Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu chế tạo gạch chịu lửa cao nhôm al2o3 60 65% hệ selimanit theo công nghệ bê tông gốm, sử dụng chất kết dính huyền phù gốm nồng độ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

PHÙNG VĂN HẢO

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO GỐM CHỊU LỬA HỆ
SILIMANIT (AL2O3=60-65%) BỀN CƠ, BỀN NHIỆT
THEO PHƯƠNG PHÁP ĐÚC RÓT TỪ HUYỀN PHÙ
KẾT DÍNH GỐM NỒNG ĐỘ CAO VỚI NHỊÊT ĐỘ
NUNG KẾT KHỐI THẤP DƯỚI 13000C

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện tại Phòng thí nghiệm bộ môn
Công nghệ vật liệu Silicat trường Đại học bách khoa Hà Nội, Phòng
thí nghiệm khoa Công nghệ Vật liệu – trường Cao đẳng Hóa chất –
Lâm Thao dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS. TS. Đào Xuân
Phái.
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đôi với
Thầy hướng dẫn, các thầy cô trong Bộ môn CNVL Silicat trường
ĐHBK Hà Nội, các thầy cô thuộc khoa CNVL trường Cao đẳng Hóa
chất -Lâm Thao đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản
luận văn này.
Cũng nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Viên Đào
tạo Sau đại học – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã quan tâm
tạo điệu kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luân


văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình,
đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2010
Học viên

Phạm Văn Huấn


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ và đồ thị minh hoạ
MỞ ĐẦU
1.
2.


Lịch sử phát triển vật liệu chịu lửa
Vài nét về sự ra đời và phát triển công nghệ sản xuất VLCL Cao
nhôm HA

1
2

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu
3.

chịu lửa theo công nghệ bê tông gốm sử dụng chất kết dính

3

huyền phù gốm nồng độ cao.
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

5

5.

Phương pháp nghiên cứu

6

6.

Ý nghĩa của đề tài


7

7.

Dự kiến áp dụng kết quả nghiên cứu

8

8.

Kết cấu của luận văn

8

CHƯƠNG I : CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA BÊ TÔNG GỐM

9


Luận văn thạc sĩ

1.1.

1.1.1.
1.1.2.
1.2.

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ


Công nghệ chế tạo gạch chịu lửa và ý nghĩa của chất liên kết
trong sản xuất VLCL
Nguyên liệu chế tạo gốm chịu lửa hệ Silimanit (Al2O3=60-65%)
theo các phương pháp truyền thống
Ý nghĩa của chất liên kết trong sản xuất VLCL
Cơ sở khoa học công nghệ chế tạo bêtông gốm từ chất kết dính
huyền phù gốm nồng độ cao.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

9

9
11
13
26

2.1.

Xác định thành phần hoá

2.2.

Xác định độ ẩm của hồ

26

2.3.

Xác định lượng sót sàng của hồ


26

2.4.

Xác định độ nhớt của hồ

27

2.5.

Xác định pH của hồ

28

2.6.

Xác định tỷ trọng của dung dịch

29

2.7.

Cách tính đơn phối liệu

29

2.7.1.

Các tính đơn phối liệu sạn Cao nhôm


29

2.7.2.

Cách tính đơn phối liệu để chế tạo huyền phù gốm

30

2.7.3.

26

Phương pháp xác định thành phần cấp phối hạt tối ưu
30


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

Xác định khối lượng thể tích và độ xốp biểu kiến

31

2.8.1.

Khối lượng thể tích

31


2.8.2

Độ xốp biểu kiến

31

2.9.

Xác định cường độ của vật liệu

2.8.

2.10.
2.11.

Xác định thành phần khoáng của vật liệu bằng phân tích nhiễu xạ
Rơnghen (XRD)
Xác định vi cấu trúc của vật liệu bằng kính hiển vi điện tử quét
(SEM) trên bề mặt mài phẳng
CHƯƠNG III: TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

32
33
34

36

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.


Tập hợp các loại nguyên liệu và phụ gia sử dụng trong nghiên
cứu

36

3.1.1.

Sạn HA

36

3.1.2.

Cao lanh

38

3.1.3.

Cát quart

40

3.1.4.

Thủy tinh lỏng

40

3.1.5.


Các loại phụ gia ổn định hồ

40

Nghiên cứu chế tạo huyền phù gốm nồng độ cao

41

3.2.

3.2.1.

3.2.2.

Ảnh hưởng của nước thủy tinh đến pH của hồ

Chuẩn bị nguyên liệu

41

41


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

3.2.3.


Ảnh hưởng của quá trình nghiền đến tính chất của HCBS

42

3.2.4.

Nghiên cứu ổn định tính chất huyền phù gốm nồng độ cao

45

3.2.4.1. Khuấy trộn cơ học

45

3.2.4.2. Ảnh hưởng của hàm lượng phụ gia đến tính chất của hồ

46

3.2.5.

Khảo sát các thông số kỹ thuật của nghiền hồ

49

3.2.6.

Ảnh hưởng thời gian khuấy trộn đến đặc tính kỹ thuật của HCBS

53


3.3.

Nghiên cứu chế tạo gạch chịu lửa cao nhôm HA 60 -65%Al2O3
theo công nghệ bê tông gốm sử dụng chất kết dính huyền phù

56

gốm nồng độ cao
3.3.1.

Tính toán lựa chọn tỷ lệ phối liệu và kỹ thuật gia công sử lý mẫu
nguyên liệu nguyên cứu

56

3.3.1.1. Xác định thành phần cấp phối hạt tối ưu

57

3.3.1.2. Mô tả thí nghiệm chế tạo mẫu trong phòng thí nghiệm

57

3.3.1.3. Phân tích kết quả thí nghiệm

60

3.3.2.

