Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu hệ thống IMS và ứng dụng trong việc triển khai giải pháp IMS của hãng alcatel lucent

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 115 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờng đại học bách khoa hà nội
---------------------------

Dơng trọng bình

Nghiên cứu hệ thống ims và ứng
dụng trong việc triển khai giải
pháp ims của hng Alcatel-lucent

Luận văn thạc sĩ điện tử viễn thông
Khóa 2007 - 2009

Hà Nội, Năm 2009


Luận văn thạc sĩ

Mục lục

Mục lục
Mục lục ............................................................................................................... i
Từ và thuật ngữ viết tắt .................................................................................. v
Mục lục hình ..................................................................................................viii
Mục lục bảng ................................................................................................... ix
Lời mở đầu ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ IMS TRONG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ..... 3
1.1

Khái niệm chung về IMS.................................................................................. 3


1.2
Lịch sử phát triển của IMS.............................................................................. 5
1.2.1 Từ GSM tới 3GPP Release 7 .....................................................................................5
1.2.2 Phiên bản Release 99 của 3GPP .............................................................................5
1.2.3 Bản Release 4 của 3GPP ...........................................................................................6
1.2.4 3GPP Release 5, 6 và 7 .............................................................................................6
1.3
Phân tích các tiêu chuẩn về IMS của 3GPP .............................................. 8
1.3.1 Các tính năng IMS trong phiên bản Release 5 .................................................10
1.3.2 Các tính năng IMS trong phiên bản Release 6 .................................................14
1.3.3 Nhận xét về vấn đề lựa chọn phiên bản IMS ...................................................15
1.4
IMS trong cấu trúc hệ thống thông tin di động thế hệ mới.............. 17
1.4.1 Cấu trúc chức năng của mạng NGN di động ....................................................17
1.4.2 Các chức năng cơ bản của IMS trong hệ thống NGN di động .....................18
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC IMS THEO TIÊU CHUẨN 3GPP ............................. 22
2.1

Cấu trúc phân lớp ............................................................................................. 22

2.2

Sự tự do truy nhập........................................................................................... 23

2.3
Mô tả mối quan hệ các thực thể và các chức năng trong IMS ........ 24
2.3.1 Các thực thể thực hiện chức năng điều khiển phiên cuộc gọi (CSCF) ......25
2.3.2 Cơ sở dữ liệu. .............................................................................................................28
2.3.3 Các chức năng dịch vụ ............................................................................................29
2.3.4 Các chức năng hoạt động liên mạng ..................................................................32

2.3.5 Các chức năng hỗ trợ...............................................................................................33

i


Luận văn thạc sĩ

Mục lục

2.3.6 Các thực thể GPRS....................................................................................................34
2.4
Các điểm tham chiếu IMS ............................................................................. 35
2.4.1 Điểm tham chiếu Gm ...............................................................................................36
2.4.2 Điểm tham chiếu Mw ...............................................................................................37
2.4.3 Điểm tham chiếu điều khiển dịch vụ IMS (ISC) ...............................................37
2.4.4 Điểm tham chiếu Cx .................................................................................................38
2.4.5 Điểm tham chiếu Dx.................................................................................................41
2.4.6 Điểm tham chiếu Sh .................................................................................................41
2.4.7 Điểm tham chiếu Si ..................................................................................................43
2.4.8 Điểm tham chiếu Dh ................................................................................................43
2.4.9 Điểm tham chiếu Mm ...............................................................................................43
2.4.10 Điểm tham chiếu Mg ................................................................................................44
2.4.11 Điểm tham chiếu Mi .................................................................................................44
2.4.12 Điểm tham chiếu Mj .................................................................................................44
2.4.13 Điểm tham chiếu Mk ................................................................................................44
2.4.14 Điểm tham chiếu Mn ................................................................................................44
2.4.15 Điểm tham chiếu Ut .................................................................................................45
2.4.16 Điểm tham chiếu Mr .................................................................................................45
2.4.17 Điểm tham chiếu Mp ................................................................................................45
2.4.18 Điểm tham chiếu Go ................................................................................................46

2.4.19 Điểm tham chiếu Gq ................................................................................................46
2.4.20 Tổng kết các điểm tham chiếu. ............................................................................47
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP IMS CỦA HÃNG ALCATEL-LUCENT

......................................................................................................................... 50
3.1. Giới thiệu giải pháp IMS của Alcatel-Lucent.......................................... 50
3.1.1. Tổng quan giải pháp. ...............................................................................................50
3.1.2. Các thiết bị IMS của Alcatel-Lucent.....................................................................51
3.2.

Sơ đồ cấu trúc mạng IMS dùng sản phẩm Alcatel-Lucent. ............... 54

3.3. Thiết bị điều khiển cổng phương tiện 5020 MGC-8. ............................ 55
3.3.1 Tổng quan chức năng trong mạng NGN. ..............................................................55
3.3.2 Thiết bị 5020 MGC-8 thực hiện chức năng điều khiển phương tiện MGCF
trong mạng IMS. .....................................................................................................................57
3.3.3 Thiết bị 5020 MGC-8 thực hiện chức năng điều khiển biên đấu nối IBCF
58

ii


Luận văn thạc sĩ

Mục lục

3.4. Thiết bị máy chủ điều khiển cuộc gọi IP 5060ICS............................... 59
3.4.1. Tổng quan hệ thống 5060 ICS trong mạng IMS. ............................................59
3.4.2. Các chức năng của thiết bị 5060 ICS trong mạng IMS. ................................60
3.4.3. Cấu trúc phần cứng và phần mềm thiết bị 5060 ICS. ...................................63

3.4.4. Khối điều khiển dịch vụ IP 5450 ISC của thiết bị 5060 ICS trong mạng
IMS. 64
3.4.5. Khối điều khiển nguồn tài nguyên IP 5450 IRC của thiết bị 5060 ICS. ....66
3.5.

Thiết bị tài nguyên phương tiện 5900 MRF. ........................................... 68

3.6.

Máy chủ điều khiển vận hành tập trung OMC-P ................................... 70

3.7.

Thiết bị máy chủ dịch vụ nhắn tin tích hợp 5100 CMS....................... 71

3.8.

