Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất vải đảm bảo tính sinh thái của vải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 86 trang )

Luận văn cao học

Khóa 2010

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................
LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .............................................................................
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4
Chương1:

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ..................................... 5

1.1 Các khái niệm sinh thái ............................................................................................ 5
1.1.1 Khái niệm sinh thái [1] .................................................................................... 5
1.1.2 Khái niệm vật liệu dệt may đảm bảo tính sinh thái [29] ................................... 5
1.2 Đánh giá tính sinh thái của vật liệu, sản phẩm dệt may ............................................. 6
1.2.1 Khái niệm nhãn sinh thái (NST) ...................................................................... 6
1.2.2 Nội dung, yêu cầu và lợi ích của NST ............................................................. 8
1.2.2.1 Nội dung NST dệt [1] ............................................................................... 8
1.2.2.2 Các yêu cầu của NST [24] ........................................................................ 9
1.2.2.3 Lợi ích của nhãn sinh thái [17] ............................................................... 10
1.2.3 Các loại NST ................................................................................................. 11
1.2.3.1 NST dạng 1 – nhãn sản phẩm ................................................................. 11
1.2.3.2 NST dạng 2 – nhãn môi trường ISO 14000 ............................................. 25
1.3 Tình hình nghiên cứu và nhu cầu của vật liệu dệt may đảm bảo tính sinh thái hiện
nay 26
1.3.1 Thế giới [28] ................................................................................................. 26
1.3.2 Việt Nam ...................................................................................................... 28


1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh thái của vật liệu dệt ......................................... 31
1.4.1 Nguyên phụ liệu [2, 3,4] ................................................................................ 31
1.4.1.1 Sản xuất xơ sợi tự nhiên ......................................................................... 31
1.4.1.2 Sản xuất xơ sợi nhân tạo ......................................................................... 32
1.4.2 Hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý ướt [1] .............................................. 33
1.4.2.1 Quá trình dệt vải ..................................................................................... 33

Lê Quang Lâm Thúy

-1-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

1.4.2.2 Tiền xử lý (xử lý trước) .......................................................................... 33
1.4.2.3 Nhuộm, in hoa và hoàn tất [6,7] ............................................................. 34
1.5 Tác động của ngành dệt tới môi trường và sức khỏe con người [21] ....................... 36
1.5.1 Tổng quan về ngành dệt ............................................................................... 36
1.5.2 Tác động của ngành dệt tới môi trường ......................................................... 37
1.5.2.1 Ô nhiễm không khí ................................................................................. 37
1.5.2.2 Ô nhiễm nước......................................................................................... 38
1.5.2.3 Ô nhiễm chất thải rắn ............................................................................. 39
1.5.3 Tác động đến sức khỏe con người ................................................................. 40
1.5.3.1 Các chất hóa học .................................................................................... 40
1.5.3.2 Bụi và khói............................................................................................. 41
1.5.3.3 Tiếng ồn ................................................................................................. 42

1.5.4 Tác động tới sản phẩm .................................................................................. 42
1.6 Ý nghĩa tính sinh thái của vật liệu dệt ..................................................................... 43
1.6.1 Đối với môi trường........................................................................................ 43
1.6.2 Đối với con người ......................................................................................... 44
1.7 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 45
Chương 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................................ 46
2.1 Mục tiêu và nội dung phần nghiên cứu thực nghiệm ............................................... 46
2.2 Khảo sát quy trình sản xuất vải tại doanh nghiệp dệt ở TP. HCM ............................ 46
2.2.1 Giới thiệu về công ty dệt ............................................................................... 46
2.2.2 Quy trình sản xuất sợi ................................................................................... 47
2.2.2.1 Quy trình sản xuất sợi TC ....................................................................... 48
2.2.2.2 Quy trình sản xuất sợi Cotton 100% ....................................................... 49
2.2.3 Quy trình sản xuất vải ................................................................................... 50
2.2.3.1 Khâu chuẩn bị ........................................................................................ 50
2.2.3.2 Khâu sản xuất vải ................................................................................... 50
2.2.4 Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kiểm tra xơ , sợi, vải mộc ......................................... 50
2.2.5 Quy trình nhuộm, hoàn tất vải ....................................................................... 52
2.2.5.1 Sơ đồ quy trình công nghệ ...................................................................... 52
2.2.5.2 Lựa chọn mẫu vải cho nghiên cứu .......................................................... 52
2.2.5.3 Quy trình công nghệ nhuộm và hoàn tất vải TC ...................................... 53

Lê Quang Lâm Thúy

-2-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học


Khóa 2010

2.2.5.4 Qui trình công nghệ nhuộm và hoàn tất vải Cotton ................................. 57
2.2.5.5 Các chỉ tiêu kiểm tra trên từng công đoạn ............................................... 60
2.3 Xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính sinh thái của sản phẩm dệt .............. 61
2.3.1 Các loại hóa chất, thuốc nhuộm được sử dụng ở nhà máy nhuộm .................. 61
2.3.2 Tồn dư các chất có hại trên sản phẩm vải nghiên cứu .................................... 63
2.3.3 Nước thải, khí thải, chất thải rắn trong nhà máy nhuộm ................................. 64
2.3.4 Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh thái theo quan điểm sinh thái .... 64
2.4 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 65
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 66
3.1 Thu thập mẫu để kiểm tra chất lượng sinh thái........................................................ 66
3.2 Kết quả thử nghiệm các tiêu chí trên các mẫu vải nghiên cứu [5,9, 10,11,12] ......... 66
3.2.1 Đo độ pH của vải theo quá trình công nghệ ................................................... 66
3.2.2 Đo hàm lượng formaldehyde của vải theo quá trình công nghệ ..................... 68
3.2.3 Đo độ bền mầu ma sát của vải theo quá trình công nghệ ............................... 69
3.2.4 Đo độ bền mầu giặt xà phòng của vải theo quá trình công nghệ ..................... 70
3.2.5 Đo độ bền mầu mồ hôi của vải theo quá trình công nghệ ............................... 70
3.3 Đánh giá quy trình công nghệ theo yêu cầu sinh thái sản phẩm [14] ....................... 71
3.4 Nhận xét qui trình công nghệ .................................................................................. 75
3.5 Đề xuất trình quy trình công nghệ đảm bảo tính sinh thái sản phẩm cuối cùng ........ 76
3.5.1 Công tác quản lý sản xuất .............................................................................. 76
3.5.2 Lựa chọn sử dụng hóa chất ............................................................................ 77
3.5.3 Công đoạn nấu, tẩy........................................................................................ 77
3.5.4 Công đoạn làm bóng ..................................................................................... 78
3.5.5 Công đoạn nhuộm ......................................................................................... 78
3.5.6 Công đoạn hoàn tất........................................................................................ 79
3.5.7 Qui trình kiểm soát chất lượng ...................................................................... 79
3.5.8 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước , chất thải rắn, tiếng ồn .. 80
3.6 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 81

KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 85

Lê Quang Lâm Thúy

-3-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc của con
người ngày càng tăng cao. Bên cạnh những chức năng cơ bản của quần áo là bảo vệ,
làm đẹp thì người tiêu dùng ngày nay còn quan tâm đến việc liệu quần áo đang mặc
có an toàn cho người sử dụng, cho người sản xuất và quan trọng hơn là cho môi
trường sống hay không? Trên thế giới đã xuất hiện nhiều cơ quan đảm nhận nhiệm
vụ cung cấp cho nhà sản xuất những chứng chỉ đảm bảo rằng trong suốt quá trình
sản xuất không sử dụng những chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như
môi trường. Điều này đã dẫn tới việc xuất hiện khái niệm “sinh thái sản phẩm”.
Ngành dệt nhuộm là một ngành có đặc thù tiêu thụ nhiều nước và hóa chất nên
góp phần tác động không nhỏ đến môi trường cũng như tính an toàn của sản phẩm.
Trong số đó có rất nhiều hóa chất nguy hiểm cho người sử dụng nhưng vẫn đang
được sử dụng rộng rãi do đặc tính rẻ tiền, dễ tìm kiếm. Chính vì vậy việc tiếp cận
với xu thế sản xuất sạch, đảm bảo tính sinh thái cho sản phẩm dệt đang là vấn đề
nóng hổi, cần sự quan tâm của tất cả mọi người. Vậy làm thế nào để sản phẩm dệt
của nước ta đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của khách hàng về tính sinh thái, an toàn

cho người sử dụng và môi trường. Đó là việc chúng ta phải áp dụng những tiến bộ
mới, những qui định khắt khe trong suốt quá trình sản xuất và phải được sự kiểm tra
của cơ quan có thẩm quyền.
Chính vì những lý do cấp thiết trên nên tác giả đã quyết định chọn đề tài “Nghiên
cứu tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất vải đảm bảo tính sinh thái của vải ”
với mục đích tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh thái vải từ đó đề xuất
quy trình sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất vải đảm bảo sinh thái.
Để đạt được mục tiêu trên đề tài đã được triển khai với các phần sau:
 Tổng quan các vấn đề liên quan đến sinh thái vải dệt
 Khảo sát quá trình sản xuất vải dệt tại 1 doanh nghiệp dệt
 Nhận xét đánh giá chất lượng sinh thái được sản xuất tại doanh nghiệp, đề xuất
quy trình sản xuất vải dệt đảm bảo tính sinh thái vải.

Lê Quang Lâm Thúy

-4-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Chương1:

Khóa 2010

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1 Các khái niệm sinh thái
1.1.1 Khái niệm sinh thái [1]

 Sinh thái học là khoa học tổng hợp nghiên cứu về quan hệ tương hỗ giữa sinh
vật và môi trường
 Sinh thái học dệt may là thuật ngữ liên quan đến 3 lĩnh vực: sản xuất, tiêu dùng
hay sử dụng và thải bỏ
 Sinh thái học sản xuất (production ecology): là khái niệm rất rộng bao gồm
 Trồng trọt và thu hoạch xơ sợi thiên nhiên có sử dụng phân bón, các chất bảo
vệ thực vật, chất điều chỉnh tăng trưởng và rụng lá
 Sản xuất xơ sợi nhân tạo và tổng hợp
 Kéo sợi, dệt vải, xử lý hoàn tất hàng dệt với hóa chất, thuốc nhuộm, các chất
trợ và xử lý hoàn tất cuối cùng
 Sản xuất quần áo may sẵn
 Sinh thái tiêu dùng hay sử dụng (user ecology): bao hàm ở đây là ảnh hưởng
của hàng dệt lên da hay các cơ quan khác của con người khi sử dụng
 Sinh thái về xử lý loại bỏ (disposal ecology): liên quan đến thải loại hàng dệt đã
qua sử dụng, tức là quay vòng sử dụng lại (tái sinh), làm phân trộn, vứt bỏ như rác
hay đốt theo cách thức đảm bảo ảnh hưởng ít nhất đến môi trường
 Vì thế các nhãn sinh thái (eco labels) được phát triển nhằm cung cấp cho người
sử dụng hàng dệt có nhận thức về môi trường, một hình thức đảm bảo rằng hàng
dệt mà họ mua không gây ra bất kỳ một mối nguy hiểm về sinh thái hoặc độc hại
cho chính người sử dụng.
1.1.2 Khái niệm vật liệu dệt may đảm bảo tính sinh thái [29]
 Khi bạn nghe thấy vật liệu dệt “bảo vệ” một cái gì đó, chắc chắn bạn nghĩ tới bộ
đồng phục của lính chữa cháy, hoặc bộ áo chống đạn của binh lính. Chắc bạn
không xem xét cái chăn “tầm thường” của trẻ em, hoặc thậm chí cái áo T-shirt bạn
mặc hàng ngày theo cách “bảo vệ”.

