Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu các phương pháp giảm tổn thất điện năng áp dụng cho lưới điện tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

BÙI SƠN TÙNG

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN
THẤT ĐIỆN NĂNG ỨNG DỤNG
LƯỚI ĐIỆN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN- HỆ THỐNG ĐIỆN

Hà Nội - Năm 2014


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan công trình nghiên cứu này là của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các tác giả của các công trình nghiên cứu, các tác
giả của các tài liệu nghiên cứu mà tôi đã trích dẫn và tham khảo để hoàn thành luận văn
này. Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn PGS. TS Trần Bách đã tận tình hướng dẫn tôi trong
quá trình thực hiện nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

i


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


MỤC LỤC
LỜI CẢM ĐOAN

i

MỤC LỤC

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

iv

DANH MỤC HÌNH VẼ

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

vii

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI ................................................................................................. 7
1.1. Tổng quan về lưới điện phân phối. ................................................................ 7
1.1.1.Vai trò của lưới điện phân phối trong hệ thống điện ................................ 7
1.1.2. Đặc điểm chung của lưới phân phối ....................................................... 9
1.1.3 Các phần tử trong lưới phân phối. ........................................................ 10
1.2. Tổn thất điện năng và những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng ...... 11
1.2.1- Khái niệm tổn thất điện năng ............................................................... 11

1.2.2. Phân loại tổn thất điện năng ................................................................. 12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng ..................................... 14
1.2.4- Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng ............................................ 20
CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN
LƯỚI PHÂN PHỐI TỈNH QUẢNG NINH ........................................................... 22
2.1. Biện pháp giảm Tổn thất thương mại. .......................................................... 22
2.1.1- Nâng cao chất lượng công tác quản lý khách hàng............................... 22
2.1.2- Từng bước cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh. .... 24
2.1.3- Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng............................... 25
2.2. Biện pháp giảm Tổn thất kỹ thuật. ............................................................... 26
2.2.1.Bù công suất phản kháng ...................................................................... 26
2.2.2. Phương Pháp Tính chọn tiết diện dây dẫn hạ thế mới tối ưu................. 65
2.2.3 Nâng tiết diện dây dẫn hạ áp để giảm chi phí TTĐN. ............................ 71
2.2.4 Giải pháp cân pha dòng điện các pha qua sản lượng công tơ. ................ 75

ii


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG CHO LỘ 471 E5.10
(HÀ TU- QUẢNG NINH )VỚI PHẦN MỀM PSS/ADEPT .................................. 86
3.1 Tổng quan vê chương trình PSS/ADEPT .................................................. 86
3.1.1: Giới thiệu chung về phần mềm PSS/ADEPT ....................................... 86
3.1.2: Các bước thực hiện trong phần mềm PSS/ADEPT ............................ 88
3.2. Đặc điểm của lưới điện nghiên cứu.............................................................. 89
3.3. Tính toán bù công suất phản kháng cho lộ 471 E5.10 .................................. 92
3.3.1. Các cơ sở tính toán bù CSPK bằng chương trình PSS/ADEPT............. 92
3.3.2. Xác định dung lượng, vị trí bù tối ưu kinh tế trên lộ 471 E5.10. ........... 97
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 104

4.1. Kết luận..................................................................................................... 104
4.2. Kiến nghị................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 106
PHỤ LỤC............................................................................................................ 108

iii


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng số
Bảng 2.2.1a

Tên bảng
Bảng tham khảo số liệu dòng điện cho phép theo điều kiện
phát nóng dài hạn đối với cáp vặn xoắn ruột nhôm

Bảng 2.4.1a Bảng số liệu quan hệ giữa tỷ lệ TTCS tăng thêm và hệ số k.

Trang
65
81

Bảng 3-1

Các thông số kinh tế cho lặp đặt tụ bù

96


Bảng 3-2

Kết quả tính toán trên lưới khi điện áp thanh cái lưới trung áp
đặt 22,8 kV

98

Bảng 3-3

Vị trí và dung lượng bù đóng cắt ở lưới trung áp

101

Bảng 3-4

Vị trí và dung lượng bù bù cố định ở phía thanh cái hạ áp

101

Bảng 3-5

Vị trí và dung lượng bù cố định ở phía thanh cái hạ áp

101

Bảng 3-6

Kết quả tính toán trên lưới sau khi bù trung áp

102


Bảng 3-7

Kết quả tính toán trên lưới sau khi bù hạ áp

102

Bảng 3-8

Kết quả lượng tổn thất công suất giảm được so với bù trước bù

102

iv


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình

Trang

Hình 2.1

Quan hệ giữa SL, PL và QL.

29

Hình 2.2


Minh hoạ ảnh hưởng của thiết bị bù đối với sự điều chỉnh
hệ số công suất

30

Hình 2.3a

Mạch tương đương của hệ thống và phụ tải

31

Hình 2.3b

Đồ thị vectơ pha cho hình a (chưa bù)

32

Hình 2.3c

Đồ thị vectơ pha cho hình a (Bù cho điện áp không đổi)

32

Hình 2.4

Đặc tính gần đúng quan hệ điện áp/ công suất phản
kháng do hệ thống cung cấp.

35


Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

Xuất tuyến với phụ tải gộp lại hay tập trung và các phân
bố tải đều và dạng phân bố dòng điện trước khi lắp đặt
tụ.
Xuất tuyến với phụ tải gộp lại hay tập trung và các phân
bố tải đều và dạng phân bố dòng điện sau khi lắp đặt tụ.
Độ giảm tổn thất là một hàm số của vị trí lắp đặt tụ bù và
tỷ số bù tụ cho 1 phân đoạn đường dây có các phụ tải
phân bố đều .

35
38
38

Hình 2.8

Độ giảm tổn thất là một hàm của vị trí lắp đặt và tỷ số bù
tụ cho 1 phân đoạn đường dây có các phụ tải tập trung và
phân bố đều.

