Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ảnh hưởng tâm lí của nhóm đến cá nhân và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.27 KB, 8 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÓM TỚI CÁ NHÂN VÀ NGƯỢC LẠI.

“Tâm lý học xã hội là tâm lý chung của một nhóm xã hội cụ thể, nảy sinh từ
sự tác động qua lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân, chi phối
tâm lý, thái độ, hành vi của họ khi ở trong nhóm”(1).
Cũng như các ngành khoa học khác, tâm lý học xã hội cũng có những nhiệm
vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,… chuyên môn. Cụ thể “ Đối tượng nghiên
cứu của tâm lý học xá hội là những đặc điểm, các quy luật, cơ chế của các hiện
tượng tâm lý xã hội, nảy sinh trong tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa các
nhóm”(2).
Con người được sinh ra và lớn lên trong môi trường xã hội đều chịu tác động
từ các yếu tố văn hóa- kinh tế- xã hội trong quá trình mà các nhà xã hội học gọi là
xã hội hóa( trừ một số trường hợp đặc biệt không được lớn lên ở xã hội loài
người). Trong quá trình đó, mỗi cá nhân sẽ tiếp xúc và bị ảnh hưởng bởi các cá
nhân, các nhóm xã hội mà người đó tiếp xúc và làm việc. Và ngược lại, chính cá
nhân đó cũng sẽ có khả năng tạo ra sự ảnh hưởng của bản thân đối với các nhóm
xã hội đó ở một số hình thức khác nhau.

Nhóm xã hội theo khái niệm xã hội học là chỉ một tập hợp người liên kết với
nhau bởi các dấu hiệu hình thức hoặc bản chất, được điều chỉnh bởi những thiết
chế có những giá trị chung, và ít nhiều biệt lập với các tập hợp người khác. Thông
thường một nhóm sẽ có ít nhất từ hai thành viên trở lên giữa họ có sự tương tác và
ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung, tồn tại trong một
khoảng thời gian nhất định. Như vậy, mỗi nhóm được hình thành dựa trên cơ sở
liên kết giữa các cá nhân độc lập với nhau vì một hoặc nhiều mục đích chung. Khi
các cá nhân cùng nhau gia nhập nhóm họ mang đến nhóm những dự định, mong
(1)
(2)

Hoàng Mộc Lan, Tâm lý học Xã hội, Hà Nội, 2016, tr 17.
Hoàng Mộc Lan, Tâm lý học Xã hội, Hà Nội, 2016, tr 13.



1


đợi và các khả năng khác nhau của mình. Tất cả những yếu tố này được thể hiện
trong quá trình tác động tương hỗ giữa các thành viên khi thực hiện hoạt động
chung của nhóm. Trong đó sự tác động của các thành viên trong nhóm là yếu tố
quyết định quan trọng của cấu trúc nhóm. Ngược lại nhóm cũng tác động lên các
cá nhân góp phần hình thành nhân cách cá nhân.
Tác động của nhóm đối với các cá nhân.
Nghiên cứu về vấn đề này các nhà nghiên cứu Xô Viết cho rằng các cá nhân
không trực tiếp chịu tác động của các yếu tố ảnh hưởng xã hội từ các nhóm lớn mà
phải thông qua các nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ tiếp cận hệ thống chuẩn mực, giá trị,
…từ các nhóm lớn sau đó thông qua cơ chế tác động của nó mà cá nhân tiếp nhận
các yếu tố này. Do vậy sự tác động của nhóm tới cá nhân thường thông qua hệ
thống chuẩn mực, áp lực nhóm và cách thức nhóm cùng thống nhất trong công
việc. Như vậy sự tác động của nhóm đã quyết định tới việc hình thành nhân cách
cá nhân.
Điều này được giải thích do các cá nhân hoạt động khi chịu ảnh hưởng từ các
điều kiện khách quan như điều kiện sống và môi trường làm việc. Bên canh đó
các cá nhân còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nhóm như bầu không khí, cách thức
thuyết phục các thành viên khác về quan điểm của mình. Các cá nhân liên tục bộc
lộ bản thân từ tri thức, tình cảm nhằm tăng sự hiểu biết và chia sẻ tới các thành
viên khác qua đó cá nhân hiểu thêm về bản thân mình hiểu thêm về nhóm và tạo
nên mạng lưới giao tiếp đan xen và tương hỗ lẫn nhau.
Mọi hoạt động chung của nhóm đều đòi hỏi phải có điều kiện nhất định. Trong
những điều kiện đó, những phẩm chất, đặc điểm cá nhân được thể hiện, đặc biệt có
thể nhận thấy rõ qua các tình huống mâu thuẫn, xung đột. Hiển nhiên, trong quá
trình hoạt động của một nhóm xã hội việc các cá nhân mong muốn thể hiện giá trị
bản thân và khẳng định vai trò của mình trong nhóm là một điều thường xuyên

