Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÁO cáo môn hình thái và phân loại côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.53 KB, 9 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
Học viên: Nguyễn Thanh Loan
Lớp: Cao học k17 – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Câu 1: Trình bày cấu tạo chung của râu đầu ở côn trùng và những kiểu râu thường gặp.
Trả lời
Phần lớn côn trùng có một đôi râu đầu mọc trên ổ chân râu nằm ở vị trí giữa 2 mắt
kép. Chức năng chính của râu đầu là cơ quan khứu giác và xúc giác. Có một số loài côn
trùng râu đầu còn có các chức năng khác, như ở muỗi đực là cơ quan thính giác, niềng
niễng Hydrophilus dùng râu đầu để bắt mồi, ban miêu đực Mylabris dùng râu đầu để giữ
con cái khi giao phối, bọ bơi ngửa Notonecta dùng râu đầu để giữ thăng bằng khi bơi
v.v...



Cấu tạo chung của râu đầu

Cấu tạo chung của râu đầu gồm 3 phần: chân râu (1 đốt), cuống râu (1 đốt) và roi râu
(chia làm nhiều đốt, rất đa dạng). Hình dạng và kích thước râu đầu của các loài, của con
đực và của con cái cùng một loài không giống nhau. Thường râu đầu con đực phát triển
hơn, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí nhiều hơn so với con cái cùng loài.
Vì vậy, có thể dựa vào đặc điểm cấu tạo râu đầu để phân biệt các loài, phân biệt con đực
với con cái cùng một loài. Đặc điểm hình thái râu đầu được sử dụng trong phân loại, nên
cần phân biệt một số kiểu râu đầu thường gặp sau đây (Hình 2.4):
Nguyễn Thanh Loan

Trang 1


BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG



Những kiểu râu đầu thường gặp

Hình 2.4. Các dạng

râu đầu

1. Râu hình sợi

chỉ

(Châu chấu Locusta
migratoria Linn.); 2.

Râu

hình chuỗi hạt (Mối

thợ

Calotermes sp.); 3.

Râu

hình lông cứng

(Chuồn

chuồn Anax
parthenope Selys); 4.


Râu

hình răng cưa (Xén

tóc

Prionus insularis
Motsch.); 5. Râu hình

lưỡi

kiếm (Cào cào Acrida

lata

Motsch.); 6. Râu muỗi

cái

(Culex fatigas Wied. ♀); 7. Râu muỗi đực (Culex fatigas Wied. ♂); 8. Râu hình lông chim
(Sâu róm chè Semia cynthia Drury); 9. Râu hình răng lược (Ptilineurus marmoratus
Reitt.♂); 10. Râu hình rẻ quạt mềm 11. Râu hình dùi đục (Bướm phấn trắng Pieris rapae
Linn.); 12. Râu hình dùi trống (Loài Ascalaphus sp.)13. Râu hình lá lợp (Bọ hung
Holotrichia sauteri Moser); 14. Râu hình đầu gối (Ong mật Apis mellifica Linn.)15. Râu
hình chuỳ (Ve sầu bướm Lycorma delicatula White); 16. Râu ruồi (Ruồi xanh Luccia sp.);
17. Râu hình lông cứng (Sâu non bướm Sericenus telamon Donovan); 18. Râu dạng sợi
cong cuốn (Chrysomphalus dictyospermi Morg.) (theo Chu Nghiêu)
Râu


sợi chỉ: dài, mảnh, các đốt roi râu hình ống dài gần bằng nhau và càng về cuối

râu càng nhỏ dần. Ví dụ, râu đầu con gián.
Râu chuỗi hạt: các đốt roi râu có hình hạt tròn nối tiếp nhau như chuỗi hạt. Ví dụ,
râu đầu của mối thợ, của bọ chân dệt.
Nguyễn Thanh Loan

Trang 2


BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
Râu răng cưa: các đốt roi râu hình tam giác nhô về một phía trông như răng cưa.



