Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC PHÂN ĐẠM VÀ BỐN MỨC PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY MĂNG TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC PHÂN ĐẠM VÀ BỐN MỨC
PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis L.)
TRỒNG TẠI QUẬN THỦ ĐỨC, TP HCM

NGÀNH

: NÔNG HỌC

KHÓA

: 2011 - 2015

SINH VIÊN THỰC HIỆN: HỶ MINH CƯỜNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015


ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC PHÂN ĐẠM VÀ BỐN MỨC
PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis L.)
TRỒNG TẠI QUẬN THỦ ĐỨC, TP HCM

Tác giả
HỶ MINH CƯỜNG



Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
ThS. Phạm Thị Ngọc

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo Khoa Nông học
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh - những người đã hết lòng dạy bảo và
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc xin gửi tới ThS. Phạm Thị Ngọc đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể bạn bè và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ. Ban
quản lý Trại Thực nghiệm khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp một cách
tốt nhất.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
Sinh viên

Hỷ Minh Cường

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến
sinh trưởng và năng suất của cây măng tây (Asparagus officininalis L.) trồng tại Thủ Đức
Tp. Hồ Chí Minh
Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/2015, tại trại
thực nghiệm khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, nhằm chọn
ra mức phân bón đạm và kali phù hợp cho cây măng tây.
Thí nghiệm: Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến sinh
trưởng và năng suất của cây măng tây (Asparagus officininalis L.) trồng tại Thủ Đức
Tp Hồ Chí Minh. Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ (Split-Plot
Design) với ba lần lặp lại, trong đó yếu tố phụ (được bố trí trên lô chính), là các mức
phân kali 40, 60, 80, 100 kg K2O/ha, yếu tố chính (được bố trí trên lô phụ) là các mức
phân đạm 80, 120, 160, 200 kg N/ha.
Việc sử dụng phân đạm 200 kg N/ha có ảnh hưởng tốt đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng chiều cao cây (168,9cm), đường kính thân (11,5 mm), cành cấp một đạt 46,1
cành/cây, số thân trung bình trên bụi (6,2 thân). Với mức bón 160 kg N/ha năng suất
măng tây được dao động từ 741,4 kg/1000 m 2 (4 tháng); tăng hơn so với bón 80 kg
N/ha lần lượt 23,1.
Bón phân kali ở mức 100 kg K 2O/ha ảnh hưởng tốt đến chỉ tiêu măng trung
bình bụi (270,1 g), trọng lượng trung bình một măng (21,0 g) và khả tăng khả năng
chống chịu bệnh nứt thân trên măng tây. Tuy không có ý nghĩa thống kê về năng suất
nhưng mức bón 100 kg K2O/ha cho năng suất cao nhất đạt 720,3 kg/1000 m 2 (4 tháng)
cao hơn mức bón 40 kg K2O/ha 12,5%. Với mức bón 200 kg N/ha + 100 kg K 2O/ha
chiều cao cây măng tây đạt cao nhất (184,67 cm).
Lợi nhuận thu cao nhất ở mức bón (100 kg K2O + 160 kg N/ha) đạt 43.154.400
đồng/1000m2 (4 tháng). Hiệu quả đầu tư 1,49 đồng/đồng.

iii



MỤC LỤC
Trang tựa........................................................................................................................ i
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT................................................................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................ix
GIỚI THIỆU................................................................................................................
Đặt vấn đề.....................................................................................................................
Giới hạn đề tài..............................................................................................................
Chương 1......................................................................................................................
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................
1.1 Phân loại thực vật, nguồn gốc và phân bố cây măng tây....................................
1.1.1 Phân loại thực vật...............................................................................................
1.1.2 Nguồn gốc và phân bố cây măng tây.................................................................
1.2 Đặc điểm thực vật học...........................................................................................
1.2.1 Rễ..........................................................................................................................
1.3 Giá trị cây măng tây..............................................................................................
1.4.1 Nhiệt độ và độ ẩm...............................................................................................
1.4.3 Dinh dưỡng..........................................................................................................
1.5.1 Vai trò của đạm (N)...........................................................................................10
1.5.2 Vai trò của kali (K)............................................................................................10
1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới và trong nước..............11
1.6.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trong nước.....................................12
1.6.3 Thu hoạch và phân loại măng..........................................................................13
1.7 Một số bệnh trên cây măng tây...........................................................................13
1.7.1 Bệnh nứt thân trên cây măng tây.....................................................................13
1.7.2 Bệnh đốm tía trên cây măng tây......................................................................13
1.7.3 Bệnh đốm trên măng tây..................................................................................13
1.7.4 Bệnh thối măng và cổ măng.............................................................................14
1.8 Tình hình nghiên cứu măng tây trên thế giới và Việt Nam...............................14

1.8.1 Tình hình nghiên cứu măng tây trên thế giới..................................................14
1.8.2 Tình hình nghiên cứu măng tây ở Việt Nam...................................................15
iv


