Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Giới trẻ việt nam với những trào lưu mới mong triet II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.25 KB, 25 trang )

TRUNG TÂM HỌC VẤN ĐA MINH
Phân Khoa Triết Học

GIỚI TRẺ VIỆT NAM VỚI NHỮNG TRÀO LƯU MỚI

Tiểu Luận năm Triết học II
Bộ môn: Dẫn luận Văn hóa

Sinh viên: Vinhsơn TRẦN VĂN MONG
Giáo sư hướng dẫn: Lm. Giuse ĐỖ TRUNG THÀNH, OP.

Năm học 2009 – 2010

MỤC LỤC
1


DẪN NHẬP

………………………………………………………………………… 4

1. XÃ HỘI VÀ GIỚI TRẺ NGÀY NAY

………….……………………………… 5

1.1. Xã hội ngày nay ………………………………………………………… 5
1.2. Giới trẻ ngày nay ……………………………………………………… 6
1.2.1. Giới trẻ là ai

………………………………………………………… 6


1.2.2. Ngày nay giới trẻ có gì và cần gì…………………………………… 7
1.2.3 Thực trạng ngày nay ………………………….……………………… 8
2. GIỚI TRẺ VỚI NHỮNG TRÀO LƯU MỚI

………………………………… 10

2.1. Sống đua đòi …………………………………………..……………… 10
2.2. Sống “sĩ diện” và “chảnh”

……………………………………… 12

2.3. Sống hưởng thụ thực dụng…………………………….…………… 14
2.4. Sống buông thả, sống thử ……………………..…………………… 17
2.5. Thể hiện “cái tôi” quá đáng ……………………………..………… 18
2.6. Các trào lưu khác

…………………………………..……………… 19

3. HƯỚNG ĐI CHO GIỚI TRẺ

………………………………………………… 21

3.1. Sống có lý tưởng và có mục đích…………………………………… 21
3.2. Sống có hành trang…………………………………………………… 22
3.3. Sống có bản lĩnh và ý chí ……………………………………… …… 22
3.4. Giới trẻ Công Giáo sống giữa xã hội ngày nay…………………… 24
KẾT BÀI
THƯ MỤC

………………………………………………………….……………… 27

……………………………………………………………………… 28

2


GIỚI TRẺ VIỆT NAM VỚI NHỮNG TRÀO LƯU MỚI

DẪN NHẬP
Chúng ta đang hồ hởi bước vào thời kỳ hội nhập của toàn cầu hóa. Đất nước
đang bước những bước khả quan trong đà tăng trưởng về kinh tế, những tiến bộ
khoa học ngày một ứng dụng rộng rãi. Người dân đang bước vào thời kỳ mà hàng
hóa vật chất lan tràn và phong phu. Có thể nói mọi nhu cầu của ta đều được đáp
ứng cách nhanh chóng. Sống hưởng thụ là nhu cầu không thể thiếu được trong xã
hội ngày nay và con người đang lao mình vào “mê hồn trận” của chủ nghĩa tiêu thụ
và lối sống hối hả. Và đây cũng là thời kỳ của hội nhập văn hóa với việc du nhập văn
hóa phương Tây ngày càng nhanh.
Sự phát triển và hội nhập văn hóa xã hội đó tác động nhanh và mạnh nhất đối
với giới trẻ. Giới trẻ đang ngày đêm quay cuồng trong vòng xoáy của sự phát triển
đó. Bởi lẽ người trẻ mang trong mình sức sống dồi dào, mang trong mình nhiệt huyết
sôi nóng. Họ thường là người rất năng động, tích cực trong mọi việc, trong mọi vấn
đề của cuộc sống, kể cả tình yêu. Họ cũng là người dồi dào tình cảm, nhạy bén trong
sự cảm thụ cái hay, cái đẹp của cuộc đời; nhưng ngược lại, họ cũng là người dễ
nông nổi, dễ đi quá trớn, nếu thiếu sự hướng dẫn, và những căn cơ chừng mực cần
thiết.
Sinh ra, sống và đối diện với vực thẳm của xã hội tiêu thụ, các bạn trẻ đang lần
mò những bước đi chập choạng, quờ quạng như đi trong đêm tối. Trên bước đường
đó, biết bao những trào lưu, phong cách sống được nảy sinh giữa họ, tốt có, xấu có,
cứ sen lẫn và lần lượt nổi lên. Không ít bạn trẻ đã vấp ngã trên bước đường đó.
Những trang viết ngắn ngủi này sẽ cho chúng ta cái nhìn sơ sài về những trao lưu
tiêu biểu trong số vô vàn những trào lưu đang ngày đêm nảy sinh nơi giới trẻ. Và

cũng hy vọng các bạn trẻ sẽ tìm được “lối đi trong đời” cho riêng mình và can đảm
bước đi giữa sóng gió của cuộc đời

3


1. XÃ HỘI VÀ GIỚI TRẺ NGÀY NAY
1.1. Xã hội ngày nay
Nhân loại vừa bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ được mệnh danh là kỷ nguyên
của toàn cầu hóa hay thời đại của văn minh trí tuệ với sự bùng nổ và phát triển kinh
tế trên toàn thế giới. “Mặc dầu chưa có sự đồng thuận về ý nghĩa và giá trị của toàn
cầu hóa, nhưng không ai có thể phủ nhận sự hiện hữu và tầm quan trọng của nó.
Đây là một tiến trình lịch sử đa dạng, phong phú, phức tạp vả chưa hoàn thành.
Nhưng nó là một tiến trình bất khả phục hồi và đang biến đổi sâu rộng không những
cơ cấu chính trị, mô hình kinh tế, tổ chức xã hội, mà ngay chính cuộc sống và tất cả
bộ mặt của thế giới”.

1

Một mô hình kinh tế mới đang được hình thành và phát triển

mạnh. Vấn đề an sinh và phúc lợi xã hội càng ngày càng được an tâm và đẩy mạnh.
Cũng trong thời nay, vai trò của phái nữ sẽ trội lên trong mọi lãnh vực: chính trị, kinh
tế, xã hội, y tế, và cả khoa học kỹ thuật… Những ngành Tin Học, Viễn thông và Sinh
học là những mũi nhọn của thế kỷ XXI (Thế kỷ XX là cơ khí học). Đặc biệt trong thời
kỳ này, vai trò của cá nhân trong cộng đồng được đặt nổi bật hơn cả. Những quyền
con người được đề cập tới nhiều hơn.
Toàn cầu hóa đem lại một luồng gió mới cho nhân loại. “Lần đầu tiên trong lịch
sử, nhờ toàn cầu hóa, một số nước có khả năng thỏa mãn nhu cầu vật chất của
người dân và đã có thể mơ tưởng đến một ngày mai sung túc hơn. Những tiến triển

của kỹ thuật thông tin cũng cống hiến cho nhân loại tiềm năng không thể tường
tượng được trong việc sử dụng lượng thông tin khổng lồ, chế tạo thông tin, đưa
thông tin tới bất cứ chân trời góc bể nào và nhất là áp dụng nó vào sản xuất”.

2

Nhưng những biến đổi đó quá rộng lớn và nhanh chóng, con người hầu như
không còn “kịp suy nghĩ”. Xa lộ thông tin thực sự là “mầu nhiệm” và tầng lớp lớn tuổi
chẳng mấy chốc đã trở thành những người “vô đạo” đối với thông tin điện toán. 3 Trái
lại, nó lại mở ra thời huy hoàng cho thế hệ trẻ rất nhanh nhạy và uyển chuyển, đã
thích nghi cách nhanh chóng. “Đứa con nít vắt mũi chưa sạch, đáng tuổi cháu chắt
chúng ta, vẫn có thể sử dụng những tiện nghi khoa học kỹ thuật ấy thành thạo hơn

1 Nguyễn Thái Hợp OP, Để họ Lớn lên, (Đức Tin & Văn Hóa, 2007), tr. 112.
2 Ibid., tr. 113.
3 Xc Thiện Cẩm OP, trong Nguyễn Thái Hợp OP, Tư duy & Lối sống của người Việt thời Hội nhập, (CLB
Phaolô Nguyễn Văn Bình, 2009), tr.135.
4


cả các tiến sĩ triết học hay văn chương, mà chẳng cần phải học hỏi lâu dài”. 4
Thời kỳ này cũng là thời lỳ của vật chất ngự trị, hàng hóa phong phú và dồi
dào. Người ta không còn nghĩ đến chuyện “ăn no mặc ấm” nữa rồi mà thay vào đó là
“ăn ngon mặc đẹp” rồi “ăn kiêng mặc mốt”. Đời sống hưởng thụ ngày càng tăng và
giới trẻ hồ hởi hưởng ứng và tận hưởng nó; họ đua nhau tận hưởng tối đa những gì
mà đời sống vật chất đem lại.
1.2. Giới trẻ ngày nay
1.2.1. Giới trẻ là ai
Ở đâu và vào thời nào, người trẻ cũng luôn được xem là tương lai của
quốc gia, là giường cột của nước nhà, là tinh hoa của dân tộc. Bởi lẽ

trong một xã hội, người trẻ luôn là sức mạnh nội lực, là sự sống còn của
cả dân tộc, họ phải lèo lái, dẫn dắt con thuyền dân tộc tiến vào tương lai
trong sự thành đạt và tiến bộ của nhân loại. Mặt khác, người trẻ luôn là
cầu nối giữa quá khứ của dân tộc với tương lai của thế giới; là nơi lưu
dấu và cất giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc để chuyển
trao cho lớp thế hệ trẻ mai sau. Thế nên, người trẻ đóng một vai trò quan
trọng đối với quê hương và đất nước và một trách vụ nặng nề đối với dân
tộc và quốc gia. Ý thức được những nghĩa vụ cao trọng ấy, người trẻ
phải luôn biết đóng góp công sức và trí tuệ làm cho quốc gia trở nên
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Lý tưởng của
một người trẻ là như thế đó! Đúng với khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên
có, đâu khó có thanh niên”; hay “Làm trai cho đáng nên trai, Xuống đông
đông tĩnh, lên đoài đoài yên”.

