Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thiết kế hệ thống điều khiển phân tán đèn giao thông phạm vi đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------------------

NGUYỄN TRẦN HƯNG

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN
ĐÈN GIAO THÔNG PHẠM VI ĐÔ THỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

HÀ NỘI - 2010


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................5
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................7
Chương 1 - TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ..........8
1.1 Tổng quan về các hệ thống quản lý và điều hành giao thông đô thị trên thế giới.8
1.1.1 Hệ thống điều khiển giao thông thành phố Zurich, Thụy sĩ......................8
1.1.2 Các trung tâm điều hành giao thông ở Mỹ (Houston, Los Angeles, Minesota,
Chicago, Seattle, Phoenix, Destroit, San Antonio, Atlanta, Milwaukee)..................9
1.1.3 Điều khiển và điều hành giao thông thành phố (UTMC) ở Anh.............15
1.1.4 Hệ thống giao thông thông minh ở thành phố Luân đôn........................17
1.1.5 Hệ thống điều hành giao thông ở thành phố Munich .............................21
1.1.6 Các dự án ITS ở Canada.........................................................................23


1.1.7 Các hệ thống giao thông thông minh ở Ailen..........................................24
1.1.8 Hệ thống giao thông thông minh ở Nhật bản ..........................................25
1.1.9 Quản lý, điều hành giao thông ở Singapore ............................................26
1.2 Các hệ thống quản lý điều hành giao thông đô thị trong nước......................27
1.2.1 Thành phố Hà nội ....................................................................................28
1.2.2 Thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................30
1.2.3 Thành phố Đà nẵng .................................................................................31
1.3 Mô hình hệ thống quản lý điều hành giao thông thông minh đô thị việt nam.........31
1.3.1 Sơ đồ cấu trúc tổng thể hệ thống .............................................................31
1.3.2 Các nhóm thiết bị chức năng ...................................................................35
1.3.3 Lựa chọn phương thức truyền thông ......................................................39
1.3.4 Mô hình hệ thống quản lý phương tiện VTCC.......................................44
1.4 Nhận xét ..........................................................................................................50
Chương 2 - PHẦN MỀM MÔ PHỎNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ........53
2.1 Khái quát về phần mềm mô phỏng giao thông ..............................................53
2.1.1 Vai trò của mô phỏng trong điều khiển giao thông.................................53

1


2.1.2 Phân loại phần mềm mô phỏng giao thông ............................................53
2.1.3 Các chức năng cơ bản của một phần mềm mô phỏng giao thông...........53
2.1.4 Các hành vi thường được mô phỏng của phương tiện giao thông ..........54
2.2 Một số phần mềm mô phỏng giao thông tiêu biểu ........................................56
2.2.1 Phần mềm CORSIM................................................................................56
2.2.2 Phần mềm SIMTRAFFIC.......................................................................57
2.2.3 Phần mềm VISSIM..................................................................................57
2.2.4 Phần mêm HUTSIM................................................................................58
2.2.5 Phần mềm Paramics ................................................................................59
2.2.6 Phần mềm AIMSUN ...............................................................................60

2.2.7 Phần mềm WATSIM...............................................................................61
Chương 3 - GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SIMTRAFFIC VÀ ỨNG DỤNG .................62
3.1 Giới thiệu phần mềm ......................................................................................62
3.2 Ứng dụng phần mềm vào trong phân tích điều khiển phân tán giao thông đô
thị ..........................................................................................................................68
3.2.1 Thiết lập các tham số đường....................................................................69
3.2.3 Mô phỏng.................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................75

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

GTVT

Giao thông vận tải

KHCN

Khoa học công nghệ

CSGT

Cảnh sát giao thông

UBND


Ủy ban nhân dân

CSDL

Cơ sở dữ liệu

TMC

Traffic Management Centers

SCADA

Nghĩa tiếng Việt

Trung tâm điều hành giao
thông

Supervisory Control And Data

Hệ thống điều khiển giám

Acquisition

sát và thu thập dữ liệu

UTMC

Urban Traffic Management & Control


ITS

Intelligent Transportation System

UTMS

Universal Traffic Management System

ITCS

Integrated Traffic Control Systems

IBM

Infrated Beacon System

AMIS

Advanced Mobile Information System

PTPS

Public Transportation Priority System

DRGS

Dynamic Route Guidance System

DSSS


Driving Safety Support System

3

Điều khiển và giám sát
giao thông đô thị
Hệ thống vận tải thông
minh
Hệ thống quản lý giao
thông tổng thể
Hệ thống điều khiển giao
thông tích hợp
Hệ thống thiết bị thu nhận
tín hiệu bằng hồng ngoại
Hệ thống thông tin di động
tiên tiến
Hệ thống ưu tiên giao
thông công cộng
Hệ thống chỉ dẫn đường
linh hoạt
Hệ thống hỗ trợ lái xe an


