Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Sử dụng thiết bị tự động DAS để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, áp dụng cho lưới điện phân phối TP nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 87 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................7
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: .............................................................................................................11
HIỆN TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN LỰC THÀNH
PHỐ NAM ĐỊNH .....................................................................................................11
1.1. Tổng quan chung về kinh tế xã hội Thành phố Nam Định ................................11
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội ...............................................................11
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................13
1.2. Hiện trạng hệ thống điện của thành phố Nam Định và tình hình cấp điện ........17
1.2.1. Nguồn cấp điện ...............................................................................................17
1.2.2. Tình hình sử dụng thiết bị đóng cắt ................................................................20
1.2.3. Tình hình sử dụng điện hiện tại.......................................................................20
1.2.4. Tình hình sự cố và qui trình phân vùng sự cố hiện tại đang hoạt động ..........21
1.2.5. Sự cần thiết phải nâng cấp, hiện đại hoá lƣới điện .........................................24
1.3. Các giải pháp phân đoạn tăng cƣờng độ tin cậy đang đƣợc sử dụng trong .......26
lƣới phân phối trung áp .............................................................................................26
1.3.1. Lƣới phân phối không phân đoạn ...................................................................28
1.3.2. Lƣới phân phối phân đoạn ..............................................................................29
1.3.3. Độ tin cậy lƣới phân phối kín vận hành hở .....................................................31
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG PHÂN PHỐI ĐIỆN DAS ....33
2.1. Mô hình và nguyên lý làm việc của hệ thống tự động phân phối (DAS) ..........33
2.2. Hệ thống tự động phân phối cho các đƣờng dây trên không .............................35
2.2.1. Hệ thống các thiết bị và tính năng của DAS – Giai đoạn 1 ............................35
2.2.2. Hệ thống thiết bị và tính năng của DAS - Giai đoạn 2 ...................................43
2.2.3. Hệ thống thiết bị và tính năng của DAS - Giai đoạn 3 ...................................44


1


2.3. Hệ thống tự động phân phối áp dụng cho các đƣờng cáp ngầm ........................47
2.3.1. Cấu trúc hệ thống tự động phân phối ngầm ....................................................47
2.3.2. Phƣơng pháp phát hiện sự cố và xử lý sự cố...................................................48
2.3.3. Các thiết bị lắp tại trung tâm điều độ ..............................................................49
CHƢƠNG 3: .............................................................................................................50
SO SÁNH HỆ THỐNG DAS VỚI CÁC HỆ THỐNG .............................................50
VÀ THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG KHÁC ............................................................................50
3.1. Hiệu quả của DAS ..............................................................................................50
3.1.1. Trên phƣơng diện khoa học kỹ thuật ..............................................................50
3.1.2. Trên phƣơng diện kinh tế ................................................................................50
3.2. So sánh hệ thống DAS và các hệ thống, thiết bị tự động khác dây trên không .51
3.2.1. Phân vùng sự cố bằng hệ thống tự động khép vòng phối hợp các Recloser ...51
3.2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống tự động khép vòng ........................................51
3.2.2. Các phƣơng pháp tự động phân phối lƣới điện ngầm khác ............................59
3.3. So sánh các thiết bị của hệ thống DAS và các thiết bị cùng tính năng ..............62
3.3.1. Các thiết bị đóng cắt ........................................................................................62
3.3.2. Hệ thống thông tin – thông tin giữa TCR và RTU..........................................65
3.3.3. So sánh các hệ thống thông tin (thông tin giữa TCM-TCR) ...........................66
Chƣơng 4: ..................................................................................................................67
ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DAS CHO LƢỚI ĐIỆN ..............................67
PHÂN PHỐI TP NAM ĐỊNH...................................................................................67
4.1. Giới thiệu về lƣới điện phân phối TP Nam Định ...............................................67
4.2. Ứng dụng công nghệ DAS cho một số lộ đƣờng dây điển hình ........................67
4.2.1. Không phân đoạn ............................................................................................68
4.2.2. Phân đoạn dùng dao cách ly thông thƣờng .....................................................70
4.2.3. Phân đoạn dùng Recloser ................................................................................74
4.2.4. Phân đoạn sử dụng DAS .................................................................................78

4.3. Nhận xét .............................................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................87

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những vấn đề đƣợc trình bày trong luận văn này là nghiên
cứu của riêng cá nhân tôi, các kết quả tính toán trong luận văn là trung thực và chƣa
đƣợc công bố trong bất kỳ một tài liệu nào. Có tham khảo một số tài liệu và bài báo
của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã đƣợc xuất bản. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm nếu có sử dụng lại kết quả của ngƣời khác.
Tác giả

Nguyễn Hùng Vĩ

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- CB – Circuit Breaker: Máy cắt
- CN – TTCN: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

- CPU – Center Processing unit: Bộ xử lý trung tâm
- CD: Bàn điều khiển
- DAS – Distribution Automation Sytems: Hệ thống tự động phân phối
điện

- ĐDK: Đƣờng dây không

- DCL: Dao cách ly

- DS – Disconnecting Switch
- FCB – Feeder Circuit Breaker: Máy cắt
- FSI – Fault Detecting Indicator: Thiết bị chỉ thị phần sự cố
- FDR – Fault Detecting Relay: Rơ le phát hiện sự cố
- G - CRT: Màn hình đồ họa
- LBS – Load breaker switch: Cầu dao cắt tải
- LP – Laser printer: Máy in
- LPP: Lƣới phân phối

- RTU – Remote terminal unit: Thiết bị đầu cuối
- REC – Reccloser: Thiết bị tự động đóng lại
- RMU – Ring main Switchgear: Tủ cầu dao phụ tải
- RF – Feeder Recloser: Recloser nhánh
- RM – Mid Point Recloser: Recloser trung gian
- RT – Tie Recloser: Recloser phân đoạn
- SCADA – Supervisory control and data Acquition System: Hệ thống
thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát.