Thiết bị tính cước hội tụ tức thời 8610 ICC. ........................................... 72

3.9.

Cổng phương tiện 7150 MG .......................................................................... 73

3.10. Thiết bị kiểm soát gói tin giữa hai mạng đồng cấp ACME 9200 ..... 74
3.11. Thiết bị an ninh Fortinet Fortigate -5000 ............................................... 76
CHƯƠNG IV: KẾT NỐI HỆ THỐNG IMS ALCATEL-LUCENT VỚI HÃNG KHÁC

......................................................................................................................... 77
4.1.


Giới thiệu............................................................................................................. 77

4.2. Tổng hợp kết quả đo kiểm tra. .................................................................... 79
4.2.1 Thiết bị điều khiển cổng phương tiện Alcatel-Lucent kết nối với thiết bị
truy nhập Nokia-Siemens. ....................................................................................................79
4.2.2 Thiết bị điều khiển cổng phương tiện Nokia-Siemens kết nối với thiết bị
truy nhập Alcatel-Lucent.......................................................................................................82
4.2.3 Giao thức SIP-I giữa thiết bị điều khiển Alcatel-Lucent với thiết bị NokiaSiemens. ....................................................................................................................................85
4.3.

Đánh giá. ............................................................................................................. 87

4.4. Một số bản tin traces đo kiểm điển hình. ................................................ 87
4.4.1 Sơ đồ thủ tục đăng ký SIP .....................................................................................87
4.4.2 Phân tích các bản tin. ..............................................................................................89
4.4.3 Bản tin traces quá trình dăng ký SIP (IMS Alcatel-Lucent)..........................92

iii


Luận văn thạc sĩ

Mục lục

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 100
TÓM TẮT LUẬN VĂN ..................................................................................... 102

iv



Luận văn thạc sĩ

Từ và thuật ngữ viết tắt

Từ và thuật ngữ viết tắt
Từ viết tắt
(A-RACF)

Tiếng Anh
Access Resource
Admission Control
Function

Tiếng Việt
Chức năng điểu khiển tài nguyên truy cập

3GPP

3rd Generation
Partnership Project

Dự án hợp tác về mạng viễn thông thế hệ
thứ 3

AAL2/ATM
AKA

ATM Adaptation Layer
Authentication and Key

Agreement

Lớp thích ứng ATM
Sự nhận thực và thoả thuận khoá nhận
thực

AUC
BGCF

Authentication Centre
Breakout Gateway
Control Function

Trung tâm nhận thực
Chức năng điều khiển cổng vào ra

BICC

Bearer Independent Call
Control

Điều khiển cuộc gọi độc lập với kênh
mang

CAMEL

Customized Applications Giao thức hỗ trợ tối ưu các dịch vụ trên
for Mobile network
mạng di động
Enhanced Logic


CDR
CS
CSE

Charging Data Record
Circuit Switch
Customized Service
Enviroment

Bản ghi dữ liệu tính cước
Chuyển mạch kênh
Môi trường tối ưu dịch vụ

EDGE

Enhanced Data Rates for
Global Evolution

Mạng vô tuyến cải tiến về giao diện vô
tuyến GSM nhằm tăng tốc độ truyền số
liệu

GERAN

GSM/Edge Radio
Access Network

Mạng truy nhập vô tuyến GSM hoặc
EDGE


GGSN

Gateway GPRS Support
Node

Nút hỗ trợ Cổng vào ra GPRS

GPRS

General Packet Radio
Service

Dịch vụ vô tuyến gói thông thường

HSS
ICCF
I-CSCF
IMS

Home Subscriber Server

Máy chủ thuê bao thường trú
Chức năng thu thập tính cước cục bộ
CSCF tham vấn
Phân hệ đa phương tiện dựa trên giao
thức Internet

IMSI


International Mobile
Subscriber Identier

Interrogating-CSCF
IP Multimedia
Subsystem

Số nhận dạng thuê bao di động quốc tế

v


Luận văn thạc sĩ

Từ và thuật ngữ viết tắt

IP
ISIM

Internet Protocol
IP Multimedia Services
Identity Module

Giao thức Internet
Modun nhận dạng các dịch vụ đa phương
tiện IP

MAR

Multimedia-AuthRequest


Yêu cầu nhận thực đa phương tiện

MRFC

Multimedia Resource
Function Controller

Bộ điều khiển chức năng tài nguyên đa
phương tiện

MRFP

Media Resource
Function Processor

Bộ xử lý chức năng tài nguyên truyền
thông

MSC
OSA

Mobile Switching Centre Trung tâm chuyển mạch di động
Open Services
Kiến trúc các dịch vụ mở
Architecture

PCRF

Policy anh Charging

Rule Function

Chức năng luật tính cước và chính sách

P-CSCF
PS
PSI
PSTN

Proxy-CSCF
Packet Switch
Public Service Identity
Public Switched
Telephone Network

CSCF uỷ quyền
Chuyển mạch gói
Nhận dạng dịch vụ công cộng
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng

RACF+A75

Resource Access Control Phương tiện điều khiển truy nhập tài
Facility
nguyên

RTP

Real-time Transport
Protocol


Giao thức truyền tải thời gian thực

RTR

RegistrationTermination-Request

Yêu cầu kết thúc đăng ký

SA
SBLP

Security Association
Service-Based Local
Policy

Sự kết hợp bảo mật
Chính sách nội bộ dựa trên dịch vụ

SDP

Session Description
Protocol

Giao thức mô tả phiên

SEG
SGSN

Security Gateway

Serving GPRS Support
Node

Cổng vào ra bảo mật
Nút hỗ trợ phục vụ GPRS

SGW
SIM

Signalling Gateway
Subscriber Identity
Module

Cổng vào ra báo hiệu
Modun nhận dạng thuê bao

THIG

Topology Hiding Internetwork Gateway

Cổng vào ra ẩn cấu hình giữa các mạng

vi


Luận văn thạc sĩ

Từ và thuật ngữ viết tắt

UAR


User-AuthorizationRequest

Yêu cầu trao quyền người dùng

UE
UMTS

User Equipment
Universal Mobile
Telecommunications
System

Thiết bị của người dùng
Hệ thống viễn thông di động toàn cầu

WCDMA

Wideband Code Division Đa truy nhập phân chia theo mã băng
Multiple Access
rộng

WLAN

Wireless Local Area
Network

Mạng nội vùng không dây

UTRAN


UMTS Terrestrial Radio
Access Network

Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS

USIM

UMTS Subscriber
Identity Module

Modun nhận dạng thuê bao UMTS

vii


Luận văn thạc sĩ

Mục lục hình

Mục lục hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

1.1 IMS trong các mạng hội tụ. .........................................................................4
1.2 Vai trò của IMS trong các mạng chuyển mạch gói. ....................................6
1.3 Cấu trúc các phần tử chức năng cơ bản của IMS (3GPP Release 5)........11
1.4 Cấu trúc phân lớp của mạng NGN- Mobile. ...............................................18
2.1 Cấu trúc lớp và IMS....................................................................................22
2.2 Truy nhập tự do trong IMS. .......................................................................24
2.3 S-CSCF định tuyến và tạo lập phiên IMS cơ bản. .....................................28
2.4 Cấu trúc HSS. .............................................................................................29
2.5 Mối quan hệ giữa các loại máy chủ ứng dụng khác nhau. .......................31
2.6 Sự chuyển đổi báo hiệu trong SGW. ..........................................................33
2.7 Cấu trúc IMS. ..............................................................................................35
2.8 HSS giải pháp sử dụng SLF. .......................................................................41
3.1 Cấu trúc logic mạng IMS với các thiết bị Alcatel-lucent............................55
3.2 Vị trí thiết bị 5020 MGC-8 trên mạng NGN. ...............................................56
3.3 Thiết bị 5020 MGC-8 thực hiện chức năng MGCF. ....................................57
3.4 Vị trí thiết bị 5060 ICS trên mạng IMS. .....................................................59
3.5 Sơ đồ khối chức năng 5060 ICS. ...............................................................63

3.6 Cấu trúc phần cứng thiết bị 5060 ICS. ......................................................64
3.7 Thiết bị MRF trong mạng IP. ......................................................................68
4.1 Thiết bị IMS Alcatel-Lucent kết nối với IMS hãng Nokia-Siemens ............78
4.2 Lưu đồ bản tin trong thủ tục đăng ký .......................................................88

viii


Luận văn thạc sĩ

Mục lục bảng

Mục lục bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

1.1 Các đặc tính của IMS theo các phiên bản của 3GPP. .................................8
1.2 Các tính năng IMS cơ bản được chuẩn hóa trong phiên bản 6. ..............15
2.1 Các lệnh Cx. ...............................................................................................39
2.2 Các lệnh Sh. ...............................................................................................42
2.3 Tổng kết các điểm tham chiếu..................................................................49
3.1. Thiết bị lớp ứng dụng...............................................................................52
3.2. Thiết bị lớp điều khiển phiên. ..................................................................53
3.3. Thiết bị lớp truy cập và biên. ...................................................................54
3.4. Thiết bị hỗ trợ khác. .................................................................................54
3.5 Các giao diện của thiết bị 5020 MGC-8. ...................................................58
3.6 Các giao diện khối 5450 ISC. ....................................................................66
3.7 Các giao diện SPDF của khối 5450 IRC ....................................................67
3.8 Các giao diện PCRF của khối 5450 IRC. ...................................................67
3.9 Các giao diện của 5900 MRF. ....................................................................69
3.10 Các giao diện của server quản lý OMC-P. ...............................................71
3.11 Các giao diện của thiết bị 5100 CMS. .....................................................72
3.12 Các giao diện của thiết bị 8610 ICC. ......................................................73
3.13 Các giao diện của thiết bị 7510. .............................................................74
3.14 Các giao diện của thiết bị ACME 9200. ...................................................75
4.1 Kết quả đo kiểm tra MGC Alcatel-Lucent kết nối với AG Nokia-Siemens .82
4.2 Kết quả đo kiểm tra MGC Nokia-Siemens kết nối với AG Alcatel-Lucent .85
4.3 Kết quả kiểm tra MGC Nokia-Siemens kết nối với MGC Alcatel-Lucent ...86
4.4 Phân tích các bản tin. ................................................................................92


ix


Luận văn thạc sĩ

Lời mở đầu

Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết, khái niệm IMS được bắt đầu với việc chuẩn hóa cấu
trúc mạng di động 3G trong phiên bản Release 5 của 3GPP. Trong cấu trúc Release
5 này, phần mạng lõi xuất hiện thêm phân hệ IMS tạo ra một nền tảng dịch vụ với
phần điều khiển dựa trên giao thức SIP. Nền tảng dịch vụ này cho phép cung cấp
các phiên truyền đa phương tiện cho mạng di động. Việc chuẩn hóa cấu trúc IMS
cho mạng cố định được bắt đầu với Release 1 của TISPAN. Trong cấu trúc
TISPAN, với việc bổ xung thêm các phân hệ điều khiển NASS và RACS đảm bảo
cho việc tích hợp với mạng cố định (PSTN và mạng băng rộng cố định) có khả năng
thực hiện được. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về cấu trúc IMS chúng ta có hai cách
nhìn khác nhau: theo quan điểm của mạng di động và theo khía cạnh đối với mạng
cố định. Luận văn này nghiêu cứu cấu trúc IMS theo cách nhìn từ phía mạng di
động. Các nội dung cơ bản như sau:
-

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động.

-

Chương II: Cấu trúc IMS theo tiêu chuẩn 3GPP.

-


Chương III: Nghiên cứu giải pháp IMS của hãng Alcatel-Lucent.

-

Chương IV: Kết nối hệ thống IMS của Alcatel-Lucent với hãng khác.

Bài luận văn tốt nghiệp đã được hoàn thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình
của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Thanh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Hữu Thanh nói riêng, và khoa điện tử
Viễn Thông, Trường Đại Học Bách Khoa Hà nội nói chung.
Đồng thời cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn đến các cán bộ kỹ thuật của các
công ty: Công ty liên doanh thiết bị viễn thông Alcatel, Công ty Alcatel-Lucent Việt
Nam, Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
tốt bài luận văn này.