5

Đáp ứng lý tưởng cao vời và đầy trọng trách đó, người trẻ phải là những người
đang sống, đang hình thành, đang lớn dần, đang muốn khẳng định, muốn trưởng
thành, bộc lộ, hội nhập, thành công, và muốn cảm thấy mình có ích cho xã hội, cho
người khác, cho giáo hội và cho gia đình. Họ đang sống quanh ta và muốn lăn xả,
hòa nhập vào trong đó với một sức sống, một lý tưởng và một mục đích rõ rệt, muốn
đóng góp sức mình vào đó. Họ muốn tạo cho họ một cuộc sống có ý nghĩa cho bản
thân và cho đời. Họ đang ở trong giai đoạn sung mã nhất của cuộc đời.

4 Thiện Cẩm OP, trong Nguyễn Thái Hợp OP, Tư duy & Lối sống của người Việt thời Hội nhập, (CLB
Phaolô Nguyễn Văn Bình, 2009), tr.135.
5 Xc Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới,(Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004), tr.278.
5



Nhưng người trẻ cũng là người đầy mộng mơ, luôn muốn được đổi mới, muốn
được nổi trội, muốn được người ta ca tụng. Chính vì thế mà họ luôn tìm cách theo
đuổi những giá trị, nhưng phương cách sống nhằm thỏa mãn họ. Người trẻ cũng là
người nông nổi nhất thời nhất, chưa có độ chín chắn trong suy nghĩ và hành động,
mọi thứ đối với họ chỉ nhất thời, nhiều khi là chóng qua. Họ luôn khao khát cái mới,
cái nổi trội, vì thế mà họ luôn tìm mọi cách để nổi trội, để đổi mới, không chịu gò bó
trong một khuân khổ nào cả.
1.2.2. Ngày nay giới trẻ có gì và cần gì
Ngày hôm nay, người trẻ có những gì trong tay? Tất nhiên là họ có sức khỏe,
sự cường tráng, sự liều lĩnh, ý chí vượt khó, sự hăng hái xả thân, lòng nhiệt thành.
Họ có kiến thức phổ thông, kiến thức sống và kiến thức hội nhập bạn bè, hàng xóm,
gia đình. Họ có đủ điều kiện để có một lý tưởng sống chính đáng, có một đích điển
hướng tới cái hay cái đẹp, một hy vọng tràn trề vào tương lai. Mặc dù sống trong
thời đại đầy đủ với sự khích lệ của moi phương tiện như thế, nhưng đôi khi hoặc
không thiếu người trẻ vẫn chỉ có sự sợ sệt, e dè, thiếu tự tin, dễ chán nản, dễ thất
vọng… hay là vẫn có sợ đụng chạm, sợ ngại khó, sợ hội nhập cái mới và đôi khi sợ
bị chê bai. Hoặc đôi khi người trẻ lo ngại do dễ sai phạm, dễ xung khắc, dễ buông
thả, dễ nghe, dễ bị cám dỗ, dễ lệ thuộc, dễ bắt chước, dễ gièm pha trách móc. Điều
đó dẫn tới sự trống vắng, không mục đích, không lý tưởng, dễ khủng hoảng, dễ cô
đơn, dẫn đến thái độ bất cần, vô vọng, mặc kệ…
Sự bùng nổ và phát triển kinh tế trên toàn thế giới đòi hỏi người trẻ phải thực
sự nhanh nhạy, khôn ngoan, phải có đủ sức khỏe thể xác, tinh thần để hội nhập, để
lắt léo, để thành đạt nhanh, để tiến bộ nhanh, tránh lạc hậu, tránh chờ đợi. Xã hội đòi
hỏi nơi họ sự thay đổi và thích nghi với cái mới trong vật chất, ứng xử, giao tiếp, lối
sống, tinh thần và quyết định. Giới trẻ cũng được đòi hỏi có sự trỗi dậy và khao khát
thành công, danh vọng, chỗ đứng, tiền tài, sự nghiệp, tình cảm và ưu thế. Họ phải
biết khắt khe trong cạnh tranh, sáng tạo đổi mới, bắt nhịp sống với thời cơ và may
mắn.
1.2.3 Thực trạng ngày nay
Này ! Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đã có hơn một lần xuống

phố vào buổi tối. Nhưng có ai đã từng quan sát hết sự việc xảy ra
trong xã hội này chưa? Vậy bây giờ, mời các bạn hãy cùng tôi điểm
lại một số sự việc nhé ! Vừa bước ra khỏi nhà tôi đã bị choáng ngộp
6


bởi những chiếc xe “tay ga” đủ loại. Nhìn quanh thì tôi lại bị “hoa
mắt” vì những “trang phục”của các bạn trẻ thời đại @, nhất là các
bạn nữ ngày nay thường ra đường với những trang phục “cực ngắn”,
“cực hở” mà được giới trẻ ngày nay “quánh giá” bằng những từ ngữ
thật “pro…” đó là “cực hot”, là “thời thượng”. Nhìn đến các chàng trai
trẻ thấy mười người thì đã có đến chín cái đầu “hai lai”, chẳng những
“hai lai” mà có khi đến “ba, bốn lai” đấy. Tôi thật không hiểu sao các
bạn có thể “hành hạ” mái tóc của mình như thế chứ ? các bạn có thể
ra đường với một cái “mặt tiền” như thế ư? chắc vì nó “beti..” phải
không nào?! Ôi những từ ngữ nữa Anh nữa Việt này nghe thật
“hướng ngoại” nhỉ ! Thì cũng đúng với thời đại xã hội hòa nhập vào
nền văn minh thế giới. 6
Thế đấy, nhìn vào thực trạng ở nơi người trẻ ngày nay chúng ta thấy gì? Ta
thấy đâu đó hết trào lưu này tới trào lưu khác xuất hiện. Tựu chung lại, ta có thể thấy
nơi họ là sự đua đòi, cám dỗ, hưởng thụ, khám phá cái mới của vật chất, tiện nghi,
cảm xúc và thống trị người khác. Cuộc sống của họ là cuộc chạy đua với các trào
lưu mà không có đích, không có trào lưu nào làm thỏa mãn họ lâu dài được, họ cứ
loay hoay với cái vòng xoáy của thời đại, của “cơn lốc thị trường”. Cuối cùng là sự
mệt mỏi, nhàm chán, và gánh nặng của đòi hỏi làm cho họ mất định hướng, không
biết đi về đâu.
…Trong hàng loạt các tập sách Saigon by Night của tác giả Cù
Mai Công hay gần đây nhất là hai tập sách phóng sự xã hội (Cơn Lốc
Màu Hồng và Cơn Lốc Cuộc Đời) của tác giả Vương Liễu Hằng, tất cả
như cố gắng vén vạch cho chúng ta thấy những sinh hoạt “ngoài luồng”

của một số không nhỏ lớp thanh thiếu niên thành phố; từ việc tập trung
đua xe, hút chích ma túy đến việc tụ tập ăn uống, kéo bè kết đảng
thanh toán nhau bằng hung khí... . Bản chất của hiện trạng ấy chỉ cho
chúng ta thấy rõ xã hội chúng ta sống đang đứng trước cơn khủng
hoảng về các giá trị luân lý và đạo đức. Riêng với lớp người trẻ, đó là
dấu báo hiệu sự suy vong và tụt dốc về lý tưởng sống và nhân cách
sống . Nếu đồng ý với quan điểm của Marx khi cho rằng, con người là
một tổng thể của các mối quan hệ trong xã hội thì hiện trạng trên là một

