Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG Chuyên đề : Thực tập ngoài trời ở ven đê Sông Hồng. Tham quan trạm xử lý nước mỏ Tràng Bạch, mỏ Hà Lầm. Tham quan khảo sát thực địa tại làng nghề giấy truyền thống Phong Khê – Bắc Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP

CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Chuyên đề : Thực tập ngoài trời ở ven đê Sông Hồng. Tham quan trạm xử lý nước
mỏ Tràng Bạch, mỏ Hà Lầm. Tham quan khảo sát thực địa tại làng nghề giấy
truyền thống Phong Khê – Bắc Ninh.

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS : Đỗ Thị Hải

Chu Thị Thanh Hoa

ThS: Nguyễn Quang Minh

Lớp: ĐST và CNMT k58

ThS: Trần Hồng Hà

MSV: 1321080033

---------------------------------Hà Nội, 01/2017------------------------------


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
Mục lục



MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung
Để giúp sinh viên mở rộng hiểu biết, áp dụng những kiến thức lí thuyết vào thực tế,
nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng làm việc sau này thì các môn thực tập là
không thể thiếu. Môn Thực tập công nghệ môi trường của chuyên ngành Địa sinh thái và
Công nghệ môi trường là môn học rất cần thiết giúp sinh viên có những nhìn nhận chính
xác hơn về môi trường và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp
sinh viên nâng cao kỹ năng làm việc và thu thập thông tin một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ những mục đích trên các thầy cô trong khoa Môi trường, trường Đại
học Mỏ - Địa đã tổ chức cho sinh viên lớp Địa sinh thái & Công nghệ môi trường K58 đi
thực tập. Qua 5 ngày dưới sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô, các cán bộ kỹ thuật sản
xuất, người dân, chủ và công nhân của các cơ sở em cùng các thành viên trong lớp đã
hoàn thành đợt thực tập với lịch trình:
Ngày 2/1/2017: Tiến hành thực tập tại ven đê sông Hồng, khu Liên Mạc. Tiến hành
thực tập với bộ thiết bị lấy mẫu ngoài hiện trường, bảo quản mẫu.
Ngày 3/1/2017 – 4/1/2017: Thực tập tại Quảng Ninh.Tham quan, khảo sát trạm xử
lý nước thải mỏ Tràng Bạch và trạm xử lý nước thải mỏ than Hà Lầm.
Ngày 5/1/2017 – 6/1/2017: Thực tập tại Bắc Ninh. Tham quan, khảo sát làng nghề
giấy và trạm xử lý nước thải ở Phong Khê – Bắc Ninh.

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
2


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
2. Mục tiêu của đợt thực tập
Mục tiêu chung:
+ Giúp sinh viên làm quen với các công nghệ, thiết bị thí nghiệm,cách lấy mẫu và
đo nhanh ngoài hiện trường và phân tích một số chỉ tiêu môi trường trong phòng thí

nghiệm.
+ Chia nhóm thực hiện giúp sinh viên nâng cao kỹ năng làm việc và hoạt động theo
nhóm phục vụ cho quá trình làm việc sau này.
Mục tiêu cụ thể: Trang bị cho Sinh viên các kiến thức cơ bản về cách lấy mẫu đất,
nước, không khí, mẫu phẩm để phục vụ cho phân tích môi trường và sử dụng một số thiết
bị đo nhanh tại hiện trường. Biết cách bảo quản mẫu, phân tích một số chỉ tiêu môi trường
của mẫu lấy được. Học cách định điểm trên bản đồ, ghi chép nhật kí lộ trình. Tìm hiểu các
biện pháp kĩ thuật, công nghệ trong xử lí môi trường được sử dụng tại các khu vực nghiên
cứu.

3. Tài liệu phục vụ thực tập
Các kiến thức được trang bị từ một số môn học chuyên ngành.
Các thiết bị lấy mẫu đất, nước, bùn. Các thiết bị đo nhanh ngoài hiện trường.
Nhật kí thực tập, máy ảnh, Google map, ….
Hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị
Bộ tiêu chuẩn môi trường và hướng dẫn phân tích các chỉ tiêu môi trường.

