Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khảo sát đặc trưng kỹ thuật của một số chỉ may công nghiệp sử dụng cho một số loại vải thông dụng và vải kỹ thuật có cấu trúc và chất liệu khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 79 trang )

Luận văn cao học

Khóa 2010

LỜI CAM ĐOAN
\

Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong luận văn này đều
do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Nhật Chương cùng với sự
khảo sát thực nghiệm tại doanh nghiệp may ở TP.HCM, không có sự sao chép từ
các luận văn khác. Tác giả xin hoàn toàn chịu tránh nhiệm trước pháp luật về nội
dung được trình bày trong luận văn.
Người thực hiện

Nguyễn Đình Trụ

Nguyễn Đình Trụ

1

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình từ các Quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước hết, tác giả
xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với GS.TS. Trần Nhật Chương, người dành nhiều


thời gian hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Công nghệ Dệt May & Thời Trang
thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã cung cấp kiến thức và tạo điều kiện để
tác giả thực hiện tốt đề tài. Đồng cám ơn doanh nghiệp dệt đã tạo điều kiện tốt nhất
để tác giả khảo sát và tìm hiểu tại Quý doanh nghiệp trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, cơ quan công tác, đồng
nghiệp, bạn bè đã động viên về vật chất và tinh thần cho tác giả trong thời gian học
và làm luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn!
Người thực hiện

Nguyễn Đình Trụ

Nguyễn Đình Trụ

2

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ASTM

American Society for Testing and Materials - Tổ chức tiêu chuẩn kiểm
định Hoa Kỳ.


EU

Europeen Union– Cộng đồng các nước Châu Âu

ISO

International Organization for Standardization) - Tổ chức Tiêu chuẩn
Quốc tế.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

WTO

Word Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

Nguyễn Đình Trụ

3

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

1. Bảng biểu
Bảng 1-1: Độ bền mài mòn của chỉ may
Bảng 1-2: Một số tính chất cơ lý tiêu biểu của chỉ may.
Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm chi số sợi – Chỉ Polyester
Bảng 3.2: Kết quả thực nghiệm độ săn sợi – Chỉ Polyester
Bảng 3.3: Kết quả thực nghiệm độ bền đứt sợi đơn – Chỉ Polyester
Bảng 3.4: Kết quả thực nghiệm độ co sợi qua nước sôi – Chỉ Polyester
Bảng 3.5: Kết quả thực nghiệm độ bền màu giặt ở 40oC – Chỉ Polyester
Bảng 3.6: Kết quả thực nghiệm chi số sợi – Chỉ Cotton
Bảng 3.7: Kết quả thực nghiệm độ săn sợi – Chỉ Cotton
Bảng 3.8: Kết quả thực nghiệm độ bền đứt sợi đơn – Chỉ Cotton
Bảng 3.9: Kết quả thực nghiệm độ co sợi qua nước sôi – Chỉ Cotton
Bảng 3.10: Kết quả thực nghiệm độ bền màu giặt ở 40oC – Chỉ Cotton
Bảng 3.11: Kết quả thực nghiệm chi số sợi – Chỉ lõi Polyester
Bảng 3.12: Kết quả thực nghiệm độ săn sợi – Chỉ lõi Polyester
Bảng 3.13: Kết quả thực nghiệm độ bền đứt sợi đơn – Chỉ lõi Polyester
Bảng 3.14: Kết quả thực nghiệm độ co sợi qua nước sôi – Chỉ lõi Polyester
Bảng 3.15: Kết quả thực nghiệm độ bền màu giặt ở 40oC – Chỉ lõi Polyester
2. Hình vẽ
Hình 3.1:

Biểu đồ cột chi số sợi (Ne) – chỉ polyester

Hình 3.2:

Biểu đồ cột chi số sợi CV (%)– chỉ polyester

Hình 3.3:

Biểu đồ cột độ săn / hướng xoắn (T/m) – chỉ polyester


Hình 3.4:

Biểu đồ cột độ săn sợi CV (%) – chỉ polyester

Hình 3.5:

Biểu đồ cột độ bền đứt sợi đơn (cN) – chỉ polyester

Hình 3.6:

Biểu đồ cột CV độ bền (%) – chỉ polyester

Hình 3.7:

Biểu đồ cột độ giãn đứt (%) – chỉ polyester

Hình 3.8:

Biểu đồ cột độ bền đứt tương đối (cN/tex) – chỉ polyester

Hình 3.9:

Biểu đồ cột độ co sợi qua nước sôi (%) – chỉ polyester

Nguyễn Đình Trụ

4

Ngành CN Vật liệu Dệt-May



Luận văn cao học

Khóa 2010

Hình 3.10: Biểu đồ cột độ bền màu giặt ở 40oC – chỉ polyester
Hình 3.11: Biểu đồ cột chi số sợi (Ne) – chỉ cotton
Hình 3.12: Biểu đồ cột chi số sợi CV (%)– chỉ cotton
Hình 3.13: Biểu đồ cột độ săn / hướng xoắn (T/m) – chỉ cotton
Hình 3.14: Biểu đồ cột độ săn sợi CV (%) – chỉ cotton r
Hình 3.15: Biểu đồ cột độ bền đứt sợi đơn (cN) – chỉ cotton
Hình 3.16: Biểu đồ cột CV độ bền (%) – chỉ cotton
Hình 3.17: Biểu đồ cột độ giãn đứt (%) – chỉ cotton
Hình 3.18: Biểu đồ cột độ bền đứt tương đối (cN/tex) – chỉ cotton
Hình 3.19: Biểu đồ cột độ co sợi qua nước sôi (%) – chỉ cotton
Hình 3.20: Biểu đồ cột độ bền màu giặt ở 40oC – chỉ cotton
Hình 3.21: Biểu đồ cột chi số sợi (Ne) – chỉ lõi polyester
Hình 3.22: Biểu đồ cột chi số sợi CV (%)– chỉ lõi polyester
Hình 3.23: Biểu đồ cột độ săn / hướng xoắn (T/m) – chỉ lõi polyester
Hình 3.24: Biểu đồ cột độ săn sợi CV (%) – chỉ lõi polyester
Hình 3.25: Biểu đồ cột độ bền đứt sợi đơn (cN) – chỉ lõi polyester
Hình 3.26: Biểu đồ cột CV độ bền (%) – chỉ lõi polyester
Hình 3.27: Biểu đồ cột độ giãn đứt (%) – chỉ lõi polyester
Hình 3.28: Biểu đồ cột độ bền đứt tương đối (cN/tex) – chỉ lõi polyester
Hình 3.29: Biểu đồ cột độ co sợi qua nước sôi (%) – chỉ lõi polyester
Hình 3.30: Biểu đồ cột độ bền màu giặt ở 40oC – chỉ lõi polyester