Ảnh hưởng của hàm lượng CKD HCBS đến sản phẩm mẫu bê

tông gốm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.

62
68

Kết luận
68

2.

Kiến nghị

69


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA VÀ ĐỒ THỊ
TT
1

TÊN HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1. Các nhóm cấu trúc của bê tông gốm16

TRANG


10

Hình 1.2 : Hình thể hiện sự phát triển nồng độ thê tích Cv 3 giai
2

đoạn nghiền (I –III) và độ nhớt của HCBS trong quá trinh nghiền

18

[30-331] 18
Hình 1.3 : Ảnh hưởng của nồng độ thể tích CV của thủy tinh quăc(a)
3

và cát quăc(b) trong quá trình nghiền ướt (Pcast% độ xốp biểu kiến,

20

2

cường độ nén sau sấy σbendN/mm , [28]
Hình1.4. Sự phụ thuộc hệ số cắt (a) và độ nhớt (b)vào lực căt của
4

HCBS hệ zircon (Cv=0.64) tại các dải nhiệt độ khác nhau (1) =

20

650C, (2) = 450C, (3) = 250C.


5

6

Hình 1.5. Tổng quan chung về sự phụ thuộc các chỉ tiêu kỹ thuật
của HCBS trong quá trình nghiền 3 giai đoạn [32]
Hình 1.6. Ảnh hưởng của Na2O trong thủy tinh lỏng đến độ nhớt của
HCBS , độ xốp, cường độ của mẫu đúc[32]

21

21

Hình 1.7 : a. Thành phần, kích thước hạt tương ứng trong
HCBS.[32]
7

b. Hình thể hiện sự phụ thuộc độ nhớt vào áp lực cắt ứng với

21

các giá trị khác nhau của Cv trong hệ huyền phù thủy tinh
quắc.(1)=0.74, .(2)=0.79, .(3)=0.78,
Hình 1.8: Sự phụ thuộc độ bền khi nén (đường cong 1) và độ xốp
8

(đường cong 2) của mẫu sản phẩm đúc từ HCBS từ Bô xít vào nhiệt
độ gia công nhiệt.

1


22


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

Hình 1.9: Ảnh hưởng của hàm lượng chất kết dính trong phối liệu
9

tạo hình đến độ xốp và độ bền nén của sản phẩm Bê tông gốm gia

23

o

nhiệt ở 1000 C.[20]
Hình 1.10: Ảnh hưởng của độ ẩm phối liệu đến độ xốp (1) và độ bền
10 nén (2) của sản phẩm Bê tông gốm với hàm lượng HCBS 30% sau

23

khi nung ở 1000oC[20]

11

12

13


Hình 1.11 : Nhiệt độ bắt đầu biến dạng dưới tải trọng của mẫu bê
tông gốm
Hình 1.12: Sơ đồ hình thành vùng tiếp xúc trong bê tông gốm với
cốt liệu xốp :
Hình 1.13 : Sơ đồ cấu trúc và các chỉ số cơ bản của huyền phù trong
trạng thái chảy sệt (a), Nồng độ tới hạn (b) và sản phẩm đúc sau sấy.

23

24

25

Hình 1.14 : Ảnh chụp dưới kính hiển vi phân cực mẫu bê tông gốm
o
14 đi từ hệ HCBS Samốt hạt nhỏ sau khi sấy ở 110 C: (Ánh sáng phản

26

xạ với độ phóng đại 200 lần).
15 Hình 2.1: mô tả quy luật Bragg

33

16 H×nh 2.2: Nguyªn lý thiÕt bÞ SEM-

35

17


18

19

Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời gian nghiền đến sự phát triển nhiệt
độ, giảm độ ẩm của hồ
Hình 3.2. Ảnh hưởng độ nhớt của hồ HCBS vào thời gian nghiền và
quá trình tăng nhiệt độ trong qúa trình nghiền.
Hình 3.3. Khảo sát sơ bộ mức độ ảnh hưởng của độ nhớt vào nhiệt
độ.

2

51

51

52


Luận văn thạc sĩ

20

21

22

23


Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian khuấy trộn đến cường độ nén ở
nhiệt độ sấy 1100C ±10 của mẫu đúc HCBS.
Hình 3.5. Ảnh hưởng của thời gian trộn đến độ xốp biểu kiến của
mẫu đúc HCBS
Hình 3.6. Ảnh hưởng của thời gian trộn đến cường độ nén của mẫu
đúc HCBS
Hình 3.7. Ảnh hưởng của thời gian trộn đến khối lượng thể tích của
mẫu đúc HCBS

24 Hình 3.8: Sơ đồ chế tạo mẫu trong phòng thí nghiệm
25

26

27

28

29

Hình 3.9. Ảnh hưởng của cấp phối hạt đến độ bền nén sau sấy và
khối lượng thể tích.
Hình 3.10. Ảnh hưởng của cấp phối hạt đến độ bền nén sau nung và
độ xốp.
Hình 3.11. Cường độ nén của mẫu sau khi sấy, nung 9000C và nung
12500C.
Hình 3.12. Hình thể hiện sự phát triển cường độ tương ứng với sự

thay đổi hàm lượng HCBS trong đơn phối liệu
Hình 3.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến độ xốp và độ bền nén
của sản phâm

