cao độ khi cầm bút.
1.1.2. Thể loại nhật kí
1.1.2.1. Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ học thì nhật kí “là một thể loại thuộc loại hình kí, là một
dạng biến thể của kí hiện đại.
Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa nhật kí là “Loại văn ghi chép sinh hoạt
thường ngày. Trong văn học, nhật kí là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới
dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng (…) bao giờ cũng chỉ ghi lại

những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm; nói ít hồi cố; được viết ra chỉ
cho bản thân người ghi chứ không tính tới việc được công chúng tiếp nhận”.
Giáo trình Lí luận văn học, tập 2, phần Tác phẩm và thể loại văn học do GS. Trần
Đình Sử chủ biên thì định nghĩa như sau: “Nhật kí là thể loại ký ghi chép sự việc, suy
nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và
11


thời đại của người viết”.
Như vậy, có thể nói rằng, nhật kí chính là những ghi chép của cá nhân về những
sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay trong
thời điểm gần. Nhật kí là một thể loại kí mang tính chất riêng tư, đời thường nhiều
nhất. Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì nhật kí lại
chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và
tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật kí thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại
đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự kiện. Một nhật kí có phẩm chất văn
học khi nó thể hiện được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình cá
nhân tác giả giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại. Trong thực tế có
thể có những nhật kí ít có chất văn học như các nhật kí hành trình (nhật kí hàng hải),
nhật kí công tác.
Về phân loại, tùy vào tính chất, mục đích, mà người ta phân loại theo những thể
khác nhau của nhật kí. Rõ ràng nhất là sự phân chia nhật kí văn học và nhật kí ngoài
văn học như: nhật kí riêng tư, nhật kí khoa học, nhật kí công tác... không nhằm công
bố rộng rãi, chỉ viết dành cho mục đích cá nhân; đơn thuần chỉ ghi chép lại những sự
việc xảy ra với cá nhân chứ không quan tâm đến những vấn đề, những sự kiện xảy ra
với ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản... Vì thế, nhật kí ngoài văn học thường
không thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiếp nhận cũng như giới nghiên
cứu văn học hay nói cách khác là nó không có tầm ảnh hưởng lớn. Còn nhật kí văn học
thường hướng tới các chủ đề nhất định và có sự ưu tiên chú ý đến thế giới nội tâm của
tác giả hoặc của các nhân vật trước những sự kiện lớn có ý nghĩa không chỉ với cá

nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội; nhật kí văn học thường được viết ra
nhằm hướng tới đông đảo công chúng. Bên cạnh đó có những cuốn nhật ký riêng tư
viết không nhằm làm văn, không hướng tới đông đảo công chúng và không chủ định
xây dựng hình tượng văn học, xong một khi nó thể hiện được một thế giới tâm hồn,
khi qua những sự việc và tâm tình của cá nhân, tác giả giúp người đọc nhìn thấy những
vấn đề xã hội trọng đại thì nó đã mang trong mình phẩm chất văn học.
1.1.2.2. Đặc điểm của thể loại nhật kí
Là một thể loại của kí, nhật kí mang những nét đặc điểm chung nhất của kí, đồng
thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại. Với thể kí - thể loại
được coi là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội với đặc điểm nổi bật
12


là việc ghi chép sự việc, thì tính xác thực của ghi chép được xem là đặc trưng quan
trọng nhất của thể loại. Nhật kí cũng vậy, cho dù là nhật kí văn học hay các loại nhật kí
ngoài văn học thì đều coi trọng tính chân thực, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép
lại, vì một cuốn nhật kí trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản
thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, đã thể
nghiệm. Với các thể loại nhật kí ngoài văn học thì tính xác thực là yếu tố quan trọng
hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật kí công tác hay nhật kí khoa học đòi hỏi một sự
chính xác cao, hay với nhật kí riêng tư yếu tố bí mật là yếu tố quan trọng vì đó là
những lời bộc bạch tâm sự của chủ thể không hướng tới mục đích quảng bá nên những
gì viết ra luôn chân thực.
Còn với nhật kí văn học, để mang tính hiện đại cho những vắn đề có ý nghĩa lớn
thì bản thân việc ghi chép phải có sự chân thực mới thu hút được sự quan tâm của độc
giả cũng như xã hội: Ví dụ như ở nhật ký Ở rừng của Nam Cao là những ghi chép
chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách
mạng của nhà văn, đó cũng là những gian khổ, khó khăn thách thức các văn nghệ sĩ
trong việc “nhận đường”... Tác phẩm thành công bởi trong nó chứa đựng những cảm
xúc chân thành của người viết, tư tưởng, tình cảm và cái nhìn bao quát mọi sự vật, sự

