Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

DTM sản XUẤT MEN VI SINH và CHẾ BIẾN THỨC ăn GIA súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 139 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN: “NHÀ MÁY SẢN XUẤT MEN
VI SINH VÀ CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC”
TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP PHÚ CƯỜNG, THUỘC XÃ PHÚ
CƯỜNG, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI
NHÓM THỰC HIỆN:
1. Võ Thị Ngọc Hiền
1122095
2. Huỳnh Thị Nhi
1122210
3. Lê Nguyễn Ái Nhi
1122211
4. Bùi Thị Thịnh
1122291
5. Võ Thị Minh Thảo
1122277
6. Nguyễn Thị Như Trinh
1122333
7. Nhữ Thanh Tùng
1122359
8. Nguyễn Thị Bích Uyên
1122362
9. Đặng Thị Hồng Vân
1122366

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 - 2014



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

MỤC LỤC

2
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

DANH MỤC BẢNG BIỂU

3
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

DANH MỤC HÌNH ẢNH

4
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TNHH

Trách nhiệm hữu hạng

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

QH

Quốc hội

KCN

Khu công nghiệp

BYT

Bộ Y tế


BXD

Bộ xây dựng

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

BCT

Bê tông cốt thép

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

CTNH

Chất thải nguy hại

WHO


Tổ chức Y tế thế giới

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

BTCT

Bê tông cốt thép

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

E.M

Vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản

EM.FPE

Vi sinh lên men thảo dược

EM.AFM

Vi sinh lên men dấm, rượu


EM.E

Vi sinh dùng để xử lý môi trường

BHXH, BHYT

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
5

Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

6
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG

Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất men vi sinh và chế biến
thức ăn gia súc” do Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond làm
chủ đầu tư, được xây dựng tại Cụm công nghiệp Phú Cường, xã Phú
Cường, huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai. Tổng diện tích đất của Dự
án là 6520 m2 bao gồm các hạng mục xây dựng bao gồm: 14 hạng
mục công trình (giai đoạn 1chiếm 3920,1 m 2):nhà làm việc, nhà ở
nhân viên, nhà ăn, nhà trưng bày sản phẩm, nhà để xe, nhà trực,
nhà phát diện dự phòng, xưởng sản xuất men vi sinh dạng lỏng,
xưởng sản xuất men vi sinh dạng rắn, xưởng sản xuất thức ăn gia
súc, nhà nuôi cấy mô và vườn ươm, nồi hơi và kho than đá, bể nước
100m3, khu sân phơi chất thải rắn; 5 hạng mục công trình (giai đoạn
2 chiếm 2600 m2, thực hiện sau giai đoạn 1 hoàn thiện đi vào hoạt
động ổn định từ 01 – 02 năm): xưởng sản xuất bao bì, nhãn mác,
xường sản xuất men vi sinh dạng lỏng (phân xưởng 2), xưởng sản
xuất men vi sinh dạng rắn (phân xưởng 2), mở rộng vườn ươm cấy
mô, bể nước dự phòng.
Đây là dự án được đầu tư mới hoàn toàn. Mục tiêu dự án: tạo ra các
sản phẩm men vi sinh ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp,
thủy sản và bảo vệ môi trường và sản xuất thức ăn gia súc dạng bột
và dạng viên cung cấp cho nhu cầu nuôi trồng trong nông nghiệp và
nhất là trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương và các tỉnh trên
toàn quốc.
Sản phẩm chủ yếu: E.M (Vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản),
EM.FPE (Vi sinh lên men thảo dược), EM.AFM (Vi sinh lên men dấm,
rượu), Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp, EM.E (Vi sinh dùng để xử lý môi
trường)
Tổng công suất: 2.400.000 lít/năm men vi sinh và 10.000 tấn thức ăn
gia súc/năm.
Đối với dây chuyền công nghệ sản xuất men vi sinh dạng lỏng, các
nguyên liệu chính được thanh trùng và thực hiện theo quy trình như

sau: nguyên liệu được thanh trùng  lên men (dung dịch EM + CO2)
 lọc  Đóng can  thành phẩm. Các chất rắn được lọc ra sử dụng
làm nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.
Đối với dây chuyền công nghệ sản xuất men vi sinh dạng rắn, các
nguyên liệu chính được thanh trùng và thực hiện theo quy trình như
7
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

sau: nguyên liệu được thanh trùng
CO2) sấy  đóng gói  thành phẩm.