41

Hình 2.9

Độ giảm tổn thất là một hàm của vị trí lắp đặt và tỷ số bù
tụ cho 1 phân đoạn đường dây có các phụ tải tập trung và

phân bố đều

41

Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12

Độ giảm tổn thất là một hàm của vị trí lắp đặt và tỷ số bù
tụ cho 1 phân đoạn đường dây với một tổ hợp phụ tải tập
trung và phân bố đều
Độ giảm tổn thất là một hàm của vị trí lắp đặt và tỷ số bù
tụ cho 1 phân đoạn đường dây có các phụ tải tập trung.
Độ giảm tổn thất do lắp đặt tụ bù tại vị trí tối ưu cho 1
phân đoạn đường dây có nhiều tổ hợp tải tập trung và
phân bố đều

v

42
42
43


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Hình 2.13

Hình 2.14
Hình 2.15

Hình 2.16
Hình 2.17
Hình 2.18
Hình 2.19
Hình 2.20
Hình 2.21
Hình 2.22

Độ giảm tổn thất do lắp đặt tụ bù tại vị trí tối ưu cho 1
phân đoạn đường dây có nhiều tổ hợp tải tập trung và
phân bố đều .
Xuất tuyến sơ cấp với các phụ tải phân bố đều và tập
trung, phân phối dòng điện phản kháng trước khi lắp đặt
tụ bù
Giảm tổn thất công suất với 1 bộ tụ bù
Giảm tổn thất với 2bộ tụ điện
Giảm tổn thất với 3 bộ tụ điện
Giảm tổn thất với 4 bộ tụ điện
So sánh việc giảm tổn thất có thể đạt được từ n = 1,2,3 và
∞ bộ bụ với λ = 0
So sánh việc giảm tổn thất có thể đạt được từ n = 1,2,3 và
∞ bội tụ với λ = 1/4
Quan hệ giữa tỷ lệ bù tụ tổng và hệ số phụ tải phản
kháng đối với tải phân bố đều λ = 0 và α= 0
Giảm tổn thất điện năng với kích cỡ bô tụ bất kỳ được
lắp đặt tại vị trí tối ưu F’LD= 0,2

Giảm tổn thất điện năng với kích cỡ bô tụ bất kỳ được
lắp đặt tại vị trí tối ưu F’LD= 0,4
Hình 2.24 Giảm tổn thất điện năng với kích cỡ bô tụ bất kỳ được

lắp đặt tại vị trí tối ưu F’LD= 0,6
Hình 2.25 Giảm tổn thất điện năng với kích cỡ bô tụ bất kỳ được
lắp đặt tại vị trí tối ưu F’LD= 0,8
Hình 2.26 Giảm tổn thất điện năng với kích cỡ bô tụ bất kỳ được
lắp đặt tại vị trí tối ưu F’LD= 1,0
Hình 2.4.1a Sơ đồ véc tơ dòng không cân bằng
Hình 2.23

Hình 2.4.1b Sự thay đổi của tỷ lệ tăng thêm TTCS P(k)/(3) theo k.
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9

Chu trình triển khai của phần mềm PSS/ADEPT
Sơ đồ lộ 471 E5.10
Sơ đồ lộ 471 E5.10 trên nền PSS/ADEPT
Thư viện thiết lập
Thẻ thiết lập thông số đường dây
Thẻ thiết lập thông số MBA
Thẻ nhập thông số kinh tế
Thông số kinh tế cho bù hạ áp giờ thấp điểm
Thông số kinh tế cho bù trung áp giờ thấp điểm

vi


43

51
53
56
57
57
59
60
62
63
63
64
64
65
78
80
88
90
91
95
95
95
95
97
97


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14

Đồ thị phụ tải những ngày điển hình năm 2013 của lộ
471 E5.10.
Thẻ phân loại phụ tải
Thẻ xây dựng đồ thị phụ tải
Cách xác định hao tổn của lộ
Thẻ tính toán dung lượng bù
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

NPC

Tổng Công ty Điện lực Bắc

PCQN

Công ty Điện lực Quảng Ninh


ĐL

Điện lực

HTĐ

Hệ thống điện

MBA

Máy biến áp

TBA

Trạm biến áp

ĐTPT

Đồ thị phụ tải

LPP

Lưới điện phân phối

LĐHANT

Lưới điện hạ áp nông thôn

KĐX


Không đối xứng

TTĐN

TTĐN

TTCS

TTCS

TTĐA

Tổn thất điện áp

TLĐDĐTTPP

Tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối

IEEE

Institude of Electrical and Electronics Engineers

DAS

Distribution Automation System

DSM

Demand Side Management


NPV

Net Present Value

PVB

Present Value Benefits

PVC

Present Value Costs

TOU

Time of us

vii

97
98
98
99
100


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài.

LPP thuộc lưới điện Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng có điện
áp từ 35kV trở xuống, phần lớn do EVN quản lý vận hành. Một phần LPP khác của
riêng các mỏ than và các đơn vị tư nhân,
Hệ thống quy trình, quy phạm, quy định hiện có ở Việt Nam để làm cơ sở vận hành
hiệu quả LPP chưa được xây dựng đầy đủ. Nhân lực quản lý của các cấp quản lý trực
tiếp LPP có năng lực không đồng đều, có nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư xây
dựng, vận hành, sửa chữa LPP. Hơn nữa nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo, vận
hành, sửa chữa LPP rất lớn, việc huy động được nguồn vốn lớn trong giai đoạn hiện
nay là việc rất khó khăn.
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã phát sinh sự tổn thất khá
lớn. Đây là một bộ phận cấu thành chi phí lưu thông quan trọng của ngành điện.
Trong các biện pháp nhằm giảm giá thành điện, giảm tổn thất điện năng là một
biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ đối với ngành điện mà
còn đối với cả xã hội.
Thật vậy, ngành điện là ngành độc quyền, nên việc giảm tổn thất điện năng giúp
cho nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước được đảm bảo, được sử dụng vào
các mục đích khác có lợi hơn. Về phía doanh nghiệp, sẽ khai thác, sử dụng vào tối ưu
nguồn điện, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành. Đối với người tiêu dùng, được sử
dụng điện với chất lượng cao, giá điện vừa phải, phù hợp với mức sinh hoạt.
Từ nhiều năm qua, ngành điện đã quan tâm phấn đấu giảm tổn thất điện năng,
và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Nhưng ngành Điện là ngành sản xuất
kinh doanh chủ chốt, ngành động lực cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong tình hình
đất nước đang thiếu điện nghiêm trọng. Phấn đấu giảm đến thấp nhất tổn thất điện năng
trở thành nhu cầu cấp bách không chỉ của ngành điện mà của toàn xã hội. Bộ trưởng
Bộ Năng lượng có quyết định thành lập Ban chủ nhiệm chương trình giảm tổn thất điện
năng (TTĐN) của Bộ năng lượng có sự tham gia của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ,