toàn
Fast Emergency Vehicle Preemtion

Hệ thống dành cho xe có

System


độ ưu tiên cao

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

GIS

Geographic information system

Hệ thống thông tin địa lý

Short Message Service/General Package

Dịc vụ tin nhắn/vô tuyến

Radio Service

gói chung

Global System for Mobile

Hệ thống thông tin di động

Communications

toàn cầu


LAN

Local Erea Network

Mạng nội bộ

WAN

Wide Erea Network

Mạng diện rộng

FEVPS

SMS/GPRS
GSM

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 - Cấu trúc phân cấp hệ thống điều khiển giao thông....................... 11
Hình 1.2 - Trung tâm điều hành giao thông .................................................. 12
Hình 1.3 - Giám sát phương tiện giao thông ............................................................13
Hình 1.4 - Một số thiết bị trên đường .......................................................................14
Hình 1.5 - Trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông...............................................15
Hình 1.6 - Chỉ dẫn bằng biển quang báo..................................................................16
Hình 1.7 - Sử dụng thông tin định vị và ảnh vệ tinh .................................................17
Hình 1.8 - Cấu trúc UTMC ở Anh.............................................................................18

Hình 1.9 - MTMC trên Internet.................................................................................19
Hình 1.10 - Hệ thống giao thông thông minh ITS ở London ....................................21
Hình 1.11 - Quản lý thông tin GIS trên Internet.......................................................22
Hình 1.12 - Hệ thống điều hành giao thông ở Munich .............................................24
Hình 1.13 - Các dự án ITS ở Canada .......................................................................26
Hình 1.14 - Hệ thống điều hành giao thông minh ở Nhật Bản .................................27
Hình 1.15 - Sơ đồ cấu trúc Hệ thống điều hành và quản lý giao thông thành phố .34
Hình 1.16 - Các phân hệ của hệ thống .....................................................................35
Hình 1.17 - Sơ đồ chức năng Hệ thống điều hành quản lý giao thông thành phố ...36
Hình 1.18 - Giao diện giám sát giao thông bằng camera ........................................37
Hình 1.19 - Sơ đồ tổ chức trao dổi dữ liệu với trung tâm điều hành........................42
Hình 1.20 - Sơ đồ kết nối truyền dữ liệu sử dụng phương pháp CSD ......................43
Hình 1.21 - Sơ đồ kết nối truyền dữ liệu sử dụng phương pháp GPRS ....................45
Hình 1.22 - Mô hình trao đổi dữ liệu người sử dụng và máy chủ ............................45
Hình 1.23 - Kiến trúc hệ thống quản lý mạng lưới xe Bus........................................48
Hình 2.1 - Giao diện phần mềm mô phỏng CORSIM ...............................................58
Hình 2.2 - Giao diện phần mềm mô phỏng SIMTRAFFIC .......................................59
Hình 2.3 - Giao diện mô phỏng 3D phần mềm VISSIM............................................60
Hình 2.4 - Giao diện mô phỏng phần mềm HUTSIM ...............................................61
Hình 2.5 - Giao diện mô phỏng phần mềm Paramics...............................................62

5


Hình 2.6 - Giao diện mô phỏng 3D phần mềm AIMSUN .........................................62
Hình 2.7 - Giao diện thiết kế mô phỏng phần mềm AIMSUN...................................63
Hình 2.8 - Giao diện thiết kế mô phỏng phần mềm WATSIM...................................63
Hình 3.1 - Giao diện Map View ................................................................................65
Hình 3.2 - Thiết lập các tham số đầu vào .................................................................66
Hình 3.3 - Xem lại toàn bộ các tham số đầu vào ......................................................66