Nguyễn Đình Trụ


5

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1
LỜI CÁM ƠN ....................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................. 4
MỤC LỤC ............................................................................................................ 6
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1 – KHẢO SÁT VÀ THU THẬP MỘT SỐ CHỦNG LOẠI CHỈ
MAY CÔNG NGHIỆP VỚI CHẤT LIỆU, CẤU TRÚC VÀ ỨNG DỤNG
KHÁC NHAU
1.1. Khảo sát chung về chỉ may ................................................................. 10
1.2. Một số chủng loại chỉ may công nghiệp với chất liệu, cấu trúc và ứng
dụng khác nhau....................................................................................... 11
1.2.1. Các loại xơ dệt trong sản xuất chỉ may ............................................ 11
1.2.1.1. Xơ tổng hợp ............................................................................. 11
1.2.1.2. Xơ thiên nhiên.......................................................................... 15
1.2.2. Các yêu cầu đối với chỉ may ............................................................ 17
1.3. Tính chất cơ lý của chỉ may ................................................................ 24
1.3.1. Độ mảnh ......................................................................................... 24
1.3.2. Độ bền đứt ...................................................................................... 26
1.3.3 Độ giãn ........................................................................................... 27

1.3.4 Độ đàn hồi ...................................................................................... 28
1.3.5 Độ bền đứt dạng vòng ...................................................................... 29
1.3.6 Độ bền đứt dạng nút ......................................................................... 29
1.3.7 Modul ban đầu hay còn gọi là modul young ..................................... 29
1.3.8 Độ bền mài mòn ............................................................................... 30
1.3.9 Độ trơn của chỉ ................................................................................ 30
1.3.10 Độ sạch của chỉ .............................................................................. 31
1.3.11 Độ co của chỉ ................................................................................. 32

Nguyễn Đình Trụ

6

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

1.4. Các loại chỉ ......................................................................................... 34
1.4.1. Chỉ xơ ngắn corespun (corespun) .................................................... 34
1.4.2. Chỉ tổng hợp ................................................................................... 34
1.4.3. Chỉ cotton ....................................................................................... 34
1.4.4 Chỉ may sợi đơn multifilament ......................................................... 35
1.4.5 Philamang đơn (monofilament) ........................................................ 35
1.5. Kết luận chƣơng 1 ............................................................................... 35
CHƢƠNG 2 – TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHỈ MAY
2.1. Các phƣơng pháp sản xuất chỉ may ................................................... 38
2.1.1 Việc sản xuất chỉ corespun và chỉ xơ ngắn ............................... 38

2.1.2 Sản xuất các loại chỉ may tổng hợp .......................................... 46
2.2. Tính chất vật lý của chỉ ...................................................................... 47
2.2.1. Chỉ tổng hợp .............................................................................. 47
2.2.2. Các loại chỉ cotton...................................................................... 50
2.2.3. Độ bền màu ................................................................................ 51
CHƢƠNG 3 – THỰC NGHIỆM KHOA HỌC TRÊN MỘT SỐ LOẠI CHỈ
MAY VÀ BÀN LUẬN
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 53
3.1.1 Nghiên cứu lý thuyết .................................................................... 53
3.1.2 Phương pháp thực nghiệm............................................................ 53
3.2 Kết quả thực nghiệm ............................................................................... 53
3.2.1. Chỉ Polyester............................................................................... 53
3.2.2 Chỉ Cotton .................................................................................. 61
3.2.3 Chỉ lõi Polyester.......................................................................... 68
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 77
PHỤ ĐÍNH ......................................................................................................... 79

Nguyễn Đình Trụ

7

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn phát triển kinh tế, hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất
nước hiện nay, ngành dệt may đóng vai trò hết sức quan trọng trong xuất khẩu
và giải quyết việc làm cho thanh niên, góp phần ổn đònh chính trò - kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, hàng dệt may hiện chủ yếu vẫn dừng lại ở hình thức gia công và
từng bước nâng cao tỷ lệ nội đòa hóa hàng xuất khẩu.
Do sản phẩm may sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên hình thức
liên kết các chi tiết của sản phẩm ngày càng đa dạng như liên kết bằng chỉ, bằng
keo, bằng cách dán, hàn… Tuy nhiên, biện pháp liên kết truyền thống bằng chỉ
may vẫn là hình thức phổ biến nhất, không thể thay thế vì phạm vi sử dụng rộng
rãi, có thể thực hiện cho cả những đường may phức tạp mà các biện pháp liên
kết khác không thực hiện được.
Trong may mặc, yêu cầu về chất lượng đường may hết sức nghiêm ngặt và
là một trong những yêu cầu hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm như độ êm
phẳng, không nhăn vặn; độ bền chắc và tuổi thọ; vẻ ngoại quan… mà chỉ là yếu
tố phải tính đến đầu tiên vì ảnh hưởng rất lớn đến đường may cả về năng suất
lẫn chất lượng. Trong quá trình may và sử dụng chỉ chòu tác động của rất nhiều
yếu tố như các biến dạng kéo, uốn, xoắn, ma sát, nhiệt, ánh sáng mặt trời, các
hoá chất giặt tẩy, vi khuẩn và vi sinh vật… làm ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ
cũng như vẻ ngoại quan của chỉ và do đó ảnh hưởng đến đường may. Vậy, để
đảm bảo chất lượng đường may chỉ cần đáp ứng tốt các yêu cầu về độ bền đứt
và độ giãn đàn hồi; độ co sau may và trong quá trình sử dụng, giặt giũ; độ bền
mài mòn; bền nhiệt; bền hoá chất; độ đều, độ bóng và chất bôi trơn. Muốn vậy,
chỉ may phải được sản xuất từ loại xơ nguyên liệu chất lượng tốt, phù hợp với
yêu cầu may tốc độ cao; có độ săn sao cho chỉ vừa có độ bền tối ưu mà vẫn đảm

Nguyễn Đình Trụ

8

Ngành CN Vật liệu Dệt-May



Luận văn cao học

Khóa 2010

bảo cân bằng xoắn và dù là sợi đơn, sợi xe 1 lần hay 2 lần thì hướng xoắn ở lần
se cuối cùng phải là hướng xoắn Z. Nếu không thực hiện tốt điều này có thể làm
đường may nhăn, giảm bền hoặc thời gian sử dụng giảm; có thể gây hiện tượng
đứt chỉ, sùi chỉ, bỏ mũi … trong quá trình may.
Vì những lý do trên, việc lựa chọn chỉ và chất lượng chỉ như thế nào cho
phù hợp với nguyên liệu, thiết bò và tốc độ may mà vẫn an toàn đối với đường
may trong sản xuất hàng may mặc hiện là vấn đề đang được các doanh nghiệp
may quan tâm. Để góp phần giải quyết những yêu cầu trên đối với chỉ may luận
văn có đề tài “Khảo sát đặc trưng kỹ thuật của một số chỉ may cơng nghiệp sử
dụng cho một số loại vải thơng dụng và vải kỹ thuật có cấu trúc và chất liệu khác
nhau”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số loại chỉ hiện đang sử dụng trong
sản xuất hàng may mặc và vải kỹ thuật.
Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá đặc trưng kỹ thuật của chỉ theo phương pháp
thử tiêu chuẩn ASTM.D204-02
Phương pháp nghiên cứu:
*Nghiên cứu lý thuyết về chỉ may cơng nghiệp
*Khảo sát thực tế và thu thập một số chủng loại chỉ may cơng nghiệp
*Tiến hành thử nghiệm đặc trưng của chỉ may cơng nghiệp trong mơi trường
chuẩn, trên các thiết bị thí nghiệm hiện đại, theo các phương pháp thử tiêu chuẩn
quốc tế.