Lê Quang Lâm Thúy

-5-


Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

 Nhưng những sản phẩm dệt may thông dụng ấy bảo vệ cái gì đó hàng ngày đó
chính là danh tiếng của nhãn hàng, chất lượng hàng hóa. Nếu chăn của trẻ em có
chứa các hóa chất gây kích thích da của chúng, hoặc cái áo T-shirt ấy được gia
công bằng các hóa chất được tin là gây ung thư, thì danh tiếng của nhãn hàng sản
phẩm ấy có thể bị tổn thương không sao sửa chữa được.
 Trong kỷ nguyên mua hàng toàn cầu, các nhãn hàng làm cách nào bảo vệ danh
tiếng quý giá của họ? Cách thức mà nhiều công ty bảo vệ danh tiếng của mình
bằng cách quy định rõ danh sách các chất bị hạn chế – và chỉ sử dụng các nhà
cung cấp tuân thủ với danh sách ấy mà thôi. Và các sản phẩm sử dụng các loại vật
liệu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trên được gọi là sản phẩm sinh thái hoặc
vật liệu dệt may đảm bảo tính sinh thái
 Vậy vật liệu dệt may đảm bảo tính sinh thái là vật liệu dệt không gây nguy hiểm
cho người lao động, người sử dụng và giảm tác động của nó lên môi trường trong
tất cả các giai đoạn của vòng đời tới mức thấp nhất
1.2 Đánh giá tính sinh thái của vật liệu, sản phẩm dệt may
1.2.1 Khái niệm nhãn sinh thái (NST)
 NST là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô
nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc trong quá trình sử
dụng các sản phẩm đó. [26]
 Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB thì : NST là
một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định
do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các
tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường trong

những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia
công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. [23]
 Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa: NST là nhãn chỉ ra
tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm,
dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm.

Lê Quang Lâm Thúy

-6-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

 Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: NST là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính
môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu
tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm,
tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác.
 Được dán NST là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm từ các nhà sản xuất.
Ngày nay việc kinh doanh buôn bán đang ngày càng khó khăn vì người tiêu dùng
không những quan tâm đến chất lượng, giá cả của sản phẩm mà còn bắt đầu quan
tâm đến vấn đề “ sản phẩm đó có an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi
trường hay không?”. Vì thế các sản phẩm có NST thường có sức cạnh tranh cao và
giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Do đó, rất
nhiều nhà sản xuất đang đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất để sản phẩm của
mình được công nhận là "sản phẩm xanh", được dán "nhãn sinh thái" để đánh vào
tâm lý của người tiêu dùng và vì thế điều kiện để được dán NST ngày càng khắt

khe hơn. [26]
 Về mặt hình thức, NST có thể mang tên gọi khác nhau ở từng nước. NST đầu
tiên trên thế giới là nhãn “Thiên thần xanh” của Đức ra đời năm 1977, các nước
Bắc Âu có nhãn “Thiên nga trắng”, các quốc gia thành viên của Châu Âu gọi là “
Bông hoa” trong khi ở Singapore, Thái Lan, Philippines gọi là “Nhãn xanh”

NST của EU

NST TrungQuốc

NST chung thế giới

NST Australia

NST Hoa Kỳ

NST Singapore

NST Bắc Âu

NST của Pháp

NST Nhật Bản

NST của Đức

Hình 1.1. Biểu tượng NST của các nước trên thế giới

Lê Quang Lâm Thúy


-7-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

1.2.2 Nội dung, yêu cầu và lợi ích của NST
1.2.2.1 Nội dung NST dệt [1]
 Các tiêu chuẩn cho các NST khá giống nhau, về cơ bản chúng chia ra các hạng
mục sau:
 Ngăn cấm:
 Phẩm nhuộm azo có thể bị bẻ gãy thành các amin gây ung thư
 Những phẩm nhuộm gây ung thư và dị ứng
 Chất tải clo hữu cơ cho nhuộm
 Hoàn tất chống bắt lửa
 Hoàn tất trừ sinh vật hại
 Các giá trị giới hạn cho phép
 Kim loại nặng trích ly được hay giải phóng ra khi tiếp xúc với mồ hôi
không vượt quá giới hạn quy định cho nước uống ở Châu Âu
 Hàm lượng tàn dư thuốc trừ sâu không được vượt quá giới hạn cao nhất
cho phép trong thực phẩm
 pH trong phạm vi chịu đựng của da
 Formandehyde dưới giá trị quy định đối với các chất nguy hiểm
 Các chất dùng bảo quản như trong quy định, cấm dùng PCP
(pentaclophenol)
 Độ bền màu
 Độ bền màu với nước (ISO 105 – E01)

 Độ bền màu giặt
 Độ bền màu mồ hôi
 Độ bền màu mài mòn (ISO 105 – X12)
 Độ bền màu nước bọt và mồ hôi (DIN 50160) đối với quần áo trẻ em

Lê Quang Lâm Thúy

-8-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

1.2.2.2 Các yêu cầu của NST [24]
*Nhãn sinh thái phải được phản ánh chính xác, trung thực và có thể xác minh
được.
 Lợi ích của nhãn sinh thái chỉ tồn tại khi nhãn sinh thái thật sự có được sự tín
nhiệm, tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ thật sự không hoài nghi
khi những công bố về khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm được chứng
thực bằng những phương pháp, phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại. Đó là
những phương pháp được thừa nhận trên phạm vi quốc tế, khu vực hoặc quốc gia,
hoặc được đưa ra xem xét để công nhận dùng trong công nghiệp hoặc thương mại.
Đồng thời, những phương pháp và phương tiện khoa học tiên tiến, hiện đại này
cũng phải đảm bảo xác định được chính xác các khía cạnh và lợi ích môi trường
của sản phẩm.
*Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiểu
 Nhãn sinh thái phải đơn giản, dễ hiểu; những điểm về nội dung khi được công

bố phải rõ ràng; biểu tượng, biểu đồ không được quá phức tạp. Trong thực tế, ISO
thừa nhận sự tồn tại của nhiều nhãn sinh thái trên cùng một sản phẩm. Điều này dễ
dẫn đến những hiểu nhầm hoặc khó hiểu cho người sử dụng. Do đó, nhãn sinh thái
cần phải dễ hiểu, hình thức truyền tải thông tin phải hợp lý để người tiêu dùng có
nhận thức đúng đắn về nhãn. Khi cần thiết, để tránh sự hiểu nhầm của người tiêu
dùng, nhãn sinh thái phải có lời giải thích chi tiết đi kèm.
*Nhãn sinh thái có thể so sánh
 Ngoài một số nhãn sinh thái được xây dựng trên những tiêu chí có thể so sánh,
ví dụ hàm lượng tái chế nhiều hơn 10%...nhưng có những nhãn sinh thái không
được xây dựng theo kiểu như vậy. Tuy nhiên, những nhãn sinh thái này vẫn phải
có khả năng so sánh được, vì phải đảm bảo được tính nổi trội về môi trường so với
các sản phẩm có cùng chức năng.