- SPS – Switch Power Supply: Cầu dao nguồn cấp
4


- TCM – Telecontrol of master: Máy chủ điều khiển từ xa
- TCR – Tlecontrol of Receiver: Bộ tiếp nhận tín hiệu điều khiển từ xa
- TRD – Transducer: Bộ biến đổi
- VCB – Vacuum Switch breaker: Máy cắt chân không
- VS – Vacuum Switch: Cầu dao phụ tải chân không


5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Lƣới hình tia ..............................................................................................28
Hình 2.1: Hệ thống tự động phân phối ......................................................................34
Hình 2.2: Hệ thống tự động phân phối cho đƣờng dây trên không ..........................36
Hình 2.3: Sơ đồ phát hiện phần bị sự cố (hình tia) ...................................................38
Hình 2.4: Sơ đồ phát hiện phần bị sự cố (mạch vòng) ..............................................41
Hình 2.5 (a): Sơ đồ thời gian phục hồi cho hệ thống hình tia ...................................42
Hình 2.5 (b): Sơ đồ thời gian phục hồi cho hệ thống mạch vòng .............................42
Hình 2.6: Cấu hình hệ thống của DAS giai đoạn 2 ...................................................44
Hình 2.7: Điều khiển và giám sát lƣới điện phân phối theo thời gian thực ..............46
Hình 2.8: Tự động phục hồi hệ thống phân phối ......................................................47
Hình 2.9: DAS cho lƣới phân phối ngầm..................................................................48
Hình 3.1: Mô tả hệ thống ..........................................................................................51
Hình 3.2: Sự cố tại đoạn CB đến RF .........................................................................53
Hình 3.3: Sự cố tại đoạn RF đến RM ........................................................................54
Hình 3.4: Sự cố từ đoạn RM đến RT ........................................................................56
Hình 3.5: Sự cố phía nguồn cung cấp .......................................................................57
Hình 4.1: Sơ đồ một sợi lộ 476 - E3.9 không sử dụng phân đoạn ............................68
Hình 4.2: Sơ đồ một sợi lộ 476 - E3.9 dùng DCL ....................................................70
Hình 4.3: Sơ đồ một sợi lộ 476 - E3.9 dùng Recloser ..............................................74
Hình 4.4: Sơ đồ một sợi lộ 476 - E3.9 phân đoạn bằng DAS ...................................78

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất .............................................................14

Bảng 1.2: Tổng hợp đơn vị đất ở ..............................................................................15
Bảng 1.3: Các thông số kỹ thuật của các trạm nguồn 110kV ...................................18
Bảng 1.4: Đƣờng dây trung thế hiện tại 2013 ...........................................................19
Bảng 1.5: Trạm biến áp hiện tại ................................................................................19
Bảng 1.6: Danh sách các lộ trung áp .........................................................................19
Bảng 1.7: Tình hình tiêu thụ điện năng TP Nam Định .............................................21
Bảng 1.8: Thống kê sự cố trên lƣới điện TP Nam Định ...........................................22
Bảng 3.1: Các phƣơng pháp tự động phân phối cho các hệ thống ngầm..................60
Bảng 3.2: Cầu dao khí SF6 (GS) và cầu dao chân không (VS) ................................62
Bảng 3.3: Các thiết bị đóng cắt 24kV đƣờng dây phân phối trên không ..................62
Bảng 3.4: Các thiết bị đóng cắt 24kV cho đƣờng cáp ngầm.....................................64
Bảng 3.5: So sánh đƣờng dây thông tin ....................................................................65
Bảng 3.6: So sánh các phƣơng pháp thông tin ..........................................................66
Bảng 4.1: Thống kê số lần sự cố lộ đƣờng dây 476 - E3.9 .......................................67
Điện lực TP Nam Định .............................................................................................67
Bảng 4.2: Bảng kết quả không phân đoạn ................................................................70
Bảng 4.3: Bảng kết quả phân đoạn bằng dao cách ly ...............................................73
Bảng 4.4: Bảng kết quả phân đoạn bằng Recloser ....................................................77
Bảng 4.5: Bảng kết quả phân đoạn bằng DAS ..........................................................81
Bảng 4.6: So sánh kết quả các giải pháp phân đoạn .................................................82
Bảng 4.7: So sánh chi phí đầu tƣ trong các giải pháp phân đoạn………………..83
Bảng 4.8: So sánh giá tiền do mất điện và chi phí đầu tƣ .........................................83
trong các giải pháp phân đoạn ...................................................................................83

7


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, vấn đề

đảm bảo chất lƣợng cung cấp điện có một vai trò hết sức quan trọng. Việc áp dụng
các thành tựu mới, nhất là công nghệ tự động hoá để nâng cao chất lƣợng quản lý
vận hành, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện, phát huy hiệu quả kinh tế, tiết kiệm lao
động là một yêu cầu rất bức thiết.
Đối với hệ thống điện ở nƣớc ta, việc nghiên cứu áp dụng công nghệ tự động
từ trƣớc đến nay thƣờng đƣợc quan tâm áp dụng cho các nhà máy điện công suất
lớn và lƣới điện truyền tải 220kV, 500kV... Tự động hoá lƣới điện phân phối hiện
nay sử dụng chủ yếu các rơle tự động đóng lặp lại (F79), tự động sa thải phụ tải
theo tần số (F81), tự động điều chỉnh điện áp (F90).
Đề tài này nhằm đi sâu nghiên cứu ứng dụng giải pháp tự động cô lập điểm
sự cố bằng công nghệ DAS (Distribution Automation System) áp dụng cho lƣới
phân phối trung áp Việt Nam, nhằm khắc phục tình trạng kéo dài thời gian mất điện
trên diện rộng của khách hàng do cách xử lý sự cố kiểu thủ công. Từng bƣớc nghiên
cứu đƣa vào chức năng tự động hoá cho từng phần tử, từng bộ phận rồi mở rộng dần
cho cả hệ thống.
2. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ở hầu hết các nƣớc có nền kinh tế phát triển, vấn đề chất lƣợng
điện năng không chỉ thể hiện ở các chỉ tiêu điện áp, tần số, suất sự cố... mà còn một
chỉ tiêu rất quan trọng đó là tổng số giờ mất điện bình quân của khách hàng trong
một năm. Đối với lƣới điện phân phối trung áp Việt Nam hiện nay, khi có sự cố
vĩnh cửu thì toàn bộ phụ tải trên tuyến sự cố sẽ bị mất điện sau khi máy cắt đầu
nguồn tự đóng lại không thành công. Nhiều phụ tải ngoài vùng sự cố sẽ bị ngừng
cung cấp điện một cách không cần thiết. Nếu trên tuyến có các dao cách ly (DCL)
phân đoạn, việc phân vùng sự cố sẽ đƣợc thực hiện thủ công làm kéo dài thời gian
mất điện của khách hàng.