Nguyễn Đình Trụ

9


Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

CHƢƠNG 1
KHẢO SÁT VÀ THU THẬP MỘT SỐ CHỦNG LOẠI CHỈ
MAY CÔNG NGHIỆP VỚI CHẤT LIỆU, CẤU TRÚC
VÀ ỨNG DỤNG KHÁC NHAU
1.1 Khảo sát chung về chỉ may:
Cho đến giữa những năm 1950, chỉ may chủ yếu được sản xuất từ xơ tự nhiên
như bông, lanh và tơ tằm. Chỉ may bông chiếm phần lớn trong ngành may mặc,
trong thời trang cao cấp, chỉ lanh được dùng làm chỉ đính khuy áo và dùng trong
đường may cần độ bền cao.
Ngay đến cuối những năm 1960, chỉ bông được làm bông vẫn còn là loại chỉ
được sử dụng chủ yếu trong ngành may mặc thế giới. Cùng với sự ra đời của nhiều
loại nguyên liệu xơ tổng hợp mới, những ứng dụng ngày càng tăng của nguyên liệu
dệt vào các lĩnh vực khác nhau và yêu cầu ngày càng cao về năng suất và hiệu suất
của ngành may mà nhiều chủng loại chỉ may từ các nguyên liệu xơ khác nhau ra
đời.
Khoảng 70 – 80% chỉ may được sản xuất ra được ngành may mặc tiêu thụ.
Chỉ may được sử dụng rộng rãi trong:
- Ngành may
- Các ứng dụng ngoài trời
- Các ứng dụng ở nhiệt độ cao
- Vật liệu dệt địa kĩ thuật
Nhiều loại xơ và filament đã được tìm thấy trong quá trình sử dụng hàng ngày

của người tiêu dùng, trong các loại vải kỹ nghệ và trong các loại nguyên liệu khác.
Các loại sợi này xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có thể được phân loại 1
cách tổng quát như sau:
 Nhân tạo
Khoáng vật

Nguyễn Đình Trụ

thủy tinh, kim loại, carbon

10

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Tổng hợp

Khóa 2010

polyamid, polyester, polyacrylic, vinylic elastromeric, fluoro
carbon, polyethylen, polypropylen, aramid.

Chỉ một số ít trong các loại này có thể thích hợp cho việc sản xuất chỉ may.
 Thiên nhiên
Động vật

lông cừu, tơ tằm, tóc


Thảo mộc

bông, lanh, đay, gai dầu, gai, bông gạo, sisal, xơ dừa…

Khoáng vật

bazan

 Tái tạo từ các nguồn thiên nhiên
Celluose

rayon, acetate, lyocell

Protein
Alginat
Cao su
Hàng loạt chỉ may tổng hợp được sản xuất từ xơ hay từ philamang của
polyester hay nylon hoặc là từ kết hợp của những philamang tổng hợp đó với
cotton, rayon, hay xơ polyester.
Xơ cotton chứa các mạch đai phân tử cenluloza đã được định hướng một
cách tự nhiện song song với chiều dài của xơ. Đối với sợi tổng hợp filament, mạch
đại phân tử được tổng hợp và sau đó bằng phương pháp cơ học chúng được định
hướng và sắp thẳng hàng với trục của philamang. Cũng có một vài loại sản phẩm
chuyên dùng được sản xuất từ nomex và kevlar (polyamid thơm), philamang rayon
và philamang kim loại.

1.2 Một số chủng loại chỉ may công nghiệp với chất liệu, cấu trúc và ứng dụng
khác nhau:
1.2.1


Các loại xơ dệt trong sản xuất chỉ may:

1.2.1.1

Xơ tổng hợp:

Các máy may cao tốc hiện đại tác dụng một ứng suất cao lên chỉ may đòi hỏi có
độ bền cao để có quá trình may tốt. Xơ tổng hợp do có độ bền cao trở nên thông
dụng. Tuy nhiên bản chất nhiệt dẻo của xơ tổng hợp làm cho chúng nhạy cảm với
nhiệt sinh ra trong quá trình may hoặc trong các quá trình gia công hoặc sử dụng

Nguyễn Đình Trụ

11

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

tiếp theo làm thay đổi các tính chất của chỉ. Do đó xử lý ổn định và kéo giãn tại
nhiệt độ thích hợp trong khi sản xuất chỉ là điều quan trọng. Để cải thiện tính chất
trơn và khả năng làm mát của chỉ cần có chất bôi trơn đặc biệt.
Chỉ may tổng hợp chủ yếu được sản xuất từ polyester và polyamid và một lượng
nhỏ xơ aramid. Chỉ may tổng hợp không bị ảnh hưởng bởi nấm hoặc vi khuẩn. Các
loại chỉ này cũng có độ bền cao và khả năng chịu mài mòn cao. Cả polyester và
polyamid bền với tác dụng của các loại hóa chất nhưng cả hai đều bị ảnh hưởng khi
tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời.

a. Chỉ từ xơ polyester cắt ngắn:
Chỉ may sản xuất từ xơ polyester cắt ngắn chiếm tỷ trọng chính trong ngành sản
xuất chỉ may cũng như trong ngành may mặc. Được sản xuất từ xơ cắt ngắn, loại
chỉ này có nhiều kiểu cấu trúc và cỡ số phù hợp với hấu hết các ứng dụng. Độ giãn
dài và độ co khi giặt của chỉ có thể được khống chế trong quá trình sản xuất. Chỉ
kéo từ xơ cắt ngắn có xơ nhô ra trên bề mặt nên tạo cảm giác mềm và có đặc tính
bôi trơn tốt.
Nhược điểm của nó là điểm nóng chảy xấp xỉ 230 – 2500C. Chỉ này được sử
dụng trong hàng may mặc từ loại mỏng hàng quần áo lót phụ nữ đến loại dày như
hàng jean, nhưng không may tốt trên hàng denim

dày hoặc quá trình may chịu tải

nặng như chỉ lõi.
b. Chỉ dún:
Chỉ dún được sản xuất bằng cách thay đổi ngoại quan và các đặc tính bề mặt của
sợi philamang polyester hoặc polyamid. Có thể sử dụng một trong vài phương pháp
sau để tạo dún cho sợi: xoắn giả, khí xoáy hoặc hộp nhồi,…
Tùy thuộc vào ứng dụng của chỉ mà mức độ tạo dún có thể thay đổi. Sợi dún sau
đó được se một sợi đơn hoặc se sợi chập bằng quá trình se thông thường. Chỉ dún
có cảm giác sờ tay mềm mại. Chỉ polyester dún thường được sản xuất từ sợi
polyester philamang thông thường hoặc có độ bền trung bình.
Chỉ dún là loại kinh tế nhất hiện nay và sử dụng loại chỉ này là một trong vài
phương pháp để giảm chi phí chỉ may. Chỉ có thể sử dụng để may hầu hết các loại