Lê Quang Lâm Thúy

-9-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

*Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản không cần thiết cho hoạt
động thương mại.
 Do nhãn sinh thái được thiết kế cho loại sản phẩm cụ thể, trong điều kiện về
phạm vi, thời gian và không gian khác nhau; quy trình, thủ tục và phương pháp
thực hiện khác nhau nên sẽ dẫn đến những sự khác biệt về tiêu chuẩn, trong việc
chứng nhận và cấp nhãn. Do đó, sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở một

khía cạnh hay toàn bộ quy trình được khuyến khích nhằm giảm bớt sự khác biệt
này.
*Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trên
những định hướng thị trường.
 Do ưu thế về tính năng môi trường của nhãn, nó tạo sự cạnh tranh giữa những
người cung cấp, nên nếu việc đánh giá các khía cạnh và tác động môi trường chỉ
mang tính bất định mà không có sự cải thiện một cách liên tục thì ưu thế này sẽ
ngày càng suy giảm. Ngược lại, sự linh hoạt trong việc đánh giá và nâng cao hơn
các lợi ích môi trường sẽ buộc người cung cấp phải thường xuyên cải tiến công
nghệ, kỹ thuật, thay thế bằng những sản phẩm ít gây ảnh hưởng xấu đến môi
trường hơn, từ đó liên tục tạo ra sự cải thiện về môi trường.
1.2.2.3 Lợi ích của nhãn sinh thái [17]
 Sự ra đời của nhãn sinh thái có mục đích giúp cho người tiêu dùng nhận biết
được những tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, để từ
đó đưa ra sự lựa chọn của mình. Nếu sản phẩm được cấp nhãn sinh thái càng ngày
càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì điều đó chứng tỏ nó đã khuyến
khích các công ty thay đổi quá trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí
môi trường và yêu cầu của người tiêu dùng, hay nói một cách khác là đạt được kết
quả sản xuất và tiêu dùng bền vững.
 Cùng với việc bỏ những rào cản thuế quan theo Hiệp định về thương mại và
thuế quan trong năm 2005 của tổ chức thương mại thế giới, các nhà xuất khẩu đối
mặt với nhiều tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về môi trường trong thương trường quốc tế.

Lê Quang Lâm Thúy

-10-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May



Luận văn cao học

Khóa 2010

Các nhà sản xuất muốn bảo vệ những thị trường hiện có hoặc mở rộng thị trường
mới thì phải có nhãn sinh thái được khách hàng của họ chấp nhận
 Kinh nghiệm tại Ai Cập cho thấy rằng nếu không có nhãn sinh thái thì một số
ưu đãi của người mua hàng sẽ dành cho nơi khác hoặc là đòn bẩy để khách hàng
sử dụng để thương lượng lại việc giảm giá. Vì vậy sản phẩm được gắn nhãn sinh
thái có được những lợi ích sau:
 Tăng cơ hội tìm thị trường xuất khẩu
 Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách loại bỏ các chất có thể gây độc hại
cho người sử dụng có trong vải
 Tiết kiệm tài chính: thông qua việc tối ưu hóa và rút ngắn thời gian sản xuất
nhằm tiết kiệm nước, hóa chất và năng lượng. Những lợi ích này sẽ bù đắp lại
chi phí tăng lên do việc sử dụng hóa chất thân thiện môi trường hoặc sử dụng
các quy trình cải tiến
 Nâng cao hiệu quả môi trường: bằng cách loại bỏ các chất độc hại, bảo toàn
nguồn nước, năng lượng và nguyên liệu thô. Điều này làm giảm lượng và khả
năng gây ô nhiễm môi trường
1.2.3 Các loại NST
1.2.3.1 NST dạng 1 – nhãn sản phẩm
a. Nhãn sản phẩm Oeko-tex 100 [20]
 Năm 1992, một hiệp hội kiểm định từ Đức, Áo, và Thuỵ Sỹ đã đưa ra các chỉ
tiêu đòi hỏi các sản phẩm dệt không chứa các chất có hại cho cho sức khoẻ con
người và môi trường. Chứng chỉ Oko-Tex 100 này đã trở nên nổi tiếng và là tiêu
chuẩn phổ biến cho ngành công nghiệp dệt may thế giới. Hiện nay, có khoảng
7500 doanh nghiệp sản xuất may mặc từ 80 quốc gia đã đạt được chứng chỉ này.
 Oko-Tex là chứng nhận bảo vệ người tiêu dùng khỏi những sản phẩm, nguyên
liệu dệt chứa hoá chất độc hại đối với sức khoẻ con người và môi trường. Tổ chức

Oko-Tex đưa ra 3 loại giấy chứng nhận các sản phẩm dệt có tên: Oko-Tex 100,
Oko-Tex 1000 and Oko-Tex 100+. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa 2 loại
chứng nhận đầu đó là Oko-Tex 100 đưa ra các quy định giới hạn cho các sản phẩm
Lê Quang Lâm Thúy

-11-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

hoàn chỉnh, trong khi loại Oko-Tex 1000 chứng nhận cho tất cả quy trình sản xuất.
Còn loại chứng nhận Oko-Tex 100+ chỉ ra rằng công ty và các sản phẩm của nó
đều đạt được các tiêu chuẩn của tổ chức, thêm vào đó cũng thoả mãn những chỉ
tiêu khác, thường là đạt những điều kiện về môi trường.

