Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (rockwool)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------

HỒ PHƢỚC LỘC

NGHIÊN CỨU TÍNH CÁCH ÂM
CỦA TẤM XƠ KHOÁNG (ROCKWOOL)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ PHÚC BÌNH

Hà Nội - 2015


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo hƣớng dẫn,
TS. Lê Phúc Bình đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình
em thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị làm việc tại phòng thí nghiệm
Công nghệ Nano thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, phòng thí
nghiệm vật liệu xây dựng thuộc công ty SGS Việt Nam và phòng thí nghiệm vật
liệu xây dựng thuộc Trung tâm Quatest 3 đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện các thí nghiệm.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ,


khích lệ em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Để hoàn thành luận văn này, tuy em đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu,
nghiên cứu thực hiện các nội dung của luận văn nhƣng vẫn không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong quý thầy cô góp ý để luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2015
Học viên
Hồ Phƣớc Lộc

Hồ Phƣớc Lộc

ii

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kỹ thuật “Nghiên cứu tính cách âm của
tấm xơ khoáng (Rockwool)” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Lê Phúc Bình. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực
đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm Công nghệ Nano thuộc Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng thuộc công ty SGS
Việt Nam và phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng thuộc Trung tâm Quatest 3.

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2015
Học viên


Hồ Phƣớc Lộc

Hồ Phƣớc Lộc

iii

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ÂM THANH VÀ TIẾNG ỒN ............................................ 4
1.1.1. Khái niệm về âm thanh .................................................................................. 4
1.1.1.1. Âm thanh: ................................................................................................... 4
1.1.1.2. Truyền sóng âm .......................................................................................... 4
1.1.1.3. Các đặc trƣng cơ bản của sóng âm ............................................................. 5
1.1.1.4. Các đơn vị cơ bản để đo âm thanh ............................................................. 6
1.1.2. Tiếng ồn ....................................................................................................... 10
1.1.2.1. Khái niệm ................................................................................................. 10
1.1.2.2. Tác hại của tiếng ồn.................................................................................. 11
1.1.3. Cơ chế truyền và cách âm ........................................................................... 17

1.2. VẬT LIỆU CÁCH ÂM .................................................................................. 17
1.2.1. Phân loại vật liệu cách âm ........................................................................... 17
1.2.1.1. Khái niệm vật liệu cách âm ...................................................................... 17
1.2.1.2. Phân loại vật liệu cách âm ........................................................................ 17
1.2.2. Một số đặc tính của vật liệu cách âm .......................................................... 19
1.2.2.1. Các đại lƣợng biểu diễn tính cách âm ...................................................... 19
1.2.2.2. Đặc tuyến cách âm của một số vật liệu .................................................... 20
1.2.2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính cách âm của vật liệu .......................... 20
1.2.2.4. Một số phƣơng pháp xác định tính cách âm............................................. 24
1.2.3. Một số ứng dụng của vật liệu cách âm ........................................................ 26
1.2.3.1. Trong nhà ở .............................................................................................. 26

Hồ Phƣớc Lộc

iv

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
1.2.3.2. Trong các công trình công cộng và công nghiệp ..................................... 26
1.3. MỘT SỐ LOẠI VẬT LIỆU CÁCH ÂM THÔNG DỤNG ............................ 28
1.3.1. Xơ thủy tinh cách âm (Glasswool) .............................................................. 29
1.3.2. Túi khí cách âm ........................................................................................... 30
1.3.3. Xốp PE – OPP cách âm ............................................................................... 31
1.3.4. Xốp XPS cách âm........................................................................................ 31
1.3.5. Cao su non cách âm ..................................................................................... 32
1.3.6. Cao su lƣu hóa cách âm ............................................................................... 32
1.3.7. Trần – vách thạch cao cách âm ................................................................... 33
1.3.8. Xơ khoáng cách âm (Rockwool) ................................................................. 33

1.4. KẾT LUẬN TỔNG QUAN ........................................................................... 35
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................. 36
2.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU............................................. 36
2.1.1. Mục tiêu ....................................................................................................... 36
2.1.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 36
2.1.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 36
2.1.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 36
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 36
2.2.1. Thông số cấu tạo của xơ khoáng ................................................................. 36
2.2.2. Tính cách âm của tấm xơ khoáng ................................................................ 36
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 37
2.3.1. Nghiên cứu lý thuyết ................................................................................... 37
2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................. 37
2.4. THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 38
2.5. CHUẨN BỊ MẪU THỬ NGHIỆM ................................................................ 41
2.5.1. Mẫu thí nghiệm............................................................................................ 41
2.5.2. Phƣơng án mẫu thí nghiệm đo độ cách âm theo tiêu chuẩn ASTM
E90-09 ................................................................................................................... 41
2.5.2.1. Phƣơng án đo độ cách âm theo độ dày ..................................................... 41
2.5.2.2. Phƣơng án đo độ cách âm theo khối lƣợng thể tích ................................. 42
2.6. THÍ NGHIỆM ............................................................................................... 42
2.6.1. Xác định kiểu phân bố xơ, đặc điểm xơ trong cấu trúc của tấm
Hồ Phƣớc Lộc

v

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)