xảy ra. Điều này được thể hiện qua việc phát biểu các ý kiến cá nhân về các lĩnh
2


vực hoạt động của nhóm hay việc tranh luận giữa các cá nhân khi muốn bảo vệ lập
trường của bản thân. Việc các cá nhân trong nhóm đưa ra ý kiến và tranh luận với
nhau có vai trò khá tích cực trong việc xây dựng và phát triển nhóm đó. Tuy nhiên
nếu nhóm đó không tồn tại những quy tắc chung và những nguyên tắc làm việc
thống nhất thì sẽ dễ nảy sinh những xung đột mạnh mẽ giữa các thành viên trong
nhóm với nhau. Do vậy, việc bộc lộ bản thân là điều mà mỗi cá nhân đều mong
muốn nhưng khi tham gia vào một nhóm xã hội cụ thể thì hành động đó cũng phải
tuân theo sự điều khiển, điều chỉnh của nhóm đó. Cụ thể là cá nhân phải tuân theo
những tiêu chuẩn, chuẩn mực mà nhóm đặt ra.
Ví dụ, khi tham gia vào một nhóm xã hội mà cụ thể ở đây tôi muốn đề cập tới
là nhóm học tập. Khi học tập ở các trường đại học, việc phân chia thành các nhóm
nhỏ là điều thường xuyên xảy ra trong các lớp môn học. Thông thường, mỗi nhóm
nhỏ sẽ được phân chia những nhiệm vụ khác nhau. Để hoàn thành được nhiệm vụ,
các thành viên phải có sự phân chia công việc và kết hợp một cách hài hòa để đạt
được hiệu quả tốt nhất. Cùng với đó là sự phát biểu ý kiến, tranh luận, làm thế nào
để thuyết phục được các thành viên trong nhóm đồng ý với ý kiến mà bản thân đưa
ra. Cũng từ đó, các thành viên trong nhóm sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về đồng
đội của mình và rèn luyện được các kĩ năng làm việc trong một nhóm xã hội. Tuy
nhiên sự tranh luận này giữa các thành viên cũng dựa trên các quy định( thông
thường là quy định bất thành văn) để tránh tạo ra sự xung đột giữa các thành viên.
Ví dụ như trong nhóm đang có hai luồng ý kiến trái chiều nhau thì nhóm sẽ đưa ra
phương án giải quyết đó là bỏ phiếu kín hoặc giơ tay bầu chọn, phương án nào
được lựa chọn nhiều hơn thì sẽ được tiến hành.
Nghiên cứu về mạng lưới giao tiếp của các cá nhân trong nhóm, các nhà tâm
lý học xã hôi cho rằng mạng lưới giao tiếp này thúc đẩy phát triển liên nhân cách.
Nó có thể định hướng, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Chính thông qua giao tiếp

mà các cơ chế tâm lý xã hội được thực hiện như: lây lan, bắt chước, đồng nhất, ám
thị,… Theo I. C. Kon có 4 quá trình phát triển sự đánh giá liên nhân cách trong
3