Hình 1.2. Biểu tượng NST Oko-Tex
 Các chất độc hại trong tiêu chuẩn Oko-Tex 100 là các loại chất vượt quá tiêu
chuẩn cho phép trong các sản phẩm dệt may hay có khả năng gây hại dưới điều
kiện sử dụng bình thường. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá trong Oko-Tex 100 ngặt
nghèo hơn luật của EU. Điều này có nghĩa là sản phẩm nào đã được chứng nhận
đạt tiêu chuẩn Oko-Tex 100 sẽ không chứa các sản phẩm độc hại theo tiêu chuẩn
của EU. Vì những lý do này, xu hướng nhiều nhà xuất khẩu đòi hỏi từ nguồn cung
phải trình được giấy chứng nhận Oko-Tex để tránh các rủi ro về pháp lý.
 Trong xu thế hiện nay các nhà nhập khẩu đã yêu cầu các công ty cung cấp hàng
hóa phải đạt một loạt chỉ tiêu trước khi họ quyết định mua hàng trong đó chứng
chỉ Oko-Tex trong ngành may mặc hiện đang là chỉ tiêu, chứng chỉ mà các nhà

nhập khẩu Âu Châu thường yêu cầu các công ty sản xuất phải có. Cho dù trên thế
giới có hơn 80 chứng chỉ xác minh hàng sạch khác nhau, nhưng với các chỉ tiêu
kiểm nghiệm khắc khe, Oko-Tex hiện đang được nhiều người tiêu dùng tại Âu
Châu biết đến và tin tưởng.
 NST Oko-Tex chia sản phẩm thành 4 nhóm chính:

Lê Quang Lâm Thúy

-12-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

 Sản phẩm nhóm I: Quần áo và đồ chơi dệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến 3
tuổi, ví dụ quần áo lót, quần yếm, khăn trải giường và áo gối, quần áo ngủ, đồ
chơi mềm…(36%)
 Sản phẩm nhóm II: Hàng dệt được sử dụng tiếp xúc trực tiếp bề mặt lớn với
da như đồ lót, khăn trải giường và áo gối, hàng hóa bằng vải bông, áo sơ mi, áo
choàng…(57%)
 Sản phẩm nhóm III: Sản phẩm dệt được sử dụng với mục đích không tiếp
xúc trực tiếp với da hoặc tiếp xúc một phần nhỏ, ví dụ jacket, áo khoác, vật liệu
lót giữa áo… (2%)
 Sản phẩm nhóm IV: Vật liệu nội thất cho mục đích trang trí như khăn trải
bàn và kèm cửa, nhưng cả tường và sàn nhà dệt bao phủ…(5%)
 Dưới đây là các chỉ tiêu sinh thái theo tiêu chuẩn của Oeko-Tex 100 qui định
cho 4 nhóm sản phẩm kể trên

Bảng 1.1. Các giá trị giới hạn theo tiêu chuẩn Oko-Tex
Nhóm sản phẩm
Giá trị pH

I

II

III

IV

4.0–7.5

4.0–7.5

4.0–9.0

4.0–9.0

20

75

300

300

Formandehyde (ppm)
Luật 112


Các lim loại nặng chiết được
Sb (Antimon)

30.0

30.0

30.0

As (Asen)

0.2

1.0

1.0

1.0

Pb (Chì)

0.2

1.0

1.0

1.0


Cd (Cadimi)

0.1

0.1

0.1

0.1

Cr (Crôm)

1.0

2.0

2.0

2.0

Dưới mức phát hiện

Cr (IV)
Co (Coban)

1.0

4.0

4.0


4.0

Cu (Đồng)

25.0

50.0

50.0

50.0

Ni (Niken)

1.0

4.0

4.0

4.0

Lê Quang Lâm Thúy

-13-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May



Luận văn cao học

Khóa 2010

Hg (Thủy ngân)

0.02

0.02

0.02

0.02

0.5

1.0

1.0

1.0

Pentaclorophenol (PCP)

0.05

0.5

0.5


0.5

2,3,5,6-Tetraclorophenol (TeCP)

0.05

0.5

0.5

0.5

0.1

-

-

-

TBT

0.5

1.0

1.0

1.0


DBT

0.1

-

-

-

50.0

100.0

100.0

100.0

Thuốc bảo vệ thực vật (ppm)
Tổng cộng (kể cả PCP, TeCP)
Các phenol clo hóa (ppm)

Các chất dẻo hóa PVC (%)
DINP, DNOP, DEHP, DIDP, BBP,
DBP (Tổng cộng)
Các hợp chất hữu cơ thiếc (ppm)

Tồn dư các hóa chất khác (ppm)
Orthophenylphenol (OPP)
Thuốc nhuộm

Arylamine có thể phân giải

Không sử dụng

Gây ung thư

Không sử dụng

Gây dị ứng

Không sử dụng

Các benzen và toluen clo hóa (ppm)

Không

Các sản phẩm làm chậm cháy
Thông thường

Không
Không sử dụng

PBB, TRIS, TEPA
Độ bền màu (dây màu)
Với nước

3

3


3

3

Với mồ hôi có tính axit

3-4

3-4

3-4

3-4

Với mồ hôi có tính kiềm

3-4

3-4

3-4

3-4

4

4

4


4

Với ma sát
Với nước bọt và mồ hôi

Lê Quang Lâm Thúy

Bền vững

-14-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Phát thải các chất dễ bay hơi (mg/m3)
Formandehyde

0.1

0.1

0.1

0.1

Toluen


0.1

0.1

0.1

0.1

Styrol

0.005

0.005

0.005

0.005

Vinylclohexen

0.002

0.002

0.002

0.002

4-Phenylcyclohexen


0.03

0.03

0.03

0.03

Butadien

0.002

0.002

0.002

0.002

Vinylclorua

0.002

0.002

0.002

0.002

Các Hydrocarbon thơm


0.3

0.3

0.3

0.3

Các chất hữu cơ dễ bay hơi

0.5

0.5

0.5

0.5

Xác định mùi
Thông thường

Không có mùi khác thường

SNV 195 651 (được thay đổi)

4

-


-

4

b. Nhãn Xanh (Green Label) của Thái Lan [31]
 Trong khối ASEAN Thái Lan là nước đầu tiền đưa ra một tiêu chuẩn sinh thái
cho sản phẩm dệt nằm trong chương trình nhãn sinh thái Xanh do Viện môi trường
Thái Lan quản lý.