xơ khoáng ......................................................................................................................... 42
2.6.2. Xác định khối lƣợng riêng của tấm xơ khoáng ........................................... 43
2.6.3. Xác định khối lƣợng thể tích của tấm xơ khoáng........................................ 44
2.6.4. Xác định độ rỗng của tấm xơ khoáng.......................................................... 45
2.6.5. Xác định độ cách âm của tấm xơ khoáng .................................................... 46
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................................. 48
3.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ............................................................................... 48
3.1.1. Phân bố xơ trong cấu trúc tấm xơ khoáng ................................................... 48
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc tấm xơ khoáng ............................................................... 48
3.1.2.1. Đặc điểm xếp lớp...................................................................................... 48
3.1.2.2. Đặc điểm liên kết các xơ .......................................................................... 49
3.1.2.3. Kích thƣớc xơ ........................................................................................... 50
3.1.3. Các thông số đặc trƣng của tấm xơ khoáng ................................................ 51
3.1.3.1. Độ dày ...................................................................................................... 51
3.1.3.2. Khối lƣợng thể tích ................................................................................... 51
3.1.3.3. Khối lƣợng riêng ...................................................................................... 52
3.1.3.4. Độ rỗng ..................................................................................................... 52
3.2. ĐẶC TÍNH CÁCH ÂM ................................................................................. 54
3.2.1. Ảnh hƣởng của độ dày đến đặc tính cách âm của tấm xơ khoáng .............. 54
3.2.1.1. Xác định đặc tuyến cách âm của các tấm xơ khoáng mẫu
có độ dày khác nhau .............................................................................................. 54
3.2.1.2. Xác định độ cách âm của các tấm xơ khoáng mẫu
có độ dày khác nhau .............................................................................................. 55
3.2.2. Ảnh hƣởng của khối lƣợng thể tích đến đặc tính cách âm của
tấm xơ khoáng ................................................................................................................. 58
3.2.2.1. Xác định đặc tuyến cách âm của các tấm xơ khoáng mẫu
có khối lƣợng thể tích khác nhau........................................................................... 58
3.2.1.2. Xác định độ cách âm của các tấm xơ khoáng mẫu
có khối lƣợng thể tích khác nhau........................................................................... 59
3.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................... 63

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 66
Hồ Phƣớc Lộc

vi

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cƣ (theo mức
âm tƣơng đƣơng dBA)
Bảng 1.2. Mức áp suất âm tại một số vị trí làm việc
Bảng 2.1. Thông số mẫu thử nghiệm
Bảng 2.2. Phƣơng án thí nghiệm độ cách âm theo sự biến thiên độ dày mẫu
Bảng 2.3. Phƣơng án thí nghiệm độ cách âm theo sự biến thiên khối lƣợng thể tích
Bảng 3.1. Kết quả đo độ dày của tấm xơ khoáng
Bảng 3.2. Kết quả đo khối lƣợng thể tích của tấm xơ khoáng
Bảng 3.3. Kết quả đo khối lƣợng riêng của tấm xơ khoáng
Bảng 3.4. Kết quả tính toán độ rỗng
Bảng 3.5. Kết quả đo độ cách âm của vật liệu theo độ dày
Bảng 3.6. Kết quả đo độ cách âm của vật liệu theo khối lƣợng thể tích

Hồ Phƣớc Lộc

vii

Khóa 2013A



Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các đƣờng cong hiệu chỉnh A, B, C, D
Hình 1.2. Chỉ số giảm âm thanh cho một lớp dày 125 mm với vật liệu cách âm
100 mm
Hình 1.3. Mô hình đo cách âm không khí
Hình 1.4. Mô hình đo cách âm va chạm
Hình 1.5. Mặt cắt trần chống ồn sử dụng tấm thạch cao Gyproc hoặc
tấm DURAflex
Hình 1.6. Mặt cắt dọc hệ vách chống ồn sử dụng 02 lớp tấm thạch cao Gyproc
hoặc 02 lớp tấm DURAflex
Hình 1.7. Mặt cắt dọc hệ vách chống ồn kết hợp tiêu âm 2 mặt
Hình 1.8. Tấm xơ thủy tinh cách âm
Hình 1.9. Túi khí cách âm
Hình 1.10. Xốp PE-OPP cách âm
Hình 1.11. Xốp XPS cách âm
Hình 1.12. Cao su non cách âm
Hình 1.13. Cao su lƣu hóa cách âm
Hình 1.14. Trần – vách thạch cao cách âm
Hình 1.15. Tấm xơ khoáng cách âm
Hình 2.1. Cân điện tử Sarorius – Đức
Hình 2.2. Bình tỷ trọng
Hình 2.3. Tủ sấy UNB 400 – Đức
Hình 2.4. Kính hiển vi điện tử quét JSM – 6480LV – Nhật Bản
Hình 2.5. Thiết bị đo độ độ ồn SL814 – Đài Loan
Hình 2.6. Máy phát âm tầm REX RAG-101 – Đài Loan
Hình 2.7. Amply SONY DAV-S300 – Nhật Bản

Hình 2.8. Mô hình đo cách âm
Hình 2.9. Mẫu xơ khoáng cách âm
Hình 2.10. Vị trí lấy mẫu thí nghiệm khối lƣợng thể tích
Hình 2.11. Các trí đo độ dày của mẫu thử nghiệm

Hồ Phƣớc Lộc

viii

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
Hình 3.1. Ảnh SEM cấu trúc tấm xơ khoáng
Hình 3.2. Đặc điểm xếp lớp trong tấm xơ khoáng
Hình 3.3. Ảnh SEM đặc điểm liên kết giữa các xơ trong tấm xơ khoáng
Hình 3.4. Ảnh SEM đƣờng kính xơ khoáng
Hình 3.5. Ảnh SEM tiết diện xơ khoáng
Hình 3.6. Biểu đồ quan hệ độ rỗng và khối lƣợng thể tích
Hình 3.7. Đặc tuyến cách âm của tấm xơ khoáng với các giá trị độ dày 50, 100,
150 và 200mm
Hình 3.8. Kết quả xác định độ cách âm của tấm xơ khoáng có độ dày 50mm
Hình 3.9. Kết quả xác định độ cách âm của tấm xơ khoáng có độ dày 100mm
Hình 3.10. Kết quả xác định độ cách âm của tấm xơ khoáng có độ dày 150mm
Hình 3.11. Kết quả xác định độ cách âm của tấm xơ khoáng có độ dày 200mm
Hình 3.12. Biểu đồ quan hệ giữa độ dày và độ cách âm của tấm xơ khoáng
Hình 3.13. Đặc tuyến cách âm của tấm xơ khoáng với các giá trị khối lƣợng thể
tích 40, 80, 120 và 160 kg/m 3
Hình 3.14. Kết quả xác định độ cách âm của tấm xơ khoáng có khối lƣợng thể
tích 40 kg/m 3

