Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện bằng các thiết bị phân đoạn cho lưới điện phân phối huyện vụ bản, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Ngƣời cam đoan

Trần Hồng Quang

1


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tác
giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện chuyên ngành - Hệ thống điện với
đề tài: “Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện bằng các thiết bị phân đoạn cho lưới
điện phân phối huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”
Trƣớc hết, tác giả xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau Đại học, Viện
điện, Bộ môn Hệ thống điện, Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Quốc Thống, ngƣời
đã định hƣớng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tác giả trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu khoa học. Nếu không có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố gắng của bản
thân tác giả sẽ không thể thu đƣợc những kết quả nhƣ mong đợi.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!

2




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
MỤC LỤC ...................................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................8
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................9
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI .........................................11
1.1. Khái niệm về lƣới điện phân phối ......................................................................11
1.2.1. Một số đặc điểm của lƣới phân phối ...............................................................12
1.2.2. Phân loại lƣới điện phân phối trung áp ...........................................................12
1.2.3. Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng của lƣới điện phân phối........13
1.3. Các phần tử trong lƣới phân phối .......................................................................14
1.4. Phƣơng pháp phân phối điện trung áp và nối đất trung tính cuộn trung áp của
máy biến áp nguồn ....................................................................................................15
1.4.1. Phƣơng pháp phân phối điện trung áp ............................................................15
1.4.2. Nối đất trung tính cuộn trung áp của máy biến áp nguồn ...............................16
1.5. Sơ đồ lƣới điện phân phối ..................................................................................18
1.5.1. Phƣơng án nối dây trong mạng điện phân phối ..............................................18
1.5.2. Áp dụng các phƣơng pháp nối dây trong lƣới điện phân phối ........................19
1.6. Trạm biến áp phân phối......................................................................................26
Chƣơng 2: ..................................................................................................................27
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG ĐỘ TIN CẬY CỦA LƢỚI ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP .27
2.1. Tổng quan về độ tin cậy .....................................................................................27
2.1.1. Khái niệm chung về độ tin cậy........................................................................27
2.1.2. Nguyên nhân mất điện ....................................................................................38
2.1.3. Tổn thất kinh tế do mất điện và ảnh hƣởng của độ tin cậy đến cấu trúc của hệ

thống điện ..................................................................................................................40

3


2.1.4. Độ tin cậy hợp lý .............................................................................................41
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của lƣới phân phối ..........................................42
2.2.1. Các chỉ tiêu độ tin cậy của lƣới phân phối ......................................................42
2.2.2. Các chỉ tiêu độ tin cậy của trạm biến áp phân phối ........................................44
2.3. Phƣơng pháp phân tích độ tin cậy của lƣới phân phối .......................................45
2.3.1. Phân tích độ tin cậy của lƣới phân phối không phân đoạn .............................45
2.3.2. Lƣới điện có 2 nguồn cung cấp điện ...............................................................51
2.4. Độ tin cậy của các trạm biến áp .........................................................................52
2.4.1. Khái quát chung ..............................................................................................52
2.4.2. Bài toán dự trữ và thay thế máy biến áp .........................................................52
2.4.3. Giải bài toán dự trữ thay thế bằng máy tính....................................................55
Chƣơng 3: ..................................................................................................................57
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY ........................................................57
CUNG CẤP ĐIỆN CỦA LƢỚI ĐIỆN .....................................................................57
3.1. Các nguyên nhân làm giảm độ tin cậy của lƣới điện .........................................57
3.1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ tin cậy ..............................................................57
3.1.2. Các nguyên nhân làm giảm độ tin cậy ............................................................58
3.1.3. Các số lƣợng thống kê về các nguyên nhân sự cố ..........................................59
3.1.4. Phân tích độ tin cậy của lƣới cáp ngầm và lƣới điện trên không ....................60
3.2. Các giải pháp nâng cao độ tin cậy của lƣới điện ................................................60
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện cấu trúc lƣới điện ....................................................60
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý ...........................................................63
3.2.3. Sử dụng các thiết bị điện có độ tin cậy cao .....................................................63
3.2.4. Sử dụng các thiết bị tự động, các thiết bị điều khiển từ xa .............................64
3.2.5. Tăng cƣờng dự phòng bằng sơ đồ kết dây ......................................................65

3.2.6. Tổ chức tìm và sửa chữa sự cố nhanh .............................................................66
CHƢƠNG 4: .............................................................................................................67
TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY CHO LƢỚI ĐIỆN ......................................................67
HUYỆN VỤ BẢN-TỈNH NAM ĐỊNH ....................................................................67

4


4.1. Tổng quan về lƣới điện phân phối huyện Vụ Bản .............................................67
4.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý .......................................................................................67
4.1.2. Giới thiệu chung về lƣới điện huyện Vụ Bản .................................................67
4.2. Sơ đồ lƣới điện phân phối đƣợc phân tích độ tin cậy ........................................69
4.2.1. Sơ đồ lƣới điện ................................................................................................69
4.2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................69
4.2.3. Giao diện chƣơng trình tính toán độ tin cậy và giới thiệu chƣơng trình .........69
4.3. Phân tích độ tin cậy của các đƣờng dây khi chƣa có thiết bị phân đoạn ...........73
4.3.1. Tính toán độ tin cậy của đƣờng dây 472 khi chƣa có thiết bị phân
đoạn ...........................................................................................................................73
4.3.2. Tính toán độ tin cậy của đƣờng dây 475 khi chƣa có thiết bị phân
đoạn ...........................................................................................................................74
4.4. Nâng cao độ tin cậy của các đƣờng dây bằng thiết bị phân đoạn ......................75
4.4.1. Phƣơng pháp chọn vị trí dao cách ly ...............................................................75
4.4.2. Tính toán độ tin cậy của đƣờng dây 472 khi có thiết bị phân đoạn bằng dao
cách ly .......................................................................................................................75
4.4.3. Tính toán độ tin cậy của đƣờng dây 475 khi có thiết bị phân đoạn bằng dao
cách ly .......................................................................................................................82
4.5. Tính hiệu quả kinh tế khi đặt dao cách ly ..........................................................88
4.5.1. Hiệu quả kinh tế đƣợc tính bằng hiệu giá NPV ..............................................88
4.5.2. Các thông số cần thiết tính toán NPV để phân tích hiệu quả kinh tế ..............89
4.5.3. Kết quả tính hiệu quả kinh tế NPV của đƣờng dây 472-E3.1 khi đặt DCL ....89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................96
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................97
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................98