1



LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Toà àn nhân dân tối cao. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Ban
chủ nhiệm chương trình giảm TTĐN, bộ máy lãnh đạo quản lý của ngành điện TW đến
các cơ sở, toàn thể CBCNV ngành điện cùng với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn
thể các tỉnh, thành phố và địa phương trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu bằng mọi biện
pháp kinh tế- kỹ thuật, tổ chức quản lý, pháp luật, trật tự an ninh,…tuyên truyền vận
động và cưỡng chế, thực hiện thành công chương trình giảm TTĐN, phấn đấu giảm
TTĐN đến mức thấp nhất có thể đạt được.
Theo số liệu tính toán thống kê năm 2013, nếu giảm tổn thất xuống 0,5% thì sẽ
tiết kiệm được trên 350 triệu KWh, tương đương 17 vạn tấn nhiên liệu tiêu chuẩn
không phải đốt và ít nhất tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng cho Nhà nước.
Trong quá kinh doanh, truyền tải và phân phối điện năng, có 2 loại tổn thất là:
Tổn thất kỹ thuật và Tổn thất thương mại.
Nếu như tổn thất kỹ thuật là tất yếu, thì tổn thất thương mại có thể giảm đến con
số không. Làm thế nào để giảm tổn thất điện năng đến mức thấp nhất có thể vẫn là một
câu hỏi rất lớn và là mục tiêu hàng đầu của toàn ngành Điện.
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng biên giới Đông Bắc nước ta, có diện tích tự nhiên
gần 6102,3 km2, dân số khoảng 1.177.700 người và là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi
để tạo đà phát triển kinh tế nhanh, do có trữ lượng “vàng đen” lớn nhất khu vực Đông
Nam Á, có đường biên giới dài với các nước bạn Trung Quốc, trong đó có cửa khẩu
Móng Cái thông thương, sầm uất hàng hoá, Có cảng biển Cái Lân nhiều tầu bè qua lại.
Quảng Ninh còn là điểm hấp dẫn khách du lịch trong nước và Quốc tế đến thăm quan,
nghỉ mát quanh năm với khu du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu, Trà Cổ…Đặc biệt có Vịnh
Hạ Long nổi tiếng xinh đẹp, một di sản văn hoá thế giới. Đây là cơ hội để điện lực
Quảng Ninh khai thác lợi thế, đẩy mạnh công tác kinh doanh điện năng. Nhưng bên
cạnh đó, Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp nên trong quá trình
truyền tải và phân phối điện đến hộ tiêu thụ không thể tránh khỏi tổn thất.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS. TS Trần Bách, các cán bộ phòng

kinh doanh và phòng kỹ thuật Công ty Điện lực Quảng Ninh- Tổng Công ty Điện lực

2


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Miền Bắc và cùng với sự lỗ lực cố gắng của bản thân tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu các
phương pháp giảm tổn thất điện năng áp dụng cho lưới điện tỉnh Quảng Ninh”.
Qua đề tài này, trước hết tôi mong muốn tổng hợp được những kiến thức đã
được học trong khóa học Thạc sỹ vừa qua và đóng góp được một phần nào đó trong
việc giải quyết những vướng mắc trong công tác giảm TTĐN của Điện lực Quảng
Ninh.
0.2 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
0.2.1 Mục đích nghiên cứu.
Luận văn kế thừa kết quả nghiên cứu của các tài liệu hiện có, thực hiện phát
triển tiếp một số phương pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới điện tỉnh Quảng Ninh,
cụ thể:
Biện pháp giảm tổn thất thương mại: Nâng cao chất lượng công tác quản lý
khách hàng; Từng bước cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh linh
hoạt; Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng.
Biện pháp kỹ thuật:
- Bù tối ưu CSPK lưới điện, trong đó có sử dụng chương trình PSS/ADEPT để tính
toán ứng dụng bù tối ưu CSPK LPP trung áp tỉnh Quảng Ninh.
- Tính toán lựa chọn tiết diện dây dẫn hạ áp mới tối ưu, ứng dụng cho việc lựa chọn
tiết diện dây dẫn khu vực tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn.
- Tính toán nâng tiết diện dây dẫn LPP hạ áp hiện có nhằm giảm TTĐN.
- Giảm TTĐN bằng phương pháp cân pha dòng điện qua sản lượng điện công tơ.
0.2.2 Đối tượng nghiên cứu.
LPP tỉnh Quảng Ninh là đối tượng nghiên cứu của luận văn, trong đó chủ yếu hướng

tới LPP hạ áp đang chiếm tỷ lệ TTĐN lớn trong LPP nói riêng và toàn HTĐ nói chung.
0.2.3 Cấu trúc trình bày luận văn.
Chương Mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, cấu trúc trình bày luận văn, tóm tắt các luận điểm và đóng góp mới của
luận văn.
Chương 1: Các vấn đề chung về tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối.