Hình 3.15. Kết quả xác định độ cách âm của tấm xơ khoáng có khối lƣợng thể
tích 80 kg/m 3
Hình 3.16. Kết quả xác định độ cách âm của tấm xơ khoáng có khối lƣợng thể
tích 120 kg/m 3
Hình 3.17. Kết quả xác định độ cách âm của tấm xơ khoáng có khối lƣợng thể
tích 160 kg/m 3
Hình 3.18. Biểu đồ quan hệ giữa khối lƣợng thể tích và độ cách âm của tấm xơ
khoáng

Hồ Phƣớc Lộc

ix

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ô nhiễm tiếng ồn đã và đang tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lƣợng
công việc, cuộc sống của ngƣời dân tại các quốc gia trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải giảm thiểu các tác động tiêu cực của tiếng
ồn. Cách âm là một giải pháp để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn và góp phần nâng cao
sức khỏe, chất lƣợng cuộc sống con ngƣời. Vật liệu cách âm hiện nay đang đƣợc
dùng phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Các giải
pháp, áp dụng công nghệ tiên tiến đang đƣợc đẩy mạnh để tạo ra các loại vật liệu
cách âm có chất lƣợng cao, giá thành phù hợp và giảm thiểu tối đa các tác động đến
thiên nhiên, môi trƣờng xung quanh, nhằm mang đến một môi trƣờng sống và làm
việc hiệu quả cho con ngƣời. Trong các công trình xây dựng dân dụng, vật liệu cách

âm đƣợc sử dụng trong các cấu trúc của vách, trần nhà, sàn nhà, hệ thống cửa ...
Còn trong công nghiệp, vật liệu cách âm đƣợc dùng để cách âm cho các máy móc,
thiết bị ... và đặc biệt đƣợc dùng trong công nghiệp đóng tàu.
Vật liệu cách âm đƣợc sản xuất và tiêu thụ trên thị trƣờng có nhiều dạng.
Trong đó, vật liệu cách âm dạng xơ chiếm một tỷ trọng khá lớn. Hiện nay, trong các
công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp thì xơ khoáng là một trong những
loại vật liệu cách âm đƣợc ƣa chuộng và sử dụng phổ biến nhất nhờ những ƣu điểm
về mặt cấu tạo, tính chất cũng nhƣ giá thành. Để hiểu rõ hơn về vật liệu này và có
thêm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn xơ khoáng trong sản xuất và sử dụng. Học
viên quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng
(Rockwool)”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
-

Mục đích nghiên cứu: Xác định khả năng cách âm của các tấm xơ khoáng có
trên thị trƣờng Việt Nam để làm cơ sở lựa chọn cho ngƣời sử dụng.

-

Đối tƣợng nghiên cứu: Xác định độ cách âm và mối quan hệ giữa đặc trƣng
cấu trúc với tấm xơ khoáng mẫu đang đƣợc cung cấp phổ biến tại Việt Nam.
Hồ Phƣớc Lộc

1

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
-


Phạm vi nghiên cứu: Tấm xơ khoáng làm mẫu thí nghiệm là một chủng loại
vật liệu cách âm đang đƣợc cung cấp và sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Các
mẫu chỉ đƣợc lấy từ 1 kiện xơ để đảm bảo nó có cùng bản chất cấu tạo.

3. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
Luận văn có 3 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan
-

Tìm hiểu khái quát về âm thanh và tiếng ồn: khái niệm, cơ chế truyền âm,
các đặc trƣng của âm thanh, cách đo âm thanh, tác hại của tiếng ồn và giải
pháp hạn chế tiếng ồn.

-

Tìm hiểu về vật liệu cách âm: Khái niệm và phân loại vật liệu cách âm, các
đại lƣợng biểu diễn tính cách âm của vật liệu, một số sản phẩm cách âm làm
từ xơ mà đặc biệt là xơ khoáng.

-

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cách âm của vật liệu cách âm.

Chương 2: Nội dung nghiên cứu
2.1. Thông số cấu tạo của xơ khoáng
-

Đặc điểm cấu trúc: kiểu phân bố xơ trong cấu trúc, đặc điểm xếp lớp, đặc
điểm liên kết xơ, độ rỗng, đƣờng kính, độ dày của xơ nguyên liệu.


-

Khối lƣợng thể tích của tấm vật liệu và của xơ.

2.2. Tính cách âm của tấm xơ khoáng
-

Độ cách âm không khí STC theo ASTM E90-09 (âm sinh ra và lan truyền
trong không khí) của tấm xơ khoáng theo độ dày, mật độ (khối lƣợng thể
tích).

-

Đánh giá, so sánh mức độ ảnh hƣởng của độ dày và khối lƣợng thể tích đến
độ cách âm của tấm xơ khoáng.