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCĐ

: Cung cấp điện

DCL

: Dao cách ly

ĐDK

: Đƣờng dây trên không

ĐK

: Bảo dƣỡng định kỳ

HTĐ

: Hệ thống điện

MBA


: Máy biến áp

MHCĐ

: Mô hình cƣờng độ

NPV

: Net present value

MC

: Máy cắt

SCĐD

: Sự cố đƣờng dây

SCMC

: Sự cố máy cắt

SCADA : Supervisory Control And Data Acquisition
TĐL

: Tự động đóng lại

TĐN


: Tự động đóng nguồn dự phòng

TBA

: Trạm biến áp

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Lƣới điện 3 pha trung tính máy biến áp nối đất qua tổng trở ...................15
Hình 1.2: Lƣới điện 3 pha và một dây trung tính ......................................................16
Hình 1.3: Sơ đồ lƣới phân phối trên không hình tia .................................................20
Hình 1.4: Sơ đồ lƣới phân phối mạch vòng kín ........................................................22
Hình 1.5: Cung cấp điện bằng 2 đƣờng dây song song ............................................22
Hình 1.6: Mạch liên nguồn........................................................................................23
Hình 1.7: Cung cấp điện thông qua trạm cắt.............................................................23
Hình 1.8: Sơ đồ sử dụng đƣờng dây dự phòng chung. .............................................24
Hình 1.9: Sơ đồ hệ thống phân phối điện ..................................................................24
Hình 1.10: Sơ đồ phân phối hạ áp và phƣơng pháp cung cấp cho phụ tải 1 pha ......25
Hình 1.11: Đƣờng dây cung cấp kết hợp với chiếu sáng đƣờng đi...........................26
Hình 2.1: Đồ thị biến thiên hàm tin cậy R(t) ............................................................29
Hình 2.2: Mô hình cƣờng độ hỏng hóc .....................................................................32
Hình 2.3: Trạng thái làm việc ...................................................................................34
Hình 2.4: Bảo dƣỡng .................................................................................................37
Hình 2.5: Mức độ tin cậy hợp lý ...............................................................................42
Hình 2.6: Lƣới điện hình tia ......................................................................................46
Hình 2.7: Lƣới điện có 2 nguồn cung cấp điện .........................................................52
Hình 4.1: Giao diện chƣơng trình tính toán độ tin cậy .............................................70
Hình 4.2: Giao diện nhập số liệu ...............................................................................71

Hình 4.3: Giao diện đọc số liệu trƣớc khi tính độ tin cậy .........................................72
Hình 4.4: Giao diện tính độ tin cậy ...........................................................................72
Hình 4.5: Đồ thị mối quan hệ giữa điện năng mất và số DCL đƣờng dây 472-E3.1 81
Hình 4.6: Đồ thị mối quan hệ giữa điện năng mất và số DCL đƣờng dây 475-E3.15
...................................................................................................................................87
Hình 4.7: Đồ thị mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế NPV ........................................93
và số DCL đƣờng dây 472-E3.1................................................................................93
Hình 4.8: Đồ thị mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế NPV ........................................94
và số DCL đƣờng dây 475-E3.15..............................................................................94

7


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bài toán dự trữ và thay thế máy biến áp ...................................................53
Bảng 4.1: Số liệu đƣờng dây 472-E3.1 sau khi đẳng trị ...........................................73
Bảng 4.2: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh đƣờng dây 472-E3.1 ....................73
Bảng 4.3: Số liệu đƣờng dây 475-E3.15 sau khi đẳng trị .........................................74
Bảng 4.4: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh đƣờng dây 475-E3.15 ..................74
Bảng 4.5: Số liệu đƣờng dây 472-E3.1 thêm 1 DCL sau khi đẳng trị ......................76
Bảng 4.6: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh khi thêm 1 DCL ...........................76
Bảng 4.7: Số liệu đƣờng dây 472-E3.1 thêm 2 DCL sau khi đẳng trị ......................77
Bảng 4.8: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh khi thêm 2 DCL ...........................77
Bảng 4.9: Số liệu đƣờng dây 472-E3.1 thêm 3 DCL sau khi đẳng trị ......................78
Bảng 4.10: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh khi thêm 3 DCL .........................78
Bảng 4.11: Số liệu đƣờng dây 472-E3.1 thêm 4 DCL sau khi đẳng trị ....................79
Bảng 4.12: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh khi thêm 4 DCL .........................79
Bảng 4.17: Số liệu đƣờng dây 475-E3.15 thêm 1 DCL sau khi đẳng trị ..................82
Bảng 4.18: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh khi thêm 1 DCL .........................82
Bảng 4.19: Số liệu đƣờng dây 475-E3.15 thêm 2 DCL sau khi đẳng trị ..................83