3

54

55

55

55
60
61

61

64

65

66


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Kí hiệu

Chú giải

1

VLCL

Vật liệu chịu lửa

2

HCBS

Huyền phù gốm nồng độ cao

3

SMA

Samot A

4

CKD

Chất kết dính


5

CLG

Cốt liệu gầy

6

TPH

Thành phần hạt

7

% ss

% sót sàng

8

SD

Phụ gia siêu dẻo

9

LSF

Phụ gia Linosunphonat


10

MLD-62

11

HA

Cao nhôm

12

LCC

Bê tông chịu lửa ít xi măng

13

ULCC

Bê tông chịu lửa siêu ít xi măng

14

NCC

Bê tông chịu lửa không xi măng

Là một loại vật liệu chịu lửa cao nhôm



Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lịch sử phát triển vật liệu chịu lửa
Phát triển trên thế giới:
Vật liệu chịu lửa được hình thành và phát triển ngay từ cuối thế kỷ XIX. Đến
đầu thế kỷ XX, vật liệu chịu lửa phát triển nhanh chóng để đáp ứng cho nhu cầu của
công nghệ luyện kim và các ngành công nghệ khác phát triển. Giữa thế kỷ trước,
ngành luyện kim phát triển rất mạnh vì vậy mà lượng gạch chịu lửa sản xuất ra ngày
càng tăng do lò luyện kim tiêu thụ gạch chịu lửa nhiều nhất. Song song với ngành
luyện kim, các ngành công nghiệp khác cũng phát triển theo như công nghiệp hóa
chất, giao thông, vật liệu xây dựng, gốm sứ, năng lượng,… Những ngành này cũng
đòi hỏi một lượng lớn gạch chịu lửa dùng trong các hệ thống lò. Chính vì vậy vật
liệu chịu lửa trở thành ngành không thể thiếu được đối với nhiều ngành công nghiệp
khác nhau đặc biệt là công nghiệp luyện kim. Nửa cuối thế kỷ trước, công nghệ phát
triển nên chủng loại của gạch chịu lửa cũng phải phát triển theo. Do những nguyên
nhân đó mà nhiều loại gạch chịu lửa mới được ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu
ngày càng khắt khe. Để tăng tuổi thọ cũng như tăng năng suất của lò bắt buộc phải
nâng cao chất lượng của lớp lót chịu lửa cũng như sử dụng chủng loại vật liệu chịu
lửa mới.
Năm 1976 bê tông chịu lửa ít xi măng (LCC) và siêu ít xi măng (ULCC)
được cấp bằng sáng chế, từ đó đến nay các loại bê tông này được sử dụng hầu hết
trong việc xây dựng và sửa chữa các lò công nghiệp.
Bên cạnh đó bê tông chịu lửa không xi măng (NCC) cũng được nghiên cứu,
bê tông này sử dụng các liên kết như phốt phát, keo, hyđrat nhôm (rho-alumina), tuy
nhiên nó có nhiều hạn chế nên không được sử dụng rộng rãi.
Bê tông gốm sử dụng chất liên kết huyền phù gốm nồng độ cao (HCBS)

được nghiên cứu và phát triển tại Nga từ cuối những năm 1980, đến nay đã đạt được

1


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

nhiều thành tựu dần thay thế cho bê tông LCC, ULCC và hứa hẹn sẽ là thế hệ bê
tông chịu lửa mới của thế kỷ 21.
c. Phát triển vật liệu chịu lửa của nước ta:
Ở Việt Nam việc sử dụng vật liệu chịu lửa cũng có từ rất sớm, nhưng chỉ sau
khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới xây dựng được nhà máy sản
xuất gạch chịu lửa Cầu Đuống với năng suất của Công ty VLCL Cầu Đuống và nhà
máy sản xuất VLCL Tam Tầng khoảng 20.000 tấn/năm các loại gạch chịu lửa sa
mốt và cao alumin. Tổng công suất của công ty VLCL Thái Nguyên vào khoảng
30.000 tấn/năm các loại.
Ở miền Nam năm 2004 có Nhà máy vật liệu chịu lửa Việt Đức để sản xuất
gạch chịu lửa sa mốt và cao alumin với công suất 12.000 tấn/năm,…và nhiều nhà
máy khác sản xuất các loại VLCL khác nhau.
2. Vài nét về sự ra đời và phát triển công nghệ sản xuất VLCL Cao nhôm HA
Vào những năm cuối thập kỷ 90 và sang đầu thế kỷ 21, xu hướng phát triển
sản xuất của vật liệu chịu lửa và gốm kỹ thuật tập trung vào nâng cao chất lượng
của vật liệu chịu lửa và các sản phẩm gốm chịu lửa bền cơ và bền nhiệt cao. Nhiều
giải pháp công nghệ mới được nghiên cứu triển khai đã tạo ra những vật liệu mới có
những tính năng kỹ thuật tốt hơn hẳn các sản phẩm cùng loại sản xuất theo công
nghệ truyền thống. Một trong các công nghệ mới đó nhằm nâng cao và thay đổi căn
bản chất lượng của bê tông chịu lửa truyền thống là công nghệ chế tạo bê tông gốm
(cerambetone). Bê tông gốm với các tính năng vượt trội về độ bền cơ, độ chịu lửa

và nhiều tính chất kỹ thuật hơn hẳn các loại bê tông chịu lửa truyền thống. Công
nghệ bê tông gốm đã mở ra nhiều hướng chế tạo vật liệu chịu lửa cấu trúc chất
lượng cao, giá thành hạ, tuổi thọ sử dụng dài hơn trong các lò công nghiệp. Với đề
tài Nghiên cứu chế tạo gốm chịu lửa hệ Silimanit (Al2O3=60-65%) bền cơ, bền nhiệt
theo phương pháp đúc rót từ huyền phù kết dính gốm nồng độ cao với nhiệt độ nung
kết khối thấp dưới 1300oC là bước đầu ở Việt Nam theo hướng nghiên cứu ứng
dụng nhằm tạo ra một loại vật liệu cấu trúc mới sử dụng trong lò nung công nghiệp

