Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

GIÁO TRÌNH QUAN TRẮC PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 132 trang )

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu của quan trắc môi trường
1.1.1. Khái niệm
Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các
yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất
lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. (Luật BVMT 2014)
Do đó, quan trắc môi trường (QTMT) được hiểu là quan trắc, đo lường, ghi nhận một
cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ các thông số chất lượng cũng như các thông số khí hậu
thủy văn liên quan.
Kết quả của quan trắc là những số liệu, là cơ sở để phân tích chất lượng môi trường phục
vụ cho quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững trong một phạm vi không gian nhất định (toàn
quốc, vùng lãnh thổ, khu vực …)
Nội dung của quan trắc môi trường gồm:
1.

Thiết kế chương trình quan trắc

2.

Quan trắc tại hiện trường

3.

Hoạt động trong phòng thí nghiệm: xử lý và phân tích mẫu

4.

Xử lý số liệu và lập báo cáo

1.1.2. Mục tiêu
Việc xác định mục tiêu phải căn cứ vào chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường hiện


hành và các nhu cầu thông tin cần thu thập. Theo UNEP ,quan trắc môi trường có thể được tiến
hành để nhằm một số mục tiêu sau đây:
(1) Để đánh giá các hậu quả ô nhiễm đến sức khỏe và môi trường sống của con người và
xác định được mối quan hệ nhân quả của nồng độ chất ô nhiễm.
Ví dụ: Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người ( các thông số
đại diện bao gồm CO, SO2, NOx…); Quan trắc độ nhiễm mặn của đất và đánh giá quá trình xâm
nhập mặn của nước biển vào đất liền ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và đất canh tác cua
người dân vùng duyên hải; Quan trắc nồng độ asen trong nước ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân và hậu quả của sự nhiễm asen trong nước ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và
hậu quả của sự nhiễm asen trong nước ngầm ở một số khu vực ở Hà Nội…
(2) Để đảm bảo an toàn trong việc sự dụng tài nguyên (không khí, nước, đất, sinh vật,
khoáng sản…) vào các mục đích kinh tế.

1


Ví dụ: Quản lý và khai thác tài nguyên rừng hợp lý, ngăn chặn các hoạt động khai thác
rừng bất hợp pháp, khai thác rừng đi đôi với trồng rừng để tăng diện tích rừng trồng; quản lý việc
sử dụng tài nguyên nước, sử dụng hợp lý nguồn nước và bảo vệ nguồn nước ngầm phục vụ đời
sống và sinh hoạt…
(3) Để thu được các số liệu hệ thống dưới dạng điều tra cơ bản chất lượng môi trường và
cung cấp ngân hàng dữ liệu cho sử dụng tài nguyên trong tương lai.
Ví dụ: Đánh giá diễn biến chất lượng không khí và một số thông số khí tượng xây dựng
ngân hàng dữ liệu để kiểm dịnh các giả thuyết về biến đổi khí hậu toàn cầu và nguyên nhân của
hiện tượng này; Thiết lập bộ cơ sợ dữ liệu cho đánh giá tác động môi trường, xây dựng tiêu
chuẩn (tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn xả thải), xây dựng các chỉ thị môi trường và chỉ số
môi trường, xây dựng các mô hình tính toán và phục vụ công tác mô hình hóa trong quản lý môi
trường.
(4) Để nghiên cứu và đánh giá các chất ô nhiễm và hệ thống tiếp nhận chúng (xu thế, khả
năng gây ô nhiễm).

Ví dụ: Đánh giá sự tồn dư của hàm lượng chất độc Dioxin trong môi trường Việt Nam
sau chiến tranh và sự phát sinh Dioxin trong các quá trình sản xuất, hoạt động giao thông vận tải,
đánh giá ảnh hưởng lâu dài của chất độc này đến quá trình di truyền và phát triển của thế hệ sau;
Đánh giá nồng độ dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ đưa vào thủy vực và ngưỡng chống chịu của thủy
vực;
(5) Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát, luật pháp về phát thải.
Ví dụ: Căn cứ vào các Quy chuẩn và tiêu chuẩn cho phép về giới hạn cho phép của các
khí độc hại trong môi trường không khí, tiêu chuẩn xả thải đối với một số ngành công nghiệp, từ
việc quan trắc, phân tích xác định hàm lượng của các thông số trong môi trường, trong nước
thải… để đưa ra các biện pháp kiểm soát và các chế tài hợp lý cho các đơn vị xả thải nhằm bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.
(6) Để tiến hành các biện pháp khẩn cấp tại những vùng có ô nhiễm đặc biệt.
Ví dụ: Quan trắc sinh học thực vật bậc cao tại khu vực đất bị ô nhiễm bẩn kim loại nặng
để xây dựng phương pháp xử lý bằng công nghệ hấp thụ thực vật; Quan trắc xác định nồng độ
hữu cơ trong nước thải làm cơ sở để lựa chọn phương pháp xử lý: yếm khí hoặc hiếu khí…
Dựa trên cơ sở thông tin trên, cơ quan quản lý môi trường có biện pháp cảnh báo, quản lý
môi trường và thi hành các biện pháp khống chế, giảm thiểu tác động cô nhiễm và sử dụng hợp
lý các thành phần môi trường.

2


1.1.3. Yêu cầu
 Yêu cầu chung
- Quan trắc phải bao quát được không gian (phạm vi) và thời gian diễn biến bằng số

lượng tối thiểu các trạm và thông số môi trường.
- Quan trắc phải tập trung vào những vấn đề môi trường quan trọng của quốc gia, vùng

lãnh thổ và các đối tượng chủ yếu (không khí, nước,…). Để xác định những vấn đề cấp thiết và

trọng tâm của quan trắc cần phải có các nghiên cứu xem xét các yếu tố nào là đặc trưng gây sự
thay đổi của các thông số môi trường.
 Yêu cầu khoa học về số liệu quan trắc
- Tính khách quan của quan trắc môi trường: có nghĩa là số liệu quan trắc môi trường
phải có độ chính xác và phản ánh trung thực chất lượng các thành phần môi trường khu vực khảo
sát. Các số liệu quan trắc ở các trạm hoặc điểm đo phải đồng nhất về phương pháp và thời gian
đo, quy trình và quy phạm đo đạc. Các số liệu sau khi đo phải có tính tương đương với nhau từ
đó rút ra các số liệu tổng hợp và cơ chế tương tác các thành phần trong khu vực đo.
- Tính đại diện của các số liệu đo: Số liệu đo được đại diện cho khu vực được khảo sát
về mặt không gian và thời gian, số liệu phản ánh chất lượng môi trường nền hay môi trường bị
tác động.
- Tính tập trung và các vấn đề chủ yếu của khu vực có rất nhiều các yếu tố môi trường
cần được quan trắc, tuy nhiên các số liệu quan trắc giữa một vùng, của quốc gia trong từng giai
đoạn phải căn cứ vào những vấn đề chủ yếu về môi trường, của vùng quốc gia. Cụ thể là phải tập
trung vào nguồn và nguyên nhân gây suy thoái môi trường khu vực trong một đoạn xác định.
 Yêu cầu kỹ thuật
- Các máy móc thiết bị cần thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật và thường xuyên được

kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế.
- Các cơ sở phân tích mẫu phải có trang thiết bị đồng nhất, thường xuyên được kiểm định

(liên kết chuẩn) với các phòng phân tích quốc gia hay quốc tế.
1.2. Phân loại quan trắc môi trường và trạm quan trắc môi trường
1.2.1. Phân loại quan trắc môi trường


Quan trắc hiện trạng và xu hướng

Chương trình quan trắc hiện trạng và xu hướng là một chương trình quan trắc dài hạn
gồm các mục tiêu:

- Miêu tả chất lượng môi trường xung quanh.