Ví dụ, râu của con ban miêu đực, của đom đóm.
 Râu hình lông chim (hay răng lược kép): hai bên các đốt roi râu kéo dài trông
như lông chim. Ví dụ, râu con ngài đực sâu róm hại chè.
 Râu cầu lông: trừ 1-2 đốt ở gần chân râu, xung quanh các đốt khác có nhiều lông
dài mịn, càng về phía cuối râu lông càng thưa và ngắn dần. Ví dụ, râu đầu muỗi
đực.
 Râu đầu gối: Đốt chân râu dài cùng với các đốt roi râu tạo thành hình cong gấp
tựa đầu gối. Ví dụ, râu đầu của ong vàng, của ong mật.
Râu dùi đục: các đốt roi râu phía chân râu hình ống dài, các đốt cuối phình to dần
rồi lại thót dần lại ở 3-4 đốt cuối cùng. Ví dụ, râu đầu của bướm.
 Râu dùi trống: các đốt cuối phình to rõ rệt như hình cầu, đốt cuối cùng to nhất. Ví
dụ, râu chuồn chuồn râu dài.
 Râu hình lá lợp: một số đốt cuối phần roi râu phát triển thành những mảnh có thể
xếp chồng lên nhau và xoè ra được. Ví dụ, râu đầu con cánh cam.
 Râu hình chuỳ: đốt chân râu và cuống râu phình to như quả chuỳ. Ví dụ, râu đầu

của rầy nâu.
Râu lông cứng: ngắn, 1-2 đốt phía chân râu lớn hơn các đốt sau, các đốt sau rất
nhỏ tựa như một sợi lông cứng. Ví dụ, râu đầu của rầy xanh, của ve sầu, của chuồn
chuồn.
Râu ruồi: giống như râu lông cứng, nhưng trên lông cứng có những lông mịn nhỏ.
Ví dụ, râu ruồi nhà.

Câu 2:
a)

Trình bày các phương thức sinh sản ở lớp côn trùng và ý nghĩa sinh học của từng

b)

phương thức sinh sản đó.
Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
Trả lời

a. Các phương thức sinh sản ở lớp côn trùng và ý nghĩa sinh học của từng phương
thức sinh học đó.
Nguyễn Thanh Loan

Trang 3


BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
Phương thức sinh sản hữu tính.
Là phương thức rất phổ biến ở côn trùng, khi đó trứng được kết hợp với tinh trùng



(sau khi cá thể đực và cá thể cái giao phối) để hình thành quả trứng được thụ tinh, rồi đẻ
ra ngoài để tiếp tục phát triển thành một cá thể mới.
Ưu điểm: Cá thể con được mang nguồn gen của cả bố và mẹ nên có sức sống cao, có
khả năng thích nghi với điều kiện sống tốt nhất. Một trường hợp rất hiếm ở lớp côn trùng
là trong một cơ thể có thể tạo ra đồng thời cả tinh trùng và trứng, cá thể như vậy gọi là
cá thể lưỡng tính (99% số cá thể loài rệp sáp Icerya purchasi M. là lưỡng tính, chỉ 1% là
cá thể tính đực). Trứng và tinh trùng của mỗi cá thể lưỡng tính có thể thụ tinh để hình
thành hợp tử, do đó có khả năng tăng số lượng nhanh, đồng thời cá thể tính đực có thể
giao phối với cá thể lưỡng tính để trứng thụ tinh hình thành hợp tử, con được mang
nguồn gen của 2 cá thể bố mẹ nên có sức sống cao. Đây cũng vẫn là sinh sản hữu tính.
 Phương thức sinh sản đơn tính
Là trường hợp trứng không thụ tinh vẫn tiếp tục phát triển để tạo ra một cá thể bình
thường. Thường gặp ở một số côn trùng
Ưu điểm: Tăng số lượng rất nhanh, một cá thể cái rơi vào nơi riêng biệt vẫn sinh sản
bình thường.
Nhược điểm : Con chỉ mang nguồn gen của mẹ. Chính vì vậy, ở côn trùng thấy có
hiện tượng sinh sản đơn tính theo chu kỳ (xen kẽ sinh sản đơn tính với sinh sản hữu tính
như ở rệp muội vùng ôn đới), hoặc sinh sản đơn tính chỉ do ngẫu nhiên. Ong chúa, kiến
chúa sau khi giao phối vẫn đẻ ra một số trứng không được thụ tinh do thiếu tinh trùng,
hoặc ngay cả châu chấu bay, tằm và nhiều loài cánh vảy khác là những loài thông thường
có giao phối đực cái, nhưng không qua giao phối hoặc trứng không thụ tinh được đẻ ra
ngẫu nhiên vẫn phát dục để cho một cá thể mới.


Phương thức sinh sản ở thời kỳ ấu trùng.