CHƯƠNG 1: Lấy mẫu đất, nước, bùn ven đê sông Hồng khu Liên Mạc, Từ
Liêm, Hà Nội.
1.1 Tổng quan về khu vực

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
3


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
Khu vực tiến hành lấy mẫu nằm ở ven đê sông hồng khu Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội.
Nằm cạnh trục đường giao thông, cách xa khu dân cư. Khu vực đang diễn ra hoạt động
khai thác cát. Nước sông tương đối đục và có váng dầu.
Thời tiết hôm lấy mẫu: Trời âm u, không mây, ít gió. Sáng lạnh, trưa chiều nhiệt độ

tăng.
Đất ở khu vực lấy mẫu tương đối ẩm do mới mưa.
Thời gian lấy mẫu: 9h – 12h trưa

1.2 Lấy mẫu đất
Thiết bị lấy mẫu đất bao gồm: Gậy thăm dò dài khoảng 1m; khoan ren xoáy, đầu phá;
đầu lấy mẫu; túi nilon đựng mẫu.
Tiến hành lấy mẫu:
+ Dùng que thăm dò để kiểm tra độ cứng của đất và khả năng khoan sâu của khoan.
Tìm được vị trí đất thích hợp tiến hành lắp đặt bô dụng cụ lấy mẫu.
+ Khoan theo chiều kim đồng hồ, mỗi nhóm khoan một lỗ khoan sâu 3m.
+ Đổi địa tầng đất lấy mẫu một lần. Phân tích cảm quan mẫu: Màu sắc, trạng thái,
mùi, độ hạt…. Mẫu giữ trong túi nilon và mang về phòng thí nghiệm để phân tích.
+ Tọa độ điểm khoan: 21°05'29.8"N
105°45'54.7"E

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
4


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường

Hình 1.1: Lấy mẫu đất
Kết quả: Ở các tầng trên đất ở trạng thái chủ yếu là sét pha cát
ST
T
1

Độ sâu (cm)


Loại đất

Màu sắc

Mùi

Trạng thái

0 – 30

Cát pha

Nâu vàng

Không mùi

2

30 – 120

Sét pha

Nâu vàng

Mùi tanh

Bở rời, xốp,
dẻo mềm
Dẻo mềm


3

120 – 170

Sét pha

Nâu xám

Không mùi

4

170 – 240

Nâu đen xám

Hơi tanh

5

240 – 285

Sét pha cát đen và
bùn
Sét pha

Dẻo mềm, có
vi sinh vật
Dẻo mềm


Nâu đỏ

Hơi tanh

Dẻo mềm

6

285 – 300

Cát pha

Đen xám

Hơi tanh

Rời rạc

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
5


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
7

>300

Cát ướt

Xám đen


Tanh

Chảy dẻo, có
hợp chất hữu


1.3 Lấy mẫu nước
Địa điểm lấy mẫu: ven sông hồng. Có thể đo trực tiếp nước bằng máy đo chất lượng
nước đa chỉ tiêu hoặc dùng máng lấy nước.
+ Sử dụng máng: Lấy dây buộc thiết bị lấy mẫu nước, quăng xuống sông, giữ giây và
kéo thiết bị về.
+ Sử dụng thiết bị đo nhanh: Nhúng đầu đo của thiết bị ngập nước, đợi ổn định rồi bắt
đầu ghi những chỉ tiêu đo được.
Kết quả đo bằng máy đo chất lượng nước đa chỉ tiêu:
Chỉ tiêu
pH

Kết quả
8,59

Đơn vị

DO

0,87

mg/l

Độ dẫn điện


21,5

mS/m

TSS

67,2

NTU

Nhiệt độ

21,9

Độ muối

0,1

TDS

0,1

o

C

g/l

Đo pH bằng giấy chỉ thị: Nhúng giấy quỳ vào mẫu nước, thấy giấy quỳ chuyển sang

màu xanh, so sánh trong bảng màu thu được kết quả pH = 8
Đo nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế. Nhiệt độ = 22 o C

