Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ học của lụa tơ tằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRẦN NGUYỄN TÚ UYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
SỢI NGANG ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ
HỌC CỦA LỤA TƠ TẰM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRẦN NGUYỄN TÚ UYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ
SỢI NGANG ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ
HỌC CỦA LỤA TƠ TẰM

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THANH THẢO

HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016




Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Hoàng Thanh Thảo, người đã
hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi rất tận tình để có thể hoàn thành bài luận văn này.
Đồng thời, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo
công tác tại Viện Sau Đại Học, Viện Dệt May Da giầy và Thời trang của trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt chương
trình học và nghiên cứu, hoàn thành bài luận văn này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Lương Thị Công Kiều và các
anh chị công tác tại trung tâm Thí nghiệm dệt may thuộc phân viện Dệt may tại
Tp.HCM cũng như cô Hà Thị Hoa - Giám đốc Công ty TNHH Xe tơ Dệt lụa Hà
Bảo đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm nguyên liệu, dệt vải, quá trình nghiên cứu,
làm thực nghiệm và cung cấp thông tin để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi đã cùng chia sẻ những
khó khăn, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Trần Nguyễn Tú Uyên

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

1



Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong luận văn này đều
do tác giả tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hoàng Thanh Thảo. Nguyên
liệu vải tơ tằm sử dụng làm thí nghiệm được sản xuất bởi Công Ty TNHH Xe tơ
Dệt lụa Hà Bảo tại Bảo Lộc-Lâm Đồng; kết quả thí nghiệm được thực hiện tại
trung tâm thí nghiệm Dệt may - Phân viện Dệt may Tp.HCM.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn không có sự sao
chép từ các luận văn khác.
TP. HCM, ngày 5 tháng 4 năm 2016
Người thực hiện

Trần Nguyễn Tú Uyên

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

2


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ................................................................................................................1
Lời cam đoan.............................................................................................................2
Mục lục .....................................................................................................................3

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.....................................................................6
Danh mục các bảng biểu ...........................................................................................8
Danh mục các hình vẽ, đồ thị....................................................................................9
Mở đầu ....................................................................................................................11
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu .............................................................................11
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn ....................................................................12
3. Các kết quả đạt được ...........................................................................................13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẢI TƠ TẰM DỆT THOI ................................14
1.1. Tơ tằm .............................................................................................................14
1.1.1. Khái niệm tơ tằm ...........................................................................................14
1.1.2. Phân loại tơ tằm ............................................................................................15
1.1.3. Đặc điểm cấu tạo tơ tằm ..............................................................................17
1.1.4. Một số tính chất của tơ tằm ...........................................................................20
1.1.4.1. Tính chất vật lý ..........................................................................................20
1.1.4.2. Tính chất hóa học .......................................................................................20
1.1.4.3. Tính chất sinh học ......................................................................................21
1.2. Vải tơ tằm dệt thoi............................................................................................21
1.2.1. Đặc trưng cấu tạo vải dệt thoi .......................................................................21
1.2.1.1. Khái niệm vải dệt thoi ................................................................................21
1.2.1.2. Thành phần vải dệt thoi..............................................................................22

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

3


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may


1.2.1.3. Chất lượng sợi ...........................................................................................23
1.2.1.4. Sự bố trí và liên kết hai hệ sợi trong vải ....................................................24
1.2.1.5. Mật độ sợi trong vải ...................................................................................26
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải tơ tằm..................27
1.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang và kiểu dệt đến độ bền kéo đứt và độ
giãn đứt của vải ......................................................................................................27
1.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ vón cục của vải .......................30
1.2.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến một số tính chất cơ lý của vải ........................30
1.3. Kết luận chương 1 ............................................................................................33
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................34
2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................34
2.2. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................34
2.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................35
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................36
2.4.1. Phương pháp xác định mật độ dọc, mật độ ngang của vải ...........................36
2.4.2. Phương pháp xác định khối lượng vải g/m .................................................38
2.4.3. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt, độ giãn đứt của vải .........................40
2.4.4. Phương pháp xác định độ bền xé của vải......................................................44
2.4.5. Phương pháp xác định độ bền mài mòn của vải ...........................................46
2.4.6. Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau giặt của vải ....................48
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................51
2.5.1. Phương pháp bình phương cực tiểu ..............................................................51
2.5.2. Phần mềm trợ giúp xử lý số liệu ...................................................................53
2.6. Kết luận chương 2 ............................................................................................54