Hình 1.3: Biểu tượng Nhãn Xanh – Thái Lan
 Chương trình nhãn Xanh cho sản phẩm dệt may được áp dụng cho các chủng
loại sau:
 Mũ, túi
 Các sản phẩm làm từ vải cho trẻ sơ sinh bao gồm quần áo, tã lót
 Áo sơ mi, quần dài
 Các vật liệu phụ trợ như khăn tay, cà vạt

Lê Quang Lâm Thúy

-15-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

 Các loại vải dùng trong nhà và vải dệt gia dụng gồm rèm cửa, khăn trải bàn,
chăn

 Các sản phẩm phải được làm bằng xơ thiên nhiên, ngoại trừ quần áo, vật phụ
trợ quần áo, rèm cửa có thể được làm từ xơ thiên nhiên, xơ tổng hợp hoặc xơ
nhân tạo
 Để được quyền gắn nhãn Xanh, một sản phẩm phải đáp ứng tất cả các yêu cầu
chung và yêu cầu riêng sau đây:
*Mũ, túi:
 Sản phẩm phải được làm từ vải không tẩy trắng và không nhuộm.
 Sản phẩm có thể được trang trí bởi các vật phụ trợ đáp ứng các yêu cầu sau:
 Vật liệu trang trí bằng kim loại không được chứa chì hoặc niken, trong khi
các vật liệu khác không được có asen, chì, crom, crom (III), crom (VI), coban,
đồng, thủy ngân.
 Không được nhuộm sợi và sơn bằng các thuốc nhuộm azo giải phóng ra các
amin gây nguy hại.
 Sợi và sơn phải có độ bền màu đối với giặt ít nhất là cấp 4.
*Các sản phẩm khác:
 Các sản phẩm phải được làm từ vải không tẩy trắng, không nhuộm và phải
không có:
 Dư lượng kim loại nặng cao hơn giới hạn được đưa ra trong bảng 1.2
 Dư lượng thuôc trừ sâu cao hơn giới hạn đưa ra trong bảng 1.2
 Các sản phẩm được làm từ vải không tẩy trắng và không nhuộm phải có:
 Giá trị pH theo bảng 1.2
 Hàm lượng formaldehyde theo bảng 1.2
 Dư lượng kim loại nặng theo bảng 1.2
 Dư lượng thuốc trừ sâu theo bảng 1.2
 Các sản phẩm được làm từ vải tẩy trắng và được nhuộm phải:
 Không sử dụng chất tẩy có chứa clo.

Lê Quang Lâm Thúy

-16-


Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

 Không sử dụng chất tải khi nhuộm.
 Không có giá trị pH cao hơn các giá trị đưa ra trong bảng 1.2
 Không có dư lượng formaldehyde cao hơn giá trị trong bảng 1.2
 Không có dư lượng kim loại năng cao hơn các giá trị trong bảng 1.2
 Không có dư lượng các phenol clo hóa cao hơn các giá trị trong bảng 1.2
 Không có dư lượng thuốc nhuộm Azo nhóm III A1 và A2 cao hơn các giá trị
đưa ra trong bảng 1.2
 Và phải có độ bền màu theo bảng 1.2
Bảng 1.2: Các đặc tính yêu cầu cho các sản phẩm làm từ vải
Quần áo người lớn
Vải

trải

cửa,

Sản
Các thông số

Khăn

Rèm


phẩm

Tiếp

Tiếp

vải

xúc

xúc

cho trẻ

trực

dán

sơ sinh

tiếp

tiếp

với da

với da

Vật


vải

phụ

bọc đồ

trợ

đạc,

quần

vải

áo

bọc đồ

giường,
Vải

chăn,

trải

sản

bàn


phẩm
dệt
dùng

gỗ

khi tắm

Giá trị pH
Các xơ khác

4.0-7.5 4.0-4.0 4.0-7.5 4.0-9.0 4.0-9.0 4.0-9.0

4.0-7.5

Len

4.0-7.5 7.5-7.5 7.0-9.0 4.0-9.0 4.0-9.0 4.0-9.0

4.0-7.5

Formaldehyde

20

75

300

300


300

300

300

(ppm)
Dư lượng kim loại nặng (ppm)
Asen

0.2

1.0

1.0

1.0

1.0

1.0

1.0

Chì

0.2

1.0


1.0

1.0

1.0

1.0

1.0

Cadimi

0.1

0.1

0.1

0.1

0.1

0.1

0.1

Crom (III)

1.0


2.0

2.0

2.0

2.0

2.0

2.0

Lê Quang Lâm Thúy

-17-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Crom (IV)
Coban

1.0

4.0


4.0

4.0

4.0

4.0

4.0

Đồng

25.0

50.0

50.0

50.0

50.0

50.0

50.0

Niken

1.0


4.0

4.0

4.0

4.0

4.0

4.0

Thủy ngân

0.02

0.02

0.02

0.02

0.02

0.02

0.02

Thuốc trừ sâu


0.5

1.0

1.0

1.0

1.0

1.0

1.0

(ppm)
Clo hữu cơ và
phốt phát hữu

Các phenol clo hóa (ppm)
Pentaclorophelno

0.05

0.05

0.05

0.05


0.05

0.05

0.05

0.05

0.05

0.05

0.05

0.05

0.05

0.05

30

30

30

30

30


30

30

l (PCP)
2,3,5,6 –
tetreclorophenol
(TeCP)
Các thuôc nhuộm
(ppm)
Thuốc nhuộm
Azo nhóm III
A1 và A2
Độ bền màu (ít nhất tại cấp)
Với nước

4

4

4

4

3-4

4

4


Giặt (theo

4

4

4

4

4*

4

4

Có tính axit

3-4

3-4

3-4

3-4

3-4#

3-4


3-4

Có tính kiềm

3-4

3-4

3-4

3-4

3-4#

3-4

3-4

nhãn)
Với mồ hôi

Lê Quang Lâm Thúy

-18-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học


Khóa 2010

Ma sát
Điều kiện ướt

4

4

4

4

3-4#

4

4

Điều kiện khô

3-4

3-4

3-4

3-4

3#


3-4

3-4

Ánh sáng (đèn

4-5

4-5

4-5

4-5

4-5

4-5

4-5

Xenon)
(*): Trừ vải bọc đồ gỗ

(#): Trừ rèm cửa

c. Nhãn sinh thái tiêu chuẩn hàng dệt hữu cơ toàn cầu “GOTS” [19]

