Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu sai lệch kích thước thiết kế 2d của phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.6 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


TRẦN THANH HẢI

NGHIÊN CỨU SAI LỆCH KÍCH THƢỚC THIẾT KẾ 2D
CỦA PHẦN MỀM MARVELOUS DESIGNER TRONG
THIẾT KẾ QUẦN NỮ DÁNG THẲNG CHO NGƢỜI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRẦN THỊ MINH KIỀU

Hà Nội - 2015


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Trần Thị Minh Kiều,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong suốt thời gian
làm luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô giáo trong


Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã
giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức khoa học trong suốt thời gian
em học tập và hoàn thành luận văn cao học tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Khoa Dệt may
& da giầy, trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp đã tạo điều kiện
cho em được học tập và nghiên cứu trong thời gian qua.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Trần Thanh Hải

Trần Thanh Hải

i

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận
văn là do em nghiên cứu và tự trình bày dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị
Minh Kiều, không có sự sao chép từ các luận văn khác.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và kết quả trình bày

trong luận văn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Trần Thanh Hải

Trần Thanh Hải

ii

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ...................................................................... 3
1.1 Các phƣơng pháp thiết kế mẫu trong ngành công nghiệp may ......................... 3
1.1.1 Thiết kế mẫu theo phương pháp dựng hình 2D .................................................... 3
1.1.2 Thiết kế mẫu theo phương pháp thiết kế 3D ........................................................... 4
1.2 Đặc điểm vóc dáng Avatar trong các phần mềm thiết kế 3D ............................. 17
1.2.1 Đặc điểm vóc dáng Avatar trong phần mềm thiết kế CLO 3D/Marvelous

Designer ............................................................................................................................... 17
1.2.2 Đặc điểm vóc dáng Avatar trong phần mềm mô phỏng ảo V-stitcher .............. 19
1.2.3 Đặc điểm vóc dáng Avatar trong phần mềm thiết kế 3D Optitex ...................... 21
1.3 Đánh giá độ vừa vặn của trang phục ........................................................................ 24
1.3.1 Thang đo Likert ......................................................................................................... 24
1.3.2 Đánh giá chủ quan người mặc theo thang đo Likert ......................................... 25
1.3.3 Đánh giá khách quan chuyên gia theo thang đo Likert..................................... 25
1.4 Cơ sở toán học................................................................................................................. 26
1.5 Kết luận phần tổng quan: ............................................................................................ 27
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 28
2.1 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 28
2.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 28
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: .......................................................................................... 29
2.3.1 Nội dung 1: Sai số Avatar ảo trong các phần mềm thiết kế: CLO 3D, Vstitcher, Optitex. .................................................................................................................. 29
Trần Thanh Hải

iii

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

2.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu độ vừa vặn trang phục cho người mẫu ảo
(Avatar ảo).................................................................................................... 33
2.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu sai lệch kích thước thiết kế 2D ảo của phần mềm CLO
3D/ Marvelous Designer. .................................................................................................. 47
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................... 50

3.1 Kết quả nội dung 1: Sai số Avatar ảo trong các phần mềm thiết kế: CLO 3D,
Optitex, V-stitcher. ............................................................................................................... 50
3.2 Kết quả nội dung 2: Độ vừa vặn trang phục cho Avatar ảo (ngƣời mẫu ảo) . 54
3.2.1 Kết quả chọn người mẫu nghiên cứu ................................................................ 54
3.2.2 Kết quả đánh giá mẫu quần âu nữ trên người mẫu ......................................... 58
3.3 Kết quả nội dung 3: ........................................................................................................ 64
3.4 Đánh giá kết quả sau nghiên cứu của đề tài............................................................. 68
3.4.1 Quy trình thực hiện ................................................................................................... 68
3.4.2 Kết quả đánh giá độ vừa vặn trang phục sau hiệu chỉnh mẫu 2D theo giá
trị ( ) ............................................................................................................ 68
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 71
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 73

Trần Thanh Hải

iv

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1- Ký hiệu các Avatar ảo trong dữ liệu phần mềm CLO 3D ........................36
Bảng 2.2 - Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá dành cho người mặc ......................45
Bảng 2.3 - Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá dành cho chuyên gia ......................46
Bảng 3.1 - Bảng so sánh CLO3D - Paired Samples Test ..........................................51