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

4



Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................55
3.1. Lựa chọn mẫu vải tơ tằm dùng làm thử nghiệm ..............................................55
3.1.1. Lựa chọn mẫu................................................................................................55
3.1.2. Kiểm nghiệm các thông số của mẫu vải tơ tằm ............................................56
3.2. Xác định mối quan hệ giữa mật độ sợi ngang với một số tính chất cơ lý của
vải tơ tằm dệt thoi ...................................................................................................56
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến khối lượng g/m của vải tơ tằm ........56
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền kéo đứt của vải tơ tằm ..........58
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ giãn đứt của vải tơ tằm................60
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền xé của vải tơ tằm ..................62
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền mài mòn của vải tơ tằm ........63
3.2.6. Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến sự thay đổi kích thước sau khi giặt của
vải tơ tằm.................................................................................................................65
3.3. Kết luận chương 3 ............................................................................................68
KẾT LUẬN .............................................................................................................69
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................72
PHỤ LỤC ................................................................................................................74

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

5


Luân văn cao học


Ngành CN Vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement): Hiệp định đối tác
kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
ĐKTC: Điều kiện tiêu chuẩn.
NBFL (m)- Non breaking filament length: Chiều dài tơ liên tục không đứt (mét).
TFL (m)- Total filament length: Tổng chiều dài tơ thu được từ kén tằm (mét).
: Rappo dọc.
: Rappo ngang.
: Mật độ dọc (sợi/ 10cm).
: Mật độ ngang (sợi/ 10cm).
g/m : Khối lượng g/m2 của vải.
: Độ giãn đứt theo hướng dọc vải (%).
: Độ giãn đứt theo hướng ngang vải (%).
đ

: Độ bền kéo đứt theo hướng dọc của vải (N).

đ

: Độ bền kéo đứt theo hướng ngang của vải (N).
: Độ bền xé theo hướng dọc của vải (N).

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B


6


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

: Độ bền xé theo hướng ngang của vải (N).
σ: Độ bền mài mòn (chu kỳ).
ξd: Độ co sau giặt theo hướng dọc vải (%).
ξn: Độ co sau giặt theo hướng ngang vải (%).
: Hệ số tương quan của phương trình hồi quy thực nghiệm.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

7


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tính chất của một số loại tơ tằm.


18

Bảng 1.2

Tỷ lệ các chất trong tơ tằm.

19

Bảng 1.3

Một số tính chất vật lý của tơ tằm.

20

Bảng 1.4

Kết quả thử nghiệm các tính chất khi thay đổi mật độ sợi
ngang.

28

Bảng 2.1

Thông số thiết kế mật độ sợi của vải tơ tằm.

35

Bảng 2.2

Quy định kích thước mẫu theo mật độ sợi.


36

Bảng 3.1

Các thông số kỹ thuật của các mẫu vải tơ tằm.

55

Bảng 3.2

Kết quả thí nghiệm thông số kỹ thuật của các mẫu vải tơ tằm.

56

Bảng 3.3

Kết quả xác định khối lượng g/m của vải tơ tằm.

57

Bảng 3.4

Bảng 3.5

Bảng 3.6.
Bảng 3.7
Bảng 3.8

Kết quả xác định độ bền kéo đứt dọc và độ bền kéo đứt ngang

của vải tơ tằm.
Kết quả xác định độ giãn đứt dọc và độ giãn đứt ngang của
vải tơ tằm.
Kết quả xác định độ bền xé dọc và độ bền xé ngang của vải tơ
tằm.
Kết quả xác định độ mài mòn của vải tơ tằm.
Kết quả xác định sự thay đổi kích thước sau giặt của vải tơ
tằm.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

58

60

62
64
65

8


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ

Trang


Hình 1.1

Bốn giai đoạn của tằm.