Nguyễn Đình Trụ

12

Ngành CN Vật liệu Dệt-May



Luận văn cao học

Khóa 2010

quần áo trừ làm chỉ trên của mũi hay may thắt nút (lockstitch), được ưa thích khi
dùng trong mũi móc xích.
Chỉ này cũng phù hợp cho các máy vắt sổ và máy may bao mép (coverstich) và
được sử dụng rộng rãi trong hàng dệt kim và quần áo thể thao (sportnear) do độ giãn
cao và chi phí thấp. Chúng cũng được sử dụng nhiều trong vắt sổ quần áo từ vải dệt
thoi.
c. Chỉ từ sợi khí xoáy:
Đây là thế hệ chỉ mới nhất sử dụng công nghệ khí xoáy tiên tiến để biến sợi
philamang polyester thành chỉ may đa mục đích. Đưa sợi polyester philamang đi
qua một vùng khí nén xoáy có áp suất cao. Sợi được mở ra, các vòng nhỏ được tạo
trên bề mặt sợi và sau đó sợi được làm chặt lại. Các vòng nhỏ được cố định bên
trong và trên bề mặt của sợi bằng cách tác dụng nhiệt khi có sức căng. Sau đó sợi
được se lại, được nhuộm và được quấn ống côn cùng với bôi trơn.
Tính chất masat của chỉ giống như chỉ làm từ xơ cắt ngắn do có các vòng nhỏ có
hiệu ứng như đầu xơ nhô ra trên sợi kéo từ xơ cắt ngắn. Chỉ từ sợi khí xoáy rẻ hơn
chỉ lõi nhưng may không tốt khi dùng làm chỉ may hàng may mặc.
d. Chỉ từ sợi philamang liên tục:
Loại chỉ này được sản xuất ra bằng cách se một lần hoặc se hai lần (gọi là chỉ se
hoặc chỉ cord) các sợi polyester hoặc polyamid dài liên tục. Do mặt cắt ngang tròn
và bề mặt trơn nhẵn mà chỉ từ sợi philamang liên tục có độ bóng cao hơn chỉ bông.
Khi yêu cầu chỉ mềm thì các sợi philamang được se lại, định hình, nhuộm và bôi
trơn. Khi yêu cầu quá trình may tối ưu và khả năng chịu mài mòn cao, thì các chỉ se
được xử lý bằng chất copolymer tổng hợp, chất này làm dính các philamang lại với
nhau. Chỉ polyester philamang liên tục trilobal có độ bóng rất cao nên được sử dụng

làm chỉ thêu.
Polyester là loại xơ tốt nhất cho hầu hết các ứng dụng của chỉ may, có giá thành
thấp, độ bền cao, bền với các hóa chất, đặc tính giãn và độ bền màu tốt. Polyamid
có độ bền cao nhưng đặc tính giãn lại không tốt.

Nguyễn Đình Trụ

13

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Độ đàn hổi cao làm cho chỉ polyamid giãn trong khi may và hồi phục lại sau đó.
Loại chỉ này thích hợp cho các sản phẩm cần đường may có độ bền mài mòn cao
nhưng là giày dép, túi xách và hàng nội thất ôtô.
e. Chỉ monophilamang:
Loại chỉ rất mảnh được sản xuất từ một sợi philamang polyester hoặc polyamid,
được se lại và sau đó được xử lý bằng chất hoàn tất kết dính nhẹ - chỉ đủ để làm
chặt các sợi philamang lại với nhau mà không làm cứng chỉ. Loại chỉ này có độ săn
rất thấp. Do cách thức sản xuất chỉ mà chúng códạng phẳng và giống như một dải
băng, có độ bền mài mòn cao. Chỉ Monocord đặc biệt bền nên chúng được sử dụng
trong sản xuất hang nội thất, giày và các ứng dụng chịu tải nặng khác.
Chỉ Monophilamang thường được sản xuất từ một philamang polyamid liên tục
giống như dây cước câu cá. Chỉ monophilamang hay được dùng do chỉ trong suốt
và dễ hòa với nhiều màu. Do chỉ này có xu hướng cứng hơn các loại chỉ philamang
khác nên không khuyên dùng cho các đường may sát với da người. Và cũng do là

philamang đơn nên chỉ có thể tuột mũi dễ dàng nếu không được lại mũi cẩn thận
trong đường may.
Loại chỉ này được sử dụng để chần chăn và hàng trải giường và để khâu mũi lẩn
trong hang rèm che và quần áo.
f. Chỉ lõi:
Để đạt được tỷ số độ bền độ mảnh tối ưu của chỉ philamang liên tục cũng như
quá trình may và đặc tính bề mặt của chỉ kéo từ xơ cắt ngắn, sản xuất chỉ lõi ở hai
dạng chính: Chỉ lõi polyester bọc bông và chỉ lõi polyester bọc xơ polyester cắt
ngắn hay còn gọi là chỉ poly.
Chỉ lõi được sản xuất bằng cách bọc một sợi polyester philamang liên tục
(khoảng 78%) hoặc bằng xơ bông hoặc bằng polyester (khoảng 22%). Việc bọc sợi
được thực hiện trong giai đoạn kéo sợi con, sau đó sợi composite này được chập
hai, chập ba hoặc bốn lại với nhau và se săn để tạo thành chỉ (không nên nhầm loại
chỉ này với chỉ sản xuất từ việc trộn xơ).