6 truy cập
ngày 20/04/2010.
7


hiện tượng mà nhà xã hội học, Durkheim gọi là hiện tượng phi chuẩn.
Một khi xã hội bị cuốn lôi vào trong cơn lốc của hiện tượng phi chuẩn
thì xã hội ấy sẽ thiếu các chuẩn mực đạo đức để hướng chỉ, kìm giữ
các hành vi xã hội từ bên trong.7
Giới trẻ ngày nay sống không có một chuẩn mực nào cả, cuộc sống của họ là
phi chuẩn hay tha hóa. Hàng loạt các hiện tượng tiêu cực đang diễn ra ngày đêm. Tỷ
lệ bạn trẻ nghiện hút và nhiễm HIV tăng cao và ngày càng trẻ hóa; học sinh, sinh
viên buôn bán ma túy; con số nữ sinh phá thai ngày càng nhiều đi sau những cuộc
ăn chơi thả sức, đi sau cái gọi là sống theo “phong cách Tây”. Các cuộc ẩu đả, thanh
toán giữa các băng đảng không ngừng diễn ra đêm cũng như ngày. Các tiêu cực của
game, internet đối với giới trẻ khi nào cũng là vấn đề sôi nổi. Hiện tượng nữ sinh
cũng thi nhau vùng dậy để ẩu đả và thanh toán nhau chứ không chỉ riêng có nam.
Những màn ăn chơi “kỳ lạ” luôn luôn được đổi mới…
Nói chung, người trẻ mỗi lúc một điên cuồng hơn trong việc đeo đuổi hưởng thụ
vật chất. Sở dĩ tâm cảnh người trẻ ngày nay đang chao đảo trong cơn bão thực dụng
và tình dục là bởi vì họ không có một hệ thống giá trị chuẩn mực chung được xã hội

công nhận và đề cao; qua đó, người trẻ tự soát xét về các hành vi ứng xử của mình.
Mặt khác, điều ấy cũng một phần nào nói lên lý tưởng và giá trị sống không có ở nơi
người trẻ. Họ sống vật vờ, hoang mang, bất mãn với hiện tại, không tin ở tương lai,
thích hưởng thụ mà không lao động. Nói chung, người trẻ ngày nay, có nhiều người
sống không định hướng.
2. GIỚI TRẺ VỚI NHỮNG TRÀO LƯU MỚI
2.1. Sống đua đòi
Con người luôn mang trong mình xã hội tính, chính vì thế mà con người sống là
sống cùng, sống với, sống bên người khác. Ông bà ta cũng đã từng nói: “Buôn có
bạn, bán có phường”, dù làm gì hay sống thế nào, chúng ta cũng làm và sống với
người khác, sống trong một xã hội, một môi trường có nhiều người cùng sống. Chính
vì vậy, mà con người dễ bị tác động bởi môi trường sống và những người chung
quanh. Mặt khác, con người hay “đứng núi này trông thấy núi kia cao”, nghĩa là luôn
ganh tỵ so bì cao thấp, hơn thua với người khác. Nên dễ rơi vào thái độ sống adua,
đua tranh với người khác.8
7 Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới,(Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004), tr. 278-279.
8 Xc Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới,(Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004), tr. 293-294.
8


Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ.
Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày
cũng “thô bạo” hơn. Xã hội thì đầy những biến động xô bồ mà người trẻ lại là những
người mang trong mình nhiệt huyết của tìm tòi và khám phá, nên họ dễ bị lôi kéo, dễ
bị cuốn hút vào cuộc sống đua tranh và tìm khẳng định mình bằng lối sống hưởng
thụ, đua đòi, và cũng nhanh chóng bắt nhịp với thế giới hiện đại. Rảo quanh các phố
phường, các quán bar, các khu vui chơi, chúng ta thấy nhan nhản những hình ảnh
bạn trẻ ăn chơi đua đòi, họ có cả một trào lưu bắt trước nhau. Đây gọi là “bản năng
bầy đàn” 9
Nét đẹp riêng ở người con gái Việt Nam lẽ ra là chiếc áo dài trắng và dáng đi

yêu kiều, vậy mà nay tràn ngập khắp thành phố là những cô gái với mái tóc hoe
vàng, quần mặc trên đầu gối, áo mặc dưới gần ngực, đôi môi thì thâm tím, đi
đứng thì tự do, ăn nói thì thô lỗ, … còn một số bạn nam, mặt mũi rất “xinh gái”,
quần áo bó sát người, hết trên loe dưới túm, lại trên túm dưới loe … Họ lập
thành băng nhóm theo những phong cách ăn mặc riêng. 10
Cùng hòa vào dòng xoáy của xã hội hưởng thụ, giới trẻ đua nhau thể hiện sự
giàu có về vật chất và thời gian, sành điệu trong tiêu dùng và giải trí. Đi những loại
xe đắt tiền, xài điện thoại di động tân thời, đa chức năng, diện những bộ quần áo,
giày dép, đồng hồ hàng hiệu. Đã ra đường với những chiếc xe sành điệu thì mặt mũi
nào mà lui tới những cà phê con cóc, những quán cơm bình dân? Phải là nhà hàng
đặc sản, phải là sàn nhảy, phải là khách sạn. Đã vào mạng internet thì nhất định là
chat, là email, là games, là tìm cái gọi là “mì ăn liền” chứ hơi đâu mà truy cập các
trang thông tin về kinh tế, về thời sự, về văn hóa hay về khoa học kỹ thuật? Đã là
dân sành điệu thì phải sao cho giống phong cách của các minh tinh, phải đến với
những chương trình ca nhạc xập xình nhảy nhiều hơn hát, ai lại đi xem ba vở tuồng
chèo, cải lương với những câu chuyện lịch sử và những diễn viên hoá trang theo
truyền thống? Rồi thời gian đâu mà tham quan các bảo tàng hay đọc sách trong thư
viện? 11
Đó là những phong cách sống mà họ học được từ những bộ phim Hàn Quốc
hay từ một số người nổi danh nhờ lối sống “kỳ dị”. Trào lưu này cũng xuất phát từ sự
9 truy cập
ngày 04/ 05/2010.
10 Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới,(Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004), tr.294.
11 Xc truy cập ngày
04/05/2010.
9


giàu có mà thời đại đem đến. Giới trẻ đang có một cuộc sống quá đầy đủ về mọi
phương diện, nhưng lại thiếu một ý hướng lành mạnh để theo đuôi, nó xuất phát từ

đời sống tinh thần trống trải, chưa được hun đúc đầy đủ. Nhưng chớ chêu thay, trào
lưu này cũng ngày càng sâm nhạp vào cả tầng lớp những bạn trẻ vốn xuất thân từ
tầng lớp nghèo và chân quê. Những cô cậu thanh niên lên thành phố học cũng
nhanh chóng đua đòi để bắt nhịp với cuộc sống mới. Những đồng tiền đầu tiền dành
để học hành, sắm vi tính thì nhanh chóng được đốt vào quần áo, đầu tóc, trang sức,
và họ nhanh chóng trở thành dân thị thành. Thậm chí nếu không có đủ tiền thì đi vay
mượn hoặc mắc nợ, đã có nhiều trường hợp khi bị phát giác, khi không thể đủ sức
mà “đua” đã phải bỏ lại một đời sinh viên lẽ ra là cơ hội đổi đời trong tương lai như
ước nguyện của những bậc cha me ngày đêm vất vả ở quê nhà.
Cơn sóng của lối sống adua, đua đòi, đu bám nơi tầng lớp người trẻ hiện nay là
một chỉ dấu cho thấy: họ thiếu vắng lý tưởng và giá trị sống cho tương lai. Một khi họ
không tìm được ý nghĩa và giá trị sống đích thực thì họ dễ dàng lao vào những cuộc
chơi vô bổ và những cuộc tìm kiến bế tắc không lối thoát cho cuộc đời họ. Họ chỉ
muốn “quậy một chút”, làm cái gì đó khác thường để thoát khỏi sự trống trải, nhàm
chán.
2.2. Sống “sĩ diện” và “chảnh”
Trước hết, ta hiểu sĩ diện chính là danh dự hay thanh danh của một người. Ở
đời, con người sống thành công hay thất bại là nhờ biết sống có liêm sỉ, trọng danh
dự và có biết giữ thanh danh hay không. Sĩ diện là tính tự nhiên nơi con người. Ngay
một đứa trẻ cũng biết hổ thẹn trước lời quở trách hay mắng mỏ của cha mẹ. Khi bị
cha mẹ la mắng hay trách cứ một điều gì đó, đứa bé tỏ thái độ cúi đầu, đỏ mặt tía
tai. Hay khi nó làm hỏng hoặc nói lỡ một điều gì đó mà bị người khác bắt bẻ, chê bai
tự nhiên nó cảm thấy thẹn thùng xấu hổ. Vì sĩ diện mang tính xác định cho vị thế của
con người ở trong xã hội mà rất nhiều người đã dùng sĩ diện để che đậy và lấp liếm
về con người thật của họ. Họ tô son, đánh bóng bản thân bằng những thứ hoàng
nhoáng ở bên ngoài.
Cứ nhìn vào thực trạng cuộc sống ngày nay, rất nhiều người bạn trẻ thu nhập
không đủ sống, nhưng vẫn cố gắng sức, nhọc công chạy theo những mốt mới trong
trang phục, những kiểu dáng lạ trong trang sức. Họ luôn chứng tỏ mình là những
người “sành điệu”, những người “model”, những người “quý tộc”, những người hợp