8


Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu ứng dụng công nghệ DAS vào lƣới

điện phân phối trung áp là cô lập nhanh và chính xác điểm sự cố để cấp điện lại cho
các khu vực góp phần giảm thiểu thời gian và phạm vi mất điện của khách hàng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu khả năng áp dụng một số thành
tựu mới trong lĩnh vực bảo vệ rơle tự động hoá, lĩnh vực thông tin liên lạc để cải
thiện chất lƣợng vận hành lƣới điện phân phối trung áp Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu gồm các phần: tự động hoá phân vùng sự cố lƣới điện
trung áp 22 - 35 kV có dạng hình tia và mạch vòng kín vận hành hở. Đây là nội
dung nghiên cứu trọng tâm của đề tài.
4. Mục tiêu và nội dung của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu tính năng và những ƣu việt của công nghệ tự
động phân phối DAS. Đồng thời xem xét đến hiện trạng, phƣơng hƣớng phát triển
của lƣới điện phân phối trong tƣơng lai. Từ đó tính đến khả năng ứng dụng của
công nghệ này trên lƣới phân phối thành phố Nam Định nói riêng và tỉnh Nam Định
nói chung nhằm nâng cao chất lƣợng cung cấp điện.
Với mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu trên, luận văn sẽ bao gồm các nội
dung chính nhƣ sau:
- Hiện trạng và phƣơng hƣớng phát triển của lƣới điện phân phối thành phố
Nam Định.
- Một số vấn đề trong vận hành hệ thống tự động phân phối điện DAS.
- Nguyên lý làm việc của hệ thống DAS.
- Áp dụng DAS cho hệ thống cáp ngầm và đƣờng dây trên không.
- Phân tích, tính toán tính kỹ thuật khi áp dụng DAS cho một số lộ đƣờng
dây điển hình.
Để hoàn thành luận văn này, đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Đặng Quốc
Thống, ngƣời đã luôn chu đáo, tận tình và có những nhận xét góp ý, chỉ đạo kịp thời
về nội dung và tiến độ của luận văn.

9



Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét góp ý, tạo điều kiện thuận lợi
và sự giúp đỡ tận tình của Viện SĐH Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thầy
cô giáo của Bộ môn Hệ thống điện - Viện Điện - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà
Nội và bạn bè đồng nghiệp trong quá trình làm luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do thời gian và khả năng còn hạn chế, luận
văn còn có thiếu sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đánh giá, góp ý của
quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện luận văn này.

10


CHƢƠNG 1:
HIỆN TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN LỰC
THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
1.1. Tổng quan chung về kinh tế xã hội Thành phố Nam Định
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội
1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, văn hoá, giáo dục, khoa học,
kinh tế của tỉnh. Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định ở vĩ độ
19054’ đến 20040’ độ Vĩ Bắc, kinh độ 105055’ đến 1060 độ kinh Đông đƣợc giới
hạn bởi:
 Phía Đông Nam tiếp giáp với Nam Trực.
 Phía Tây Nam tiếp giáp Vụ Bản.
 Phía Tây Bắc tiếp giáp với Mỹ Lộc.
 Phía Bắc, Đông Bắc tiếp giáp với Vũ Thƣ tỉnh Thái Bình.
Thành phố Nam Định cách thủ đô Hà Nội 90km về phía Đông Nam. Cách
thành phố Hải Phòng 100km về phía Tây Nam. Giao thông qua thành phố Nam

Định tƣơng đối thuận tiện có đƣờng quốc lộ 10 từ Thái Bình đi Ninh Bình chạy qua
và đƣờng quốc lộ 21 nối thành phố với Quốc lộ 1A, ngoài ra còn có các tuyến quốc
lộ 21B đi các Trực Ninh, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trƣờng. Tỉnh lộ 55 đi Nghĩa
Hƣng, tỉnh lộ 38 đi Lý Nhân (Hà Nam). Thành phố Nam Định còn có tuyến đƣờng
sắt Bắc Nam chạy qua, ga Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến đƣờng
sắt thuận tiện cho hành khách đi trên các thành phố lớn trên cả nƣớc.
Diện tích: 46,4 km2.
Dân số: 543.035 ngƣời (2013).
Mật độ dân số: 5.947 ngƣời/km2.
Các đơn vị hành chính gồm 17 phƣờng và 5 xã ngoại thành:

11


Phƣờng: Trần Tế Xƣơng, Hạ Long, Ngô Quyền, Vị Xuyên, Vị Hoàng,
Nguyễn Du, Bà Triệu, Cửa Bắc, Trần Hƣng Đạo, Phan Đình Phùng, Năng Tĩnh,
Trần Đăng Ninh, Trƣờng Thi, Văn Miếu, Quang Trung, Lộc Hạ, Lộc Vƣợng.
Xã: Mỹ Xá, Lộc An, Lộc Hoà, Nam Phong, Nam Vân.
1.1.1.1.2. Địa hình và địa chất
Thành phố Nam Định hiện có diện tích 4640ha. Địa hình tƣơng đối bằng
phẳng, dọc theo đƣờng Mạc Thị Bƣởi, Vị Xuyên, Lê Hồng Phong là trung tâm
Thành phố. Các khu vực này đã đƣợc xây dựng ổn định và chi tiết khá hoàn chỉnh.
Các khu vực dọc theo quốc lộ 10 là các khu công nghiệp và khu đô thị, khu
tái định cƣ mới đƣợc xây dựng gần đây.
1.1.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định nằm trong vùng đồng bằng Bắc
Bộ chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa nhiệt đới ẩm. Hàng năm trong vùng có hai
mùa rõ rệt là mùa mƣa nóng ẩm, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 gió chủ đạo là
gió Nam và Đông Nam và mùa ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió chủ đạo
là gió Bắc và Đông Bắc, lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.700mm – 1800mm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,50 nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm là 390.
Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm là 150. Số giờ nắng trong năm:1.400 –
1.650 giờ.
Độ ẩm trung bình hàng năm 84%, là khu vực có độ ẩm cao. Mùa mƣa cũng
là mùa thƣờng có gió bão xuất hiện, một năm trung bình có 3 đến 4 cơn bão đổ bộ
vào Bắc Bộ ảnh hƣởng đến Nam Định.
1.1.1.1.4. Thủy văn
Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đào (Sông
Nam Định) nối từ sông Hồng và chảy qua giữa lòng thành phố là một trong những
nút giao thông quan trọng về đƣờng thuỷ cũng nhƣ có vị trí quan trọng trong việc
phát triển thành phố trong tƣơng lai, thƣờng về mùa mƣa dòng sông này chịu ảnh
hƣởng trực tiếp của mực nƣớc lũ sông Hồng.

