Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của khăn dùng một lần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 86 trang )

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là

: Nguyễn Thị Lanh

Học viên lớp

: 13A-VLDM Hưng Yên

Khóa học

: 2013 – 2015

Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật là của riêng tôi thực
hiện dưới sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của TS. Nguyễn Thị Lệ và các thầy cô giáo
trong Viện Dệt may Da giầy – Thời trang Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là những số liệu thực tế thu được sau
khi tiến hành thực nghiệm và phân tích các kết quả đảm bảo chính xác và trung
thực, không sao chép.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung tôi đã trình bày trong
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả

Nguyễn Thị Lanh


Nguyễn Thị Lanh

1

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Viện Dệt may
Da giầy – Thời trang Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Lệ người đã hướng dẫn, chỉ dạy tận tình và dành nhiều thời
gian, tâm sức trao đổi góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Trung tâm
Thực hành may trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt may – Thời trang Hà Nội, phòng
thí nghiệm Viện Dệt May, phòng thí nghiệm Vật liệu may – Trường Đại học SPKT
Hưng Yên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giáo viên trung tâm Thực hành
may, các em sinh viên lớp CĐM5-K9 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ quan, đồng nghiệp, gia đình
và những người thân đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành cuốn luận văn này.

Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2015
Học viên


Nguyễn Thị Lanh

Nguyễn Thị Lanh

2

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................2
MỤC LỤC ..................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM KHÔNG DỆT DÙNG MỘT LẦN ....
...................................................................................................................................10
1.1.Khái quát chung về sản phẩm không dệt dùng một lần ...................................10
1.1.1.Khái niệm: .................................................................................................10
1.1.2. Các loại sản phẩm không dệt dùng một lần .............................................13
1.2. Nguyên liệu, công nghệ sản xuất sản phẩm không dệt dùng một lần ............19
1.2.1.Sản xuất vải không dệt ..............................................................................19
1.2.2.Sản xuất sản phẩm không dệt dùng một lần .............................................35

1.3.Yêu cầu chất lượng của sản phẩm không dệt dùng một lần ............................36
1.4.Kết luận chương 1 ............................................................................................39
Chƣơng 2.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......
...................................................................................................................................40
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................40
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................................41
2.2.1. Nội dung nghiên cứu: ...............................................................................41
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................44
2.2.2.1. Thực nghiệm xác định một số thông số cấu trúc và cơ học của sản
phẩm khăn dùng một lần .................................................................................44
2.2.2.2.Thực nghiệm khảo sát đánh giá của người sử dụng thử sản phẩm mẫu
.........................................................................................................................55
2.2.2.3. Ứng dụng mô hình hồi qui Logistic để xác định mối quan hệ giữa kết
quả đánh giá của người dùng thử và các thông số cấu trúc và cơ học của mẫu
thực nghiệm.....................................................................................................57
Nguyễn Thị Lanh

3

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

2.3. Xử lý số liệu ....................................................................................................61
2.4. Kết luận chương 2 ...........................................................................................62
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................................64
3.1. Kết quả xác định một số các thông số cấu trúc và cơ học của khăn ướt dùng

một lần ...................................................................................................................64
3.2. Mối quan hệ giữa các đặc trưng cơ học và cấu trúc của khăn dùng một lần thử
nghiệm ..................................................................................................................69
3.3. Mối quan hệ giữa các thông cấu trúc, cơ học của mẫu khăn dùng một lần và
đánh giá của người dùng thử .................................................................................75
3.4. Kết luận chương 3 ...........................................................................................80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84

Nguyễn Thị Lanh

4

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Kí hiệu

Ý nghĩa

FP

Lực kéo đứt cao nhất tại đỉnh


SP

Độ giãn đứt tương đối tại đỉnh

EP

Độ giãn đứt tuyệt đối tại đỉnh

FB

Lực tại thời điểm đứt

SB

Độ giãn tương đối tại thời điểm đứt

EB

Độ giãn tuyệt đối

AHP

Độ bền xé trung bình 5 đỉnh

SPF

Độ bền xé tại đỉnh cao nhất

TS


Độ bền xé

BN

Độ bền nổ

WU

Khối lượng ướt

WK

Khối lượng khô

TU

Độ dày ướt

TK

Độ dày khô

D

Chiều dài mẫu

R

Chiều rộng mẫu


EDANA

Hiệp hội vải không dệt Châu Âu

INDA

Hiệp hội công nghiệp vải không dệt Bắc Mỹ

L

Thích

DL

Không thích

Nguyễn Thị Lanh

5

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các thông số của mẫu thí nghiệm .............................................................40

Bảng 2.2.Các thông số cấu trúc và cơ học của mẫu thực nghiệm được xác định .....54
Bảng 2.3. Phiếu kết quả đánh giá sản phẩm khăn dùng một lần...............................56
Bảng 3.1. Thông số cấu trúc của mẫu thí nghiệm .....................................................64
Bảng 3.2. Các thông số kéo đứt và giãn đứt của mẫu ...............................................67
Bảng 3.3. Các đặc trưng bền xé và bền nổ của mẫu thí nghiệm ...............................68
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát đánh giá của người tiêu dùng khi sử dụng thử sản phẩm
khăn ướt dùng một lần ..............................................................................................75
Bảng 3.5. Giá trị AIC tương ứng với các mô hình trong các bước tìm kiếm mô hình
phù hợp ......................................................................................................................76
Bảng 3.6. Độ lệch chuẩn của các biến độc lập trong mô hình tương quan ...............77
Bảng 3.7.Giá trị OR được tính trên mỗi độ lệch chuẩn với các biến trong mô hình 77
Bảng 3.8. Kết quả dự báo xác suất được người dùng thử “Thích” của các mẫu khăn
ướt dùng một lần thí nghiệm .....................................................................................79

Nguyễn Thị Lanh

6

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Vải không dệt ............................................................................................10
Hình 1.2. Túi may từ vải không dệt ..........................................................................12
Hình 1.3. Sản phẩm không dệt dùng một lần ............................................................13
Hình 1.4. Các sản phẩm sử dụng một lần từ vải không dệt trong y tế ......................14