3


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Chương 2: Các phương pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối tỉnh
quảng ninh.
+ Biện pháp giảm Tổn thất thương mại: Nâng cao chất lượng công tác quản lý
khách hàng; Từng bước cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh linh
hoạt; Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng.
+ Biện pháp giảm Tổn thất kỹ thuật.
- Bù tối ưu CSPK LPP trung áp tỉnh Quảng Ninh.
- Tính toán chọn tiết diện dây dẫn mới tối ưu LPP hạ áp tỉnh Quảng Ninh.
- Tính toán nâng tiết diện dây dẫn LPP hạ áp tỉnh Quảng Ninh.
- Cân pha phụ tải LPP hạ áp sau TBA công cộng tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Tính toán bù công suất phản kháng cho lộ 471 E5.10 (Hà TuQuảng Ninh ) với phần mềm PSS/ADEPT.
Chương 4: Trình bày về kết quả và kiến nghị về các nghiên cứu tiếp theo.
0.3. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và các đóng góp mới của tác giả.
Nghiên cứu các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên LPP nói chung của nhiều
tác giả, nhiều tài liệu..., tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại liên quan đến biện pháp giảm
tổn thất điện năng trên LPP riêng đối với từng khu vực, cụ thể:
- Vấn đề bù tối ưu công suất phản kháng:
Nhiều tài liệu đã nghiên cứu về bù công suất phản kháng, tuy nhiên cơ bản dựa trên cơ

sở lý thuyết, việc áp dụng thực tế cho LPP của một vùng nhất định rất khó thực hiện do
việc áp dụng nhiều điều kiện phải phù hợp với kết cấu thực tế của LPP của vùng đó.
Do đó trong giải pháp này, luận văn căn cứ vào cơ sở lý thuyết đã có và áp dụng
chương trình PSS/ADEPT để tính toán.
- Vấn đề lựa chọn tiết diện dây dẫn mới tối ưu:
Tài liệu [2] đã nêu các nguyên tắc lựa chọn tiết diện dây dẫn tối ưu, quy tắc Kelvin,
bảng chọn tiết diện dây dẫn thành lập năm 1988 của lưới điện Pháp. Tuy nhiên, do cơ
cấu biểu giá điện (TOU) tại Việt Nam có nhiều khác biệt so với cơ cấu biểu giá điện tại

4


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Pháp, do đó cần phải xây dựng lại các công thức tính toán phù hợp với cơ cấu biểu giá
tại Việt Nam và phù hợp với LPP tỉnh Quảng Ninh.
- Vấn đề nâng tiết diện dây dẫn:
Hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về vấn đề nâng tiết diện dây
dẫn bằng cách sử dụng các loại dây dẫn hiện có trong kho của mỗi đơn vị quản lý vận
hành lưới điện (do tồn kho, do thu hồi lưới thay mới...) để vận hành song song với đoạn
lưới điện có tiết diện có sẵn trên lưới đang bị quá tải mà không phải thay mới hoàn
toàn, đây là giải pháp vừa giảm TTĐN, vừa tiết kiệm chi phí mua dây mới và sử dụng
được vật tư tồn kho, vật tư thu hồi...
- Vấn đề không đối xứng trong LPP hạ áp:
Tài liệu [17] đã có quy định về dòng trung tính cho phép của MBA phân phối (dòng I0
không được lớn hơn 15% trung bình cộng dòng điện các pha), khi lớn hơn thì phải thực
hiện cân pha. Tuy nhiên, chưa đề cập đến dòng lệch pha của các đoạn lưới còn lại trong
LPP hạ áp cũng như chưa có quy định cụ thể về phương pháp cân pha dòng điện trên
mỗi đoạn lưới trên LPP hạ áp. Nhìn chung, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu được công
bố đánh giá về mức độ ảnh hưởng của lệch pha dòng điện đến chi phí TTĐN trong

LPP hạ áp.
Do đó, luận văn đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm giảm tổn thất điện năng trên LPP
tỉnh Quảng Ninh bao gồm các giải pháp chính sau:
- Nghiên cứu phương pháp bù tối ưu CSPK LPP trung áp và có ứng dụng
chương trình PSS/ADEPT để tính toán bù tối ưu CSPK LPP trung áp tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán TTĐN trong LPP hạ áp 3 pha 4
dây dựa theo phương pháp tính toán theo năng lượng có kết hợp điều chỉnh kết hợp với
sử dụng hệ số tham gia đỉnh để tính toán.
- Xây dựng phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn tối ưu theo mục tiêu giảm TTĐN
và tối ưu về kinh tế dưới ảnh hưởng của các thông số đầu vào như biểu giá điện TOU,
biểu đồ phụ tải, giá dây dẫn, giá nhân công...

5


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

- Xây dựng phương pháp nâng tiết diện dây dẫn theo mục tiêu giảm TTĐN và tối ưu về
kinh tế dưới ảnh hưởng của các thông số đầu vào như biểu giá điện TOU, biểu đồ phụ
tải, giá dây dẫn, giá nhân công.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc lệch pha dòng điện trong LPP 3 pha 4 dây đến TTĐN
và chi phí TTĐN, xây dựng phương pháp cân pha dòng điện theo điện năng đo đếm
bằng công tơ điện nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của lệch pha dòng điện đến hiệu quả
vận hành của LPP.
Luận văn có ý nghĩa thực tiễn vào việc giảm tổn thất điện năng trên LPP tỉnh
Quảng Ninh nói chung và có thể áp dụng cho LPP nói chung, cụ thể:
- Các kết quả nghiên cứu đã được Công ty Điện lực Quảng Ninh áp dụng cho LPP tỉnh
Quảng Ninh trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 vừa qua: Tính toán bù tối ưu
CSPK LPP trung áp, tính toán nâng tiết diện dây dẫn LPP hạ áp, cân pha san tải LPP hạ
áp sau các TBA công cộng thông qua sản lượng điện năng tiêu thụ của khách hàng sử

dụng điện hàng năm...
- Các kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể được áp dụng vào LPP tỉnh Quảng Ninh
trong thời gian tới, đặc biệt là tính toán lựa chọn tiết diện dây dẫn mới tối ưu ứng dụng
cho LPP hạ áp nông thôn.
0.4. Phương pháp nghiên cứu.
Việc nghiên cứu các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên LPP và lựa chọn biện
pháp thực hiện được dựa trên:
- Lý thuyết về lưới điện, các tài liệu [1], [2], [3]...
- Lý thuyết về quy hoạch phát triển năng lượng và Điện lực, các tài liệu [8], [13]...
- Các tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan đến giảm tổn thất điện năng trên
lưới điện phân phối, các tài liệu [7], [11],...
- Các số liệu liên quan đến LPP tỉnh Quảng Ninh dựa trên tài liệu [4], [6]...