việc. Tính xác thực của nhật kí cũng có nét tương đồng với hồi kí, tuy nhiên nếu như
hồi kí có thể có yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc mà nhân vật
đã trải nghiệm nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật kí, yêu cầu về
tính xác thực rất khắt khe. Vì hư cấu trong nhật kí là điều tối kị. Người viết nhật kí
không được phép hư cấu thêm tình tiết. Hư cấu ở nhật kí chẳng khác với sự phản bội
chính bản thân mình, lừa dối chính mình.
Nhật kí là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô đơn, muốn
tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế, có thể nói, nhật kí chính là thể
loại kí mang tính chất riêng tư, tính chân thật và rất đời thường. “Với tư cách là những
ghi chép cá nhân, trong nhật kí, người viết có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm,
tình cảm và thái độ trước một sự thật. Riêng tư chính là lí do tồn tại của nhật kí, là yếu
tố hấp dẫn của thể loại văn học đặc biệt này, vì nó liên quan đến những tâm tư, tình
cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã hội quan tâm. Trong Mãi
mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi nhật kí: “Nếu như
người viết nhật kí là viết cho mình, cho riêng mình thì đọc cuốn nhật kí đó sẽ chân
13


thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạng ghi cả vào đấy những suy
nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật kí mà có thể có người xem nữa thì
nó sẽ khác và khác nhiều - họ không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra
trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong
lòng họ. Mà đó chính là điều tối kị khi viết nhật kí. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối
ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình”. Phải chăng, vì độ chân thực của
các cuộc hành quân, của tâm tư tình cảm chảy tràn trong từng con chữ của anh lính
binh nhì - chàng thư sinh đất Hà thành mà cuốn nhật kí của anh đã hấp dẫn người đọc
đến vậy?
Nhật kí là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác
giả hay nhân vật luôn giữ ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại như phóng sự, tùy bút,
bút kí trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật kí

văn học người viết luôn là trung tâm. So với các thể loại khác, vai trò của cái tôi trần
thuật trong nhật kí văn học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngại
ngần xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp
phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được
nghe kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến”. Tuy nhiên, có
những khi lời độc thoại của tác giả hay nhân vật lại chính là một cuộc đối thoại ngầm
với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng. Hình
tượng tác giả trong nhật kí văn học là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm
mĩ lớn lao. Nhật kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại,
có thể liên tục nhưng cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi.
Nếu như ở hồi kí là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng cách hồi
cố, hồi tưởng lại thì nhật kí ghi chép bằng thời gian hiện tại. Có thể ngắt quãng, nhưng
chắc chắn thời gian phải là thời gian của hiện tại không thể ở thời điểm ghi nhật kí mải
ghi hộ cho thời điểm trước hay sau đó được.
Đặc điểm lời văn của nhật kí là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên trong,
là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, ý nghĩa thành
thực. Vì thế lời văn thường kết hợp linh hoạt giũa tự sự và trữ tình, giữa ngôn ngữ đời
thường và giọng văn trữ tình mượt mà. Thông thường, nhật kí được viết bằng văn
xuôi. Thế nhưng đôi lúc nhật ký lại xuất hiện như một truyện ngắn.

14


1.2. Nguyễn Văn Thạc và Mãi mãi tuổi hai mƣơi
1.2.1. Cuộc đời
Nguyễn Văn Thạc (14/10/1952 - 30/07/1972) là liệt sĩ Quân đội Nhân dân Việt
Nam. Anh sinh ra tại làng Bưởi - Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công. Cha mẹ có
xưởng dệt nhỏ, thuê người dệt áo len và áo sợi. Khi Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền
Bắc, cha mẹ cậu bé phải bán rẻ hết nhà cửa, xưởng máy để sơ tán về quê tại xã Cổ
Nhuế, huyện Từ Liêm. Hợp tác xã không có việc làm nhà lại đông con (Thạc là con