 lên men (dung dịch EM +

Đối với dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn gia súc, thực hiện theo
quy trình như sau: các nguyên liệu chính và chất phụ gia được phối
trộn  sấy  nghiền sàng  đóng bao  thành phẩm
Đối với công nghệ nuôi cấy mô, thực hiện theo quy trình sau: chọn các
đỉnh sinh trưởng (thân, rễ, lá) của cây cần nuôi cấy mô  tách và
khử trùng  tạo mô sẹo  cấy vào môi trường nuôi cấy nhân tạo 
chuyển ra vườn ươm
Các loại hoá chất, nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ cho sản xuất chủ
yếu như: EM gốc do Công ty tự sản xuất và cung cấp; rỉ đường, thảo
dược các loại (tỏi, ớt, lô hội, lá nem và các cây có giá trị y học khác)
gạo, bắp, bánh dầu, bột cá, bột vỏ sò, than đá mua trên thị trường;
nước được đấu nối từ hệ thống cấp nước của cụm công nghiệp với

tổng lượng nước sử dụng khoảng 25,0 m3/ngày.
Danh mục các máy móc thiết bị của dự án:1 lò hơi, 1 máy sấy, 1 máy
nghiền, 2 sàng, 1 thiết bị lọc li tâm, 1 máy phối trộn, 1 máy định
lượng chất lỏng, 1 máy định lượng chất rắn, bộ dụng cụ và thiết bị
nuôi cấy mô, trạm biến áp.
Dự kiến tiến độ thực hiện dự án như sau: hoàn tất thủ tục đầu tư dự án:
tháng 12/2014, xây dựng các hạng mục công trình của dự án: tháng
01/2015 đến tháng 07/2015, lắp đặt thiết bị, máy móc: tháng
07/2015 đến tháng 9/2015, vận hành thử nghiệm: từ tháng 10/2015
đến tháng 12/2015, hoat động chính thức: tháng 01/2016.
Tổng số lao động khi dự án đi vào hoạt động là 50 người, với lao động
trực tiếp là 27 người và lao động gián tiếp là 23 người. Theo tính
toán của chúng tôi, ngay khi giai đoạn 2 hoàn thành, lực lượng lao
động tại Công ty dự kiến tăng thêm khoảng 20 người, đưa tổng số
lao động của dự án lên tổng cộng là 70 người.
Trong quá trình xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động, dự án cũng
không thể tránh khỏi phát sinh vấn đề môi trường cần phải quan
tâm giải quyết cụ thể như:
Trong quá trình xây dựng nhà máy làm phát sinh nguồn ô nhiễm không
khí như bụi, khí thải, tiếng ồn từ hoạt động thi công của các máy
móc thiết bị làm việc tại công trường, từ các phương tiện vận
chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công. Ngoài ra, không khí còn bị
ô nhiễm từ hoạt động cắt, hàn, gia công các chi tiết kim loại, chất
thải rắn từ quá trình xây dựng như xà bần, gỗ vụn, bao bì vật liệu
xây dựng, sắt thép. Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình xây
8
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên



Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

dựng chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu, mỡ, bao bì đựng
sơn, hắc in, dung môi thải. Nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cặn
bẩn, dầu mỡ thải trên bề mặt công trình làm phát sinh ô nhiễm.
Hoạt động của công nhân thi công trên công trường còn phát sinh
nước thải sinh hoạt, rác thải… Với thời gian thi công kéo dài trong 8
tháng nên các tác động trên cần phải được quan tâm, xử lý.
Nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường từ quá trình
thi công, Chủ Dự án đã đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm như:
lập kế hoạch thi công hợp lý, bố trí máy móc, thiết bị thi công phù
hợp, các xe vận chuyển nguyên vật liệu được phủ bạt che, lắp hàng
rào cách ly an toàn khu vực thi công và khu vực xung quanh.
Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ xây dựng được lưu trữ đúng nơi quy
định. Bố trí thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt (thùng chứa chất
thải rắn có nắp đậy). Trang bị 02 nhà vệ sinh di động để thu gom
nước thải sinh hoạt phát sinh trên công trường. Đào rãnh thoát nước
mưa tạm thời cho khu vực thi công. Ngoài ra trang bị đầy đủ các
thiết bị bảo hộ lao động và tập huấn an toàn lao động, PCCC cho tất
cả các công nhân tham gia thi công trên công trình. Với các biện
pháp cụ thể và cần thiết như trên sẽ giảm thiểu được tối đa các tác
động phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
Khi nhà máy đi vào hoạt động sản xuất, các nguồn ô nhiễm trong quá
trình sản xuất được đánh giá bao gồm:
Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất chủ yếu từ: Bụi, khí
thải: SO2, NOx, CO, VOC từ các phương tiện giao thông vận tải như
phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào nhà máy
và phương tiện di chuyển của công nhân viên nhà máy. Quá trình
đốt dầu DO vận hành lò sấy sẽ sinh ra các khí thải như: bụi, CO, SO 2,