Hình 1.5. Băng vệ sinh phụ nữ sản xuất từ vải không dệt . ......................................15
Hình 1.6. Bỉm được sản xuất từ vải không dệt .........................................................16
Hình 1.7. Tã giấy được sản xuất từ vải không dệt ....................................................17
Hình 1.8. Khăn ướt sử dụng một lần từ vải không dệt. .............................................18
Hình 2.1. Cân điện tử dùng để xác định khối lượng mẫu .........................................44
Hình 2.2. Thiết bị đo độ dày mẫu..............................................................................45
Hình 2.3. Thiết bị đo độ bền đứt và giãn đứt của mẫu ..............................................47
Hình 2.4. Thiết bị đo độ bền xé ................................................................................48
Hình 2.5. Dưỡng đánh dấu và cắt mẫu đo độ bền xé của mẫu thử ...........................49
Hình 2.6. Mẫu bị xé rách tại vị trí cắt .......................................................................50
Hình 2.7. Thiết bị đo độ bền nổ của mẫu ..................................................................52
Hình 2.8. Mẫu thí nghiệm độ bền nổ ........................................................................53
Hình 3.1. Quan hệ giữa khối lượng ướt và khô của mẫu thí nghiệm ........................65
Hình 3.2. Quan hệ giữa độ dày ướt và khô của mẫu thí nghiệm ..............................66
Hình 3.3. Biểu đồ tương quan từng đôi một của các thông số của mẫu nhóm 1 ......69
Hình 3.4. Biểu đồ tương quan từng đôi một của các thông số mẫu nhóm 2 .............70
Hình 3.5. Biểu đồ tương quan từng đôi một của các thông số mẫu nhóm 3 .............71
Hình 3.6. Biểu đồ tương quan từng đôi một của các thông số mẫu sau khi loại bỏ ở
3 nhóm 1, 2, 3. ...........................................................................................................72
Hình 3.7. Biểu đồ tương quan từng đôi một của các thông số mẫu sau 4 lần loại bỏ
các tương quan cao ....................................................................................................73
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa độ bền nổ và độ bền kéo đứt ...............74
Hình 3.9. Tương quan giữa xác suất dự báo và thực tế được người dùng thử “thích”
của mẫu thực nghiệm ................................................................................................79

Nguyễn Thị Lanh

7

Khóa học 2013 - 2015



Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

MỞ ĐẦU
Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, công nghiệp vải
không dệt phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm từ vải không dệt rất đa dạng và phong
phú. Vải không dệt sử dụng một lần hoặc lâu dài có thể sản xuất bằng các công
nghệ với đặc điểm cấu trúc, tính chất cơ, lý,... khác nhau. Một trong những ứng
dụng quan trọng của vải không dệt là để sản xuất các sản phẩm dùng một lần như
khăn dùng một lần, quần áo, mũ, găng, tã, bỉm,... Trong đó, khăn dùng một lần là
sản phẩm ngày càng được sử dụng rất phổ biến.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam và thế giới, có nhiểu loại khăn dùng một
lần được sản xuất từ vải không dệt của các hãng khác nhau với chất lượng của sản
phẩm cũng khác nhau. Chất lượng sản phẩm khăn dùng một lần mà có liên quan
đến việc thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng được thể hiện trên các khía cạnh
như kích thước, các đặc tính cấu trúc và cơ, lý, hóa, các đặc tính sinh thái và an
toàn,... Một số nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện và đề cập tới tính sinh
thái, môi trường và an toàn của sản phẩm khăn dùng một lần.
Ở Việt Nam, sản phẩm khăn dùng một lần mới được sản xuất và sử dụng phổ
biến trong những năm gần đây. Việc nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu chất lượng
của sản phẩm này vẫn chưa được đề cập tới một cách sâu sắc. Chính vì vậy, đề tài
“Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng khăn dùng một lần” được thực hiện nhằm
mục tiêu bước đầu xem xét, đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng về cấu trúc và cơ
học của một số loại khăn dùng một lần đang thịnh hành trên thị trường Việt Nam,
đồng thời tìm hiểu mối liên quan giữa kết quả đánh giá của người tiêu dùng sau khi
sử dụng thử sản phẩm với một số thông số cấu trúc và cơ học của các loại khăn
dùng một lần nói trên.

Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung chính của luận văn được thực hiện bao
gồm tổng quan về sản phẩm dùng một lần, trong đó có khăn ướt sử dụng một lần;
nghiên cứu một số đặc trưng cấu trúc, cơ học của 7 loại khăn ướt dùng một lần đang
thịnh hành trên thị trường Việt Nam; xác định mối quan hệ của các thông số này với

Nguyễn Thị Lanh

8

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

kết quả đánh giá của người dùng thử và tìm kiếm mô hình dự báo xác xuất chấp
nhận sản phẩm dựa trên các thông số cấu trúc và cơ học đã xác định của mẫu.
Trong điều kiện thực tế thực hiện đề tài của tác giả, 7 loại khăn ướt dùng một
lần được lựa chọn để nghiên cứu là các sản phẩm đang sử dụng phổ biến, các thông
số cấu trúc và cơ học của mẫu được lựa chọn và xác định trong điều kiện về thiết bị,
phòng thí nghiệm nghiên cứu trong phạm vi ở Việt Nam, cũng như người dùng thử
giới hạn trong các giáo viên và sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt may Thời trang Hà nội.
Đề tài được tiến hành dựa trên phương pháp thực nghiệm xác định một số
các thông số cấu trúc, cơ học tại phòng thí nghiệm và sử dụng thử mẫu trên thực tế.
Mối liên hệ và mô hình tương quan được xác định bằng phần mềm R.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy sự ảnh hưởng của một số thông số
cấu trúc và cơ học của các loại khăn dùng một lần thực nghiệm tới xác suất được
người dùng thử “Thích” và có thể ước xác suất này dựa trên mô hình tương quan.