Chương 2....................................................................................................................17
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................17
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, 2015)....................................18
2.4.3 Chăm sóc vườn trước khi thí nghiệm..............................................................19
2.5.2 Quy mô thí nghiệm............................................................................................20
Chọn 5 cây ngẫu nhiên trên mỗi nghiệm thức để theo dõi. Đánh dấu cây chỉ tiêu
bằng sơn đỏ và bắt đầu theo dõi sau khi tỉa cây (để lại 3 thân mẹ/bụi và cắt
ngọn) tiến hành bón phân...................................................................................21
Định kì theo dõi lấy chỉ tiêu số liệu về chỉ tiêu sinh trưởng định kỳ 4 ngày theo
dõi lấy số liệu 1 lần, số lượt theo dõi: 21, 25, 29, 33, 37, 41 NSB......................21
2.6.1 Chỉ tiêu sinh trưởng..........................................................................................21
2.6.2 Chỉ tiêu măng và năng suất..............................................................................21
2.6.4 Lượng toán kinh tế............................................................................................22
2.7 Phương pháp tính toán xử lý số liệu...................................................................22
Chương 3....................................................................................................................23
KẾT QUẢ THẢO LUẬN..........................................................................................23
3.1 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến chiều cao cây
(cm) ở thời điểm 21, 25, 29, 33, 37, 41 NSB........................................................23
3.2 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến đường kính
cây (mm) ở thời điểm 21, 25, 29, 33, 37, 41 NSB...............................................27
3.3 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến cành cấp một
ở thời điểm 21, 25, 29, 33, 37, 41 NSB................................................................30
3.4 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến thân trên bụi
(thân/bụi) ở thời điểm 21, 25, 29, 33, 37, 41 NSB..............................................32
3.5 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến yếu tố cấu

thành năng suất măng tây...................................................................................34
3.6 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến năng suất
măng tây............................................................................................................... 37
3.8 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến bệnh hại cây
măng tây............................................................................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................45
Kết luận...................................................................................................................... 45
Đề nghị........................................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................46
PHỤ LỤC...................................................................................................................49
v


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt (ký hiệu)

Viết đầy đủ

CHC
Ctv
DTO

Chất hữu cơ
Cộng tác viên
Diện tích ô

GVHD

PPM
NT

Giáo viên hướng dẫn
Part per million
Nghiệm thức

NSB
NSLT
NSTTO
NSTT
pH
TLMTB
TLTB1M
TLTBMTB
TSB

Ngày sau bón
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu ô
Năng suất thực thu
Pondus hydrogen
Trọng lượng măng trung bình
Trọng lượng trung bình một măng
Trọng lượng trung bình măng trên bụi
Tổng số bụi

UDSA

United States Department of Agriculture


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng 100 g măng tây.............................................................
Bảng 1.2 Bảng phân tích hóa sơ bộ về thành phần hóa thực vật trên cây măng
tây...........................................................................................................................
vii


Bảng 1.3 Tình hình sản xuất măng tây của các khu vực trên thế giới năm 2012. .11
Bảng 1.4 Tình hình sản xuất măng tây của một số quốc gia thế giới năm 2012....12
Bảng 2.1 Tính chất lí hóa đất thí nghiệm.................................................................17
Bảng 2.2 Số liệu khí hậu các tháng thí nghiệm tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh......18
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến chiều
cao cây (cm) ở thời điểm 21, 25, 29, 33, 37, 41 NSB..........................................23
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến đường
kính cây (mm) ở thời điểm 21, 25, 29, 33, 37, 41 NSB.......................................28
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến cành
cấp một ở thời điểm 21, 25, 29, 33, 37, 41 NSB..................................................30
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến thân
trên bụi (thân/bụi) ở thời điểm 21, 25, 29, 33, 37, 41 NSB................................33
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến yếu tố
cấu thành năng suất cây măng tây.....................................................................34
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức phân kali đến năng
suất cây măng tây................................................................................................37
3.7 Năng suất và giá trị chênh lệch năng suất thực thu giữa các mức phân bón
đạm và kali...........................................................................................................39
Bảng 3.7 Giá trị chênh lệch năng suất thực thu giữa các mức phân bón đạm và
kali........................................................................................................................ 39
Từ bảng 3.7 thấy được: giữa các mức phân bón kali giá trị chênh lệch tăng theo
các mức bón, cao nhât là mức bón 100 kg K2O/ha năng suất chênh lệnh so

với mức thấp nhất (40 kg K2O/ha) là 800 kg tăng 12,5%. Thấp nhất là mức
bón 60 kg K2O/ha/năm tăng 6,1%. Giữa các mức đạm giá trị chênh lệch
năng suất cao nhất ở mức bón 160 kg N/ha đạt 1390 kg tăng 23,1% , mức
200 kg N/ha giá trị chênh lệch tăng (22,7%) Thấp nhất ở mức bón 120 kg
N/ha tăng 7,8%....................................................................................................39
Bảng 3.8 Tỉ lệ bệnh (%) của các nghiệm thức qua các thời điểm sinh trưởng......40
3.9 Lượng toán chi phí của các nghiệm thức thí nghiệm về bốn mức phân đạm
và bốn mức phân kali..........................................................................................42
Bảng 3.9 Lượng toán chi phí đầu tư cho 1000 m2 trong 4 tháng thí nghiệm........42
Bảng 3.10 Lượng toán chi phí cho từng nghiệm thức thí nghiệm tính cho 1000
m2 trong 4 tháng..................................................................................................43
Bảng 3.11 Bảng tính lợi nhuận của các nghiệm thức về bốn mức đạm và bốn
mức phân kali (tính cho 1000 m2 trong 4 tháng)..............................................43

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Vườn măng tây thí nghiệm........................................................................49
49
Hình 3.2 Đo đường kính măng Hình 3.3 Đường kính thân.....................................49
50
Hình 3.4 Măng non 2-3 ngày tuổi Hình 3.5 Măng non 3-4 ngày tuổi.....................50
Hình 3.6 Măng non 4-5 ngày tuổi Hình 3.7 Đo chiều cao cây.................................50
Hình 3.8 Măng tây non ngoài ruộng.........................................................................51
Hình 3.9 Măng thu hoạch vườn măng tây thí nghiệm.............................................51
52
Hình 3.10 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu măng trong thời gian thí
nghiệm..................................................................................................................52
52