Bảng 3.2 - Bảng so sánh Optitex - Paired Samples Test ...........................................52
Bảng 3.3 - Bảng so sánh V-stitcher - Paired Samples Test .......................................53
Bảng 3.4 - Thông số kích thước đo người mẫu thật theo phần mềm thiết kế CLO 3D
.....................................................................................................................................56
Bảng 3.5 - Ký hiệu của các mẫu trang phục đánh giá ...............................................58
Bảng 3.6 - Kết quả đánh giá chuyên gia ....................................................................61
Bảng 3.7 - Kết quả đánh giá người mặc ....................................................................61
Bảng 3.8 - Kết quả đo các thông số kích thước dựng hình 2D thật và 2D ảo cho 3
người mẫu ...................................................................................................................64
Bảng 3.9 - Kết quả giá trị sai lệch kích thước thiết kế 2D ảo....................................67
Bảng 3.10 - Kết quả đánh giá chuyên gia về sản phẩm sau hiệu chỉnh ....................69
Bảng 3.11 - Kết quả đánh giá người mặc cho sản phẩm sau hiệu chỉnh ...................69

Trần Thanh Hải

v

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 - Thiết kế mẫu theo phương pháp dựng hình................................................4
Hình 1.2 - Thiết kế mẫu trên ma-nơ-canh [17] ..............................................................5
Hình 1.3 - Giao diện V-stitcher ....................................................................................7
Hình 1.4 - Giao diện của phần mềm Optitex [21]..........................................................8
Hình 1.5 - Thiết kế mẫu trực tiếp trên cơ thể Avatar ảo ..............................................9

Hình 1.6 - Giao diện của phần mềm CLO 3D [23] ......................................................10
Hình 1.7 - Xoay mô hình trên phần mềm CLO 3D [24] ..............................................10
Hình 1.8 - Mô phỏng mẫu trên phần mềm CLO 3D [24] ............................................11
Hình 1.9 - Tạo ghim trên phần mềm CLO 3D [24] .....................................................12
Hình 1.10 - Mô phỏng người mẫu ảo mặc nhiều lớp trang phục [24] .........................12
Hình 1.11 - Hiển thị mẫu dưới dạng lưới [24] .............................................................13
Hình 1.12 - Mô phỏng độ uốn vải trên phần mềm CLO 3D [24] ................................13
Hình 1.13 - Hiệu ứng vải trên phần mềm CLO 3D [24]..............................................13
Hình 1.14 - Hiển thị mẫu dưới dạng Strain Map trên phần mềm CLO 3D [23] .........14
Hình 1.15 - Đồng bộ hóa các chi tiết mẫu trong phần mềm CLO3D [24] ..................15
Hình 1.16 - Hình ảnh động mô phỏng trang phục trên CLO 3D .................................16
Hình 1.17 - Bốn loại cơ thể cơ bản trong phần mềm CLO 3D [24] ............................17
Hình 1.18 - Sơ đồ đo kích thước Avatar trong phần mềm CLO 3D [24] ....................17
Hình 1.19 - Bảng thông số kích thước Avatar của phần mềm CLO 3D ...................18
Hình 1.20 - Các Avatar ảo trong phần mềm mô phỏng V-stitcher [15] ......................19
Hình 1.21- Bảng thông số kích thước Avatar của phần mềm V-stitcher [15].............20
Hình 1.22 - Các Avatar ảo trong phần mềm Optitex .................................................22
Hình 1.23 - Sơ đồ đo kích thước Avatar trong phần mềm Optitex [22]......................22
Hình 1.24- Bảng thông số kích thước Avatar trong phần mềm Optitex [22] ..............22
Hình 1.25 – Thang đo mầu sắc theo phần trăm độ giãn vải ......................................25
Hình 1.26 – Đánh giá độ vừa vặn của trang phục trên phần mềm CLO 3D [24] ............26
Hình 2.1 - Sơ đồ nghiên cứu khảo sát tính chính xác của mô phỏng người mẫu ảo 30
Trần Thanh Hải

vi

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học


Khóa 2013 - 2015

Hình 2.2 - Mặt cắt ngang kích thước vòng mông người mẫu quét ...........................31
Hình 2.3 - Mặt cắt ngang kích thước vòng mông người mẫu ảo được tạo bởi phần
mềm CLO 3D .............................................................................................................32
Hình 2.4 - Mặt cắt ngang kích thước vòng mông người mẫu quét và người mẫu ảo ....... 32
Hình 2.5 - Sơ đồ quy trình thiết kế mẫu thật và mẫu ảo ............................................33
Hình 2.6 - Dáng chân người mẫu Avatar trong phần mềm CLO 3D ........................34
Hình 2.7 - Thiết lập Avatar ảo trên phần mềm CLO 3D ...........................................36
Hình 2.8 - Tạo chiết ly trên chi tiết thân sau quần .....................................................37
Hình 2.9 - Thiết kế mẫu 2D trong Pattern Window ..................................................37
Hinh 2.10 - Các vị trí đặt mẫu trên Avatar ................................................................38
Hình 2.11 - Chi tiết mẫu sắp xếp lên Avatar ảo theo vị trí sử dụng ..........................38
Hình 2.12 - Thiết lập đường may cho chi tiết mẫu ....................................................39
Hình 2.13 - Thiết lập đường may cho tất cả các chi tiết mẫu ....................................39
Hình 2.14 – Chọn nguyên phụ liệu trên phần mềm CLO 3D ....................................40
Hình 2.15 - Thông số mẫu vải quần trên CLO 3D ....................................................41
Hình 2.16 - Bảng mầu cho chi tiết mẫu 2D ảo trên phần mềm CLO 3D ..................41
Hình 2.17 - Mô phỏng quá trình may ảo trên Avatar ................................................42
Hình 2.18 - Các chế độ hiển thị mẫu trang phục .......................................................43
Hình 2.19 - Trải mẫu thiết kế 2D theo công thức thiết kế dựng hình .......................47
Hình 2.20 - Hình chồng mẫu thiết kế bằng phương pháp phủ vải và thiết kế bằng
phần mềm CLO 3D ....................................................................................................48
Hình 3.1- Mặt cắt cơ thể người mẫu quét và Avatar ảo ............................................50
Hình 3.2 - Dáng chân người mẫu thật ........................................................................54
Hình 3.3 - Hình so sánh dáng đứng Avatar ảo và người mẫu thật ............................54
Hình 3.4 - Hình so sánh dáng chân người mẫu thật và Avatar ảo .............................55
Hình 3.5 - Nguoi mau 1.avt ........................................................................................57
Hình 3.6 - Nguoi mau 2.avt ........................................................................................57