1


Luận văn thạc sĩ

Lời mở đầu

Do thời gian có hạn nên bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, Ngày 01 tháng 11 năm 2009.
Học viên


Dương Trọng Bình

2


Luận văn thạc sĩ

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ IMS TRONG MẠNG THÔNG
TIN DI ĐỘNG
1.1 Khái niệm chung về IMS
Các mạng cố định và di động đã phát triển liên tục trong hơn 20 năm qua. Trong
mạng thông tin di động, các hệ thống thế hệ 1 (1G) đã được giới thiệu triển khai từ
giữa thập niên 80. Các mạng này đã hỗ trợ những dịch vụ cơ bản cho thuê bao, chủ
yếu là các dịch vụ thoại và các dịch vụ có liên quan tới thoại. Các hệ thống thế hệ 2
(2G) từ những năm 1990 đã hỗ trợ thuê bao một số dịch vụ truyền số liệu và nhiều
dịch vụ bổ sung khác. Thế hệ 3G hiện nay đang cho phép truyền tốc độ số liệu
nhanh hơn với nhiều dịch vụ đa phương tiện khác nhau. Ở mạng cố định, như mạng
điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) và mạng số đa dịch vụ tích hợp (ISDN),
các dịch vụ thông tin video và thông tin thoại truyền thống vẫn còn thống trị. Những
năm gần đây, do các kết nối Internet ngày càng nhanh và rẻ cho nên đã làm bùng nổ
số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ này. Dịch vụ Internet được sử dụng phổ biến
hiện nay là dịch vụ đường dây thuê bao số bất đối xứng (ADSL). Các loại kết nối
Internet này cho phép luôn ở trạng thái liên kết, giúp cho thuê bao dùng chúng với
các mục đích thông tin thời gian thực, ví dụ như các ứng dụng cho chat hoặc game
online, thoại qua IP (VoIP).
Hiện nay, chúng ta đang trải qua sự hội tụ nhanh của mạng cố định và di động
với sự thâm nhập nhanh chóng của các thiết bị di động. Những thiết bị di động với
màn hiển thị rộng và rõ ràng hơn, được tích hợp camera và nhiều tài nguyên ứng

dụng khác. Để thực hiện việc thông tin, các ứng dụng trên nền IP cần phải sử dụng
các kỹ thuật kết nối. Mạng điện thoại hiện nay hỗ trợ các tác vụ then chốt cho sự
thiết lập 1 kết nối. Bằng việc quay số ngang hàng, mạng có thể thiết lập một kết nối
ad hoc giữa bất kỳ 2 đầu cuối nào qua mạng IP. Khả năng kết nối IP này chỉ được
sử dụng trong các môi trường nhà hỗ trợ dịch vụ đơn độc và phân tán trong mạng
Internet; trong các hệ thống đóng này, cạnh tranh dựa trên nền tảng thuê bao. Tuy
vậy, ở các hệ thống này, thuê bao chỉ được giới hạn trong các dịch vụ chỉ được hỗ
trợ bởi hệ thống. Vì vậy, để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và đơn giản quá trình
hỗ trợ dịch vụ, chúng ta cần 1 hệ thống toàn cầu IMS cho phép các ứng dụng ở các
thiết bị hỗ trợ IP thiết lập các kết nối ngang hàng (peer-to-peer) và peer-to-content
dễ dàng và an toàn.

3


Luận văn thạc sĩ

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

Vậy IMS được định nghĩa là cấu trúc truy nhập độc lập, không giới hạn; cấu
trúc điều khiển dịch vụ và kết nối dựa trên nền IP hỗ trợ cho thuê bao rất nhiều loại
dịch vụ đa phương tiện khác nhau thông qua việc sử dụng các giao thức Internet
thông thường.
Sự tích hợp của dịch vụ thoại và số liệu làm tăng hiệu quả triển khai các ứng
dụng mới như dịch vụ hiển thị, chat đa phương tiện, push to talk và hội nghị. Kỹ
năng phối hợp tính di động và mạng IP sẽ quyết định sự thành công của dịch vụ
trong tương lai.
Hình 1.1 chỉ ra một mạng thông tin hội tụ môi trường di động và cố định. IMS
hỗ trợ việc kiểm soát phiên truyền dẫn trên miền chuyển mạch gói, đồng thời cũng
mang tới miền chuyển mạch gói (PS) các chức năng của miền chuyển mạch kênh

(CS). IMS là công nghệ chủ chốt sử dụng cho sự hợp nhất mạng.

Hình 1.1 IMS trong các mạng hội tụ.

4


Luận văn thạc sĩ

1.2

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

Lịch sử phát triển của IMS

1.2.1 Từ GSM tới 3GPP Release 7
Viện Nghiên cứu Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) định nghĩa các tiêu
chuẩn liên quan đến hệ thống thông tin di động GSM từ những năm 80 và 90. ETSI
cũng đã định nghĩa cấu trúc mạng GPRS. Chuẩn GSM cuối cùng đã được ban hành
vào năm 1998 và cùng năm đó 3GPP cũng được hình thành bởi các tổ chức tiêu
chuẩn từ châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc để chuẩn hóa cấu trúc
hệ thống 3G dựa trên công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng WCDMA, công nghệ
truy nhập vô tuyến đa truy nhập phân chia theo thời gian/ mã (TD-CDMA) và mạng
lõi GSM. Hầu hết công việc và các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản được kế thừa từ Nhóm
Đặc trách về Di động (SMG) của ETSI. Lúc đó, 3GPP dự tính xây dựng bộ tiêu
chuẩn cơ bản trong thời gian 1 năm và chỉ tiêu kỹ thuật đầu tiên được ban hành
trong phiên bản Release 99 của 3GPP.
1.2.2 Phiên bản Release 99 của 3GPP
Mất khoảng một năm để phát hành bản đầu tiên - Release 1999. Chức năng cơ
bản được chuẩn hóa trong phiên bản này đã được “ấn định – frozen ” vào tháng 12