Hình 3.11 Thối nhũn Hình 3.12 Măng bị cong.........................................................52
Hình 3.13 Hình măng thu hoạch từng nghiệm thức................................................53
Hình 3.14 Sâu khoang................................................................................................54
Hình 3.15 Bệnh đốm tím Hình 3.16 Đốm nâu..........................................................55
Hình 3.17 Nứt thân Hình 3.18 Nứt cong măng.......................................................55
56
Hình 3.19 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm qua các giai đoạn
sinh trưởng...........................................................................................................56
Hình 3.20 Tốc độ tăng trưởng cành cấp 1 cây của các nghiệm thức......................56

ix


GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Cây rau có vị trí và tầm quan trọng đối với đời sống con người, bởi chúng cung
cấp các dưỡng chất cần thiết, các vitamin, chất khoáng, chất xơ, đồng thời mang lại
cảm giác ngon miệng. Trong số các loại rau, măng tây không những là nguồn thực
phẩm giàu dinh dưỡng, mà còn có tác dụng ngăn ngừa suy tĩnh mạch, ung thư, bảo vệ
tim, tốt cho thai phụ, săn chắc da.
Cây măng tây được biết đến từ khoảng 300 năm trước công nguyên (Elmer
2001), măng tây rất được ưa chuộng trên thế giới, lượng măng tây tiêu thụ hàng năm
khoảng hơn 1 triệu tấn, đặc biệt là các nước Châu Âu và Châu Mỹ (Palaniswami and
Peter, 2008). Dù là loại rau mang lại nhiều tiềm năng kinh tế nhưng tại Việt Nam, cây
măng tây chưa được phổ biến, nguyên nhân là do măng tây rất mẫn cảm với đất trồng,
yêu cầu chăm sóc nghiêm ngặt. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng măng tây tại Việt Nam chưa
được nghiên cứu sâu. Do vậy, việc đưa ra những biện pháp nâng cao năng suất, phẩm
chất cây măng tây là yêu cầu thiết yếu của thực tế sản xuất.
Để sản xuất măng tây đạt năng suất và chất lượng cao thì ngoài kỹ thuật canh
tác, yếu tố dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng. Việc đầu tư phân bón là nền tảng

chính trong sản xuất và kinh doanh giúp tăng khả năng chống chịu, thúc đẩy sự sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Do mỗi loài cây đều có đặc điểm sinh lý và nhu cầu
dinh dưỡng riêng, nên cần bón phân hợp lý vừa mang lại hiệu quả tốt, vừa an toàn đối
với người tiêu dùng. Trong số các nguyên tố dinh đưỡng cây trồng hấp thụ thì đạm (N)
và kali (K2O) là hai nguyên tố đa lượng quan trọng đối với chu kì sống của cây, sự cân
bằng hàm lượng thích hợp sẽ giúp cây măng tây sinh trưởng mạnh, nhanh ra măng,
thúc đẩy nhanh quá trình vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó,
đề tài được tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của bốn mức phân đạm và bốn mức
phân kali đến sinh trưởng và năng suất của cây măng tây (Asparagus officinalis
L.) trồng tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh”.

Mục tiêu
1


Xác định mức phân bón đạm (N) và kali (K 2O) thích hợp cho sự sinh trưởng và
năng suất của cây măng tây.
Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của bốn mức phân đạm (N) và bốn mức phân kali ( K 2O)
đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây măng tây.
Bước đầu tính toán hiệu toán kinh tế của cây măng tây trong thời gian làm thí
nghiệm.
Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 trên vùng đất xám tại
Trại Thực nghiệm khoa Nông học, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

2


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Phân loại thực vật, nguồn gốc và phân bố cây măng tây
1.1.1 Phân loại thực vật
Cây măng lây tên khoa học là Asparagus officinalis L.
Thuộc bộ Asparagales
Họ Asparagaceae
Chi Asparagus
Loài Asparagus officinalis L. (Grubben, 2004).
1.1.2 Nguồn gốc và phân bố cây măng tây
Theo Elmer (2001), cây măng tây được Alexander phát hiện vào khoảng 300
năm trước công nguyên, có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, đem về trồng đầu tiên ở
Hy Lạp, sau đó được trồng ở Roma (Nguyễn Thị Sao, 2008). Đến thế kỷ XVII, măng
tây được trồng tại Anh và là một cây trồng quan trọng của ngôi làng bên ngoài
Battersea thành phố London.
Ở Việt Nam măng tây du nhập vào những năm 1970, được trồng tập trung ở các
vùng như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng). Sau đó,
phổ biến tại một số tỉnh thành khu vực phía Nam: Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng,

TPHCM (Hoàng Ký, 2007).
1.2 Đặc điểm thực vật học
1.2.1 Rễ
Rễ chính rất ngắn và chết ngay sau khi hạt nảy mầm, chỉ có rễ trụ đứng thẳng,
các rễ khác mọc ngang tạo thành một hệ chùm rễ. Măng được hình thành gần rễ trụ,
đây là nơi tập trung chất dinh dưỡng khi cây còn non (Mai Thị Phương Anh, 2001).
3