Hình 3.4 - Thiết lập các tham số làn đường .............................................................67
Hình 3.5 - Thiết lập tham số phase từ thư viện sẵn có .............................................68
Hình 3.6 - Xem lại toàn bộ các tham số thiết lập của nút giao thông ......................68
Hình 3.7 - Các bước thực hiện tối ưu hóa trong Syncho Plus ..................................69
Hình 3.8 - Ứng dụng mô phỏng 3D...........................................................................70
Hình 3.9 - Thiết lập các tham số mô phỏng điều khiển giao thông ..........................71
Hình 3.10 - Thiết lập tham số cho đường phố ..........................................................72
Hình 3.11 - Bảng tham số đường nút 2 .....................................................................73
Hình 3.12 - Bảng tham số nút cho nút 2 ...................................................................73
Hình 3.13 - Mô phỏng điều khiển giao thông tại nút 1 và nút 2 ……………………. 74
Hình 3.14 - Kết quả mô phỏng tín hiệu điều khiển giao thông nút 2 ………………. 75

6


M U

Hệ thống quản lý, điều hành giao thông là công cụ không thể thiếu đợc trong
công tác quản lý, điều hành nhằm khai thác tối đa hiệu quả mạng lới giao thông
thành phố, nhất là trong điều kiện giao thông thành phố bùng nổ hiện nay. Các chức
năng chính của một hệ thống quản lý, điều hành giao thông thành phố bao gồm:
Giám sát giao thông; điều khiển đèn tín hiệu; quản lý, điều hành các phơng tiện
giao thông công cộng; quản lý phí giao thông; quản lý sự cố; quảng bá thông tin cho
ngời tham gia giao thông; quản lý bến đỗ.
Hệ thống giao thông đô thị trong nớc ta đã đợc hình thành và đa vào hoạt
động tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, mức độ tự động hóa và giám sát cha cao
cộng thêm mức độ phức tạp của các phơng tiện tham gia giao thông và ý thức chấp
hành luật lệ giao thông của ngời dân cha cao cho nên các hệ thống này vẫn cha
phát huy đợc hết hiệu quả. Chính vì vậy, xây dựng một hệ thống quản lý, điều hành
giao thông thành phố là bài toán bức thiết hiện nay.

Trong nội dung Luận văn em đã tiến hành nghiên cứu hệ thống quản lý điều
hành giao thông ở các nớc tiên tiến trên thế giới; đánh giá thực trạng giao thông đô
thị các thành phố lớn tại Việt Nam, nghiên cứu các phần mềm mô phỏng giao thông
trong nớc và nớc ngoài; thực hành mô phỏng nút giao thông tại thành phố Hà Nội
và đa ra các tham số mô phỏng. Tuy nhiên, do hạn chế về chức năng phần mềm và
thực tế phức tạp của giao thông đang diễn ra nên kết quả mô phỏng mang tính tham
khảo và có thể đợc áp dụng trong tơng lai, khi các phơng tiện tham gia giao
thông chủ yếu là xe ô tô, xe tải, xe bus..

7


Chương 1 - TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
1.1 Tổng quan về các hệ thống quản lý và điều hành giao thông đô thị trên
thế giới
Hệ thống giao thông tại các thành phố lớn hiện nay ngày càng trở nên phức
tạp: mạng lưới đường xá rộng, lưu lượng giao thông lớn, thành phần các phương
tiện tham gia giao thông hiện đại và nhất là yếu tố phục vụ con người, giữ gìn môi
trường ngày càng được quan tâm. Vì vậy vấn đề xây dựng các hệ thống quản lý,
điều hành giao thông đô thị trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Trong đó không thể
thiếu được vai trò ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Dưới đây là
tình hình triển khai các hệ thống quản lý, điều hành giao thông ở một số thành phố
lớn trên thế giới.
1.1.1 Hệ thống điều khiển giao thông thành phố Zurich, Thụy sĩ
Trong thành phố Zurich việc áp dụng máy tính để điều khiển giao thông đã
được áp dụng từ những năm 70. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ thông tin gần đây trong các năm 1991-1995 hệ thống điều khiển giao thông
(với hơn 200 nút) đã được nâng cấp, phát triển. Hệ thống điều khiển giao thông
được xây dựng bởi Viện công nghệ liên bang Thuỵ sĩ và các công ty công nghiệp
trong nước. Mục tiêu của giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống là:

Hệ thống có khả năng trao đổi thông tin qua mạng nội tuyến giữa các nút và
ngoại tuyến với các ứng dụng khác.
Hệ thống cung cấp giao diện thân thiện với người sử dụng trong việc xây dựng
và bảo trì.
Hệ thống được mô đun hóa.
Cấu trúc phân cấp hệ thống điều khiển giao thông được mô tả qua hình dưới đây.