năm 1999 mặc dù một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản được hoàn thành vào tháng 3 năm
2001. Việc chuẩn hóa được thực hiện rất nhanh chóng do công việc thực sự được
phân chia giữa hai tổ chức: 3GPP và ETSI SMG. 3GPP đã phát triển các dịch vụ,
cấu trúc mạng, các công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA và TD-CDMA và cấu
trúc mạng lõi chung. ETSI SMG đã phát triển hệ thống truy nhập vô tuyến EDGE.
Trong phiên bản Release 99, công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA là cải tiến
cơ bản nhất đối với hệ thống 3G được xây dựng dựa trên cơ sở GSM. Ngoài
WCDMA, phân hệ truy nhập vô tuyến UMTS (UTRAN) sử dụng giao diện Iu với
hai khác biệt cơ bản so với các giao diện A và Gb.
Việc kiến tạo dịch vụ được thực hiện dựa trên Kiến trúc dịch vụ mở (OSA). Về
mặt dịch vụ, mục tiêu là ngừng chuẩn hoá các dịch vụ mới và tập trung vào khả
năng phục vụ của dịch vụ, như các công cụ (CAMEL, ứng dụng SIM và OSA).

5


Luận văn thạc sĩ

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

Hình 1.2 Vai trò của IMS trong các mạng chuyển mạch gói.
1.2.3 Bản Release 4 của 3GPP
Sau phát hành Release 1999, 3GPP bắt đầu chỉ định phát hành Release 2000.
Thực tế đã cho thấy việc phát triển của IMS không thể hoàn thành trong năm, do
vậy Release 2000 đã được chia thành Release 4 và Release 5.
3GPP đã quyết định Release 4 sẽ được hoàn thành mà không có IMS. Các chức
năng mới có ý nghĩa đáng kể nhất ở 3GPP Release 4 là: các khái niệm MSC Server
và Cổng phương tiện (MGW), truyền tải IP của các giao thức mạng lõi, những cải
tiến đối với các dịch vụ dựa trên vị trí (LCS) sử dụng phân hệ truy nhập vô tuyến
UTRAN, tin nhắn đa phương tiện và truyền tải IP trong mặt phẳng thuê bao Gb.

3GPP Release 4 chính thức hoàn thành vào tháng 3 năm 2001.
1.2.4 3GPP Release 5, 6 và 7
IMS được giới thiệu trong phiên bản Release 5 của 3GPP. IMS được giả định là
một cấu trúc chuẩn hoá truy nhập không giới hạn trên nền IP, có khả năng hoạt
động thích ứng với các mạng số liệu và thoại hiện có với hình thức truy nhập cố
định (như PSTN, ISDN, Internet) và di động (như GSM, CDMA). Cấu trúc IMS hỗ
trợ việc thiết lập thông tin ngang hàng IP với tất cả các khách hàng phù hợp với chất
lượng dịch vụ yêu cầu. Đồng thời với việc sử dụng tính năng quản lý phiên, cấu trúc
IMS cũng hỗ trợ các chức năng cần thiết khác để đảm bảo hỗ trợ dịch vụ (như đăng
ký, bảo mật, tính cước, kiểm soát kênh mang, chuyển vùng). Với những tính năng
đó, IMS sẽ là phần tử trung tâm của mạng lõi IP.

6


Luận văn thạc sĩ

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

Các yêu cầu kỹ thuật trong phiên bản Release 5 đã được thảo luận kỹ càng và
được ấn định vào tháng 3 năm 2002. Do thời gian hoàn thành phiên bản này rất
ngắn cho nên nhiều đặc tính bị trì hoãn và sẽ phát hành tiếp theo ở Release 6. Sau
khi ấn định nội dung, công việc tiếp tục tiến tới sự ổn định vào đầu năm 2004.
Release 6 IMS tập trung sửa chữa các thiếu sót ở Release 5 IMS và bổ xung thêm
các đặc tính mới. Release 6 được hoàn thành vào tháng 3 năm 2005. Bảng 0.1 chỉ ra
các đặc tính quan trọng nhất của Release 5 và Release 6. Bảng cũng chứa các đặc
tính ứng cử cho Release 7. Release 7 đang được tiếp tục xây dựng và những tính
năng cơ bản của phiên bản này sẽ được công bố trong năm 2006.
Từ Bảng 0.1 chúng ta có thể thấy 3GPP đã định nghĩa một cấu trúc hạn chế cho
cơ cấu dịch vụ đa phương tiện IP trên nền tảng SIP. Bảng chứa chức năng của các

phần tử logic và mô tả cách thức liên kết các phần tử, các thủ tục cũng như các giao
thức đã được lựa chọn. Việc tối ưu môi trường thông tin di động được thiết kế dựa
trên sự nhận thực và phân quyền thuê bao theo số nhận dạng di động, dựa trên các
quy luật tại giao diện của thuê bao với mạng để thực hiện nép bản tin SIP và các cơ
chế kiểm soát chính sách và bảo mật. Ngoài ra, các kía cạnh quan trọng theo quan
điểm của nhà khai thác được xác định khi phát triển kiến trúc như hệ thống tính
cước, chính sách tính cước và điều khiển dịch vụ.
Release 5
Cấu trúc: Các thực thể
và điểm tham chiếu có
liên quan tới chức năng
tính cước.

Release 6
Cấu trúc: Các hoạt động
liên mạng (các mạng CS,
các mạng IP khác,
WLAN) và một số thực
thể và các điểm tham
chiếu mới.

Release 7
Cấu trúc: Cuộc thoại giữa
miền CS và miền PS được
kết nối với băng thông thích
hợp tới IMS.

Báo hiệu: Sự định tuyến
thông thường, sự đăng
ký, sự khởi tạo phiên, sự

sửa đổi phiên, sự kết
thúc phiên, sự giải
phóng/xoá đăng ký
phiên theo nguyên lý:
- Sự nép SIP giữa
mạng thiết bị của
thuê bao (UE) và
mạng IMS;
- Sự truyền số liệu giữa

Báo hiệu: Sự định tuyến
của các số nhận dạng
nhóm và đăng ký kết hợp
nhiều phiên.