3


- Đánh giá xu hướng theo thời gian, hiện trạng theo không gian.


Quan trắc tuân thủ

Là chương trình quan trắc tập trung vào việc xác định sự phù hợp của các chất thải với
tiêu chuẩn xả thải theo quy định.


Quan trắc có mục đích đặc biệt

Chương trình quan trắc đặc biệt là những chương trình quan trắc nhằm trả lời những câu
hỏi chuyên môn, chuyên sâu và cụ thể vào một lĩnh vực hay đối tượng cụ thể.
Ví dụ:
Mức độ các chất gây ô nhiễm trong cá như thế nào? Cá có an toàn để ăn không? Nhà
máy X có phải là nguồn gây ô nhiễm không? Nguồn ô nhiễm từ đâu?


Quan trắc dựa vào cộng đồng

Mục tiêu là: Thu thập một cách có hệ thống thông tin quan trắc dựa vào các nguồn phi kỹ
thuật; Không cần phòng thí nghiệm.
Ví dụ:
- Số lượng các u, bướu ở trong cá
- Màu sắc của dòng thải trong rãnh nước

- Mùi từ nhà máy


Phân loại theo thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc

1. Môi trường nước gồm nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển, nước mưa.
2. Môi trường không khí gồm không khí trong nhà, không khí ngoài trời.
3. Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
4. Môi trường đất, trầm tích.
5. Phóng xạ.
6. Nước thải, khí thải, chất thải rắn.
7. Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường.
8. Đa dạng sinh học.
1.2.2. Trạm quan trắc môi trường


Khái niệm

Là nơi mà tại đó chất lượng môi trường được theo dõi quan trắc nhiều lần để đảm bảo
tính liên tục và hệ thống của số liệu.


Yêu cầu vị trí đặt trạm quan trắc

4


- Mang tính đại diện cho toàn khu vực: mẫu thu được là đại diện đặc trưng cho chất

lượng môi trường khu vực nghiên cứu.

- Không bị ảnh hưởng pha tạp.

Ví dụ: Nếu đặt trạm lấy mẫu nước ngay sau đập nước thì giá trị DO sẽ cao do xáo trộn,
không đặc trưng cho nguồn nước.


Phân loại

Phân loại theo chức năng
-

Trạm cơ sở
+ Mục đích:


Xác định mức cơ sở (nền) của các thông số môi trường tự nhiên



Kiểm soát các tác nhân ô nhiễm nhân tạo



Kiểm soát nguồn ô nhiễm từ bên ngoài quốc gia (thường đặt tại vùng biên giới)

+ Vị trí: Đặt tại khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các nguồn ô nhiễm.
-

Trạm tác động
+ Mục đích:



Đánh giá tác động của các hoạt động con người đối với chất lượng môi trường



Theo dõi môi trường ở các khu công nghiệp, các bãi chôn lấp rác…



Theo dõi chất lượng nguồn cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng nước



Kiểm soát ô nhiễm

+ Vị trí: Đặt tại khu vực chịu tác động của con người hay khu vực có nhu cầu riêng biệt.
-

Trạm xu hướng
+ Mục đích:


Đánh giá xu hướng thay đổi chất lượng môi trường ở quy mô toàn cầu



Đánh giá tải lượng các tác nhân ô nhiễm (VD Trạm quan trắc ở cửa sông đánh giá
tải lượng ô nhiễm từ sông ra biển và diễn biến xâm nhập mặn)


+ Vị trí: Đặc biệt, đại diện cho một vùng rộng có nhiều loại hình hoạt động của con
người.
Phân loại theo tính chất liên tục của quan trắc
-

Trạm quan trắc gián đoạn

-

Trạm quan trắc liên tục
Phân loại theo tính cơ động của trạm quan trắc

-

Trạm quan trắc cố định (tọa độ lấy mẫu, đo là xác định)

5


-

Trạm quan trắc lưu động (tọa độ lấy mẫu, đo có thể thay đổi)

-

Trạm tự ghi

-

Trạm thu mẫu

Phân loại theo thành phần môi trường: Trạm quan trắc chất lượng đất, nước, không khí,
sinh vật.

Mạng lưới quan trắc môi trường
Khái niệm mạng lưới quan trắc môi trường: Với chương trình quan trắc trên diện tích
lớn, để đảm bảo độ phủ của số liệu, phải tiến hành đồng thời ở một số lượng đủ lớn các trạm
quan trắc hợp thành mạng lưới quan trắc.
Mạng lưới quan trắc môi trường các cấp
Mạng lưới quan trắc môi trường địa phương
Các địa phương thành lập đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng quan trắc môi trường,
theo dõi và giám sát chất lượng môi trường không khí và nước trên địa bàn của địa phương mình.
Mạng lưới quan trắc môi trường thuộc các Bộ, ngành khác
Nhiều Bộ, ngành cũng tiến hành quan trắc một số thành phần môi trường để đánh giá các
tác động đến môi trường do hoạt động của ngành, lĩnh vực mình quản lý như: Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ
Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Tập đoàn dầu khí quốc gia
Việt Nam, Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam...
Theo Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ
phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
- Các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải thành lập cơ quan chuyên trách về môi trường
(Vụ Môi trường).
- Bộ NN&PTNT: Vụ Khoa học công nghệ và môi trường
- Bộ Công nghiệp: Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp
- Bộ Y tế: Cục quản lý môi trường y tế
- Bộ Quốc phòng: Cục khoa học công nghệ và môi trường
để tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về
BVMT trong ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
- Bộ Công an: thành lập Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường để điều tra, xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT theo quy định của pháp luật.