“thời đại” … . Bằng việc đi xe tay ga, điện thoại đời mới nhất, quần áo phải hàng
hiệu, tiêu sài cách thoải mái … Tất cả chỉ là để tôn vinh bản thân và lên mặt với
10


những người khác. Một nhà xã hội học khi nhìn vào lối sống trọng thị danh dự và bản
thân đã nhận định thế này: “Đây là một lối sống thiếu định hướng văn hóa, mất bản
sắc dân tộc và chứng tỏ xã hội đói nghèo những giá trị sống”. 12
Típ người này làm gì cũng khác người và khác đời. Chẳng hạn như khi
nói chuyện thì kèm theo điệu bộ như người bên trời “Tây” mới về; ăn
mặc thì nhìn không giống ai “quần thì tụt xuống áo thì tăng lên”; đầu tóc
thì kỳ dị “mặt ta đầu Tàu”, “da vàng mũi tẹt nhưng đầu sù lông nhím”.
Cách ăn, lối nói của họ nói chung là cố tạo ra nét dị hợm khác đời….Típ
người này làm gì cũng khác người và khác đời. Chẳng hạn như khi nói
chuyện thì kèm theo điệu bộ như người bên trời “Tây” mới về; ăn mặc
thì nhìn không giống ai “quần thì tụt xuống áo thì tăng lên”; đầu tóc thì
kỳ dị “mặt ta đầu Tàu”, “da vàng mũi tẹt nhưng đầu sù lông nhím”. Cách
ăn, lối nói của họ nói chung là cố tạo ra nét dị hợm khác đời…. 13
Giới trẻ cũng “hay xấu hổ, không muốn mọi người biết mình học kém, biết mình
nghèo, biết gia đình mình ở nông thôn. Trong các mối quan hệ, trong giao tiếp hay
giấu dốt, những điều mình không biết không tự nhận là không biết mà hay nói quanh
co hoặc nói chệch cặc đánh trống lảng. Thích phô trương, khoe khoang, thậm chí cả
khoe khoang những điều mình không hoặc chưa có. Không ít sinh viên tốt nghiệp
chưa kiếm được việc đã vội vàng xin đăng ký học để lấy bằng thứ hai mà' không biết
để làm gì. Chưa có nhu cầu, đã mua ngay máy tính, máy ảnh...” 14
“Chảnh” là danh từ mà các bạn trẻ dùng để gọi những người thích làm điệu,
làm dáng, làm duyên; hay để gọi một số người làm ra vẻ dân chơi, “lãng tử”. Điều
này thấy rất rõ nơi bạn trẻ ngày nay, đặc biệt là các bạn tuôi “teen”.
Thời buổi hiện đại ngày nay, bạn trẻ được tiếp cận công nghệ thông tin quá
nhanh chóng, bên cạnh đó, văn hóa mạng lại không được hướng dẫn chọn lọc. Thấy

có gì mới mẻ hấp dẫn, họ lại bắt chước hoặc sáng tạo thêm những phong cách “xa
lạ” với văn hóa Việt Nam. Tâm lý muốn mình nổi bật, khám phá cái mới cũng thôi
thúc họ có hành vi này. Quá nhàm chán với quần bò, áo phông nam tính, giờ bạn trai
thì muốn chuyển sang một hình ảnh khác với thường ngày, xuất hiện trong trang
12 Xc Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới,(Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004), tr.294295.

13 Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới,(Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004), tr.286.
14 truy cập ngày
10/05/2010.
11


phục của các bạn nữ chẳng hạn, các em nữ thì ngược lại, xuất hiện với phong cách
rất nam tính. Và trong xã hội ngày nay, một xã hội mà chủ nghĩa cá nhân ngự trị, các
bạn trẻ thả sức trình diễn những “gu” thời trang mà mình ưa thích.
Phải nói rằng, bạn trẻ rất nhanh nhậy trong thời trang, trong việc bắt trước nhau
và bắt trước những gì được gọi la “văn hóa ngoại lai”, du nhập vào qua du lịch, phim
ảnh và hàng hóa thương mại. Bạn có thể thấy ngoài đường, đâu đâu cũng có những
“cô gái trẻ tóc thì nhuộm vàng, mặc chiếc váy ngắn lòi cả nội y, áo thì kín trước hở
sau (loại áo hai dây chỉ che phần ngực còn hở phần lưng), có khi lại là “áo lưới”. Còn
một bạn nam tóc cũng nhuộm vàng theo kiểu Hàn Quốc, áo mặc thì bỏ ngoài quần,
với tông màu thật nóng và đối lại với màu của quần … những ngày lễ hội, người trẻ
lại ăn mặc như “tây”, hát những bài hát sục sôi lòng thù hận, hay những bài hát sót
xa, đau đớn cho một cuộc tình trái ngang … . Với lối sống ăn nhanh, nói lớn, nghe
nhạc giật, mặc đồ hiệu, các bạn trẻ muốn tìn cho mình một con đường để tự khẳng
định mình, để chứng tỏ cho mọi người biết tôi cũng thức thời và biết ăn chơi.”

15

2.3. Sống hưởng thụ thực dụng

Tuổi trẻ muôn đời vẫn là tuổi của ước mơ, của hy vọng và quảng đại. Thế
nhưng ngày nay, tuổi trẻ lại đang hướng nhiều về lối sống thực dụng và hưởng thụ,
“tiêu dùng điên loạn và xa hoa”16. Họ nhiệt tình, hăm hở chăm sóc cho cái vẻ bề
ngoài của mình và chỉ chú tâm tới ăn chới. Thú “ăn chơi bất cần thân thể” là một lối
sống khá phổ biến hiện nay trong giới trẻ. Người trẻ tìm khẳng định mình trong cách
ăn mặc model, đi xe phân khối lớn, sài những thứ hàng xịn. Câu thành ngữ: “ngồi xế
hộp – nộp thuế bar – ca di động” đã trở nên tiêu chuẩn và lý tưởng sống của giới trẻ
ngày nay. Đua xe tốc độ, quan hệ trai gái bừa bãi hoặc có những hành động mang
tính phá hoại người khác chỉ để mua vui cho bản thân! Đó là lối sống ăn chơi “mút
mùa”17. Cuộc sống toàn là hưởng thụ mà không thấy một lý tưởng dấn thân nào cả.
“Giới trẻ đang trên đà trở nên ngày càng trở nên yêu chuộng lối sống vật chất phóng
đãng giống như giới trẻ ở phương Tây.”18
Họ thực dụng đến nỗi khi mà gặp những khó khăn, cắc cớ trong cuộc sống, dù
là một chút thử thách thôi, những thất bại trong nghề nghiệp, một chút lận đận về

15 Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới,(Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004), tr.297-298.
16 Nguyễn Thị Oanh, Thanh niên – Lối sống, (Nhà Xuất Bản Trẻ), tr. 7.
17 Xc Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới,(Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004), tr. 305.
18 Ibid., tr. 60.
12


tình duyện, một chút khúc mắc trong quan hệ gia đình, bạn bè, họ cũng bị chao đảo.
Thay vì cố gắng vượt qua để vươn lên thì họ lại nản chí, buông xuôi và tìm cách giải
quyết vấn đề bằng ma túy, tình dục, băng đảng hay bằng cái chết … 19 Họ còn chạy
trốn những khó khăn bằng cách tập làm người lớn, tìm đến những thú vui giải trí
khác như Karaoke ôm, massage ôm, billards ôm, cafe ôm, hay tìm đến rượu để giải
khuây, đây là chiêu bạn trẻ hay dùng, hay là thử cảm giác lâng lâng của ma túy cho
quên sự đời.
Bên cạch việc chơi để “bất cần đời”, chơi để quên đi thực tại sống hay chối bỏ

con người thực của mình thì bạn trẻ còn chơi để “lấy tiếng”, để chứng tỏ mình là
người dám chơi hết mình. Họ lao vào cuộc sống hưởng thụ để chứng tỏ mình sống
thực tế, để không mang tiếng là thư sinh, khờ dại, để khỏi mang tiếng là sống mộng
mơ với những lý tưởng trên trời, không thực tế, không nuôi sống mình được. Họ
cũng tinh tế và nhanh nhậy đấy chứ. Tại sao lại không hưởng thụ khi mà xã hội đâu
đâu cũng mời gọi họ sống như thế, vật chất quá đầy đủ và tràn lan mà lý tưởng cao
vời thì xa tầm tay quá.
Ngay cả ở những lớp bạn trẻ thành đạt, cũng ít người để ý tới việc dấn thân
phục vụ mà thay vì đó họ chú tâm tới những điều thực tế hơn như chú tâm thới
thành công cá nhân, tới cuộc sống hiện tại của họ như bằng cấp, kiến thức, tình yêu,
gia tài, bạn bè, vui chơi 20. Đúng là họ có cặp mắt thực tế, tinh khôn, nhưng có phần
vị kỷ hơn. Lý tưởng của họ là làm sao thăng tiến bản thân và đảm bảo đời sống với
việc làm ổn định là được. Họ ít quan tâm đến vấn đề chính trị, xã hội.
“Một điều báo động cho giới lãnh đạo là thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay ít
quan tâm gì tới những biến cố, sự kiện diễn ra trong chính phủ. Cụ thể
như các cuộc họp Đại biểu Quốc hội và Đại hội Đảng, bầu cử … Mặc
dầu những kỳ họp quan trọng ấy được truyền hình trực tiếp, nhưng
phần đông giới trẻ chẳng theo dõi, ngược lại, họ lai vùi đầu và dán mắt
vào các bộ phim tình cảm Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan … họ cũng chẳng
quan tâm đến việc ai sẽ làm Chủ tịch nước khóa này…” 21
Thực vậy, rộ lên trào luu bất cần trước đường hướng chủ nghĩa và chọn một lối
sống vô mục đích. Số người tham gia vào đoàn thể có xu hướng giảm. Nhiều bạn trẻ