Báo hiệu: Các phiên khẩn,
SMS hỗ trợ sử dụng SIP và
hỗ trợ phối hợp giữa cuộc
gọi ở CS với các phiên
IMS.

7


Luận văn thạc sĩ

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

phần tử lưu trữ thông
tin thuê bao (HSS) và

các thực thể điều
khiển phiên (CSCF);
- Sự truyền số liệu giữa
HSS và sever ứng
dụng (AS).
An toàn bảo mật: Sự
nhận thực và khóa chấp
thuận (AKA) của IMS
cho việc nhận thực thuê
bao và nhận thực mạng,
sự bảo vệ tính toàn vẹn
các bản tin SIP giữa
mạng UE và mạng IMS,
các biện pháp an ninh
mạng.
Chất lượng dịch vụ:
Chính sách điều khiển
giữa mạng truy nhập
IMS và mạng truy nhập
GPRS, các trạng thái
ban đầu và thẻ trao
quyền.

An toàn bảo mật: Bảo
vệ tin cậy các bản tin
SIP, sự nhận thực trên cơ
sở địa chỉ IP và cấu trúc
nhận thực khác.

An toàn bảo mật: An toàn

bảo mật phù hợp cho truy
cập băng thông rộng và có
hỗ trợ bảo mật lớp 4 – bảo
mật lớp truyền tải (TLS).

Chất lượng dịch
Việc ghép kênh
luồng truyền thông
những phiên riêng
trên cùng ngữ cảnh
giao thức số liệu
(PDP).

Chất lượng dịch vụ: Sự
hài hoà của điều khiển
chính sách và điều khiển
tính cước với sự trao quyền
QoS.

Các dịch vụ: Việc sử
dụng các máy chủ ứng
dụng và các điểm tham
chiếu điều khiển dịch vụ
IMS.

Các dịch vụ: Các dịch Các dịch vụ: Các dịch vụ
vụ hiển thị, nhắn tin, hội bổ xung trong SIP.
nghị, push to talk, quản
lý nhóm, các dịch vụ dựa
trên vị trí.


vụ:
các
của
biệt
của
gói

Vấn đề khác: ISIM

Các vấn đề khác: tính di
động trong WLAN –
UMTS.

Bảng 0.1 Các đặc tính của IMS theo các phiên bản của 3GPP.
1.3

Phân tích các tiêu chuẩn về IMS của 3GPP
Tổ chức 3GPP thực hiện chuẩn hoá cho nhánh công nghệ WCDMA. Tính đến

thời điểm hiện nay, lộ trình chuẩn hóa các tính năng của mạng di động theo cấu trúc
NGN của 3GPP được liệt kê dưới đây:

8


Luận văn thạc sĩ

-


Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

R99: Hoàn thành vào tháng 12/2000. Do hình thành từ GSM nên đảm bảo
tương thích ngược hoàn toàn. Hình thành miền chuyển mạch gói mới, chưa
mang cấu trúc của mạng NGN.

-

R4: Đưa cấu trúc NGN vào miền chuyển mạch kênh thông qua việc tách
riêng lớp điều khiển và truyền tải qua đó đưa ra cấu trúc Server và MG cùng
với mạng truyền tải ATM/IP thay cho TDM. Việc chuẩn hoá cơ bản hoàn
thành vào tháng 3/2001.

-

R5: Đưa cấu trúc NGN vào miền chuyển mạch gói nhờ sử dụng cấu trúc
IMS. Các Server cuộc gọi đa phương tiện dựa trên giao thức SIP. Việc chuẩn
hoá cơ bản hoàn thành vào giữa năm 2002.

-

R6: Hoàn thành vào tháng 3 năm 2005.

-

R7: Được chuẩn hóa theo 3 pha:

9 Pha 1: hoàn thành vào tháng 9 năm 2005.
9 Pha 2: hoàn thành vào tháng 9 năm 2006.
9 Pha 3: hầu hết các tiêu chuẩn đã được hoàn thành trong khoảng thời gian từ

tháng 03-09 năm 2007.
-

R8: Hiện vẫn đang được chuẩn hóa.

-

R9: Bắt đầu thực hiện chuẩn hoá vào tháng 1/2008 với một số tính năng cơ
bản như:

9 Giải pháp cho các cuộc gọi thoại và video trong miền CS.
9 Hỗ trợ tính di động Wimax – LTE.
9 Hỗ trợ tính di động Wimax – UMTS.
Nhìn vào lộ trình chuẩn hóa IMS của 3GPP, chúng ta có thể thấy: IMS bắt đầu
được chuẩn hóa từ phiên bản Release 5 (hoàn thành từ giữa năm 2002) với các tính
năng xử lý cuộc gọi cơ bản (lõi IMS). Tiếp theo phiên bản Release 5 tính đến thời
điểm hiện nay đã có 4 phiên bản được chuẩn hóa.

9


Luận văn thạc sĩ

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

Phiên bản Release 6 bổ xung thêm một số tính năng dịch vụ IMS và đặc biệt là
đã chuẩn hóa tính di động giữa WLAN và UMTS. Những kết quả chuẩn hóa IMS
trong phiên bản Release 6 của 3GPP đã được chuyển cho ETSI TISPAN để thực
hiện chuẩn hóa phiên bản NGN R1.
Đặc trưng cơ bản đối với phiên bản Release 7 của 3GPP là chuẩn hóa tính năng