14

Hình 1.2

Một số loại tơ tằm phổ biến.

16

Hình 1.3

Mặt cắt ngang của tơ tằm.

17

Hình 1.4

Bề mặt của sợi tơ tằm.

18

Hình 1.5

Một số loại vải tơ tằm dệt thoi phổ biến.

22


Hình 1.6

Ảnh chụp cấu tạo sợi và vải.

23

Hình 1.7

Một số kiểu dệt cơ bản.

24

Hình 1.8

Hình 1.9

Ảnh hưởng của kiểu dệt đến độ bền kéo đứt và độ giãn
đứt của vải.
Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền kéo đứt và
độ giãn đứt của vải.

29

29

Hình 1.10

Biểu đồ số vón cục trên các mẫu vải khác mật độ.


30

Hình 1.11

Kiểu dệt của các mẫu thử.

31

Hình 1.12

Hình 1.13

Hình 1.14

Ảnh hưởng của mật độ ngang đến tải trọng đứt, độ bền
xé của vải.
Ảnh hưởng của mật độ ngang đến độ giãn đứt, độ thẩm
thấu không khí.
Ảnh hưởng của mật độ ngang đến độ giãn đứt, độ mao
dẫn của khăn.

31

31

32

Hình 2.1

Máy dệt thoi Han Jin.


35

Hình 2.2

Dụng cụ đếm mật độ vải.

37

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

9


Luân văn cao học
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6

Ngành CN Vật liệu dệt may

Dụng cụ đo khối lượng g/m của vải.
Cách lấy mẫu thử xác định độ bền kéo đứt và độ giãn
đứt của vải.
Máy đo độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải.
Kích thước và cách lấy mẫu thử nghiệm xác định độ bền
xé của vải.

39

41
42
44

Hình 2.7

Máy đo độ bền xé của vải.

45

Hình 2.8

Máy đo độ bền mài mòn của vải.

48

Hình 2.9

Thiết bị đo độ co của vải sau giặt.

50

Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến khối lượng g/m2
Hình 3.1

Hình 3.2

Hình 3.3

Hình 3.4


Hình 3.5

Hình 3.6

Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền kéo đứt
của vải tơ tằm.
Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ giãn đứt của
vải tơ tằm.
Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền xé của vải
tơ tằm.
Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền mài mòn
của vải tơ tằm.
Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ co dọc sau khi
giặt của vải tơ tằm.
Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ co ngang sau

Hình 3.7

57

của vải tơ tằm.
59

61

62

64


66

66

giặt của vải tơ tằm.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

10


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:
Hiện nay ngành Dệt May có khoảng 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động,
thu hút hơn 2 triệu lao động cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Đồng thời, sự đa dạng hóa
của các hiệp định thương mại đã ký kết như mới đây nhất là TPP mang lại rất
nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dệt- May nói riêng.
Cùng với việc thi hành các hiệp định thương mại, các doanh nghiệp Dệt
may Việt Nam có thể thu được nguồn lợi lớn từ việc giảm hoặc bỏ thuế xuất, tuy
nhiên, những yêu cầu đưa ra về xuất xứ hàng hóa là một thách thức vô cùng lớn
với nền công nghiệp Dệt - May mà nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu hơn 60%
như nước ta hiện nay. Sự chủ động về nguồn nguyên liệu cho ngành Dệt May quá
thấp; ước tính chỉ có khoảng 20-30% doanh nghiệp đáp ứng được. Chính vì vậy,
vai trò của ngành Sợi-Dệt đối với nền công nghiệp Dệt May rất quan trọng.
Trong ngành Dệt nói chung, ngành Dệt lụa tơ tằm nói riêng, sản phẩm từ tơ