2


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa theo
công nghệ bê tông gốm sử dụng chất kết dính huyền phù gốm nồng độ cao.
a. Trên thế giới
Ngay từ thập niên 70-80 đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu chế tạo
huyền phù gốm dạng lỏng chứa tinh thể mulít làm chất kết dính gốm cho các cốt
liệu gầy alumosilicats. Tác giả Yu.E.Pivinskii đã nghiên cứu tính chất lưu biến của
huyền phù và đặc trưng công nghệ của nó khi chế tạo bê tông gốm [8].
[26],[30],[31]
Vào thập niên 90 thì hàng loạt các nghiên cứu về bê tông gốm từ huyền phù
kết dính nồng độ cao (HCBS) từ biến tính boxit giàu Al2O3 để chế tạo phối liệu đầm
rung các cấu kiện chịu lửa cho lò luyện kim, thùng đúc rót thép liên tục và các sản
phẩm bền sốc nhiệt theo hướng dẫn khoa học của viện sỹ Pivinski (Nga) đã được
công bố. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
Công trình nghiên cứu chế tạo chất kết dính huyền phù cao alumin theo
phương pháp biến tính bôxit nung. Tác giả đã rút ra kết quả rất tốt về tính chất kết

dính và chịu lửa của bê tông gốm này. Nguyên liệu chế tạo huyền phù gốm nồng độ
cao từ cốt liệu cao alumin (bôxit, sạn samốt mullit, mullit corun tổng hợp với hàm
lượng Al2O3=66-86%) trên thế giới khá phong phú và tập trung vào các nguồn:
Boxit nung của Trung Quốc nung trong lò đứng, lò thủ công ở nhiệt độ 150015500C có hàm lượng Al2O3=80-87%, TiO2 3-4%, R2O≤ 0,25% là nguyên liệu lý
tưởng để sản xuất chất kết dính gốm cũng như bê tông gốm liên kết cao alumin vào
thế kỷ 21.
Để chế tạo huyền phù gốm, tác giả đã dùng samốt bôxit cỡ hạt 1 - 3mm
nghiền ướt trong máy nghiền bi lót sứ uralit (hàm lượng Al2O3= 72-79 % và
ρ=3,15g/cm3). Môi trường pH được điều chỉnh bằng thuỷ tinh lỏng đạt giá trị tối ưu
9,1-9,8. Sau 15 giờ nghiền theo cơ chế nạp liệu 4 giai đoạn (5 giờ, 7 giờ, 10 giờ và
12 giờ) huyền phù đạt mật độ ρ = 2,7-2,75 g/cm3, độ ẩm 12-13% với nhiệt độ tự
hâm nóng trong máy đạt 35-600C. Nếu sử dụng máy nghiền bi 3,2m3 thì có thể giảm

3


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

số lần nạp liệu xuống 2-3 giai đoạn. Nâng cao nhiệt độ huyền phù khi nghiền sẽ ảnh
hưởng tốt đến vận tốc nghiền song nếu nhiệt độ tự hâm nóng của máy đạt > 800C thì
độ nhớt (linh động) của huyền phù tăng do hình thành hơi và “khô đi” của huyền
phù. Chất kết dính gốm trên cơ sở huyền phù nồng độ cao chế tạo trong công trình
này có thể kết dính tốt (độ xốp vật đúc = 16-18%, Rn mộc = 5-6 Mpa) khi chế tạo bê
tông gốm cốt liệu gầy là alumosilicat giàu Al2O3. [28], [29], [30], [32]
Trong một số công trình khác các tác giả đã nghiên cứu hệ bê tông gốm tự
chảy thích hợp với các sản phẩm đúc. Ở đây hệ vật liệu mullit-cacbuasilic được
khảo sát khá kỹ. Tác giả đó đã nghiên cứu tính lưu biến kỹ thuật của hệ tạo hình đúc
rung để nhận được bê tông gốm mullít-SiC bền cơ, bền nhiệt tốt. Chất kết dính hệ

mulit được nghiền từ gạch chịu lửa phế cao alumin loại MLD-62 chứa 62- 68%
mulit, 10-12% corun và 15-25% pha thuỷ tinh, hàm lượng Al2O3=66-67% và
SiO2=31-32%. Huyền phù có các tính chất sau: mật độ ρ=2,36g/cm3, nồng độ thể
tích pha rắn Cv=0,66, độ ẩm W=14,7%, độ pH tối ưu =9,6.[26]
Hỗn hợp bê tông gốm mullit- SiC gồm 48 % chất kết dính (tính theo vật chất
khô) và 52% cốt liệu gầy có đặc trưng lưu biến tốt khi tạo hình rung đúc trong
khuôn thạch cao. Sản phẩm đúc sau sấy có cường độ nén đạt 65-70 kG/cm2 nghĩa là
cao gấp hai lần các phối liệu gốm truyền thống sử dụng liên kết đất sét.
Bê tông gốm mullits-SiC liên kết mulít có mức độ oxy hoá thấp, nung ở
13500C tổn thất trọng lượng do SiC bị cháy chỉ cỡ 0,06-0,11% tương ứng với hàm
lượng SiC trong cấu trúc của bê tông gốm Cvd = 0,35 và 0,4.
Mẫu với Cvd = 0,4 nung ở 13000C, sau đó thử chỉ tiêu nhiệt độ biến dạng
dưới tải trọng cho kết quả cao. T0,6=15700C, T4=1710-17200C nghĩa là cao hơn mẫu
gạch chịu lửa hệ mulít-SiC ép bán khô nung xít đặc với thành phần tương tự khoảng
70-800C. Kết quả này đã chứng minh tính ưu việt của kỹ thuật bê tông gốm trong
chế tạo sản phẩm chịu lửa.[26]
b. Tại Việt Nam