Nguyễn Đình Trụ

14

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Chỉ lõi có đầu xơ nhô trên bề mặt tạo nên đặc tính bôi trơn tốt và lõi philamang
liên tục tạo nên bộ bền đứt và độ bền sử dụng cao.
Chỉ lõi bọc bằng xơ bông kết hợp độ bền cao của polyester và bản chất chịu
nhiệt tốt của bông. Chỉ lõi cũng có độ giãn thích hợp và độ co thấp. Lớp bọc xơ

bông làm chỉ không bị tổn thương khi tiếp xúc với kim bị nóng lên do masat với
vải. Mục đích chính của lớp bọc xơ bông là tránh ngấm ẩm qua các lô kim trên
đường may do xơ bông trương nở lên. Khi lõi philamang được bọc bằng xơ
polyester cắt ngắn, chỉ lõi có độ bền hóa chất và độ bền màu tuyệt vời.
Những phát triển mới về chất bôi trơn cho chỉ cho phép chỉ đạt được khả năng
chịu nhiệt tốt hơn trước kia. Chỉ lõi polyester philamang bọc bằng xơ polyester
thường gọi là chỉ lõi poly rất nổi tiếng về độ bền cao, tạo nên quá trình may tốt.
Nói chung chỉ lõi tạo ra khả năng may bằng chỉ mảnh hơn mà vẫn đạt được do
chỉ may càng mảnh thì càng ít có xu hướng làm nhăn đường may và sử dụng chỉ
mảnh hơn sẽ giảm hỏng kim. Chỉ lõi được sử dụng để may mọi hàng từ áo sơ mi
mỏng cho đến bộ quần áo liền dày.
1.2.1.2

Xơ thiên nhiên

Đối với xơ thiên nhiên, chỉ may làm bằng tơ tằm và lanh có những công dụng đặc
biệt.
a. Tơ tằm:
Chỉ may có thể được se từ những filamang liên tục. Những loại chỉ may như thế
có cường lực và độ giãn tương đối cao, vẻ bên ngoài bóng sử dụng tốt cho máy may
cũng như may tay. Giá thành của chỉ may làm bằng tơ tằm giới hạn việc sử dụng
của nó vào những quần áo sang trọng, quần áo đặt may và hàng thêu đặc biệt.
Tơ tằm có độ bền và độ giãn dài cao cùng với ngoại quan bóng nhưng do giá cao
nên việc sử dụng bị hạn chế. Tuy nhiên một lượng nhỏ chỉ tơ tằm được sử dụng
trong hàng thời trang cao cấp.
Việc sản xuất chỉ may từ tơ tằm bị hạn chế do độ đàn hồi và độ bền ướt thấp,
nhưng có độ bóng cao nên được sử dụng làm chỉ thêu. Chỉ rayon hầu hết được sản
xuất dưới dạng sợi philamang do ở dạng này chỉ bóng hơn loại kéo từ xơ cắt ngắn.

Nguyễn Đình Trụ


15

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

b. Lanh:
Chỉ se từ lanh chắc hơn và cứng hơn bông và được sử dụng để may giày, dép,
da, lều, vải bạt cũng như để đính nút. Hiện nay phần lớn được thay thế bởi các chỉ
may hiện đại, tổng hợp.
c. Cotton (bông):
Nói chung, chỉ cotton có khả năng may tốt nhưng độ bền đứt và độ bền mài mòn
kém hơn chỉ làm từ xơ tổng hợp. Các nhược điểm khác của chỉ may cotton là nhạy
với tác dụng của axit, nấm mốc và tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra chỉ may cotton
có độ giãn tương đối thấp. Tuy nhiên chỉ may cotton lại có khả năng chịu nhiệt tốt.
Chỉ may bông được làm bóng có chất lượng cao đắt tiền, loại rẻ hơn lại có độ bền
màu không tốt do khó đạt được độ bền màu tốt khi giá thấp
Chỉ may cotton có thể chia làm 3 loại: mềm, làm bóng và bọc láng. Chỉ may làm
bằng nguyên liệu cotton được sản xuất từ những xơ có chiều dài tốt nhất thế giới, từ
những xơ đã được lựa chọn kỹ về cấp bông, về cường lực, độ dài, độ mịn và độ
chín.
- Chỉ cotton mềm (soft thread):
Chỉ may loại này không có xử lí gì đặc biệt ngoại trừ được làm trắng hoặc
nhuộm màu và áp dụng bôi trơn chống ma sát thấp. Chúng được sản xuất từ bông
chất lượng cao, được chải kĩ, nhuộm và hoàn tất, sau đó được se lại và được quấn
thành cuộn, chỉ có một chút chất bôi trơn. Chỉ may cotton mềm có độ co ướt cao sẽ

gây nhăn đường may sau khi giặt quần áo. Xơ không được xử lý có dáng vẻ bên
ngoài giống như một băng dẹp và thường xuyên bị xoắn.
Dưới kính hiển vi mặt cắt ngang trông giống như những ống rỗng bị gãy vụn.
những xơ này có đường kính tiêu biểu khoảng 20 micromet và chiều dài bình quân
khoảng 38mm.
- Cotton bọc láng (glace cotton):
Chúng được dùng cho các mục đích đặc biệt đòi hỏi độ trơn nhăn rất cao. Chúng
được sản xuất từ chỉ mềm nhuộm đã được gia cố và bảo vệ bằng cách bọc một lớp
đặc biệt trên bề mặt.

Nguyễn Đình Trụ

16

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Chỉ này được ngâm tẩm bằng tinh bột và sáp, sau đó được làm bóng bằng bàn
chải để tạo ra bế mặt bóng láng. Chỉ như vậy được sử dụng trong hàng vải dày làm
đệm và đính khuy. Chỉ còn được dùng để khâu lược mép. Khi được sản xuất ra có
độ mảnh thấp, chỉ may cứng được sử dụng làm chỉ lót thùa khuyết và dùng trong
hàng giày dép và hàng da.
- Cotton làm bóng (mercerised cotton):
Chỉ cotton được làm bóng được xử lý khi có kéo căng trong dung dịch xút, dung
dịch này làm xơ bông trương nở và mặt cắt ngang của xơ trở nên tròn. Kết quả là
chỉ có độ bóng tăng và độ bền cao. Việc làm bóng làm tăng độ bóng và làm tăng

chút ít độ bền của xơ, ái lực đối với thuốc nhuộm cũng được tăng.
Chỉ làm bóng được sử dụng trong hàng may mặc nhất là quần áo vải bông sẽ
được nhuộm, thùa khuyết và làm chỉ thêu.
1.2.2

Các yêu cầu đối với chỉ may:

Kĩ thuật may công nghiệp và máy khâu công nghiệp tốc độ cao yêu cầu chỉ may
có các tính chất riêng biệt. Quá trình tạo mũi may tưởng chừng đơn giản song có
một số đặc điểm nổi bật sau liên quan tới chỉ may:
-

Máy may chạy với tốc độ 6000 vòng/ phút và tạo ra 100 mũi may trong mỗi

giây là chuyện bình thường.
-

Trong mỗi chu kì, chỉ may đi qua lỗ kim với tốc độ 160 km/h theo hướng tiến

lên phía trước, được đưa tới điểm dừng và sau đó được tăng tốc chuyển động về
phía sau với tốc độ 160 km/h trước khi lại được đưa tới điểm dừng.
-