8


Hình 1.1 - Cấu trúc phân cấp hệ thống điều khiển giao thông
1.1.2 Các trung tâm điều hành giao thông ở Mỹ (Houston, Los Angeles,
Minesota, Chicago, Seattle, Phoenix, Destroit, San Antonio, Atlanta, Milwaukee)
Ý tưởng về trung tâm điều hành giao thông ở Mỹ đã nảy sinh từ những năm 60
và 70 khi lượng giao thông tăng nhảy vọt và việc xây dựng các đường giao thông
mới chậm lại, không còn đáp ứng được nhu cầu giao thông nữa. Khi đó bắt buộc
phải tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả giao thông mà không cần đến sự mở
rộng của cơ sở hạ tầng. Việc thành lập các trung tâm điều hành giao thông (Traffic
Management Centers – TMC) như hạt nhân cơ bản trong các hệ thống quản lý, điều
hành giao thông là một trong các giải pháp quan trọng đó.
TMC là công cụ để tiến hành việc quản lý và phối hợp các chủ thể tham gia
giao thông. Có thể coi đó là nơi thu thập, xử lý các thông tin về mạng lưới giao
thông, kết hợp với các thông tin điều hành, điều khiển khác để đưa ra các thông tin
trợ giúp cho người quản lý, điều hành hệ thống giám sát hoạt động hệ thống GTVT
và quyết định các chiến lược điều khiển thích hợp.
Các TMC khác nhau bởi quy mô và chức năng. Nó có thể là các trung tâm
điều hành đường bộ, trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông và trung tâm điều
hành vận tải transit tuỳ theo chức năng riêng.

9



Hình 1.2 - Trung tâm điều hành giao thông
1.1.2.1 Các trung tâm điều hành đường bộ
Trung tâm điều hành đường bộ chịu trách nhiệm giám sát và điều khiển giao
thông trên các xa lộ liên tỉnh. Các hoạt động của nó tập trung vào việc phát hiện,
kiểm tra và giải quyết các tai nạn xảy ra, gây cản trở giao thông; cung cấp thông tin
cho người tham gia giao thông; tối ưu hoá khả năng thông qua của đường bằng các
biện pháp tích cực như điều khiển các nút nhập, tách dòng.
Trung tâm nhận các thông báo về tai nạn qua mạng các cảm biến (các vòng
cảm ứng- loop detetor, radar, …) liên tục giám sát dòng giao thông (tốc độ, mật độ, …),
các cuộc gọi khẩn cấp, các hệ thống thông tin trên xe và các camera giám sát. Các
thông báo nhận được được kiểm tra lại qua hệ thống camera giám sát.
Sau đó, trung tâm đưa ra các biện pháp giải quyết tình huống bao gồm việc lập
biên bản, cấp cứu, sửa chữa phương tiện, đặt biển báo hiệu, thông báo qua sóng radio.

10


Hình 1. 3 - Giám sát phương tiện giao thông

11


Hình 1.4 - Một số thiết bị trên đường
1.1.2.2 Các trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông
Trung tâm giám sát dòng giao thông trên các đường phố và can thiệp vào việc
hiệu chỉnh thời gian đặt tín hiệu đèn giao thông cần thiết. Giống như các trung tâm
điều hành đường bộ, trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông có trách nhiệm giám
sát, phát hiện và giải quyết các tình huống tai nạn giao thông. Nó cũng có thể phối

hợp với trung tâm điều hành đường bộ để phân luồng các tuyến ra vào thành phố
hợp lý khi có sự cố xảy ra.

12


Hình 1.5 - Trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông
1.1.2.3 Các trung tâm điều hành vận tải transit
Nhiệm vụ của chúng là điều hành các đội xe buýt hoặc xe bánh sắt làm chức
năng vận chuyển transit sao cho tối ưu hoá thời gian cho hành khách và hiệu quả
kinh tế việc phối hợp các phương tiện vận chuyển trong hệ thống.
Các chức năng chính của các trung tâm điều hành giao thông bao gồm:
Quản lý đường bộ: giám sát và điều khiển dòng giao thông. Nó bao gồm các
việc cân bằng tích cực các tuyến, đặt tốc độ thích hợp cho các tuyến và điều khiển
việc tách nhập dòng.
Quản lý sự cố: báo hiệu cho người giao thông về các tình huống nguy hiểm,
không an toàn, tuần tra, phát hiện các sự cố, giải quyết sự cố, vận chuyển phương
tiện ra khỏi địa điểm xảy ra tai nạn, …
Quản lý phương tiện: giám sát và điều hành các đoàn xe đang hoạt động trên
đường. Điểm mấu chốt là giám sát được vị trí phương tiện giao thông (tự động hoặc
không tự động qua đường thông báo radio), từ đó xác định xem phương tiện có bám
sát đúng hành trình và giãn cách quy định hay không.
Điều khiển tín hiệu giao thông: giám sát dòng giao thông ra vào các nút có đặt
đèn tín hiệu và điều chỉnh thời gian chu kỳ đèn thích hợp cho mạng các đèn tín hiệu.