Chương 3: Kết quả và bàn luận
-

Trình bày các kết quả thí nghiệm

-

Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận rằng, tấm xơ khoáng nghiên cứu có độ
cách âm là 16,1 dB và thay đổi đồng biến theo sự biến thiên của độ dày và
của khối lƣợng thể tích. Đặc biệt với tấm xơ khoáng có độ dày 100 ÷ 150mm
Hồ Phƣớc Lộc

2


Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
hoặc có khối lƣợng thể tích 80 kg/m3 sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho ngƣời
sử dụng khi thực hiện cách âm cho các công trình xây dựng dân dụng và
công nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
-

Xác định kiểu phân bố xơ, đặc điểm xơ trong cấu trúc vật liệu bằng phƣơng
pháp chụp ảnh hiển vi điện tử SEM.

-

Xác định khối lƣợng riêng của vật liệu theo tiêu chuẩn ASTM C128-88.

-

Xác định khối lƣợng thể tích của vật liệu theo tiêu chuẩn ASTM C303-10.

-

Đo độ cách âm của vật liệu trên mô hình thí nghiệm dựa theo tiêu chuẩn
ASTM E90-09 và ASTM E413.

-

So sánh mức độ ảnh hƣởng của độ dày và khối lƣợng thể tích đến khả năng

cách âm của vật liệu bằng biểu đồ (dùng phần mềm Microsoft Excel).

Hồ Phƣớc Lộc

3

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ÂM THANH VÀ TIẾNG ỒN
1.1.1. Khái niệm về âm thanh
1.1.1.1. Âm thanh:
Âm thanh là dao động cơ học, đƣợc dao động dƣới hình thức sóng trong
môi trƣờng đàn hồi và đƣợc thính giác của ngƣời tiếp thu. Trong không khí tốc
độ âm thanh là 343 m/s, còn trong nƣớc là 1450 m/s.
Đơn vị đo của âm thanh là dB, là thang đo lôgarít hay còn gọi là mức cƣờng
độ âm, gọi tắt là mức âm (L).
[dB]

Trong đó:
I: Cƣờng độ âm, [W/m2].
I0: Cƣờng độ âm ở ngƣỡng nghe, I0 = 10-12 [W/m2].
1.1.1.2. Truyền sóng âm
 Sự truyền âm
Âm không đƣợc truyền trong chân không, âm đƣợc truyền qua các chất rắn,
lỏng, khí và âm hầu nhƣ không đƣợc truyền qua các chất xốp.
Quá trình truyền âm cũng là quá trình làm lan truyền dao động âm. Quá trình

truyền âm là một quá trình sóng nên:
-

Trong mỗi môi trƣờng đồng tính thì âm truyền đi với tốc độ không đổi.

-

Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính chất của môi trƣờng (bản chất, tính đàn

hồi, mật độ, nhiệt độ...). Nói chung tốc độ âm trong chất rắn lớn hơn trong chất
lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.
-

Khi sóng âm truyền từ môi trƣờng này sang môi trƣờng khác thì tần số (và do

đó chu kỳ) của sóng không đổi [31].
 Phản xạ âm: Khi sóng âm đập vào bề mặt vật chắn rồi phản xạ trở lại không
khí thì gọi là hiện tƣợng phản xạ âm thanh[25].

Hồ Phƣớc Lộc

4

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
 Hấp thụ âm: Khi sóng âm đập vào bề mặt vật chắn một phần năng lƣợng của
sóng âm sẽ bị tiêu vào vật liệu cấu tạo vật đó, ta gọi là hiện tƣợng hấp thụ âm
thanh[25].

 Tán xạ âm: Khi sóng âm đập vào bề mặt vật chắn lại đƣợc khuếch tán đều ra
các hƣớng thì gọi là hiện tƣợng tán xạ âm thanh[25].
1.1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của sóng âm[24]
 Tần số âm (f)
Là số dao động của các phân tử thực hiện trong một giây. Đơn vị của tần số là
Héc, viết tắt là Hz (1 kilô Héc (KHz) = 1000Hz, 1 mêga Héc (MHz) = 1000KHz =
1.000.000Hz). Tai ngƣời cảm thụ đƣợc những âm thanh có tần số từ 16Hz đến
20.000Hz Tần số dƣới 16 Hz gọi là hạ âm và trên 20.000 Hz gọi là siêu âm  tai
ngƣời không nghe đƣợc.
 Chu kỳ (T)
Là số thời gian tính bằng giây để hoàn thành một dao động. Chu kỳ đƣợc xác
định theo công thức:

 Bước sóng (λ)
Là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm có cùng pha dao động. Tại ngƣời cảm
thụ đƣợc những âm thanh có bƣớc sóng λ từ 1,7cm đến 20m. Bƣớc sóng đƣợc xác
định theo công thức:

 Vận tốc truyền sóng âm (C)
Là đặc trƣng quan trọng của quá trình truyền âm. Khi môi trƣờng khác nhau
thì tốc độ truyền âm cũng khác nhau. Vận tốc truyền sóng âm phụ thuộc vào môi
trƣờng và dạng của sóng âm lan truyền trong đó. Ví dụ: ở nhiệt độ t = 0 0C, vận tốc
truyền âm trong không khí C = 330m/s; khi t = 20 0C, vận tốc truyền âm trong không
khí C = 343m/s. Vận tốc truyền âm còn phụ thuộc cấu trúc của vật liệu.