Nguyễn Thị Lanh

9

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM KHÔNG DỆT DÙNG MỘT LẦN

1.1.Khái quát chung về sản phẩm không dệt dùng một lần
1.1.1. Khái niệm:
-

Vải không dệt:
Vải không dệt được tạo ra từ nguyên liệu dạng xơ, sợi bằng nhiều phương

pháp liên kết khác biệt so với phương pháp liên kết của vải dệt. Nguyên liệu sản
xuất vải không dệt rất đa dạng có thể là xơ ngắn trong công nghệ sản xuất khô và
công nghệ sản xuất ướt hoặc là dạng xơ dài philamăng trong công nghệ kéo sợi trực
tiếp. Tính chất và đặc tính cơ lý của vải không dệt phụ thuộc vào loại nguyên liệu
xơ, các loại xơ này có nguồn gốc từ xơ thiên nhiên, nhân tạo và xơ hóa học [3].
-

Theo định nghĩa của EDANA:
Vải không dệt là các sản phẩm dạng tấm được tạo nên từ các màng xơ trong


đó xơ được xắp xếp định hướng hay một cách ngẫu nhiên và được liên kết với nhau
bằng ma sát hay kết dính. Những sản phẩm này không bao gồm giấy, vải dệt thoi,
vải dệt kim. Nguyên liệu sử dụng gồm có các loại xơ nhiên nhiên hay xơ hóa học
được liên kết với nhau bằng nhiều phương pháp liên kết cơ, liên kết hóa học và liên
kết nhiệt [3].
-

Theo định nghĩa của INDA:
Vải không dệt là các sản phẩm dạng tấm tạo nên từ xơ nhiên nhiên hay xơ

hóa học bao gồm cả giấy và chúng không thể phân tách [3].

Hình 1.1. Vải không dệt
Nguyễn Thị Lanh

10

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Vải không dệt là một dạng vật liệu mới được sự dụng khá phổ biến hiện nay.
Đệm xơ được liên kết tạo thành những tấm nhẹ và xốp. Vì không trải qua quá trình
dệt nên được gọi là vải không dệt.
Không giống các loại vải thông thường, vải không dệt không được tạo ra do
sự đan kết giữa hệ sợi dọc và sợi ngang trên máy dệt thoi hay hệ sợi như trên máy

dệt kim. Nguyên liệu ban đầu tạo ra vải không dệt là xơ tự nhiên, nhân tạo và xơ
hóa học và cũng qua các công đoạn chuẩn bị, tạo màng xơ, đệm xơ. Không qua giai
đoạn dệt, đệm xơ được liên kết ngay bằng chất liên kết hóa học (chất dính) hoặc
bằng phương pháp cơ học (cán ép nóng hoặc cán ép). Phương pháp này cho phép sử
dụng nguyên liệu có phạm vi lớn cả về chủng loại và kích thước.
Vải không dệt tùy theo cấu trúc và thành phần, có nhiều loại mang nhiều đặc
tính hữu ích như thấm hút, mềm mại, thoáng khí, đàn hồi, bền chắc và không gây dị
ứng cho cơ thể con người. Tùy theo vật liệu, vải không dệt có thể dễ dàng phân hủy
nhanh khi ở môi trường tự nhiên nên được công nhận có thể là dạng vật liệu sinh
thái thân thiện với môi trường.
Vải không dệt được dùng để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng
cũng có thể được kết hợp với các vật liệu khác mà các nhà nghiên cứu chế tạo
những sản phẩm, vật liệu với những tính chất đa dạng, và được sử dụng như là phụ
liệu may mặc (dựng, mex), đồ nội thất gia đình, quần áo y tế, kỹ thuật, công nghiệp
và tiêu dùng,...
-

Sản phẩm không dệt [11]:
Sản phẩm không dệt được sản xuất từ vải không dệt. Các đệm xơ mà trong

đó quá trình tạo đệm xơ và các xơ được liên kết với nhau bằng những phương pháp
công nghệ khác nhau.

Nguyễn Thị Lanh

11

Khóa học 2013 - 2015



Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Hình 1.2. Túi may từ vải không dệt
Các loại sản phẩm không dệt được tạo thành từ vải không dệt khá đa dạng và
phong phú. Tùy theo thời gian và số lần sử dụng, có thể bao gồm các sản phẩm sử
dụng nhiều lần như túi, khăn trải bàn, rèm, thảm, màng,... và các sản phẩm sử dụng
một lần như tã, bỉm, quần áo bảo vệ, vệ sinh, băng vệ sinh, khăn dùng một lần,...
Các sản phẩm được sản xuất từ vải không dệt sử dụng trong đời sống thường
có cấu trúc đơn giản và giá thành hạ do đặc điểm của công nghệ sản xuất và nguyên
liệu, vì vậy ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn.
-

Sản phẩm không dệt dùng một lần:
Có nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống con người được sản xuất từ vải

không dệt, trong đó có sản phẩm không dệt dùng một lần như quần áo, mũ, găng,
khăn, bỉm, tã, băng vệ sinh, ...
Sản phẩm không dệt dùng một lần là các sản phẩm được sản xuất từ vải
không dệt, được sử dụng một lần cho mục đích nào đó và sau đó được bỏ đi mà
không giặt giũ và sử dụng lại.
Những sản phẩm không dệt sử dụng một lần phổ biến hiện nay là khăn, bỉm,
quần áo,... trong đó, khăn ướt sử dụng một lần là loại sản phẩm ngày càng trở nên
phổ biến và hữu dụng cho đời sống con người.