1.2.2 Thân
Măng tây thuộc loại cây trồng đa niên, dạng bụi, thân thảo, từ một cụm thân hóa
gỗ, thân thẳng và nhẵn, cao khoảng 1,3 – 3,8 m, có thể sống từ 15 – 20 năm, khi cây

mọc cao thân ngã màu xanh và phân cành nhiều (Mai Thị Phương Anh, 2001).
1.2.3 Lá
Lá cây măng tây thuộc lá kim, thoát nước ít nên có khả năng chịu hạn tốt (Mai
Thị Phương Anh, 2001).
1.2.4 Hoa
Măng tây là cây đơn tính biệt chu, nhị hoa đực và nhụy hoa cái không hoàn
chỉnh, chỉ có một số ít trong số các hoa đậu quả được. Các hoa cái có dấu tích của nhị
đực nhưng không có khả năng sinh hạt phấn.
Hoa măng tây được sinh ra trên các cành mới và đạt được độ thành thục trước
khi cành mang hoa thành thục. Các cây hoa đực thường cho nhiều măng, sống lâu hơn
và sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoảng 25% nhưng chất lượng măng lại kém
(Mai Thị Phương Anh, 2001).
1.2.5 Quả
Quả măng tây mọng, đường kính trung bình 8 – 9 mm, có 3 ngăn, mỗi ngăn có
2 hạt, khi chín quả có màu đỏ. Hạt có màu đen, vỏ rất cứng, đường kính trung bình 1 –
3 mm, 40 – 60 hạt/g (Mai Thị Phương Anh, 2001).
1.3 Giá trị cây măng tây
1.3.1 Giá trị dược liệu
Trước khi được dùng cho mục đích thực phẩm thì măng tây được biết đến như
một loài thảo dược dùng để chữa trị những bệnh về tim mạch, phù thũng và đau răng.
Sau đó, cũng chính người Hy Lạp đã sử dụng măng tây như một loại rau cao cấp vào
những năm 200 trước công nguyên (Mai Thị Phương Anh, 2001).
Măng tây chứa một nhóm các chất có khả năng chống viêm bao gồm các
saponin măng tây (asparanin, sarsasapogenin, protodioscin, và diosgenin) và flavonoid
4


quercetin, rutin, kaempferol và isorhamnetin. Các hợp chất chống viêm này là một
trong những tác nhân tốt nhất giúp phòng chống các bệnh mãn tính như tiểu đường
loại 2, bệnh tim và bệnh ung thư. Ngoài ra, còn là nguồn dồi dào các chất chống oxy

hóa bao gồm vitamin C, beta – carotene và các khoáng chất kẽm, selen, mangan. Đặc
biệt là glutathione (GSH) – một tripeptide có trong măng tây có tác dụng chống oxy
hóa mạnh (Hồng Duyên, 2014).
Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, măng tây có chứa lượng
glutathione cao nhất trong số các thực phẩm được thử nghiệm. Các chất chống oxy hóa
trong măng tây cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch, tiểu đường và bệnh ung thư. Măng tây chứa một polysaccaride có tên gọi là
inulin (thuộc nhóm chất xơ fructan) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Inulin không bị tiêu
hóa ở ruột non, khi di chuyển đến ruột già, nó sẽ trở thành nguồn thức ăn cho một số
loại vi khuẩn có lợi như bifidobacteria và lactobacilli, làm tăng khả năng chống lại sự
phát triển của các vi khuẩn có hại, giúp cơ thể hấp thu triệt để các chất dinh dưỡng,
làm giảm nguy cơ dị ứng, và giảm nguy cơ ung thư ruột kết (Hoàng Anh, 2012).
Một lượng lớn chất xơ và chất xơ hòa tan có chứa trong măng tây có tác dụng
làm giảm huyết áp, hạn chế quá trình xơ vữa động mạch, tạo sự lưu thông tốt cho hệ
tuần hoàn máu giúp tim khỏe mạnh, là cách hiệu quả giảm lượng chất béo
(cholesterol) trong chế độ ăn. Măng tây cũng rất giàu axit folic nên là loại thực phẩm
tốt đối với phụ nữ mang thai, vì nó bảo vệ chống lại các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ
và rất cần thiết cho sản xuất ra các tế bào hồng cầu mới. Măng tây là nguồn dồi dào
vitamin K, giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức
khỏe của xương. Ngoài ra, calories thấp nên măng tây rất hữu dụng giúp giảm cân.
Ngoài những thành phần có lợi cho sức khỏe kể trên, măng tây còn chứa các hợp chất
được gọi là glycosides steroid (asparagoside) trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất
hormone (Hoàng Oanh, 2012).
1.3.2 Giá trị thực phẩm
Măng tây xanh là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng sử
dụng phổ biến như rau xanh trong bữa ăn hàng ngày, nguyên liệu cho công nghiệp đồ
5


hộp và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới

như Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Ở Mỹ măng tây chiếm vị trí thứ mười trong các
loại rau (USDA, 2005).
Thị trường nhập khẩu măng tây xanh của thế giới hiện nay đã lên đến hàng trăm
ngàn tấn/năm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chủ yếu là thị trường các nước châu
Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan (Lê Hồng Triều, 2012).
Ở các nước láng giềng, tính đến năm 2012 người Thái Lan đã trồng được
khoảng 16.600 hecta, sản lượng 65.000 tấn. Ở Trung Quốc diện tích măng tây là
1.350.600 hecta với sản lượng 7.353.200 tấn măng/năm. Tại Đức khoảng 55 nghìn tấn
măng tây được tiêu thụ/năm trên toàn nước (FAO, 2012).
Măng tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại thu nhập cao cho
người nông dân. Năng suất trung bình măng tây 8 – 10 kg/1.000 m 2/ngày, thu nhập
khoảng 60 triệu đồng/ha/tháng, năng suất măng tây tăng dần theo từng năm (Nguyễn
Văn Thọ, 2014).
1.3.3 Giá trị dinh dưỡng
Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng 100 g măng tây
Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