NOx… Mùi hôi từ cống rãnh dẫn nước thải và từ hệ thống XLNT, mùi
hôi phụ phẩm sinh học, mùi từ kho nguyên liệu, từ các quá trình sản
xuất…., mùi từ nhà chứa rác thải và nhà vệ sinh
Hoạt động của nhà máy phát sinh 1 lượng nước thải trong đó bao gồm:
Nước thải sản xuất : nước thừa từ tưới vườn ươm cây giống và vệ sinh
nhà xưởng khu vườn ươm khoảng 1,0 m3/ngày. Thành phần của
nước này chủ yếu là đất cát bị cuốn theo, thực vật khô... Nước vệ
sinh các bể lên men thảo dược sản xuất men vi sinh dạng rắn và
lỏng, khoảng 1,5 m3/tháng. Nước làm mát cho các thiết bị máy
móc.Thành phần các chất ô nhiễm chính trong nguồn nước thải này
chủ yếu là chất lơ lửng (bã một số loại thực vật).
Nước mưa chảy tràn của dự án khi đang hoạt động thành phần chủ yếu
là cặn lơ lửng
9
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

Nước thải sinh hoạt khoảng 4,9 m 3/ngày m3/ngày từ hoạt động sinh
hoạt của 70 công nhân viên. Nước thải sinh hoạt có chứa chủ yếu
các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ
(BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N,P) và vi khuẩn gây hại. Khi
thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý.
Hoạt động sản xuất phát sinh các chất thải rắn không nguy hại: tro và
xỉ than phát sinh từ lò hơi thải ra mỗi ngày khoảng từ 70kg/ngày.
Các chất thải rắn từ hoạt động nuôi cấy mô của vườn thực nghiệm
chủ yếu là các loại cây bị hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu kỹ thuật

trong quá trình nuôi cấy mô; bao bì, nhãn mác... Chất thải rắn từ sản
xuất chế biến thức ăn gia súc khoảng 50kg/ngày. Thành phần chủ
yếu là rác, sạn, sỏi lẫn trong vỏ sò, vỏ ốc trong bột cá được phân
loại thải ra.
Hoạt động sinh hoạt của 70 công nhân viên làm phát sinh một lượng
chất thải rắn sinh hoạt khoảng 35 kg/ngày. Thành phần chủ yếu của
rác thải sinh hoạt của công nhân là bao bì, giấy loại, túi ni long,
thủy tinh, vỏ lon nước ngọt,…
Chất thải nguy hại khi dự án đi vào hoạt động bao gồm: Giẻ lau dính
dầu mỡ: phát sinh từ hoạt động lau dầu nhớt máy, vệ sinh, bảo
dưỡng máy móc, thiết bị. Bóng đèn huỳnh quang hỏng. Dầu nhớt
tổng hợp thải ra từ quá trình bảo dưỡng máy móc. Can đựng dầu
DO, dầu bôi trơn. Lượng chất thải này có thể gây tác động tiêu cực
đối với môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước và đất
nếu trong quá trình lưu trữ các chất nguy hại bị rửa trôi ra ngoài
theo nước mưa.
Khi dự án đi vào hoạt động cũng làm tăng nguy cơ tai nạn do việc tăng
mật độ giao thông trên các tuyến đường chính trong khu vực, cũng
như làm gia tăng dân số cơ học.
Hoạt động của dự án cũng tiềm ẩn rủi ro sự cố, đặc biệt là sự cố cháy
nổ, rò rỉ nhiên liệu, hóa chất, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội,
môi trường và ảnh hưởng tới tính mạng con người và tài sản của
công ty và khu vực lân cận.
Để giảm thiểu tác động đến môi trường từ hoạt động của dự án, trước
tiên Chủ dự án đưa ra chương trình quản lý môi trường cho nhà máy,
thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý môi trường cũng như
xây dựng lắp đặt các công trình bảo vệ môi trường cụ thể như:
Bố trí nhà xưởng thông thoáng, tạo điều kiện thông thoáng gió tự nhiên
tại các vị trí phát sinh mùi hôi, nguyên liệu được thu mua về sẽ được
sử dụng hết trong ngày, thường xuyên vệ sinh kho lưu giữ nguyên

liệu, trong quá trình chế biến cần phải thực hiện đúng kỹ thuật,
10
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