6


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
1.1. Tổng quan về lưới điện phân phối.
1.1.1.Vai trò của lưới điện phân phối trong hệ thống điện
Hệ thống điện (HTĐ) bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây truyền
tải và phân phối điện được nối với nhau thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền
tải và phân phối điện năng.
HTĐ phát triển không ngừng trong không gian và thời gian để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của phụ tải. Tùy theo mục đích nghiên cứu, HTĐ được phân chia thành các
phần hệ thống tương đối độc lập nhau.
Về mặt quản lý, vận hành HTĐ được phân thành:

-

Các nhà máy điện do các nhà mát điện quản lý.

-

Lưới điện siêu cao áp (≥ 220kV) và trạm khu vực do các công ty truyền tải
điện quản lý.

-

Lưới điện truyền tải 110kV do các Công ty lưới điện Cao thế quản lý và một
số Công ty Điện lực.

-

Lưới điện phân phối ( Dưới 35kV ) do các Công ty điện lực quản lý, dưới là
các Điện lực.

Về mặt quy hoạch, lưới điện được phân thành 2 cấp:
 Lưới hệ thống bao gồm:
-

Các nguồn điện và lưới hệ thống ( 500, 220, 110kV)

-

Các trạm khu vực ( 500, 220, 110kV) được quy hoạch trong tổng sơ đồ.

 Lưới phân phối ( U ≤ 35kV) được quy hoạch riêng.

Về mặt điều độ chia thành 2 cấp:
 Điều độ trung ương.
 Điều độ địa phương. Công tác điều độ bao gồm:
-

Điều độ các nhà máy thủy điện.

7


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

-

Điều độ các miền

-

Điều độ các điện lực

Về mặt nghiên cứu, tính toán, HTĐ được phân chia ra thành:
-

Lưới hệ thống 500kV

-

Lưới truyền tải ( 35, 110, 220kV)

-


Lưới phân phối trung áp ( 6, 10, 22, 35kV)

-

Lưới phân phối hạ áp ( 0,4kV)

Trong đó lưới 35kV có thể dùng cho cả lưới phân phối và lưới truyền tải. Do
phụ tải ngày càng phát triển về không gian và thời gian với tốc độ ngày càng cao, vì
vậy cần phải xây dựng các nhà máy có công suất lớn. Vì lý do kinh tế và môi trường,
các nhà máy điện thường được xây dựng ở những nơi gần nguồn nhiên liệu, hoặc việc
chuyên chở nhiên liệu thuận lợi, ít tốn kém, trong khi đó các trung tâm phụ tải lại ở xa
do vậy phải dùng lưới truyền tải để truyền tải điện năng đến các phụ tải. Vì lí do kinh tế
cũng như an toàn, người ta không thể cung cấp trực tiếp cho các phụ tải bằng lưới
truyền tải, do vậy phải dùng lưới điện phân phối.
Lưới điện phân phối thực hiện nhiệm vụ phân phối điện cho 1 địa phương ( một
thành phố, quận, huyện) có bán kính cung cấp điện nhỏ, dưới 50km.
Lưới điện phân phối nhận điện từ các trạm phân phối khu vực gồm:
-

Lưới điện có các cấp điện áp 110/35kV, 110/22kV, 110/10kV, 110/6kV.

-

Lưới điện có các cấp điện áp 35/6kV, 35/10kV, 35/22kV.

Mạng phân phối có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu kĩ thuật của toàn hệ thống.
Cụ thể là:
1. Chất lượng cung cấp điện: Ở đây là độ tin cậy cung cấp điện và độ dao động
của điện áp tại hộ phụ tải.

2. Tổn thất điện năng: Thường tổn thất điện năng ở lưới phân phối lớn gấp 3
đến 4 lần so với tổn thất điện năng ở lưới truyền tải.
3. Giá đầu tư xây dựng: Nếu chia theo tỷ lệ cao áp, phân phối trung áp, phân
phối hạ áp thì vốn đầu tư mạng cao áp là 1, mạng phân phối trung áp thường từ 1,5 đến
2,5 và mạng phân phối hạ áp thường từ 2 đến 2,5 lần.

8


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

4. Xác xuất sự cố: Sự cố gây ngừng cung cấp điện sửa chữa bảo dưỡng theo kế
hoạch, cải tạo, đóng trạm mới trên lưới phân phối cũng nhiều hơn lưới truyền tải.
1.1.2. Đặc điểm chung của lưới phân phối
Lưới phân phối có một số đặc điểm chung như sau:
1. Chế độ vận hành bình thường của lưới phân phối là vận hành hở, hình tia
hoặc dạng xương cá. Để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện thỉnh thoảng cũng có cấu
trúc mạch vòng nhưng vận hành hở.
2. Trong mạch vòng các xuất tuyến được liên kết với nhau bằng doa cách ly,
hoặc thiết bị nối mạch vòng ( Ring Main Unit) các thiết bị này vận hành ở vị trí mở,
trong trường hợp cần sửa chữa hoặc sự cố đường dây điện thì việc cung cấp điện không
bị gián đoạn lâu dài nhờ việc chuyển đổi nguồn cung cấp bằng thao tác đóng cắt dao
cách ly phân đoạn hay tự động chuyển đổi nhờ các thiết bị nối mạch vòng.
3. Phụ tải của lưới phân phối đa dạng và phức tạp, nhất là ở Việt Nam các phụ
tải sinh hoạt và dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đa phần cùng trong một hộ phụ tải.
So với mạng hình tia, mạng mạch vòng có chất lượng điện hơn, đó chính là lý
do tồn tại của mạch vòng, song lại gây phức tạp về vấn đề role bảo vệ. Cấu trúc mạch
vòng chỉ thích hợp cho những mạng TA/HA có công suất lớn và số lượng trạm trên
mạch vòng ít. Mặt khác cùng với một giá trị đầu tư thì hiệu quả khai thác mạch vòng
kín so vói mạch hình tia thấp hơn. Ngoài ra, chất lượng phục vụ của mạng hình tia đã

liên tục được cải thiện, đắc biệt trong những thập niên gần đây với sự xuất hiện các
thiết bị có công nghệ mới và các thiệt bị tự động, việc giảm bán kính cung cấp điện –
tăng tiết diện dẫn và bù công suất phản kháng do vậy chất lượng điện mạng hình tia đã
được cải thiện nhiều.
Kết quả các nghiên cứu và thống kê từ thực tế vận hành đã đưa đến kết luận nên vận
hành lưới phân phối theo dạng hình tia bởi các lý do:
-

Vận hành đơn giản hơn

-

Trình tự phục hồi lại kết cấu luới sau sự cố dễ dàng hơn

-

Ít gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch cắt điện cục bộ.