Hồ Phƣớc Lộc

5

Khóa 2013A



Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
1.1.1.4. Các đơn vị cơ bản để đo âm thanh
Các đơn vị cơ bản để đo âm thanh gồm: đơn vị đo theo hệ thập phân và đơn vị
đo theo thang lôgarít.
 Đơn vị đo theo hệ thập phân[24]
 Công suất của nguồn âm (W)
Công suất của nguồn âm là tổng số năng lƣợng do nguồn bức xạ vào không
gian trong một đơn vị thời gian.
 Áp suất âm (p)
Khi sóng âm tới một mặt nào đó, do các phân tử của môi trƣờng dao động tác
dụng lên đó một lực gây ra áp suất âm. Áp suất ở đây là áp suất dƣ do sóng âm gây
ra ngoài áp suất khí quyển. Áp suất âm (đối với sóng phẳng) đƣợc xác định theo công
thức:
[w/m2]
Trong đó:
ρ – Mật độ của môi trƣờng, kg/m3
C – Vận tốc tuyền âm, m/s
v – Vận tốc dao động của các phân tử, m/s
Áp suất âm là một đại lƣợng biến thiên theo thời gian tại một điểm bất kỳ nào
đó trong trƣờng âm. Tuỳ vào thời điểm: (bị nén  pmax và bị kéo  pmin ). Trong
tính toán ta tính giá trị trung bình:

Trong phạm vi âm nghe đƣợc, áp suất âm trong khoảng từ 2.10-4 đến 2.102
µbar (chênh lệch 106 lần). Đó là phạm vi rất rộng (1 bar = 105 N/m2 = 106 µbar).
 Âm trở của trường âm
Đƣợc xác định bằng tích số giữa mật độ môi trƣờng (ρ) với vận tốc truyền âm
(C).
 Cường độ âm (I)


Hồ Phƣớc Lộc

6

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
Là số năng lƣợng âm trung bình đi qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc
với phƣơng truyền trong một đơn vị thời gian. Cƣờng độ âm đƣợc xác định theo công
thức:
[J/m2, W/m2]
Trong không gian hở (sóng âm chạy) còn gọi là không gian tự do  cƣờng
độ âm giảm tỷ lệ nghịch với bình phƣơng khoảng cách.
[J/m2, W/m2]
Trong đó: Ir là cƣờng độ âm cách nguồn bằng một khoảng cách r.
 Mật độ năng lượng (E)
Là số năng lƣợng âm chứa trong 1 đơn vị thể tích của môi trƣờng. Trong
sóng âm chạy (chỉ truyền đi không có phản xạ trở lại) thì:
[J/m3]
Mật độ năng lƣợng âm là một đại lƣợng vô hƣớng và là một đặc trƣng rất
quan trọng trong trƣờng âm khi hƣớng của sóng âm đã không biết.
 Đơn vị đo theo thang lôgarít[24]
Trong phạm vi âm thanh mà tai ngƣời nghe đƣợc thì các đơn vị trong hệ thập
phân thay đổi trong phạm vi rất lớn (từ 106 đến 1012 lần). Vì vậy mà tai ngƣời và
các dụng cụ âm học rất khó phân biệt, đánh giá âm thanh. Mặt khác sự thay đổi một
vài đơn vị đo trong hệ thập phân thì tai ngƣời không cảm nhận đƣợc. Vì vậy trong
âm học ứng dụng ngƣời ta thƣờng dùng thang lôgarít để đo âm thanh. Các đơn vị đo
theo thang lôgarít gồm:

 Mức cường độ âm (LI)
Cảm giác nghe to của tai ngƣời đối với một âm không tỷ lệ với cƣờng độ của
âm đó. Khi cƣờng độ âm từ I0  I thì cảm giác nghe to tăng tỷ lệ với

. Nếu gọi

I là cƣờng độ âm đang xét và I0 là cƣờng độ âm ở ngƣỡng nghe của âm tiêu chuẩn thì:
[dB]
Với âm tiêu chuẩn: I0 = 10-12 W/m2 và I = 10-4 W/m2
Hồ Phƣớc Lộc

7

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
 Mức áp suất âm (Lp)
Là đại lƣợng đo bằng lôgarít thập phân của tỷ số giữa áp suất âm thanh đang
xét p và áp suất âm thanh chuẩn p0. Mức áp suất âm đƣợc xác định theo công thức:

-5
2
2
Với âm tiêu chuẩn: po = 2.10 N/m , p = 2.10 N/m

 Mức mật độ năng lượng (LE)
Là đại lƣợng đo bằng lôgarít thập phân của tỷ số giữa mật độ năng lƣợng
đang xét E và mật độ năng lƣợng chuẩn E0. Mức mật độ năng lƣợng đƣợc xác định
theo công thức:


-5
3
-3
3
Với âm tiêu chuẩn: Eo = 3.10 J/m , E = 3.10 J/m

 Phổ âm
Âm thanh chỉ có 1 tần số gọi là âm đơn. Trên thực tế chỉ có dụng cụ duy nhất
là thanh la. Phần lớn các nguồn âm trong thực tế là âm hỗn hợp của nhiều âm với
nhiều tần số khác nhau gọi là phổ âm. Vì vậy khi giải bài toán về âm thanh cần biết
đƣợc đặc tính tần số của âm, nó cho biết sự phân bố của mức áp suất âm theo tần số.
Để thuận tiện trong âm học ngƣời ta chia phạm vi tần số âm nghe đƣợc thành các
dải tần số, mỗi dải tần số đƣợc đặc trƣng bằng các tần số giới hạn (f1 là giới hạn
dƣới, f2 là giới hạn trên). Bề rộng dải: ∆f = f1 – f2 và



Dải 1 octave (ốc ta): f2/f1 = 2 (hay là 1 bát độ trong âm nhạc), gồm các tần số:
125, 250, 500, 1000, 2000 và 4000Hz, thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu âm
học phòng khán giả và trong chống ồn; dải 1/3 octave: f2/f1 = √ ; dải 1/2 octave:
f2/f1 = √

= 1,4.