6


Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia
Mạng lưới các trạm quan trắc và phân tích môi trường quốc gia được thành lập từ năm
1994 dưới sự quản lý của Bộ KHCN & MT, nay là Bộ TN & MT. Cơ quan điều hành, chỉ huy là
Tổng Cục Môi trường. Các đơn vị thực hiện: nhiều cơ quan trong Bộ TN&MT và các bộ/ngành
khác. Chức năng: quản lý môi trường các cấp, báo cáo môi trường quốc gia hàng năm, cung cấp
cho cộng đồng thông tin về chất lượng môi trường, phục vụ cho các công tác nghiên cứu, giảng
dạy, hội nhập, chia sẻ quốc tế.
Mạng lưới QTMT quốc gia là hệ thống có nhiều số liệu QTMT nhất cả nước (có số liệu
từ năm 1994 đến nay với đầy đủ các thành phần môi trường).
Mạng lưới gồm có trung tâm đầu mạng, các trạm vùng đất liền, các trạm vùng biển, các
trạm chuyên đề, trạm địa phương.
Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia gồm 14 loại hình trạm quan trắc như sau:
* Đối với mạng lưới quan trắc môi trường nền:
- Trạm quan trắc môi trường không khí, nước mặt lục địa (sông, hồ,…);
- Trạm quan trắc môi trường biển;
- Trạm quan trắc môi trường không khí và nước mặt lục địa, lắng đọng axit;
- Trạm vùng quan trắc nền nước dưới đất;
* Đối với mạng lưới quan trắc môi trường tác động:
- Trạm vùng tác động (10 Trạm);
- Trạm vùng ven bờ (03 Trạm);
- Trạm vùng biển khơi (04 Trạm);
- Trạm vùng đất (03 Trạm);
- Trạm vùng phóng xạ (04 Trạm);
- Trạm quan trắc đa dạng sinh học;
- Trạm quan trắc và phân tích môi trường nước sông (09 Trạm);
- Trạm quan trắc chất thải;
- Trạm không khí tự động (58 Trạm).


7


Các tổ chức quốc tế

Bộ
Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành, địa
phương

Trạm đầu mạng

Các Sở Tài nguyên và
Môi trường,
Cục, Vụ KH-CN-MT

Các Viện nghiên cứu,
trường đại học

Trạm vùng
đất liền

- Trạm vùng
đất liền I
- Trạm vùng
đất liền II
- Trạm vùng
đất liền III


Trạm địa
phương

Các trạm
chuyên đề

1. Lao động (2)
2. Môi trường
công nghiệp (1)
3. Đất (2)
4. Mưa axit (3)
5. Phóng xạ (3)
6. Trạm nền,
đầu nguồn (1)

Các trạm
vùng biển

Phòng phân
tích môi trường

1. Ven bờ miền
Bắc
2. Ven bờ miền
Trung
3. Ven bờ miền
Nam
4. Biển khơi I
5. Biển khơi II


1. Phòng phân
tích I

Hình: Sơ đồ tổ chức Mạng lưới Quan trắc môi trường Quốc gia
Ngày 29/01/2007, Thủ Tướng chính phủ đã ban hành quyết định về việc phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” số
16/2007/QĐ-TTg trên cơ sở 3 hợp phần:
-

Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia,

-

Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước,

-

Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn.

1.3. Tiêu chuẩn quy chuẩn môi trường
1.3.1. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường trong môi trường nước
Mục đích xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 quy
định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:

8


- Quy chuẩn kỹ thuật: Quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an

toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an
ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng...
Loại quy chuẩn kỹ thuật:
- Quy chuẩn kỹ thuật chung
- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Quy chuẩn kỹ thuật quá trình
- Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ
- Tiêu chuẩn: Dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả của đối tượng.
Các loại tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn thuật ngữ
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn phương pháp thử
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
Thuật ngữ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã quy định:
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường
xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và
quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng
để bảo vệ môi trường.
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các
cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi
trường.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường
1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh gồm:
a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đất;
b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước mặt và nước dưới đất;
c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước biển;

d) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với không khí;

9


đ) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạ;
e) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung.
2. Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải gồm:
a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phương tiện giao thông và hoạt động khác;
b) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và cố định;
c) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nguy hại.
3. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác.
Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật môi trường
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, ký hiệu là QCVN số thứ tự - MT: năm ban
hành/BTNMT. VD: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt (trước đây là QCVN 08 : 2008/BTNMT).
2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường, ký hiệu là QCĐP số thứ tự MT: năm ban
hành/tên viết tắt tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tiêu chuẩn môi trường:
1. Tiêu chuẩn môi trường gồm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn
về chất thải và các tiêu chuẩn môi trường khác.
2. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn môi trường trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện
dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Tiêu chuẩn cơ sở áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
Ký hiệu chung của của tiêu chuẩn quốc gia:
Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ
viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm (:). Ví dụ: TCVN 4980:2006 là ký hiệu của
tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu là 4980, được công bố năm 2006.
Trường hợp tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, ký hiệu

tiêu chuẩn gồm ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia và ký hiệu của tiêu chuẩn quốc tế để trong ngoặc
đơn, cách nhau khoảng trống một ký tự. Ví dụ: TCVN 111:2006 (ISO 15:1998).
1.3.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước
Sau đây là các QCVN về chất lượng môi trường nước, áp dụng cho nước mặt, nước ngầm
và nước biển.
Thực hiện
TT
1

Tên và mã hiệu QCVN

Ngày có
hiệu lực
QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy QCVN 08:2008/BTNMT - Quy 01/3/2016
Thay thế cho

10


2

3

chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt
lượng nước mặt;
QCVN 38:2011/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt bảo vệ đời sống
thủy sinh;

QCVN 39:2011/BTNMT- Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dùng cho tưới tiêu.
QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy QCVN 09:2008/BTNMT - Quy 01/3/2016
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất
lượng nước ngầm
QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy QCVN 10:2008/BTNMT - Quy 01/3/2016
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước biển
lượng nước biển ven bờ;
QCVN 44:2012/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước biển xa bờ

1.3.3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xả thải
Đối với nước thải của từng ngành đặc thù, trước khi thải ra ngoài môi trường, cần phải tuân
thủ theo QCVN về ngưỡng xả thải tương ứng:
Thực hiện
TT
1

2

3

4

Tên và mã hiệu QCVN
QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy

chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải chăn nuôi
QCVN 11-MT:2015/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải chế biến thủy sản
QCVN 60-MT:2015/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sản xuất cồn nhiên liệu
QCVN 01-MT:2015/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sơ chế cao su thiên nhiên

5

QCVN 12-MT:2015/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp giấy và bột giấy

6

QCVN 13- MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

Thay thế cho

Ngày có
hiệu lực
15/06/2016

QCVN 11:2008/BTNMT -Quy 01/3/2016
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước

thải chế biến thủy sản
01/3/2016

QCVN 01:2008/BTNMT - Quy 01/6/2015
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp chế biến cao su
thiên nhiên
QCVN 12:2008/BTNMT -Quy 01/6/2015
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp giấy và bột
giấy
QCVN 13:2008/BTNMT - Quy 01/6/2015
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước

11


nước thải công nghiệp dệt nhuộm
7
QCVN 40:2011/BTNMT
8
QCVN 29:2010/BTNMT
9

QCVN 28:2010/BTNMT

10
QCVN 25: 2009/BTNMT
11
QCVN 35 :2010/BTNMT

12

QCVN 14:2008/BTNMT

thải công nghiệp dệt may
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải công nghiệp (thay thế
TCVN 5945:2005 )
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải của kho và cửa hàng
xăng dầu
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải y tế
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải của bãi chôn lấp chất
thải rắn
QC KTQG về nước khai thác
thải từ các công trình dầu khí
trên biển
QC KTQG về nước thải sinh
hoạt

Áp dụng các QCVN về ngưỡng xả thải:
Ví dụ 1. Nước thải sau xử lý của một nhà máy chế biến thủy sản được xả vào sông Hậu Giang
(nước sông Hậu được bơm vào nhà máy nước cấp, lưu lượng nước sông là 47000 m3/s) với lưu
lượng xả thải vào khoảng 800 m3/ngày (33,33m3/h), có hàm lượng các thông số ô nhiễm đo
được như sau: COD = 280 mg/L; NH4+ = 60 mg/L; TSS = 92 mg/L, S2- =1,9 mg/L, photpho tổng
số = 12 mg/L và coliform = 4500 MPN/100 mL. Hãy tính số lần vượt QCVN của các thông số
trên?
Bài giải

Với lưu lượng nước sông (nguồn tiếp nhận) là 47000 m3/s thì hệ số kq = 1,2, áp dụng theo
QCVN 11 cho nước thải nhà máy chế biến thủy sản và theo QCVN 40 cho nước thải công
nghiệp nói chung
Với lưu lượng nước thải là 800 m3/ngày, thì hệ số kf = 1,0 đối với cả QCVN 11 và QCVN 40.
Theo QCVN 11 (cột A: nước dùng cho mục đích sinh hoạt) quy định các thông số: COD = 50
mg/L; NH4+ = 10mg/L; TSS = 50 mg/L; coliform = 3000 MPN/100 mL
Theo QCVN 40 (cột A) quy định các thông số S2- = 0,2 mg/L và tổng photpho = 4 mg/L
Do vậy, Cmax tính được trong trường hợp các thông số được quy định trong QCVN 11 và
QCVN 40 là:
- Cmax của COD = 1,2 x 1,0 x 50 = 60 mg/L

12


- Cmax của amoni = 1,2 x 1,0 x 10 = 12 mg/L
- Cmax của SS = 1,2 x 1,0 x 50 = 60 mg/L
- Cmax của coliform = 3000 MPN/100 mL, do không áp dụng hệ số kq, kf
- Cmax của S2- = 1,2 x 1,0 x 0,2 = 0,24 mg/L
- Cmax của tổng photpho = 1,2 x 1,0 x 4,0 = 4,8 mg/L
Từ đó để tính số lần vượt Quy chuẩn cho phép các thông số này như sau:
- Đối với COD: 280/60 = 4,67 lần ==> vượt 4,67 lần
- Đối với NH4+: 60/12 = 5,0 lần ==> vượt 5,0 lần
- Đối với SS: 92/60 = 1,53 lần ==> vượt 1,53 lần
- Đối với coliform: 4500/3000 = 1,5 lần ==> vượt 1,5 lần
- Đối với S2-: 1,9/0,24 = 7,92 lần ==> vượt 7,92 lần
- Đối với tổng photpho: 12/4,8 = 2,5 lần ==> vượt 2,5 lần

VD2: Một doanh nghiệp sản xuất thép có lưu lượng nước thải = 25.000 m3/tháng, xả thải
vào một con sông (nước sông sử dụng cho mục đích sinh hoạt, có lưu lượng 25.000.000
m3/ngày đêm), có hàm lượng các thông số ô nhiễm đo được như sau: COD = 136 mg/L;

NH4+ = 23 mg/L; SS = 82 mg/L, S2- =1,05 mg/L, photpho tổng số = 22 mg/L và
coliform = 9.000 MPN/100 mL. Hãy tính số lần vượt QCVN của các thông số trên?
Bài giải
Với lưu lượng nước sông (nguồn tiếp nhận) là 25.000.000 m3/ngày đêm, tương ứng với
25.000.000/(24*60*60)=289 m3/s, thì hệ số kq = 1,1, áp dụng theo QCVN 40 cho nước
thải công nghiệp nói chung
Với lưu lượng nước thải là 25000 m3/tháng, tương đương với 25000/30 = 833 m3/ngày,
thì hệ số kf = 1,0 theo QCVN 40.
Theo QCVN 40 (cột A: nước dùng cho mục đích sinh hoạt) quy định các thông số: COD
= 75 mg/L; SS = 50 mg/L; NH4+ = 5 mg/L; S2- = 0,2 mg/L và tổng photpho = 4 mg/L và
coliform = 3000 MPN/100mL.
Do vậy, Cmax tính được trong trường hợp các thông số được quy định trong QCVN 40
là:
- Cmax của COD = 1,1 x 1,0 x 75 = 82,5 mg/L

13


- Cmax của amoni = 1,1 x 1,0 x 5,0 = 5,5 mg/L
- Cmax của SS = 1,1 x 1,0 x 50 = 55 mg/L
- Cmax của coliform = 3000 MPN/100 mL, do không áp dụng hệ số kq, kf
- Cmax của S2- = 1,1 x 1,0 x 0,2 = 0,22 mg/L
- Cmax của tổng photpho = 1,1 x 1,0 x 4,0 = 4,4 mg/L
Từ đó để tính số lần vượt Quy chuẩn cho phép các thông số này như sau:
- Đối với COD: 136/82,5 = 1,65 lần ==> vượt 1,65 lần
- Đối với NH4+: 23/5,5 = 4,18 lần ==> vượt 4,18 lần
- Đối với SS: 82/55 = 1,49 lần ==> vượt 1,49 lần
- Đối với coliform: 9000/3000 = 3,0 lần ==> vượt 3,0 lần
- Đối với S2-: 1,05/0,22 = 4,77 lần ==> vượt 4,77 lần
- Đối với tổng photpho: 22/4,4 = 5,0 lần ==> vượt 5,0 lần


*Các TCVN về chất lượng nước:
Một số TCVN quy định về giới hạn các thông số trong môi trường nước, cụ thể như sau:
STT

SỐ
VĂN BẢN

1

TCVN 5942-95

2
3
4
5

TRÍCH YẾU
Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt

TCVN 5945:2005

Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải

TCVN 6772:2000

Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho
phép

TCVN 6980:2001


Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu
vực nước sông dùng cho cấp nước sinh hoạt

TCVN 6981:2001

6
TCVN 6982:2001

Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu
vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu
vực nước sông dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới
nước