9


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

1.1.3 Các phần tử trong lưới phân phối.
Các phần tử lưới phân phối bao gồm:
1) Máy biến áp trung gian, máy biến áp phân phối.
2) Thiết bị dẫn điện: đường dây điện gồm dây dẫn và phụ kiện.
3) Thiết bị đóng cắt và bảo vệ: Máy cắt, dao cách ly, cầu chì, hệ thống bảo vệ rơle,
aptômát, bảo vệ chống quá điện áp, giảm dòng ngắn mạch.
4) Thiết bị điều chỉnh điện áp: thiết bị điều áp dưới tải trong trạm trung gian, thiết bị

thay đổi đầu phân áp ngoài tải ở máy biến áp phân phối, tụ bù ngang, tụ bù dọc, thiết bị
đối xứng hoá, thiết bị lọc sóng hài bậc cao…
5) Thiết bị đo lường: Công tơ đo điện năng tác dụng, điện năng phản kháng, đồng hồ
đo điện áp và dòng điện…, thiết bị truyền thông tin đo lường.
6) Thiết bị giảm tổn thất điện năng: Tụ bù.
7) Thiết bị nâng cao độ tin cậy: thiết bị tự đóng lại, thiết bị tự đóng nguồn dự trữ, máy
cắt hoặc dao cách ly phân đoạn, các khớp nối dễ tháo trên đường dây, kháng điện hạn
chế ngắn mạch…
8) Thiết bị điều khiển xa hoặc tự động: Máy tính điện tử, thiết bị đo xa.
Mỗi phần tử trên đều có các thông số đặc trưng (như công suất và điện áp định mức,
tiết diện dây dẫn, điện trở, điện kháng, điện dung, dòng điện cho phép, tần số định mức,
khả năng đóng cắt, kích thước…) được chọn trên cơ sở tính toán kỹ thuật.
Những phần tử có dòng công suất đi qua (như máy biến áp, dây dẫn, thiết bị đóng cắt,
máy biến dòng, tụ bù…) thì thông số của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thông số chế
độ (điện áp, dòng điện, công suất) nên được dùng để tính toán chế độ làm việc của lưới
phân phối.
Nói chung các phần tử chỉ có 2 trạng thái: làm việc và không làm việc. Một số ít phần
tử có nhiều trạng thái như: hệ thống điều áp, tụ bù có điều khiển, mỗi trạng thái ứng với
khả năng làm việc.
Một số phần tử có thể thay đổi trạng thái trong khi đang mang điện (dưới tải) như: máy
cắt, aptomat, các thiết bị điều chỉnh dưới tải. Một số khác có thể thay đổi trạng thái khi
cắt điện như: dao cách ly, đầu phân áp cố định. Máy biến ápvà đường dây nhờ có các

10


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

máy cắt có thể thay đổi trạng thái dưới tải. Nhờ các thiết bị phân đoạn, đường dây điện
được chia làm nhiều phần tử lưới.

Không phải lúc nào các phần tử của lưới phân phối cũng tham gia vận hành, một số
phần tử có thể nghỉ vì lý do sự cố hoặc lý do kỹ thuật, kinh tế khác. Ví dụ như tụ bù có
thể bị cắt lúc phụ tải thấp để giữ điện áp, một số phần tử lưới không làm việc để lưới
phân phối vận hành hở theo điều kiện tổn thất công suất min.
1.2. Tổn thất điện năng và những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng
1.2.1- Khái niệm tổn thất điện năng
Hiệu số giữa tổng lượng điện năng do các nhà máy điện phát ra với tổng lượng
điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong cùng một khoảng thời gian được
xem là mất mát (tổn thất ) điện năng trong hệ thống truyền tải.
Lượng tổn thất được tính bằng công thức:
 A =ASL - A HTD
Trong đó:
 A : Lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyền tải, tính từ nguồn phát đến
các hộ tiêu thụ (đơn vị: KWh).
ASL

: Sản lượng điện đầu nguồn (đơn vị: KWh).

AHTD : Sản lượng điện thương phẩm thực hiện bán cho các hộ tiêu dùng (đơn
vị: KWh).
Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện bị tổn thất về
mặt hiện vật nhân với giá điện bình quân của một KWh điện trong khoảng thời
gian đó:

GH =Ptb*A

Trong đó: GH : giá trị điện năng bị tổn thất (đơn vị : đồng, nghìn, triệu,… )
A: lượng điện năng bị tổn thất (đơn vị : KWh )
Ptb : giá điện bình quân 1 KWh (đơn vị : đồng, nghìn, triệu,…)


11


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Tổn thất điện năng, như đã trình bày, là lượng tổn thất trong tất cả các
khâu từ khâu sản xuất (phát điện) truyền tải phân phối điện (quá trình lưu
thông) đến khâu tiêu thụ.
1.2.2. Phân loại tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng nói chung bao gồm:
* Tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện).
* Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phôi điện năng.
* Tổn thất điện năng trong quá trình tiêu thụ.
1.2.2.1.Tổn thất trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện)
Trong quá trình sản xuất điện, phải sử dụng các máy phát điện. Do không sử
dụng đồng bộ hệ thống máy phát điện nên không phát huy được hết công suất
của máy móc và hiệu quả kinh tế không cao. Do máy phát không phát huy được
hết công suất nên một lượng điện cũng đã bị tổn thất.
1.2.2.2. Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, người ta chia tổn thất thành
02 loại: Tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
a/ Tổn thất kỹ thuật.
Tổn thất kỹ thuật là số lượng điện năng bị mất mát, hao hụt dọc đường dây
trong quá trình truyền tải điện từ nguồn điện đến hộ tiêu thụ, bao gồm tổn hao
trên đường dây, tổn hao trong máy biến áp ( cả tăng và giảm áp ), tổn hao trong
các đường cấp và tổn hao trong các cuộn của đồng hồ đo đếm.
Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải
điện. Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản suất hay
kinh doanh nếu có trình độ quản lý tốt thì có thể tránh được tình trạng hao phí
thất thoát. Nhưng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng thì đây là một

tổn thất tất yếu phải có, không thể tránh khỏi vì phải có một lượng điện năng
phục vụ cho công nghệ truyền tải điện. Chúng ta có thể giảm lượng tổn thất này

