Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.25 KB, 4 trang )
BÀI LÀM CỦA NGUYỄN THANH LOAN- LỚP CAO HỌC K17 VSTTNSV
Sơ đồ mô phỏng biến động số lượng thỏ rừng ở Canada theo chu kì 9-10 năm.
1. Mục đích lập sơ đồ
Trên thực tế việc đoán biết sự biến động số lượng cá thể mèo rừng và thỏ rừng gặp
khó khăn do thời gian biến động tương đối dài. Nên khi lập sơ đồ mô phỏng nhìn
vào đó có thể biết vào lúc nào số lượng quần thể nào giảm, số lượng quần thể nào
tăng để tác động làm cho cân bằng sinh thái.
2. Mô phỏng bằng lời
Khi môi trường thuận lợi thức ăn là cỏ dồi dào; kẻ thù ít → tỉ lệ sinh tăng, tỉ lệ chết
giảm →số lượng thỏ rừng tăng nhanh.
Khi số lượng thỏ rừng tăng nhanh (tức nguồn thức ăn cho mèo rừng tăng) thì mèo
rừng lại tăng nhanh về số lượng do nguồn thức ăn dồi dào.
Khi số lượng mèo rừng tăng nhanh; nguồn thức ăn cạn kiệt do số lượng thỏ tăng
quá mức → tỉ lệ thỏ rừng chết ngày càng nhiều do thiếu thức ăn và kẻ thù nhiều; tỉ
lệ sinh giảm đáng kể → số lượng thỏ rừng giảm.
Khi thỏ rừng giảm hẳn về số lượng có nghĩa nguồn thức ăn của mèo rừng giảm do
đó có sự tranh chấp về nguồn thức ăn của mèo rừng ngày càng gay gắt, đồng nghĩa
với việc số lượng mèo giảm đáng kể do thiếu thức ăn. Khi thỏ rừng giảm cũng tạo
điều kiện cho cỏ và thực vật sinh sôi nảy nở do không còn bị phá nên thức ăn dồi
dào khi này số lượng thỏ rừng lại tăng lên do thức ăn nhiều và kẻ thù ít.
Cứ như thế số lượng thỏ rừng tăng → số lượng mèo rừng tăng → số lượng thỏ
rừng giảm → số lượng mèo rừng giảm → số lượng thỏ rừng tăng.
Chu kì biến động này ước tính trong vòng 9- 10 năm.