Hình 1.4 Biểu tượng nhãn dệt hữu cơ toàn cầu “GOTS”
 Đây là nhãn sinh thái phi chính phủ mang tầm cỡ quốc tế, hết sức thông dụng

đối với lĩnh vực dệt may, nhãn “GOTS” quan tâm đến tất cả các khía cạnh sinh
thái dệt may, nhãn có các tiêu chí bao gồm :
 Tiêu chuẩn sinh thái nguyên liệu đầu vào
 Xơ thiên nhiên và xơ nhân tạo
 Các thuốc nhuộm hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm dệt
may
 Quá trình sản xuất sản phẩm dệt May
 Quá trình kéo sợi, hồ, dệt thoi dệt, kim và dệt không thoi
 Tiền xử lý, xử lý ướt, nhuộm, in, hoàn tất
 Yêu cầu về nguyên liệu phụ trợ

Lê Quang Lâm Thúy

-19-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

 Yêu cầu về quản lý môi trường và xử lý nước thải
 Yêu cầu về lưu kho, đóng gói và vận chuyển sản phẩm
 Yêu cầu về hồ sơ chất lượng
 Tiêu chuẩn về giới hạn các tồn dư các chất vi hại trên sản phẩm cuối cùng,
trên phụ liệu
 Sau đây là các tiêu chí giới hạn về tồn dư các vi chất có hại trên sản phẩn cuối
cùng và trên phụ liệu
Bảng 1.3: Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cuối cùng được dán nhãn “GOTS”

Các chỉ tiêu

Tiêu chuẩn

Phương pháp thử

Bền màu ma sát khô

3-4

ISO 105x12

Bền màu ma sát ướt

2

ISO 105x12

Bền màu mồ hôi có tính kiềm, axit

3-4

ISO 105 E04

Bền màu ánh sáng

3-4

ISO 105 B02


Sự thay đổi kích thước sau giặt ở 40oC đối

ISO 6330

với vật liệu có nguồn gốc động vật (chỉ áp
dụng cho quần áo)
Dệt kim

Tối đa 8%

Dệt thoi

Tối đa 3%

Bền màu nước bọt

“nhanh” đối

LMBG B82.10-1

với quần áo sơ
sinh và trẻ em
Bền màu giặt ở 60oC

3-4

ISO 105 C06
C1M

Bền màu giặt đối với vật liệu có nguồn

gốc động vật và tổng hợp ở 30oC

Lê Quang Lâm Thúy

3-4

ISO 105 C06
A1S

-20-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Bảng 1.4: Giới hạn về tồn dư các vi chất có hại trên sản phẩm cuối cùng được
dán nhãn „GOTS”
Các chỉ tiêu
Arylamine gây ung thư (thuốc

Tiêu chuẩn

Phương pháp thử

< 20mg/kg

EN 14326-1


< 5.0 mg/kg

ISO 9562 i.A

nhuộm azo MAC III, chủng loại
1,2.3 giải phóng amine)
AOX

Thuốc nhuộm phân tán (nhóm gây < 30mg/kg

DIN 54231

dị ứng và ung thư)
Formadehyde

Luật 112, ISO 14184-

< 16mg/kg

1
Glyoxal và các aldehyde mạch

Chiết, HMBT, quan

< 20mg/kg

ngắn
Gía trị pH


trắc UV/VIS
4.5 – 9.0 (không

DIN EN 1413

tiếp xúc da)
4.5-7.5 (tiếp xúc
da và quần áo
trẻ em)
Các phenol clo hóa (PCP, TeCP)

< 0.01mg/kg

VDI 4301-3

o-Phenylphenol

< 1.0 mg/kg

Chiết, DFG/S19,
GC/MS

Thuốc trừ sâu

§ 64 LFGB L 00.0034

Tất cả xơ thiên nhiên (trừ len)

< 0.1mg/kg


Len , xơ hữu cơ

< 0.5mg/kg

Các kim loại nặng
Sb (Antimon)

< 0.2mg/kg

DIN EN ISO 105-E04

As (Asen)

< 0.2mg/kg

ISO 17294-2

Pb (Chì)

< 0.2mg/kg

Cd (Cadimi)

< 0.1mg/kg

Lê Quang Lâm Thúy

-21-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May



Luận văn cao học

Khóa 2010

Cr (Crôm)

< 1.0mg/kg

Cr (VI)

< 0.5mg/kg

DIN EN ISO 105-E04

Co (Coban)

< 1.0mg/kg

ISO 11083

Cu (Đồng)

< 25mg/kg

Ni (Niken)

< 1.0mg/kg


Hg (Thủy ngân)

< 0.02mg/kg

Selen (Se)

< 0.2mg/kg

Thiếc (Sn)

< 2.0mg/kg

Các hợp chất hữu cơ thiếc

Chiết, E-DIN 38407-

TBT, TphT, DBT, DOT

< 0.05mg/kg

13, xác định số lượng

MBT

< 0.1mg/kg

với GC/ MS

Các chất dẻo hóa PVC
< 100mg/kg

DINP, DNOP, DEHP, DIDP,
BBP, DBP, DIBP (tổng cộng)
Hydrocabon thơm đa vòng (PAH)
Chrysene, Benzo[a]anthracen,
Benzo[b]fluoranthene,
Benzo[k]fluoranthene,
Benzo[a]pyrene,
Dibenzo[a,h]anthracene,
Naphthalin, Acenaphthylene,
Acenaphthene, Fluorene,
Phenanthrene, Anthracene,
Fluoranthene, Pyrene,
Indeno[1,2,3-cd]pyrene,
Benzo[g,h,i]perylene
Tổng cộng
< 10mg/kg
Cá nhân
< 1mg/kg

DIN EN 15777: 200912
ISO 18287

Bảng 1.5: Giới hạn về tồn dư các vi chất có hại trên phụ liệu sử dụng cho sản
phẩm cuối cùng được dán nhãn „GOTS”
Các chỉ tiêu
Arylamine gây ung thư (thuốc