thứ mười trong mười bốn anh em), tài sản gia đình nhanh chóng khánh kiệt. Bà mẹ
Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền ăn.
Nhà nghèo, nên Thạc vừa đi học vừa phải đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ nuôi sống
gia đình. Bù lại, Thạc học rất giỏi. Suốt 10 năm học phổ thông, cậu đều đạt loại học
sinh A1 (giỏi toàn diện). Năm lớp 7, Thạc đạt giải Nhì (không có giải Nhất) học sinh
giỏi Văn thành phố Hà Nội.
Khi gia đình đã sơ tán về quê ở Cổ Nhuế, Thạc học cấp III tại trường Yên Hòa
B. Hằng ngày anh phải đi bộ 4 cây số đến trường học; ngày nghỉ, thì đi bộ hằng chục
cây số đến tận Thư viện Hà Nội để đọc sách. Vất vả, nhưng Thạc thông minh nên học
giỏi đều tất cả các môn, anh đặc biệt có năng khiếu về môn Văn.
Năm lớp 10 (niên học 1969 - 1970) Nguyễn Văn Thạc đã đạt giải Nhất cuộc thi
học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc.
Với thành tích học tập kể trên, Thạc đã được Ban Tuyển sinh Hà Nội xếp vào
diện đi đào tạo tại Liên Xô. Nhưng theo chủ chương chung, phần lớp những nam học
sinh xuất xắc năm đó đề phải ở lại tham gia quân đội.
Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc đã xin thi và đỗ vào Khoa Toán - Cơ của
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm thứ nhất, anh vừa tự học thêm để hoàn
thành chương trình năm thứ 2 và được nhà trường đồng ý cho lên học thẳng năm thứ 3.
Nhưng đó cũng là thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn
mới. Chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các
trường Đại học phải tạm ngừng việc học tập, để bổ sung lực lượng chiến đấu. Nguyễn
Văn Thạc đã nhập ngũ ngày 16/9/1971.
Sau sáu tháng huấn luyện, tháng 4 năm 1972 anh bắt đầu hành quân vào chiến
trường. Ngày 30 tháng 7 năm 1972 anh đã hi sinh tại chiến trường Quảng Trị.
Cuộc đời của Nguyễn Văn Thạc không dài nhưng đã để lại nhiều tiếc thương cho
15


gia đình, cho đồng đội, bạn bè và đất nước về một con người trung hiếu, học giỏi, cuộc
sống giản dị, chân thực, luôn với ý thức phấn đấu để cống hiến thật nhiều cho Tổ quốc

và nhân dân.
Mặc dù chỉ có mười tháng tuổi quân, nhưng dọc đường hành quân ra trận, khắc
phục biết bao gian khổ, hi sinh, anh vẫn làm tốt nhiệm vụ của người chiến sĩ, vừa tích
cực ghi chép những sự kiện, những cảm nghĩ về Đời, về Người trong những năm tháng
hào hùng của cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước đang trong giai đoạn ác liệt tiến đến
thắng lợi hoàn toàn.
Ngoài một số ghi chép bị thất lạc ngoài mặt trận khi hi sinh, anh còn để lại 240
trang nhật ký “Chuyện đời” và hàng trăm bức thư.
1.2.3. Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mƣơi
Cùng với Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi đã lập kỉ lục là một
trong những cuốn sách bán chạy nhất nước ta trong nhiều thập kỷ qua. Tác phẩm Mãi
mãi tuổi hai mươi còn trở thành tên của phong trào “Tiếp lửa truyền thống” của các
cựu chiến binh và thế hệ trẻ cả nước. Vậy Mãi mãi tuổi hai mươi đã ra đời như thế
nào?
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam nhà thơ Đặng
Vương Hưng cung cấp thêm cho bạn đọc một số chi tiết thuộc dạng “hậu trường xuất
bản” và những chuyện bếp núc biên tập… Như một sự “hữu duyên”, đầu năm 2005
nhà thơ đã phát hiện ra bản nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Đó là bản photo cuốn
sổ nhật kí dày 240 trang viết tay của anh, mang tên “Chuyện đời”. Ông Nguyễn Văn
Thục (anh trai của Nguyễn Văn Thạc) đã vi tính sẵn bản thảo nêu trên, với ý định sẽ tự
in vài chục bản để “lưu hành nội bộ” trong gia đình và tặng cho bạn bè, người thân.
Đặng Vương Hưng đề nghị ông Thục cho đọc qua bản thảo, nếu được sẽ thông qua
một nhà xuất bản lấy giấy phép chính thức. Đặng Vương Hưng đã thống nhất với ông
Thục là chuyển bản thảo cho nhà xuất bản Thanh Niên. Nhưng để làm được việc này
cần phải chọn một cái tên sách khác, cho phù hợp hơn và quan trọng hơn là cần phải
viết một bài giới thiệu thật kĩ để bạn đọc hiểu được tác giả Nguyễn Văn Thạc là ai, nội
dung và ý nghĩa của tác phẩm này hay như thế nào. Trước hết là về cái tên sách Mãi
mãi tuổi hai mươi. Trong khi bản thảo nói trên đang được xử lí, một buổi sáng tình cờ
chị Như Anh (người bạn gái của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc năm xưa) đến thăm Đặng
Vương Hưng. Lúc đó, tại phòng làm việc, Đặng Vương Hưng đang tiếp chuyện hai