1.4 Lấy mẫu bùn

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
6


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
Cho ống lấy mẫu bùn xuống sông. Hút lên thu được bùn.
Kết quả lấy mẫu bùn:
ST
T
1

Tên tầng

Độ sâu (cm)

Màu sắc

Mùi

Trạng thái

Nước trên

0 - 25


Vàng nâu

Không mùi

Lỏng

2

Nước dưới

25 - 35

Vàng nâu

Mùi tanh

Đục

3

Bùn

Cát

35 – 45

Xám vàng

Mùi tanh


Dẻo chảy

Cát pha bùn

45 – 53

Xám đen

Mùi tanh

Khô

Bùn pha cát

53 - 58

Xám

Mùi tanh

Dẻo ướt

CHƯƠNG 2: Tham quan trạm xử lý nước thải mỏ than Tràng Bạch và trạm
xử lý nước thải mỏ than Hà Lầm
2.1 Trạm xử lý nước thải mỏ than Tràng Bạch
2.2.1 Tổng quan về trạm xử lý
Trạm xử lý nước thải mỏ than Tràng Bạch nằm tại Mạo Khê, Thị xã Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh.
Trạm xử lý đang trong thời gian xây dựng và chưa được hoàn thiện về hệ thống.
Nước thải đầu ra đạt loại B theo QCVN 40:2011.

Hệ thống xử lý chủ yếu là xử lý cặn, trung hòa pH, xử lý kim loại nặng.
Công suất: 1600 m3/h

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
7


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường

Hình 2.1: Trạm xử lý nước thải mỏ than Tràng Bạch
2.1.2: Hệ thống xử lý nước thải
Sơ đồ hệ thống:

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
8


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường

Thuyết minh công nghệ:
+ Hệ thống xử lý nước vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện. Chỉ xử lý
nước thải trong Moong chảy ra, chưa xử lý được nước chảy tràn.
+ Nước từ Moong khai thác được đưa vào bể điều hòa. Bể điều hòa có hệ thống
khuấy trộn cơ học để điều hòa nồng độ nước thải, sử dụng vôi để điều hòa pH và nồng độ
các ion. Bể điều hòa có độ sâu 5-8m. Nước sau khi xử lí có bể điều hòa sẽ cho sang bể
lắng đẻ lắng các chất lơ lửng và hút bùn và vớt dầu. Tiếp theo đó được đưa sang bể khuấy
trộn. Nước từ bể khuấy trộn sẽ sang bể lắng. Tại bể lắng có máy gạt bùn. Bể lắng có
đường kính 3,2m. chiều cao 3,85m. Cuối cùng nước ra bể chưa nước sạch có cánh khuấy
để cấp nước cho sinh hoạt và có bơm chìm để quay lại cấp nước cho quá trình khuấy trộn
hóa chất. Các bể thông nhau mỗi bể lưu lượng là 75 m3/h.

+ Bể lắng đứng công nghệ Hàn Quốc

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
9


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
+ Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn B QCVN 40:2011. Sử dụng than hoạt tính, clo để
lọc nên một phần nước thải đạt tiêu chuẩn A
+ Bùn được thu vào máy ép bùn có lưỡi gạt bùn. Bùn thải được tập trung ở bãi thải.
+ Công suất xử lý 1600 m3/h

Hình 2.2: Bể lắng đứng trạm xử lý nước thải mỏ Tràng Bạch
2.2 Trạm xử lý nước thải mỏ than Hà Lầm
2.2.1 Tổng quan về trạm xử lý
Trạm xử lý nước thải mỏ Hà Lầm nằm tại phường Hà Lầm, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
10


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
Trạm xử lý nước thải mỏ than Hà Lầm được xây dựng năm 2013. Đây là một trong
những hạng mục đồng bộ kèm theo phục vụ cho toàn bộ dự án của Than Hà Lầm trong
mục tiêu xây dựng mỏ hiện đại, mỏ an toàn, mỏ ít người; nâng cao năng suất lao động,
mức độ an toàn, cải thiện điều kiện làm việc và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế. Chi phí xây dựng 25 tỷ.
Nước thải sau khi xử lý đạt loại B QCVN 40:2011.
Công suất trạm xử lý nước thải là 250 m3/h.