Năng lượng

20 kcal

Riboflavin (vit. B2)

0,141 mg


Cacbon-hyđrat

3,88 g

Niaxin (vit, B3 )

0,978 mg

Đường

1,88 g

Pantothenic acid (B5)

0,274 mg

Chất xơ thực phẩm

2,1 g

Vitamin B6

0,091 mg

Chất béo

0,12 g

Folate (vit, B9)


52 mg

Protein

2,20 g

Choline

16 mg

Vitamin A equiv,

38 mg

Vitamin C

5,6 mg

Thiamin (vit, B1)

0,143 mg

Magiê

14 mg

Vitamin E

1,1 mg


Mangan

0,2 mg

Vitamin K

41,6 mg

Photpho

52 mg

Canxi
Sắt

24 mg
2,14 mg

Kali
202 mg
Kẽm
0,54 mg
(Nguồn: USDA Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng, 2011)
6


Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng khá cao gồm: 83% nước + 17% chất khô
(Quang Thuần, 2009). Trong 100 g măng tây xanh (tươi) chứa 2,2% đạm; 3,9%
cacbohydrate; 2,1% xơ; 0,6% tro; 0,1% béo và các khoáng chất (canxi, sắt, magiê,

mangan, kali, kẽm,… chiếm 35%). Ngoài ra, còn chứa rất nhiều loại vitamin cần thiết
như vitamin C, E, K, thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin
B3), axit pantothenic (vitamin B5), pyridoxine (vitamin B6), folate (vitamin B9)
(Hoàng Oanh, 2012) (Bảng 1.1).
Bảng 1.2 Bảng phân tích hóa sơ bộ về thành phần hóa thực vật trên cây măng tây

Nhóm hợp chất
Chất béo
Carotenoid
Tinh dầu
Triterpenoid tự do
Alkaloid
Coumarin
Antraglycosid
Flavonoid
Glycosid tim
Anthocyanosid
Proanthocyanidin
Tannin
Triterpenoid thủy phân
Saponin
Acid hữu cơ
Chất khử
Hợp chất polyuronic

Kết quả định tính trên các dịch chiết
Dịch chiết cồn
Dịch chiết nước
Dịch
Không

Không
chiết
Thủy
Thủy
thủy
thủy
ether
phân
phân
phân
phân
+
+++
+++
+++
+
+
+++
+++
+++
++
+++
-

Kết quả
định tính
chung
+
+++
+++

+++
+
+++

+++
-

+++
++
++
++
++
++++
++++
++++
+++
+++
Phân tích: Trung Tâm Sâm và Dược Liệu Tp. HCM
Chú thích: (-) Không có; (+/-) Nghi ngờ; (+) Có ít; (++) Có; (+++) Có nhiều; (++
++) Có rất nhiều.
Bảng 1.2 cho thấy trong thành phần măng tây có các nhóm hợp chất sau: chất
béo, tinh dầu, carotenoid, triterpenoid tự do, alkaloid, flavonoid, proanthocyanidin,
triterpenoid thủy phân, saponin, chất khử, hợp chất polyuronic. Các chất này có tác
dụng chống viêm, giúp phòng chống các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, bệnh
7


tim và bệnh ung thư (Hồng Duyên, 2014). Trong đó thành phần các chất khử,
flavonoid, triterpenoid tự do và carotenoid có nhiều hơn, thành phần hợp chất thứ cấp
flavonoid là thành phần chủ yếu quyết định hoạt tính chống oxy hóa của măng tây

(Khang Thúc, 2010) góp phần định hướng cho các nghiên cứu về tác dụng dược lý của
dược liệu.
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây măng tây
Dựa vào những nghiên cứu trước đây, có một số yếu tố nổi bật sau đây ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của cây măng tây.
1.4.1 Nhiệt độ và độ ẩm
Hạt măng tây có thể nảy mầm ở 20oC, dưới 15oC hạt không nảy mầm. Theo số
liệu nghiên cứu của Yenet và cộng sự (1992), nhiệt độ thích hợp cho măng tây nảy
mầm là khoảng 25 – 30oC.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây là 18,3 – 29,5 oC, ngoài ngưỡng
nhiệt độ này sẽ ức chế cây sinh trưởng. Măng tây chịu được lạnh nhưng dưới 10 oC cây
ngừng phát triển. Măng tây là cây ưa ẩm, độ ẩm thích hợp 80 – 85% sẽ kích thích
măng tây ra nhiều măng mềm ngọt, nhưng độ ẩm không khí cao sẽ làm cây mềm yếu
dễ nhiễm bệnh (Mai Thị Phương Anh, 2001).
1.4.2 Ánh sáng
Măng tây là cây ngày dài, ưa sáng, thích hợp với những vùng có cường độ ánh
sáng mạnh.
Thời điểm vườn ươm, để cây con sinh trưởng tốt cần tránh ánh sáng trực xạ,
ươm cây ở những nơi thoáng, có mái che.
Ở thời điểm vườn sản xuất, cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo nên chất
hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây. Nhìn chung, cây cần ánh sáng đầy đủ nên
vào mùa hè thường phân nhiều cành cành, măng mọc nhiều.