16


bạn đọc trẻ là sinh viên yêu thơ. Sau khi Đặng Vương Hưng giới thiệu họ làm quen với
nhau, bỗng hai bạn trẻ bất ngờ “phỏng vấn”: “Bác Như Anh ơi? Hồi bác yêu anh Thạc
có giống như chúng cháu yêu bây giờ không? Tại sao lại là “bác” Như Anh và “anh”
Thạc nhỉ. Trong đời thực, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc nhiều hơn chị Như Anh một tuổi cơ
mà. Thì ra, hầu hết các liệt sĩ của chúng ta đều hi sinh ở lứa tuổi hai mươi. Và mãi mãi
các anh chị vẫn ở tuổi này. Không ai gọi các liệt sĩ là “ông” hay “bà”, hoặc “cụ”, cho
dù trong đời thực hiện nay họ đã bao nhiêu tuổi! Cũng như cho dù một thế kỉ nữa trôi
qua thì mười cô gái thanh niên xung phong đã hi sinh ở ngã 3 Đồng Lộc vẫn chỉ là
mười cô gái!”.
Buổi tối hôm ấy, đi uống cà phê với mấy người bạn trở về Đặng Vương Hưng đã
thức trắng đêm. Và cái tên sách Mãi mãi tuổi hai mươi đã chợt đến và ra đời như thế. Đó
là một cái tên sách khá “đắc địa”, sau này đã trở thành phong trào “Tiếp lửa truyền
thống” của tuổi trẻ cả nước. Đặng Vương Hưng đọc kĩ lại bản thảo một lần nữa rồi bắt
đầu thức đêm để viết bài giới thiệu “Mãi mãi tuổi hai mươi hay là cuộc đời bi tráng của
chàng trai giỏi văn nhất miền Bắc một thời”. Bài viết này, Đặng Vương Hưng đã dành
nhiều tâm huyết nên viết khá nhanh. Chưa an tâm, để tác phẩm có “sức nặng” hơn, Đặng
Vương Hưng còn thuyết phục được nhà thơ Phạm Tiến Duật viết “lời bạt” cho cuốn
sách. Đặng Vương Hưng đã chuyển bản thảo cho nhà xuất bản Thanh Niên, thông qua
biên tập viên Nguyễn Thanh Bình. Nhưng đó cũng là thời gian việc phát hành sách rất
khó khăn. Liếc qua nội dung bản thảo, giám đốc Mai Thời Chính rất thờ ơ. Anh đang
bận dự một lớp học chính trị, nên ít đến cơ quan. Vả lại, cơ chế thị trường khiến anh
phải thận trọng mỗi khi quyết định một bản thảo đưa in. Vì vậy, Đặng Vương Hưng đã
phải vận động, thuyết phục, thậm chí còn phải nhiều lần điện thoại làm “căng” và để
“thúc ép” giám đốc Mai Thời Chính in cuốn sách trên vì cho rằng nó rất phù hợp với
thanh niên. Đặng Vương Hưng đã nhờ cả nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (đồng đội của
Nguyễn Văn Thạc, anh rể của Mai Thời Chính) dùng tình cảm vận động. Đặng Vương
Hưng đã nói với Mai Thời Chính không phải một lần: “Anh cũng là một cựu chiến binh,

nếu không cho in cuốn sách này là có tội với đồng đội và sau này sẽ ân hận đó!”. Nhưng
Đặng Vương Hưng cũng hứa với Mai Thời Chính rằng bài giới thiệu sách của ông viết
sẽ được đăng trên báo, và cam kết rằng nhất định cuốn sách sẽ bán được. Ông còn đề
nghị trước khi phát hành, nhà xuất bản Thanh Niên nhất định phải tổ chức họp báo giới
thiệu cuốn sách này. Và ông sẽ có “độc chiêu” để báo giới quan tâm giới thiệu tác phẩm.
17