Khoảng 90 mm chỉ được đưa xuống dưới vải và vòng quanh hộp thoi trong

khi tạo nên mỗi mũi may mặc dầu chỉ một đoạn chỉ dài 3mm là thực sự đi vào mũi
may.
-

Trong mũi may thắt nút với mật độ 4 mũi/ cm, mỗi đoạn chỉ đi về phía sau và


đi ra phía trước qua lỗ kim hơn 30 lần trước khi nằm ở đường may.
-

Mũi may phải xuất hiện giống nhau trên cả hai phía của đường may chỉ dày

độ 0,5 mm

Nguyễn Đình Trụ

17

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Do trong quá trình may, chỉ may bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vật liệu được may,
kĩ thuật may và việc sử dụng cuối cùng của sản phẩm may, nên một chỉ may tốt
phải được thiết kế để thực hiện may tốt trên các loại vải, độ dày của vải bên cạnh
các biến thể về thiết kế và điều kiện cơ khí của máy khâu
Khả năng may được xác định như là khả năng để tạo ra một đường may có độ
đứt tối thiểu trong quá trình may. Các nguyên nhân do chỉ gây ra ảnh hưởng đến
quá trình may có thể liệt kê như sau:
-

Các mối nối và các đoạn dày trên chỉ


-

Túm xơ nhỏ trên bề mặt chỉ

-

Mỡ hoặc sáp đọng lại trên mỏ/ nóc, cơ cấu tạo sức căng hoặc cần dẫn chỉ.

-

Hoàn tất cho chỉ kém

-

Cuộn chỉ quấn tồi

-

Không có lõi đỡ côn chỉ hoặc lõi không phù hợp

-

Chỉ có xu hướng bị tở ra

-

Chỉ có xu hướng bị xoắn kiến

-


Độ bền thấp

-

Chỉ bị xù lông

-

Trên chỉ có kết và gồ sợi

-

Trên chỉ có tạp chất.

-

Cuộn chỉ bị rối

-

Chỉ tuột ra khỏi cuộn

-

Lẫn chỉ có độ mảnh khác nhau trên cuộn

-

Đầu chỉ tở săn


-

Có vết cắt trên cuộn chỉ

-

Dính xơ bẩn vào chỉ

-

Xoắn kiến gần mối nối

-

Có điểm kém bền trên chỉ

-

Mối nối tồi, mối nối có đầu chỉ dài, mối nối lỏng hoặc to

Nguyễn Đình Trụ

18

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010


Quá trình may tốt phụ thuộc vào việc chọn đúng chỉ cho đúng kim tại điều kiện
làm việc đúng của máy khâu theo độ dày, cấu trúc và việc hoàn tất vải được
may.
Khả năng may tốt bao gồm:
-

May không đứt tại tốc độ cao

-

Tạo mũi may ổn định

-

Không nhảy mũi

-

Bền tối đa với tổn thương do kim máy khâu gây ra
Do vậy chỉ may phải thỏa mãn yêu cầu:

-

Độ bền cao

-

Mô đun cao


-

Các tính chất mô đun đồng đều

-

Khả năng chịu nhiệt tốt

-

Bền với mô đun
Độ bền cao là yêu cầu cơ bản. Đỉnh sức căng cao nhất xảy ra khi mũi may đang

sắp hoàn thành; do vậy có yêu cầu độ bền tối thiểu cho chỉ mà dưới giá trị ấy chỉ sẽ
không đủ bền để kéo chặt mũi may lại. độ dày của vải và mật độ mũi may cùng với
tốc độ của máy khâu đều ảnh hưởng đến giá trị sức căng tối đa. Độ bền tương đối
cao cho phép dùng chỉ mảnh hơn. Chỉ mảnh hơn làm đường may đỡ lộ và tránh bị
cặn xoắn vải và sau đó là làm nhăn đường may, và điều này đặc biệt hữu ích khi
may vải mỏng dệt chặt như vải microfibre.
Mô đun ban đầu cao là đặc biệt quan trọng để đảm bảo chỉ biến dạng ít nhất
trong chịu tải “shock” xảy ra tại một vài điểm trong chu kì tạo mũi may. Giá trị mô
đun cao liên quan chặt chẽ đến giá trị độ cứng cao, các điều này cùng với sự cân
bằng xoắn là cơ bản cho quá trình tạo vòng chỉ tốt, hiệu quả may cao và tránh nhảy
mũi. Chỉ phải tương đối cứng để tạo ra một vòng sợi rộng trong quá trình tạo mũi
may. Ta có thể thấy rằng hình dạng của vòng chỉ tạo ra một khoảng không rộng cho
móc quay (trong trường hợp mũi may thắt nút) hoặc của mỏ (trong trường hợp mũi
xích hoặc mũi may bao mép) giữ chặt lấy chỉ và tạo nên mũi may.

Nguyễn Đình Trụ


19

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Mô đun ban đầu tương đối thấp là một nhược điểm của chỉ tổng hợp trong
giai đoạn đầu mới xuất hiện. Vấn đề này đã được nhà sản xuất xơ và nhà sản xuất
chỉ vượt qua bằng cách: tạo ra xơ có độ định hướng phân tử cao và bằng cách ổn
định cẩn thận hoặc nhiệt định hình cẩn thận.
Mức độ ổn định đạt được và các phương pháp khác nhau được sử dụng vẫn
là một phần của nghệ thuật sản xuất chỉ cho đến ngày hôm nay. Các yêu cầu về ma
sát của chỉ may là lĩnh vực phức tạp nhất trong tất cả. Tất cả các chỉ may đều yêu
cầu hoàn tất bôi trơn nếu muốn may được tốt. Chất bôi trơn cung cấp các tính chất
ma sát ổn định để mỗi mũi may được tạo nên bằng các đoạn chỉ dài bằng nhau và
mỗi mũi may được kéo chặt như nhau.
Trong mỗi chu kì may, tốc độ của chỉ trên bề mặt máy may khác nhau có thể
thay đổi từ vài trăm mét trên phút tới 2500 mét trên phút. Yêu cầu kiểm soát được
cả ma sát động và ma sát tĩnh; ma sát không được quá cao dễ gây đứt chỉ, và không
được quá thấp có thể không kiểm soát được chỉ.
Chất bôi trơn có khả năng làm giảm tổn thương lên chỉ đến một nửa trong
khi may mặt hàng nặng. Chất bôi trơn phải nằm đều trên chỉ. Nếu chất bôi trơn
không đều thì sẽ dẫn đến đường may cân bằng không đều cùng cới độ đứt chỉ cao.
Việc bôi trơn chỉ đều đặn là quan trọng nhất khi muốn kiểm soát sức căng chính.
Các chất bôi trơn dùng cho chỉ may cotton dựa trên sáp và mỡ dễ hấp thụ lên trên bề
mặt của xơ bông để tạo ra kết quả thích hợp. Các loại chất bôi trơn này không thật
thích hợp cho chỉ tổng hợp.