12


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ thuật nhưng không thể giảm tới 0. Ở mỗi trình
độ kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất này có thể giảm tới một lượng tối thiểu để
đảm bảo công nghệ truyền tải.
Thông thường, trong tổng điện năng tiêu thụ để phục vụ công nghệ truyền tải
gồm khoản 65% tiêu tốn trên đường dây, 30% trong máy biến áp, còn trong các
phần tử khác của mạng ( cuộn điện kháng, thiết bị bù, thiết bị đo lường,…)
chiếm khoảng 5%.
Chúng ta có thể tham khảo về tỉ lệ tổn thất kỹ thuật ở một số nước : các nước phát triển
có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến: Mỹ, Singapoer,…thì tỷ lệ này là 4%. Các nước
trong khối ASEAN tỷ lệ tổn thất là 6,7%, các nước chậm phát triển thì tỷ lệ này là 2030%. (3)
b/ Tổn thất thương mại
Là lượng điện tổn thất trong quá trình phân phối điện đến người tiêu dùng do
sự vi phạm quy chế sử dụng điện. Đó là lượng điện bị tổn hao do tình trạng các
tập thể, xí nghiệp, hộ tiêu thụ lấy cắp điện, khách hàng bị bỏ sót, đội ngũ cán
bộ quản lý yếu kém hoặc cố ý móc ngoặc thông đồng với khách hàng, việc ghi
sai số công tơ, thu tiền điện không đúng kỳ hạn, giá điện không phù hợp với
loại điện sử dụng.
1.2.2.3 Tổn thất ở khâu tiêu thụ
Mức độ tổn thất ở khả năng này phụ thuộc vào khả năng sử dụng, điều
kiện trang bị các thiết bị phụ tải ở các hộ dùng điện. Nguyên nhân gây nên tổn
thất ở khâu này là việc sử dụng điện không hợp lý của các đối tượng sử dụng
điện.

Ví dụ: Trong các hộ sử dụng điện, nếu sử dụng dây dẫn không đủ lớn so với
phụ tải, cách điện không tốt trên các phần cách điện thì sẽ dẫn đến mất mát
điện năng.

13


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Tất cả mọi tổn thất đều diễn ra phía sau đồng hồ đo đếm điện của cơ sở kinh
doanh điện, nên các thành phần, đối tượng sử dụng điện cần biết rõ nguyên
nhân để giảm tổn thất cho chính mình bằng cách chọn phương thức sử dụng
hợp lý, tiết kiệm nhưng lại có hiệu quả nhất. Đối với ngành điện, để giảm tỷ
lệ tổn thất, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân gây nên tổn thất điện
năng, xác định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiều nhất.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng
Từ khâu sản xuất đến khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ, điện năng bị tổn thất
một lượng không nhỏ. Điện năng bị hao tổn do ảnh hưởng của rất nhiều nhân
tố. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến nguyên nhân dẫn đến
tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng.
1.2.3.1. Các nhân tố khách quan
Để đảm bảo tính kinh tế và trong sạch về môi trường, các nhà máy điện
thường được xây dựng tại nơi có nguồn năng lượng: cơ năng của dòng nước,
nhiệt năng của than đá, dầu mỏ,…Do đó, phải truyền tải điện từ nhà máy điện
đến các nơi tiêu thụ. Nhiệm vụ này được thực hiện nhờ hệ thống điện. Hệ
thống điện là tập hợp các Nhà máy điện, đường dây truyền tải điện, mạng
phân phối và các hộ dùng điện, nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất, truyền tải,
phân phối và sử dụng điện năng một cách tin cậy, kinh tế và chất lượng đảm
bảo.
Sơ đồ 02 : Sơ đồ hệ thống điện:

1

2

Nhà máy điện Trạm tăng

3

4

Đường dây

5

Trạm hạ áp

Nơi tiêu thụ

Phần hệ thống điện bao gồm các trạm biến áp và các đường dây tải điện:
gồm hàng chục các bộ phận rất đa dạng: máy biến áp, máy cắt, dao cách ly, tụ

14


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

bù, sứ xuyên thanh cái, cáp ngầm, cột, đường dây trên không; phụ kiện đi nối
dây dẫn và dây chống sét với cột, sứ cách điện,…Các bộ phận này đều phải
chịu tác động của thiên nhiên (gió, mưa, ăn mòn, băng giá, sét, dao động, nhiệt
độ, bão từ, rung động do gió, văng bật dây,…). Hệ thống điện của nước ta phần

lớn là nằm ở ngoài trời, do đó tất yếu sẽ chịu ảnh rất lớn của điều kiện tự nhiên.
Sự thay đổi, biến động của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới sự tổn
thất điện năng của ngành điện.
Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên độ ẩm tương đối cao, nắng lắm
mưa nhiều đã gây không ít khó khăn cho việc bảo dưỡng thiết bị và vận hành
lưới điện. Các đường dây tải điện và máy biến áp đều được cấu thành từ kim
loại nên độ ẩm cao làm cho kim loại nhanh bị ô xi hoá và như vậy dẫn đến hiệ n
tượng máy biến áp và dây tải điện sử dụng không hiệu quả nữa, lượng điện bị
hao tổn.
Mạng lưới truyền tải điện phải đi qua nhiều khu vực, điạ hình phức tạp. Đồi
núi, rừng cây,…nên khi sự cố điện xảy ra, làm tổn thất điện do phóng điện
thoáng qua cây cối trong hoặc gần hành lang điện, đốt rừng làm rẫy trong hành
lang điện. Địa hình phức tạp làm cho công tác quản lý hệ thống điện, kiểm tra
sửa chữa, xử lý sự cố gặp không ít khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão, gây ra
một lượng tổn hao không nhỏ.
Thiên tai do thiên nhiên gây ra: gió, bão, lụt, sét,…làm đổ cột điện, đứt dây
truyền tải, các trạm biến áp và đường dây tải điện bị ngập lụt trong nước, làm
cho nhiều phụ tải lưới điện phân phối bị sa thải do mạng điện hạ áp bị hư hỏng,
ảnh hưởng đến sản lượng truyền tải điện. Nhiệt độ môi trường cao làm cho dây
tải điện nóng hơn so với bình thường nên sản lượng điện truyền tải không đạt
chất lượng, bị hao hụt do toả điện ra bên ngoài.
Thiên tai do thiên nhiên gây nên tổn thất lớn đối với nền kinh tế nói chung và
ngành điện nói riêng. Đơn cử như trận lụt thế kỷ xảy ra tại các tỉnh miền trung
vào những tháng cuối năm 1999: một số trạm biến áp và đường dây 110 KV bị