14


7

TCVN 6983:2001

8
TCVN 6987:2001

Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu
vực nước hồ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới nước
Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào
vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí
dưới nước


1.3.4. Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
Bộ TCVN 6663 Chất lượng nước – Lấy mẫu gồm có các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 6663-1 : 2002 (ISO 5667-1 : 1980) phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu;
- TCVN 5992 : 1995 (ISO 5667-2 : 1991) Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-3 : 2008 (ISO 5667-3 : 2003) Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5994 : 1995 (ISO 5667-4 : 1987) hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 5995 : 1995 (ISO 5667-5 : 1991) Hướng dẫn lấy mẫu nước uống và nước dùng để chế
biến thực phẩm và đồ uống.
- TCVN 6663-6 : 2008 (ISO 5667-6 : 2005) Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- TCVN 6663-7 : 2000 (ISO 5667-6 : 1993) Phần 7: hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi nước tại
xưởng nồi hơi.
- TCVN 5997 : 1995 (ISO 5667-8 : 1993) Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa.
- TCVN 5998 : 1995 (ISO 5667-9 : 1992) Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.
- TCVN 5999 : 1995 (ISO 5667-10 : 1992) Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- TCVN 6000 : 1995 (ISO 5667-11 : 1992) Hướng dẫn lấy mẫu nước nước ngầm.
- TCVN 6663-13 : 2000 (ISO 5667-13 : 1997) Phần 13: hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước
thải và bùn liên quan.
- TCVN 6663-14 : 2000 (ISO 5667-14 : 1998) Phần 14: Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu
và xử lý mẫu nước môi trường
- TCVN 6663-15 : 2004 (ISO 5667-15 : 1999) Phần 15: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn
và trầm tích.
- TCVN 4556:1988 Nước thải: Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu.
1.3.5. Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp phân tích các thông số của môi trường

15


Việc phân tích các thông số của môi trường được thực hiện TCVN hoặc các tiêu chuẩn
quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm được quy định trong thông tư
hướng dẫn về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường tương ứng. Sau đâylà những TCVN về
phương pháp phân tích mẫu nước mặt được quy định trong TT 29/2011/TT-BTNMT, thông tư
quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa.
STT
1

TSS

Thông số

2

COD

3

BOD5

4

NH4+

5

NO2-

6

NO3-


7

PO43-

8

T-P

9

SO42-

10
11

SiO2
CN-

12

Cl-

13

F-

14

Na+ và K+


Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
• TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997);
• APHA-2540.D
• TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989);
• APHA-5220 C/D
• TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003);
• TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003);
• APHA-5210.B
• TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984);
• TCVN 6660:2000 (ISO 14911:1988);
• TCVN 5988-1995 (ISO 5664:1984);
• APHA-4500-NH3.F
• TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984);
• TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007);
• APHA 4500-NO2.B.
• TCVN 6180:1996 (ISO 7890:1988);
• TCVN 7323-1:2004 (ISO 7890-1:1986)
• TCVN 7323-2:2004 (ISO 7890-2:1986);
• TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007);
• APHA-4500 NO3-.E ;
• EPA 352.1
• TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004);
• TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007);
• APHA-4500.P .E
• TCVN 6202:1996;
• APHA 4500.P.B.E
• TCVN 6200:1996 (ISO 6878:2004);
• TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007);
• APHA 4500-SO4-2.E;

• EPA 375.4
• APHA 4500-Si.E
• TCVN 6181:1996 (ISO 6703:1984);
• TCVN 7723:2007 (ISO 14403:2002);
• APHA 4500.C và E
• TCVN 6194-1:1996;
• TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007);
• APHA 4500.Cl-.B
• TCVN 6195-1996 (ISO 10359-1:1992);
• TCVN 6494-1:2011 (ISO 10304-1:2007);
• TCVN 6196-1:1996 (ISO 9964-1:1993 E) và TCVN

16


15

Ca2+ và Mg2+

16

Coliform

17

Cu

18

Ni


19

Pb

20

Zn

21

Cd

22

Hg

23

As

24

Mn

25

Fe

26


Cr tổng

27
28

Cr (VI)
Dầu, mỡ

29

Phenol

30

Dư lượng hoá chất bảo vệ

6196-2:1996 (ISO 9964-2:1993 E)
• TCVN 6660:2000 (ISO 14911:1988);
• APHA 3500.Na/K
• TCVN 6224:1996 (ISO 6059 :1984 (E));
• TCVN 6201:1995;
• TCVN 6660:2000 (ISO 14911:1988);
• APHA-3500.Ca/Mg
• TCVN 6187-1:1996 (ISO 9308-1:1990);
• TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990);
• APHA 9221;
• APHA 9222
• TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986);
• EPA 6010.B;

• APHA 3500-Cu
• TCVN 6193:1996 (ISO 8288 :1986);
• EPA 6010.B;
• APHA 3500-Ni.
• TCVN 6193:1996 (ISO 8288 :1986);
• EPA 6010B;
• APHA 3500-Pb
• TCVN 6193:1996 (ISO 8288 :1986);
• EPA 6010.B;
• APHA 3500-Zn
• TCVN 6197:2008 (ISO 5961:1994);
• EPA 6010B;
• APHA 3500-Cd
• TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999);
• TCVN 7724:2007 (ISO 17852:2006);
• EPA7470.A;
• EPA 6010.B;
• APHA 3500-Hg
• TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996);
• EPA 6010.B;
• APHA 3500-As
• TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986);
• APHA 3500-Mn
• TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988);
• APHA 3500-Fe
• TCVN 6222:2008 (ISO 9174:1998)
• APHA 3500-Cr
• TCVN 6658:2000 (ISO 11083:1994)
• TCVN 5070:1995;
• APHA 5520.B

• TCVN 6216:1996 (ISO 6439:1990);
• APHA 5530;
• TCVN 7874:2008
• TCVN 7876:2008;

17


thực vật

31

Sinh vật phù du

• EPA 8141;
• EPA 8270D:2007;
• EPA 8081/8141
• APHA 10200

1.4. QA/QC trong quan trắc và phân tích môi trường
1.4.1. Khái niệm QA, QC
QTMT thường được thiết kế thực hiện để đáp ứng những nhu cầu thông tin chung và
những mục tiêu cụ thể như đánh giá mức độ, nguồn gốc ô nhiễm, đánh giá ảnh hưởng của các
hoạt động tới chất lượng môi trường cũng như tác động của hiện trạng môi trường hiện tại tới sử
dụng tài nguyên trong hiện tại và tương lai. Kết quả cuối cùng của quan trắc môi trường phải
được công bố và được sử dụng như một công cụ quản lý, bảo vệ môi trường. Do đó, yêu cầu
quan trọng đối với QTMT là thông tin được đưa ra bởi quan trắc phải có độ tin cậy nhất định,
phản ánh đúng các tính chất của môi trường, tạo điều kiện để các nhà quản lý ra quyết định đúng
và kịp thời.
Chất lượng của số liệu môi trường hay chính xác hơn là chất lượng của dữ liệu quan trắc