4


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

Tại Việt Nam, lĩnh vực sản xuất vật liệu chịu lửa theo công nghệ bê tông
gốm, sử dụng chất kết dính huyền phù nồng độ cao đang còn là một vấn đề mới mẻ,
chưa thực sự được quan tâm nhiều. Từ trước tới nay chỉ có đề tài “Nghiên cứu chế
tạo vật liệu gốm chịu lửa hệ mulit-cacbuasilic theo công nghệ bê tông gốm” của
PGS.TS Đào Xuân Phái –Khoa hóa -Trường ĐHBKHN thực hiện, đã thu được một

số thành công đáng kể cả về mặt công nghệ lẫn ứng dụng. Sản phẩm của đề tài hiện
nay đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tế như bê tông gốm SiC hay chế tạo côn
đầu lò dùng trong các lò nung gốm sứ.
Còn ứng dụng công nghệ này vào sản xuất VLCL cao nhôm 60 -65% Al2O3
hệ selimanit.
thì chưa có công trình nghiên cứu nào.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích của đề tài
-

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và công nghệ bê tông gốm chế tạo VLCL cao nhôm
60 -65% Al2O3 hệ selimanit.

-

Nghiên cứu chế tạo chất liên kết huyền phù gốm nồng độ cao HCBS.

-

Ổn định và làm tăng tính lưu biến của chất liên kết huyền phù gốm nồng độ cao
HCBS.

- Chế tạo mẫu thử trong phòng thí nghiệm sử dụng chất liên kết HCBS và ảnh
hưởng của hàm lượng chất liên kết đến tính các tính chất của bê tông hay gạch chịu
lửa.
b. Cơ sở khoa học, thực tiễn
-

Từ cơ sở các nguồn thông tin, tư liệu nghiên cứu về công nghệ bê tông gốm.


-

Phân tích đánh giá và tham khảo đặc điểm kỹ thuật của từng loại nguyên
liệu.

5


Luận văn thạc sĩ

-

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

Áp sát các tiêu chuẩn về phương pháp thử trong và ngoài nước để tiến hành
nghiên cứu thí nghiệm.

-

Phương pháp vật lý: Kính hiển vi điện tử quét để quan sát bề mặt nguyên liệu
và mẫu thử.

-

Phương pháp hóa học: để xác định thành phần hóa nguyên liệu nghiên cứu.

-

Kết hợp định tính với định lượng để nội suy.


-

Ứng dụng vào thực tế sản xuất để khẳng định các kết quả nghiên cứu

c. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Xác lập quy trình chuẩn cho một số các công đoạn như sau:
- Lựa chọn nguyên liệu, phụ gia phù hợp.
- Phương pháp nghiền, thời gian nghiền hợp lý, hàm lượng phụ gia phân tán.
- Khảo sát ảnh hưởng của HCBS đến phát triển cường độ của mẫu bê tông trong
phòng Thí nghiệm dựa trên thiết kế cấp phối hạt của phối liệu mẫu bê tông truyền
thống).
- Khảo sát ảnh hưởng của quá trình gia nhiệt mẫu bê tông đến tính chất của mẫu
bê tông.
- Phân tích đánh giá kết quả.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp kế thừa:
Áp dụng kiến thức đã học và tổng kết của những bậc tiền bối đi trước trong
lĩnh vực chế tạo bê tông gốm sử dụng chất liên kết HCBS. (tài liệu tham khảo)
b. Phương pháp thực nghiệm:
- Phương pháp phân tích hoá học.
- Phương pháp phân tích thành phần hạt (bằng sa lắng hoặc tán sạ laze).

6


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

- Phương pháp xác định tỷ trọng (khối lượng thể tích).

- Phương pháp kiểm tra các kích thước và độ biến dạng của sản phẩm (TCVN 54361998).
- Xác định độ hút nước TCVN 5436-1998 mục 6
Trình tự nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấp phối nguyên liệu, phụ gia điều chỉnh đến tính
chất của chất kết dính huyền phù gốm, từ đó lựa chọn cấp phối tối ưu cho phối liệu.
- Sử dụng kết quả nghiên cứu cấp phối tối ưu để đưa ra phương pháp nghiền phối
liệu cho phù hợp để tăng Cv và tăng tính linh động của hồ đồng thời ổn định hồ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng HCBS đến tính chất của sản phẩm mẫu
đúc.
- Một số tính chất cơ lý của vật liệu chịu lửa, bê tông chịu lửa được thực hiện theo
các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
6. Ý nghĩa của đề tài
Trong hàng loạt các thiết bị nhiệt của công nghiệp luyện kim và hóa chất làm
việc ở nhiệt độ cao thường xây dựng lớp lót chịu lửa từ bê tông chịu lửa dạng khối,
phối liệu đầm hoặc các chi tiết vật liệu chịu lửa không định hình khác. Nhược điểm
chung của các loại bê tông này là có mật độ không cao, giảm cường độ trong
khoảng nhiệt độ xác định (8000C – 10000C), ổn định thể tích kém, có sự tương tác
phụ giữa chất kết dính và cốt liệu độn khi làm việc ở nhiệt độ cao hạ thấp độ chịu
lửa của bê tông và khả năng chịu mài mòn tốt,… Để khắc phục các nhược điểm đó
của các hệ bê tông chịu lửa truyền thống người ta tìm cách thay thế chúng bằng bê
tông gốm (ceramobetone). Bê tông gốm là hệ vật liệu Composit đa cỡ hạt dị thể
(nhiều pha), gồm các hạt thô của cốt liệu gầy (50 – 80% thể tích), các hạt trung gian
và được lấp đầy các khoảng trống bởi hệ chất kết dính gốm đa pha phân tán (chất
kết dính HCBS của bê tông gốm). Sau khi tạo hình theo kỹ thuật rung ép ta thu
được sản phẩm có kết cấu xít chặt và bền vững sau khi đóng rắn. Vật liệu như vậy