15


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


ngập trong nước nhiều ngày liền, không thể vận hành được, nhiều phụ tải trên
lưới điện phân phối bị sa thải do mạng lưới điện áp bị hư hỏng, ảnh hưởng nhất
định đến sản lượng truyền tải điện; sự cố sạt lở móng trụ vị trí 371 đường dây
110 KV Huế - Đà Nẵng có nguy cơ gây sự cố lớn cho hệ thống,… theo số liệu
thống kê của cơ quan chức năng trong ngành thì những tổn thất của ngành do
đợt thiên tai gây ra với 01 người chết, thiệt hại về tài sản khoảng gần 30 tỷ
đồng trong tổng số thiệt hại 3.300 tỷ đồng; có 55 vị trí cột điện, đường dây tải
điện 110- 220 KV, 24 cột đường dây 500 KV Bắc Nam có nguy cơ bị đổ do xói
lở trụ và kè móng; 124,5 km đường dây cao, hạ thế và 61 trạm biến áp, dung
lượng 22,380 kVA bị hư hỏng. Đặc biệt là toàn bộ nhà máy thuỷ điện An Điểm
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị phá huỷ hoàn toàn.
1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan
a/ Công nghệ trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị trong hệ thống truyền tải
và phân phối điện năng.
Sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ: hệ thống điện chắp vá, tận dụng, chưa đồng
bộ, chưa hoàn chỉnh, sự cọc cạch trong hệ thống như với đủ mọi dây dẫn tận
dụng khác nhau,…Các bộ phận của hệ thống điện, với cùng thời gian sẽ bị lão
hoá. Thêm vào đó sự phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ kéo theo
sự tiên tiến, hiện đại hoá các thiết bị, máy móc trong mọi lĩnh vực, kích thích
tiêu dùng năng lượng nhiều hơn. Vì vậy, nếu không quản lý, bảo dưỡng, giám
sát đổi mới công nghệ truyền tải sẽ dẫn đến tổn thất lớn. Những máy biến áp
của thế hệ cũ không đáp ứng được nhu cầu tải điện trong giai đoạn hiện nay,
xuất hiện tình trạng máy bị quá tải hoặc non tải, dây dẫn không có tiết diện đủ
lớn để truyền tải dẫn đến tình trạng quá tải đường dây, công tơ cũ, lạc hậu,
không hiển thị rõ chỉ số, cấu tạo đơn giản làm cho người sử dụng dễ lấy cắp
điện. Trong ngành điện, sự đổi mới kỹ thuật không đồng bộ cũng sẽ dẫn đến
tổn thất điện năng. Ví dụ như hiện nay, ngành điện đang cải tạo, đổi mới lưới
điện để khắc phục tình trạng quá tải. Ngành điện đã thay các trạm biến áp có

16



LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

cấp điện áp 35 KV, 15 KV bằng các máy biến áp có cấp điện áp 22 KV nhưng
đường dây và các trạm phân phối không được cải tạo đồng bộ dẫn đến tình
trạng không khai thác được cuộn 22 KV mà các cuộn 35, 15, 10, 6 KV vẫn bị
quá tải. Như vậy, lượng tổn thất vẫn bị tăng do chạy máy không tải và do một
số trạm quá tải.
Tất cả những nhân tố trên đều dẫn đến tổn thất điện năng. Muốn giảm
được lượng điện tổn thất này thì phải cải tiến kỹ thuật công nghệ truyền tải
nhưng phải cải tiến đồng bộ.
b/ Tổ chức sản xuất kinh doanh
Để quản lý tốt sản phẩm của mình, giảm lượng điện hao hụt trong quá trình phân phối
và truyền tải điện năng, người lao động đóng vai trò không nhỏ, các công nhân, kỹ
sư,…phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Phải thông thạo về kỹ thuật,
kinh tế, nghiệp vụ về điện để tuyên truyền, hướng dẫn cho khách hàng trong quá trình
mua hàng và phương pháp sử dụng, nhất là an toàn điện, tránh xảy ra những tổn thất
không đáng có. Phải thông thạo trong việc sử dụng, kiểm tra các thiết bị điện thuộc
phạm vi mình quản lý. Khi có sự cố xảy ra: chập, cháy, nổ,…thì những cán bộ công
nhân ngành điện phải được đào tạo chính quy và có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ tối
thiểu. Trình độ cán bộ, công nhân ngày càng cao thì xử lý các tình huống càng kịp thời,
chính xác. Bên cạnh đó, việc bố trí đúng người, đúng việc trong ngành điện rất quan
trọng, một mặt giúp họ phát huy hết khả năng của mình, mặt khác đảm bảo được an
toàn, bởi ngành điện là ngành có yêu cầu cao về kỹ thuật. Được bố trí công việc phù
hợp giúp cho cán bộ, công nhân say mê, sáng tạo, tránh được các hành vi tiêu cực do
chán nản gây ra: làm việc thiếu nhiệt tình, không tận tuỵ hết lòng vì công việc, khi có
sự cố xảy ra, xử lý chậm chạp, không đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, gây thiệt hại
lớn; nhân viên ghi công tơ không đều đặn theo lịch hàng tháng, ghi sai chỉ số, ghi chỉ
số khống,…; hiện tượng cán bộ công nhân viên ngành điện móc ngoặc với các hộ sử

dụng điện, ghi sai chỉ số công tơ, thu tiền không đúng kì hạn, tính sai giá điện, làm hợp
đồng không đúng với thực tế sử dụng,…

17


×