Bảng 4.20: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh khi thêm 2 DCL .........................83
Bảng 4.21: Số liệu đƣờng dây 475-E3.15 thêm 3 DCL sau khi đẳng trị ..................84
Bảng 4.22: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh khi thêm 3 DCL .........................84
Bảng 4.23: Số liệu đƣờng dây 475-E3.15 thêm 4 DCL sau khi đẳng trị ..................85
Bảng 4.24: Kết quả tính độ tin cậy của các nhánh khi thêm 4 DCL .........................86
Bảng 4.25: Bảng tổng hợp kết quả các trƣờng hợp dùng từ 0 đến 4 dao cách ly .....86
Bảng 4.26: Hệ số hiện đại hóa cho các năm .............................................................89
Bảng 4.27: Bảng kết quả tính hiệu quả kinh tế khi dùng 2 DCL ..............................90
Bảng 4.28: Bảng kết quả tính hiệu quả kinh tế khi dùng 3 DCL ..............................90
Bảng 4.29: Bảng kết quả tính hiệu quả kinh tế khi dùng 4 DCL ..............................91
Bảng 4.30: Bảng kết quả tính hiệu quả kinh tế khi dùng 5 DCL ..............................92
Bảng 4.31: Bảng tổng hợp kết quả tính hiệu quả kinh tế NPV lộ 472-E3.1 .............92
Bảng 4.32: Bảng tổng hợp kết quả tính hiệu quả kinh tế NPV lộ 475-E3.15 ...........93

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện năng có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và
phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Do đó ngành điện cần phải đƣợc phát triển
mạnh để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao về điện năng của đất nƣớc. Việc giải
quyết đúng đắn vấn đề kinh tế - kỹ thuật từ thiết kế cũng nhƣ vận hành nhà máy
điện, hệ thống điện và lƣới điện phải đặc biệt quan tâm một cách triệt để. Để đảm
bảo cho có đƣợc các phƣơng án dự phòng hợp lý và tối ƣu trong chế độ làm việc
bình thƣờng cũng nhƣ xảy ra sự cố.
Lƣới điện phân phối thƣờng có cấp điện áp là 6, 10, 22, 35 kV, phân phối
cho các trạm phân phối trung áp, hạ áp và phụ tải trung áp. Các hộ phụ tải nhận điện
trực tiếp thông qua các trạm biến áp phân phối, nên khi xảy ra bất kỳ sự cố nào
trong lƣới điện và trạm biến áp phân phối đều ảnh hƣởng trực tiếp đến các hộ tiêu

thụ. Để nâng cao độ tin cậy và tính liên tục cung cấp điện cũng nhƣ dự phòng hợp
lý, luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng thiết bị phân đoạn từ đó
tính toán độ tin cậy của lƣới điện phân phối. Dựa trên các kết quả tính toán đƣa ra
các biện pháp giảm thiệt hại về kinh tế và thời gian mất điện đối với phụ tải.
2. Phạm vi của đề tài: Nghiên cứu và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện bằng các
thiết bị phân đoạn cho lƣới điện phân phối huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Trong
luận văn tác giả sử dụng dao cách ly phân đoạn để nâng cao độ tin cậy CCĐ.
3. Mục đích của đề tài (các kết quả cần đạt đƣợc):
Nêu cơ sở lý thuyết về lƣới điện phân phối, các phƣơng pháp phân tích độ tin
cậy về lƣới phân phối và áp dụng các phƣơng pháp đó vào lƣới điện cụ thể của
huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết về lƣới phân phối, các phƣơng pháp nghiên cứu và tính
toán độ tin cậy.
Vận dụng kết quả nghiên cứu, xây dựng phƣơng pháp tính toán độ tin cậy
của lƣới phân phối và áp dụng tính toán độ tin cậy của lƣới điện phân phối huyện
Vụ Bản - tỉnh Nam Định khi dùng thiết bị phân đoạn (dao cách ly phân đoạn).
9


5. Nội dung của đề tài:
Chƣơng 1: Khái quát về lƣới điện phân phối.
Chƣơng 2: Các vấn đề chung độ tin cậy của lƣới điện và trạm biến áp.
Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của lƣới điện.
Chƣơng 4: Tính toán độ tin cậy lƣới điện huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định.
Trong luận văn này đề cập đến vấn đề mang tính thực tiễn, các kết quả tính
toán dựa trên cơ sở số liệu thống kê từ lƣới điện thực tế, các giải pháp đề ra dựa trên
cơ sở lý thuyết và thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay ở các chi nhánh
Điện lực tỉnh Nam Định. Thiết bị kỹ thuật sử dụng trong đề tài này là những thiết bị
có sẵn trên thị trƣờng thiết bị điện Việt Nam.

Để hoàn thành luận văn đƣợc hoàn thành nhờ sự hƣớng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo
tận tình của các Thầy, các Cô trong Bộ môn Hệ thống điện Trƣờng Đại học Bách
Khoa Hà Nội, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình và chu đáo của thầy PGS.TS Đặng
Quốc Thống.
Mặc dù đã rất cố gắng, xong do hạn chế về trình độ, kiến thức, thời gian thực
hiện nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, tác giả rất
mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, bổ sung của các Thầy, Cô.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !

10


Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
1.1. Khái niệm về lƣới điện phân phối
Lƣới phân phối là một bộ phận của hệ thống điện. Trong đó hệ thống bao
gồm các nhà máy điện, các trạm biến áp, các đƣờng dây truyền tải và phân phối
điện đƣợc nối với nhau thành hệ thống.
Hệ thống lƣới phân phối làm nhiệm vụ phân phối điện năng từ các trạm trung
gian (hoặc trạm khu vực hay thanh cái nhà máy điện) cho các phụ tải đảm bảo chất
lƣợng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên do
điều kiện kinh tế và kỹ thuật, độ tin cậy của lƣới phân phối cao hay thấp phụ thuộc
vào yêu cầu của phụ tải và chất lƣợng của lƣới điện phân phối.
Lƣới phân phối điện gồm 2 phần:
- Lƣới phân phối trung áp: có tầm quan trọng đặc biệt đối với hệ thống điện
và có điện áp trung bình từ 6-35 kV. Trong đó điện áp thƣờng sử dụng là 6, 10, 22,
35 kV, phân phối điện cho các trạm trung áp, hạ áp, phụ tải trung áp và lƣới hạ áp
cấp điện cho các phụ tải hạ áp.
- Lƣới phân phối hạ áp có cấp điện áp thấp (380/220V hay 220/110V) đƣa
điện năng tới hộ dùng điện.
Lƣới phân phối có chiều dài tƣơng đối lớn, đƣờng dây phân nhánh, hình tia

hoặc mạch vòng cung cấp điện trực tiếp cho các hộ tiêu thụ, do đó những nguyên
nhân gây ảnh hƣởng đến quá trình truyền tải của lƣới phân phối đều liên quan trực
tiếp cho các hộ tiêu thụ.
Nhƣ vậy trong thiết kế và vận hành lƣới phân phối cần phải đƣa ra các
phƣơng án sao cho đảm bảo đƣợc chất lƣợng năng lƣợng và có dự phòng hợp lý khi
xảy ra sự cố, nhằm giảm xác xuất xảy ra sự cố và những thiệt hại về kinh tế đối với
các hộ tiêu thụ.