.

Hình 2.3 : Trạm xử lý nước thải mỏ than Hà Lầm
2.2.2 Hệ thống xử lý nước thải
Sơ đồ hệ thống:

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
11


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường

Thuyết minh công nghệ:
+ Nước thải bơm từ hầm lò và từ vùng khai thác lộ thiên đi qua song chán rác vào bể
điều hòa lưu lượng. Bể điều hòa giữ nước trong vòng 5 tiếng để điều hòa lưu lượng và
nồng độ. Sau đó nước được cho qua máy bơm li tâm để sang bể sục khí và khuấy trộn hóa
chất.
+ Bể khuấy trộn hóa chất được cho thêm các hóa chất như PAC, PAM. Bể khuấy trộn
được sục khí và lắp đặt cánh khuấy để hòa trộn đều hóa chất.
+ Bảng định mức hóa chất của mỏ than Hà Lầm:

• Vôi bột: 0,14 kg/m3
• PAC: 0,02 kg/m3
• PAM: 0,01 kg/m3

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
12



Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
+ Tiếp theo nước được đưa sang bể lắng Lame được cấu tạo bởi nhiều tâm nghiêng
60o hoạt động nhưa sau: Nguồn nước đi vào bể lắng sẽ di chuyển theo chiều từ dưới lên
theo các tâm lắng nghiêng Lame. Trong quá trình di chuyển các cặn lắng sẽ va vào nhau
và bám vào bề mặt tấm lắng. Khi các bông lắng kết dính với nhau trên bề mặt tâm lắng
nặng và thắng được lực đẩy của dòng nước đang di chuyển lên thì bông kết tử sẽ trượt
xuống theo chiều ngược lại và rơi xuống đáy bể lắng. Nước được thu ở cuối bể lắng. Theo
quy định thì 3 năm phải thay tấm Lame 1 lần nhưng trên thực tế thì chỉ thay thế khi tấm
Lame bị hỏng.

Hình 2.4: Tấm lắng Lame

+ Nước tiếp tục được đưa qua bể lắng cát để xử lý Mangan, Sắt và một số kim loại
nặng khác. Nước được đưa từ dưới lên qua lớp cát. Lớp cát thạch anh dày 30 cm, lớp cát
mangan dày 50cm, lớp sỏi dày 20 cm.

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
13


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
+ Hệ thống được hoạt động liên tục
+ Nước sau khi xử lý được đưa vào bể chứa để phục vụ tưới tiêu. Đạt chuẩn B QCVN
40: 2011
+ Bùn được hút ra ngoài nhờ xe chuyên dụng chuyển đến bãi thải.

CHƯƠNG 3: Tham quan khảo sát làng nghề giấy Phong Khê - Phong Khê –
Bắc Ninh
3.1 Tổng quan về làng nghề giấy
Làng nghề tái chế giấy Phong Khê thuộc xã Phong Khê, Bắc Ninh, sát bờ sông Ngũ

Huyện Khê (nhánh của sông Cầu). Làng giấy Phong Khê có lịch sử hình thành lâu đời
dang góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng nguồn ngân sách cho đia
phương. Làng nghề Phong Khê nổi tiếng từ xưa với nghề sản xuất giấy Dó cung cấp cho
làng tranh Đông Hồ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và xu thế phát triển của nền kinh
tế thị trường, hiện nay, Phong Khê là nơi sản xuất, tái chế cung cấp các sản phẩm giấy
sinh hoạt cho thị trường Hà Nội và toàn bộ khu vực miền Bắc.
Theo số liệu từ UBND phường Phong Khê, địa phương hiện có 95% hộ dân làm
nghề, với 203 DN trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tái chế giấy sinh hoạt.
Quy mô sản xuất giấy ở Phong Khê ngày càng mở rộng và phát triển theo hướng sản xuất
công nghiệp, nên số lượng cũng như chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, đáp ứng đầy đủ
cho nhu cầu của thị trường. Chỉ tính riêng năm 2010, làng nghề giấy Phong Khê sản xuất
210.000 tấn sản phẩm giấy các loại, thu nộp ngân sách cho Nhà nước 34 tỷ đồng, là xã có
đóng góp cho ngân sách cao nhất trong tổng số 19 xã, phường của thành phố. Tuy nhiên,
ô nhiễm môi trường rất đa dạng: Nước thải, khí thải và chất thải rắn đang là vấn đề đang
rất được quan tâm. Mặt khác trong những năm gần đây, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
giấy ở Phong Khê đã đầu tư dây chuyền tiên tiến vào sản xuất cho phép tăng mức sản