 Cách đo âm thanh[23]
 Mức âm hiệu chỉnh A, B, C, D
Các máy đo âm thanh hiện nay đều làm việc theo nguyên tắc tác động của áp
suất âm thanh, tƣơng tự tai ngƣời. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau cơ bản giữa máy
Hồ Phƣớc Lộc


8

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
đo và tai ngƣời. Một micrô có độ nhạy đồng đều với mọi tần số âm thanh. Ngƣợc lại
tai ngƣời thu nhận áp suất âm và chuyển đổi thành tác động thần kinh mạnh hay yếu
còn phụ thuộc tần số của nó. Tai ngƣời là một bộ máy chủ quan, cảm giác âm thanh
mà tai ngƣời thu nhận đƣợc đánh giá theo đơn vị phôn.
Để chuyển đổi một cách gần đúng các kết quả đo khách quan của máy về
cảm giác chủ quan của tai ngƣời, cần đƣa vào máy các mạch hiệu chỉnh tƣơng ứng
với đƣờng đồng mức to gần mức khảo sát nhất. Tuy nhiên công việc này rất phức
tạp. Để đơn giản công việc đó ngƣời ta chia các đƣờng đồng mức to thành ba vùng
và xác định một đƣờng trung bình cho những vùng đó.
- Vùng A: các đƣờng đồng mức to từ 0 đến 40 dB (tần số 1000 Hz)
- Vùng B: từ 40 đến 70 dB (tần số 1000 Hz)
- Vùng C: trên 70 dB (tần số 1000 Hz)
Nhƣ vậy ta có các mạch hiệu chỉnh A, B và C tƣơng ứng kết quả do mức âm
đƣợc biểu diễn theo dBA, dBB và dBC. Sau này đƣợc bổ sung thêm mạch hiệu
chỉnh D (mức theo dBD) để xét đến tác động gây nhiễu của tiếng ồn tần số cao.
Muốn kết quả đo gần đúng nhất với cảm giác của tai ngƣời, ta thực hiện
phƣơng pháp đo nhƣ sau:
- Mở mạch hiệu chỉnh A, nếu mức âm đo đƣợc không vƣợt quá 40 dB thì kết
quả đúng và đƣợc biểu diễn theo dBA.
- Nếu mức âm lớn hơn 40 dB là kết quả sai, cần phải mở mạch hiệu chỉnh B.
Kết quả đúng nằm trong phạm vi từ 4070 dB và biểu diễn theo dBB.
- Nếu mức âm vƣợt quá 70 dB, phải đo theo mạch hiệu chỉnh C (dBC)
Tuy nhiên phƣơng pháp đo nhƣ vậy quá phiền phức và đôi khi không thực

hiện đƣợc. Vì vậy hiện nay để thực hiện các phép đo, đánh giá và tiêu chuẩn âm
thanh, ngƣời ta quy định sử dụng mạch hiệu chỉnh A (dBA) để đánh giá tất cả âm
thanh, kể cả trong đời sống, sản xuất công nghiệp, giao thông hoặc tiếng ồn máy
bay.
Các đƣờng cong hiệu chỉnh A, B, C, D đƣợc thể hiện trên hình 1.1

Hồ Phƣớc Lộc

9

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)

Hình 1.1. Các đường cong hiệu chỉnh A, B, C, D[23]
 Dãy tần số âm
Trong thực tế nếu chỉ đánh giá âm thanh theo một mức âm tổng cộng là chƣa
đủ mà cần phải phân tích chúng theo các tần số. Tuy nhiên việc phân tích âm thanh
trên mỗi tần số trong phạm vi 16  20000 Hz là không thể thực hiện đƣợc và cũng
không thực sự cần thiết. Vì vậy để thống nhất, ISO đề nghị sử dụng các dãy tần số
âm tiêu chuẩn khi nghiên cứu âm thanh cũng nhƣ khâu chế tạo các thiết bị đo.
Dãy tần số 1 ốc ta thƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu tiếng ồn các khu
dân cƣ, trong thành phố và trong phòng. Dãy tần số 1/3 ốc ta thƣờng đƣợc sử dụng
trong nghiên cứu cách âm của kết cấu nhà cửa. Dãy tần số 1/2 ốc ta ít đƣợc sử dụng.
1.1.2. Tiếng ồn
1.1.2.1. Khái niệm
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cƣờng độ và tần số khác nhau, đến
với ngƣời nghe không theo mong muốn, gây cảm giác khó chịu cho ngƣời nghe,
ảnh hƣởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con ngƣời. Hay là những âm

thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cƣờng độ quá
lớn, vƣợt quá mức chịu đựng của con ngƣời. Nhƣ vậy, tiếng ồn là một khái niệm
tƣơng đối, tuỳ thuộc từng ngƣời mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh
Hồ Phƣớc Lộc

10

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
hƣởng sẽ khác nhau[29].
1.1.2.2. Tác hại của tiếng ồn[29]
Hiện nay đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề
tiếng ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn đã vƣợt quá mức cho phép, ảnh hƣởng trực
tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của con ngƣời.
-

Tiếng ồn 50 dB: làm giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí
óc.

-

Tiếng ồn 70 dB: làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể
và tăng huyết áp, ảnh hƣởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú
lao động.