tằm được xem là một loại sản phẩm dệt cao cấp từ thiên nhiên, có giá trị thương
mại cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm từ vải tơ tằm như:
quần áo, váy, khăn, cà vạt, đồ trang trí, v.v… rất được ưa chuộng bởi nhiều ưu
điểm về tính chất mà vật liệu này mang lại.
Tuy nhiên, sản lượng tơ tằm và vải tơ tằm ở nước ta chưa cao và chưa đáp
ứng được một số yêu cầu về chất lượng mà thị trường quốc tế đưa ra. Ước tính
trong năm 2015, cơ cấu sản phẩm hàng hóa là 50% tơ sống xuất khẩu; 30% tơ xe;
20% dệt lụa, đưa tổng diện tích trồng dâu đạt 31.000ha, năng suất kén 1.000 kg/ha,
sản lượng tơ 3.640 tấn (trong đó 30% sản lượng tơ sống xuất khẩu; 30% sản lượng
tơ xe; 40% sản lượng tơ dệt lụa). Toàn bộ các yếu tố của sản xuất tơ tằm như: đất
đai, đầu tư, lao động, công nghệ đều tồn tại nhiều vấn đề gây cản trở sản xuất phát
Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

11


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

triển. Hơn nữa, ngành sản xuất tơ lụa là một ngành nghề tổng hợp giữa trồng trọt
và chăn nuôi, giữa nông nghiệp và công nghiệp, nó đỏi hỏi mối liên hệ chặt chẽ
giữa nông nghiệp trồng dâu nuôi tằm và công nghiệp sản xuất tơ lụa, gắn bó người
nông dân với nhà công nghiệp. Hiện nay ở nước ta, đa số các cơ sở trồng dâu nuôi
tằm là các hộ kinh doanh ở quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu về sản
lượng cũng như chất lượng cho ngành dệt vải tơ tằm; đồng thời một số doanh
nghiệp dệt lụa Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện được về chất lượng vải tơ tằm, chưa
đáp ứng được thị trường quốc tế.
Với yêu cầu về mẫu mã hàng hóa, chất lượng sản phẩm ngày càng cao và
đa dạng như: màu sắc, độ bền, độ co, tính hợp vệ sinh, giá thành sản phẩm v.v ...

đã thúc đẩy các nhà sản xuất quan tâm hơn về phát triển công nghệ dệt, cũng như
nghiên cứu các tính chất của nguyên liệu và sản phẩm, nhằm đáp ứng được thị
hiếu của người tiêu dùng và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài lựa
chọn vải lụa tơ tằm để nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến một số
tính chất cơ lý của vải sau dệt. Nghiên cứu này là cơ sở khoa học để lựa chọn
thông số công nghệ dệt cho vải tơ tằm phù hợp với nhu cầu sử dụng của thị
trường.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là xác định mối quan hệ giữa mật độ sợi
ngang và một số tính chất cơ lý của vải tơ tằm (vải mộc) sau khi dệt. Từ đó, nhận
xét sự ảnh hưởng của việc thay đổi yếu tố mật độ sợi ngang đến một số tính chất
cơ lý của vải như độ bền kéo đứt, độ giãn đứt, độ bền xé, độ bền mài mòn và độ co
của vải sau giặt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vải lụa tơ tằm ở thị trường
trong nước và trên quốc tế.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

12


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

3. Kết quả đạt được:
Luận văn sau khi hoàn thành đã đạt yêu cầu mà mục đích nghiên cứu đề ra,
đưa ra được mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi mật độ sợi ngang đến một số tính
chất cơ lý của vải tơ tằm dệt thoi.
Luận văn bao gồm các phần sau:
Chương 1: Tổng quan về vải tơ tằm dệt thoi.

Chương 2: Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Kết luận của luận văn.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