Nguyễn Thị Lanh

12


Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Hình 1.3. Sản phẩm không dệt dùng một lần
Sản phẩm từ vải không dệt dùng một lần được thiết kế có vòng đời sống
ngắn nhưng khi sử dụng thì vẫn phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Tùy theo
loại sản phẩm mà cung cấp các chức năng cụ thể như thấm hút chất lỏng, chất đuổi
muỗi, thấm bẩn,... với độ đàn hồi, độ giãn, mềm mại, dai, bền và các tính chất phù
hợp khác. Các tính chất này thường được kết hợp để tạo ra loại vải không dệt thích
hợp cho loại sản phẩm cụ thể.
1.1.2. Các loại sản phẩm không dệt dùng một lần
Sự phát triển của công nghệ không dệt cùng với sự đa dạng và phong phú về
nguyên liệu, tính chất của vải không dệt dẫn tới các ứng dụng rộng rãi của loại vải
này. Các sản phẩm được sản xuất từ vải không dệt ngày càng trở nên đa dạng và
phong phú hơn với sự đáp ứng tốt hơn mong đợi, nhu cầu của người tiêu dùng.
Các sản phẩm không dệt dùng một lần phổ biến hiện nay bao gồm quần áo
sử dụng một lần trong lĩnh vực y tế và đời sống, băng vệ sinh, bỉm, tã giấy, khăn
dùng một lần,... trong đó, khăn dùng một lần là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến
cho nhiều đối tượng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Sự phát triển của vải không dệt cho các sản phẩm vệ sinh được đặc trưng bởi
nhu cầu chất lượng tăng trên các sản phẩm và tốc độ tăng trưởng tăng lên về khối
lượng. Các nhóm chính của các sản phẩm vệ sinh là tã em bé và quần (sử dụng một
lần), các sản phẩm không kiểm soát (bỉm) và băng vệ sinh phụ nữ. Sản phẩm vệ
sinh cũng bao gồm khăn lau ướt và gạc.
Trong khi các sản phẩm nói trên được sản xuất cho nhiều sử dụng và đặc biệt
là trong lĩnh vực vệ sinh, từ các xơ tự nhiên, trong vài thập kỷ qua các nhà sản xuất

đã phát triển các sản phẩm dùng một lần bao gồm các sản phẩm dùng một lần từ vải
Nguyễn Thị Lanh
Khóa học 2013 - 2015
13


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

không dệt dùng cho các khu vực bệnh viện. Do nguy cơ lây nhiễm chéo, áo phẫu
thuật được sản xuất để sử dụng một lần. Tương tự trường hợp hàng dệt may sử dụng
có tiếp xúc trực tiếp với da người đòi hỏi các tính chất vật lý và hóa học của sản
phẩm từ vải không dệt như các sản phẩm dùng trong y tế và vệ sinh phải đáp ứng
đuợc những yêu cầu an toàn và tiện nghi, sinh thái nhất định. Các sản phẩm vệ sinh
sản xuất từ vải không dệt phải đảm bảo có tính thấm hút cao và đảm bảo sự phát tán
và vận chuyển nhanh chóng của chất lỏng - ví dụ như nước tiểu - ra khỏi cơ thể,
không thấm ngược tạo độ ẩm lên da gây cảm giác khó chịu cho cơ thể. Những sản
phẩm này phải đảm bảo yêu cầu về độ mềm mại, phù hợp với cấu trúc, hình dạng
và chức năng của các bộ phận của cơ thể người đang được bảo vệ và không tạo bất
kỳ áp lực nào lên cơ thể. Điều này cũng có nghĩa là cần tính đến sự thoải mái cần
thiết và dễ sử dụng của các sản phẩm vệ sinh nói trên khi sản xuất và lựa chọn vải
không dệt.
Quần áo và các sản phẩm dùng một lần từ vải không dệt sử dụng trong lĩnh
vực y tế bao gồm quần áo phẫu thuật, phòng dịch, khẩu trang, găng tay, mũ, ga trải
giường, thảm, chăn chống khuẩn,... sử dụng trong bệnh viện và phòng dịch ngoài
cộng đồng; chúng được sử dụng dùng một lần trong môi trường y tế dự phòng để
bảo vệ con người và khi hoạt động trong môi trường có nguy cơ dịch bệnh cao.

Hình 1.4. Các sản phẩm sử dụng một lần từ vải không dệt trong y tế

Nguyễn Thị Lanh

14

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Hình 1.5. Băng vệ sinh phụ nữ sản xuất từ vải không dệt [11].
Băng vệ sinh phụ nữ là một sản phẩm được sản xuất từ vải không dệt. Vào
đầu thế kỷ 20, băng vệ sinh dùng một lần được làm từ bông gạc. Sự phát triển của
vật liệu dệt và tính chất hấp phụ là cơ sở quan trọng để phát triển và sản xuất các
sản phẩm băng vệ sinh mềm, mỏng, nhẹ và siêu thấm như chúng đang có ngày nay.
Lớp băng keo tự dính cũng góp phần làm tăng sự thoải mái cho người mặc. Các lớp
băng rất mỏng và được tạo thành từ sản phẩm không dệt với vật liệu microfilament
rất nhẹ. Các lớp thấm hút phải hấp thụ và lưu trữ cácchất lỏng trong thể tích nhỏ và
không trào ngược. Băng vệ sinh cũng được thiết kế theo cấu trúc và hình dạng phù
hợp với đặc điểm cơ thể người phụ nữ và được coi là sản phẩm vệ sinh có tính bảo
vệ rất quan trọng.
Một loại sản phẩm quan trọng được sản xuất từ vải không dệt là bỉm và tã.
Đây là các sản phẩm không kiểm soát bao gồm quần lót, tấm lót thấm và tấm chống
thấm nước dùng cho trẻ em, người già và bệnh nhân. Các sản phẩm này rất cần thiết
và quan trọng trong các cơ sở y tế và đời sống. Sự phát triển của loại sản phẩm này
bắt đầu khoảng 20 năm trước đây. Bỉm dùng một lần từ vải không dệt chiếm một tỷ
lệ lớn trên thị trường, đặc biệt đối với nước tiểu và tiểu không tự chủ ở người lớn.
Các loại sản phẩm này vẫn đang được tiếp tục phát triển với đặc tính đáp ứng sự
không kiểm soát của bài tiết ở người và chống thấm.