11


1.2. Đặc điểm và phân loại của lƣới điện phân phối
1.2.1. Một số đặc điểm của lưới phân phối
Lƣới phân phối có tầm quan trọng cũng nhƣ có ảnh hƣởng lớn đến chỉ tiêu
kinh tế, kỹ thuật của hệ thống điện nhƣ:
- Trực tiếp cấp điện và đảm bảo chất lƣợng điện năng cho phụ tải (chủ yếu là
điện áp).
- Giữ vai trò rất quan trọng trong đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho phụ
tải. Mỗi một sự cố trên lƣới phân phối trung áp đều ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh
hoạt của nhân dân và các hoạt động kinh tế, xã hội.
- Tỷ lệ điện năng bị mất (điện năng mất/tổng điện năng phân phối) do ngừng
điện đƣợc thống kê nhƣ sau:
+ Do ngừng điện lƣới 110kV trở lên

:

(0.1-0.3)x10-4.

+ Do sự cố lƣới điện trung áp


:

4.5x10-4.

+ Do ngừng điện kế hoạch lƣới trung áp

:

2.5x10-4.

+ Do sự cố lƣới điện hạ áp

:

2.0x10-4.

+ Do ngừng điện kế hoạch lƣới hạ áp

:

2.0x10-4.

Điện năng bị mất do sự cố và ngừng điện kế hoạch trong lƣới phân phối
chiếm 98%. Ngừng điện (sự cố hay kế hoạch) trên lƣới phân trung áp có ảnh hƣởng
rất lớn đến các hoạt động kinh tế xã hội.
- Chi phí đầu tƣ xây dựng lƣới phân phối chiếm tỷ lệ lớn khoảng 50% của hệ
thống điện (35% cho nguồn điện, 15% cho lƣới hệ thống và lƣới truyền tải).
- Tổn thất điện năng trong lƣới phân phối lớn gấp 2-3 lần lƣới truyền tải và
chiếm (65-70)% tổn thất toàn hệ thống.
- Lƣới phân phối gần với ngƣời sử dụng điện do đó vấn đề an toàn điện cũng

rất quan trọng.
1.2.2. Phân loại lưới điện phân phối trung áp
Ngƣời ta thƣờng phân loại lƣới trung áp theo 3 dạng:
- Theo đối tƣợng và địa bàn phục vụ:
+ Lƣới phân phối thành phố.
12


+ Lƣới phân phối nông thôn.
+ Lƣới phân phối xí nghiệp.
- Theo thiết bị dẫn điện:
+ Lƣới phân phối trên không.
+ Lƣới phân phối cáp ngầm.
- Theo cấu trúc hình dáng:
+ Lƣới phân phối hở (hình tia) có phân đoạn, không phân đoạn.
+ Lƣới phân phối kín vận hành hở.
+ Hệ thống phân phối điện.
Tóm lại, do tầm quan trọng của lƣới điện phân phối nên lƣới phân phối đƣợc
quan tâm nhiều nhất trong quy hoạch cũng nhƣ vận hành. Các tiến bộ khoa học
thƣờng đƣợc áp dụng vào việc điều khiển vận hành lƣới phân phối trung áp. Sự
quan tâm đến lƣới phân phối trung áp còn đƣợc thể hiện trong tỷ lệ rất lớn các công
trình nghiên cứu khoa học đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học.
1.2.3. Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của lưới điện phân phối
Để làm cơ sở xây dựng cấu trúc lƣới phân phối về mọi mặt cũng nhƣ trong
quy hoạch và vận hành lƣới phân phối ngƣời ta đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá chất
lƣợng lƣới phân phối. Chất lƣợng lƣới phân phối đƣợc đánh giá trên 3 mặt:
- Sự phục vụ đối với khách hàng.
- Ảnh hƣởng tới môi trƣờng.
- Hiệu quả kinh tế đối với các doanh nghiệp cung cấp điện. Các tiêu chuẩn
đánh giá nhƣ sau:

- Chất lƣợng điện áp.
- Độ tin cậy cung cấp điện.
- Hiệu quả kinh tế (giá thành tải điện nhỏ nhất).
- Độ an toàn (an toàn cho ngƣời, thiết bị phân phối, nguy cơ hoả hoạn).
- Ảnh hƣởng đến môi trƣờng (cảnh quan, môi sinh, ảnh hƣởng đến đƣờng
dây thông tin).
Trong các tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai liên quan trực tiếp
đến điện năng gọi chung là chất lƣợng phục vụ của lƣới điện phân phối.
13