13


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẢI TƠ TẰM DỆT THOI
1.1. Tơ tằm [1], [7], [12]:
1.1.1. Khái niệm tơ tằm:
Tơ tằm là một loại xơ thiên nhiên dài liên tục (filament) được nhả từ tuyến
tơ của con tằm ăn lá. Trong thương mại, có hai loại tơ tằm thiên nhiên được biết
đến nhiều nhất là: tơ tằm Mulberry (tằm ăn lá dâu) chiếm gần 95% sản lượng tơ
tằm trên thế giới và một số loại tơ tằm khác như tơ tằm Tasar, Eri, Muga ... (tằm
không ăn lá dâu) cùng một số loại tằm dại chiếm sản lượng 4~5% sản lượng tơ
tằm trên thế giới. Tơ tằm có màu sắc từ trắng đến vàng hoặc nâu, màu sắc của
chúng phụ thuộc vào từng giống tằm và thức ăn của chúng.
Tằm là loại côn trùng biến thái hoàn toàn, trải qua bốn giai đoạn phát triển
khác nhau là: trứng, tằm, nhộng, con ngài (Hình 1.1) và trải qua ba giai đoạn biến
thái là: trứng nở ra tằm, tằm hóa nhộng, nhộng hóa ngài (con bướm). Mỗi giai
đoạn đều đóng vai trò quan trọng trong đời sống con tằm, đặc biệt là giai đoạn
nhộng (kén) cung cấp tơ cho ngành dệt.


a)

b)

c)

d)

Hình 1.1.Bốn giai đoạn của tằm.
(a) Trứng, (b) Tằm, (c) Nhộng (kén), (d) Con ngài.

-

Giai đoạn trứng: Trứng tằm do con ngài cái sau khi giao phối với con đực sinh
ra. Đối với trứng tằm đa hệ, sau 8-10 ngày, ở nhiệt độ 250C trứng sẽ nở thành
tằm. Đối với trứng tằm lưỡng hệ và đơn hệ thì sau khi được sinh ra trứng sẽ đi
vào trạng thái ngủ nghỉ và sẽ nở ra sau 4-5 tháng mùa đông, đây là đặc tính di

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

14


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

truyền của tằm lưỡng hệ và đơn hệ được hình thành trong điều kiện giá lạnh
của vùng ôn đới. Người ta đã lợi dụng đặc tính này để bảo quản trứng tằm lâu

hơn và dùng các phương pháp nhân tạo để đánh thức trứng tằm nở ra như
mong muốn.
-

Giai đoạn tằm: Là giai đoạn trứng đã nở ra thành tằm con, đây là giai đoạn
tích lũy dinh dưỡng nên tằm ăn rất nhiều và phát triển rất nhanh. Cơ thể của
tằm ở giai đoạn tích lũy nếu đủ dinh dưỡng có thể lớn gấp 8.000-10.000 lần so
với kích thước của tằm mới nở.

-

Giai đoạn nhộng: Đây là giai đoạn biến thái từ tằm thành con ngài. Trong giai
đoạn này, tằm sẽ nhả ra sợi tơ bao bọc xung quanh mình tạo thành kén tằm.

-

Giai đoạn ngài: Là giai đoạn sau 6-8 ngày phát triển trong kén, nhộng sẽ phát
triển thành ngài và cắn đứt kén tạo lỗ hổng chui ra ngoài, tiếp tục vòng đời
của mình. Đến thời điểm thích hợp, ngài cái sẽ giao phối với ngài đực và đẻ
trứng [7].

1.1.2. Phân loại tơ tằm:
Tơ tằm được phân loại chủ yếu dựa vào giống tằm và thức ăn chính của
chúng. Ngoài ra, loại tằm phổ biến như tằm dâu còn được phân loại trên cơ sở
phân bố địa lý hoặc theo số lứa có thể nuôi trong một năm ở điều kiện tự nhiên
như là tằm đơn hệ, tằm lưỡng hệ hoặc tằm đa hệ.
Một số loại tơ tằm phổ biến hay gặp trên thị trường là:
-

Tơ tằm Mulberry: Là tơ được nhả ra bởi con tằm từ loài bướm Bombyx mori, loại

tằm chỉ ăn lá dâu. Tơ từ tằm ăn lá dâu thường có màu sắc trắng ngà, óng mượt đẹp
mắt, sợi tơ mảnh, dài và bền hơn so với các loại tơ từ các loại tằm dại. Đây là loại
tằm được nuôi để lấy tơ phổ biến nhất trên thế giới, chiếm gần 95% sản lượng tơ
thế giới (Hình 1.2a).