nhóm: thứ nhất là sự tiếp nhận: cá nhân tiếp thu sự đánh giá và góp ý của các
thành viên khác trong nhóm, thứ hai là sự so sánh xã hội: các thành viên trong
nhóm có sự so sánh lẫn nhau, thứ ba là tự quy gán: cá nhân tự gán cho mình những
phẫm chất được hình thành trên cơ sở hai quá trình trên, thứ tư là diễn giải ý nghĩa
về một số vấn đề trong cuộc sống.
Những nghiên cứu thực nghiệm về quá trình đánh giá liên nhân cách khẳng
định: đặc điểm, tính chất của các quá trình này rất khác nhau ở các nhóm có mức
độ phát triển khác nhau.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng nhóm có vai trò quan trọng trong việc
hình thành nhân cách. Các cá nhân thường sử dụng chuẩn mực và giá trị nhóm như
là một hệ thống định khuôn trong khi lựa chọn và đánh giá hành động của mình.
Một số chuẩn mực nhóm trở thành định hướng giá trị cho các cá nhân điều chính
những hành động thực tiễn của cá nhân.
Ngoài ra, nhóm xã hội còn có sự ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của cá
nhân. Thông qua các cuộc nghiên cứu thì các nhà tâm lý học xã hội đều cho rằng:
Thứ nhất, các nhóm là những thực thể xã hội bao gồm các thành viên. Thứ hai,
mọi người thường có cách hành xử rất khác khi là thành viên của nhóm, so với khi
họ là một cá thể riêng biệt, đọc lập và khi họ tham gia vào các mối tương tác khác
nhau. Thứ ba, các đặc tính cá nhân của các thành viên trong nhóm thường giúp dự
đoán được nhóm sẽ hành xử như thế nào trong một nhiệm vụ chung( Moreland và
Levine, 1992). Điều này có nghĩa là hiệu quả làm việc của nhóm có sự phụ thuộc
khá nhiều với đặc tính của mỗi thành viên. Nếu một nhóm gồm nhiều thành viên
có năng lực tốt, chăm chỉ thì hiệu quả làm việc của hóm sẽ cao và ngược lại, nếu
nhóm có nhiều thành viên năng lực không tốt và lười biếng thì hiệu quả làm việc
sẽ không cao. Các nhà tâm lý học Âu- Mĩ quan tâm nghiên cứu ảnh hưởng của

nhóm tới hiệu quả hoạt động của cá nhân tập trung vào hai vấn đề hoạt động của

4


cá nhân với sự hiện diện của người khác và hành vi lười biếng xã hội của cá nhân
trong nhóm.
Theo các nhà tâm lý học thì hoạt động của cá nhân với sự hiện diện của người
khác sẽ có sự khác biệt so với khi hoạt động đọc lập một mình. Khi cá nhân hoạt
động với sự hiện diện của người khác sẽ xuất hiện hai xu hướng: một là làm tăng
hiệu ủa công việc, thứ hai là làm hạn chế hiệu quả làm việc của cá nhân. Cá nhân
thông thường có hai xu hướng khi làm việc với sự xuất hiện của người khác: muốn
thể hiện bản thân( điều này sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc của cá nhân),
hoặc là sẽ tạo cảm giác căng thẳng, áp lực cho cá nhân và điều đó sẽ làm giảm
hiệu quả làm việc của cá nhân đó. Khi cá nhân hoạt động với sự có mặt của người
khác, cá nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng bởi các mặt như: lo sợ bị đánh giá,
sự mất tập trung và sự tập trung vào nhiệm vụ. Nếu cá nhân đang làm một công
việc gì đó mà có người chăm chú quan sát bên cạnh thì hiển nhiên bản thân cá
nhân sẽ tự hỏi: người đó đánh giá mình như thế nào? Điều đó sẽ làm ảnh hưởng
tới hiệu quả làm việc của cá nhân. Ví dụ, thông thường cá nhân sẽ có xu hướng
muốn thể hiện bản thân đối với người có tiếng nói, địa vị trong nhóm vì thế họ sẽ
có đôgnj lực làm việc hơn khi có người đó quan sát ở bên cạnh và sẽ thu được kết
quả làm việc tốt hơn.
Ảnh hưởng của cá nhân tới tâm lý nhóm.
Cá nhân tham gia vào nhóm và chịu ảnh hưởng từ nhóm và chịu ảnh hưởng từ
nhóm đồng thời các cá nhân cũng có tác động trở lại tới tâm lí nhóm. Mỗi cá nhân
được xem như những hạt nhân tích cực trong việc chấp hành mọi chuẩn mực của
nhóm cũng như tuân theo giá trị nhóm. Những cá nhân có biểu hiện lệch lạc sẽ
khiến sự phát triển của nhóm cũng bị lệch lạc theo.
Theo các nhà tâm lí học xã hội những đặc điểm thuộc về cá nhân trong nhóm