-

Tiếng ồn 90 dB: gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thƣơng chức năng thính giác,

mất thăng bằng cơ thể và suy nhƣợc thần kinh.
Có thể liệt kê ra những tác hại chính của tiếng ồn nhƣ sau:

 Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ
Giấc ngủ thƣờng bị đánh thức khi có tiếng ồn bất ngờ gây nên, con ngƣời
sẽ không có giác ngủ ngon khi có nguồn ồn thƣờng xuyên quấy nhiễu bên
cạnh, lúc này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sức khoẻ và năng suất công việc của
ngày hôm sau, con ngƣời sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không tỉnh táo để sẵn
sàng cho công việc của một ngày mới. Theo thống kê của ngành y tế cho thấy
lƣợng thuốc an thần, thuốc ngủ đƣợc sử dụng tính trên đầu ngƣời ở khu vực gần
sân bay và các đƣờng giao thông lớn gấp 2÷3 lần so với khu vực không bị ô nhiễm
tiếng ồn.
 Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ
Nếu tiếp xúc nhiều với tiếng ồn sẽ tạo ra tâm lý rất nặng nề cho cơ thể con
ngƣời, ảnh hƣởng trực tiếp đến thính giác, gây ra bệnh lãng tai, điếc nghề nghiệp;
gây ra chứng nhức đầu dai dẳng, rối loạn sinh lý, bệnh lý và suy nhƣợc thần
kinh, tim mạch, nội tiết,... Lúc này con ngƣời thƣờng mệt mỏi, sinh cáu kỉnh,
giảm trí nhớ, run mi mắt và phản xạ xƣơng khớp giảm. Tiếng ồn càng mạnh (từ
120dB trở lên) có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí thủng màng nhĩ.
Hồ Phƣớc Lộc

11

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
 Tiếng ồn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc
Nếu làm việc trong môi trƣờng tiếng ồn sẽ làm giảm một cách đáng kể khả
năng tập trung của ngƣời lao động, độ chính xác của công việc sẽ giảm, sai sót

trong công việc và sản xuất tăng cao, phát sinh hoặc tăng các tai nạn lao động.
Thực tế năng suất lao động sẽ giảm từ 20 ÷ 40%.
 Tiếng ồn ảnh hưởng đến trao đổi thông tin
Thông tin thƣờng bị tiếng ồn gây nhiễu, che lấp, làm cho việc tiếp nhận
thông tin sẽ khó khăn hơn, độ chính xác của thông tin nhận đƣợc sẽ không cao
ảnh hƣởng đến cuộc sống sản xuất sinh hoạt của con ngƣời; do vậy trong trao
đổi thông tin cần phải quy định giới hạn tiếng ồn cho phép để tránh các ảnh
hƣởng do tiếng ồn gây ra.
 Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn của môi trường sống
Là những quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con
ngƣời sinh sống, hoạt động và làm việc. Tuỳ từng khu vực sẽ qui định mức độ tiếng
ồn cho phép khác nhau. Các qui định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có
các hoạt động gây ra tiếng ồn ảnh hƣởng đến các khu vực có con ngƣời sinh sống,
hoạt động và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép trong các khu vực công cộng và dân cƣ
của Việt Nam (TCVN 5949 - 1998) đƣợc giới thiệu trong bảng 1.2. Tuy nhiên tiêu
chuẩn này chƣa cho phép đạt đƣợc môi trƣờng âm thanh tiện nghi khi làm việc,
nghỉ ngơi và giấc ngủ.

Hồ Phƣớc Lộc

12

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
Bảng 1.1. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư
(theo mức âm tương đương dBA)[29]
Khu vực


6  18 giờ

1822 giờ

22 6 giờ

50

45

40

60

55

50

75

70

50

Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: bệnh viện,
thƣ viện, nhà điều dƣỡng, nhà trẻ, trƣờng
học, nhà thờ, chùa chiền.
Khu dân cƣ, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan
hành chính.

Khu dân cƣ xen kẽ trong khu thƣơng mại,
dịch vụ, sản xuất.

 Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc
Định mức vệ sinh của tiếng ồn trong sản xuất là giới hạn cho phép về tiếng
ồn, mà trong giới hạn đó ngƣời công nhân có thể lao động trong nhiều năm không
bị bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn.
Tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép tại các vị trí làm việc (trong sản xuất) của
Việt Nam (TCVN 3985 - 1999 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 42 “Âm học”
biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng đề nghị, Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trƣờng ban hành). Nội dung chính nêu rõ: mức ồn cho phép tại các vị
trí làm việc đƣợc đánh giá bằng mức áp suất âm tƣơng đƣơng (mức âm) tại mọi vị
trí làm việc, trong suốt ca lao động (8 giờ), đo theo đặc tính A, không đƣợc vƣợt
quá 85 dBA, mức cực đại không đƣợc vƣợt quá 115 dBA.
Nếu tổng thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày không quá: 4 giờ với
mức âm cho phép là 90 dBA; 2 giờ với mức âm cho phép là 95 dBA; 1 giờ với mức
âm cho phép là 100 dBA; 30 phút với mức âm cho phép là 105 dBA; 15 phút với
mức âm cho phép là 110 dBA và mức cực đại không quá 115 dBA. Thời gian làm
việc còn lại trong ngày làm việc chỉ đƣợc tiếp xúc với mức âm dƣới 80 dBA.

Hồ Phƣớc Lộc

13

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
Mức âm cho phép đối với tiếng ồn xung quanh thấp hơn 5 dBA so với các
giá trị nêu trên. Mức áp suất âm theo tần số cho phép tại một số vị trí làm việc đƣợc

giới thiệu trong bảng 1.3:
Bảng 1.2. Mức áp suất âm tại một số vị trí làm việc[29]

Vị trí làm việc

1. Tại vị trí làm
việc, sản xuất trực
tiếp
2. Buồng theo dõi
và điều khiển từ xa
không có thông tin
bằng điện thoại, các
phòng thí nghiệm,
thực nghiệm có
nguồn ồn
3. Buồng theo dõi
và điều khiển từ xa
có thông tin bằng
điện thoại, phòng
điều phối, phòng lắp
máy chính xác,
đánh máy chữ
4. Các phòng chức
năng, hành chính,
kế toán, kế hoạch,
thống kê
5. Các phòng làm
việc trí óc, nghiên
cứu thiết kế, thống
kê, máy tính, phòng

thí nghiệm lý thuyết
và xử lý số liệu thực
nghiệm

Mức áp
suất âm
Mức âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm
tƣơng
[Hz] không quá, [dB]
đƣơng
không
quá,
63 125 250 500 1000 2000 4000 8000
[dBA]
85