Đặng Vương Hưng nhớ hồi đó ông và biên tập viên Nguyễn Thanh Bình đã làm việc rất
ăn ý và hiệu quả. Họ đã khiến cho Nhà xuất bản Thanh Niên không có lí do gì để từ chối
và phân vân trong việc ấn hành 1000 bản sách đầu tiên. Họ đã cố gắng để cuốn sách
được “trình làng” trước ngày 30 tháng 4 năm 2005, nghĩa là vào đúng dịp kỷ niệm 30
năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhưng nhà in không đáp ứng kịp đành phải
bù lại. Để có thêm “sức nặng” với báo chí, Đặng Vương Hưng đã tìm mọi cách gặp
bằng được chị Phạm Thị Như Anh, người bạn gái năm xưa của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc,
một “nhân chứng sống” bay từ Cộng hòa Liên bang Đức về Việt Nam tham dự cuộc họp
báo năm 2005, một buổi họp báo trang trọng và cảm động được diễn ra tại phòng họp
của Trụ sở Trung Ương Đoàn (60 Bà Triệu, Hà Nội). Sau này, Gíam đốc Mai Thời
Chính cho hay: “Đã lâu lắm Nhà xuất bản Thanh Niên mới có một buổi họp báo giới
thiệu sách mà các phóng viên đã tham dự từ đầu tới cuối chương trình. Tất cả các ý phát
biểu đều cảm động và rưng rưng nước mắt”. Nhà xuất bản Thanh Niên đã cho thay bìa
và tái bản cuốn sách. Tuy nhiên để bạn đọc thực sự tìm mua Mãi mãi tuổi hai mươi thì
phải đợi thêm hai cú hích quan trọng nữa. Thứ nhất, là việc Báo tuổi trẻ của thành phố
Hồ Chí Minh cho trích đăng nhiều kì tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi. Thông qua nhà
báo Thúy Nga, biên tập của báo tuổi trẻ, Đặng Vương Hưng đã chuyển bản thảo và
thuyết phục chị cho đăng Mãi mãi tuổi hai mươi trên chuyên mục “Hồ sơ tư liệu”. Lúc
đầu, báo này chỉ dự định đăng khoảng 3 kì, vì chưa có tiền lệ giới thiệu sách như thế và
cũng là để thăm dò dư luận. Nhưng sau hai kì báo đăng, thấy hồi âm bạn đọc rất tốt, Ban
biên tập đã quyết định kéo dài thêm nhiều kì nữa, thậm chí còn mở cả diễn đàn Tuổi hai
mươi của chúng ta. (Cuối năm ấy, Báo Tuổi trẻ và cá nhân Đặng Vương Hưng cùng

được Bộ văn hóa - Thông tin tặng bằng khen vì “Đã có thành tích xuất sắc trong việc
sưu tầm và giới thiệu cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn
Thạc”). Thứ hai, là đêm truyền hình trực tiếp mang tên Mãi mãi tuổi hai mươi do Đài
truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức vào tối
ngày 23 tháng 7 năm 2005. Kịch bản của đêm truyền hình này, do ông Trần Trung Tín,
Phó trưởng ban Tuyên giáo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chuẩn bị, có tên là “vết
chân tròn trên cát”. Khi ông Tín mang kịch bản đến đề nghị góp ý, ông Hưng đã đề nghị
đổi tên là Mãi mãi tuổi hai mươi, đồng thời sửa chữa và bổ sung nhiều chi tiết, hình ảnh
gợi ý cho biên tập và đạo diễn thể hiện. Biên tập viên dẫn chương trình Tạ Bích Loan
cũng đã có nhiều sáng tạo trong thể hiện và chinh phục người xem. Hình ảnh tân ca sĩ
18