1.3. Các phần tử trong lƣới phân phối
Các phần tử của lƣới điện phân phối bao gồm:
- Máy biến áp trung gian và máy biến áp phân phối.
- Thiết bị dẫn điện: Đƣờng dây điện (dây dẫn và phụ kiện).
- Thiết bị đóng cắt và bảo vệ: Máy cắt, dao cách ly, cầu chì, chống sét van,
áp tô mát, hệ thống bảo vệ rơle, giảm dòng ngắn mạch…
- Thiết bị điều chỉnh điện áp: Thiết bị điều áp dƣới tải, thiết bị thay đổi đầu
phân áp ngoài tải, tụ bù ngang, tụ bù dọc, thiết bị đối xứng hóa, thiết bị lọc sóng hài
bậc cao.
- Thiết bị đo lƣờng: Công tơ đo điện năng tác dụng, điện năng phản kháng,
đồng hồ đo điện áp và dòng điện, thiết bị truyền thông tin đo lƣờng ...
- Thiết bị giảm tổn thất điện năng: Tụ bù.
- Thiết bị nâng cao độ tin cậy: Thiết bị tự động đóng lại, thiết bị tự đóng
nguồn dự trữ, máy cắt hoặc dao cách ly phân đoạn, các khớp nối dễ tháo trên đƣờng
dây, kháng điện hạn chế ngắn mạch,...
- Thiết bị điều khiển từ xa hoặc tự động: Máy tính điện tử, thiết bị đo xa,
thiết bị truyền, thu và xử lý thông tin, thiết bị điều khiển xa, thiết bị thực hiện,...
Mỗi phần tử trên lƣới điện đều có các thông số đặc trƣng (công suất, điện áp
định mức, tiết diện dây dẫn, điện kháng, điện dung, dòng điện cho phép, tần số định

mức, khả năng đóng cắt,...) đƣợc chọn trên cơ sở tính toán kỹ thuật.
Những phần tử có dòng công suất đi qua (máy biến áp, dây dẫn, thiết bị đóng
cắt, máy biến dòng, tụ bù,...) thì thông số của chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến thông
số chế độ (điện áp, dòng điện, công suất) nên đƣợc dùng để tính toán chế độ làm
việc của lƣới điện phân phối.
Nói chung các phần tử chỉ có 2 trạng thái: Làm việc và không làm việc. Một
số ít phần tử có nhiều trạng thái nhƣ: Hệ thống điều áp, tụ bù có điều khiển, mỗi
trạng thái ứng với một khả năng làm việc.
Một số phần tử có thể thay đổi trạng thái trong khi mang điện (dƣới tải) nhƣ:
Máy cắt, áp tô mát, các thiết bị điều chỉnh dƣới tải. Một số khác có thể thay đổi khi

14


cắt điện nhƣ: Dao cách ly, đầu phân áp cố định. Máy biến áp và đƣờng dây nhờ các
máy cắt có thể thay đổi trạng thái dƣới tải.
Nhờ các thiết bị phân đoạn, đƣờng dây điện đƣợc chia thành nhiều phần tử
của hệ thống điện.
Không phải lúc nào các phần tử của lƣới phân phối cũng tham gia vận hành,
một số phần tử có thể nghỉ vì lý do sự cố hoặc lý do kỹ thuật, kinh tế khác. Ví dụ tụ
bù có thể bị cắt lúc phụ tải thấp để giữ điện áp, một số phần tử lƣới không làm việc
để lƣới phân phối vận hành hở theo điều kiện tổn thất công suất nhỏ nhất.
1.4. Phƣơng pháp phân phối điện trung áp và nối đất trung tính cuộn trung áp
của máy biến áp nguồn
1.4.1. Phương pháp phân phối điện trung áp
Có 2 phƣơng pháp phân phối điện trong lƣới phân phối điện trung áp:
- Phƣơng pháp dùng lƣới điện 3 pha: điện năng đƣợc truyền tải bằng hệ
thống 3 dây pha, máy biến áp trung áp có cuộn trung áp đấu sao và trung tính nối
đất qua tổng trở Z, không có dây trung tính đi theo lƣới điện:


Hình 1.1: Lƣới điện 3 pha trung tính máy biến áp nối đất qua tổng trở
- Phƣơng pháp lƣới điện 3 pha và 1 dây trung tính: là phƣơng pháp truền tải
mà ngoài 3 dây pha ra còn có 1 dây trung tính đi theo lƣới điện, cứ khoảng 300m
thực hiện nối đất lặp lại.
Trong lƣới điện này, cuộn dây trung áp của máy biến áp nối sao và trung tính
nối đất trực tiếp.

15


Hình 1.2: Lƣới điện 3 pha và một dây trung tính
1.4.2. Nối đất trung tính cuộn trung áp của máy biến áp nguồn
1.4.2.1. Trung tính không nối đất: Z = ∞
- Ƣu điểm: Khi xảy ra chạm đất 1 pha mạng điện vẫn vận hành đƣợc trong 1
khoảng thời gian nhất định để tìm và khắc phục sự cố, do đó độ tin cậy của mạng
điện đƣợc nâng cao.
- Nhƣợc điểm:
+ Tăng giá thành của lƣới điện do cách điện của lƣới điện đƣợc chế tạo phải
chịu đƣợc điện áp dây.
+ Chỉ áp dụng đối với lƣới điện có dòng điện chạm đất do điện dung gây ra
nhỏ hơn giá trị giới hạn. Nếu dòng điện điện dung lớn hơn giá trị giới hạn thì hồ
quang sinh ra khi chạm đất một pha sẽ lặp lại và duy trì, gây ra quá điện áp và nguy
hiểm cho lƣới điện.
+ Khi xảy ra chạm đất 1 pha, điện áp các pha còn lại có thể tăng cao gây quá
áp và cộng hƣởng nguy hiểm cho cách điện.
- Phạm vi áp dụng: Thƣờng dùng cho lƣới phân phối 6, 10 kV còn lƣới điện
áp từ (15-35kV) chỉ dùng nếu độ dài lƣới điện ngắn.
1.4.2.2. Trung tính nối đất trực tiếp: Z = 0
- Ƣu điểm:
+ Khi xảy ra chạm đất 1 pha sẽ gây ra ngắn mạch 1 pha. Bảo vệ rơle sẽ cắt

phần tử hƣ hỏng ra khỏi lƣới điện, bảo vệ an toàn cho ngƣời và thiết bị.
+ Giảm mức cách điện của đƣờng dây trên không và cáp, do mạng điện chỉ
dùng cách điện pha nên giá thành của lƣới hạ áp.
16