Nguyễn Thị Lanh

15

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Ban đầu, sản phẩm được phát triển là tã dành cho trẻ em và sau đó chuyển
sang các sản phẩm không kiểm soát như bỉm cho trẻ em và người lớn. Sản phẩm
này đặc biệt cần thiết cho người già và bệnh nhân không thể chủ động điều khiển,
kiểm soát. Yêu cầu đặc biệt quan trọng với quần bỉm là phải có khả năng hấp thụ
cao. Tránh ẩm ướt cho da là điều kiện tiên quyết cho người mặc cảm giác thoải mái.

Hình 1.6. Bỉm được sản xuất từ vải không dệt
Vào cuối của những năm 30, tã cellulose được làm từ bột giấy đã xuất hiện
trên thị trường. Nó được tạo bởi hai phần, lớp vỏ bọc bằng vải không dệt bên ngoài
và các lớp cellulose bên trong. Lớp vỏ bọc bên ngoài bằng vải không dệt tạo điều
kiện cho chất lỏng thấm sâu vào các lớp bên trong và giữa chúng ở lại đó. Ngoài ra,
vật liệu đàn hồi và không thấm nước được đưa vào tã ở lớp ngoài. Lớp vải không
dệt được sản xuất từ polypropylene. Sản phẩm không dệt với thành phần bio- cũng
được sử dụng. Bao gồm một hoặc hai lớp vải không dệt từ xơ ngắn hoặc bột giấy và
có thể có thêm lớp vải không dệt từ xơ tổng hợp. Các lớp thấm hút có nhiệm vụ hấp
thụ và lưu trữ chất lỏng. Lớp này trải qua sự thay đổi từ trạng thái khô sang trạng
thái ẩm ướt. Các thành phần siêu thấm không chỉ lưu trữ chất lỏng, mà còn hút độ
ẩm ra khỏi lớp bọc bằng vải không dệt từ xơ ngắn.


Nguyễn Thị Lanh

16

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Hình 1.7. Tã giấy được sản xuất từ vải không dệt
Khăn ướt sử dụng một lần là sản phẩm được sản xuất từ vải không dệt với
thành phần xơ khác nhau, có thể được ngấm tẩm nước tinh khiết và một số các loại
dung dịch cần thiết tùy theo sản phẩm cụ thể.
Cấu tạo của khăn dùng một lần bao gồm một hoặc một số lớp vải không dệt,
được sắp xếp theo cấu trúc nhất định. Kích thước của sản phẩm khăn dùng một lần
tùy theo từng nhà sản xuất. Chiều dài và chiều rộng thường dao động trong khoảng
15 đến 25cm.
Khăn dùng một lần gồm có 2 loại chính: khăn ướt và khăn khô. Khăn khô
thường được sản xuất từ bột giấy (và giống như giấy), được dùng khá phổ biến
trong đời sống. Khăn ướt thường được sản xuất từ vải không dệt, được sử dụng
trong các trường hợp tương tự như khăn khô và thậm chí đa dụng hơn bởi được
thấm nước và các loại dung dịch khác. Nguyên liệu dùng để sản xuất vải không dệt
cho khăn ướt thường là bông, vixco, rayon hoặc pha trộn.
Có nhiều loại khăn dùng một lần được sản xuất từ vải không dệt đang được
lưu hành trên thị trường hiện nay. Các sản phẩm này đã đáp ứng được một phần
đáng kể nhu cầu của người tiêu dùng trong đời sống ngày càng hiện đại.
Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng của sản phẩm khăn dùng một lần trên
thị trường vẫn còn là vấn đề ngỏ bởi các sản phẩm khăn ướt dùng một lần hầu hết

đều được sản xuất theo tiêu chuẩn của chính cơ sở sản xuất mà chưa có tiêu chuẩn
Nguyễn Thị Lanh

17

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

chung cho loại sản phẩm này ở Việt Nam. Mức độ đáp ứng nhu cầu về mặt chất
lượng của các sản phẩm khăn dùng một lần trên thị trường Việt Nam hiện nay cũng
chưa được kiểm tra và đánh giá. Các yếu tố, chỉ tiêu chất lượng của khăn có liên
quan tới mức đánh giá, chấp nhận của nguời tiêu dùng đối với sản phẩm này cũng
chưa được quan tâm nghiên cứu ở mức cần thiết.

Hình 1.8. Khăn ướt sử dụng một lần từ vải không dệt.
Khăn ướt được sản xuất từ vải không dệt, tẩy sạch và diệt khuẩn, ngâm tẩm
nước tinh khiết R.O. và một vài loại dung dịch khác để tạo mùi thơm, mềm mại,...
Sản phẩm này thường không chứa chất cồn, mềm mịn và an toàn, đặc biệt là dành
cho trẻ em. Khăn ướt hiện nay khá đa dạng về mẫu mã, chủng loại, có thể có mùi
hương thơm nhẹ nhàng, tự nhiên, dễ chịu, có tác dụng giữ ẩm mà không gây kích
ứng da sau khi sử dụng.
Khăn ướt dành cho trẻ em được sản xuất ứng dụng công nghệ nano bạc để
diệt khuẩn và khử mùi, ngăn các sinh vật gây hại phát triển, chăm sóc nhẹ nhàng,
tiện lợi và an toàn cho bé. Do tính tiện ích mà loại khăn ướt ngày càng được sử
dụng nhiều và phát triển. Trong những chuyến đi xa, khăn ướt luôn là lựa chọn số
một cho người tiêu dùng khi nguồn nước bên ngoài hạn chế hoặc không đảm bảo vệ

sinh. Ngoài ra, còn có những sản phẩm khăn ướt cao cấp của có tác dụng diệt khuẩn
có hại bám trên bề mặt da. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng có không ít những sản
Nguyễn Thị Lanh