Sao Mai Kasim Hoàng Vũ cùng các bạn trẻ vừa hát, vừa áp cuốn sách vào trái tim mình
trong ánh nến lung linh, đã thực sự gây ấn tượng mạnh và xúc động với khán giả màn
ảnh nhỏ cả nước. Đó là toàn bộ quá trình ra đời của Mãi mãi tuổi hai mươi. Tuy không
hề dễ dàng nhưng cuốn sách ra đời lại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tiểu kết chƣơng 1
Để làm nên sự phong phú của đời sống xã hội- đời sống tinh thần đã cần đến rất
nhiều thể loại văn học và thể loại nhật kí cũng góp phần đặc biệt làm nên điều đó. Nằm
trong loại thể kí, nhật kí nói chung và nhật kí chiến tranh nói riêng, Mãi mãi tuổi hai
mươi đã mang đến cho bạn đọc như được sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng
của dân tộc .
Thật không thể vô cảm sau khi đọc xong cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi,
không chỉ bởi những dòng nhật ký mộc mạc, chân thành đầy lòng yêu nước mà còn
bởi những tâm sự, những sự kiện phản ánh rõ nét của cuộc chiến đấu ác liệt của nhân
dân Việt Nam với kẻ thù.
Nguyễn Văn Thạc - một người lính Hà thành, một thanh niên giỏi văn với tâm
hồn sâu sắc đa cảm đã viết nên những trang nhật ký mà hội tụ ở đó những đặc sắc về
cả mặt nội dung lẫn nghệ thuật.


19


CHƢƠNG II: ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG
2.1. Bức tranh sống động về hiện thực chiến trƣờng
Nếu hầu hết các tác phẩm văn học là để giao lưu với người khác, thì nhật kí lại
chỉ để giao lưu với chính mình. Là ghi chép của cá nhân về sự kiện có thật đã, đang và
tiếp tục diễn ra theo thời gian, nhật kí thường bao gồm cả những đoạn trữ tình ngoại
đề và những suy nghĩ có tính chất chủ quan về sự kiện.
Đề tài trong nhật kí có nhiều nét đặc trưng khác biệt so với các thể loại khác,
những sáng tác văn học thuộc thể kí là một bộ phận không thể tách rời của các nền văn
học trên thế giới nói chung và văn học dân tộc nói riêng. Kí cho phép tái hiện những
thời đoạn lịch sử đã qua trong tiến trình phát triển xã hội thông qua những bình diện
mà nó đề cập. Có những tác phẩm chú ý đến việc miêu tả các phong tục qua những nét
tính cách tiêu biểu, có tác phẩm chú ý miêu tả tính cách xã hội hoặc dân tộc trong cuộc
sống của cư dân các vùng miền qua các thời đại, có tác phẩm mang âm hưởng trữ tình,
triết lí... Nhiều tác phẩm kí nghiêng về tính báo chí, tính chính luận, biểu thị sự quan
tâm mang tính thời sự đến những trạng thái và xu hướng nhất định của sự phát triển xã
hội. Bên cạnh đó là những tác phẩm mang đậm tính chất tư liệu, hướng vào việc tái
hiện chính xác thực tại với những sự kiện có thật, thường kèm theo sự lí giải, đánh giá
tùy theo sự nhạy cảm và cách hiểu của tác giả.
Với Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc đã để lại dấu ấn sâu đậm trong
lòng người đọc bởi những trang viết đầy cảm xúc từ chính hiện thực cuộc sống nơi anh
đã trải nghiệm và chứng kiến. Bức tranh hiện thực ấy được biểu hiện thật sống động và
cụ thể. Tuy chỉ sống cuộc đời người lính trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng
Nguyễn Văn Thạc đã gửi vào trang nhật kí tất cả những tâm tư, tình cảm của mình, khi
phơi phới niềm vui lên đường, khi buồn nản chán chường, khi nhớ thương quê nhà.
Anh đã ghi chép rất kĩ những điều mắt thấy, tai nghe và những điều anh cảm nhận
được. Đó là chuyện gia đình người dân nơi anh đóng quân, chuyện về anh lính cùng

đơn vị, hay dòng cảm xúc khi nghĩ về người con gái anh yêu… Dưới cái nhìn tinh tế
của người lính trẻ, tình quân dân, tình đồng chí keo sơn… hiện lên thật rõ nét và sâu
sắc.
2.1.1. Hiện thực chiến tranh
Trong văn học nhân loại, chiến tranh là một đề tài lớn, điều này có thể xem như
một tất yếu bởi nó phản ánh một cách chân thực và sinh động nhất hiện thực cuộc
20


×