13


Thông tin và điều khiển hệ thống (SCADA): chức năng này được thực hiện
bởi nhiều TMC khác nhau, ví dụ ở các hầm tunel, đó là các hệ thống thông gió,

giám sát an toàn, chống cháy, …
Quảng bá thông tin: cung cấp các thông tin cần thiết đến người tham gia giao
thông thông qua các phương tiện như biển báo điện tử (variable message signs),
phát thanh trên đường, báo chí, internet, điện thoại, …

Hình 1. 6 - Chỉ dẫn bằng biển quang báo

14


Hình 1.7 - Sử dụng thông tin định vị và ảnh vệ tinh
Đánh giá các hiệu quả:
Giảm thời gian giải quyết sự cố, giảm tỷ lệ tai nạn giao thông. Các kết quả
điều tra cho thấy tỷ lệ tai nạn giảm 25%, tốc độ giao thông trung bình trong giờ cao
điểm tăng 35% và khả năng thông qua tăng 22% sau khi các trung tâm điều hành
giao thông được đưa vào sử dụng.
Tăng an toàn.
Giảm ách tắc.
Tăng lượng thông tin cho các bài toán quản lý giao thông (lập kế hoạch, thiết
kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng).
Tiết kiệm chi phí cho đội ngũ nhân viên.
1.1.3 Điều khiển và điều hành giao thông thành phố (UTMC) ở Anh
Các thành phần chính của các hệ thống UTMC bao gồm:

15


Cổng giao tiếp với các hệ thống ngoài, chẳng hạn các UTMC khác, các hệ
thống đếm xe và giám sát xe khác.
Tuyển chọn các giải pháp giám sát, phân tích, điều khiển giao thông.

Cơ sở dữ liệu chung: lưu trữ thông tin và sẵn sàng cung cấp cho các thành
phần khác của hệ thống, cho các hệ thống khác và cho người điều hành.
Các cổng giao tiếp với các trạm ngoại tuyến và từ các trạm ngoại tuyến đến
các thiết bị điều khiển.

Hình 1. 8 - Cấu trúc UTMC ở Anh
Cấu trúc lôgic hệ thống
Cấu trúc lô gic của các UTMC định nghĩa các UTMC bằng các nút và các liên kết.
Có 5 loại nút:
Nút A: các hệ thống khác – các UTMC khác, các hệ thống liên thành phố, …;
Nút B: trung tâm điều hành giao thông. Về mặt logic có một trung tâm nhưng
nó có thể phân bố trên các toà nhà hoặc máy tính khác nhau;
Nút C: trạm ngoại tuyến thông minh, có thể điều khiển một số thiết bị điều
khiển và trao đổi thông tin với các nút C khác;

16


Nút D: các thiết bị điều khiển, chẳng hạn bảng quang báo điện tử, bộ điều
khiển đèn tín hiệu, …
Nút C: các thiết bị di động (trên xe).

Hình 1. 9 - MTMC trên Internet
1.1.4 Hệ thống giao thông thông minh ở thành phố Luân đôn
Các giải pháp giao thông thông minh ở thành phố Luân đôn bao gồm: đèn đỏ
và tốc độ, ưu tiên phương tiện vận tải công cộng, thông tin cho người tham gia giao
thông, quản lý bến đỗ xe, điều khiển nút, trung tâm điều hành và điều khiển giao
thông thành phố, quản lý sự cố, trợ giúp ngưòi tàn tật, hệ thống thông tin cho người
lái xe, mạng các camera giám sát, làn xe riêng cho xe buýt.