- Nhƣợc điểm:
+ Dòng điện ngắn mạch 1 pha có thể rất lớn, gây tác hại cho thiết bị trong
trạm biến áp và đƣờng dây, tăng độ già hoá máy biến áp và cáp, gây điện áp cảm
ứng lớn trên đƣờng dây bên cạnh và đƣờng dây điện thoại.
+ Độ tin cậy cung cấp điện giảm vì khi chạm đất lƣới điện bị cắt ra.
- Phạm vi ứng dụng: Phƣơng pháp này đƣợc áp dùng cho lƣới điện ở cấp
điện áp (15-20 kV), nếu các tác hại khi xảy ra ngắn mạch 1 pha đƣợc hạn chế ở mức
cho phép.
1.4.2.3. Trung tính nối đất qua tổng trở hay điện kháng: (Z = R; Z = R+jX)
- Ƣu điểm: Hạn chế nhƣợc điểm của phƣơng pháp nối đất trực tiếp khi dòng
ngắn mạch quá cao, dòng ngắn mạch đƣợc hạn chế trong khoảng (1000-1500A).
Cho phép điều khiển dòng ngắn mạch pha - đất một cách hợp lý.
- Nhƣợc điểm:
+ Gây quá điện áp trong lƣới cao hơn nối đất trực tiếp, ảnh hƣởng đến cách
điện của các phần tử của lƣới, do đó cách điện phải cao hơn nên giá thành lƣới điện
tăng.
+ Hệ thống nối đất đắt tiền và cần có sự bảo quản định kỳ.
- Phạm vi ứng dụng: Phƣơng pháp này phổ biến cho lƣới điện 22 kV.
- Hạn chế các nhƣợc điểm, nối đất thực hiện có hiệu quả khi:
Z0
X
R
R
 3  4 hay 0  5 , với điều kiện X0 = X2, 1  2

Z1
X1 X 2
X1

Khi đó đặt đƣợc điều kiện điện áp khi chạm đất 1 pha:
U f1
U dm

 0,8 và

U f1
U fdm

 1, 4

Trong đó:
Uf1: điện áp pha lành.
Udm, Ufmd : điện áp dây và điện áp pha định mức.
Z0, X0 : tổng trở thứ tự không.
Z1, X1 : tổng trở thứ tự thuận của máy biến áp nguồn và lƣới điện.

17


1.4.2.4. Phương pháp nối đất qua cuộn dập hồ quang
Nối đất qua cuộn dập hồ quang hay còn gọi là nối đất cộng hƣởng:
Z  jX  j

1
C


Điện kháng của cuộn dập hồ quang đƣợc lựa chọn để bù dòng điện điện dung
khiến cho dòng điện điện dung ở trong giới hạn cho phép cho dù độ dài lƣới phân
phối rất lớn.
- Ƣu điểm:
+Dập tắt nhanh hồ quang khi có chạm đất 1 pha, dòng chạm đất rất nhỏ có
khi triệt tiêu hoàn toàn.
+ Độ sụt áp khi chạm đất 1 pha nhỏ.
+ Hạn chế ảnh hƣởng đến đƣờng dây điện thoại.
- Nhƣợc điểm:
+ Khi chạm đất. Điện áp các pha không bị sự cố lên quá điện áp dây.
+ Sự cố cách điện có thể gây dao động hồ quang điện, gây quá áp trên cách
điện của các pha không bị sự cố.
+ Cuộn dây hồ quang phải điều chỉnh đƣợc để thích nghi với cấu trúc vận
hành thay đổi của lƣới.
+ Hệ thống bảo vệ sự cố chạm đất phức tạp, khó tìm chỗ sự cố, giá thành
cao, bảo quản phức tạp.
+ Áp dụng với lƣới cáp không hiệu quả vì sự cố trong lƣới đa số là do hƣ
hỏng cách điện vĩnh cửu.
- Phạm vi ứng dụng: Phƣơng pháp thƣờng áp dụng cho lƣới 35kV, có dùng
cho lƣới 22kV khi cần độ tin cậy cung cấp điện cao, là biện pháp chủ yếu trong
tƣơng lai.
1.5. Sơ đồ lƣới điện phân phối
1.5.1. Phương án nối dây trong mạng điện phân phối
Sơ đồ nối dây của mạng điện phân phối có thể sử dụng một trong các hình
thức nối dây nhƣ sau: hình tia, phân nhánh, hoặc mạch vòng kín. Việc sử dụng sơ