18

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

phẩm có xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo, mỏng, mềm mủn, gây
dị ứng hoặc kích ứng da đối với người sử dụng,...
1.2. Nguyên liệu, công nghệ sản xuất sản phẩm không dệt dùng một lần
Các sản phẩm dùng một lần ở trên đã đề cập được sản xuất từ vải không dệt.
Do đó, quá trình sản xuất ra các loại sản phẩm này thường gồm hai giai đoạn chính:
giai đoạn sản xuất vải không dệt và giai đoạn sản xuất sản phẩm dùng một lần từ
các loại vải không dệt có tính chất phù hợp với yêu cầu.
1.2.1.Sản xuất vải không dệt [3], [11]:
a. Nguyên liệu:
Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra vải không dệt rất phong phú và đa
dạng từ các xơ thiên nhiên cho đến các loại xơ hóa học với các độ mảnh khác nhau;
từ các xơ ngắn không sử dụng trong kéo sợi cho đến các xơ dài chất lượng cao, từ
xơ ngắn thành kiện cho đến polyme ở dạng dung dịch được ép đùn tạo thành
filament. Việc lựa chọn nguyên liệu ban đầu phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu sử
dụng và công nghệ sản xuất. Nguyên liệu hiện nay vẫn được ngành công nghiệp
không dệt tập trung sử dụng đó là các loại xơ như:
- Xơ xenlulô: Bông, lanh, đay, gai,…

- Xơ tổng hợp: Xơ polyester, polyolefin, polyamit, vinyl, polyvinyl, polypropylen,...
- Xơ protein: Lông cừu, tơ tằm, lông thú khác (Dê, lạc đà...)
Nguyên liệu sản xuất vải không dệt có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn
công nghệ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tối đa chi phí và ứng
dụng loại vải không dệt đó để tạo ra sản phẩm với mục đích khác nhau
Để sản xuất sản phẩm không dệt ngoài nguyên liệu cơ bản là xơ, sợi,
philamăng tùy theo phương pháp sản xuất mà người ta có thể sử dụng các hóa chất
liên kết các màng xơ của sản phẩm vải không dệt.
Tất cả các loại xơ đều có thể sử dụng để sản xuất sản phẩm không dệt dùng
một lần bao gồm xơ thiên nhiên, nhân tạo và tổng hợp.

Nguyễn Thị Lanh

19

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

Nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp sản xuất vải không
dệt là xơ hóa học, công nghệ tạo đệm xơ bằng máy chải chủ yếu sử dụng xơ
polypropylen, xơ polyester do xơ đáp ứng được yêu cầu của nhiều chủng loại sản
phẩm với giá thành tương đối thấp.
Xơ visco được sử dụng rộng rãi để sản xuất các sản phẩm không dệt dùng
trong lĩnh vực y tế và các sản phẩm vệ sinh, sản phẩm dùng một lần vì có khả năng
thấm hút tốt, mềm mại và thân thiện với môi trường.
Phần lớn các xơ thiên nhiên là xenlulo với thành phần xenlulo khác nhau.

Mỗi loại xơ có những tính chất riêng. Trong đó bông vẫn là loại xơ thiên nhiên có
thể sử dụng phổ biến làm vải không dệt dùng một lần.
*Xơ thiên nhiên:
- Xơ bông:
Xơ bông có cấu trúc và hình dạng rất phù hợp để làm vải không dệt vì thiết
diện ngang dạng băng, xoắn ốc, cấu trúc rỗng, độ bền ướt cao và hút ẩm tốt, hơn
nữa độ bền ướt của bông cao hơn 10% so với độ bền khô. Do đó xơ bông đã trở
thành một trong những vật liệu được sử dụng thành công trong sản xuất vải không
dệt. Trong sản xuất vải không dệt, người ta thường sử dụng xơ bông cấp thấp, sản
xuất các sản phẩm cần ổn định kích thước hình dạng ở trạng thái ẩm ướt như: giấy
dán tường, khăn lau, các sản phẩm vệ sinh như tã trẻ em, khăn dùng một lần.
- Xơ lanh:
Xơ lanh được dùng là dạng xơ cơ bản, có độ dài 10 – 36mm và đường kính
xơ 10 - 21µm. Xơ lanh với chất lượng như vậy còn đắt hơn cả xơ bông, cho nên xơ
lanh ít được dùng trong sản xuất sản phẩm không dệt.
- Xơ đay
Đay được dùng tương đối nhiều trong sản xuất sản phẩm không dệt. Kỹ thuật
thường dùng là cán ép, xuyên kim và liên kết tẩm phủ nhựa polyvinylclorya (PVC).
Sản phẩm thường là các tấm ép, nền thảm, tấm trải và sản phẩm cách nhiệt dùng
trong ngành công nghiệp và dân dụng.
Nguyễn Thị Lanh