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
14


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
lượng để gia tăng thu nhập đồng thời cũng gia tăng thêm chất thải. Do đó, môi trường trên
địa bàn xã Phong Khê đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm.
Theo số liệu của cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, hàng ngày, làng tái chế giấy
Phong Khê thải ra môi trường khoảng 4.500 - 5.000m3 nước thải chứa lượng độc tố cao
gấp hàng chục lần, thậm chí là hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép, như: hàm lượng chất
rắn lơ lửng cao hơn từ 4,5 - 11 lần; hàm lượng COD cao hơn từ 8 - 500 lần; hàm lượng Pb
cao hơn 5,5 lần…
Kết quả phân tích của đơn vị quan trắc địa phương cũng cho thấy hầu hết các chỉ số ô

nhiễm môi trường trong mẫu bùn ở đáy sông Ngũ Huyện Khê, đoạn đi qua làng nghề
Phong Khê, đều cao hơn so với đoạn trước khu vực làng nghề từ 1 - 2 lần, có đoạn vượt
từ 6,8 - 8 lần, thậm chí hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.

3.2 Mục đích, yêu cầu tham quan làng nghề giấy
Mục đích: Đánh giá sơ bộ tình hình môi trường của làng nghề giấy Phong Khê - Tp
Bắc Ninh cũng như quy mô, đặc tính sản xuất của các hộ gia đình,các cơ sở sản xuất giấy
trên địa bàn và sự quản lý của chính quyền địa phương đối với làng nghề. Đồng thời góp
phần cho chính quyền địa phương thấy được những mặt còn yếu và thiếu sót trong công
tác quản lý môi trường và sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề về môi trường và tuyên
truyền, phổ biến, tập huấn về tầm quan trọng của môi trường tới người dân.
Mục tiêu:
+ Điều tra đánh giá được quy mô,đặc tính sản xuất,cơ cấu quản lý của các hộ sản xuất
giấy của làng nghề.
+ Nghiên cứu được dây chuyền,công nghệ sản xuất.
+ Đánh giá tìm hiểu được nguồn gây ô nhiễm và biện pháp xử lý của cơ sở sản xuất.
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của làng nghề.

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
15


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
Yêu cầu:
+ Phỏng vấn đại diện các hộ sản xuất giấy và không sản xuất giấy trong làng nghề.
+ Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của làng nghề
+ Thu thập các số liệu về quy mô, dây truyền, công nghệ,quy trình, cơ cấu quản
lý,đặc tính sản xuất,nguồn gây ô nhiễm,biện pháp xử lý của làng nghề.
+ Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực

+ Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các thông tin cần
thiết cho việc đánh giá.
+ Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và có tính khả thi
cao.

3.3 Một số cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề
3.3.1 Cơ sở sản xuất giấy vàng mã Hằng Thắng
Địa chỉ: Làng Dương Ổ - Phong Khê – Bắc Ninh
Sản phẩm: Giấy vàng mã
Cơ sở sản xuất giấy vàng mã bắt đầu sản xuất từ năm 2001. Quy mô trung bình với 3
công nhân chạy máy và 3 công nhân làm ca đêm. Lương công nhân 200 nghìn/ ngày, làm
ngày nào tính lương ngày đó, không có trợ cấp độc hại.
Nguyên liệu đầu vào: Giấy tái chế, bìa cứng.
Sử dụng củi để đốt lò hơi.
Công suất cơ sở: 2,5 tấn/ngày.