Hình 3.7 - Nguoi mau 3.avt ........................................................................................57
Hình 3.8 - Hình chụp sản phẩm thiết kế ảo mặc trên Avatar ảo và người mẫu thật .59
Trần Thanh Hải

vii

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

Hình 3.9 - Hình chụp sản phẩm thiết kế bằng phương pháp phủ vải được mặc trên
Avatar ảo và người mẫu thật ......................................................................................60
Hình 3.10 - Biểu đồ kích thước thiết kế 2D thân trước ảo1 và thân trước thật 1......65
Hình 3.11 -Biểu đồ kích thước thiết kế 2D thân sau ảo1 và thân sau thật 1 .............65
Hình 3.12 - Biểu đồ kích thước thiết kế 2D thân trước ảo 2 và thân trước thật 2 ....65
Hình 3.13 - Biểu đồ kích thước thiết kế 2D thân sau ảo 2 và thân sau thật 2 ...........66
Hình 3.14 - Biểu đồ kích thước thiết kế 2D thân trước ảo 3 và thân trước thật 3 ....66
Hình 3.15 - Biểu đồ kích thước thiết kế 2D thân sau ảo 3 và thân sau thật 3 ...........66
Hình 3.16 – Hình chụp sản phẩm thiết kết ảo trên phần mềm CLO 3D ...................68

Trần Thanh Hải

viii

Ngành CN Vật liệu Dệt may



Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015
LỜI MỞ ĐẦU

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật,
đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính
sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra
giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cùng
với đó, thách thức toàn cầu đã đặt các nhà sản xuất dệt may Việt Nam dưới áp lực
cạnh tranh lớn hơn, đòi hỏi các nhà cung cấp phải có khả năng cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ trọn gói với chất lượng ngày càng cao, giá thành cạnh tranh và
thời hạn giao hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, có rất nhiều phần mềm thiết
kế trang phục 3D ra đời. Nhờ vào các tính năng ưu việt của phần mềm giúp cho
người dùng có thể thiết kế và hiệu chỉnh mẫu ảo một cách nhanh chóng dễ dàng mà
không phải trực tiếp cắt may sản phẩm. Ngoài ra khách hàng có thể thấy trước được
sản phẩm thông qua mô phỏng ảo 3D từ đó yêu cầu hiệu chỉnh hay thay đổi mẫu thiết
kế mà không mất nhiều thời gian cũng như nguyên vật liệu để chế mẫu thử .
Tuy nhiên các phần mềm thiết kế 3D hiện nay không được xây dựng từ nền
tảng nhân trắc người Việt Nam nên không thể đảm bảo mô phỏng chính xác cho
người Việt.
Với mục tiêu là nghiên cứu sử dụng phần mềm có sẵn trên thị trường (CLO
3D) thiết kế thời trang ảo cho người Việt Nam. Việc làm rõ tính chính xác khi mô
phỏng ảo là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết trong đề tài: Nghiên cứu
sai lệch kích thước thiết kế 2D của phần mềm Marvelous Designer trong thiết kế
quần nữ dáng thẳng cho người Việt Nam. Mục tiêu chính của đề tài này là nghiên
cứu sai lệch kích thước thiết kế 2D trong phần mềm CLO 3D/Marvelous Designer
và xác định giá trị sai lệch kích thước thiết kế 2D khi thiết kế quần nữ dáng thẳng

cho người mẫu ảo (người mẫu ảo đã được mô phỏng theo kích thước người thật)
Trần Thanh Hải

1

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

nhằm đảm bảo độ vừa vặn trang phục tối ưu cho người thật. Để thực hiện được
mục tiêu này, đề tài cần nghiên cứu các nội dung sau:
Nội dung nghiên cứu của đề tài
1. Nghiên cứu sai số Avatar ảo trong các phần mềm thiết kế 3D: CLO
3D, V-stitcher, Optitex
2. Nghiên cứu độ vừa vặn trang phục cho người mẫu ảo
3. Nghiên cứu sai lệch kích thước thiết kế 2D của phần mềm CLO
3D/Marvelous Designer.