17


18


Hình 1.10 - Hệ thống giao thông thông minh ITS ở London

19


Hình 1.11 - Quản lý thông tin GIS trên Internet

20


1.1.5 Hệ thống điều hành giao thông ở thành phố Munich
Hệ thống điều hành giao thông ở thành phố Munich(CHLB Đức) được triển
khai thông qua dự án có tên là MOBINET do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu tài trợ.
Dự án MOBINET xây dựng một cấu trúc hệ thống mở để điều khiển giao thông
đường phố theo chiến lược điều hành sau:
- Ở mức độ cục bộ, sử dụng các phương pháp điều khiển thích nghi đáp ứng
với những thay đổi ngắn hạn về lượng các sự kiện giao thông có thể (chẳng hạn, yêu
cầu ưu tiên với giao thông công cộng) theo các mục tiêu định trước. Các phản ứng
này tiến hành trong khuôn khổ định trước ở mức chiến thuật. Đồng thời các số liệu
vi mô thu thập được theo từng giây ở mức này sẽ được truyền lên mức chiến thuật.
- Trên cơ sở các thông tin thu thập được về dòng giao thông các phương pháp
điều khiển thích nghi ở mức chiến thuật được sử dụng để đánh giá quan hệ giữa các
điểm xuất phát và đến trên mạng giao thông, đưa ra những dự báo ngắn hạn và
trung hạn về lưu lượng giao thông. Trên cơ sở đó kết hợp với các mô hình công tác

tương ứng xác định phương án tổng quát tối ưu theo mục tiêu đã định.
- Mức chiến lược có nhiệm vụ giám sát việc điều khiển và tình hình giao thông
đã thiết lập. Tại đây cần có các công cụ phần mềm trợ giúp cho người quản lý ra các
quyết định điều hành. Có thể phân chia ở đây ra các hệ thống con làm từng nhiệm
vụ riêng biệt như vận tải công cộng, giao thông thành phố, quản lý đường xá, …
Điều quan trọng là phối hợp được hoạt động của các hệ thống này để đạt được hiệu
quả của chính sách giao thông tổng quát và tối ưu hoá các khả năng thông qua của
toàn bộ hệ thống giao thông.
Dự án dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2003.
Cấu trúc hệ thống điều hành giao thông mới ở CHLB Đức được mô tả trên
hình vẽ sau:

21


Hình 1.12 - Hệ thống điều hành giao thông ở Munich

22


1.1.6 Các dự án ITS ở Canada
Các ITS nhận được sự quan tâm rất lớn ở Canada. Từ năm 1999 Bộ giao thông
Canada đã hỗ trợ 18 triệu USD cho các dự án và nghiên cứu ITS. Tổng số các dự án
được hỗ trợ là 25 và mỗi dự án được hỗ trợ 250.000 USD. Ví dụ, dự án lắp đặt và
tích hợp công nghệ video vào hệ thống quản lý giao thông sẵn có ở thành phố
Burlington có chi phí là 525.800 USD, được hỗ trợ 246.640 USD, dự án tích hợp hệ
thống quản lý bằng video để tự động phát hiện sự cố trên đường vào hệ thống điều
hành giao thông hiện tại ở thành phố Toronto có chi phí 325.000 USD được hỗ trợ
150.000 USD, dự án “Societe de transport de Laval” về ứng dụng công nghệ GPS
trong tăng cường cung cấp dịch vụ thông tin thời gian thực cho người tham gia giao

thông có chi phí 3.500.000 USD được hỗ trợ 250.000 USD …

23


Hình 1.13 - Các dự án ITS ở Canada
1.1.7 Các hệ thống giao thông thông minh ở Ailen.
Nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng về điều khiển giao thông hiệu quả trong các
thành phố bắt buộc các cơ quan lãnh đạo nhiều thành phố khác nhau ở Ailen phải sử
dụng các ITS để tối đa hoá chất lượng mạng lưới giao thông. Thành phần cơ bản
của ITS là hệ thống điều khiển giao thông thích nghi có nhiệm vụ giám sát dòng
giao thông suốt 24h/ngày, hiệu chỉnh thời gian và phối hợp các đèn tín hiệu và
thông báo các lỗi tín hiệu cho các cán bộ điều hành giao thông. ở thành phố Dublin
hệ thống thích nghi có tên SCATS không đòi hỏi việc định trước các thời gian đèn
tín hiệu. Các bộ cảm biến thu thập thông tin về dòng giao thông và truyền về các
phần mềm SCATS. Máy tính và các thuật toán cài đặt trong các tủ điều khiển ở các
nút phân tích, tính toán trong thời gian thực các thời gian tín hiệu đèn giao thông
phù hợp với điều kiện giao thông thực tế. Ban đầu SCATS được lắp đặt ở Dublin
cho 32 nút. Sau đó, dần dần hệ thống được mở rộng và hiện nay đã điều khiển cho
hơn 400 nút trong khu vực Dublin. Hệ thống điều khiển giao thông thích nghi là
công cụ hữu hiệu để giảm ách tắc và điều hành giao thông. Hệ thống SCATS cũng

24


×