Trứng ở thời kỳ ấu trùng đã chín và không cần qua thụ tinh nở ra ấu trùng con, rồi ấu
trùng con phát dục trong cơ thể ấu trùng mẹ, được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng
trong cơ thể mẹ, khi hoàn thành giai đoạn phát dục thì đục thủng cơ thể mẹ để chui ra
ngoài và tiếp tục phương thức sinh sản của mẹ. Có người gọi đây là phương thức sinh sản

Nguyễn Thanh Loan

Trang 4


BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
“giã man”. Thực chất đây là phương thức sinh sản đơn tính được thực hiện ở giai đoạn ấu
trùng. Sau một số thế hệ lại trở lại sinh sản hữu tính bằng cách ấu trùng hoá nhộng, nhộng
hoá trưởng thành đực và trưởng thành cái, rồi giao phối, thụ tinh để hình thành cá thể
mới. Việc xen kẽ phương thức sinh sản thời kỳ ấu trùng với phương thức sinh sản hữu
tính là để củng cố sức sống của loài sau một số thế hệ sinh sản đơn tính. Hiện tượng sinh
sản nhiều phôi thường gặp ở côn trùng ký sinh bên trong thuộc bộ cánh màng
Hymenoptera (như các họ Braconidae, Ichneumonidae, Proctotrupidae, Chalcidae). Đó là
hiện tượng từ một quả trứng phân chia tạo thành nhiều cá thể mới (có thể từ 2 đến 2000
cá thể). Hiện tượng thai sinh có ở một số loài côn trùng, như ruồi Melophagus ovinus.
Đây là hiện tượng trứng nở thành ấu trùng trong cơ thể mẹ và được nuôi dưỡng bằng các
chất dinh dưỡng ở tuyến phụ sinh dục của mẹ. Ấu trùng khi đẻ ra thì đã đẫy sức và nhanh
chóng hóa nhộng. Côn trùng thường đẻ trứng, nhưng cũng nhiều loài đẻ ra con, như ở các
họ Aphididae, Tachinidae, một số loài ở họ Muscidae và một số loài ở các bộ
Thysanoptera, Coleoptera. Sinh sản kiểu đẻ trứng có khả năng tạo được nhiều con, nhưng
ít an toàn vì nhiều loài kẻ thù tự nhiên của côn trùng ăn trứng hoặc ký sinh trứng. Phương
thức đẻ ra con tuy có số lượng con ít, nhưng an toàn hơn cho thế hệ sau.

b. Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
Biến thái hoàn hoàn toàn (Holometamorphose) Biến thái không hoàn toàn
(Hemimetamorphose)
Giống
- Đều gồm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi
nhau
- Trứng được thụ tinh → hợp tử → phôi (phân chia) →ấu trùng

Khác Đại diện Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
nhau
Bộ cánh cứng (Coleoptera)
Bộ cánh nửa (Hemiptera)
Bộ hai cánh (Diptera)
Bộ cánh đều (Homoptera)
Giai đoạn - Gồm 4 giai đoạn: trứng – ấu trùng - Gồm 3 giai đoạn: trứng –
hậu phôi – nhộng – trưởng thành
ấu trùng – trưởng thành
- Con non có hình dạng, đặc điểm
- Con non có hình dạng gần
Nguyễn Thanh Loan

Trang 5


BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
sinh lý khác hoàn toàn so với con
trưởng thành
- Con non biến đổi thành con trưởng
thành nhờ hormone tuyến giáp (chỉ
có ở ếch)
- Con non trải qua giai đoạn nhộng
mới trở thành con trưởng thành
- Biến thái mang tính thích nghi để
duy trì sự tồn tại của loài đối với điều
kiện khác nhau của môi trường sống

giống với con trưởng thành

- Con non phải trải qua
nhiều lần lột xác để trở
thành con trưởng thành

Câu 3:
a)
b)

Trình bày hệ thống phân loại đến bộ của lớp côn trùng.
Liệt kê các đặc điểm hình thái đặc trưng của 3 họ (phân họ) côn trùng. Xây dựng
khóa định loại cho các đơn vị taxon này.
Trả lời