tránh để rơi vãi ra ngoài, trong trường hợp bị rơi vãi, phải thu gom
và lưu giữ đúng chỗ để hạn chế phát sinh mùi hôi, đối với các
phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu vào nhà máy, cần phải
được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không được để lâu phát sinh mùi
hôi. Đồng thời, bố trí lại thời gian làm việc hợp lý và bố trí lao động
luân phiên tại khu vực phát sinh mùi hôi cao.Vệ sinh nhà xưởng sạch
sẽ, không để nước tù đọng gây ô nhiễm mùi. Định kỳ nạo vét cống
rãnh trong toàn bộ khuôn viên nhà máy. Trồng dãy cây xanh, thảm
cỏ cách ly hệ thống XLNT với các khu vực khác và giữa các lối đi của
hệ thống XLNT.
Đối với nước thải: Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại
3 ngăn. Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật với thể tích 4m 3. Nước
thải từ các khu vệ sinh thoát xuống bể tự hoại và qua lần lượt các
ngăn trong bể, các chất cặn lơ lửng dần dần lắng xuống đáy bể. Thời
gian lưu nước trong bể 6 đến 12 tháng, cặn lắng sẽ bị phân hủy
yếm khí trong ngăn yếm khí. Sau thời gian lưu thích hợp chủ dự án
sẽ thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu) để hút lượng bùn
và nước trong bể ra ngoài. Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông
hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kị khí và
để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt.
Đối với chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt từ Dự án được thu gom

bằng các thùng chứa được bố trí ngay tại nơi phát sinh. Hàng ngày,
lượng chất thải này được nhân viên vệ sinh thu gom, tập trung về
thùng chứa chuyên dụng, đặt tại vị trí thích hợp thuận tiện cho xe
đến thu gom. Công ty ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Công
trình Đô thị Đồng Nai thu gom, xử lý đúng quy định. Chất thải có khả
năng tái sinh tái chế được bán cho đơn vị có chức năng thu gom, tái
chế. Chất thải không có khả năng tái sinh tái chế được giao cho đơn
vị có chức năng thu gom xử lý. Với các biện pháp quản lý như trên
đảm bảo rằng chất thải rắn phát sinh của Dự án được quản lý theo
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản
lý chất thải rắn.
Chất thải nguy hại phát sinh khi Dự án hoạt động được thu gom, phân
loại, dán nhãn, chứa trong thùng chứa chuyên dụng có nắp đậy và
tập trung tại khu vực chứa chất thải nguy hại của nhà máy và ký
hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý. Chủ
Dự án tiến hành làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và tiến hành công tác quản lý
chất thải nguy hại theo hướng dẫn của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
ngày 14/04/2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
11
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

Để giảm thiểu tối đa sự cố cháy nổ và thực hiện tốt công tác PCCC, chủ
Dự án lắp đặt hệ thống chống sét, thiết lập các phương án an toàn
điện và thành lập phương án PCCC, lắp đặt các thiết bị cần thiết

phục vụ công tác PCCC như bình chữa cháy, hệ thống bể chứa, bơm
và ống phục vụ công tác chữa cháy. Tổ chức tập huấn PCCC cho cán
bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy. Đồng thời, nhà máy
cũng đề ra các biện pháp để sử dụng các loại nhiên liệu, hóa chất
được an toàn như: công nhân thao tác được phổ biến kiến thức về
từng loại nhiên liệu, hóa chất, cách sử dụng cũng như tính chất nguy
hiểm, cách ứng phó với sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất hay hóa chất
dính vào cơ thể, bảo quản trong các thùng kín, để thùng đứng, có
nắp đậy chặt, để khu vực riêng, ít người, khi sử dụng cố gắng thao
tác chính xác, tránh tràn đổ, khi tràn đổ hoặc rò gỉ cần dùng vải
thấm hết phần dầu chảy ra cho vào túi nilon kín, đem tới khu vực
lưu trữ chất thải nguy hại. Sau đó rửa tay thật kỹ, nhiên liệu, hóa
chất có dán nhãn tên hóa chất và hướng dẫn sử dụng.
Công ty trang bị đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân viên
của Công ty theo quy định bao gồm: quần áo bảo hộ, khẩu trang,
găng tay, giầy, mũ bảo hộ, giám sát, nhắc nhở việc sử dụng dụng cụ
bảo hộ trong quá trình làm việc phù hợp với từng khu vực sản xuất
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, Công ty bố trí nhân viên
phụ trách về môi trường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát công
tác bảo vệ môi trường của dự án. Mỗi nguồn gây tác động đến môi
trường trong dự án ở cả giai đoạn thi công xây dựng và hoạt động
đều có phương pháp quản lý, giảm thiểu thích hợp đi kèm. Chủ dự
án cũng đề ra chương trình giám sát môi trường định kỳ hàng năm
(giám sát môi trường không khí xung quanh, giám sát môi trường
không khí khu vực sản xuất, giám sát nước thải, giám sát khí thải tại
nguồn, giám sát nước mặt, giám sát chất lượng sinh học, chất thải
rắn với tần suất 3 tháng/ lần), viết báo cáo gửi về Sở Tài Nguyên và
Môi Trường Đồng Nai định kỳ 1lần/quý/năm.
Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond cam kết thực hiện tốt các
yêu cầu của quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM và nội dung Báo cáo