20

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may


- Xơ gai
Là loại xơ có độ bền cao, chịu được tác dụng của môi trường ẩm ướt, mặn và
vi khuẩn... nên được dùng nhiều để sản xuất sản phẩm vải không dệt chất lượng
cao. Xơ gai với chất lượng tốt thường có giá thành cao hơn xơ bông.
* Xơ nhân tạo:
Xơ Rayon là loại xơ nhân tạo có nguồn gốc xenlulo, xơ rayon gồm có ba
loại: xơ visco, xơ đồng amoniae và xơ axetat xenlulo. Trong đó, visco tương đối rẻ
và được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp không dệt.
Xơ rayon được sử dụng phổ biến có chuẩn số từ 1,7/5,0dtex. Độ bền đứt từ
2,0/2,6c N/D trong môi trường ướt. Cường lực xơ trong môi trường khô là từ 1,01,5g/denier trong môi trường ướt. Cường lực xơ trong môi trường ướt rất quan
trọng cho quá trình sản xuất và sử dụng sau này. Những cải tiến trong quy trình sản
xuất đã giúp khắc phục những vấn đề về độ bền đứt của xơ rayon trong môi trường
ướt. Độ giãn đứt của xơ rayon từ 10-30% trong môi trường khô và 15-40% trong
môi trường ướt, xơ visco mất bền từ nhiệt độ 145oC và bị phân hủy ở nhiệt độ từ
177-204 oC. Rayon có thể bị tổn thương trong môi trường axit và oxi hóa. Các chất
tẩy rửa, bền mài mòn. Rayon hút ẩm cao, mềm mại và thoáng mát. Quá trình kéo
dài có thể điều chỉnh để tạo ra những xơ Rayon có độ bền đứt cao và giãn đứt nhỏ.
Xơ Rayon được sử dụng để sản xuất các đồ dùng trong sinh hoạt như ga trải
gường, màn, rèm, trang trí nội thất và một số lĩnh vực chuyên dùng khác như trong
phẫu thuật y tế, một số sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm vệ sinh dành cho
phụ nữ và trẻ em.
* Xơ tổng hợp:
- Polyolefin:
Có hai loại polyolefin đó là polyporopylen (PP) và polyethylen (PE), chúng
là những sản phẩm cao phân tử được tổng hợp từ quá trình polyme hóa khí propylen
và etylen. Quá trình polyme hóa được thực hiện ở áp suất cao hay thấp với những
chất xúc tác đặc biệt và xơ được kéo bằng phương pháp nóng chảy. Nhưng trong
công nghiệp không dệt xơ được tạo thành từ các màng chảy mỏng sau đó các màng
Nguyễn Thị Lanh


21

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

xơ này được phân chia thành các băng nhỏ. Xơ polypropylen là loại xơ olefin được
sử dụng rộng rãi nhất để sản xuất vải không dệt.
Xơ olefin có độ bền đứt khá cao cả trong môi trường khô và môi trường ướt.
Bền với các tác nhân hóa học, mồ hôi, côn trùng, nấm mốc. Xơ có độ hút ẩm thấp,
dễ giặt và sấy khô, dễ tạo dạng và dễ liên kết bằng nhiệt. Polypropylen chất lượng
cao có cường lực và mô đun đàn hồi lớn được xử lý với bội số kéo dài lớn, ép đùn ở
trạng thái dẻo và tạo tinh thể ở bề mặt. Xơ polypropylen có nhiệt độ nóng chảy thấp,
khó nhuộm ngoại trừ sau khi được xử lý. Hiện nay trong công nghiệp không dệt, xơ
polypropylen chiếm vai trò rất quan trọng nó được dùng làm các sản phẩm có tính
hấp thụ cao như: Chất độn, nhồi, đồ trang trí trong nhà và xe hơi, đồ lọc....Các sản
phẩm không dệt dưới dạng tấm nhiều lớp có sử dụng thành phần xơ polypropylen.
- Polyester:
Xơ polyester được sử dụng phổ biến là loại polyme mạch thẳng, tổng hợp từ
terephtalat etylen. Sự phát triển của công nghệ xử lý và kĩ thuật liên kết cho phép
polyester cùng với olepin trở thành hai loại xơ tổng hợp chính trong công nghiệp
không dệt.
Polyester có độ bền đứt và mô đun đàn hồi cao, độ co thấp, ổn định dưới tác
dụng của nhiệt, polyester bền màu, chống nhàu, giữ nếp sau khi xử lý nhiệt và dễ
giặt. Polyester bền với các chất axit, các tác nhân oxi hóa nhưng nhạy cảm với môi
trường kiềm. Polyester là chất kị nước, trong điều kiện chuẩn polyester có độ hồi

ẩm rất thấp. Tính chất của polyester phụ thuộc vào phương pháp sản xuất sự thoái
hóa dưới tác dụng nhiệt. Polyester rất khó nhuộm màu do tính chất tinh thể cao và
thiếu những nhóm chức tạo tương tác với hóa chất nhuộm.
Polyester được dùng nhiều trong may mặc và trong kĩ thuật, trong lĩnh vực
không dệt chúng được dùng làm chất cách ly (nhiệt-âm), dùng làm chất liên kết, vải
nông nghiệp, thảm, vải bọc ghế xe hơi và các loại sản phẩm composit.

Nguyễn Thị Lanh

22

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

- Polyamit:
Xơ Polyamit được sử dụng nhiều trong số các xơ hóa học nguồn gốc
polymer tổng hợp và thường áp dụng công nghệ sản xuất cán nóng, liên kết hóa
học, khâu đan để sản xuất nhiều loại sản phẩm vải không dệt khác nhau. Xơ
polyamit có độ bền đứt cao, độ đàn hồi tốt nên thường được dùng để sản xuất các
loại sản phẩm cần có độ bền cao, ổn định kích thước và hình dạng như vải phin lọc,
vải chống mài mòn, vải địa kỹ thuật.
Polyamit được sử dụng làm thảm vì bền với ma sát. Do giá thành vật liệu
tương đối cao nên Polyamit được sử dụng hạn chế trong lĩnh vực không dệt. Xơ
Polyamit được pha trộn trong một số trường hợp để tận dụng độ bền xé và ma sát
của chúng.
- Xơ Vinyl:

Xơ vinyl bị hòa tan trong dung môi hữu cơ (trừ xăng) và có nhiệt độ nóng
chảy thấp. Trong sản xuất sản phẩm không dệt xơ vinyl có thể được dùng theo hai
chức năng:
+ Làm vật liệu liên kết: Cho khoảng 3% theo khối lượng xơ này vào đệm xơ
rồi thực hiện kỹ thuật cán nóng để làm ra sản phẩm không dệt
+ Làm vật liệu xơ tự dính: Đệm xơ 100% là xơ vinyl khi chịu cán ép nóng sẽ
tự dính kết thành sản phẩm.
Sản phẩm không dệt từ xơ vinyl được dùng làm phin lọc, làm tấm cách nhiệt,
cách âm, vật liệu dùng trong xây dựng, phụ liệu xuất lốp ô tô. Tuy nhiên xơ vinyl
đắt hơn nhiều loại xơ tổng hợp khác, cho nên cũng ít được dùng.
* Xơ protein:
Loại xơ này thường gặp là lông cừu và các loại lông thú khác. Lông cừu là
loại nguyên liệu quý hiếm, đắt nên các loại tốt không được dùng trong sản xuất sản
phẩm không dệt. Người ta chỉ dùng loại rất thô để sản xuất những sản phẩm không
dệt cho những nhu cầu cần thiết. Các loại lông thú khác được dùng sản xuất các loại
thảm, tấm trải... nhưng sản lượng những loại lông thú này rất thấp.
Nguyễn Thị Lanh