Trần Thanh Hải

2

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học


Khóa 2013 - 2015
CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1 Các phƣơng pháp thiết kế mẫu trong ngành công nghiệp may
Hình dáng cơ thể người là khối cong phức tạp, việc thiết kế trang phục được
thực hiện trên nguyên tắc tạo mẫu dựa trên hình khối và các mốc đo nhân trắc trên
cơ thể. Có 2 phương pháp chủ đạo: Thiết kế 2D và thiết kế 3D.
1.1.1 Thiết kế mẫu theo phương pháp dựng hình 2D
Thiết kế mẫu theo công thức thiết kế: Hệ công thức được thiết kế theo các
thông số đo (cá nhân hoặc bảng cỡ số). Áp dụng hệ công thức thiết kế để thiết kế
trực tiếp mẫu cơ sở, mẫu mới thời trang. Phương pháp này có thể áp dụng cho mẫu
trang phục đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào cách sáng tạo và ứng biến cũng như
kinh nghiệm của người thiết kế [16].
Hiện nay, trong ngành may có nhiều hệ công thức thiết kế (CTTK) khác nhau
để thiết kế mẫu kỹ thuật các chi tiết của quần áo như hệ CTTK khối SEV
CTTK của Helen Armstrong

[16]

, hệ CTTK của Bunka Nhật Bản

[18]

[13]

, hệ

, hệ CTTK của

Khoa Dệt may & da giầy trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp [14] … và

của rất nhiều các nhà thiết kế khác nữa.
Thiết kế từ mẫu 2D đồng dạng có sẵn: Đây là phương pháp thiết kế dựa vào
một mẫu đã có sẵn. Mẫu mới được hình thành khi thay đổi kích thước của mẫu cũ.
Thiết kế từ mẫu cơ sở: Từ mẫu cơ sở, mẫu mới được thiết kế nhờ vào các
kỹ thuật chuyển chiết, tạo ly, xếp nếp… để đạt được hiệu ứng đường nét của kiểu
mẫu thời trang [16].
Mẫu cơ sở luôn gắn liền với từng chủng loại. Ví dụ: Mẫu cơ sở áo bó sát, mẫu
nửa bó sát, mẫu thẳng, mẫu cơ sở áo vest, mẫu cơ sở áo khoác, mẫu cơ sở quần
dáng thẳng, mẫu cơ sở váy dáng thẳng… chưa tính đến yếu tố mẫu mới thời trang.
Mẫu cơ sở luôn đảm bảo lượng dư cử động tối thiểu khi hít thở ở các trạng thái vận
động cơ bản như đứng, ngồi ghế chân vuông góc với gối, bước đi bộ, bước lên cầu
thang dân dụng, khom người chào hỏi, bắt tay… Lượng dư cử động tối thiểu này
thay đổi tùy theo từng chủng loại trang phục.

Trần Thanh Hải

3

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

Hình 1.1 - Thiết kế mẫu theo phương pháp dựng hình
1.1.2 Thiết kế mẫu theo phương pháp thiết kế 3D
Thiết kế mẫu trên ma-nơ-canh
Thiết kế mẫu trên ma-nơ-canh là phương pháp thiết kế mẫu với ưu điểm
vượt trội hơn những phương pháp dựng hình 2D, cho phép sáng tạo ra nhiều bộ

trang phục khác nhau với những đường cắt lạ trong kết cấu. Những bộ trang phục
được thực hiện dựa trên phương pháp thiết kế mẫu trên ma-nơ-canh mang tính linh
hoạt cao cho phép nhìn thấy trước mẫu sẽ được hoàn thiện, có thể tạo các hình khối
tương quan theo các vị trí trên cơ thể.
Thiết kế trên ma-nơ-canh còn gọi là thiết kế 3D bằng tay. Thực chất của
phương pháp này là đắp vật liệu may lên người mẫu hoặc lên manơcanh, là phương
tiện kỹ thuật của sáng tác mẫu, dựa trên các tính chất cơ lý của vải, cấu trúc sản
phẩm, tính đàn hồi, co giãn và lượng cử động của quần áo. Người ta dùng tấm vải
phủ lên người mẫu rồi tiến hành ghim các đường may, đường thiết kế, đánh dấu các
vị trí quan trọng trên mẫu như đường may, gấp nếp, xếp nếp, chiết ly,… nhờ các
đường kim ghim. Sau đó phần vải này được trải phẳng ra để sao chép lại trên giấy,
cân chỉnh và hoàn thiện mẫu.
Quy trình thiết kế mẫu trên ma-nơ-canh theo tác giả Connie AmadenCrawford [17]:
1. Chuẩn bị vải
2. Phủ vải lên người mẫu, xác định các đường trục chính
Trần Thanh Hải