được phản ánh thông qua các yêu cầu về tính đúng, tính chính xác, tính đại diện, tính hoàn chỉnh
và tính đồng nhất. Để đảm bảo chất lượng của dữ liệu môi trường đòi hỏi chương trình quan trắc
phải hoàn chỉnh và được thiết kế theo một quy chuẩn nhất định bởi vì mọi sai số trong tất cả các
bước thực hiện một chương trình quan trắc đều ảnh hưởng tới kết quả quan trắc. Do đó, trong
tiến hành chương trình quan trắc phải tiến hành đồng thời với các hoạt động đảm bảo chất lượng
và kiểm soát chất lượng của quan trắc.
Các hoạt động quan trắc và phân tích môi trường bắt đầu từ thiết kế chương trình (xác
định mục tiêu, thông số, phương án thực hiện), các hoạt động ngoài hiện trường (tổ chức lấy
mẫu, đo đạc ngoài hiện trường, bảo quản, vận chuyển, tiền xử lý), các hoạt động trong phòng thí
nghiệm (đo đạc, phân tích) bao gồm một loạt các hành động có thể gây ảnh hưởng đến chất
lượng của QTMT cũng như ảnh hưởng đến chất lượng số liệu. Để thu thập được những thông tin
môi trường có giá trị cần phải tiến hành đúng tất cả các hành động: thiết kế chương trình đúng,
lấy mẫu đúng, phân tích và xử lý số liệu đúng. Mục tiêu của đảm bảo chất lượng và kiểm soát
chất lượng là cung cấp những số liệu đáng tin cậy và đã được kiểm soát nhằm thỏa mãn nhu cầu
thông tin theo mục tiêu quan trắc đã đề ra.
Bảo đảm chất lượng (QA: Quality Assurance) trong quan trắc môi trường là một hệ
thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động
quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
Kiểm soát chất lượng (QC: Quality Control) trong quan trắc môi trường là việc thực
hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ

18


tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt
động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng này.
Ta có thể hiểu, QA là tập hợp tất cả các phương thức có thể hạn chế khả năng gây sai số.
Ví dụ như: con người có trình độ tốt, máy móc chính xác, lựa chọn dụng cụ lấy mẫu, bình chứa
mẫu phù hợp, cách thức bảo quản mẫu phù hợp với phương pháp phân tích...
QC là tập hợp tất cả các phép đo để đảm bảo độ đúng, độ chính xác của kết quả. Ví dụ:

đo mẫu lặp lại, đo mẫu trắng, đo mẫu chuẩn, kiểm tra chéo...
Các chương trình QA/QC phải bao gồm các hoạt động QA/QC cho tất cả các khâu của hệ
thống đo đạc/ phân tích: lấy mẫu, đo hiện trường, phân tích ở phòng thí nghiệm, quản lý và báo
cáo số liệu.
1.4.2. Các hoạt động để thực hiện QA
Trong quan trắc tại hiện trường
Bao gồm bảo đảm chất lượng cho các quá trình lấy mẫu, đo thử tại hiện trường, xử lý
mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu về Phòng thí nghiệm. Để bảo đảm chất lượng trong quan trắc
tại hiện trường cần thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định đúng vị trí cần lấy mẫu;
2. Xác định các thông số cần quan trắc, bao gồm: tên thông số, đơn vị đo, phương pháp quan trắc
thông số đó;
3. Phương pháp quan trắc: sử dụng phương pháp quan trắc phù hợp với mục tiêu đề ra. Phương
pháp quan trắc theo các quy định hiện hành về quan trắc môi trường hoặc phương pháp theo tiêu
chuẩn quốc tế khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận;
4. Trang thiết bị quan trắc môi trường: sử dụng trang thiết bị phù hợp với phương pháp đo, thử
đã được xác định, đáp ứng yêu cầu của phương pháp về kỹ thuật và đo lường. Trang thiết bị phải
được sử dụng tương đương giữa các điểm quan trắc trong cùng một chương trình quan trắc.
Trang thiết bị phải có hướng dẫn sử dụng, thông tin chi tiết về ngày bảo dưỡng, kiểm định, hiệu
chuẩn và người sử dụng thiết bị quan trắc;
5. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu: sử dụng phương pháp, cách thức bảo quản mẫu phù hợp
với các thông số quan trắc theo các quy định hiện hành về quan trắc môi trường hoặc phương
pháp theo tiêu chuẩn quốc tế khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa
nhận;
6. Hóa chất, mẫu chuẩn: phải có đầy đủ các hóa chất và mẫu chuẩn theo quy định của từng
phương pháp phân tích. Hóa chất và mẫu chuẩn được đựng trong các bình chứa phù hợp có dán

19



nhãn với các thông tin như: tên hoặc loại hóa chất và mẫu chuẩn, tên nhà cung cấp, nồng độ,
ngày chuẩn bị, người chuẩn bị, thời gian sử dụng và các thông tin khác (nếu có);
7. Dụng cụ chứa mẫu: phải bảo đảm chất lượng, không làm ảnh hưởng hoặc biến đổi chất lượng
mẫu, phù hợp với từng thông số quan trắc và được dán nhãn. Nhãn của mẫu phải gắn với dụng
cụ chứa mẫu trong suốt thời gian tồn tại của mẫu, bao gồm: thông tin về thông số phân tích, ký
hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, phương pháp bảo quản mẫu đã sử dụng và các thông tin khác (nếu
có);
8. Vận chuyển mẫu: việc vận chuyển mẫu phải bảo đảm ổn định về mặt số lượng và chất lượng.
Thời gian vận chuyển và nhiệt độ của mẫu thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về
quan trắc môi trường đối với từng thông số quan trắc và cách bảo quản mẫu;
9. Giao và nhận mẫu: việc giao và nhận mẫu được tiến hành ở hiện trường (nhóm hiện trường
bàn giao cho người vận chuyển) hoặc ở phòng thí nghiệm (nhóm hiện trường hay người vận
chuyển bàn giao cho phòng thí nghiệm) và phải có biên bản bàn giao (có đủ chữ ký của các bên
liên quan);
10. Nhân sự: người thực hiện quan trắc tại hiện trường phải có trình độ, chuyên môn phù hợp.
Việc phân công nhiệm vụ cho từng người phải cụ thể, rõ ràng;
11. Báo cáo lấy mẫu phải được hoàn thành trong thời gian lấy mẫu tại hiện trường.
Trong phòng thí nghiệm
QA/QC phòng thí nghiệm chính là việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
trong đó có sự đan xen, kết hợp các hoạt động kiểm soát chất lượng, theo yêu cầu của ISO/IEC
Guide 25 – TCVN 5958: 1995, Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn
hiện nay đã được chuyển thành một tiêu chuẩn quốc tế mang tên ISO/IEC 17025: 2005. ISO/IEC
17025 được các cơ quan công nhận quốc gia/ quốc tế lựa chọn, coi là chuẩn mực trong hoạt động
đánh giá, công nhận đối với các hoạt động thử nghiệm và hiệu chuẩn.
Trong xử lý số liệu và báo cáo
- Số liệu trong hoạt động quan trắc ngoài hiện trường phải được kiểm tra, đảm bảo
- Số liệu trong hoạt động phân tích trong phòng thí nghiệm phải được kiểm tra, đảm bảo
- Báo cáo kết quả quan trắc phải được lập bởi người có trình độ chuyên môn phù hợp;
- Báo cáo kết quả quan trắc môi trường phải được kiểm tra và được lãnh đạo của các tổ chức
thực hiện quan trắc môi trường ký, đóng dấu xác nhận trước khi giao nộp cho cơ quan có thẩm