12


Qua số liệu thuỷ văn thống kê từ năm 1904 đến năm 1986, mực nƣớc lớn
nhất sông Đào hàng năm về mùa mƣa thƣờng cao hơn mức 4,7 mét đến 5,3 mét.
Đặc biệt có những năm mực nƣớc dâng cao nhƣ năm 1945 là 5,7 mét, năm 1996 là
5,9 mét, năm 1986 là 6,15 mét.
Trung tâm thành phố còn có Hồ Vị Xuyên và Hồ Truyền Thống, tổng diện
tích các hồ khoảng 15 ha. Mực nƣớc max về mùa mƣa từ 3,5 đến 4,5 mét, sâu trung
bình 2 đến 2,4 mét. Cả hai hồ này bị ô nhiễm nặng nề do không có không có nƣớc
đối lƣu và có một số cống nƣớc thải chảy vào hai hồ này.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.1.2.1. Công nghiệp:
Trƣớc đây trên địa bàn thành phố Nam Định chỉ có nhà máy liên hợp Dệt,
trong chiến tranh nơi đây là một trong những mục tiêu tấn công của không quân
Hoa Kỳ. Tại nơi này quân ta đã bắn rơi nhiều máy bay và bắt sống nhiều phi công.
Vì thế Nam Định còn biết đến với cái tên “ Thành phố dệt anh hùng”.

Hiện nay, thành phố đƣợc biết đến nhƣ là một khu trung tâm phát triển chiến
lƣợc của ngành Dệt – may. Với trên hai mƣơi doanh nghiệp dệt may đang hoạt động
trên địa bàn có một số doanh nghiệp có tiềm lực lớn nhƣ: Công ty THHH dệt Nam
Định, công ty CP may Sông Hồng, Công ty CP may Nam Định, công ty THHH
Youngone (Hàn Quốc)… Ngoài ra hiện nay nhiều khu công nghiệp đã đƣợc quy
hoạch và đi vào hoạt động nhƣ khu công nghiệp Hoà Xá, khu công nghiệp Mỹ
Trung, cụm công nghiệp An Xá... Đó là những cơ sở tạo nhiều công ăn việc làm cho
đội ngũ lao động trong tỉnh. Sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng không nhỏ trong
cơ cấu kinh tế của thành phố.
Ngoài ra còn một số doanh nghiệp, xí nghiệp may nhỏ khác ở trong tình
trạng sản xuất cầm chừng, kém hiệu quả, vốn hạn hẹp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu
thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
1.1.2.2. Thương mại và dịch vụ:
Trong những năm gần đây ngành thƣơng mại và dịch vụ của thành phố phát
triển không ngừng, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đã góp phần

13


tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho thành phố và cho tỉnh. Đặc biệt
các hoạt động dịch vụ, nhất là hoạt động thƣơng mại đã góp phần thúc đẩy các
ngành kinh tế, cung ứng dịch vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân trong thành phố
theo xu hƣớng ngày càng tăng và thuận tiện.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển chung, những năm vừa qua đã xuất hiện nhiều
ngành nghề, cửa hàng kinh doanh theo hình thức tự chọn cả của doanh nghiệp nhà
nƣớc và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thành phố Nam Định là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hoá nhƣ khu
văn hoá di tích lịch sử Đền Trần thờ các vua đời Trần, khu văn hoá di tích lịch sử
Tức Mạc xƣa là phủ Thiên Trƣờng là quê hƣơng các vua Trần và danh nhân Hƣng
Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn.

1.1.2.3. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015
1.1.2.3.1. Một số nét về quy hoạch phát triển đô thị thành phố Nam Định
a) Quy hoạch không gian phát triển kinh tế xã hội
 Vài nét về tổng quan:
Thành phố Nam Định tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh nhƣ tỉnh Uỷ,
Uỷ ban nhân dân Tỉnh, tập trung các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nƣớc.
 Các chỉ tiêu chính đạt đƣợc:
Bảng 1.1: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất
STT

Danh mục sử dụng đất

A
A1
1
2
3
4
5
A2
1
2
B

Đất các khu dân dụng
Đất khu dân dụng
Đất đơn vị ở
Đất công trình công cộng (y tế, giáo dục, văn hoá...)
Đất cây xanh – thể dục thể thao
Đất giao thông – quảng trƣờng – bãi đỗ xe

Đất trồng trọt
Đất dân dụng khác
Đất cơ quan không thuộc quản lý hành chính thành phố
Đất các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học CN
Đất ngoài dân dụng

14

Diện tích đất
(ha)
4,231.68
3,308.32
1,285.28
283.04
245.92
190.24
1,396.64
923.36
477.92
306.24
408.32

Tỉ lệ(%)
91.2
71.3
27.70
6.10
5.30
4.10
30.10

19.9
10.30
6.60
8.8


1
2
3
4
C

Đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Đất di tích lịch sử văn hoá
Đất an ninh quốc phòng
Đất các công trình và đầu mối hạ tầng kỹ thuật
Tổng diện tích đất tự nhiên

88.16
60.32
64.96
194.88
4,640.00

1.90
1.30
1.40
4.20
100


Bảng 1.2: Tổng hợp đơn vị đất ở
Loại đất

STT

Diện tích (ha)

Tỉ lệ(%)

1

Đất khu phố cũ

637.50

49.6

2

Đất làng nghề truyền thống

84.83

6.60

3

Đất ở cải tạo và xây dựng mới theo quy hoạch

260.01


20.23

4

Đất ở ngoài đê

68.38

5.32

5

Đất công trình công cộng

77.12

6.00

6

Đất nhà trẻ, trƣờng học

101.54

7.9

7

Đất cây xanh


23.14

1.80

8

Đất đƣờng nhánh

33.29

2.59

1,285.28

100.0

Tổng cộng

Các khu trung tâm: Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân thành
phố, Trung tâm Chính trị Trƣờng Chinh và đƣợc phân thành 3 khu với tổng diện
tích 18 ha.
b) Phát triển hệ thống giao thông
Các chỉ tiêu phát triển:
Mạng giao thông trên địa bàn thành phố đƣợc nghiên cứu, quy hoạch trên cơ
sở thống nhất với mạng lƣới giao thông của cả tỉnh, đã đƣợc xác định tại quy hoạch
chung của cả tỉnh Nam Định.
Việc quy hoạch phát triển mạng lƣới giao thông của thành phố phải tuân thủ
các yêu cầu của khu vực, đồng thời phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu trƣớc mắt và lâu
dài.

c) Phát triển hệ thống cấp nƣớc
Phát triển hệ thống cấp nƣớc đảm bảo cho nhu cầu hiện tại và đáp ứng đƣợc
sự phát triển trong tƣơng lai.