4

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

3. Vuốt phẳng vải từ eo đến mông, ghim tạo xếp ly như mong muốn
4. Cắt gọt phần đũng quần thân trước, ghim đường đũng trước
5. Cắt gọt phần đũng quần thân sau, ghim đường đũng sau
6. Ghim đường dàng quần, dọc quần

7. Vẽ lại dấu các đường ghim của các chi tiết
8. Trải phẳng mẫu, cân chỉnh lại các đường đánh dấu
9. Ghim lại mẫu quần, kiểm tra và hoàn thiện mẫu.

Hình 1.2 - Thiết kế mẫu trên ma-nơ-canh [17]
Thiết kế mẫu sử dụng công nghệ 3D và các phần mềm tương ứng
Quá trình tạo ra một sản phẩm mẫu thường mất khá nhiều thời gian do phải
thực hiện từ việc thiết kế, cắt và may sản phẩm mẫu. Việc thử mẫu và hiệu chỉnh mẫu

Trần Thanh Hải

5

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

cũng phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi mẫu đạt yêu cầu chất lượng về độ vừa
vặn cũng như tính tiện nghi, việc này dẫn tới tiêu tốn vật tư và một khoảng thời gian
đáng kể. Vậy để rút ngắn thời gian thiết kế, tiết kiệm chi phí may mẫu, hiệu chỉnh và
mặc thử mẫu mới thì người ta sẽ sử dụng những công cụ 3D mô phỏng việc thiết kế
ảo, may ảo, thử ảo, hiệu chỉnh ảo. Ngày nay hướng thiết kế mô phỏng 3D đang rất
được quan tâm và nó thực sự có hiệu quả khi thiết kế và may đo qua mạng [4].
Ưu điểm của các phần mềm thiết kế 3D
- Điều chỉnh mẫu cho vừa vặn với cơ thể người mặc:
+ Nhập thông số đo và mô phỏng vóc dáng người mẫu ảo theo số đo người
mẫu thực.

+ Hiển thị người mẫu trong không gian 3 chiều cho phép quan sát cơ thể từ
nhiều góc độ.
+ May thử, mặc thử chi tiết để kiểm tra mức độ vừa vặn của sản phẩm
+ Kiểm tra được các thuộc tính cơ lý hóa của vải và phụ liệu
+ Phân tích áp lực của vải lên bề mặt cơ thể
+Chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu.
- Kinh doanh và quản trị sản phẩm may
+ Chuẩn bị bộ sưu tập thiết kế thời trang trong môi trường ảo 3D
+ Tạo các hình ảnh phục vụ cho công việc tiếp thị chào hàng sản phẩm may
+ Sử dụng Catalog 3D, các trang web để thể hiện bộ sưu tập online.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm thiết kế trang phục 3D ứng dụng trong công
nghệ may thu hút sự quan tâm của nhiều nhà thiết kế thời trang. Mỗi phần mềm đều
có ưu nhược điểm khác nhau và các phần mềm này sẽ giúp chúng ta có thể chỉnh
sửa trang phục một cách nhanh chóng, đánh giá độ vừa vặn, bố cục cũng như mầu
sắc của trang phục.
a. Phần mềm mô phỏng ảo V-stitcher
Phần mềm V-stitcher là một module cho chương trình thiết kế AccuMark do
công ty Gerber Technology phát triển, cho phép các nhà tạo mẫu xác định được
lượng vải vừa với thân người nhờ các Avatar ảo (người mẫu ảo 3D).
Trần Thanh Hải

6

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015


Hình 1.3 - Giao diện V-stitcher
- Những tính năng của phần mềm mô phỏng ảo 3D V-stitcher
+ Cho phép người dùng mô phỏng hình dạng trang phục 3D thật như trên
người mẫu thực.
+ May ảo, mặc thử ảo 3D để kiểm tra độ vừa vặn trang phục và hiệu chỉnh.
+ Gán các mẫu vải bằng cách Scan các mẫu vải thực tế hoặc có thể tự tạo mới
trên máy tính.
+ Thay đổi tư thế cho Avatar ảo để kiểm tra toàn diện sản phẩm ở các trạng
thái hoạt động khác nhau.
- Các bước thực hiện:
1. Mở File mẫu từ hệ thiết kế (Accumark PDS)
2. Khai báo các thông tin về mã hàng.
3. Sắp xếp các chi tiết mẫu theo hướng mặc trên cơ thể
4. Định nghĩa các chi tiết mẫu
5. Mở bảng nguyên phụ liệu, quy định nguyên phụ liệu cho các chi tiết
6. Quy định các đường may ráp chi tiết.
7. Mô phỏng may và mặc thử trên người mẫu ảo.
8. Hiệu chỉnh trên mẫu may và thử lại.
9. Xuất file mẫu chuẩn trở lại hệ thiết kế PDS để sản xuất.