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
16


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
Quy trình sản xuất: Nghiền giấy  Tẩy màu( Dùng chất tẩy chủ yếu là nước Javen và
Clo)  Trải đĩa  Xeo giấy  Quấn thành từng cuộn lớn.
Nước thải xả trực tiếp ra sông.

Hình 3.1: Sản xuất giấy vàng mã Hằng Thắng
3.3.2 Cơ sở sản xuất giấy dó Huế Trường
Địa chỉ: Đường B2 – làng Dương Ổ - Phong Khê – Bắc Ninh
Quy mô sản xuất: Hộ gia đình gồm 3 nhân công.
Sản phẩm: Giấy dó

Công suất: 1000 tờ / ngày

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
17


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
Nguyên liệu đầu vào: Vỏ cây dó. Sản xuất theo phương pháp truyền thống.
Quy trình sản xuất: Bóc lột vỏ cây dó  Ngâm vỏ dó chuyển trong nước  Tiếp tục
ngâm nước vôi (cho vỏ dó chín)  Chuyển vào lò nấu để vỏ mềm sau đó vớt ra nhặt từng
vỏ loại bỏ cặn bẩn trên vỏ  Rửa, ngâm, vớt ra và nhặt sạch bẩn trên vỏ lần 2 Nghiền
nhỏ, đãi  Đưa vào bể khuấy trộn và tiến hành xeo tay ( nước xeo tay thay 3-4 ngày/ lần)
 Ép bớt nước; phơi khô; bóc từng tờ.
Nước thải ra không có hóa chất nhưng độ đục cao, nước cũng có nhiều cặn. Vỏ dó
không được sử dụng cũng được loại bỏ.
Nước thải đổ trực tiếp ra ngoài môi trường.

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
18


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
Hình 3.2: Sản xuất giấy dó

3.3.3 Cơ sở sản xuất giấy Kráp Toàn Thắng
Địa chỉ: Dương Ổ - Phong Khê – Bắc Ninh
Sản phẩm: giấy Kráp
Sản lượng: 200- 300 tấn/ tháng
Chia theo ca làm việc 8tiếng /ca. Số lượng công nhân sản xuất: 7 người.
Nguyên liệu đầu vào: giấy tái chế.

Quy trình sản xuất: Giấy bìa thu mua loại bỏ các loại băng dính và nilong  Đánh tơi
trong bể chứa  Cho hóa chất tẩy mực in chủ yếu là nước Javen  Mang đi nghiền  Cho
hóa chất tạo màu theo yêu cầu  Dùng lưới vớt bột rồi đưa lên seo  Giấy được phun đều
trên băng tải rồi đem đi sấy, vừa sấy vừa ép theo độ mòng yêu cầu bằng các lô cuốn rồi
cắt tạo thành sản phẩm.
Máy móc thiết bị sản xuất tạo ra tiếng ồn lớn
Nước thải được tuần hoàn lại.

3.3.4 Cơ sở sản xuất giấy vệ sinh Ngọc Yến
Địa chỉ: Dương Ổ - Phong Khê – Bắc Ninh
Sản phẩm: giấy vệ sinh
Diện tích nhà máy tầm gần 1 mẫu và gồm khoảng 20 công nhân
Nguyên liệu vào lò hơi là củi, gỗ ép. 1 ngày dùng hết 2 tấn.
Quy trình giống quy trình sản xuất giấy vệ sinh chung:

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
19


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
+ Giấy in phế liệu các loại được ngâm kiềm  Ngâm tẩy bằng nước javen 
Giấy được nghiền nhỏ  Bột giấy được hoà loãng và đánh tơi  Xeo giấy  Làm khô
bằng hơn nước  Cuộn thành lô  sản phẩm.
+ Đối vơi các sản phẩm giấy có màu thì không cần tẩy trắng mà cho thêm chất màu
trong qua trình nghiền bột. Các công đoạn nghiền, đanh tơi, xeo đã sử dụng máy móc thay
thế cho lao động thủ công, ngoài khí thải lò hơi còn có khí Cl 2, hơi kiềm sinh ra trong quá
trình ngâm và tẩy trắng.
+ Hóa chất sử dụng: NAOH, nước javen, chất tẩy quang học.
Khí thải ống xả khói cao tầm 12-15 m, khói thải xa màu đen kịt ,máy móc cũ kỹ phát
ra tiếng ồn và rất bẩn thỉu. và không thường xuyên rửa.Trong xưởng phát sinh mùi khó