19 Xc Nguyễn Thái Hợp OP, Để họ Lớn lên, (Đức Tin & Văn Hóa, 2007), tr. 89.
20 Ibid., tr. 90.
21 Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới,(Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004), tr. 61.
13


phát biểu cách tiêu cực rằng không nhận ra vai trò và giá trị của đoàn thể trong đời

sống của họ”22. Trong khi đó họ hồ hởi tham gia vào các băng nhóm ăn choi đòi….
… Ra như họ đã quá bận rộn trong việc học hành và mưu sinh,
nên không còn thời giờ, tâm trí cho những hoạt động mà họ cho rằng
ít cần thiết. Nếu chính trị từng là một đề tài thời thượng và một lý
tưởng tranh đấu của biết bao thế hệ trẻ ngày xưa thì đối với giới trẻ
hôm nay nó cũng lạ lẫm như phía bên kia của mặt trăng. Suốt mấy
thập niên qua, chúng ta chẳng còn thấy những bức tâm thư, các kiến
nghị, các cuộc hội thảo, biểu tình của giới sinh viên để phản kháng
những tệ nạn xã hội, để tranh đấu cho một lý tưởng nhân bán hay để
đưa ra một đề nghị cải cách. Xem ra, một đôi khi họ cũng nổi loạn,
nhưng khốn nỗi, những cuộc nổi loạn này thường xảy ra vào ban
đêm: cà phê nhạc sống, karaoke, bia ôm, đua xe, heroin, thuốc lắc...
"Văn hóa tốc độ được coi là "vũ khí phản kháng" của những tay đua
đêm, trong đầu đầy thuốc lắc, và đằng sau là bạn gái tóc nhuộm
hung, quần ngáp hở lưng, áo thun tụt trần tới rốn. Tuổi trẻ muôn đời
vẫn là tuổi của đấu tranh, phản kháng và nổi loạn, nhưng những hình
thức nổi loạn ở trên hay những lần kẻo nhau chạy đầy đường, la ó
vang trời... sau một trận bóng đá... có mang một ý nghĩa tiến bộ hoặc
khai mở nào không?
Phải chăng đây là sự cộng hưởng của Thế hệ Thực dụng, Thế
hệ Thờ ơ và Thế hệ Bạo lực? Nhiều người âu lo đặt câu hỏi: liệu
chúng ta có bao nhiêu hy vọng là những thanh niên say mê tốc độ
vào đêm khuya, dùng thuốc lắc để tìm cảm giác trong các khách sạn
hạng sang, ngây ngất với các nàng tiên trắng hay chạy theo đám
đông la hò, đập phá sau một trận bóng đá thắng... có thể biến Việt
Nam trở thành một xã hội lý tưởng, một chốn tốt đẹp hơn để sống?
…23
2.4. Sống buông thả, sống thử
Chủ nghĩa thực dụng và tình dục được phần đông người trẻ thời nay đề cao
trong nếp nghĩ và tôn thờ trong cách sống. Với châm ngôn “Lướt cùng tia chớp,


22 Ibid., tr. 61.
23 Nguyễn Thái Hợp OP, Để họ Lớn lên, tr. 90-91.
14


bước theo thời đại” (lời quảng cáo xe gắn máy trên đài truyền hình) 24, họ yêu vội
sống cuồng tranh đua chạy theo những mốt mới trong trang phục, những kiểu dáng
lạ trong trang sức và nhất là những phong cách kỳ dị trong lối sống. Một cách nào đó
họ đã bị “đoàn lũ” hóa, bị “cuốn theo chiều gio” của “a-dua”, đua đòi, ăn theo, đu
bám …
Đúng là giới trẻ “thực sự lôi kéo giới trẻ vào cuộc sống hưởng thụ hơn ai hết” 25.
Bạn trẻ đua nhau với các trào lưu sống thử, yêu ồ ạt, sống hết mình với tình dục.
Ngày nay, hình thức sống thử đã và đang là một “cơn lốc” lôi cuốn nhiều bạn trẻ đi
vào con đường sống này. Họ chỉ cần tình yêu, sự tự nguyện của hai người là đủ,
không so đo tính toán. Nhiều bạn cho rằng sống thử là vì Cha mẹ chưa đồng ý, kinh
tế chưa đủ lo, hoàn cảnh đi kiếm sống xa gia đình, đã trưởng thành nên tự quyết
định, sống thử được hiểu là tự nguyện tìm sự hoà hợp thực tế chứ không là lợi dụng
hay thác loạn. Còn trong cuộc hôn nhân chính thức, nếu sau này thấy không hợp
phải đưa nhau ra toà thì rắc rối phức tạp nảy sinh gấp mười lần, nào tiền của, thì
giờ, công sức cũng tiêu hao nhiều. Nếu thấy không hợp khi sống thử thì việc chia tay
cũng rất nhẹ nhàng, không cần phải cao giọng, cãi cọ đôi co, mạt sát nhau…vì thử
nên họ chẳng có gì để mất mà nuối tiếc. Bởi vậy, trong cuộc sống tình dục của người
trẻ hôm nay, các quan hệ trước hôn nhân đã trở thành chuyện thường ngày và gần
như công khai. Đối với người trẻ họ không thể là chính họ và trở nên người lớn mà
không tìm cách khẳng định mình. Họ sẵn sàng khẳng định mình để chống lại các luật
lệ luân lý từ cha mẹ truyền xuống, chống lại những gì họ cho là “những câu thúc” của
xã hội Giới trẻ sống đơn giản là thế đấy.
Đứng trước thực trạng của một thời đại mà vật chất ngập tràn tâm can con
người, cùng với những bế tắc trong cuộc sống do những tương quan hàng ngày

đem lại, người trẻ đã không ngần ngại tuyên bố: “sống là hưởng thụ”. 26 Với khẩu hiệu
này, cuộc đời của rất nhiều bạn trẻ hôm nay có lẽ chỉ là một cuộc tổng hợp những
lần hưởng thụ, ăn chơi thâu đêm suốt sáng, và cứ mãi đi trong vòng luẩn quẩn: tiền
– tài – tình. Người trẻ không còn biết đâu là những giá trị sống, đâu là bản sắc của
dân tộc, đâu là nét đẹp riêng của bản thân mình! Tệ hại nhất là những người sống
không còn biết liêm sỉ là gì nữa: hành động bán dâm của một số người mẫu, hành vi
mua dâm của những bạn trẻ có tiền. Cả hai chỉ vì lối sống vị kỷ và tìm thỏa mãn cho
24 Trích lại của Lê Nhân Tâm, sđd.
25 Nguyễn Thái Hợp OP, Để họ Lớn lên, tr. 93.
26 Xc truy cập ngày 11/05/2010.
15


những nhu cầu thấp hèn của bản thân họ. Vì cần tiền, một số bạn nữ đã dùng “số
vốn tự có” để kiếm tiền nhằm đáp ứng cho nhu cầu ăn mặc của bản thân họ. Ngược
lại, một số bạn nam dư bạc – thừa tiền, lại tìm sự thỏa mãn cho nhu cầu sinh lý của
bản thân, bằng việc bỏ tiền ra mua dâm để chứng tỏ mình là “đàn ông”, là dân biết
ăn chơi.
2.5. Thể hiện “cái tôi” quá đáng
Thể hiện “cái tôi”, trước hết là phải cho mọi người thấy “cái tôi” đó khác với mọi
người, không “đụng hàng” với bất cứ một ai khác. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ ngày
nay đã loay hoay tìm cách thể hiện được “cái tôi” của mình rõ nét nhất. Trong khi đa
phần bạn trẻ tìm cách thể hiện “cái tôi” bằng khả năng học tập, bằng những năng
khiếu như ca hát, nhảy múa, kinh doanh..., bằng nghị lực và bản lĩnh của những
người trẻ thì không ít bạn lại thể hiện theo những cách tiêu cực.
Chúng ta thấy nhan nhản trên mạng những vụ scandal cũng chỉ vì muốn thể
hiện “cái tôi”. Có những bạn nữ lại thích post lên mạng những clip múa khêu gợi của
chính mình, cũng chỉ vì “cái tôi”. Rồi dường như có cả một “phong trào” post clip ẩu
đả giữa nữ sinh trong các trường học lên mạng. 27 Có những người thể hiện “cái tôi”
bằng cách tiêu tiền như nước tại những vũ trường, quán bar... sang trọng. Cao hơn