15


Hệ thống cấp nƣớc phải từng bƣớc hiện đại hóa, công nghệ tiên tiến đảm bảo
chất lƣợng, tiết kiệm và thoả mãn đƣợc nhu cầu đa dạng của ngƣời dân. Hình thành
các tổ chức kinh doanh và quản lý nƣớc có đủ năng lực, huy động mọi thành phần
kinh tế tham gia phát triển ngành nƣớc. Cải tạo, nâng cấp xây mới hệ thống hiện có,
đảm bảo chất lƣợng cấp nƣớc.
Đảm bảo tất cả ngƣời dân đƣợc cấp nƣớc sạch với bình quân đầu ngƣời vào
năm 2011 là 20 lít/ngƣời/ ngày.
Tăng cƣờng công tác quản lý sao cho giảm tỉ lệ thất thoát nƣớc kỹ thuật
xuống còn 14% đến 19%, giảm tỉ lệ thất thu tài chính xuống dƣới 10%.
d) Phát triển hệ thống thông tin liên lạc
Hiện nay, ngành bƣu chính viễn thông phát triển không ngừng, đó là do sự
cạnh tranh giữa các tập đoàn bƣu chính viễn thông làm gia tăng số lƣợng, chất
lƣợng đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trên địa bàn
thành phố.
e) Phát triển nhà ở và các khu đô thị mới
Trên địa bàn thành phố ngoài những khu phố cũ đã hình thành nhiều khu dân
cƣ, đô thị mới. Đƣợc xây dựng trên cơ sở quy hoạch chi tiết hoàn chỉnh nhƣ:
Khu đô thị Hoà Vƣợng, Khu đô thị Hoà Xá, trung tâm thƣơng mại Nam
Đồng bằng Sông Hồng ...
1.1.2.3.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
a) Các quan điểm chủ đạo phát triển kinh tế xã hội
Chủ động kết hợp hài hoà trong quản lý xây dựng đô thị, phát triển kinh tế xã
hội thành phố phù hợp với định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của

tỉnh.
Phát huy mọi tiềm năng sẵn có và lợi thế của thành phố, khai thác và kết hợp
có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn, thúc đẩy sự hợp tác và liên kết cao với các
địa phƣơng khác trong và ngoài tỉnh, cùng tham gia tích cực vào quá trình hội nhập
kinh tế.

16


Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và đô thị
hoá, với phƣơng châm phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giải quyết
các vấn đề xã hội, giữ gìn văn hoá truyền thống của con ngƣời Việt Nam. Tăng
cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật
tự đô thị, không ngừng nâng cao vật chất tinh thần của nhân dân và xã hội.
Dựa trên các quan điểm chỉ đạo trên, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội
thành phố đƣợc dự báo trên hai phƣơng án:
• Phƣơng án 1: là phƣơng án khả thi, đƣợc chọn với mục tiêu ổn định, phát
triển kinh tế, từng bƣớc nâng cao vai trò, vị trí của thành phố trong tổng thể nền
kinh tế của tỉnh. Thành phố có những chủ trƣơng chính sách phát triển kinh tế đảm
bảo phát huy các nguồn lực, tiềm năng thế mạnh, lợi thế so sánh của địa phƣơng với
việc khai thác triệt để và hiệu quả các nguồn lực kinh tế trung ƣơng, thành phố trên
địa bàn, đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững theo mục tiêu phát triển chung của
tỉnh.
• Phƣơng án 2: có tính tới sự phát triển kinh tế ở nhịp độ tƣơng đối cao trên
địa bàn toàn thành phố, tình hình kinh tế khu vực, có sự phát triển tích cực, sự kết
hợp hài hoà giữa thành phố với các địa phƣơng khác có hiệu quả, đầu tƣ nƣớc ngoài
vào thành phố tăng mạnh.
1.2. Hiện trạng hệ thống điện của thành phố Nam Định và tình hình cấp điện
1.2.1. Nguồn cấp điện
1.2.1.1. Hiện trạng nguồn cấp điện

a) Nguồn trạm 110kV và trạm trung gian
Lƣới điện thành phố Nam Định nằm trong hệ thống lƣới điện tỉnh Nam Định,
đƣợc cung cấp từ hệ thống điện miền Bắc. Các phụ tải tiêu thụ điện của thành phố
đƣợc nhận từ các trạm 110kV sau:
- Trạm biến áp 110kV Phi Trƣờng (E3.4) gồm 2 máy biến áp có công suất
2x25MVA, có các cấp điện áp 110/35/22kV.
 Cấp 35 kV: Cung cấp cho thành phố Nam Định gồm xuất tuyến: 374-E3.4.
 Cấp 22kV: Cung cấp cho thành phố Nam Định gồm các xuất tuyến: 472E3.4, 476-E3.4, 477-E3.4, 478-E3.4.
17


- Trạm biến áp 110 kV Khu Tám (E3.7) có 1 máy biến áp công suất 25MVA.
Trạm có cấp điện áp 110/22 kV.
- Trạm Khu Tám cung cấp điện cho thành phố Nam Định bằng các xuất
tuyến 471-E3.7, 472-E3.7, 475-E3.7, 476-E3.7 từ thanh góp 22 kV của trạm.
- Trạm biến áp 110 kV Mỹ Xá (E3.9) có 1 máy biến áp công suất 40MVA
với cấp điện áp 110/22 kV.
- Trạm Mỹ Xá cấp điện cho thành phố Nam Định bằng các xuất tuyến: 473E3.9, 474-E3.9, 476-E3.9, 477-E3.9.
- Trạm biến áp 110 kV Trình Xuyên (E3.1) có 2 máy biến áp công suất
1x25+1x40MVA. Trạm có cấp điện áp 110/22 kV.
- Trạm E3.1 cấp điện cho thành phố Nam Định bằng xuất tuyến: 476-E3.1.
b) Đƣờng dây cấp điện cho trạm
Trạm Mỹ Xá E3.9 đƣợc cấp điện từ 2 trạm 220kV: E3.7 (qua hai lộ 174 và
175).
Trạm E3.7 đƣợc cấp tại thanh cái 110kV C11 và C12 của trạm qua 2 MBA
AT1 và AT2.
Trạm E3.4 đƣợc cấp điện từ trạm 220kV: E3.7 (lộ 174).
Trạm E3.1 đƣợc cấp điện từ trạm 220kV Ninh Bình qua 2 lộ 171 và 175.
1.2.1.2 Thông số trạm nguồn
Thông số kỹ thuật và mang tải của các trạm 110kV cấp điện cho Thành phố