hỗ trợ truy nhập với mạng băng rộng cố định.
Từ tháng 6 năm 2007, ETSI TISPAN chính thức chuyển các yêu cầu liên quan
đến cấu trúc IMS cố định (lõi IMS tối ưu cho mạng cố định) sang 3GPP để tiếp tục
thực hiện chuẩn hóa một lõi IMS chung (Common IMS). Đây là công việc cần thiết
nhằm hạn chế những khác biệt giữa các chuẩn IMS di động và IMS cố định. Cấu
trúc IMS chung được chuẩn hóa trong các phiên bản bắt đầu từ Release 8 của 3GPP.
1.3.1 Các tính năng IMS trong phiên bản Release 5
Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng cấu trúc IMS trong phiên bản này là để hỗ
trợ hiệu quả các ứng dụng đa phương tiện bao gồm các thành phần: âm thanh, hình
ảnh và các công cụ chia sẻ trực tuyến … với khả năng thêm hoặc bớt một phương
tiện khi đang thực hiện phiên truyền dẫn.
Trong phiên bản này, so với các phiên bản trước, trong mạng sẽ có thêm các
thực thể chức năng mới dành riêng cho việc xử lý lưu lượng báo hiệu và lưu lượng
thuê bao trong các ứng dụng phiên truyền đa phương tiện. Nhóm các thực thể này
được gọi là Phân hệ IP đa phương tiện - "IP Multimedia CN subsystem" (IMS). Tất
cả các thực thể IMS đều nằm trong mạng lõi. Trong phiên bản này, 3GPP cố gắng
thực hiện chuẩn hóa các tính năng IMS sao cho các thực thể không có tính năng
IMS bị ảnh hưởng các ít càng tốt.
Giao thức khởi tạo phiên truyền dẫn "Session Initiated Protocol" (SIP) trong
mạng Internet (định nghĩa bởi IETF) được lựa chọn làm giao thức cơ bản trong
IMS, do giao thức này có cấu trúc đơn giản và việc sử dụng giao thức này cũng

10


Luận văn thạc sĩ

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

nhằm đảm bảo khả năng hoạt động liên mạng giữa các mạng của 3GPP và mạng IP

cố định.
1.3.1.1

Cấu trúc cơ bản IMS được định nghĩa trong Release 5 của 3GPP

Cấu trúc IMS về cơ bản cho trên Hình 1.3:
Home
HSS
S-CSCF

I-CSCF
Other IP/IMS
network

IMS

UTRAN

SGSN GGSN

P-CSCF

Serving PS domain

Hình 1.3 Cấu trúc các phần tử chức năng cơ bản của IMS (3GPP Release 5).

Các thực thể chức năng cơ bản của IMS được thể hiện trên hình 1.3 bao gồm:
-

Thực thể Chức năng điều kiển cuộc gọi ủy quyền - Proxy-Call State Control


Function (P-CSCF): Đây là điểm truy nhập đầu tiên của IMS. Thực thể này nằm
trong cùng một mạng với GGSN (nằm trong mạng thường trú hoặc tạm trú,
Hình 1.3 thể hiện vị trí của P-CSCF và GGSN nằm trong mạng tạm trú). Chức
năng cơ bản của thực thể này là chọn I-CSCF phù hợp trong mạng thường trú
của thuê bao. Ngoài ra, nó cũng thực hiện một số tính năng nội bộ (vd: đọc số
nhận thuê bao, xác định chính sách QoS..).
-

CSCF tham vấn - Interrogating-CSCF (I-CSCF): Đây là phần tử chức năng

cổng giao tiếp chính của IMS trong mạng thường trú. Phần tử này có chức năng
chọn S-CSCF phù hợp để phục vụ cho thuê bao (chức năng này được thực hiện
với sự trợ giúp của HSS).

11


Luận văn thạc sĩ

-

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

SCSCF phục vụ - Serving-CSCF (S-CSCF): Phần từ này thực hiện việc xử lý

phiên truyền dẫn: xử lý các yêu cầu SIP, thực hiện các công việc phù hợp (như:
yêu cầu mạng thường trú và tạm trú thiết lập các kênh mang) và chuyển tiếp yêu
cầu đó tới S-CSCF / mạng IP bên ngoài của thuê bao đầu bên kia (khi cần). Một
S-CSCF có thể cung cấp một số dịch vụ nhất định.

-

Các thực thể và chức năng liên mạng không được thể hiện trên Hình . Các

thực thể này được chuẩn hóa để thực hiện chức năng kết nối IMS với các mạng
truyền thống (PSTN, GSM, GSM+GPRS, UMTS….) bao gồm các thực thể như:
BGCF, IMS-MGW... Lưu ý: từ phiên bản Release 5 trở đi, chức năng HLR được
gọi là "HSS" (Home Subscriber Server) để thể hiện rằng cơ sở dữ liệu này
không chỉ chứa các số liệu liên quan đến vị trí mà còn chứa các số liệu đăng ký
như: danh sách các dịch vụ có thể sử dụng của thuê bao và các tham số liêu quan
khác.
1.3.1.2

Các vấn đề liên quan đến mã hóa và dịch vụ hội thoại

Trong các tính năng của IMS, có tính năng được thực hiện nhằm đảm bảo các
dịch vụ hội thoại đa phương tiện có thể được cung cấp trong miền PS. Tính năng
này định nghĩa các bộ chuyển mã cần thiết và các phần tử được sử dụng trong dịch
vụ hội thoại đa phương tiện di động PS như: thoại, thoại thấy hình và hội thoại văn
bản.
Các bộ chuyển mã mặc định được sử dụng cho dịch vụ hội thoại PS hỗ trợ tính
tương thích giữa các thiết bị đầu cuối và các mạng khác nhau. Những lợi thế khác là
có thể dễ dàng đảm bảo QoS ổn định, việc mã hóa tối ưu sẽ giúp giảm thiểu việc sử
dụng tài nguyên vô tuyến và các bộ mã hóa có thể được thiết kế một cách hiệu quả,
cải thiện thời gian sử dụng pin, giảm giá thành sản xuất và triển khai đồng thời với
các dịch vụ khác.
Tiêu chuẩn TS 26.235 chứa một bộ các bộ mã hóa mặc định sử dụng cho các
ứng dụng đa phương tiện hội thoại PS trong hệ thống IMS. Việc thông tin âm thanh