nếu được phát triển và được phổ biến trong nhóm sẽ trở thành những đặc điểm của

5


nhóm. Các đặc điểm đó bao gồm những đặc điểm tâm lí, quá trình tâm lí, tình
cảm..
Đặc điểm tâm lí, quá trình tâm lí của cá nhân có ảnh hưởng tới bầu không khí
nhóm. Ví dụ những cá nhân trong nhóm vui vẻ, hòa nhã, thân thiện sẽ tạo nên bầu
không khí chan hòa, hoạt động tích cực. Còn những cá nhân trong nhóm nảy sinh
sự đố kị, ghen ghét lẫn nhau thì sẽ làm cho bầu không khi căng thẳng, nặng nề.
Nếu các thành viên trong nhóm cũng thông minh và có sự sáng tạo, tích cực tham
gia vào hoạt động của nhóm sẽ khiến cho nhóm hoạt động hiệu quả hơn.
Các thành viên phải có sự gần gũi, vui vẻ và biết khuyến khích nhau thì mới
giúp cho nhóm có sự tích cực cần thiết, thúc đẩy hoạt động tư duy. Còn nếu các
thành viên phụ thuộc, ỷ lại không quyết đoán sẽ làm cho nhóm gặp nhiều khó
khăn khi thống nhất ý kiến và khó phát huy được sự năng động của mình.
Sự ảnh hưởng của cá nhân tới nhóm còn thể hiện qua người thủ lĩnh nhóm.
Người có sức hút, sự thuyết phục, điều phối dàn xếp các xung đột. Là người thay
mặt cho nhóm thể hiện những đặc điểm của nhóm. Thông thường thủ lĩnh nhóm
phải là người có năng lực và có uy tín trong mọi người thì sẽ có sự ảnh hưởng
nhiều và tích cực tới nhóm xã hội đó. Ví dụ về một nhân vật lịch sử như Chủ tịch
Hồ Chí Minh- anh hùng giải phóng dân tộc, đây là một nhân vật tài năng và đã tạo
được sự kính trọng cũng như tin tưởng trong long người dân Việt Nam. Vì thế, khi
người đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã nhận được sự ủng hộ từ nhân dân
trên khắp miền Tổ quốc, tạo nên một ý chí chiến đấu giải phóng dân tộc sục sôi
trong lòng người dân cả nước.
Ngoài ra yếu tố thiểu số cũng ảnh hưởng tới đa số. Các nhà nghiên cứu cho
rằng nhóm thiểu số cũng có ảnh hưởng tới đa số làm thay đổi nhận thức và hành vi
của nhóm đa số với điều kiện là nhóm thiểu số đó có kết cấu mạnh mẽ, có động

lực tinh thần lớn sẽ có tác động đến nhóm đa số để nhóm đa số chuyển sang đồng
tình với nhóm đa số. Ví dụ trong một tập thể (lớp học chẳng hạn) có một nhóm cá
6


nhân có năng lực hay tham gia các hoạt động. Khi có chương trình ngoại khóa hay
văn nghệ của lớp các cá nhân này đưa ra ý kiến góp ý thuyết phục và được các bạn
đồng ý.
Như vậy, cá nhân có sức ảnh hưởng to lớn tới tâm lí nhóm. Mỗi nét khí chất,
đặc điểm tâm lý xã hội của cá nhân cũng có thể ảnh hưởng tới mức độ đoàn kết,
cách làm việc trong nhóm và bầu không khí chung của cả nhóm.

7


Danh mục tham khảo

1. Hoàng Mộc Lan, 2016, Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8



×