Nam Định cho trong bảng sau:
Bảng 1.3: Các thông số kỹ thuật của các trạm nguồn 110kV
Tên trạm
Phi trƣờng (E3.4)
Khu tám (E3.7)
Trình Xuyên
Mỹ Xá

Công suất (MVA)

Điện áp (kV)

T1:25

115/35/22

T2:25

115/35/22

T3:25

115/22

T1:40

115/22

T1:40


115/22

18

Tổng CS (MVA)
50
25
40
40


1.2.1.3. Hiện trạng lưới điện trung thế
Hệ thống lƣới điện Thành phố Nam Định bao gồm các cấp điện áp 35, 22kV.
Bảng 1.4: Đƣờng dây trung thế hiện tại 2013

TT

ĐL

Đƣờng dây trung thế (km)
35kV
22kV

T/C
Công cộng
Khách hàng

Tổng cộng

ĐDK


Cáp
ngầm

ĐDK

Cáp
ngầm

ĐDK

Cáp
ngầm

7.98
2.90

0.32
3.6

80.61
11.45

23.76
8.55

88.49
14.45

31.98

12.15

Bảng 1.5: Trạm biến áp hiện tại
Stt

Loại trạm

Số trạm

Số máy

∑Sđm (kVA)

15
8

4110
2010

330
216

104260
93260

Trạm 35/0,4

1
Của ngành điện
Của khách hàng


15
8
Trạm 22/0,4

2
Của ngành điện
Của khách hàng

330
216

Bảng 1.6: Danh sách các lộ trung áp
STT

Tên lộ

Khu vực cấp điện

1

374 - E3.4

Đƣờng Thanh Niên

2

471 - E3.7

Ô 17, Đƣờng Cù Chính Lan, Đƣờng Thanh Niên


3

473 - E3.7

Lộc Hạ, Hàn Thuyên, Sân vận động, Ô 18

4

475 - E3.7

5

477 - E3.7

6

471 - E3.9

Thƣợng Lỗi, Hàn Thuyên, Mạc Thị Bƣởi, Bờ Hồ, Ng.Trãi
Vĩnh Mạc, Đƣờng 38, Quang Trung,Trần Hƣng Đạo, Hàng Cau, Bến
Ngự
Giải Phóng, Văn Miếu, Ngã Sáu, Trần Đăng Ninh

7

473 - E3.9

Văn Miếu, Nguyễn Văn Trỗi, Hàng Thao


8

476 - E3.9

Trần Nhân Tông, Kênh Gia, Đò Quan, Nam Vân, Nam Phong

9

477 - E3.9

Đƣờng 10, Mỹ Xá, Mỹ Trọng

10

479 - E3.9

Khu công nghiệp Hoà Xá

11

476 - E3.1

Cụm Công nghiệp An Xá, Khu công nghiệp Hoà Xá

12

472 - E3.4

13


476 - E3.4

14

477 - E3.4

Trần Đăng Ninh, Hoàng Hoa Thám, Chợ Rồng
Trần Đăng Ninh, Đê Rặng Xoan, Đƣờng Thanh Niên, Hồ Truyền
Thống
Cổng Hậu, Bến Xe, Đƣờng 21, Đƣờng 10

19


Nhận xét: Các tuyến đƣờng dây trên không đặc biệt là những tuyến trong
khu vực nội thành hiện vẫn tồn tại tình trạng hành lang tuyến bị vi phạm, ảnh hƣởng
rất nhạy cảm khi thời tiết thay đổi, thƣờng xuyên xảy ra sự cố trong mùa mƣa bão.
Các tuyến cáp ngầm đang vận hành chất lƣợng không đồng đều, những tuyến mới
đƣợc cải tạo xây dựng mới từ năm 1993 đến nay là đảm bảo đƣợc các yêu cầu kỹ
thuật và khả năng cung cấp điện. Đại đa số các tuyến xây dựng trƣớc đây đều đã
xuống cấp, không đảm bảo chất lƣợng (cách điện kém, tiết diện nhỏ...) nên mỗi khi
bị sự cố thời gian mất điện thƣờng bị kéo dài.
1.2.2. Tình hình sử dụng thiết bị đóng cắt
Đối với lƣới phân phối 22kV, 35kV thiết bị đóng cắt chủ yếu đƣợc sử dụng
là dao cắt tải (LBS), tại nhiều trạm biến áp phân phối 22kV có lắp đặt thiết bị mở
vòng chính (Ring main Unit- RMU).
Ngoài ra, tại một số vị trí trên lƣới điện phân phối có sử dụng một số thiết bị
đóng cắt khác nhƣ: Reclosed, cầu chì tự rơi...
Nhận xét:
Trong những năm gần đây lƣới điện phân phối trên địa bàn TP Nam Định

đƣợc xây dựng và phát triển với tốc độ cao, phù hợp với nhu cầu tăng trƣởng phụ
tải. Lƣới điện phân phối TP Nam Định đã cải thiện đáng kể tình trạng vận hành,
giảm tổn thất điện năng. Tuy nhiên, cân đối với khả năng về vốn đầu tƣ hàng năm
và trên cơ sở lập kế hoạch cấp điện để đảm bảo duy trì cấp điện cho khách hàng với
thời gian cắt điện ít nhất, quá trình chuyển đổi về 1 cấp điện áp phân phối chuẩn
22kV cũng cần đƣợc thực hiện trong thời gian dài.
1.2.3. Tình hình sử dụng điện hiện tại
Theo số liệu thống kê, điện năng thƣơng phẩm trên địa bàn TP Nam Định
năm sau đều cao hơn năm trƣớc. Các mức tăng này tập trung vào chủ yếu ở các
thành phần ánh sáng sinh hoạt, công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ. Quy luật này
phù hợp với cơ chế thị trƣờng và chính sách đổi mới của nền kinh tế của tỉnh Nam
Định nói chung và Thành phố nói riêng.