18



đồ nối dây nào tùy thuộc vào mức độ yêu cầu độ tin cậy cung cấp điện cho mỗi một
loại hộ phụ tải và tùy thuộc vào cấp điện áp mà sử dụng sơ đồ cho phù hợp.
- Sơ đồ hình tia một lộ dùng nhiều nhất cho các mạng thắp sáng hoặc động
lực ở điện áp thấp. Các trạm 6, 10, 22, 35 kV cũng thƣờng sử dụng sơ đồ hình tia để
cung cấp điện.
- Sơ đồ kiểu phân nhánh thƣờng đƣợc dùng ở các đƣờng dây cung cấp điện
cho một số phụ tải gần nhau.
- Sơ đồ mạch vòng kín đƣợc dùng nhiều ở các mạng trung áp trong thành
phố và các mạng điện phân xƣởng với điện áp 6, 10, 22, 35 kV. Những mạng điện
này thƣờng có cấu trúc mạch kín nhƣng vận hành hở, khi sự cố phần lƣới phân phối
sau máy cắt gần điểm sự cố nhất về phía nguồn, bảo vệ đặt tại máy cắt đầu nguồn sẽ
tác động cách mạch điện bị sự cố, sau khi cô lập đoạn lƣới bị sự cố, phần lƣới còn
lại sẽ đƣợc đóng điện trở lại để tiếp tục vận hành cung cấp điện cho các hộ phụ tải.
Chỉ có đoạn lƣới bị sự cố là mất điện và mất cho đến khi sự cố đƣợc xử lý xong.
Đối với các hộ phụ tải quan trọng đòi hỏi độ tin cậy cao phải có phƣơng án
dự phòng riêng cho đƣờng dây trung áp và hạ áp.
1.5.2. Áp dụng các phương pháp nối dây trong lưới điện phân phối
Các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của mạng điện phân phối phụ thuộc rất
nhiều vào sơ đồ nối điện của mạng. Do đó sơ đồ phải đƣợc chọn sao cho có chi phí
là nhỏ nhất đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cần thiết, đảm bảo chất lƣợng điện
năng yêu cầu của các hộ phụ tải, thuận tiện và an toàn trong vận hành, khả năng
phát triển trong tƣơng lai và tiếp nhận các phụ tải mới.
Theo yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện, trong các loại sơ đồ hình tia, phân
nhánh hay mạch vòng kín nối trên, việc dùng sơ đồ có dự phòng hay không phụ
thuộc vào tính chất của hộ phụ tải:
- Phụ tải loại I: Phải đƣợc cung cấp điện từ 2 nguồn độc lập không đƣợc mất
điện dù chỉ là tạm thời, nếu mất điện sẽ ảnh hƣởng đến chính trị, tính mạng con
ngƣời, thiệt hại về kinh tế… do đó thời gian ngừng cung cấp điện đối với hộ phụ tải
loại I chỉ cho phép bằng thời gian tự động đóng nguồn dự trữ.


19


- Phụ tải loại II: có thể đƣợc cung cấp điện bằng 1 hay 2 nguồn phải dựa trên
kết quả so sánh kinh tế giữa khoản tiền phải đầu tƣ thêm khi có đặt thiết bị dự
phòng với khoản tiền thiệt hại do mất điện. Các hộ phụ tải loại II cho phép ngừng
cung cấp điện trong thời gian cần thiết để nhân viên vận hành đóng nguồn dự trữ.
- Phụ tải loại III: Chỉ cần 1 nguồn cung cấp điện là đủ. Cho phép mất điện
trong 1 thời gian để sửa chữa sự cố, thay thế các phần tử hƣ hỏng của mạng điện
nhƣng không quá 1 ngày.
Với yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, ngƣời thiết kế cũng nhƣ ngƣời
quản lý vận hành lƣới điện phải có tính toán, dự kiến mọi khả năng để cho xác suất
sự cố mất điện là thấp nhất và thời gian mất điện là thấp nhất.
1.5.2.1. Sơ đồ nối điện phân phối trung áp trên không
Lƣới điện phân phối trung áp trên không sử dụng ở mạng điện nông thôn
thƣờng không đòi hỏi cao về độ tin cậy, không bị hạn chế về điều kiện an toàn và
mỹ quan nhƣ ở khu vực thành phố. Mặt khác, mật độ phụ tải của mạng điện nông
thôn không cao, phân tán, đƣờng dây khá dài, do đó sử dụng lƣới điện trên không sẽ
giúp cho việc dễ dàng nối các dây dẫn, tìm điểm sự cố và khắc phục sự cố không
khó khăn nhƣ lƣới phân phối cao áp.
Phƣơng pháp nối dây thƣờng áp dụng theo sơ đồ hình tia, các trạm biến áp
phân phối đƣợc cung cấp điện từ thanh cái hạ áp của trạm biến áp trung gian thông
qua các đƣờng trục chính.

Hình 1.3: Sơ đồ lƣới phân phối trên không hình tia
1. Máy cắt có tự động đóng lại, điều khiển từ xa.
2. Máy cắt nhánh; 3. Dao cách ly.
20



Biện pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của sơ đồ:
+ Các đƣờng trục chính đƣợc phân đoạn bằng các thiết bị phân đoạn nhƣ:
Máy cắt, máy cắt có tự động đóng lại có thể tự động cắt ra khi sự cố và điều khiển
từ xa.
+ Các đƣờng trục chính của một trạm nguồn hoặc của các trạm nguồn khác
nhau có thể đƣợc nối liên thông để dự phòng khi bị sự cố, khi ngừng điện kế hoạch
đƣờng trục hoặc trạm biến áp nguồn. Máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc đƣợc mở
trong khi làm việc để vận hành hở.
Lƣu ý: các dây dẫn đƣờng trục phải đƣợc kiểm tra theo điều kiện sự cố để có
thể tải điện dự phòng cho các trục khác khi bị sự cố.
1.5.2.2. Sơ đồ phân phối cáp trung áp
Lƣới phân phối cáp trung áp sử dụng ở mạng điện thành phố do đòi hỏi mức
độ tin cậy cao, mật độ phụ tải lớn, đƣờng dây ngắn, bị hạn chế về điều kiện an toàn
và mỹ quan đô thị do đó không đƣợc đi dây trên không mà phải dùng cáp ngầm tạo
thành lƣới phân phối cáp.
Nhƣợc điểm của lƣới phân phối cáp là đắt tiền, sơ đồ phức tạp dẫn đến việc
tìm kiếm sự cố khó khăn, sửa chữa lâu và việc đấu nối đƣợc hạn chế đến mức tối đa
vì xác suất hỏng tại các chỗ nối là rất cao.
a) Sơ đồ phân phối mạch vòng kín.
Sơ đồ phân phối mạch vòng kín cung cấp điện cho các trạm phân phối có
một máy biến áp. Các trạm phân phối đƣợc đấu liên thông, mỗi máy biến áp đều có
hai dao cách ly ở hai phía và đều có thể đƣợc cấp điện từ hai nguồn khác nhau lấy
từ hai phân đoạn thanh cái hạ áp của máy biến áp trung gian, bình thƣờng các máy
biến áp đƣợc cấp điện từ một phía.