8


1.4.3 Dinh dưỡng
Theo Bùi Trang Việt (2000), mỗi thời điểm sinh trưởng và phát triển thực vật có
nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Thực vật không nhất thiết đòi hỏi dinh dưỡng nhiều
mà chủ yếu là cần sự cân đối. Vì vậy, tùy vào nhu cầu ở từng thời điểm sinh trưởng,

từng loại cây mà bổ sung liều lượng các chất dinh dưỡng phù hợp để đạt được năng
suất tối ưu và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các nguyên tố đa lượng N, P, K; nguyên
tố trung lượng Ca, Mg, S, nguyên tố vi lượng B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn là những
nguyên tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống của thực vật.
1.5 Ảnh hưởng của một số nguyên tố dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và năng suất
của cây măng tây
Năng suất cây trồng nói chung phụ thuộc vào tác dụng tổng hợp của 4 yếu tố
ánh sáng, nhiệt độ, nước và dinh dưỡng. Trong điều kiện sản xuất, điều chỉnh dinh
dưỡng là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và sức chống chịu của
cây trồng. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng: mức tăng năng suất cây trồng
có mối quan hệ rất chặt chẽ với số lượng, chủng loại và cách sử dụng các loại phân
bón trong canh tác (Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
Những chất cây cần với số lượng nhiều gọi là chất đa lượng như: C, O, H, S, N,
P, K, Ca, Mg. Những chất đa lượng tham gia trực tiếp vào cấu tạo tế bào, tạo nên cơ
thể cây và chiếm tới 99,95% trọng lượng các chất trong cây. Còn lại trên 60 nguyên tố
khác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 0,05%, gọi là các chất vi lượng, tuy cần với lượng
rất ít nhưng các chất vi lượng có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống thực vật.
Những chất vi lượng này có thể tham gia một phần trong cấu tạo tế bào, đặc biệt là
trong các chất enzym và xitochrom, là những chất giữ vai trò xúc tác hoặc thúc đẩy
các phản ứng sinh học để tổng hợp hoặc chuyển hóa các vật chất trong cây, đảm bảo
cho các quá trình sinh trưởng – phát triển của cây được tiến hành bình thường (Lê Văn
Dũ, 2009).
Phần lớn các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho cây đều có
trong đất và được cây hút vào qua hệ thống rễ. Tuy vậy, có một số chất mà số lượng
chứa trong đất thường không đủ cung cấp cho nhu cầu của cây khi được gieo trồng với
9


mật độ cao, trong đó chủ yếu là N, P, K. Vì vậy, khi trồng trọt người ta phải bón thêm
các chất này vào đất để cung cấp cho cây dưới các dạng phân bón (Lê Văn Dũ, 2009).

1.5.1 Vai trò của đạm (N)
Cây hấp thụ N dưới dạng NO 3- và NH4+, trong cây thì dạng NO3- phải chuyển
thành dạng NH4+ trước khi kết hợp với acid hữu cơ và các phân tử hữu cơ khác.
Đạm (N): nitơ là thành phần cơ bản của chất nguyên sinh trong tế bào, quyết
định sự sinh trưởng của cây (đối với cây non hoặc ra mầm sau khi bấm ngọn). Nitơ là
nguyên tố đặc thù của protein mà protein lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cây,
là nguyên tố có trong thành phần của acid nucleic (AND và ARN). Ngoài chức năng
duy trì và truyền thông tin di truyền, acid nucleic đóng vai trò quan trọng trong quá
trình sinh tổng hợp protein, sự phân chia và sinh trưởng của tế bào. Nitơ là thành phần
quan trọng của chlorophyll, một trong những yếu tố quyết định hoạt động quang hợp
của cây, cung cấp chất hữu cơ cho sự sống của các sinh vật trên trái đất; thành phần
của một số phytohormone như auxin và cytokinin. Đây là những chất quan trọng trong
quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và của cây. Ngoài ra, nitơ tham gia vào
thành phần của ADP, ATP, giữ vai trò quan trọng trong trao đổi năng lượng của cây.
Vì vậy, thừa nitơ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển và
hình thành năng suất ở cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng nhanh mà
mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ đỗ ngã, giảm năng suất nghiêm trọng,
hoặc trường hợp không thể thu hoạch. Tuy nhiên, thiếu nitơ cây sinh trưởng kém,
chlorophyll không được tổng hợp đầy đủ, lá vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, giảm
năng suất.
Đạm phải cân bằng với kali, nếu cây hút nhiều đạm mà thiếu kali, cây sinh
trưởng rậm rạp, thân mềm nhẹ, lá dễ mẫn cảm với sâu bệnh hại nhưng nếu thiếu đạm
lá hẹp, màu sắc nhợt nhạt, cành yếu (Đường Hồng Dật, 2002).
1.5.2 Vai trò của kali (K)
Kali (K): kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá
trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. Nguyên tố kali làm tăng khả năng chống
10


chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số

loại bệnh; tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây. Cân
bằng giữa đạm và kali làm cho cây vững chắc. Trên phương diện khối lượng, cây trồng
cần nhiều K hơn N nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N và P, nên K ít được
chú ý. Mức kali thấp làm cho cây sinh trưởng yếu và chậm, cây bị úa vàng, chóp lá
chuyển màu nâu; cây phát triển chậm, còi cọc, thân yếu, dễ bị đỗ ngã. Thừa kali lá cây
trở nên xanh thẫm và rút ngắn sinh trưởng. Mức kali được xác định thích hợp tùy theo
mùa (Đường Hồng Dật, 2002).
1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới và trong nước
1.6.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới
Hiện nay diện tích trồng măng tây trên thế giới khoảng 1.496.685 ha, trong đó
Châu Á là khu vực trồng măng tây lớn nhất thế giới. Một số nước trồng măng tây với
diện tích lớn là Trung Quốc, Đức, Peru, Mêxico, Tây Ban Nha, Thái Lan (Bảng 1.3).
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất măng tây của các khu vực trên thế giới năm 2012
Diện tích

Năng suất

(ha)