7


Luận văn thạc sĩ


Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

có cấu trúc tương tự như “bê tông” song lại có “khung xương cốt liệu gốm”. Ở đây
cốt liệu gầy và chất kết dính có cùng một bản chất giống nhau (thành phần hóa học,
dạng cấu trúc)
Áp dụng công nghệ bê tông gốm này vào sản xuất VLCL cao nhôm hệ
selimanit hàm lượng Al2O3 60-65% ta có thể tận dụng được sản phẩm phế thải công
nghiệp của các lò nung, nguyên liệu trong nước rẻ tiền,..và đặc biệt là sản phẩm của
ta không nung, hoặc nếu có thể chỉ cần gia nhiệt ở nhiệt độ thấp mà vẫn đảm bảo
các tính năng kỹ thuật của sản phẩm VLCL. Chính vì điều này mà nó có ý nghĩa rất
lớn trong việc bảo vệ môi trường của chúng ta, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm
nhiên liệu,..
7. Dự kiến áp dụng kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm dự kiến sẽ được triển khai và áp
dụng sản xuất thử nghiệm tại xưởng sản xuất VLCL – Bát Tràng.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày trên 70 trang A4 gồm các phần: mở đầu, 03 chương,
kết luận và kiến nghị.
Luận văn được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của bộ môn CNVL Silicat –
trường Đại học Bách khoa – Hà Nội và phòng thí nghiệm của khoa CNVL trường
Cao đẳng hóa chất – Lâm Thao – Phú Thọ dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo
PGS.TS Đào Xuân Phái.
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy hướng dẫn,
các thầy cô trong Bộ môn CNVL Silicat trường ĐHBK Hà Nội, đã giúp đỡ tôi hoàn
thành bản luận văn này.

8



Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

CHƯƠNG I : CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA BÊ TÔNG GỐM
1.1. Công nghệ chế tạo gạch chịu lửa và ý nghĩa của chất liên kết trong sản
xuất VLCL
1.1.1. Nguyên liệu chế tạo gốm chịu lửa hệ Silimanit (Al2O3=60-65%) theo các
phương pháp truyền thống:
* Nguyên liệu: mua về kiểm tra các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn:
- Phân tích thành phần hóa của nguyên liệu: theo TCVN 6530 – 99.
- Độ ẩm các loại hạt theo TCVN 4196 – 86.
- Xác định thành phần cỡ hạt theo TCVN 4345 – 86.
* Phối liệu
- Tỉ lệ:

Phụ gia gầy Sạn HA 50-60% : 50-80%
Đất sét làm chất kết dính, bột nhôm HA 50-60% : 50-20%

Đối với sản phẩm cao HA : CLG 80-90%. Đất sét làm chất kết dính 10-20%
(loại này có độ ẩm nhỏ, sức co nhỏ, chính xác về hình dạng, kích thước, cường độ
sản phẩm cao, giá thành cao).
Trộn phối liệu ở phương pháp bán khô là chủ yếu: Dùng máy trộn bánh xe. Đầu
tiên thấm ướt hạt Sa mốt bằng bùn đất sét kết dính để tạo nên bề mặt các hạt Sa mốt
một màng mỏng đất sét, sau đó cho đất sét dạng bột mịn vào. Tùy theo độ ẩm của
đất sét và sa mốt mà điều chỉnh lượng đất sét bùn và đất sét bột để đạt độ ẩm tạo
hình thích hợp. Dùng máy trộn bánh xe vì nó vừa trộn vừa miết, vừa làm sít đặc
phối liệu dưới tác dụng của bánh xe. Máy trộn có nhiệm vụ làm kết dính và liên kết
các hạt sạn HA với nhau.
* Tạo hình sản phẩm: Phương pháp tạo hình ép bán khô bảo đảm cho sản phẩm có

chất lượng cao, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật:
-

Kích thước hình dạng ổn đinh

9


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

-

Cấu tạo viên gạch đồng nhất

-

Gạch có độ bền nhiệt cao

-

Mật độ và cường độ đạt cao

-

Thay đổi thể tích khi nung nhỏ.

* Sấy sản phẩm
Độ ẩm của viên mộc sau khi tạo hình tùy phương pháp sản xuất dao động

khoảng 5-20% vì vậy cần phải sấy để còn lại 1-3% trước khi vào lò nung. Đặc biệt
đối với sản phẩm tạo hình bằng phương pháp dẻo và đổ rót. Sản phẩm tạo hình bằng
phương pháp nén bán khô sau khi nén xong có thể xếp lên xe goòng vào lò nung ở
đó tiến hành sấy và nung.
Thời gian sấy: phụ thuộc vào loại sản phẩm. Ép bán khô 12-18h sản phẩm ép
dẻo 20-30h.
* Nung sản phẩm
Nung sản phẩm HA nhằm làm kết khối, làm sít đặc sản phẩm đến mức cần
thiết đảm bảo độ ổn định thể tích khi sử dụng. Giai đoạn nung là giai đoạn quyết
định chất lượng sản phẩm nhất. Vì vậy cần phải có 1 chế độ nung và nhiệt độ thích
hợp. Nếu nhiệt độ quá cao sản phẩm sau này có cường độ cao, mật độ lớn nhưng do
nhiệt độ quá cao khi nung sản phẩm bị mềm đi và biến dạng do clinke hóa, độ bền
nhiệt giảm. Ngoài ra sản phẩm còn có thể bị nứt nẻ do ứng suất quá lớn xuất hiện
khi nung, do nhiệt độ phân phối không đều khi đốt nóng và làm nguội.
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu cơ – lý – hóa – nhiệt.
STT