21


Hình 1.4: Sơ đồ lƣới phân phối mạch vòng kín
Ký hiệuchỉ dao cách ly đƣợc mở ra để vận hành hở. Ƣu điểm của vận hành

hở làm cho lƣới điện rẻ hơn, độ tin cậy vẫn đảm bảo yêu cầu. Còn vận hành kín có
lợi hơn về tổn thất điện năng nhƣng đòi hỏi cao hơn về hệ thống, về rơle và thiết bị
đóng cắt nếu muốn đạt độ tin cậy.
b) Cung cấp bằng cả hai đƣờng dây song song
Hai đƣờng dây song song cung cấp điện cho các TBA phân phối. Các đƣờng
dây có thể đƣợc lấy điện từ hai mạch nguồn khác nhau để tạo thành mạch nguồn.

Hình 1.5: Cung cấp điện bằng 2 đƣờng dây song song
c) Mạch liên nguồn
Các trạm phân phối đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn lấy điện từ thanh góp hạ
áp của các trạm biến áp trung gian. Trong chế độ làm việc bình thƣờng đƣợc tách
ra để vận hành hở mạch.

22


Hình 1.6: Mạch liên nguồn
d) Trạm phân phối đƣợc cung cấp điện thông qua trạm cắt
Khi trạm biến áp trung gian ở xa trung tâm phụ tải thì mạng điện phân phối
đƣợc cung cấp điện thông qua trạm cắt. Ngƣời ta sử dụng hai đƣờng dây liên lạc
giữa trạm cắt và hai phân đoạn thanh cái hạ áp của máy biến áp trung gian, sau đó
các đƣờng dây phân phối đƣợc cung cấp điện từ trạm cắt.
Sơ đồ này áp dụng cho cả lƣới phân phối cáp và lƣới phân phôi trên không.

Hình 1.7: Cung cấp điện thông qua trạm cắt
Lƣu ý: Trong các sơ đồ đã trình bày, tiết diện cáp phải đƣợc chọn có tính đến
dự phòng cho toàn bộ mạch vòng.
e/ Sơ đồ sử dụng đƣờng dây dự phòng chung.
Khi mật độ các trạm phân phối nhiều, để tiết kiệm vốn đầu tƣ mà vẫn đảm
bảo đƣợc độ tin cậy có thể sử dụng sơ đồ sau:


23


Hình 1.8: Sơ đồ sử dụng đƣờng dây dự phòng chung.
1. Thanh góp trạm biến áp trung gian - 2. Trạm cắt
Dây dẫn của các đƣờng dây phân phối đƣợc chọn đủ cho các trạm phân phối
mà nó cấp điện, vì đã có đƣờng dây dự phòng chung cho tất cả các đƣờng dây phân
phối.
1.5.2.3. Sơ đồ hệ thống phân phối điện
Hệ thống phân phối điện bao gồm nhiều trạm trung gian đƣợc nối liên thông
với nhau bởi mạng lƣới đƣờng dây phân phối tạo thành nhiều mạch vòng kín. Trong
quá trình vận hành bình thƣờng các mạch kín này đƣợc tách ra tại các điểm cắt của
lƣới để vận hành hở mạch thông qua các thiết bị phân đoạn. Các điểm cắt này đƣợc
thay đổi thƣờng xuyên trong quá trình vận hành khi đồ thị phụ tải thay đổi.
Để lựa chọn đƣợc sơ đồ vận hành tối ƣu nhất thƣờng sử dụng tính toán trên
máy tính điện tử từ các số liệu đó ta đặt trên các điểm kiểm tra của hệ thống phân
phối điện. Khi xảy ra sự cố, máy tính điện tử sẽ tính toán đƣa ra phƣơng án vận
hành thay thế tốt nhất. Nhân viên vận hành thực hiện các sơ đồ tối ƣu đó bằng các
thiết bị điều khiển từ xa.

Hình 1.9: Sơ đồ hệ thống phân phối điện
TG1, TG2, TG3, TG4: thanh góp hạ áp của các trạm biến áp trung gian
: Điểm tách lƣới tạo thành mạch hở trong vận hành.
24


Nếu không có thiết bị điều khiển và đo lƣờng từ xa thì vẫn có thề vận hành
kinh tế nhƣng theo mùa trong năm, bằng cách tính chọn sơ đồ vận hành tối ƣu cho
khoảng thời gian trong đó phụ tải gần giống nhau sau đó thao tác các thiết bị phân

đoạn để thực hiện.
1.5.2.4. Sơ đồ lưới phân phối hạ áp
Lƣới phân phối hạ áp đƣợc cung cấp điện trực tiếp từ các máy biến áp phân
phối ba pha. Trung tính của hạ áp đƣợc nối đất trực tiếp và dây trung tính đi theo
lƣới điện tạo thành lƣới phân phối hạ áp 3 pha 4 dây. Cấu trúc lƣới phân phối hạ áp
có thể đƣợc thực hiện bằng đƣờng dây trên không, hoặc dùng dây cáp vằn xoắn.
Tùy theo yêu cầu độ tin cậy của hộ phụ tải mà có thể sử dụng phƣơng pháp có hay
không nối dây dự phòng, có thể lấy điện từ 1 trạm phân phối hoặc từ 2 trạm phân
phối khác nhau.
Đƣờng trục chính của lƣới phân phối hạ áp có 4 dây (hình 1.10b), các nhánh
rẽ đi cấp điện cho các phụ tải 1 pha có thể 3 dây (2 dây + trung tính) hoặc 2 dây (1
pha + 1 trung tính).

Hình 1.10: Sơ đồ phân phối hạ áp và phƣơng pháp cung cấp cho phụ tải 1 pha
Lƣới phân phối ở nông thôn, để tiết kiệm vốn đầu tƣ ngƣời ta thƣờng dùng
đƣờng dây hạ áp có 5 dây: 3 dây pha cấp điện sinh hoạt, dây trung tính và 1 dây pha
riêng phục vụ cho chiếu sáng đƣờng phố.

25


×