ĐTM, xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
hiện hành. Công ty chịu trách nhiệm về các biện pháp bảo vệ môi
trường đối với toàn bộ dự án trong suốt quá trình xây dựng, hoạt
động, thực hiện giám sát và vận hành các công trình xử lý môi
trường, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương trong công
tác quản lý an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội. Công ty cam kết chịu
hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các
quy định về bảo vệ môi trường, nếu để xảy ra sự cố môi trường, các
12
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

tiêu chuẩn xả thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn Môi trường Việt Nam
quy định.

13
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Xuất xứ Dự án.

Như chúng ta đã biết, công nghệ ngày càng phát triển, quá trình ứng
dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất không còn lạ lẫm gì
trong thế giới hiện đại ngày nay. Với nhu cầu mở rộng thị trường và
đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với nhu cầu phát triển theo xu
hướng ngày càng sản xuất ra những sản phẩm sạch trong nông –
lâm – ngư - nghiệp cũng như trong vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường
ngày càng trầm trọng ở nhiều nơi trong nước, nhiều công ty men vi
sinh đã ra đời.
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy hiện tại tỉnh Đồng Nai và
các tỉnh lân cận đã có một số cơ sở sản xuất chế phẩm sinh học
nhưng với quy mô nhỏ, số lượng chế phẩm, các loại chế phẩm sản
xuất ra cũng rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng về chế
phẩm sinh học dùng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp
và bảo vệ môi trường tại tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận là rất lớn,
nhất là khu vực sông La Ngà.
Với mục đích tạo ra các sản phẩm sinh học an toàn cho xã hội, Công ty
TNHH Công nghệ sinh học Diamond đã nghiên cứu xây dựng quy
trình công nghệ phù hợp để cho ra đời những sản phẩm đáp ứng các
yêu cầu phục vụ trong các lĩnh vực nuôi trồng, nông nghiệp, thủy
sản và bảo vệ môi trường.
Từ những lý do trên, để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm, đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, mở rộng thị trường
tiêu thụ và đồng thời đáp ứng yêu cầu về đảm bảo vệ sinh môi
trường khu dân cư. Ban lãnh đạo Công ty TNHH Công nghệ sinh học
Diamond quyết định đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất men vi
sinh theo hướng công nghiệp hóa.
Ngoài ra, ở Đồng Nai đang có một số nhà máy sản xuất thức ăn gia súc
như Công ty cổ phần Việt-Pháp sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO
và Công ty TNHH De Heus nhưng nguyên liệu phải hoàn toàn tự
mua. Với thế mạnh là một phần nguyên liệu đầu vào của nhà máy

thức ăn gia súc là sản phẩm thải ra của phân xưởng sản xuất men vi
sinh nên sản phẩm thức ăn gia súc của Công ty sẽ có khả năng cạnh
tranh cao do kiểm soát được chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
14
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

Xuất phát từ các nguyên nhân nêu trên, Công ty TNHH công nghệ sinh
học Diamond của chúng tôi quyết định đầu tư tại Cụm công nghiệp
Phú Cường thuộc xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
một dây chuyền sản xuất chế phẩm vi sinh và tận dụng nguồn chất
thải giàu đạm từ hoạt động sản xuất chế phẩm vi sinh này làm
nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc (công suất hơn 2,4
triệu lít/năm men vi sinh và 10.000 tấn phân bón mỗi năm) để cung
cấp cho thị trường Đồng Nai và các tỉnh lân cận.
Theo quy định của nghị định số: 29/2011/NĐ-CP thì Dự án thuộc đối
tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (thuộc mục số
101 Phụ lục II của nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định Dự án xây
dựng cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản, phụ
phẩm thủy sản công suất từ 1000 tấn sản phẩm/năm trở lên và mục
số 115 Phụ lục II của nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định Dự án xây
dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh công suất 1.000 tấn
sản phẩm/năm trở lên đều phải làm Báo cáo đánh giá tác động môi
trường).
Thực hiện đúng quy định của pháp luật, chủ đầu tư Dự án là Công ty
TNHH công nghệ sinh học Diamond đã thực hiện việc lập báo cáo