99

92

86

83

80

78

76


74

80

94

87

82

78

75

73

71

70

70

87

79

72

68


65

63

61

50

65

83

74

68

63

60

57

55

54

55

75


66

59

54

50

47

45

43

 Giải pháp để hạn chế tiếng ồn[29]
Hồ Phƣớc Lộc

14

Khóa 2013A


Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
-

Qui hoạch kiến trúc hợp lý. Hiện nay tiếng ồn trong đô thị thƣờng lan

truyền trong không gian, do vậy cần phải có biện pháp qui hoạch kiến trúc hợp
lý để nhằm giảm tiếng ồn nơi con ngƣời sinh sống. Giữa nguồn gây ồn và khu
dân cƣ cần phải có lớp đệm, có giải cây xanh cách ly (trồng cây 2 bên đƣờng và

xung quanh khu công nghiệp) và phải có khoảng cách thích hợp giữa nguồn
gây ồn với nơi sinh hoạt của con ngƣời, tiếng ồn sẽ giảm đi 6 dB khi tăng
khoảng cách lên gấp đôi.
Cƣờng độ âm tại một điểm cách nguồn một khoảng r(m) đƣợc xác định nhƣ
sau:
L1 = LW - 10.logF - 20.logr - 10.logΩ [dB]
Trong đó:
LW - Mức âm do nguồn gây nên, dB
Ω - Góc vị trí của nguồn âm trong không gian:
Ω = 4π : nguồn âm đặt trong không gian
Ω = 2π : nguồn âm đặt trong mặt phẳng
Ω = π : nguồn âm đặt trong cạnh góc nhị diện
Ω = π/2 : nguồn âm đặt trong cạnh góc tam diện
F - Hệ số có hƣớng.

Pr - Áp suất âm ở khoảng cách r tính cho một hƣớng nhất định.
Ptp - Áp suất âm trung bình ở khoảng cách r tính cho mọi hƣớng.
Riêng đối với cây xanh, sóng âm khi truyền qua sẽ bị phản xạ đi, phản xạ
lại nhiều lần làm giảm năng lƣợng âm một cách đáng kể. Các dải cây xanh rộng từ
10 ÷ 15m có thể giảm tiếng ồn từ 15 ÷ 18dB. Khả năng giảm tiếng ồn của cây xanh
không những phụ thuộc loại cây mà còn phụ thuộc vào cách bố trí cây, phối hợp
các loại cây có tán, có lùm, các khóm cây, bụi cây.
Khi qui hoạch nhà máy cần sắp xếp để hƣớng gió chính thổi từ khu nhà ở
tới khu nhà máy. Khu công nghiệp thƣờng phải khoanh vùng, tập trung đặt cuối
Hồ Phƣớc Lộc

15

Khóa 2013A



Nghiên cứu tính cách âm của tấm xơ khoáng (Rockwool)
hƣớng gió để tiện cho việc giải quyết tiếng ồn và vấn đề môi trƣờng.
-

Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn. Thƣờng công nhân làm việc

trong nhà máy phải chịu đựng mức ồn rất cao, do vậy cần phải có biện pháp
khắc phục tiếng ồn ngay tại nguồn, phƣơng pháp này không những giảm đƣợc tác
hại của tiếng ồn đến công nhân làm việc trong nhà máy mà còn giảm đƣợc tiếng
ồn phát tán ra môi trƣờng xung quanh. Vì thế cần phải chú trọng làm tốt ngay từ
khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt cho đến khâu vận hành và sử dụng, bảo dƣỡng các
máy móc thiết bị. Cụ thể, cần sử dụng các phƣơng tiện thiết bị hiện đại gây ít
tiếng ồn, hiện đại hoá quá trình công nghệ và thiết bị, giảm bớt số lƣợng công
nhân làm việc trong môi trƣờng ồn, giảm thời gian lƣu lại làm việc trong đó.
Để giảm tiếng ồn do chấn động gây nên đối với máy móc thiết bị cần sử
dụng các gối đỡ bệ máy có lò xo, hoặc cao su có tính đàn hồi cao.
-

Sử dụng các trang bị tiêu âm, cách âm. Trang bị tiêu âm thƣờng là các hộp

rỗng đựng xốp, xơ dừa,... nó sẽ biến năng lƣợng âm thành năng lƣợng nhiệt, năng
lƣợng cơ hoặc dạng năng lƣợng khác.
Khả năng hút âm của vật liệu và kết cấu đánh giá bằng hệ số hút âm:

Trong đó:
E h - Số năng lƣợng âm bị lớp vật liệu hấp thụ
Et - Số năng lƣợng âm đi tới lớp vật liệu
Khả năng hút âm của vật liệu chủ yếu phụ thuộc vào tính xốp của vật
liệu, vật liệu càng xốp thì hút âm càng tốt. Do vậy trong công nghiệp, để giảm

tiếng ồn phát tán ra bên ngoài ngƣời ta thƣờng treo các thiết bị tiêu âm ngay tại
nguồn gây ồn.
-

Phương pháp thông tin giáo dục con người. Dùng các phƣơng tiện thông

tin đại chúng để mọi ngƣời biết đƣợc các tác hại của tiếng ồn và phải có trách
nhiệm trong vấn đề tiếng ồn do mình gây nên, tăng thêm ý thức tự giác, ý thức tôn
trọng ngƣời khác, đảm bảo trật tự yên tĩnh trong mọi lúc mọi nơi nhằm tăng
Hồ Phƣớc Lộc

16

Khóa 2013A


×