-

Tơ tằm Tasar: Là tơ tạo ra bởi giống tằm nở từ trứng của bướm Antheraea mylitta
và Antheraea proylei. Chúng là tằm ăn lá của một số loại cây thường mọc ở Nam
Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

15


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

Châu Á như cây Asan, Arjun, cây sồi v.v.... Tơ của loại tằm này thường có màu
tối hơn, ít bóng hơn tơ tằm Mulberry, tuy nhiên vẫn mang nét đặc trưng riêng và
được một số nơi ưa chuộng (Hình 1.2b).

a)

b)

c)

d)
Hình 1.2. Một số loại tơ tằm phổ biến.

(a) Mulberry, (b)Tasar, (c) Eri, (d)Muga.
-

Tơ tằm Eri: Là tơ được tạo ra từ tằm dại, trứng tằm được thu hoạch sau mỗi đợt
bướm Cynthia ricini và Philosamia ricini về sinh sản. Là loại tằm ăn lá thầu

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

16


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

dầu, lá đậu; tằm cho kén nhỏ, màu nhạt hoặc không đều màu. Tơ tương đối
mảnh và mượt hơn các loại tơ tằm dại khác (Hình 1.2c).
-

Tơ tằm Muga: Là tơ được tạo ra bởi giống tằm nở từ trứng của bướm
Antheraea assamensis, loại tằm này ăn lá thơm của cây Som và cây Soalu mọc
nhiều ở Ấn Độ. Tơ của loại tằm này có màu vàng, thô và bền hơn tơ Eri hay
Tasar, là loại tơ được xem là mang nét đặt trưng riêng của Ấn Độ, thường dùng
may trang phục truyền thống (Hình 1.2d).

1.1.3. Đặc điểm cấu tạo tơ tằm:
Tơ tằm là loại tơ thiên nhiên có nguồn gốc từ động vật. Mỗi sợi tơ ban đầu
do con tằm nhả ra gồm hai sợi song song với nhau, có cấu tạo Fibroin và được bao
phủ bên ngoài bởi chất keo dính Xerixin. Ngoài Fibroin và Xerixin là những protit
thiên nhiên, tơ sống còn chứa một số hợp chất hòa tan trong ete và rượu etylic,

một lượng nhỏ khoáng chất và chất màu (Bảng 1.2) [6]. Thành phần của các chất
có thể thay đổi tùy theo giống tằm và điều kiện chăn nuôi tằm. Tơ tằm có chiều dài
từ 300-1.600 mét tùy vào giống tằm (Bảng 1.1) [12]. Sợi tơ mảnh, bề mặt trơn
nhẵn, đều trên suốt chiều dài của tơ. Mặt cắt ngang của tơ có hình tam giác với các
cạnh bo tròn (Hình 1.3).
a)

b)

c)

d)

Hình 1.3. Mặt cắt ngang của tơ tằm.
(a) Mulberry, (b) Muga, (c) Eri, (d) Tasar.
Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

17


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

Theo nghiên cứu của V.B.Gupta và cộng sự [8], trong bốn loại tơ tằm phổ
biến là Mulberry, Tasar, Eri, Muga thì tơ tằm Mulberry (tằm ăn lá dâu) có độ
mảnh nhỏ nhất, tiếp đó là tơ tằm Eri, Tasar, Muga. Cũng trong nghiên cứu này, tơ
tằm Mulberry có mật độ cao nhất và mặt cắt ngang gần giống với hình tam giác
cân hơn so với các loại tơ tằm còn lại (Hình 1.3).
a)


b)

c)

d)

Hình 1.4. Bềmặt của sợi tơ tằm.
(a) Mulberry, (b) Muga, (c) Eri, (d) Tasar.

Bảng 1.1. Tính chất của một số loại tơ tằm [12].
Khối lượng

Độ mảnh

NBFL

TFL

riêng (g/cm³)

(den)

(m)

(m)

Mulberry

1,34


2-3

400-600

900-1200

Tasar

1,31

8-12

100-250

750-900

Muga

1,30

4-7

150-250

600-800

Eri

1,30


3-4

0,05-2,0

400-500

Loại

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

18


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may
Bảng 1.2. Tỷ lệ các chất trong tơ tằm (tơ sống).