20


Bảng 1.7: Tình hình tiêu thụ điện năng TP Nam Định
Năm

Đầu nguồn
(kWh)

Điện thƣơng phẩm
(kWh)

Tỷ lệ TT (%)

2014
2013
2012

2011
2010

462,213,338
388,251,354
363,468,816
332,183,247
309,386,899

438,303,916
366,167,948
342,724,587
312,850,741
293,922,725

5.17
5.69
5.71
5.82
5.00

1.2.4. Tình hình sự cố và qui trình phân vùng sự cố hiện tại đang hoạt động
1.2.4.1. Tình hình sự cố
Qua các số liệu báo cáo, tình trạng sự cố còn xảy ra khá nhiều trong toàn hệ
thống và còn có xu hƣớng gia tăng qua các năm nhất là sự cố về lƣới. Các vụ sự cố
trên chủ yếu là sự cố thoáng qua và tự động đóng lại tốt, trong các đƣờng dây bị sự
cố có những đƣờng dây liên quan đến nhiều các đơn vị khác nhau nên quá trình điều
tra và phân tích sự cố gặp nhiều khó khăn.
Trong các vụ sự cố vĩnh cửu chủ yếu xảy ra do các điều kiện khách quan
(chủ yếu là tài sản khách hàng) nhƣ: thời tiết diễn biến bất thƣờng, hay xảy ra mƣa

giông, nắng nóng, chất lƣợng thiết bị không ổn định. Mặt khác địa bàn TP Nam
Định đang trong cao điểm thực hiện giải phóng mặt bằng, các đƣờng dây trung thế
đều đang đi qua các dự án đang san lấp mặt bằng ảnh hƣởng không nhỏ đến vận
hành các đƣờng dây: Cao trình bị giảm thấp, xe chở đất san lấp mặt bằng thƣờng
xuyên quệt vào đƣờng dây gây sự cố thoáng qua và vĩnh cửu, các đƣờng dây và
thiết bị lƣới điện bị bám bụi bẩn ảnh hƣởng đến cách điện của lƣới điện. Đặc biệt
các tuyến cấp ngầm đi qua các khu giải phóng mặt bằng thƣờng xuyên bị các đơn vị
thi công cuốc vào cáp ngầm mặc dù đã đƣợc thông báo an toàn và treo biển cảnh
giới. Các nguyên nhân chủ yếu gây sự cố:
- Với đƣờng dây trên không phần lớn là do vỡ sứ - chiếm khoảng 55-60%.
Trƣờng hợp sự cố dẫn đến đứt dây, đứt lèo chiếm đến: 40% tổng số sự cố.

21


- Với cáp ngầm nguyên nhân chính là do hỏng cáp, các đơn vị thi công đào
vào cáp: chiếm 74,5%.
Số liệu thống kê sự cố lƣới điện TP Nam Định các năm gần đây đƣợc trình
bày trong các bảng 1.8:
Bảng 1.8: Thống kê sự cố trên lƣới điện TP Nam Định
Dạng sự cố

2010

2011

2012

2013


2014

Thoáng qua
29
28
20
Vĩnh cửu
227
218
197
MBA
15
13
8
1.2.4.2. Qui trình phân vùng sự cố hiện tại

20
231
7

52
115
5

a) Nguyên tắc chung
- Khi có sự cố xảy ra phải nhanh chóng phân đoạn, tách điểm sự cố, ngăn
ngừa sự cố phát triển, tìm mọi biện pháp khắc phục với thời gian ngắn nhất, nhằm
khôi phục lƣới điện nhanh nhất phục vụ khách hàng và đảm bảo sự làm việc chắc
chắn, an toàn, ổn định của lƣới điện.
- Trong Công ty Điện lực Nam Định, điều độ B3 là nơi chỉ huy, điều hành xử

lý sự cố bất thƣờng cao nhất trên hệ thống lƣới điện cao áp và trung áp. Điều độ các
Điện lực là nơi thừa hành mọi mệnh lệnh của B3 về xử lý sự cố lƣới trung áp và là
nơi chỉ huy cao nhất mọi sự cố bất thƣờng trên lƣới hạ áp.
- Các đơn vị chịu trách nhiệm về chất lƣợng xử lý sự cố của mình trên lƣới
trung và hạ áp, không thể để một điểm sự cố phải sửa chữa nhiều lần.
b) Xử lý sự cố:
- Khi máy cắt đƣờng dây nhảy, trực trạm báo với trƣởng ca điều độ biết và
trƣởng ca điều độ phải biết các thông tin nhƣ: bảo vệ Rơle nào tác động, tín hiệu
nào báo, dòng cắt ngắn mạch nếu đo đƣợc có giá trị bao nhiêu; đƣờng dây có còn
điện hay không, máy cắt nhảy bao nhiêu lần, tình trạng dầu máy cắt, áp lực khí máy
cắt, các thông tin từ khách hàng, thời tiết địa phƣơng, áptômat hạ thế nhảy do quá
tải hay do chạm chập...
- Sau khi máy cắt nhảy 5 phút mới đƣợc đóng lại, nếu xấu phải phân đoạn xử
lý sự cố. Trong một ca không đƣợc đóng điện quá hai lần. Không đƣợc đóng điện
22


lại đƣờng dây nếu máy cắt nhảy trong khi có gió cấp 6 trở lên, có hỏa hoạn ở vùng
đƣờng dây đi qua, hoặc có khách hàng báo có đứt dây.
- Đối với những đƣờng dây bị sự cố thoáng qua thì sau khi đóng lại tốt, điều
độ viên B3 căn cứ vào tình hình cụ thể giao Điện lực kiểm tra bằng mắt toàn tuyến.
- Đối với máy cắt đƣờng dây nhảy không tín hiệu, nhảy vƣợt cấp, tín hiệu
báo sai B3 phải giao phân xƣởng thí nghiệm kiểm tra sửa chữa.
- Đối với những đƣờng dây bị sự cố vĩnh cửu (ngắn mạch nhiều pha hay
chạm đất) phải tiến hành phân đoạn, khoanh vùng, tách điểm sự cố, nhanh chóng
cấp điện lại cho khách hàng.
+ Khi phân đoạn phải dựa vào tín hiệu của Rơle bảo vệ, dòng cắt ngắn mạch
(nếu đo đƣợc) khi máy cắt nhảy hoặc chất lƣợng từng đoạn đƣờng dây để chọn
điểm phân đoạn hợp lý.
+ Đối với đƣờng dây không đi qua khu vực dân cƣ đông đúc phải tiến hành