Trần Thanh Hải

7

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015


* Một số nghiên cứu về ứng dụng của phần mềm mềm V-stitcher trong thiết kế
trang phục
Đề tài 1: 2013, Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể người và quần áo, ứng
dụng trong thiết kế trang phục 3 chiều, sử dụng phần mềm mô phỏng V-stitcher, tác
giả Đoàn Văn Trác, Luận văn thạc sỹ, Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Nội dung của
đề tài là thiết kế áo sơ mi nữ bó sát bằng phương pháp thiết kế trên ma-nơ-canh sau
đó mô phỏng áo sơ mi trên ma-nơ-canh ảo của phần mềm V-stitcher GGT, đánh giá
sự vừa vặn của trang phục thông qua mô phỏng ảo 3D và người mẫu mặc sản phẩm.
Kết quả cho thấy người ảo và người thực có cùng kích thước vòng ngực nhưng kết
quả mặc không giống nhau.
Đề tài 2: 2013, Mô phỏng hiệu chỉnh sai hỏng thiết kế của quần áo bằng phần
mềm V-stitcher GGT, tác giả Nguyễn Thị Nhung, Luận văn thạc sỹ, Đại học Bách
khoa Hà Nội. Tác giả sử dụng phần mềm V-stitcher GGT để mô phỏng hiệu chỉnh sai
hỏng thiết kế quần áo ứng dụng trong đào tạo về thiết kế mẫu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy hình ảnh mô phỏng sản phẩm và những sai hỏng trên mẫu thiết kế thông qua mô
phỏng ảo V-stitcher.
b. Phần mềm thiết kế 3D Optitex [21] :
Optitex là nhà cung cấp mẫu ảo 3D, 2D và các giải pháp phần mềm
CAD/CAM cho ngành may, hàng không …

Hình 1.4 - Giao diện của phần mềm Optitex [21]

Trần Thanh Hải

8

Ngành CN Vật liệu Dệt may



Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

Ưu điểm nổi bật nhất của Optitex: Có thể xây dựng mẫu thiết kế trực tiếp trên
cơ thể người mẫu trong không gian 3 chiều và xuất ra 2D. Mẫu 2D chuyển trực tiếp
qua may mẫu hoặc chuẩn bị sản xuất như trong nghiên cứu “Nghiên cứu ứng dụng
phần mềm Optitex thiết kế 3D sản phẩm bó sát cho trẻ em nữ [12]”.

Hình 1.5 - Thiết kế mẫu trực tiếp trên cơ thể Avatar ảo
c. Phần mềm CLO 3D/ Marvelous Designer [23] :
Marvelous Designer là phần mềm thiết kế mô hình 3D thời trang có chức năng
thiết kế vượt trội. Marvelous Designer cho phép tạo các model về vải vóc rất
nhanh chóng và hiệu quả. Nó cũng có thể mô phỏng, sản xuất các nội dung kỹ thuật
số và hình ảnh động. Marvelous Designer cung cấp đồng bộ các chỉnh sửa mô hình
trong không gian 3D, bất kỳ sự thay đổi nào trong mô hình ngay lập tức hiển thị
trên không gian 3 chiều của nó, cuối cùng nhà thiết kế có thể may mẫu theo bất kỳ
phong cách nào mà mình muốn.
Giao diện của phần mềm này gồm có bốn cửa sổ: Avatar Window (không gian
3 chiều nơi mô phỏng sản phẩm và tạo ra các hình ảnh động), Pattern Window

(không gian 2 chiều nơi vẽ các mô hình và tạo các đường may), Object Browser
(cho phép xem tất cả các hoạt động của đối tượng) và Edito (cho phép chỉnh sửa
các thuộc tính của đối tượng).

Trần Thanh Hải

9

Ngành CN Vật liệu Dệt may



Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

Hình 1.6 - Giao diện của phần mềm CLO 3D [23]
Những tính năng của phần mềm thiết kế CLO 3D/ Marvelous Designer
- Thiết kế mẫu 2D
+ Tạo chi tiết mẫu: Tạo các đa giác, hình chữ nhật và hình tròn theo ý muốn
+ Sao chép mẫu: Bao gồm cách chuyển đổi mô hình để thành hình nội vi hoặc
ngược lại.
+ Xoay mô hình: Có thể xoay mô hình theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược
chiều kim đồng hồ, cũng như thu nhỏ mô hình được lựa chọn.
+ Unfold mẫu: Hầu hết các chi tiết mẫu thường đối xứng do tính chất đối xứng
của cơ thể người. Tính năng này sẽ giúp giúp bạn tạo ra hình dạng đối xứng một
cách nhanh chóng và dễ dàng.