12



Luận văn thạc sĩ

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

và hình ảnh cũng được chuẩn hóa. Các ứng dụng đề suất là các ứng dụng yêu cầu
trễ thấp và tính năng thời gian thực.
Tiêu chuẩn TS 26.236 chứa các giao thức yêu cầu trong 3GPP sử dụng đối với
các dịch vụ đa phương tiện hội thoại PS dựa trên IMS. IMS là một phân hệ chứa các
dịch vụ đa phương tiện hội thoại IP; cấu trúc của các dịch vụ này, các thủ tục xử lý
tính năng phương tiện và thủ tục điều khiển cuộc gọi được định nghĩa trong tiêu
chuẩn TS 24.229, và dựa trên giao thức SIP (được 3GPP chấp thuận sử dụng).
Từng loại phương tiện được mã hóa độc lập và đóng gói trong các gói Giao thức
thời gian thực- Real Time Protocol (RTP) phù hợp. Sau đó, những gói này sẽ được
truyền từ đầu cuối đến đầu cuối trong các gói UDP trên kết nối IP thời gian thực đã
được thỏa thuận và được thực hiện giữa các đầu cuối trong thời gian phiên truyền
SIP (thủ tục này được định nghĩa trong tiêu chuẩn TS 24.229).
Các UE hoạt động trong IMS cần được hỗ trợ mã hóa/ giải mã và thực hiện các
chức năng đóng/mở gói. Các chức năng logic liên quan đến các luồng lưu lượng
được xử lý tại lớp phiên SIP và việc đồng bộ giữa các phương tiện ở thiết bị thu
đuợc thực hiện nhờ sử dụng các nhãn thời gian RTP.
1.3.1.3

Các vấn đề khác

Tất cả các khía cạnh hệ thống khác liên quan đến IMS được chuẩn hóa trong
phiên bản Release 5 của 3GPP bao gồm:
-


Bảo mật truy nhập đối với IMS.

-

Bảo vệ toàn vẹn số liệu.

-

Bảo mật báo hiệu SIP giữa các nút mạng.

-

Nhận thực thuê bao.

-

Vấn đề can thiệp của luật pháp (Lawful interception).

-

Nén SIP.

-

Chức năng tính cước.

13


Luận văn thạc sĩ


-

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

Khả năng làm việc liên mạng giữa IMS và mạng chuyển mạch kênh CS (các
vấn đề cơ bản, các vấn đề cụ thể hơn của tính năng này được chuẩn hóa trong
các phiên bản sau)

-

CAMEL trong IMS.

-

Nén mào đầu trong mạng UTRAN và GERAN.

1.3.2 Các tính năng IMS trong phiên bản Release 6
Mục tiêu cơ bản của Release 5 là định nghĩa các khái niệm liên quan đến những
yêu cầu dịch vụ chung và các tính năng phát triển tiếp từ phiên bản Release 4 bao
gồm: những cải tiến đối với Release 99 và các dịch vụ IP đa phương tiện. Các dịch
vụ đa phương tiện có khả năng hỗ trợ nhiều phần tử phương tiện trong cùng một
cuộc gọi dựa trên các tiêu chuẩn điều khiển cuộc gọi.
Những cải tiến, nâng cấp cơ bản trong phiên bản Release 6 là việc chuẩn hóa
thêm dịch vụ nhắn tin IMS, tính năng liên hoạt động giữa CN và mạng CS và vấn
đề tính cước trong IMS. Một số các tính năng cơ bản trong phiên bản IMS Release
6 được đề cập trong Error! Reference source not found.

Tên tài liệu


Nội dung tính năng

SP-000216

Tính năng IMS Release: Khả năng hỗ trợ các dịch vụ đa
phương tiện (IMS Phase 2 được phát triển dựa trên tính năng
này)

NP-030229

Những cải tiến đối với các giao diện Cx và Sh

SP-020065

Quản lý nhóm trong IMS

NP-040494

Giai đoạn 3 của việc chuẩn hóa quản lý nhóm trong IMS (vd:
dịch vụ chat)

SP-020065

Nhắn tin IMS

NP-040494

Giai đoạn 3 của việc chuẩn hóa nhắn tin IMS

NP-040494


Giai đoạn 3 đối với các tính năng bổ xung dựa trên SIP

14


Luận văn thạc sĩ

Chương I: Tổng quan về IMS trong mạng thông tin di động

NP-040494

Tóm tắt các tính năng bổ xung dựa trên SIP

NP-020091

Tính năng liên hoạt động giữa IMS và mạng IP khác

NP-030292

Tính năng liên hoạt động giữa IMS và các mạng CS

SP-030106

Vấn đề can thiệp luật pháp trong cấu trúc 3GPP Rel-6

SP-030049

Tính cước trong IMS


NP-040494

Các đối tượng quản lý trong IMS
Những tiêu chuẩn bị ảnh hưởng

TS 22.140

Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện:Giai đoạn 1

TS 29.061

Các yêu cầu dịch vụ đối với phân hệ mạng lõi đa phương tiện
dùng giao thức
Tính năng liên hoạt động giữa mạng PLMN hỗ trợ các dịch vụ
gói cơ bản với các PDN

TS 33.106

Bảo mật 3G : Các yêu cầu về vấn đề can thiệp luật pháp

TS 22.228

TS 33.107
TS 33.108

Bảo mật 3G : Các chức năng và cấu trúc với vấn đề can thiệp
luật pháp
Bảo mật 3G; Giao diện chuyển giao với vấn đề can thiệp luật
pháp
Những tiêu chuẩn, báo cáo mới


TS 22.340

Nhắn tin IMS IP: giai đoạn 1

TR 22.800

Thuộc tính IMS và các kịch bản truy cập IMS subscription and
access scenarios

TS 24.167

Đối tượng quản lý IMS 3GPP IMS: giai đoạn 3

TS 29.162

Tính năng liên hoạt động giữa IMS và mạng IP khác

TS 29.163

Tính năng liên hoạt động giữa IMS và mạng CS khác

TR 29.962

Tương tác báo hiệu giữa các mô hình sử dụng SIP thuân thủ
3GPP và không tuân thủ 3GPP

TS 32.260

Quản lý viễn thông; quản lý tính cước; Tính cước IMS


Bảng 1.2 Các tính năng IMS cơ bản được chuẩn hóa trong phiên bản 6.
1.3.3 Nhận xét về vấn đề lựa chọn phiên bản IMS
Trong mục 1.2 và 1.3, chúng ta đã tìm hiểu nguồn gốc khái niệm IMS và phân
tích những cải tiến, nâng cấp của các phiên bản IMS từ phiên bản đầu tiên IMS

15


×