Xơ tổng hợp đưa ra một số khó khăn do không có khả năng hấp thụ và có xu
hướng tạo tĩnh điện. Khó khăn này được vượt qua bằng cách tạo ra một hỗn hợp bôi
trơn có chứa các hợp chất silicon và sáp tổng hợp. Ngoài ra cùng thiết kế các
phương pháp đặc biệt để đưa chất bôi trơn vào chỉ để thích hợp cho xơ tổng hợp.
Khả năng chịu nhiệt tốt là một yêu cầu rất quan trọng cho chỉ may. Chỉ bông
có ưu điểm về mặt này, có thể hoạt động ở nhiệt độ kim tới 400 0C. Nhiệt độ của
kim trong khi may có thể phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của vải đang may, tốc độ
của máy may và loại kim đang dùng.

Nguyễn Đình Trụ

20

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Khi không có chỉ, nhiệt độ cao hơn; điều này chứng tỏ rằng nhiệt của kim
được tạo ra do ma sát giữa kim và vải đang được may, và khi có chỉ thì chỉ đã làm
mát kim. Chỉ kéo từ xơ cắt ngắn tốt hơn chỉ philamang về khả năng này, do chất bôi
trơn có thể nằm trong những hốc nhỏ trên bề mặt của chỉ; khi tiếp xúc với bề mặt
kim nóng, chất bôi trơn bay hơi và làm mát kim. Ngoài ra bề mặt của chỉ kéo từ xơ
cắt ngắn còn hướng dòng không khí làm mát về phía kim và đảm bảo rằng chỉ một
diện tích nhỏ của chỉ là tiếp xúc với bề mặt kim tại bất kì lúc nào
Khả năng chịu mài mòn tốt là cơ bản cho quá trình may tốt. Chất bôi trơn
chất lượng cao rõ ràng là mang lại lợi ích trong việc bảo vệ các tính chất vật lí của
chỉ trong khi may, nhưng không thể bù lại cho một điều rằng chỉ phải trải qua rất

nhiều lần uốn trong khi tạo mũi may. Việc uốn chỉ trong khi đang chịu sức căng cao
cũng là điều bình thường, tức là trong khi mũi may đang sắp hình thành. Chỉ phải
đủ đàn hồi để trở về hình dạng sau khi bị vặn xoắn, và sau đó phải duy trì các tính
chất vật lí của mình để tạo ra quá trình sử dụng đường may tốt sau khi quá trình
may đã hoàn thành. Nylon và polyester có khả năng chịu mài mòn tốt nhất trong tất
cả các xơ phổ biến.
Một đường may tốt yêu cầu một loạt các tiêu chuẩn quan trọng:
- Độ bền và độ giãn đường may thích hợp
- Khả năng chịu tac dụng của hóa chất và vi khuẩn tốt
- Độ ổn định màu tốt
- Độ co thấp trong khi giặt và là
- Các tính chất ma sát thích hợp
- Ngoại quan đường may thích hợp
a.

Độ bền đường may: độ bền theo chiều ngang đường may được xác định bằng

một số yếu tố như loại chỉ và độ bền của chỉ, mật độ mũi may, cỡ kim và kim loại
kim, loại mũi may. Không phải tất cả các đường may đều chịu tải giống như đường
trang trí hoặc đường may vắt sổ. Một số đường may như đường may ở tay áo chịu
tải nhẹ nhàng, trong khi đường may sau quần phải có khả năng chịu tải nặng. hiệu

Nguyễn Đình Trụ

21

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học


Khóa 2010

suất đường may chịu tải được xác định như là tỉ lệ phần trăm của độ bền của đường
may so với độ bền của vải:
Độ bền đường may
Hiệu suất đường may =
Độ bền của vải
Trường hợp chỉ và vải đứt cùng lúc (hiệu suất đường may là 100%) được coi
là lí tưởng. một số nhà công nghệ may muốn chỉ đứt trước vải để có khả năng
sửa chữa quần áo.
Độ bền vòng sợi là yếu tố quan trọng hơn trong việc xác định độ bền của

b.

đường may được may bằng chỉ đó. Độ bền tương tối của vòng sợi của sợi từ xơ
polyester cắt ngắn cao hơn chỉ bông, mặc dầu không được tốt bằng chỉ philamang.
Độ bền vòng sợi cao làm cho các nhà công nghệ may thêm linh hoạt khi
quyết định loại chỉ dùng cho ứng dụng nhất định. Vải tổng hợp mỏng nhưng bền có
thể may bằng chỉ mảnh mà không ảnh hưởng đến đường may, và có thể may các
đường may chịu tải cao mà không cần dùng chỉ hơi to hơn.
Độ giãn của đường may: hầu hết quần áo đều yêu cầu đường may có một độ

c.

đàn hồi nhỏ. Quần áo may từ vải co giãn yêu cầu đường may có độ co giãn và hồi
phục vượt quá độ giãn và độ vặn xoắn xảy ra trong bản thân vải; nói cách khác
đường may hoặc hạn chế độ giãn của quần áo hoặc sẽ đứt tại giới hạn giãn của
mình.
Rõ ràng là độ giãn của chỉ đóng một phần trong độ giãn của đường may. Nhưng

không phải là yếu tố quyết định. Cấu trúc đường may đóng vai trò quan trọng hơn.
Có một số kiểu tạo mũi may dựa trên kiểu zigzag của mũi may thắt nút, cùng với
kiểu mũi xích, mũi may bao mép và mũi may kết hợp đưa ra khoảng độ giãn đường
may cho hầu hết các ứng dụng.
Chỉ bông có độ giản tương đối thấp làm cho chỉ không thích hợp cho đường may
co giãn, chỉ bông có độ giãn đứt là 6-8% so với chỉ từ polyester cắt ngắn và chỉ
philamang tổng hợp có độ giãn đứt là 16-22%.

Nguyễn Đình Trụ

22

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Chỉ philamang dún đôi khi được sử dụng cho đường may bao mép trên quần áo
bơi và các loại quần áo khác may từ vải co giản; những loại chỉ này làm tăng độ
giãn của đường may nhưng có quá trình may không tốt.
d.

Khả năng chống chịu tốt sự tấn công của vi khuẩn và hóa chất: Chỉ tổng hợp

có khả năng chịu sự tấn công của hóa chất và vi sinh vật như là nấm và vi khuẩn tốt
hơn. Chỉ bông thường chịu ảnh hưởng xấu do sự thoái biến đổi axit sinh ra từ mồ
hôi của người mặc quần áo gây ra.
e.