(tấn/ha)

Châu Á
Châu Mỹ
Châu Âu
Châu Phi
Châu Đại Dương

1.375.057
66.670

51.488
550
2.920

5,434
8,417
4,878
6,811
4,658

Thế giới

1.465.230

5,547

Khu vực

(Nguồn: FAOSTAT, 2012)
Theo FAO (2012), tổng sản lượng măng tây sản xuất trên thế giới đạt 8.301.482
tấn. Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất đạt 7.353.200 tấn, chiếm 88,58% tổng
lượng măng tây của thế giới, kế đó là Peru 376.645 tấn, chiếm 4,54%, Đức có sản
lượng là 102.395 tấn, chiếm 1,23%, các nước còn lại chiếm 5,65%. Năng suất măng
tây trên thế giới dao động rất lớn, những nước có năng suất thấp nhất là Phần Lan (5
tấn/ha/năm), cao nhất là Iran (22,941 tấn/ha/năm). Còn lại đa số các nước đạt năng
11


suất từ 3 – 6 tấn/ha/năm. Hiện nay sản phẩm măng tây lưu hành trên thị trường ở 3
dạng: măng tươi, măng bảo quản đông lạnh và sản phẩm măng đóng hộp (Bảng 1.4).

Bảng 1.4 Tình hình sản xuất măng tây của một số quốc gia thế giới năm 2012
Quốc gia
Trung Quốc
Peru
Mexico
Đức
Thái Lan
Tây Ban Nha
Mỹ
Nhật
Ý
Pháp
Thế giới

Sản lương (tấn/năm)
7.350,200
376.645
119.789
102.395
65.000
45.400
34.520
30.000
29.914
19.940
8.301.482

diện tích (ha)
1.350.650
33.063

16.233
19.329
16.600
10.700
10.240
6.350
4.881
4.560
1.465.230
(Nguồn: FAOSTAT, 2012)

1.6.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trong nước
Ở Việt Nam, cây măng tây đã du nhập vào từ những năm 1960 – 1970 nhưng
ngày đó do không tìm được thị trường nên cây măng tây không thể phát triển được.
Đến năm 1988, một Việt kiều Đức đã mang 500 g hạt giống măng tây về trồng thử ở
Đà Lạt, nhưng khi đó cây măng tây được sử dụng với giá trị như là hoa cắt cành khi
cây vừa 2 – 2,5 tháng tuổi, từ đó hình thành nên một thị trường trồng cây măng tây để
cắt lá làm kiểng trang trí định cư và phát triển mạnh mẽ ở xã Bình Phan, huyện Chợ
Gạo, tỉnh Tiền Giang. Đến năm 2005, cây măng tây mới thực sự có mặt trở lại ở Việt
Nam đúng với giá trị thật của nó Một số vùng ở miền Bắc đã trồng măng tây để xuất
khẩu như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng) nhưng năng suất không cao,
khoảng 3 – 4 tấn/ha. Do khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, cây chỉ cho thu hoạch
măng cuối mùa xuân và mùa hè, thời gian thu hoạch trong năm chỉ kéo dài 4 – 5 tháng
(Lê Hồng Triều, 2012).
Ở miền Nam từ cuối năm 2005 măng tây được đưa về trồng thử nghiệm ở
huyện Củ Chi Tp.Hồ Chí Minh. Điều kiện khí hậu thích hợp cho cây sinh trưởng và
phát triển quanh năm.Trong một năm có thể khai thác măng từ 8 – 9 tháng, năng suất
đạt 10 – 15 tấn/ha/năm (Lê Hồng Triều, 2012).
12



1.6.3 Thu hoạch và phân loại măng
Thu hoạch khi măng được 25 – 30 cm, thời gian thu hoạch măng tây xanh là
buổi sáng 5 - 9 giờ, tránh để măng tiếp xúc với ánh nắng. Măng đã thu hoạch nếu chưa
sử dụng ngay cần phải được bảo quản lạnh 2 0C hoặc cắm chân măng vào 3 – 5 cm
nước đá lạnh.
Giá thu mua sản phẩm măng tây ở thành phố Hồ Chí Minh (2012):
Loại 1: Đường kính thân măng > 9 - 15 mm, dài 25cm: 70 - 75.000 đ/kg
Loại 2: Đường kính thân măng > 6 - <9 mm, dài 25cm: 45 - 50.000 đ/kg
Loại 3: Đường kính thân măng > 3 - <6 mm, dài 25cm: 20 - 25.000 đ/kg ..
Chú ý chọn cọng măng thẳng, non mềm, đầu măng còn búp (chỉ nhận phần thân
xanh, không nhận phần gốc trắng kéo xơ già hoá) (Lê Hồng Triều, 2012)..
1.7 Một số bệnh trên cây măng tây
1.7.1 Bệnh nứt thân trên cây măng tây
Bệnh gây ra do sinh lý của cây làm cho cây và chồi măng non phát triển kém,
kiệt sức dần (Ark,1983).
1.7.2 Bệnh đốm tía trên cây măng tây
Nguyên nhân do nấm Pleospora herbarium gây ra. Cây bị bệnh ban đầu chỉ có
những đốm nhỏ có màu tím nhạt ở xung quanh, ở giữa có màu nâu nhạt và lõm xuống.
Bệnh phát triển tạo thành đám có nhiều đốm liền nhau. Bệnh thường xuất hiện ở phần
gốc của măng và thân mẹ. Mặt có gió thổi tới vết bệnh xuất hiện nhiều hơn những mặt
khác. Ở những vùng có mùa mưa kéo dài, nhiều sương mù bệnh gây hại nghiêm trọng,
cây mẹ nhiễm bệnh nặng sẽ bị rụng lá, khô dần rồi chết, trên măng non bệnh làm cho
măng bị cằn cỗi, chậm phát triển chiều cao, làm giảm chất lượng và giá trị thương
phẩm. Măng bị nhiễm bệnh nặng sẽ không thu hoạch được (Kahn, 1952).
1.7.3 Bệnh đốm trên măng tây