Tên nguyên liệu

ĐVT
HA-I

HA-II

1

Hàm lượng AL2O3

%


61-:- 65

56 -:- 60

2

Độ chịu lửa

°C

≥ 1790

≥ 1770

10


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

3

Độ co phụ trong 2 giờ

%

≤ 0,5

≤ 0,5


4

Tại nhiệt độ

°C

1460

1420

5

Cường độ nén nguội

Mpa

≥ 55

≥ 50

6

Độ xốp biểu kiến

%

≤ 20

≤ 21


7

Khối lượng thể tích

g/cm3

≥ 2,50

≥ 2,40

8

Nhiệt độ biến dạng dưới tải trọng
2kg/cm2

°C

> 1460

> 1420

9

Độ bền xung nhiệt (850 °C - nước)

Lần

≥ 30


≥ 30

1.1.2. Ý nghĩa của chất liên kết trong sản xuất VLCL
Liên kết - kết dính là những khái niệm kỹ thuật có từ xưa. Tuy nhiên để hiểu
đúng về cơ chế của lực dính kết giữa chất liên kết và các vật liệu nói chung và của
vật liệu chịu lửa nói riêng, cần phải nắm được những luận đề cơ bản về lý thuyết kết
dính. Những vấn đề mang tính chất lý thuyết về lực dính kết thực chất chỉ mới trở
thành những đề tài nghiên cứu khoa học trong khoảng 40 năm về trước.
Lúc mới đầu người ta cho rằng quá trình dính-dán giữa các vật thể là quá
trình đưa vào giữa bề mặt hai vật thể một lớp chất lỏng, chất này sẽ đóng rắn sau
một thời gian nào đó rồi làm cho các vật thể gắn chặt vào nhau [7].
Các chất lỏng dán - dính có thể là một màng mỏng sau khi keo hoá (giêlatin
hoá) sẽ biến thành keo cứng.
Nếu màng mỏng đó là các vật chất có đặc tính nóng chảy khi nung nóng thì
phải có khả năng đóng rắn sau khi làm nguội. Cũng có thể là một màng mỏng thì sẽ
đóng rắn lại nhờ một phản ứng hoá học nào đó.
Về sau khi phát triển nghiên cứu người ta đã đi đến quy ước rằng: Tất cả các
loại keo, hồ dạng vô cơ, các loại chất dính kết, chất che phủ, các dạng men, các vật
chất hàn kim loại đều phải có một tính chất chung là: chúng có khả năng tạo ra một
liên kết bền vững với bề mặt của một vật thể khác[17].

11


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

Hiện nay, người ta cho rằng hiện tượng kết dính được xác định bởi hai yếu
tố: Lực dính và độ bám chặt của vật liệu. Sự gắn chặt giữa chất dính-dán với vật

liệu khác được gọi là lực dính. Còn độ bền chắc của bản thân lớp keo dính được
định nghĩa là lực bám.
Điều kiện để quá trình dán - dính được bền vững, lâu dài là lực dính của chất
keo dính với bề mặt của vật thể rắn phải lớn hơn lực bám (là lực níu kéo của các
phân tử nhỏ bé trong thành phần của chất keo dính) tạo nên. Bề mặt của chất nền
(chất cần dán) có ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trình dán dính vật liệu [3].
Người ta chia lực dính làm 2 loại: Lực dính riêng (hay lực dính tự thân) và
lực dính cơ học.
Về lực dính riêng (lực dính tự thân) hiện nay đang tồn tại một số thuyết bao
gồm: Lý thuyết hấp phụ, thuyết khuếch tán, thuyết hoá học và thuyết điện tử. Lực
bám dính của vật liệu được đặc trưng bằng cường độ bám dính (kG/cm2). Tuỳ thuộc
vào bản chất và đặc tính của các chất kết dính khác nhau mà cường độ bám dính
cũng khác nhau.
Quá trình sản xuất gạch chịu lửa phải qua nhiều khâu công nghệ liên hoàn,
đồng bộ. Một trong những khâu quyết định đến tính chất và giá trị sử dụng của gạch
chịu lửa là khâu kỹ thuật công nghệ tạo nên sự liên kết bền vững giữa các hạt cốt
liệu chịu lửa nhằm tạo nên sản phẩm đạt được các tính năng kỹ thuật cần thiết, thoả
mãn yêu cầu sử dụng trong các thiết bị nhiệt.
Trong công nghệ cổ điển, thông thường người ta giải quyết vấn đề liên kết đó
bằng cách tạo nên một lớp (một pha) nóng chảy có tính năng và thành phần hoá học
tương đương thành phần của cốt liệu. Ví dụ như khi sản xuất gạch samốt, gạch cao
nhôm người ta phải sử dụng đất sét hoặc cao lanh chịu lửa để làm chất kết dính cho
phần cốt liệu samốt. Sản phẩm sau khi ép định hình kích thước được nung đến một
nhiệt độ xác định của loại gạch cần sản xuất để tạo ra một pha liên kết có thành
phần và tính chất tương ứng. Phương pháp liên kết này là liên kết silicát nóng
chảy.[8] Tương tự như vậy, khi sản xuất gạch manhêdi hoặc gạch manhêdi-crôm,