Tiêu chuẩn
< 20mg/kg


Phương pháp thử
EN 14326-1

nhuộm azo MAC III, chủng loại
1,2.3 giải phóng amine)

Lê Quang Lâm Thúy

-22-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

AOX

< 5.0 mg/kg

ISO 9562 i.A

Thuốc nhuộm phân tán (nhóm

< 30mg/kg

DIN 54231

< 300mg/kg


Luật 112, ISO

gây dị ứng và ung thư)
Formadehyde

(không tiếp xúc da) 14184-1
< 75mg/kg (tiếp
xúc da)
< 16mg/kg (quần
áo trẻ em)
Glyoxal và các aldehyde mạch

< 300mg/kg

Chiết, HMBT, quan

ngắn

(không tiếp xúc da) trắc UV/VIS
< 75mg/kg (tiếp
xúc da)
< 20mg/kg (quần
áo trẻ em)

Gía trị pH

4.5 – 9.0 (không

DIN EN 1413


tiếp xúc da)
4.5-7.5 (tiếp xúc da
và quần áo trẻ em)
Các phenol clo hóa (PCP, TeCP)

< 0.05mg/kg

Thuốc trừ sâu

VDI 4301-3
§ 64 LFGB L

Tất cả xơ thiên nhiên (trừ len)

< 0.5mg/kg

Len , xơ hữu cơ

< 1.0mg/kg

00.0034

Các kim loại nặng
Sb (Antimon)

< 0.2mg/kg

DIN EN ISO 105-


As (Asen)

< 0.2mg/kg

E04

Pb (Chì)

< 0.2mg/kg

ISO 17294-2

Cd (Cadimi)

< 0.1mg/kg

Lê Quang Lâm Thúy

-23-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


Luận văn cao học

Khóa 2010

Cr (Crôm)

< 1.0mg/kg


Cr (VI)

< 0.5mg/kg

DIN EN ISO 105-

Co (Coban)

< 1.0mg/kg

E04

Cu (Đồng)

< 25mg/kg

ISO 11083

Ni (Niken)

< 1.0mg/kg

Hg (Thủy ngân)

< 0.02mg/kg

Selen (Se)

< 0.2mg/kg


Thiếc (Sn)

< 2.0mg/kg

Niken giải phóng

< 0.5µg/cm2/ tuần

Các hợp chất hữu cơ thiếc

EN 12472, EN 1811
Chiết, E-DIN

TBT, TphT, DBT, DOT

< 0.05mg/kg

38407-13, xác định

MBT

< 0.1mg/kg

số lượng với GC/
MS

Các chất dẻo hóa PVC
< 100mg/kg
DINP, DNOP, DEHP, DIDP,

BBP, DBP, DIBP (tổng cộng)
Hydrocabon thơm đa vòng
(PAH)
Chrysene, Benzo[a]anthracen,
Benzo[b]fluoranthene,
Benzo[k]fluoranthene,
Benzo[a]pyrene,
Dibenzo[a,h]anthracene,
Naphthalin, Acenaphthylene,
Acenaphthene, Fluorene,
Phenanthrene, Anthracene,
Fluoranthene, Pyrene,
Indeno[1,2,3-cd]pyrene,
Benzo[g,h,i]perylene
Tổng cộng
< 10mg/kg
Cá nhân
< 1mg/kg

Lê Quang Lâm Thúy

-24-

DIN EN 15777:
2009-12
ISO 18287

Ngành CN Vật liệu Dệt-May



Luận văn cao học

Khóa 2010

1.2.3.2 NST dạng 2 – nhãn môi trường ISO 14000
 Các tiêu chuẩn để đánh giá khía cạnh môi trường của sản phẩm của NST được
quy định trong các hệ thống tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999 và ISO
14025:2000.
 ISO 14024(Nhãn loại I/ Công bố môi trường kiểu I) [13]: Việc dán nhãn phải
được bên thứ ba công nhận (không phải do nhà sản xuất hay các đại lý bán lẻ thực
hiện), dựa trên phương pháp đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Vòng đời sản
phẩm). Theo tiêu chuẩn này thì các sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu khác
nhau và thường phụ thuộc vào mức độ khắt khe của tiêu chuẩn và vào cơ quan
quản lý tiêu chuẩn. Phần lớn các NST như EU” Bông hoa”, NST của các nước
vùng biển Bắc “ Thiên nga”, NST Oeko-Tex có thể mang đặc tính của nhãn loại I
 ISO 14021 (Nhãn loại II/ Công bố môi trường kiểu II) [14]: Do nhà sản xuất
hoặc các đại lý bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho mình, đôi khi còn
được gọi là “Công bố xanh”, có thể công bố bằng lời văn, biểu tượng hoặc hình vẽ
lên sản phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định. Công bố loại này
phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như: phải chính xác và không gây nhầm
lẫn, được minh chứng và được kiểm tra, xác nhận, tương ứng với sản phẩm cụ thể,
không gây ra sự diễn giải sai…. Đây là loại nhãn được chấp nhận để tham khảo và
là loại mang ít thông tin nhất trong 3 loại nhãn môi trường
 ISO 14025 (Nhãn loại III/ Công bố môi trường kiểu III) [15]: Bao gồm các
thông tin định lượng về sản phẩm dựa trên đánh giá chu trình sống của sản phẩm.
Mục đích chính là cung cấp dữ liệu môi trường được định lượng và có thể được
dùng để thể hiện sự so sánh giữa các sản phẩm. Cũng giống với nhãn kiểu I là việc
công bố phải được bên thứ ba công nhận nhưng các thông số môi trường của sản
phẩm còn phải được thông báo rộng rãi trong Báo cáo kỹ thuật. Bên cạnh đó NST
loại này không đánh giá sản phẩm mà chỉ hướng dẫn nhiệm vụ cho người tiêu

dùng, đó là cách cho điểm về môi trường cho một sản phẩm mà người tiêu dùng có
thể sử dụng để so sánh các loại hàng hóa khác nhau, sau đó họ có thể mua hàng
với điểm số tốt nhất

Lê Quang Lâm Thúy

-25-

Ngành CN Vật liệu Dệt-May


×