Hình 1.7 - Xoay mô hình trên phần mềm CLO 3D [24]

Trần Thanh Hải

10

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015


- May mẫu:
+ May phân đoạn và may tự do: chọn đường may bằng cách kéo chuột xác
định chiều dài đường may, chọn kiểu đường may hay tính chất của đường may, độ
giãn của đường may bằng cách sử dụng tính năng Elasticity.
+ Sửa đường may: có thể chỉnh sửa đường may, đảo ngược đường may hay
xóa đường may.
- Đồng bộ hóa:
Một bước đầu tiên để gắn các mẫu lên Avatar ảo trong Avatar Window. Tất cả
những thay đổi về đường may, kết cấu in hoa được thực hiện trong Pattern Window
trong không gian 2 chiều thì ngay lập tức được phản ánh trong Avatar Window
trong không gian 3 chiều của nó.
- Mô phỏng mẫu:
+ Đặt mẫu và sắp xếp mẫu: Sau khi mô hình được đồng bộ, các mô hình cần
thiết để được đặt xung quanh Avatar ảo đúng cách trước khi mô phỏng.
+ Thiết lập lại mô hình: Trường hợp chỉnh sửa mô hình hoặc mô hình sắp xếp
không đúng vị trí như mong muốn ta cần tới chức năng này. Sử dụng công cụ sắp
xếp để quay trở lại thiết lập mặc định của mô hình. Tất cả các chi tiết mẫu được san
bằng và sắp xếp cạnh nhau.
+ Mô phỏng: Khi mô hình được đồng bộ hóa và đặt trong Avatar Window,
mô phỏng là một bước cuối cùng để gắn các chi tiết quần áo trên người mẫu 3D
(Avatar ảo).

Hình 1.8 - Mô phỏng mẫu trên phần mềm CLO 3D [24]
Trần Thanh Hải

11

Ngành CN Vật liệu Dệt may



Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

- Chức năng ghim: Công cụ "Create Pin" được thiết kế để ghim thêm một phần
trang trí vào quần áo, công cụ này rất hữu ích khi bạn gắn thêm nút, thắt lưng,
ribbon, khăn choàng, v.v.

Hình 1.9 - Tạo ghim trên phần mềm CLO 3D [24]
- Mặc phối hợp nhiều sản phẩm may: Chọn tất cả các mô hình của mẫu mới
nhập trong Pattern Window. Sau đó, chọn "số thứ tự" cho mẫu trong tab Layer.
Nhấn nút mô phỏng trong Avatar Window để xem các thay đổi trên hình mô phỏng.

Hình 1.10 - Mô phỏng người mẫu ảo mặc nhiều lớp trang phục [24]
- Hiển thị chi tiết mẫu dưới dạng lưới: Có thể kiểm soát mức độ chi tiết của
mẫu may bằng cách điều chỉnh độ mịn lưới trong Particle. Các Particle chỉ ra số
trung bình của khoảng cách giữa các đỉnh tam giác.

Trần Thanh Hải

12

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015


Hình 1.11 - Hiển thị mẫu dưới dạng lưới [24]
- Tính năng mô phỏng chất liệu vải CLO 3D
CLO 3D áp dụng các phép đo của hệ thống đánh giá Kawabata (KES) và sử
dụng phép đo cho các đặc tính cơ lý của vải trên CLO 3D. Có thể sử dụng các đặc
tính cơ lý của vải được tích hợp sẵn trong phần mềm hay tự nhập các giá trị của
thuộc tính tùy theo từng loại vải lựa chọn.

Hình 1.12 - Mô phỏng độ uốn vải trên phần mềm CLO 3D [24]
- Tạo mầu sắc cho mẫu vải: Có thể điều chỉnh màu sắc kết cấu, hiệu ứng vải
để làm cho mẫu giống như thật.

Hình 1.13 - Hiệu ứng vải trên phần mềm CLO 3D [24]
Trần Thanh Hải

13

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

- Mô tả độ vừa vặn của mẫu: Có thể chọn các chế độ trong Rendering để đánh
giá sản phẩm. Chế độ Strain Map cho phép hiển thị sản phẩm dưới dạng mầu sắc,
vùng có màu xanh lá cây biểu thị khu vực phù hợp, vùng có màu đỏ biểu thị cho
khu vực đang có áp lực.