nữa, “cái tôi” được thể hiện khi những băng nhóm tội phạm trẻ ngày càng nhiều,
hành động càng ngày càng hung tợn và manh động, đem lại nỗi kinh hoàng và lo sợ
cho người lớn.
Giới trẻ ngày nay nhiều khi quá quyết đoán và tự cho mình quyền quyết định
nên thường bỏ ngoài tai những lời khuyên của người lớn. Họ dám làm, nhưng đôi
khi lại quá liều lĩnh và thiếu kinh nghiệm. Họ dám nghĩ, nhưng nhiều lúc lại quá bồng
bột và non nớt. Vì thế, không thể tránh khỏi những quyết định sai lầm khiến họ phải
trả giá quá đắt mà nếu như, chịu khó lắng nghe lời khuyên của người lớn, bạn bè, họ
đã không mắc phải. Họ yêu "cái tôi" đến mức tự cho mình quyền bỏ qua, coi thường
sự đánh giá, nhìn nhận của xã hội. Họ tự đo mình bằng những thang giá trị mà xã
hội chưa từng và có lẽ không bao giờ chấp nhận.28
2.6. Các trào lưu khác
EMO. Trước tiên, chúng ta nói đến trào lưu “emo”. Đây là một trào lưu mói xuất
27 Xc &
truy cập ngày 11/05/2010.
28 Xc truy cập ngày 12/05/2010.
16


hiện. Bận trẻ theo trào lưu này thị họ có cách “ăn mặc khác người”, trang điểm đậm
nét, họ chỉ thích hò hét, đập phá tại những buổi party đông người Party hiphop đang
diễn ra rất sôi động, tại những nơi tập trung đông “xì tin”.
Bạn trẻ muốn trở thành một emo thì chỉ cần ảnh hưởng một chút từ hơi hướng
thời trang emo của phương Tây, áo xé cổ với những dòng chữ cá tính, quần ôm sát
ống màu đen hoặc trắng, make up ấn tượng kiểu kẻ mắt đen, môi tím bầm. Bện cạnh
đó họ phải gây chú ý bằng những hành động bất ngờ, không kiềm chế, không tính
đến hậu quả. Bạn trẻ coi đó là sự thể hiện của cảm xúc.

29


HARAIJUKU. Cũng tương tự như trào lưu emo nhưng thiếu phần quậy phá,
nơi các bạn trẻ xuất hiện trào lưu Haraijuku. Thực chất Harajuku chính là một khu
mua sắm rất nổi tiếng tại Tokyo. Và cũng chính từ đây, phong cách ăn mặc quái đản
và "chói mắt" của dân teen đã ra đời. Đây là phong cách của những teen nhà giàu, vì
có những teen "rủng rỉnh", gia đình có điều kiện thì may ra mới có thể theo đuổi trào
lưu này đến cùng.
Hình như chưa có ai định hướng cho trào lưu này bởi phong cách của Harajuku
là tự do thể hiện bản thân, đồng nghĩa với kiểu càng khác người càng mốt. Mái tóc
màu hồng rực làm bạn loá mắt? Đôi môi tím ngắt khiến bạn thót tim? Những hình
xăm quái dị có thể làm bạn sởn gai ốc? Đó chính là những hiệu ứng quan trọng để
nhận biết một Harajuku đích thực. Và đối với các teen đi theo trào lưu này thì sự chú
ý đặc biệt đến mức khắc nghiệt của những người xung quanh lại càng khiến họ thích
thú.
Quan niệm xấu hay đẹp đối với các Harujuku teen không quan trọng, có thể nói
phong cách này không cần chuẩn mực. Đây cũng là một trong những lý do khiến
cảm hứng sáng tạo của giới trẻ càng có dịp được "thăng hoa" cùng với những "xì tai"
ngày càng lạ mắt. Từ mạch cảm hứng bất tận này, các nhân vật trong truyện tranh
vẫn tiếp tục bước ra đời sống thực theo cách ấn tượng mạnh và đầy màu sắc. 30
YUPPIE. Đây là trào lưu bắt nguồn từ trào lưu hippy ngày xưa (Hippy nói về
một bộ phận giới trẻ luôn đi ngược lại với những kiểu sống cũ mèm, lệ thuộc).
Yuppie là tổ hợp của những từ trong tiếng “young urban professional hippie” (những
người trẻ, sản phẩm của thành thị, có đẳng cấp, thích nổi loạn)
29 Xc &
truy
cập ngày 12/05/2010.
30 Xc truy cập ngày 10/ 05/2010.
17


Người ta nói người trẻ thường khá khó tính trong việc công nhận điều gì đó có

liên quan tới họ. Vì thế, thế hệ Yuppie chỉ chào đón bạn là thành viên của họ một khi:
bạn trẻ, bạn có tài, tự lập, không nương nhờ vào gia đình hoặc một ngoại lực nào đó
khác; bạn luôn khát vọng làm giàu và tự chứng tỏ bản thân mình bằng những ưu
điểm và phẩm chất riêng của chính bạn trong xã hội. Một bài báo trên Vietbao cũng
nói về Yuppie với một từ rất “chuẩn” là....cái sự chơi: “Trẻ thì phải biết chơi và chơi
đến nơi đến chốn, “quậy” hết mình để rồi học và làm cũng hết mình”. 31 Xã hội càng
hiện đại và phát triển, thì giới trẻ càng hoà nhập nhanh vào trào lưu này. 32
PARKOUR : X-games của teen cá tính ! Parkour là một môn thể thao kết hợp
với nghệ thuật biểu diễn, nhưng hoàn toàn khác với hiphop hay breakdance. Người
chơi sẽ tự tập luyện để tìm những phương pháp riêng hiệu quả nhất, kết hợp với
những khả năng của cơ thể để chuyển động với những động tác khó như: đi thăng
bằng trên tường, bay qua tường, qua lan can, qua một cái ao nhỏ hay thậm chí là
bay… qua đầu người đối diện hoặc bạn cùng chơi… 33
3. HƯỚNG ĐI CHO GIỚI TRẺ
3.1. Sống có lý tưởng và có mục đích
Khi bước chân vào dòng đời, người trẻ cũng phải biết định hướng sống cho
cuộc đời của chính mình. Họ sẽ làm gì và nên thế nào ở trong tương lai? Họ cần
phải sống có một lý tưởng, có một hướng đi và một đích đến. Và họ phải biết phấn
đấu vượt mọi trở ngại để đạt đến đích đã vạch ra bằng mọi khả năng và hết nghị lực.
Bạn trẻ cần biết rõ khả năng của mình: tâm hồn – thể xác, cái hay – cái dở, sở
trường – sở đoản … Có thấu biết, có hiểu rõ con người của mình, họ mới mong
thành đạt ở trong cuộc sống. Napoleon đã từng nói: “Biết người biết ta, trăm trận
trăm thắng”, biết mình bao giờ cũng dễ thành công hơn. Họ cần quyết tâm đi cho
đến cùng: bất cứ việc gì bạn muốn thành công cũng đòi hỏi có ý chí và nghị lực.
Đừng vì khó khăn, ngăn trở mà nản chí sờn lòng. Nguyễn Thái học đã từng nói:
“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e
sông”. Nỗ lực và tin tưởng ở tương lai, bạn trẻ sẽ hái gặt trong được nhiều hoa trái
của cuộc sống trong niềm vui.
31 truy cập ngày 11/ 05/2010.
32 Xc truy cập ngày 11/ 05/2010.