đánh giá tác động môi trường dưới sự tư vấn của Công ty TNHH
Công Nghệ Môi Trường Tự Nhiên trước khi Dự án triển khai, nhằm
đánh giá tác động môi trường từ quá trình xây dựng và hoạt động
của Dự án, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đảm
bảo quá trình thực hiện Dự án không gây ô nhiễm môi trường quá
mức cho phép.
Loại hình dự án: Đầu tư mới.
1.2
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án
đầu tư:
Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
1.3
Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển
do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định
và phê duyệt
Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc được UBND
tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho thuê đất xây dựng ở Cụm công nghiệp Phú Cường
(Quyết định số 2367/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai).
- Dự án được xây dựng trong Cụm công nghiệp Phú Cường.
Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng
hạ tầng Cụm công nghiệp Phú Cường: “Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày
15
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

31/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi

trường dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Phú Cường của Ban Quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai”.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
ĐTM
Báo cáo ĐTM cho Dự án “Nhà máy sản xuất men vi sinh và chế biến
thức ăn gia súc ” được lập dựa trên các văn bản pháp luật và văn
bản kỹ thuật sau:
2.1 Văn bản pháp luật và kỹ thuật
- Luật Tài nguyên Nước số 08/1998/QH10 được Quốc hội Nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998, có hiệu
lực từ ngày 01/01/1999;
- Luật Phòng cháy Chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/06/2001, có hiệu lực từ ngày 04/10/2001;
- Luật Đất đai Việt Nam số 13/2003/QH11 được Quốc hội Nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003,
có hiệu lực ngày 01/07/2003;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực
từ ngày 01/07/2004;
- Luật Bảo Vệ Môi Trường Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005;
có hiệu lực từ 01/07/2006;
- Luật Đầu tư Việt Nam số 59/2005/QH11 được Quốc hội Nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu
lực từ ngày 01/07/2006;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được
Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/06/2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007;
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/10/2007;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về
“Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”;
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 67/2003/NĐ-CP
16
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về “Phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải”;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về
quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ về
thoát nước đô thị và KCN;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính Phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa Chất;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ về
“Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”;
- Nghị định số 29/2011NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày

07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Hóa chất;
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y Tế về
việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07
thông số vệ sinh lao động;
-

Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây Dựng
ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

-

Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường v/v ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
môi trường;

-

Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của UBND tỉnh
Đồng Nai Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai;

-

Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12/12/2008 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Nai 12/12/2008 về việc ban hành Quy định bảo vệ
môi trường tỉnh Đồng Nai;

-


Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
17
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

-

Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 13/04/2009 của UBND tỉnh
Đồng Nai về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định bảo vệ
môi trường tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số
68/2008/QĐ-UBND ngày 12/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Nai;

-

Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/05/2009 quy định chi tiết thực
hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày
28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và KCN;

-

Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;


-

Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 về việc ban hành
một số quy chuẩn về chất lượng môi trường;

-

Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/06/2010 của Bộ Công Thương
quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số
108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

-

Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/11/2010 của Bộ trưởng Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
tiếng ồn và độ rung;

-

Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ Công Thương
quy định về khai báo hóa chất

-

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

-


Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường;
2.2

Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan

- TCVN 2622-1995: Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình –
yêu cầu thiết kế.
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT - Chất lượng môi trường không khí
khu vực sản xuất
- TCVN 33-2006: Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình –
tiêu chuẩn thiết kế.
18
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

- QCVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch
Xây dựng
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn
cho phép của kim loại nặng trong đất.
- QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt

- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh.
- QCVN 06:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
-

QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
CTNH.

-

QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

-

QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

-

QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

-

QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vể độ rung

- QCVN 01 - 77 : 2011/BNNPTNT – QCVN cơ sở sản xuất thức ăn chăn

nuôi thương mại – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT – QCVN thức ăn chăn nuôi – các chỉ
tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn
chăn nuôi.
2.3
Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập và
thu thập
- Thuyết minh Thiết kế kỹ thuật của Nhà máy sản xuất men vi sinh và chế biến thức ăn
gia súc.
- Thông tin, bản đồ khu vực thực hiện dự án như: bản đồ mặt bằng dự án, mặt bằng tổng
thể thoát nước.
- Các số liệu điều tra, khảo sát, thu thập được về hiện trạng các thành phần môi trường,
tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp và từ nhiều nguồn tài liệu khác.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH LẬP ĐTM
19
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

Việc đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản xuất men vi
sinh và chế biến thức ăn gia súc” được tiến hành bằng các phương
pháp sau:
3.1 Phương pháp khảo sát thực địa, phân tích thí nghiệm các
chỉ tiêu môi trường bao gồm:
Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế:
-