quyền.
1.4.3. Các hoạt động để thực hiện QC

20


o Khi quan trắc và phân tích tại hiện trường phải sử dụng các mẫu QC để kiểm soát chất
lượng. Tại hiện trường tối thiểu cần phải lấy các loại mẫu QC sau: mẫu trắng hiện trường,
mẫu trắng vận chuyển, mẫu lặp (hoặc mẫu đúp) hiện trường. Số lượng mẫu QC không
quá 10% tổng số mẫu thực cần lấy. Nếu số lượng mẫu thực cần lấy của một chương trình
quan trắc nhỏ hơn 30 mẫu thì số mẫu QC phải lấy ít nhất là 3 mẫu.
o Mỗi mẻ mẫu, phòng thí nghiệm cần thực hiện phân tích mẫu QC (ví dụ: mẫu trắng
phương pháp, mẫu trắng thiết bị, mẫu lặp, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫu thêm) cùng với mẫu
thực để kiểm tra tra sự nhiễm bẩn của dụng cụ, hóa chất, thuốc thử…và đánh giá độ
chụm, độ đúng của kết quả thử nghiệm.
o Các dạng mẫu QC
1. Mẫu trắng hiện trường (field blank sample) là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự
nhiễm bẩn trong quá trình lấy mẫu, đo và thử nghiệm tại hiện trường. Mẫu trắng hiện trường
được xử lý, bảo quản, vận chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự
như mẫu thực.
2. Mẫu trắng vận chuyển (trip blank sample) là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát sự
nhiễm bẩn trong quá trình vận chuyển mẫu. Mẫu trắng vận chuyển được vận chuyển cùng với
mẫu thực trong cùng một điều kiện, được bảo quản, phân tích các thông số trong phòng thí
nghiệm tương tự như mẫu thực.
3.Mẫu trắng thiết bị (equipment blank sample) là mẫu vật liệu sạch được sử dụng để kiểm soát
sự nhiễm bẩn của thiết bị lấy mẫu, đánh giá sự ổn định và độ nhiễu của thiết bị. Mẫu trắng thiết
bị được xử lý như mẫu thật bằng thiết bị lấy mẫu, được bảo quản, vận chuyển và phân tích các
thông số trong phòng thí nghiệm như mẫu thực.
4.Mẫu trắng phương pháp (method blank sample) là mẫu vật liệu sạch, thường là nước cất hai
lần, được sử dụng để kiểm tra sự nhiễm bẩn dụng cụ và hóa chất, chất chuẩn trong quá trình phân

tích mẫu. Mẫu trắng phương pháp được trải qua các bước xử lý, phân tích như mẫu thực.
5.Mẫu lặp hiện trường (field replicate/ duplicate sample) là hai mẫu trở lên được lấy tại cùng
một vị trí, cùng một thời gian, sử dụng cùng một thiết bị lấy mẫu, được xử lý, bảo quản, vận
chuyển và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm tương tự như nhau. Mẫu lặp hiện
trường được sử dụng để kiểm soát độ tập trung của việc lấy mẫu, đo và thử nghiệm tại hiện
trường.
6.Mẫu lặp phòng thí nghiệm (lab replicate/ duplicate sample) gồm hai hoặc nhiều hơn các phần
của cùng một mẫu được chuẩn bị, phân tích độc lập với cùng một phương pháp. Mẫu lặp phòng
thí nghiệm là mẫu được sử dụng để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích.

21


7.Mẫu chuẩn thẩm tra (hoặc chuẩn kiểm tra)(control standard sample) là dung dịch chuẩn của
chất cần phân tích có nồng độ nằm trong khoảng đo của thiết bị hay khoảng làm việc của đường
chuẩn được sử dụng để kiểm tra quá trình hiệu chuẩn thiết bị, theo dõi quá trình đo mẫu sau một
khoảng thời gian đo mẫu nhất định.
8.Mẫu chuẩn đối chứng (certified reference materials - viết tắt là CRMs) là một lượng vật liệu
hay loại chất có đầy đủ các tính chất để hiệu chuẩn thiết bị, đánh giá một phép thử hoặc để xác
định giá trị đối với các vật liệu. Mỗi mẫu chuẩn đối chứng phải được kèm theo một chứng nhận
về giá trị tham khảo, độ không đảm bảo đo ở một mức độ tin cậy.
9.Mẫu thêm chuẩn (spike sample/ matrix spike) là mẫu được bổ sung thêm một lượng chất cần
phân tích đã biết trước nồng độ trên nền mẫu thực. Mẫu thêm chuẩn được chuẩn bị và phân tích
như đối với các mẫu thực để xem xét quá trình thực hiện của một phương pháp phân tích.
Mẫu thêm chuẩn để kiểm tra sự ảnh hưởng của nền mẫu tới kết quả phân tích thông qua việc
đánh giá phần trăm độ thu hồi (%R) của mẫu thêm chuẩn.
o Kiểm soát chất lượng trong xử lý số liệu
Độ chính xác của kết quả phân tích được đánh giá qua 2 thông số: Độ đúng và độ chụm.
Độ chụm (Precision) Là độ lặp lại hay độ sai khác giữa các lần đo. Nó biểu thị độ
phân tán của các kết quả đo. Đại lượng đặc trưng cho độ chính xác hay độ lặp lại của phép đo là