Thành phần

Tỷ lệ thành phần

Tỷ lệ thành phần trong

trong tơ sống (%)

Fibroin (%)

Fibroin


70-80

Cacbon

48-49

Hydro

17,35-18,89

Oxy

Xerixin

20-30

Cacbon

44,32 - 46-39

Hydro

5,72-6,42

Oxy

30,35-32,50

Nitơ


16,44 - 18-30

Lưu huỳnh
Tạp chất tan trong ête

0,4 - 0,6

Tạp chất tan trong rượu

1,2 - 3,3

Chất khoáng

26 - 27,9

0,15

1-1,7

Chính vì lớp Xerixin bao phủ bên ngoài tơ, nên để lấy tơ ra, cần phải nấu
kén tằm trong nước có nhiệt độ và hóa chất nhất định (quá trình chuội) nhằm loại
bỏ chất Xerixin và các tạp chất khác, sau đó cần qua thêm một số công đoạn khác
nữa để thu được tơ nguyên liệu.

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

19



Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

1.1.4. Một số tính chất của tơ tằm:
1.1.4.1. Tính chất vật lý:
Tơ tằm là loại sợi tự nhiên duy nhất có chiều dài liên tục, độ bền tương đối
cao, tuy nhiên độ bền còn phụ thuộc vào từng giống tằm. Một số tính chất vật lý
của các loại tơ tằm phổ biến được trình bày trong Bảng 1.3 [12].
Tơ tằm có độ bóng tốt và cảm giác sờ tay mềm mại, đặc biệt sau khi được
chuội. Độ bóng của tơ tằm phụ thuộc vào từng loại tơ ban đầu và cũng chịu ảnh
hưởng từ phương pháp xử lý tơ tằm. Ngoài ra, tơ tằm còn có tính hút ẩm tốt, ở
điều kiện chuẩn (nhiệt độ 250C , độ ẩm 65%) tơ tằm hút được 11% ẩm, ngoài ra tơ
tằm còn hút được 30% ẩm mà không gây cho ta cảm giác bị ướt. Nhiệt độ ủi của

tơ tằm khoảng 80-100°C, nhiệt độ từ 180-200°C trở lên tơ tằm bị phá hủy. Tơ tằm
cũng có tính giữ nhiệt và tỏa nhiệt tốt, nhờ đặc tính quý này mà tơ tằm rất có giá
trị và được ưa chuộng trên thị trường.
Bảng 1.3. Một số tính chất vật lý của các loại tơ tằm
Loại tơ
Mulberry

Tasar

Muga

Eri

Modul ban đầu (gl/d)


92

62

68

26

Độ bền (gl/d)

4,5

3,9

4,2

3,1

Độ giãn đứt (%)

19

28

30

22

Độ bền uốn (gl/d)


0,6

0,9

1,1

0,5

Tính chất

1.1.4.2. Tính chất hóa học:
Trong phân tử tơ tằm có các nhóm amino tự do nên tơ tằm có khả năng tạo
phản ứng với các axit vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên, khả năng phản ứng của tơ tằm
với các axit kém hơn len. Các axit vô cơ đậm đặc như H SO , HCl có thể hòa tan
Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

20


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

hoàn toàn tơ tằm. Với các axit vô cơ loãng tơ tằm bị co rút. Còn đối với các axit
hữu cơ thì tơ tằm tương đối bền.
Trong cấu trúc hóa học của tơ tằm, ngoài các nhóm amino còn có các nhóm
carboxyl tự do, do đó tơ tằm có thể tạo phản ứng cộng với bazơ. Sợi tơ tằm rất
nhạy cảm với chất kiềm, đặc biệt là khi dung dịch kiềm có nồng độ cao và nhiệt độ
cao có thể phá hủy hoàn toàn tơ tằm. Với kiềm lỏng và ở nhiệt độ thường, chất
Fibroin trong tơ tằm tương đối bền, tuy nhiên độ bóng và độ mềm mại của tơ sẽ bị