23

Khóa học 2013 - 2015


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

b. Công nghệ hình thành đệm xơ
Giai đoạn hình thành đệm xơ:
Ngoài bản chất của xơ và bản chất liên kết thì cấu trúc của đệm xơ cũng có

ảnh hưởng đến đặc tính của sản phẩm không dệt. Cấu trúc đệm xơ phụ thuộc vào
phương pháp hình thành đệm xơ.
- Định hướng màng xơ:
Màng xơ là một màng mỏng gồm những xơ dính móc tự nhiên với nhau.
Màng xơ mỏng nhất có khối lượng khoảng 3 ~ 5 g/m2 và dày đến 10 ~ 15g/m2. Đệm
xơ gồm nhiều màng xơ xếp chồng lên nhau tạo thành đệm có khối lượng đến 400
g/m2. Sản phẩm không dệt thường dùng các màng xơ 10 ~ 15g/m2, tạo thành những
đệm xơ có độ dày và khối lượng khác nhau. Sự định hướng của xơ trong màng cũng
như trong đệm xơ là đặc điểm cấu trúc của đệm xơ, cấu trúc này có ảnh hưởng đến
đặc tính của sản phẩm không dệt. Có 3 loại định hướng: Định hướng song song,
định hướng xếp chéo và định hướng ngẫu nhiên.
Thông thường trên các máy chải, các xơ ra khỏi máy có định hướng theo
chiều máy, tạo ra màng xơ có các xơ song song với nhau gọi là màng xơ song song.
Khi tạo đệm xơ bằng cách xếp chồng nhiều màng xơ sẽ có hai khả năng định hướng
xơ. Nếu các màng xơ vào đệm xơ vẫn giữ định hướng như ở màng xơ sẽ cho đệm
xơ song song. Nếu các màng xơ vào đệm xơ được xoay lệch đi và zic – zắc sẽ cho
đệm xơ xếp chéo. Loại đệm xơ định hướng ngẫu nhiên, trong đó sự sắp xếp của các
xơ là đẳng hướng. Tuy nhiên do kéo giãn trong quá trình công nghệ mà tỷ lệ các xơ
có định hướng theo chiều ra máy vẫn lớn hơn.
- Chất lượng đệm xơ:
Chất lượng đệm xơ rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
sản phẩm không dệt sau này. Chất lượng đệm xơ thể hiện thông qua độ đều, độ liên
kết màng xơ, độ dày màng xơ, khả năng phủ kín và độ mềm mại của màng xơ,...

Nguyễn Thị Lanh

24

Khóa học 2013 - 2015



Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

Chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may

+ Độ đều:
Độ đều là chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá chất lượng sản phẩm không dệt theo
nhiều đặc tính khác nhau. Sự đều đặn khi trộn xơ và sự phân bố đều xơ trong đệm
xơ là hai yêu cầu quan trọng nhất, vì nó quyết định các tính chất vật lý của sản
phẩm cuối cùng. Các công đoạn tiếp sau công đoạn hình thành màng xơ và đệm xơ
luôn có xu hướng làm giảm độ đều của đệm xơ. Trộn đều có nghĩa là hỗn hợp xơ
phải được làm tơi ở dạng các xơ riêng lẻ. Việc làm tơi là rất cần thiết cho độ đều
theo khối lượng xơ trên các máy. Xơ kém tơi và xé tơi kém đều sẽ làm giảm khả
năng trộn đều. Ngay trong phương pháp ướt, việc xé tơi xơ được thực hiện trước
cũng rất quan trọng, giống như quá trình sản xuất đệm xơ theo phương pháp khô.
Trên thực tế, sản xuất sản phẩm không dệt theo phương pháp khô thì độ đều màng
xơ còn có yêu cầu cao hơn độ đều màng xơ mỏng để tạo sản phẩm không dệt mỏng.
Độ đều màng xơ tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng máy. Người ta thường dùng hai
chỉ tiêu sau đây để đánh giá độ đều màng xơ, đó là: Sự sai khác về khối lượng màng
xơ và sự phân bố xơ trong màng xơ. Cân các mẫu thử màng xơ có kích thước
10x10cm. Nếu sai khác khối lượng lớn hơn ±10% thì sản phẩm không đều. Quan
sát xơ dễ dàng nhận biết khả năng đều đặn của xơ trong màng xơ. Thông thường xơ
xếp song song cho độ đều phân bố cao nhất.
+ Độ liên kết màng xơ:
Sau khi hình thành, màng xơ được vận chuyển tới khu vực tạo thành đệm và
liên kết, do vậy màng xơ cần có một độ bền nhất định để không bị rách, bị đứt hoặc
biến dạng, nghĩa là các xơ trong màng xơ phải có độ liên kết cần thiết. Khi màng xơ
tạo ra theo phương pháp khô, các móc câu và độ quăn của xơ tạo ra mối liên kết.
Khi màng xơ tạo ra theo phương pháp kéo sợi trực tiếp thì các vòng xơ xêp chồng
lên nhau tạo ra mối liên kết.

+ Độ dày màng xơ, đệm xơ:
Độ dày của màng xơ tùy thuộc yêu cầu sử dụng đối với sản phẩm không dệt
và nó được tạo nên trên cơ sở từng màng xơ. Bản chất của xơ khác nhau tạo ra
màng xơ có độ xốp và do đó có độ dày khác nhau. Xơ tổng hợp có đàn tính cao, do
Nguyễn Thị Lanh

25

Khóa học 2013 - 2015


×