a. Hệ thống phân loại đến bộ của lớp côn trùng
Hệ thống phân loại đến bộ của lớp côn trùng có nhiều ý kiến khác nhau, nên số
lượng các bộ của lớp côn trùng khác nhau tuỳ theo hệ thống phân loại của từng tác giả.
Theo Carl von Linne (1758) chia thành 7 bộ;
• J.C.Fabricius (1775) - 13 bộ;
• Brauer (1885) – 17 bộ; • Sharp (1895) – 21 bộ;
• Shipley và Borner (1904) – 22 bộ;
• Tillyard (1926) và Imms (1944) – 24 bộ;
• Comstock (1925) và Svanvich (1949) – 25 bộ;
• Crampton (1935) và Ross (1948) – 28 bộ;
• Plavonsikop (1950) – 29 bộ;
• Weber (1949) và Chu Nghiêu (1950) – 31 bộ;
• Handlirsch (1925) và Essig (1947) – 33 bộ;
• Brues & Melander (1932) và Thái Bang Hoa (1955) – 34 bộ;
• Wardle (1936) và Mactưnop (1949) – 40 bộ.
Hệ thống phân loại chúng ta thường dùng chia lớp côn trùng làm 31 bộ như sau;
Nguyễn Thanh Loan


Trang 6


BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
A. Lớp phụ không có cánh (Apterygota)
1) Bộ đuôi nguyên thuỷ (Protura)
2) Bộ đuôi bật (Collembola)
3) Bộ 2 đuôi (Diplura)
4) Bộ 3 đuôi (Thysanura)
B. Lớp phụ có cánh (Pterygota)
5) Bộ phù du (Ephemerida)
6) Bộ chuồn chuồn (Odonata)
7) Bộ gián (Blattaria)
8) Bộ bọ ngựa (Mantodea)
9) Bộ cánh bằng (Isoptera)
10) Bộ chân dệt (Embioptera)
11) Bộ cánh úp (Plecoptera)
12) Bộ bọ que (Phasmida)
13) Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
14) Bộ cánh da (Dermaptera)
15) Bộ có răng (Corrodentia)
16) Bộ ăn lông (Mallophaga)
17) Bộ rận (Anoplura)
18) Bộ cánh tơ (Thysanoptera)
19) Bộ cánh nửa (Hemiptera)
20) Bộ cánh đều (Homoptera)
21) Bộ cánh cứng (Coleoptera)
22) Bộ cánh quấn (Strepsiptera)
23) Bộ cánh rộng (Megaloptera)

24) Bộ bọ lạc đà (Rhaphidiodea)
25) Bộ cánh mạch (Neuroptera)
26) Bộ cánh dài (Mecoptera)
Nguyễn Thanh Loan

Trang 7


BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
27) Bộ cánh lông (Trichoptera)
28) Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
29) Bộ cánh màng (Hymenoptera)
30) Bộ 2 cánh (Diptera)
31) Bộ bọ chét (Siphonaptera)
b. Liệt kê các đặc điểm hình thái đặc trưng của 3 họ (phân họ) côn trùng. Xây dựng
khóa định loại cho các đơn vị taxon của côn trùng.

Nguyễn Thanh Loan

Trang 8


BÀI TIỂU LUẬN MÔN HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG
Đặc điểm
Taxon

Phân họ
Masarinae
Phân họ
Eumenina

e
Phân họ
Polistinae
Phân họ
Vespinae

Cánh
có 2 ô
trước có submar
nếp gấp
ginal
theo
chiều dọc
+

có 3 ô Chân
submar giữa có
ginal
đốt
chuyển
-

-

Vuốt
bàn
chân
chẻ
đôi
-



vảy
gốc
cánh

Côn
trùng

hội

-

+

Cánh Háng chân
sau
sau có

lưng sau
thùy
anal
+

+

-

+


+

+

+

-

-

+

+

-

+

+

-

-

+

+

-


+

-

+

+

-

-

+

-

+

Khóa định loại cho 4 phân họ
1. - Cánh trước không có nếp gấp theo chiều dọc, có 2 ô submarginal, đốt
chuyển không có…………………………………. ………Masarinae
- Cánh trước có nếp gấp theo chiều dọc, có 3 ô submarginal, chân giữa có đốt
chuyển………………………………………………………..2
2. – Vuốt bàn chân chẻ đôi, có vảy gốc cánh; không sống thành đàn
……………………………………………………………… Eumeninae
- Vuốt bàn chân đơn giản, không có vảy gốc cánh; côn trùng xã hội ….
………………………………………………………………3
3. – Cánh sau có thùy anal, háng chân sau không có lưng sau, có rãnh dài ..
…………………………………………………………...... Polistinae
- Cánh sau không có thùy anal, háng chân sau có lưng sau, có rãnh dài

………………………………………………………………. Vespinae

Nguyễn Thanh Loan

Trang 9



×