Hình 1.14 - Hiển thị mẫu dưới dạng Strain Map trên phần mềm CLO 3D [23]
- Các tính năng khác

Khả năng tương thích file, có thể nhập các file từ bên ngoài, lưu giữ tập tin, in hay
chuyển tập tin nhờ vào vào tính năng hỗ trợ các định dạng như: *. Obj, *. Dxf …
+ Import / Export DXF file
+ Import / Export OBJ file
+ Import COLLADA Files
+ Import STL Files
+ Import BVH files.
Ưu điểm của phần mềm Phần mềm CLO 3D
- Thiết kế mẫu 2D:
+ Với tính năng thiết kế mô hình mạnh mẽ, có thể thiết kế mẫu chính xác chỉ
bằng cách sử dụng các thanh công cụ trong Pattern Window.
Trần Thanh Hải

14

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

+ May ảo và thử ảo nhờ vào tính năng đồng bộ hóa trên phần mềm CLO 3D.
Có thể nhìn thấy hình ảnh mẫu ngay sau khi hiệu chỉnh thiết kế 2D nhờ vào tính
năng Show garment trên phần mềm.
+ Kiểm tra, thiết lập đặc tính của vải nhờ tính năng mô phỏng đặc tính cơ lý hóa
cuả vải, có thể thay đổi tính chất nguyên vật liệu, tạo hiệu ứng vải…
- Kiểm tra đánh giá và hiệu chỉnh mẫu ảo: nhờ vào tính năng đồng bộ hóa các
mô hình, chỉnh sửa mô hình và mô phỏng 3D trên phần mềm.
+ Mô phỏng trang phục một cách chính xác, chân thực.

+ Tính năng đánh giá mẫu trong Rendering style cho biết kết quả về độ vừa
vặn của trang phục.
+ Hiệu chỉnh mẫu dễ dàng nhanh chóng cho ra kết quả, có thể nhìn được mẫu
vừa chỉnh sửa thông qua Avatar Window. Tất cả những thay đổi trong Pattern
Windows thì ngay lập tức sẽ được thể hiện trong Avatar Window.

Hình 1.15 - Đồng bộ hóa các chi tiết mẫu trong phần mềm CLO3D [24]
+ Tạo mẫu thiết kế có nhiều lớp hoặc có thể mặc nhiều lớp sản phẩm may trên
Avatar ảo nhờ vào chức năng tạo lớp Layer có trong Fabric property.
- Tác dụng giao dịch thương mại
+ Mô phỏng thực sản phẩm trong quá trình thiết kế, hiệu chỉnh
+ Tạo nên bộ sưu tập mẫu phong phú, ấn tượng.
+ In ra mẫu nhanh, chính xác nhờ tính nằng hỗ trợ định dạng *.Obj, *.Dxf
+ Giới thiệu, chào hàng mẫu thiết kế trên sàn trình diễn ảo
+ Khả năng tương thích với nhiều phần mềm nhờ tính năng hỗ trợ nhiều định
dạng CLO 3D có thể kết nối với các phần mềm như Yuka, Gerber, Lectra, StyleCAD,
Optitex, System PAD, …v.v.
Trần Thanh Hải

15

Ngành CN Vật liệu Dệt may


Luận văn cao học

Khóa 2013 - 2015

Hình 1.16 - Hình ảnh động mô phỏng trang phục trên CLO 3D
* Một số nghiên cứu về ứng dụng của phần mềm Phần mềm CLO 3D/ Marvelous

Designer trong thiết kế trang phục.
Đề tài 1: 2015, Nghiên cứu phương pháp hiệu chỉnh kích thước vòng ngực của người
mẫu ảo tạo bởi phần mềm Marvelous Designer, tác giả Đỗ Lê Thế Trường, đồ án tốt
nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội. Nội dung nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu mối
tương quan giữa kích thước vòng ngực với các kích thước còn lại từ đó đưa ra công
thức hiệu chỉnh số đo vòng ngực cho người mẫu ảo trên phần mềm thiết kế CLO 3D.
Tuy nhiên đồ án chỉ giới hạn nghiên cứu hiệu chỉnh một kích thước trên người mẫu
chứ không nghiên cứu hết toàn bộ các kích thước trong bảng thông số định dạng
người mẫu ảo của phần mềm Marvelous Designer. Việc hiệu chỉnh các số đo còn lại
trong bảng có liên quan đến tính chính xác khi mô phỏng người mẫu ảo và liên quan
trực tiếp đến việc thiết kế, mô phỏng và đánh giá mẫu ảo trên phần mềm này.
Đề tài 2: 2012, Somatotype Analysis and Torso Pattern Development for Vietnamese
Women in 30s Using 3D Body Scan Data, tác giả Tran Thi Minh Kieu, Luận án tiến sỹ,
Đại học Yeungnam Hàn Quốc. Tác giả đã sử dụng ứng dụng của phần mềm CLO 3D/
Marvelous Designer để thử độ vừa vặn trang phục áo cơ sở nữ theo từng vóc dáng bằng
cách nhập dữ liệu quét cơ thể 3D vào phần mềm.

Trần Thanh Hải

16

Ngành CN Vật liệu Dệt may


×