33 Xc _teen_sai_gon%
21-20-21305959.html/ truy cập ngày 12/ 05/2010.
18


Có lẽ, người trẻ cần phải biết học hỏi giá trị của lao động qua việc chọn cho
mình một ngành nghề thích hợp. Bạn trẻ muốn là bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo, công
chức… hay thương gia thì ngay từ hôm nay, phải thể hiện nó bằng việc học tập và
rèn luyện bản thân. Người trẻ cần phải biết định hướng cho gia đình tương lai của
mình. Ngay từ bây giờ, họ cần phải biết định hướng cho tình yêu của mình sao cho
không những thật trong sáng mà còn luôn tươi đẹp nữa. Hoa trái thực sự của tình
yêu là một gia đình thật hạnh phúc và là một tổ ấm tràn đầy yêu thương. Người trẻ
phải luôn luôn tâm niệm, tình yêu không phải là trò chơi, gia đình không phải là quán
trọ, “hay thì ở, dở thì bay”, nên người trẻ thà không lập gia đình còn hơn là biến gia
đình thành một nhà tù nhỏ, trói cột và gồng cùm người khác. Cũng đừng biến gia
đình thay vì là gia đình hạnh phúc thành gia đình bất hạnh; thay vì là tổ ấm trở thành
nên tổ qủy.34
3.2. Sống có hành trang
Trong thời đại mà máy móc là phương tiện phổ biến, mà chúng ta không biết
dùng, thì khác nào như một người cụt tay, một người đui chột, chúng ta sẽ gặp
khó khăn trong cuộc sống và trong công việc.35
Bạn trẻ vào đời cần phải trang bị cho mình hành trang phù hợp với tuổi trẻ. Đó
chính là sự hăng say, tin tưởng, sẵn sàng và trẻ trung. Nếu như người trẻ vào đời
bằng sự e dè, sợ sệt, lo ngại thì rồi sẽ dễ thất bại. Và nếu họ hăm hở, náo nức muốn
vào đời nhanh nhưng không chuẩn bị kỹ, không tiên liệu vốn sống cần thiết thì khó
có hạnh phúc được. Bạn trẻ cần thái độ ung dung vào đời bằng sự chuẩn bị hăng
say, tin tưởng, chuẩn bị tâm tình những hành trang cần thiết, phù hợp để hòa mình
vào đời.
Thời trẻ là cơ hội tốt nhất để trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản: kiến thức
phổ thông, y học, báo chí, sách báo, kinh tế, chính trị và nhân sinh cần biết để nhận

định đánh giá và thích nghi với môi trường mới. Họ cần trang bị kiến thức về nhân
bản, thực hành điều thiện, công bằng, bác ái, giữ đúng nhân cách, tạo niềm tin mến
với mọi người, đặc biệt là khả năng nghiệp vụ chuyên môn với khả năng hội nhập,
làm việc và công tác. Ngoài ra có lý trí biết nhận biết chân, thiện, mỹ. Họ cần tráng
kiện về thể chất và tinh thần, sáng suốt về trí óc để nhận định và phán đoán đúng.

34 Xc Lê Nhân Tâm, Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ Đổi mới, tr. 278 – 283.
35 Cao – Mai – Trần, Chuẩn bị tiến vào Thế kỷ 21 – Cẩm nang Người trẻ vào đời 2, (Nhà xuất bản Thanh
Niên, 1999), tr. 71.
19


3.3. Sống có bản lĩnh và ý chí
Bản lĩnh trước hết đó là sự tổng hợp của nhiều đức tính được rèn luyện theo
thời gian, kể từ khi ta sống, ta biết suy nghĩ và hành động một cách đứng đắn. Hầu
có thể trụ được trong thế giới ngày nay, thết nghĩ bạn trẻ phải dám nghĩ, dám nói,
dám làm theo quan niệm mà mình tin là đúng, không bị bất cứ áp lực nào làm nhụt
chí và dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Họ cần có tính độc lập cao, không
ỷ lại, không dựa dẫm vào người khác, không cầu an, không ngại khó, không chùn
bước trước những trở ngại. Họ cần có chí lớn, dám chấp nhận mạo hiểm để tới mục
tiêu đã chọn. Đầu óc khoáng đạt, cởi mở với cái mới, không bảo thủ cố chấp, hẹp
hòi. Chung quy là ý thức tự khẳng định. Góp sức với đời, để lại một dấu ấn, dù nhỏ
nhưng độc đáo và hoàn thiện, không bằng lòng với kiểu sống mờ nhạt vô thưởng vô
phạt, có trên đời cũng như không.
Chúng ta thấy chung quanh chúng ta, rất nhiều người trẻ đang sống một cuộc
đời vô định, vô ý nghĩa, không lý tưởng, không mục tiêu, không định hướng, thậm
chí sống buông thả. Đó là vì họ không biết, không nhận ra mình là ai, và mình có vai
trò gì, nhiệm vụ gì trong cuộc sống xã hội hôm nay. Bạn trẻ phải biết rằng: họ sinh ra
không phải để chơi, để bỏ đi; nhưng là để mời gọi sống cho sự thật, sự công bằng
và sự sống của con người. Nhằm để tạo ý nghĩa cho cuộc đời.

Về góc độ xã hội, người trẻ trước hết phải thấy được các yếu tố nào làm trì trệ
cuộc sống, làm giới hạn mức độ phát huy xã hội, làm lạc hậu quê hương. Từ đó
quyết tâm làm chủ chính mình, để ra sức cống hiến, xã thân để góp phần phục vụ,
cũng như chia sẽ những khó khăn tồn tại trong xã hội. Người trẻ phải biết tùy theo
khả năng của mình để vươn lên nhằm tái lập cho mình một chỗ đứng xứng đáng hầu
gánh vác các trọng trách của xã hội trong vị thế của người trẻ.
Về góc độ gia đình, bạn trẻ sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo, hoàn thiện với chính
mình và với gia đình. Mà lãnh đạo và hoàn thiện có nghĩa là phải có đức, có tài, phải
khôn ngọan sáng suốt để hướng dẫn, để lèo lái chính mình và gia đình. Nhất là lời
nói phải đi đôi với hành động, phải có uy tín, phải phải có tinh thần trách nhiệm, phải
tích cực xây dựng, tạo nên một gia đình ấm cúng, hạnh phúc và thánh thiện đồng
thời tạo nên một thế giới lành mạnh và an vui.
Để được như thế, họ cần có một vốn sống thật là người: sống có hữu ích, sống
có tình người, sống có giá trị. Họ biết tu thân, biết rèn luyện nhân cách, biết nuôi
20


dưỡng và bảo vệ lương tâm trong sáng, biết trang bị tinh thần trách nhiệm và biết
trao dồi trí tuệ kiến thức để sống với người khác.
3.4. Giới trẻ Công Giáo sống giữa xã hội ngày nay
Bạn trẻ đang sống trong thế giới toàn cầu hóa, một thế giới mà rất dễ dẫn con
người tới tục hóa. “Đức Phaolô VI trong thông điệp Octogesima Adveniens (1971) đã
thấy sự đo thị hóa làm đảo lộn cách sống và những cơ cấu quên thuộc của cuộc
sống : gia đình, xóm giềng, các khuôn khổ của chính cộng đồng Kitô hữu.” 36 Bối cảnh
sống, môi trường sống, điều kiện sống thay đổi liên tục. Cuộc sống ngày càng có
nhiều cơ hội thăng tiến, tiên nghi ngày càng cao, nhưng cũng nhiều cam go, thách
đố và cạm bẫy. Sống trong bối cảnh đó, người trẻ công giáo cần có thái độ sống,
niền tin và cách biểu lộ niền tin đó như thế nào để nên những chứng nhân giữa đời.
Phải nhìn nhận rằng một số người trẻ Công Giáo đang phải trải qua những
căng thẳng, xung đột giữa tâm linh và thế tục, giữu cơ cấu đạo và đời. Nhiều người

khổ tâm vì hố cách biệt quá sâu rộng giữa những gì tiếp thu ở nhà trường, nơi sở
làm hay ngoài xã hội với nếp sống trong gia đình và xứ đạo. Làm sao dung hòa
những giá trị cổ truyền với những biến đổi của xã hội? Nhiều tập tục, lễ giáo, truyền
thống và một số mức thang giá trị ngàn đời đang đi vào quên lãng, nhưng những giá
trị mới vẫn chưa ló dạng hay chưa đi vào tâm thức, chưa trở thành xương thịt. Làm
sao "gạn đục khơi trong"? 37
Xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa với nhưng du nhập ngoại lai tràn
vào xã hội cách ào ạt. Xã hội đó đang cổ vũ cho khuynh hướng hưởng thụ vật chất
và thân xác, đồng thời nó cũng đang đi ngược lại với những gia trị tâm linh và đạo
đức truyền thống. Nó ảnh hưởng sâu đậm đến người trẻ hôm nay và ít nhiều biến
đổi nếp sống, lối nghĩ, cách thế hiểu và sống đạo của họ. Họ phải đối điện với bao
khó khăn về đức tin khi mà khoa học và vật chất chiếm hết con người họ, khi mà bao
nhiêu những lời mời gọi hấp dẫn khiến họ đi ngược với luật luân lý và kỷ luật của
Giáo hội. Họ rất khó để phân biệt đâu là những “ma thuật” trong thế giới thiên nhiên
với những biến đổi nhờ khoa học. Họ phải đối diện với nạn “thần thánh hóa chính
trị”, với những lời hứa mơ hồ của những nhà cầm quyền, đối diện với việc ca tụng