Độ ổn định màu tốt là yêu cầu chung cho chỉ may. Chỉ may phải duy trì độ

bền màu trong suốt thời gian sử dụng quần áo, ngoài ra chỉ may không được dây
màu sang vải ở cạnh đường may hoặc sang toàn bộ đường may. Có thể đạt được yêu
cấu này đối với chỉ polyester nhưng không đạt được với chỉ bông do quá trình
nhuộm hoàn nguyên yêu cầu mức độ nghề nghiệp và chi phí cao, thường là không
cần thiết.
f.

Độ co của chỉ trong khi giặt đôi khi là một tồn tại đối với chỉ 100% bông. Có

quá nhiều sự trương nở của xơ làm nhăn đường may, đặc biệt nếu vải co ít hơn chỉ.
Chỉ tổng hợp ít khi bị vấn đề này do độ hút ẩm thấp hơn rất nhiều; tuy nhiên chúng
có độ co dư nếu sử dụng quá trình sản xuất chỉ không thích hợp. Đã có polyester và
nylon có độ co thấp, nói chung polyester tốt hơn nylon về mặt này.
Chỉ tổng hợp có thể có vấn đề về co do nhiệt trong khi là (ủi), nhưng khó
khăn này có thể giải quyết được bằng sử dụng định hình ở nhiệt độ cao làm ổn định
chỉ ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường gặp trong quá trình là.
g.

Các tính chất ma sát yêu cầu trong đường may khác với các tính chất ma sát

cần thiết trong khi may. Cần giá trị ma sát tĩnh cao để mũi may khóa chặt lại và
tránh hiện tượng tuột mũi. Chỉ kéo từ xơ cắt ngắn đặc biệt tốt về mặt này do hiệu
ứng bề mặt.
-

Chỉ philamang có ma sát tĩnh tương đối thấp, người sử dụng được khuyên


phải lại mũi chặt để tránh tuột mũi.
-

Chỉ monophilamang là tồi nhất, đường may bằng chỉ monophilamang thường

không ổn định và có thử tự tuột mũi nếu các đầu đường may không được lại mũi

Nguyễn Đình Trụ

23

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

tốt, thường là cả đường may bị tháo ra nếu chỉ bị móc lên. Các tính chất masat kém
và quá trình may tồi là lí do làm chỉ monophilamang không phổ biến.
Ngoại quan đường may là yếu tố chất lượng quan trọng của quần áo, yếu tố này
có thể bị ảnh hưởng bởi việc chọn chỉ may. Hầu hết các đường may thường là
đường may trang trí đều có yêu cầu là càng ít lộ đường may càng tốt và không nhăn.
Quần áo có đường may khó nhìn thấy được xem là hàng có chất lượng cao. Điều
này yêu cầu màu của chỉ và của vải giống nhau và dùng chỉ mảnh nhất với độ bền
tối thiểu cần thiết cho một số ứng dụng đặc biệt.

1.3 Tính chất cơ lý của chỉ may:
1.3.1 Độ mảnh:
Độ mảnh là trị số biểu thị độ mảnh của chỉ. Có 2 hệ thống để biểu thị độ mảnh là hệ

thống trực tiếp và hệ thống gián tiếp
-

Hệ thống trực tiếp hay còn gọi là hệ thống chiều dài cố định. Trong hệ thống

này chiều dài sợi cố định còn khối lượng thay đổi. Điều đó có nghĩa là lấy 1000 mét
chỉ xác định và cân khối lượng để xác định độ mảnh. Khi sử dụng hệ thống này, con
số càng nhỏ thì chỉ càng mảnh và ngược lại.
Công thức:
Khối lượng
Độ mảnh (theo khối lượng) =
Chiều dài
-

Hệ thống gián tiếp hay còn gọi là hệ thống khối lượng cố định: trong hệ

thống này, khối lượng cố định còn chiều dài sợi dây thay đổi. Điều đó có nghĩa là ví
dụ lấy 1g sợi xác định và đo chiều dài để xác định độ mảnh. Khi sử dụng hệ này,
con số càng cao thì sợi càng mảnh và ngược lại.
Công thức:
Chiều dài
Độ mảnh (theo chiều dài) =
Khối lượng

Nguyễn Đình Trụ

24

Ngành CN Vật liệu Dệt-May



Luận văn cao học

Khóa 2010

Tùy thuộc vào giá trị tham chiếu hằng số liên quan mà sử dụng các biểu thị quen
thuộc sau đây của 2 hệ để thể hiện độ mảnh:
Hệ thống khối lượng cố định
- Nm (chi số mét): chiều dài tính bằng mét trong 1 gam.
Ví dụ: Nm 10 nghĩa là 1 gam sợi có chiều dài 10m
- Ne (chi số anh): chiều dài tính bằng mét trong 0.59 gam sợi.
Ví dụ: Ne 10 nghĩa là có 0,59 gam sợi có chiều dài 10m. Ne dựa trên hệ thống đo
lường Anh. Ne chỉ ra có bao nhiêu con sợi mỗi con có chiều dài 840 yead (768,1
mét)
Hệ thống chiều dài cố định
- Tex: khối lượng tính bằng gam của 1000 mét.
Ví dụ: 10 Tex nghĩa là 1000 mét sợi nặng 10 gam
- Dtex: khối lượng tính bằng gam của 10000 mét sợi.
Ví dụ: 10 Dtex nghĩa là 10000 mét sợi nặng 10 gam
- Denier: khối lượng tính bằng gam của 9000 mét sợi.
Ví dụ: 10 denier nghĩa là 9000 mét sợi nặng 10gam
Theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới, độ mảnh của chỉ may được chỉ ra
bằng hệ Tex; nhưng độ mảnh cũng thường được chỉ ra bằng chi số mét Nm do số
hiệu của chỉ may (ticket number) liên quan đến hệ thống này.
Khi xác định độ mảnh của chỉ may ta phải chú ý đến số sợi chập và được bổ
sung vào độ mảnh của chỉ. Ví dụ:
-

Trong hệ Tex, kí hiệu chỉ có độ mảnh 10 Tex x 2 nghĩa là chỉ may này chập 2


sợi đơn, mỗi sợi đơn có độ mảnh 10 Tex
-

Trong hệ chi số mét Nm, kí hiệu chỉ có độ mảnh 120/3 nghĩa là loại chỉ may

này chập từ 3 sợi đơn, mỗi sơi đơn có độ mảnh tình bằng chi số mét là 120
Có một quy tắc là độ mảnh của chỉ may được chỉ ra bằng độ mảnh của sợi đơn tham
gia vào chỉ may chứ không phải là độ mảnh của chỉ thành phẩm. do đó việc chỉ ra
số sợi chập là tuyệt đối cần thiết để tính độ mảnh cuối cùng của chỉ may.
1.3.2 Độ bền đứt:

Nguyễn Đình Trụ

25

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


×