chịu.
Lượng nước sử dụng tầm 40-50 m3 nước một ngày, nước trực tiếp thải ra môi trường.
3.3.5 Cơ sở sản xuất giấy bìa Catton Miên Hà
Địa chỉ: Dương Ổ - Phong Khê – Bắc Ninh
Sản phẩm: giấy thùng bìa Catton.
Nguyên liệu đầu vào: Giấy bìa, giấy tái chế.
Nguyên liệu đốt: giấy nilon, băng dính trên bìa, đốt trong lò, mà không dùng gỗ.
Quy trình sản xuất:
+ Giấy bìa, phế liệu được ngâm  Nghiền nhỏ  Bột giấy được pha loãng và đánh tơi
 Xeo thành bìa  Bìa được sấy khô  Cuộn thành lô  Sản phẩm.
+ Ở đây nếu bìa cần độ trắng thì dùng nước javen để tẩy trắng.Với loại bìa 2 mặt thì
dùng hai quả lô để xeo giấy nếu bìa một mặt trắng thì bột giấy tại 1 quả lô là bột giấy đã

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
20


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
tẩy. Các công đoạn nghiền đánh tơi,xeo,cuộn đã sử dụng máy móc thay thế cho lao động
thủ công.
+ Trong qúa trình sản xuất trộn thêm bột sắn trong công đoạn xeo giấy tạo độ dai cho
giấy.
Chất thải: Khói lò (CO, NOx,SO2, Bụi, Nhiệt độ ) nước thải, tiếng ồn.
Theo những công nhân làm trong cơ sở thì họ thường xuyên có các triệu chứng ho,
ngạt mũi, đau đầu do ồn. Lương của công nhân ở đây từ 6-7 triệu/tháng.
Rác thải: Được mang đi đốt chui, và mang ra khu công nghiệp để nhờ đốt hộ hoặc
bán.
3.3.5 Cơ sở sản xuất giấy Bảo Long

Địa chỉ: Dương Ổ - Phong Khê – Bắc Ninh

Sản phẩm: Giấy vệ sinh.giấy ăn
Nguyên liệu đầu vào : giấy vệ sinh đã qua sử dụng, sách báo, hóa chất sử dụng làm
dai giấy đặc biệt.
Lương 200k/ngày, mỗi ca 2 công nhân. Không có trợ cấp độc hại.
Sản lượng: Ngày được 8-9 cuộn. Mỗi cuộn nặng 2 tạ.
Quy trình sản xuất: Nghiền  Chứa tại bể  Cho ra đĩa nghiền  Cho hóa chất tẩy
màu  Xeo giấy  Lô sấy  Thành phẩm.
Phân loại kĩ hơn: Giấy ít chữ và giấy nhiều chữ để sử dụng lượnng thuốc tẩy cho phù
hợp.

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
21


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
Có quạt thổi hơi thông gió. Nước tuần hoàn – tầm 15 ngày thay nước 1 lấn, nước thải
đổ ra cống.

3.4 Hiện trạng môi trường làng nghề
Làng nghề sản xuất giấy Phong Khê trong những năm gần đây gây ô nhiễm rất nhiều
cho môi trường xung quang, nguyên nhân chủ yếu là do số lượng các dây truyền sản xuất
của các cơ sở tăng nhanh, cùng với các chủ cơ sở sản xuất chưa có ý thức trong việc bảo
vệ môi trường .
3.4.1 Hiện trạng môi trường nước
Do hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải cao nên lượng ôxy hoà tan tại các
mương dẫn nước thải hầu như không có và nước thải trong tình trạng thiếu khí dẫn đến
quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ gây mùi hôi thối khó chịu (H2S).
Sông Ngũ Huyện Khê là một con sông nhỏ nằm tiếp giáp với làng, lưu lượng nước
nhỏ, về mùa khô thì hầu như cạn.Trong những năm gần đây, dòng sông bị ô nhiễm quá
nặng. Nước sông đen đặc và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Những đường ống từ các cống