36 Nguyễn Hữu Quang, Giáo dục nào để Sống trong Thế giới Đô thị hóa, (CHIA SẺ, Giáo Dục Kitô Giáo,
số 58, 2008), tr.38.
37 Xc Nguyễn Thái Hợp OP, Để họ Lớn lên, (Đức Tin & Văn Hóa, 2007), tr. 148.
21


các “giá trị hàm hồ” của thế giới toàn cầu hóa. 38
Nhưng không phải vì những khó khăn đó mà giới trẻ công giáo chỉ biết đưng đó
mà than vãn cho hoàn cảnh sống của họ, than vãn cho tất cả những thuận tiện và
bất lợi trong nền kinh tế thị trường. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào thì họ
cũng được mời gọi lăn xả vào lòng thế giới đầy những thách đố và mạo hiểm đó.
Con người luôn mang trong mình “xã hội tính”, là sống với, sống cùng, nhiều
khi là sống cho người khác. Vậy mà giới trẻ ngày nay lại đang bị cuốn hút vào nếp

sống theo chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ thực dụng. Bạn trẻ công giáo được mời
gọi ra khỏi bản thân, hiện diện giữa xã hội như những chứng nhân, sống hết mình,
dấn thân vô điều kiện và học cách quên đi những nhu cầu riêng cá nhân. Làm như
thế là bạn trẻ đang trao ban tình thương, là coi tha nhân là những “món quà” mà
Thiên Chúa đã ban cho bạn. “Chúng ta có thể có nhiều sự gặp gỡ hơn, nối kết nhiều
mối liên hệ hơn, tham dự nhiều cuộc trao đổi hơn, có nhiều sự truyền thông hơn,
thường là sâu đậm hơn, mặc dù không nhất thiết nói chuyện với người hàng xóm,
nhưng với những người mà chúng ta tự do chọn lựa vì ta cùng chia sẻ với họ những
phân đoạn đời sống quan trọng trong sinh hoạt : Đời sống công ăn việc làm, đời
sống đức tin, sứ vụ, đời sống ngơi nghỉ, thể thao…” 39
Với những trào lưu được mệnh danh là “hiện đại” ngày nay, sự sống và phẩm
giá con người đang bị đe dọa: tệ nạn phá thai, buôn bán phụ nữ và trẻ em, những thí
nghiệm trên phôi người, những lạm dụng tín dục ngay cả nơi vị thành niên. Những
trào lưu này đang làm lu mờ hình ảnh Đấng Sáng Tạo nơi chúng ta. Với nghị lực và
sức trẻ của mình, các bạn trẻ hãy cộng tác với những người thành tâm thiện chí để
nhân phẩm con người được tôn trọng, cuộc sống xã hội thêm lành mạnh. Hãy đẩy lui
sự tàn phá của nền văn hóa sự chết và cùng nhau xây đắp nền văn minh tình
thương. Làm như thế là họ đã phát huy vai trò ngôn sứ của mình trong Giáo Hội và
trong xã hội, góp phần xây dựng một thế giới công bằng và nhân đạo hơn. 40
Bạn trẻ Công Giáo là người đã được thấm đẫm tinh thần của Đức Kitô, họ
mang Đức Kitô trong mình. Đến lượt họ, họ cũng được mời gọi dấn thân noi gương
Đức Kitô. Khi nhiệt thành dấn thân phục vụ anh chị em mình, họ đang thể hiện thiện
38 Xc Nguyễn Hữu Quang, Giáo dục nào để Sống trong Thế giới Đô thị hóa, (Nội san CHIA SẺ, Giáo Dục
Kitô Giáo, số 58, 2008), tr.49.
39 Ibid., tr.54.
40 Xc Thư Mục Vụ HĐGM VN 2006, số 7.
22


chí cố gắng theo những lời khuyên của Tin Mừng, đồng thời diễn tả cách sinh động

hình ảnh Đức Giêsu, Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa, đã mặc lấy thân nô lệ, trở nên
giống phàm nhân vì chúng ta (x Phl 25, 6-12). Đức Giêsu đã đến với mọi người, mọi
hoàn cảnh, để đem cho họ sự nâng đỡ, niềm vui mừng và ơn chữa lành. Chính khi
dấn thân phục vụ tha nhân là chúng ta được gặp gỡ Đức Giêsu, Đấng đã tự đồng
hóa với những người bé mọn, tù đầy, không nơi nương tựa (x Mt 25, 31-46). Chúng
ta hãy nghe chân phước Têrêsa thành Cangutta tâm sự: “Hoa trái của thinh lặng là
cầu nguyện, hoa trái của cầu nguyện là đức tin, hoa trái của đức tin là tình yêu, hoa
trái của tình yêu là phục vụ, hoa trái của phục vụ là hòa bình.” Đức cố Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II đã kêu gọi các bạn trẻ: “Phục vụ chính là con đường dẫn đến gặp
Đức Giêsu. Chúng con hãy đến phục vụ tất cả những nỗi khổ đau của con người, với
sức hăng hái của lòng quảng đại của chúng con và với tình yêu mà Thiên Chúa đổ
xuống trong tâm hồn chúng con nhờ Chúa Thánh Thần. Thế giới đang khẩn thiết cần
một dấu chỉ vĩ đại có tính cách ngôn sứ của tình bác ái huynh đệ. Thật vậy, chỉ nói về
Chúa Giêsu mà thôi thì không đủ, còn cần phải làm cho người khác, cách nào đó,
“nhìn thấy” Chúa, bằng chứng ta hùng hồn của chính cuộc sống chúng ta.” 41

41 Xc Sứ điệp ngày Quốc tế Giới Trẻ, năm 2004.
23


KẾT BÀI
Thực sự mà nói, giới trẻ ngày nay đang phải trải qua một cuộc “khủng hoảng về
giá trị”, đó cũng là cuộc khủng hoảng chung của toàn xã hội ngày nay. Gia đình và xã
hội ngày càng rệu rã và rạn nứt, giáo dục xuống dốc, bất quân bình xã hội tăng cao,
tham những trở thành quốc nạn; đạo lý cương thường bị đảo điên; nhiều bạn trẻ mất
định hướng, quay cuồng, sống vội, sống giựt, buông thả. Người Việt Nam nói chung
và giới trẻ nói riêng rất giỏi bắt chước. Nhưng đây lại là lối bắt trước phi chuẩn mực,
theo kiểu “gần mực thì đen”.42
Từ lối sống bắt trước đó mà bạn trẻ sống ngày càng mất đi định hướng, mất đi
lý tưởng sống cho đời, mất đi những chuẩn mực đạo đức, mất đi những lý tưởng

tâm linh và xã hội, từ đó bị choáng ngợp trước vẻ quyến rũ của xã hội tiêu thụ, sống
phó thác cho cho sức quyến rũ đó. Đã đến lúc cần xây dựng một môi trường sống,
một lối sống lành mạnh cho giới trẻ. Bạn trẻ vào đời không thể không có hành trang
cần thiết và hợp thời được hành trang đó là một tri thức cho đủ và có tính chuyên
môn cao, hành trang đó là một tinh thần, lập trường và ý chí cho vững để có một lối
đi riêng cho bản thân, để không bị cuốn theo các trào lưu vô bổ. Đã đến lúc nhà
chức trách và các nhà giáo dục phải cải tạo và tạo ra những san chơi bổ ích cho giới
trẻ bên cạnh những gì đã có.

42 Xc Nguyễn Thái Hơp OP, Tư duy & Lối sống của Người Việt thời Hội nhập, (CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình,
2009), tr. 8.

24


THƯ MỤC
Nguyễn Trần Bạt. Văn Hóa & Con Người. Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn,2005.
Nguyễn Thái Hợp OP. Để họ Lớn lên. Đức Tin & Văn Hóa, 2007.
Nguyễn Thái Hợp OP. Chút này làm tin. Nhà Xuất Bản Văn Hóa Sài Gòn, 2008.
Nguyễn Thái Hợp OP. Tư duy & Lối sống của người Việt thời Hội nhập. CLB
Phaolô Nguyễn Văn Bình, 2009.
Nguyệt Minh. Sống đẹp giữa đời. Nhà Xuất Bản Phụ Nữ, 2004.
Nguyễn Thị Oanh. Thanh niên – Lối sống. Nhà Xuất Bản Trẻ.
Lê Nhân Tâm. Giới trẻ Việt Nam trong Thời kỳ đổi mới. Thành Phố Hồ Chí
Minh, 2004.
Cao – Mai – Trần. Chuẩn bị tiến vào Thế kỷ 21 – Cẩm nang Người trẻ vào đời
2. Nhà xuất bản Thanh Niên, 1999.
Nguyễn Hữu Quang. “Giáo dục nào để Sống trong Thế giới Đô thị hóa”. Chia
Sẻ 58 (Thánh 09 năm 2008) : 37 – 99.
Thư Mục Vụ HĐGM VN 2006, số 7.

Sứ điệp ngày Quốc tế Giới Trẻ, năm 2004.











25


×