Địa hình, địa chất

-

Khí tượng thủy văn

-

Thủy vực và nguồn nước

-

Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng

-

Hệ thống cấp nước

-

Hệ thống thoát nước

-

Hệ thống đường giao thông

-

Hệ thống thông tin liên lạc


-

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

-

Mạng lưới điện và hệ thống cung cấp năng lượng

Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án và thí nghiệm phân tích
các chỉ tiêu môi trường:
3.2 Phương pháp thống kê:
- Số liệu thống kê khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự
án từ các trung tâm nghiên cứu khác đã được phê duyệt. Số liệu sử
dụng đã được các tổ chức nhà nước phê duyệt, có thể sử dụng cho
các báo cáo khoa học trong nước.
- Số liệu đánh giá nồng độ hơi khí độc trong khu vực xây dựng – đã
được đo đạc thực tế tại một số công trường xây dựng trong điều kiện
hoạt động bình thường, có thể áp dụng để đánh giá ô nhiễm cho Dự
án.
- Số liệu sử dụng đã được các tổ chức nhà nước phê duyệt, có thể
sử dụng cho các báo cáo khoa học trong nước.
3.3 Phương pháp liệt kê
-

Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng Dự án.

- Liệt kê các tác động môi trường do quá trình vận hành Dự án gây
ra, bao gồm các nhân tố gây ô nhiễm môi trường: nước thải; khí
thải; chất thải rắn; an toàn lao động; cháy nổ; vệ sinh môi trường;…
20

Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

- Dựa trên kinh nghiệm phát triển của các nhà máy hiện hữu, dự
báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do
hoạt động của Dự án gây ra.
3.4 Phương pháp lấy mẫu
- Lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:
nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường
không khí tại khu đất Dự án sử dụng làm số liệu nhằm đánh giá mức
độ ô nhiễm khi Dự án thực hiện.
3.5 Phương pháp so sánh
- So sánh về lợi ích kỹ thuật và kinh tế, lựa chọn và đề xuất phương
án giảm thiểu các tác động do hoạt động của Dự án gây ra đối với
môi trường, kinh tế và xã hội.
3.6 Phương pháp đánh giá nhanh
- Sử dụng một số nguyên tắc đánh giá nhanh của Tổ Chức Y Tế Thế
Giới (WHO) dùng để tính tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm đối với mỗi
nguồn thải đã được tính toán phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới.
3.7 Phương pháp chuyên gia
- Dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm về khoa học môi trường của
các chuyên gia đánh giá ĐTM của đơn vị tư vấn. Đánh giá theo kinh
nghiệm kết hợp với quan sát tổng thể giữa điều kiện thủy văn, hệ
sinh thái, dân cư tại khu vực và so sánh với các khu vực tương tự.
- Áp dụng các mô hình tính toán, tiêu chuẩn áp dụng và sử dụng

tài liệu vào báo cáo.
3.8 Phương pháp phân tích hệ thống
Gồm có 6 bước
-

Bước 1: Nhận định vấn đề

- Bước 2: Xác định, thiết kế và rà soát những phương án có thể
thực hiện
-

Bước 3: Dự báo bối cảnh tương lai

- Bước 4: Xây dựng và sử dụng các mô hình để dự báo các kịch bản
khác nhau có thể xảy ra
-

Bước 5: So sánh và xếp hạng các phương án

-

Bước 6: Phổ biến kết quả.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM
21
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản

xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

4.1

Tóm tắt việc tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo ĐTM cho Dự án “Nhà máy sản xuất men vi sinh và chế biến
thức ăn gia súc” do Chủ đầu tư là Công ty TNHH công nghệ sinh học
Diamond chủ trì thực hiện kết hợp với đơn vị tư vấn là Công ty TNHH
Công Nghệ Môi Trường Tự Nhiên.
a) Về phía Chủ đầu tư:
Tên Công ty

Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond.