kiểm tra sơ bộ bằng mắt từ đầu nguồn đến điểm phân đoạn không phát hiện gì mới
đƣợc đóng điện vào đƣờng dây.
+ Đối với đƣờng dây dài đi qua đồng ruộng, ao hồ, khu vực không có dân cƣ
cho phép đến thẳng điểm phân đoạn tách đƣờng dây không và đóng điện kiểm tra
đƣờng dây.
+ Đối với đƣờng cáp ngầm, phân đoạn tại các trạm điểm nút. Phải kiểm tra
cách điện bằng Mêgaôm tách đoạn cáp xấu mới đóng điện vào đƣờng dây.
+ Sau khi tách phần (điểm) sự cố, có thể dùng nguồn khác cấp điện lại cho
phụ tải đang mất điện nhƣng phải xem xét công suất lúc cao điểm, tránh quá tải. Sau
khi sửa chữa xong phải đƣa về phƣơng thức cơ bản vào giờ thấp điểm.
Nhận xét:
Hiện nay, trên địa bàn TP Nam Định sự cố xảy ra tƣơng đối nhiều. Tuy vậy,
việc phát hiện và phân đoạn sự cố còn gặp nhiều khó khăn, mang tính thủ công. Do
đó, thời gian khôi phục cung cấp điện lớn, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ, ảnh
hƣởng không tốt đến chất lƣợng cung cấp điện. Vì vậy, để ngày càng đáp ứng tốt

23


hơn yêu cầu của khách hàng và phù hợp với xu hƣớng phát triển chung của lƣới
điện thì cần có giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này.
1.2.5. Sự cần thiết phải nâng cấp, hiện đại hoá lưới điện
1.2.5.1. Sự cần thiết thực hiện nâng cấp, hiện đại hoá lưới điện
Nhƣ các phần trên đã trình bày, lƣới phân phối trung thế TP Nam Định đang
đƣợc vận hành với 2 cấp điện áp khác nhau, kết cấu lƣới đan xen giữa cáp ngầm và
đƣờng dây nổi gây khó khăn cho việc quản lý vận hành.
Thiết bị đóng cắt phần lớn là cầu dao phụ tải hoặc tủ cầu dao phụ tải RMU.
Đây là những thiết bị thao tác đóng cắt bằng tay, khả năng xử lý cấp điện khi sự cố
hoàn toàn phụ thuộc vào ngƣời vận hành dẫn đến thời gian xử lý sự cố kéo dài chƣa
đáp ứng đƣợc các chỉ tiêu về tổn thất của Công ty giao. Ngoài ra còn gây ra các

thiệt hại khác về chính trị và xã hội, thiệt hại về kinh tế. Đây là một hạn chế của
lƣới điện TP Nam Định cần đƣợc khắc phục trong thời gian gần nhất.
Sự tăng trƣởng của mức sống cũng nhƣ sự phát triển của sản xuất đòi hỏi độ
tin cậy cung cấp điện ngày càng cao của lƣới điện. Để nâng cao chất lƣợng phục vụ,
cấp điện ổn định với độ tin cậy cao, để phục vụ hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội
của nhân dân và đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của nhân dân đang
là đòi hỏi rất khắt khe đối với chi nhánh điện TP Nam Định. Phƣơng pháp đáp ứng
hiệu quả nhất là áp dụng các tiến bộ khoa học để cải tiến cấu trúc và vận hành lƣới
điện.
Ngày nay, có nhiều biện pháp để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm
thiểu thời gian mất điện sự cố nhƣ nâng cao chất lƣợng quy hoạch, phát triển hợp lý
mô hình, kết cấu của các phần tử mạng phân phối, cải tiến công nghệ… Hệ thống
DAS - Distribution Automation System, là một giải pháp công nghệ hợp lý và có
hiệu quả của mạng phân phối ở khu vực đô thị phát triển cần nghiên cứu áp dụng.
DAS cho phép ngƣời vận hành có thể quản lý và điều khiển hệ thống phân phối
bằng máy tính lắp đặt tại trung tâm điều độ. Cụ thể nhƣ sau:
1- Toàn bộ lƣới điện đƣợc hiển thị trên màn hình theo bản đồ địa lý, các
thông tin chi tiết về thiết bị lƣới điện đƣợc quản lý và theo dõi liên tục.

24


2 - Giám sát và điều khiển lƣới điện trên máy tính theo thời gian thực. Có thể
đo các thông số dòng điện và điện áp của lƣới điện tại các điểm nút. Điều khiển
đóng cắt thiết bị.
3 - Tự động phân vùng và xử lý sự cố.
4 - Mô phỏng hệ thống điện.
5 - Quản lý cơ sở dữ liệu của hệ thống điện.
1.2.5.2. Phương hướng phát triển lưới điện TP Nam Định
- Từng bƣớc ngầm hoá, cải tạo sang lƣới 22kV nhằm hạn chế những khó

khăn trong công tác quản lý vận hành, đặc biệt khi xảy ra sự cố.
- Tăng cƣờng củng cố, đại tu và bảo dƣỡng các thiết bị điện để kiện toàn lƣới
trung, hạ thế.
- Tái cấu trúc lại hệ thống các thiết bị sẵn có trên lƣới nhằm phát huy hết tối
ƣu khả năng trên điều kiện hiện có.
- Đẩy nhanh việc xây dựng mới các trạm biến áp hạ thế để san tải, giảm bán
kính cấp điện cho các trạm hiện có.
- Tiến hành lắp đặt tụ bù hạ thế mà trƣớc hết trong năm 2013 sẽ là các trạm
xây công cộng.
- Từng bƣớc nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại theo định
hƣớng của Công ty và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Đối với các đƣờng trục hạ thế từng bƣớc sử dụng đồng bộ cáp ngầm hoặc
cáp vặn xoắn ABC kết hợp sử dụng hệ thống công tơ mới nhằm nâng cao độ an toàn
cung cấp điện và mỹ quan đô thị.
- Bên cạnh đó, cần kết hợp với các biện pháp kinh doanh nhƣ lắp công tơ
điện tử, hoán vị ngƣời ghi chỉ số v.v. nhằm hạn chế những tổn thất thƣơng mại,
nâng cao hiệu quả kinh doanh điện.
- Điện lực cùng chính quyền địa phƣơng tăng cƣờng tuyên truyền công tác
bảo vệ an toàn cho ngƣời dân nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm hành lang lƣới
điện trong địa bàn dân cƣ.

25


×