13



Nguyên nhân gây ra là do nấm Cercospora asparagi, bệnh xuất hiện khi cây đã
có tán giao nhau và thường xảy ra khi thời tiết ẩm ướt. Triệu chứng ban đầu là những
đốm nhỏ hình oval có màu xám, đường viền màu nâu đỏ nhạt, hiện diện trên lá và
cành nhánh, gây rụng lá, giảm năng suất và tuổi thọ của cây. Trong năm đầu măng tây
ít bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Bệnh thường phát triển nhanh khi độ ẩm không khí cao.
Vì vậy nên tưới nhỏ giọt để hạn chế ẩm ướt, nếu tưới phun sương chỉ nên tưới vào
buổi sáng (Kahn, 1952).
1.7.4 Bệnh thối măng và cổ măng
Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phytophthora megasperma. Bệnh làm mầm
bị mềm ướt, nhầy cả phần trên và phần dưới mặt đất. Ban đầu lớp vỏ ngoài bị phồng
lên sau đó bị xẹp xuống làm cho măng bị cong lại. Ở cổ măng các mô bên trong cổ
măng bị lây nhiễm có màu vàng nâu và có dịch nhầy. Bệnh làm thối cả phần gốc măng
và phần măng trên mặt đất.
1.8 Tình hình nghiên cứu măng tây trên thế giới và Việt Nam
1.8.1 Tình hình nghiên cứu măng tây trên thế giới
Lần đầu tiên tại Mỹ năm 1908, người ta đã tìm ra bệnh thối rể và cổ rễ, lúc đầu
nó được gọi là bệnh lùn cây, héo rũ và thối rễ. Bệnh xuất hiện cả giai đoạn cây con và
cây trưởng thành.
Theo Mullen và ctv (1998), cho rằng: lượng phân bón cung cấp cho cây măng
tây phụ thuộc vào dinh dưỡng trong đất và loại đất. Đối với vùng đất có hệ thống tưới
tiêu tốt lượng phân N nên bón từ 112 – 168 kg/ha/năm, 112 – 224 kg/ha P 2O5, lượng
K2O khoảng 224 kg/ha/năm (Trần Thị Thơm, 2013).
Theo Nesson (2004), cho rằng nếu canh tác măng tây có bón phân hữu cơ, quản
lý tốt thì chu kỳ sản xuất của cây kéo dài khoảng 15 năm và có thể lâu hơn.
Theo Inner Mongolia University for Nationalities (2007) về ảnh hưởng của
phân đạm ở các liều lượng 0, 120, 240 và 360 kg N/ha. Kết quả là khi bón đạm ở mức
240 kg N/ha, măng tây xanh không chỉ cho hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn mà năng
suất cũng cao hơn.
14



Thí nghiệm của Asghar và ctv (2006), về ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng
và năng suất của 6 giống măng tây chỉ ra rằng với mức đạm 90 kg N/ha cho chiều cao
cây tối đa (2,3m) số nhánh trên cây (12,2 cành), trọng lượng trung bình cây (178,8 g)
và trọng lượng trung bình rễ (288,3 g), số lượng búp măng chồi (34,1), chiều dài măng
(25,1 cm), trọng lượng măng (32,2 g) và năng suất cao nhất 37,9 tấn/ha.
Kết quả nghiên cứu của Krug và Kailuweit (1999), về ảnh hưởng của phân đạm
ở các liều lượng 50, 75, 100 và 200 kg N/ha đến năng suất của măng tây. Kết quả cho
thấy 3 trong 4 trường hợp theo dõi, năng suất đạt tối đa với liều lượng đạm thấp nhất.
Tuy nhiên, Sander và Benson (1999) đã thử nghiệm bón 0, 50, 100, 150, và 200 kg
N/ha + 0, 50, 150, 250 và 300 K2O kg/ha cho giống măng tây lai Jersey Gem. Năng
suất tích lũy gia tăng đến liều lượng 150 kg N/ha và 150 kg K2O/ha .
1.8.2 Tình hình nghiên cứu măng tây ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về loại cây trồng này, Trần Khắc
Thi (1995), đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo một số giống rau chủ yếu và các biện
pháp thâm canh giai đoạn 1991 – 1996 trong đó có cây rau măng tây.
Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (1994) cho rằng lượng phân bón
một ha măng tây như sau: 30 - 40 tấn phân chuồng, 200 kg Urê, 150 kg kali sunfat. Có
thể kéo dài thời gian thu hoạch và tăng sản lượng.
Theo Mai Thị Phương Anh (1999), xác định lượng đạm thích hợp bón cho
măng tây là 92 kg N/ha.
Theo Vi Thị Phượng (2011), nêu lên những tính năng và tầm quan trọng của cây
rau măng tây đối với con người. Cây măng tây không những có lợi về mặt dinh dưỡng
mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng cần được đầu tư và phát triển.
Theo Trần Thị Thơm (2013), đưa ra kết luận: bón vôi ở mức 500 kg/ha cho
năng suất thu hoạch măng ban đầu cao hơn 23,4% so với mức bón 2000 kg/ha, năng
suất đạt được ở mức bón 160 kg N/ha tăng 31,3% so với mức bón 40 kg/ha.

15



×