độ lệch chuẩn (standard deviation, S).
∑(𝑥𝑖 −𝑥̅ )2

s=√

𝑛−1

Tuy nhiên, giá trị độ lệch chuẩn luôn luôn phải đi cùng với giá trị độ lớn trung bình. Sự
xuất hiện đơn lẻ của giá trị độ lệch chuẩn không mang nhiều ý nghĩa.
Ví dụ 1: Hàm lượng dầu mỡ trong mẫu nước sau khi xử lý được đo lặp lại 6 lần, thu được
các giá trị tương ứng như sau: 5,3; 4,9; 5,1; 5,5; 4,7 và 5,0 mg/L. Hãy xác định giá trị độ lệch
chuẩn? (s = 0,29 mg/L)
Ví dụ 2: Hàm lượng dầu mỡ trong mẫu nước thải đầu vào hệ thống xử lý được đo lặp lại
6 lần, thu được các giá trị tương ứng như sau: 53; 49; 51; 55; 47 và 50 mg/L (cao gấp 10 lần
nồng độ mẫu nước thải sau khi xử lý). Hãy xác định giá trị độ lệch chuẩn? (s = 2,86 mg/L).
Như vậy có thể thấy nếu chỉ so sánh các giá trị độ lệch chuẩn với nhau, chúng ta không
thể kết luận được phép đo nào chính xác hơn. Trong trường hợp này, người ta sử dụng giá trị độ
lệch chuẩn tương đối (relative standard deviation, RSD) hoặc hệ số phân tán (coefficient of
variance, CV), được tính như sau:
RSD = (𝑠/𝑥̅ ) × 100%

22


Trong 2 ví dụ nêu ra ở trên, giá trị độ lệch chuẩn tương đối sau khi tính toán thu được kết
quả như nhau (RSD = 5,4%), như vậy 2 phép đo có độ chính xác là như nhau.
Trong phân tích môi trường, do lượng mẫu là giới hạn, thông thường các phép đo được
đo lặp lại 2 lần. Trong trường hợp này, người ta sẽ sử dụng khái niệm phần trăm sai khác tương
đối (relative percent difference, RPD) giữa 2 lần lặp lại. Giá trị này được tính như sau:


Trong đó:
RPD: phần trăm sai khác tương đối (%)
LD1: Kết quả mẫu thực
LD2: Kết quả mẫu lặp hiện trường
Thông thường, RPD ≤ 20% thì kết quả mẫu thực là chấp nhận được và độ chụm (hay độ
tập trung) của quá trình lấy mẫu tại hiện trường là rất lớn. Đối với phân tích môi trường, giá trị
RPD được đánh giá theo kết quả phê duyệt phương pháp phân tích nhưng phải ≤ 30%.
Độ đúng: Là sự sai khác giữa giá trị đo được với giá trị thực. Khái niệm độ đúng thường
hay được sử dụng trong phân tích lượng vết.

Đại lượng đặc trưng cho độ đúng là độ thu hồi hay phần trăm thu hồi (percent recovery
hoặc recovery rate).
Trong phân tích môi trường, người ta thường áp dụng 2 phương pháp để xác định độ
đúng của một phương pháp phân tích:
(1) phương pháp thêm chuẩn (spike sample) sau đó tính phần trăm thu hồi của lượng
thêm vào (phương pháp này hay được dùng cho mẫu lỏng);
(2) phương pháp sử dụng mẫu chuẩn thẩm tra đã biết trước nồng độ (reference sample)
sau đó tính trăm thu hồi dựa trên nồng độ thực đo được và nồng độ biết trước.

23


 Mẫu thêm chuẩn: dùng để kiểm tra sự ảnh hưởng của nền mẫu tới kết quả phân tích.
Thực hiện bằng cách thêm một lượng chất chuẩn xác định vào mẫu thử hoặc mẫu trắng,
phân tích các mẫu thêm chuẩn đó, tính độ thu hồi theo công thức sau đây:
- Đối với mẫu thử:

(1)
Trong đó: R%: Độ thu hồi, %
Cm+c: Nồng độ chất phân tích trong mẫu thêm chuẩn

Cm: Nồng độ chất phân tích trong mẫu thử
Cc: Nồng độ chuẩn thêm (lý thuyết)
- Đối với mẫu trắng:

Cc: Nồng độ chuẩn thêm (lý thuyết)
Ctt: Nồng độ chất phân tích trong mẫu trắng thêm chuẩn
Kết quả phân tích được chấp nhận khi % R của mẫu thêm chuẩn nằm trong khoảng kiểm
soát do chính phòng thí nghiệm thiết lập dựa trên kết quả phê duyệt phương pháp. Thông thường,
phần trăm thu hồi đạt từ 90-110% thì số liệu quan trắc bảo đảm nhu cầu cung cấp và sử dụng
thông tin.
 Mẫu chuẩn thẩm tra:

(2)

Hoặc:
C: Nồng độ dung dịch chuẩn đã pha (nồng độ thực tế)
C’: Nồng độ dung dịch chuẩn đo được sau khi trải qua QT vận chuyển, BQ, xử lý mẫu và
PT giống mẫu MT.

24


Δ: Sai số theo phê duyệt của phương pháp phân tích.
VD1: Hàm lượng CN- phân tích được trong một mẫu nước thải là 3,8 mg/l. Sau đó, 1 ml
dung dịch chuẩn CN- có nồng độ 500mg/l được thêm vào 100ml mẫu nước thải, rồi đem phân
tích. Nồng độ CN- trong mẫu sau khi thêm chuẩn đo được là 8,6mg/l. Xác định phần trăm thu
hồi và đánh giá độ đúng của phương pháp.
VD2: Khi phân tích hàm lượng asen tổng số trong nước ngầm, người ta thực hiện mẫu QC
chuẩn thẩm tra. Mẫu chuẩn được pha bằng cách hút chính xác 100 µl dung dịch As có hàm lượng
1000 ppm vào bình định mức 100 ml và định mức đến vạch. Hàm lượng asen trong mẫu chuẩn là

phân tích được là 831 ppb. Hãy đánh giá kết quả phân tích mẫu QC trên?
Theo quy định của thông tư 21/2012-TT/BTNMT, số liệu quan trắc cần được đánh giá
chất lượng theo mục tiêu chất lượng số liệu. Việc đánh giá ít nhất phải bao gồm:
(1) Đánh giá độ chụm của phép phân tích
Mẫu lặp được sử dụng để đánh giá độ chụm của kết quả phân tích. Đối với hai lần lặp,
độ chụm được đánh giá dựa trên việc đánh giá RPD, được tính toán như sau:

Trong đó:
RPD: phần trăm sai khác tương đối của mẫu lặp;
LD1: kết quả phân tích lần thứ nhất;
LD2: kết quả phân tích lần thứ hai.
Giới hạn RPD được tổ chức thực hiện quan trắc thiết lập dựa trên kết quả
phê duyệt phương pháp phân tích nhưng không vượt quá 30%.
(2) Đánh giá tính hoàn thiện của số liệu
a) Tính hoàn thiện của số liệu được xác định thông qua phần trăm đầy đủ của số liệu, là
phép đo số lượng mẫu cần quan trắc, được so sánh với số lượng mẫu quan trắc dự kiến lấy ban
đầu.
b) Cách tính: Công thức sau đây được sử dụng để xác định phần trăm đầy
đủ của số liệu (%):

Trong đó:
C: Phần trăm đầy đủ của số liệu (%);

25


×