giảm đi.
1.1.4.3. Tính chất sinh học:
Vì tơ tằm có nguồn gốc protein nên kém bền với các loại vi sinh vật, vi
khuẩn và nấm mốc.Đồng thời, tơ tằm cũng kém bền dưới ánh nắng mặt trời.Khi
chịu tác động nhiều từ ánh nắng mặt trời, xơ dễ bị ố vàng và giảm độ mềm mượt.
1.2. Vải tơ tằm dệt thoi [1], [3], [8], [9]:
1.2.1. Đặc trưng cấu tạo vải dệt thoi:
1.2.1.1. Khái niệm vải dệt thoi:
Vải dệt thoi là sản phẩm của quá trình dệt, vải tạo ra do sự liên kết tương hỗ
của hai hệ sợi dọc và sợi ngang đan với nhau. Hệ thống nằm dọc theo tấm vải gọi
là sợi dọc, hệ thống kia gọi là sợi ngang. Tùy theo phương pháp xử lý mà vải
thuộc loại vải mộc (lấy trực tiếp từ máy dệt ra) hay vải hoàn tất (qua xử lý hóa
học, nhiệt ẩm).

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

21


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

a)

b)

c)

d)


e)

f)

Hình 1.5. Một số loại vải tơ tằm dệt thoi phổ biến.
a) Organza, b) Habotai, c) Satin, d) Chiffon, e) Jacquard, f) Crepe.
1.2.1.2. Thành phần vải dệt thoi:
Thành phần cấu tạo nên vải dệt thoi là sợi. Sợi gồm các xơ liên kết với nhau
qua quá trình kéo sợi (Hình 1.6a). Tùy theo thành phần của xơ mà vải thuộc loại
đồng nhất, không đồng nhất hoặc pha. Vải đồng nhất là vải chỉ dệt từ một loại xơ
hay sợi duy nhất, ví dụ như vải bông, vải len, lụa tơ tằm, vải từ sợi tổng hợp,
v.v…. Vải không đồng nhất được quy ước là vải dệt từ hệ sợi ngang và hệ sợi dọc,
mỗi hệ là đồng nhất nhưng khác loại. Vải pha phổ biến là dệt từ sợi pha, các hệ sợi
dọc và ngang có thành phần không đồng nhất.
Vải lụa tơ tằm có giá trị cao thường là loại vải đồng nhất với hai hệ sợi dọc
và ngang có thành phần tơ tằm 100%. Ngoài ra, giá trị của vải tơ tằm còn phụ
thuộc vào các yếu tố về quy cách sợi, mật độ sợi, cấu trúc kiểu dệt, kích thước,
v.v….

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

22


Luân văn cao học

Ngành CN Vật liệu dệt may

Sợi dọc


a)

Sợi ngang

b)
Hình 1.6. Ảnh chụp cấu tạo sợi và vải.
(a) Sợi tạo thành từ nhiều xơ, (b) Mặt cắt ngang vải dệt thoi.

1.2.1.3. Chất lượng sợi:
Độ mảnh sợi, độ xoắn của sợi, hướng xoắn, độ đều, độ bền kéo đứt, độ giãn
đứt, độ sạch và một số tính chất khác là những yếu tố quyết định chất lượng sợi.
Trong đó yếu tố độ mảnh sợi và độ xoắn sợi là quyết định chủ yếu. Nó ảnh hưởng
đến khối lượng 1m , độ đứt sợi khi dệt và các tính chất sử dụng khác của vải sau
dệt.
Chi số của sợi là đại lượng đặc trưng cho độ to nhỏ của sợi, được xác định
bằng công thức:
N
Trong đó:

=

(m/g)

(1.1)

N: Chi số mét (m/g).
L: Chiều dài của sợi (m).
G: Khối lượng của sợi có độ dài L(g).


Độ săn của sợi K được định nghĩa là số vòng xoắn trung bình của sợi đếm
trên đơn vị dài 1mét. Đặc trưng của độ săn sợi là hệ số săn ∝, nó được sử dụng

Trần Nguyễn Tú Uyên _ Khóa 2014B

23


×