12



Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

gạch crôm-manhêdi, gạch spinel…, người ta cũng phải tạo ra một pha liên kết bằng
chính một phần vật liệu của các dạng sản phẩm đó rồi nung đến nhiệt độ kết khối
của phần pha liên kết, để tạo ra cường độ và tính năng cơ lý chung cho sản phẩm.[6]
Với phương pháp liên kết như vậy trong công nghệ thông thường, cổ điển
người ta có xu hướng giảm nhẹ thành phần và tính chất của pha liên kết so với cốt
liệu để dễ nung luyện. (Một khâu tốn kém và khó khăn trong công nghệ sản xuất vật
liệu chịu lửa nói chung).
Với mục đích nghiên cứu, tìm kiếm các dạng liên kết khác nhau trong công
nghệ sản xuất gạch chịu lửa nhằm giảm nhẹ và đơn giản bớt công nghệ góp phần hạ
giá thành sản phẩm mà vẫn tạo ra được sản phẩm có những tính năng kỹ thuật đủ
tốt, đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, người ta đã nghiên cứu, tìm tòi, tiến hành thực
nghiệm khoa học công nghệ và đưa vào áp dụng nhiều loại vật chất liên kết khác
nhau. Một trong những kết quả của quá trình đó là sự ra đời của chất liên kết gốm
huyền phù nồng độ cao (highly concentrate ceramic binder suspension-HCBS) sử
dụng trong công nghệ bê tông gốm để sản xuất vật liệu chịu lửa mới được áp dụng
gần đây.
1.2 Cơ sở khoa học công nghệ chế tạo bêtông gốm từ chất kết dính huyền phù
gốm nồng độ cao.
Tính chất kết dính của Huyền phù gốm nồng độ cao từ một vài ôxyt (như
SiO2, Al2O3, ZrO2…) có ý nghĩa quyết định xác lập cơ sở công nghệ chế tạo Bê
tông gốm. Lý thuyết hóa lý các chất vô cơ đã khẳng định rằng: các ôxýt có trị số
Thế Ion cao hoàn toàn có khả năng hình thành với nước tạo ra Huyền phù nồng độ
cao, [13] và tùy theo mức độ tách nước sau đó có thể xảy ra quá trình Đa ngưng tụ
với sự hình thành mạch liên kết Siloxane, kết quả cuối cùng là sản phẩm đóng rắn
huyền phù nồng độ cao có cường độ cơ học lớn. Lấy thí dụ: với hệ huyền phù nồng
độ cao chế tạo từ Ốxyt Silíc (SiO2) khi đóng rắn theo cơ chế đa ngưng tụ và tăng

bền khi gia nhiệt (sấy và nung sau khi tạo hình) sẽ chuyển từ mạch liên kết Silanol
có lực liên kết Hydrô sang mạch liên kết Siloxane, với lực liên kết đồng hóa trị đạt

13


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

giá trị năng lượng liên kết Si – O đến 444 Kj/mol, lớn gấp hai lần năng lượng liên
kết Ca – O ( 209 Kj/mol) ở các chất kết dính thủy lực như xi măng cao Alumin. Cơ
chế phản ứng có thể miêu tả bởi phương trình sau:[13]
≡ Si – OH
(Silanol)

+

OH – Si ≡

→∆To →

≡ Si – O – Si ≡

(Silanol)

(Siloxane)

Chính nhờ vậy mà sản phẩm bê tông gốm đi từ cát Quắc sau khi gia nhiệt ở
trên 1250oC có thể đạt Rn= 102 – 123 MPa, Ru= 24,2 - 25,5 MPa.

Ở bê tông Gốm chịu lửa trên cơ sở chất kết dính huyền phù gốm nồng độ cao
cộng sinh với cốt liệu gầy từ ôxyt kết khối xít đặc, phản ứng đa ngưng tụ xảy ra
ngay ở các nguyên tử trên bề mặt các hạt cốt liệu gầy, tạo liên kết bền giữa chất kết
dính và cốt liệu gầy. Tại vị trí tiếp xúc khi đóng rắn ở nhiệt độ thấp xuất hiện mạch
liên kết Silanol với lực liên kết Hydrô làm gia tăng tính chất kết dính của huyền
phù. Quá trình này còn gọi là sự “Kết khối lạnh”. Độ bền của mạch liên kết tăng
liên tục nếu sau khi tách khuôn, sản phẩm mộc được gia nhiệt trong quá trình sấy
(110oC) và nung ở nhiệt độ cao. Các thông số đặc trưng của huyền phù kết dính
nồng độ cao khi gia công như: độ phân tán của chất rắn lớn (hàm lượng hạt mịn
dưới 20 µm chiếm hơn 50% và tất cả hạt rắn trong huyền phù đều đạt kích thước
qua sàng №0063), độ nhớt động học thấp, giá trị pH tối ưu tùy theo môi trường keo
tụ, đặc biệt là phải có nồng độ pha rắn theo thể tích cao (Cv = 0,68 – 0,7) và độ ẩm
huyền phù thấp (W ≤ 20 % ). Trong công nghệ chế tạo chất kết dính huyền phù gốm
nồng độ cao người ta còn áp dụng cả kỹ thuật ổn định độ nhớt của keo bằng khuấy
trộn cơ học và tăng bền bằng quá trình hoạt hóa mạch kết dính tiếp xúc giữa chất
kết dính với cốt liệu gầy. Đó là các thủ pháp kỹ thuật hiệu quả nhằm tăng cường
tính chất của bê tông gốm [26],[30].
Có thể khẳng định rằng : Bê tông gốm là hệ vật liệu composits dị thể nhiều
pha đa phân tán. Cấu trúc của bê tông gốm bao gồm từ 50 – 70 % (theo thể tích) cốt
liệu gầy dạng mảnh thô đến hạt nhỏ, mịn gốc gốm với cơ cấu thành phần hạt hợp lý
nhằm đảm bảo sắp xếp khung cấu trúc xít đặc nhất, trong đó không gian rỗng giữa

14


Luận văn thạc sĩ

Chuyên ngành: CNVL Vô cơ

các hạt cốt liệu gầy được lấp đầy (đúc điền đầy) bằng huyền phù phân tán mịn. Bản

chất cốt liệu gầy và pha rắn của huyền phù có thể đồng nhất hoặc khác nhau (về
thành phần hóa học và biến đổi cấu trúc vi mô). Cốt liệu gầy có thể có độ xốp khác
nhau hoặc xít đặc cao, đơn hoặc đa cỡ hạt.
Theo nguyên lý chế tạo có thể khái quát phân loại Bê tông gốm thành 4
nhóm cấu trúc như sau : [26]

15


×