Người đại diện:Bà Nguyễn Thị Bích Uyên.
Chức vụ:

Giám đốc

Địa chỉ
lạc:

liên
Xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Điện thoại:

0908 426 048


b) Về phía đơn vị tư vấn:
Tên Công ty:

Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Tự Nhiên

Người đại diện:Ông Nhữ Thanh Tùng
Chức vụ:

Giám đốc

Địa chỉ liên hệ:Số 75, xã Eatyh, huyện Eakar, tỉnh Daklak
Điện thoại :

(08) 5445 3225

Fax:

(08) 5445 3226

Email:



Website:

http://www. moitruongtunhien.com

4.2

Thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM


Bảng MĐ1: Thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
ST
T

Thành viên tham Học
gia
vị

1


Nguyễn
Bích Uyên

Thị

-

Chuyên
ngành
tạo
-

đào Đơn vị công tác
Công ty TNHH
công nghệ sinh
học Diamond

22

Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

2

Ông Nhữ
Tùng

3

Nguyễn
Trinh

4

Thanh GS.T
S

Thị

Như

Công nghệ môi Công ty TNHH
trường
CNMT Tự Nhiên


Kỹ sư

Kỹ thuật
trường

môi Công ty TNHH
CNMT Tự Nhiên

Võ Thị Minh Thảo

Kỹ sư

Kỹ thuật
trường

môi Công ty TNHH
CNMT Tự Nhiên

5

Huỳnh Thị Nhi

Kỹ sư

Kỹ thuật
trường

môi Công ty TNHH
CNMT Tự Nhiên


6

Bùi Thị Thịnh

Kỹ sư

Kỹ thuật
trường

môi Công ty TNHH
CNMT Tự Nhiên

7

Võ Thị Ngọc Hiền

Kỹ sư

Kỹ thuật
trường

môi Công ty TNHH
CNMT Tự Nhiên

8

Lê Nguyễn Ái Nhi

Kỹ sư


Kỹ thuật
trường

môi Công ty TNHH
CNMT Tự Nhiên

9

Đặng Thị Hồng Vân Kỹ sư

Kỹ thuật
trường

môi Công ty TNHH
CNMT Tự Nhiên

23
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 TÊN DỰ ÁN
Tên Dự án: Nhà máy sản xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia
súc
Tên Công ty: Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Mục tiêu và quy mô của Dự án:

Mục tiêu:
- Tạo ra các sản phẩm men vi sinh ứng dụng trong các lĩnh
vực nông nghiệp, thủy sản và bảo vệ môi trường.
- Sản xuất thức ăn gia súc dạng bột và dạng viên cung cấp cho
nhu cầu nuôi trồng trong nông nghiệp và nhất là trong nuôi trồng
thủy sản tại địa phương và các tỉnh trên toàn quốc.
Quy mô:
Vi sinh E.M:

1.200.000 lít/năm;

Vi sinh EM.AFM:

600.000 lít/năm;

Vi sinh EM.FPE:

600.000 lít/năm;

Thức ăn gia súc:

10.000 tấn/năm.

Địa điểm thực hiện Dự án: Cụm công nghiệp Phú Cường, xã Phú
Cường, huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
1.2 CHỦ DỰ ÁN
-

Chủ Dự án: Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond


- Địa chỉ liên hệ: Cụm công nghiệp Phú Cường, xã Phú Cường,
huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai
-

Điện thoại: 0948 789 799

Người đại diện: Bà Nguyễn Thị Bích Uyên


Chức vụ: Giám đốc

Giới tính: Nữ



Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam



Chứng minh nhân dân số 021730681. Ngày cấp: 11/04/2006.
Nơi cấp: Công an TP. Hồ Chí Minh.



Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai




Chỗ ở hiện tại: số 227, Nguyễn Văn Cừ, quận 5, TPHCM
24
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nhà máy sản
xuất men vi sinh và chế biến thức ăn gia súc”

1.3

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Dự án xây dựng tại địa chỉ: Cụm công nghiệp Phú Cường, xã Phú
Cường, huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai trên lô đất có diện tích mặt
bằng 6520 m2 (sáu ngàn năm trăm hai mươi mét vuông).
Khu đất của Dự án được xác định bởi mốc tọa độ (hệ tọa độ VN 2000)
như sau:
Bảng 1.1 Tọa độ mốc ranh quy hoạch của khu đất Dự án
Tến mốc

Tọa độ
Bắc - X (m)

Đông - Y (m)

1

602.597,5


1.253.580,9

2

602.539,3

1.253.752,7

3

602.278,1

1.253.195,6

4

602.275,0

1.253.197,3

5

602.590,5

1.255.744,1

6

602.271,2


1.255.197,7

7

602.271,2

1.255.199,8

8

602.270,3

1.255.201,2

9

602.546,2

1.274.027,3

10

602.272,8

1.274.206,8

11

602.274,3


1.274.206,8

(Nguồn: Chi Nhánh Công ty Cổ Phần Tư Vấn và Thẩm Định Môi Trường
Vinacontrol, ngày 12/04/2012, đo đạc trực tiếp tại khu đất thực hiện Dự
án)

25
Chủ đầu tư: Chi nhánh Công ty TNHH công nghệ sinh học Diamond
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH môi trường Tự Nhiên


×