rãnh của các cơ sở sản xuất giấy xuyên qua bờ con đê xối thẳng nước thải chưa qua xử lí
xuống dòng sông, mang theo các loại hóa chất độc hại. Nguồn nước ngầm cũng bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Nước giếng khoan bơm lên sủi bọt, không thể dùng làm nươc sinh
hoạt, nước làm giấy cũng phải đào giếng thật sâu và lọc kĩ. Tình trạng này đã gây ra sự ô
nhiễm không nhỏ đối với sông Ngũ Huyện Khê. Sông Ngũ Huyện Khê hiện nay dường
như đã trở thành một con sông chết không có dòng chảy, bề mặt nước sủi bọt khí, không
phát hiện thấy cá sống.

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
22


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
23


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường

Hình 3.3 Sông Ngũ Huyện Khê
3.4.2 Hiện trạng môi trường không khí
Hàm lượng bụi trong không khí tại hầu hết các điểm khảo sát đều cao. Việc vận
chuyển nguyên liếu sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng tới chất lượng
không khí .Bên cạnh quá trình sản xuất giấy bìa, Dương Ổ còn sản xuất giấy vệ sinh, vàng
mã nên không khí còn bị ô nhiễm hơi Clo từ quá trình tẩy trắng với hàm lượng lớn.

3.4.3 Hiện trạng môi trường đất
Chất thải rắn của các hộ sản xuất mang tính kiềm và điều chứa nhiều cacbon vì có độ
mùm khá cao cũng như hàm lượng sắt tương đối lớn mà nguyên nhân có thể là do các

chất bẩn được thải ra trong quá trình phân loại. Hiện nay rác thải của làng nghề này đuợc
tập trung và đổ đống không theo quy định kỹ thuật nào, trong điều kiện nhiệt đới ,thành
phần hữu cơ của rác thải phân huỷ tạo mùi hôi thối, ảnh hưởng môi trường khí và đời
sống của người dân.

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
24


Báo cáo thực tập công nghệ môi trường
3.5. Tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường làng nghề
Mỗi năm làng nghề cung cấp cho thị trường gần 2.000 tấn giấy thành phẩm, lượng
giấy sản xuất ra không dưới 500 tấn một ngày. Để cho ra được một tấn giấy thành phẩm
thì cần phải sử dụng khoảng 500 – 600 kg than. Như vậy, lượng than, củi và các vật liệu
phế thải khác được các cơ sở sản xuất giấy hàng ngày sử dụng rất lớn gây ảnh hương
nghiêm trọng đến môi trường sống. Tình trạng ô nhiễm của làng nghề Phong Khê hiện
nay đang ở trình trạng báo động, không chỉ là khói bụi độc hàng ngày hại thải ra môi
trường, hay rác thải tràn ngập đường làng ngõ xóm, mà các ao hồ, sông chảy qua địa
phương đang phải ngày đêm hứng chịu một lượng lớn nước thải độc hại rất lớn.
3.5.1 Tác động tới môi trường nước.
Trong sản xuất giấy lượng nước sử dụng ở đầu vào thường xấp xỉ lượng nước được
thải ra. Nước thải ngành công nghiệp sản xuất giấy chứa một lượng lớn các chất rắn lơ
lửng (SS), xơ sợi và các hợp chất hữu cơ hòa tan.
Các nguồn chất thải trong giai đoạn hoạt động :
+ Ngâm kiềm Nước thải sau khi ngâm chứa kiềm
+ Ngâm tẩy Nước thải chứa javen
+ Nghiền chung với gia keo và nhuộm Nước chứa hóa chất và 1 số phụ gia
+ Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào và máy xeo
+ Rò rỉ và rơi vãi hóa chất và chất phụ gia
+Nước rửa sàn

+ Nước thải chứa sợi
+ Dòng tràn nước trắng
+ Ép tách nước dẫn đến máy sấy Nước thải từ quá trình ép

SVTH: Chu Thị Thanh Hoa
25


×