Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

THIẾT KẾ TỦ ĐIỀU KHIỂN CẦU TRỤC DẦM ĐÔI CỦA CÔNG TY CP CƠ KHÍ HỒNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA CƠ ĐIỆN
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
---------***---------

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài :

THIẾT KẾ TỦ ĐIỀU KHIỂN CẦU TRỤC DẦM ĐÔI
CỦA CÔNG TY CP CƠ KHÍ HỒNG NAM
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. PHAN MINH TẠO

PHẠM VĂN HÃNH

HÀ NỘI 05/2017
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA CƠ ĐIỆN
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
---------***---------

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sinh viên thực hiện : Phạm Văn Hãnh



Ngày sinh : 09/01/1994

Mã số sinh viên: 1221011219

Khóa: 57

Chuyên ngành: Tự động hóa

Mã số: 520216

Hệ đào tạo: Chính quy

Đề tài:

THIẾT KẾ TỦ ĐIỀU KHIỂN CẦU TRỤC DẦM ĐÔI
CỦA CÔNG TY CP CƠ KHÍ HỒNG NAM
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN:

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

Hà Nội 05/2017


MỤC LỤC


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Nút nhấn..............................................................................................................7
Hình 1.2 Một số loại apomat..............................................................................................7
Hình 1.3 Khởi động từ Contactor.....................................................................................8
Hình 1.4 Biến tần LS
IG5A................................................................................................9
Hình 1.5 Sơ đồ đấu dây điều khiển trực tiếp trên biến
tần...........................................10
Hình 1.6 Rơ le bảo vệ pha……………………………………………………………....11
Hình 1.7 Rơ le bảo vệ quá dòng……………………………………………………..….12
Hình 1.8 Rơ le trung
gian.................................................................................................13
Hình 1.9 Cầu trục gian máy thủy điện Pleikrong..........................................................15
Hình 1.10 Cầu trục cửa nhận nước thủy điện Sơn La..................................................15
Hình 1.11 Cầu trục chân đê thủy điện Lai Châu...........................................................16
Hình 2.1 Hình ảnh cầu trục dầm đôi..............................................................................18
Hình 2.2 Pa lăng cáp điện................................................................................................20
Hình 2.3 Dầm chính cầu
trục...........................................................................................23
Hình 2.4 Dầm biên cầu trục.............................................................................................24
Hình 2.5 Cấu tạo cơ cấu di chuyển xe con......................................................................25
Hình 2.6 Ray điện……...........................................................................................……..26
Hình 2.7 Tay lấy điện.......................................................................................................26
Hình 2.8 Kẹp treo ray.......................................................................................................26
Hình 2.9 Kéo căng ray......................................................................................................27
Hình 2.10 Hệ thống điện cáp dẹt sâu đo.........................................................................27
Hình 2.11 Tay bấm điều khiển........................................................................................27
Hình vẽ số 1 Sơ đồ mạch cấp nguồn chung và cơ cấu di chuyển cầu trục..................31
Hình vẽ số 4 Mạch điều khiển cơ cấu di chuyển cầu trục.............................................32

4


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

Hình vẽ số 2 Mạch động lực cơ cấu di nâng hạ móc và chuyển xe con........................34
Hình vẽ số 3 Mạch điều khiển cơ cấu nâng hạ móc và di chuyển xe con....................35
Hình vẽ số 5 Sơ đồ mạch nút bấm điều khiển................................................................36
Hình vẽ số 6 Sơ đồ lắp ráp tủ điều khiển........................................................................43
Hình 3.1 Ví dụ minh họa tủ sau khi lắp ráp...................................................................44

5


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Ý nghĩa các chân biến tần LS IG5A................................................................12
Bảng 1.2 Các khí cụ điện có trong tủ điều khiển...........................................................40

6


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỉ 21 đã mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước ta. Kỉ nguyên công nghiệp hóa
hiện đại hóa. Hàng loạt những nhà máy, công xưởng được xây dựng và lắp ráp cùng với
các dây chuyền công nghệ máy móc hiện đại được lắp đặt với khối lượng rất lớn. Mặt
khác công tác sửa chữa khắc phục những máy móc cũ sau một thời gian dài sử dụng cũng
được đẩy nhanh. Tất cả các công việc xây dựng, lắp ráp và sửa chữa đó không thể vắng
bóng máy nâng vận chuyển. Cầu trục là một thiết bị quan trọng trong các thiết bị nâng đó.
Đặc biệt trong các nhà kho, nhà máy cầu trục trở thành thiết bị quan trọng và rất cần thiết.
Cầu trục được sử dụng rộng rãi để xếp dỡ hàng hoá trong các nhà kho trong các nhà máy
xí nghiệp sữa chữa lắp ráp và chế tạo. Với nhu cầu thực tế đó, em đã tìm hiểu đề tài “
Thiết kế tủ điều khiển cầu trục dầm đôi ” vào làm đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo Khoa Cơ Điện đã tận
tình dạy dỗ em những kiến thức chuyên môn làm cơ sở để hoàn thành đề tài tốt nghiệp và
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn tất khóa học. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn tới
thầy giáo hướng dẫn TS. Phan Minh Tạo đã tận tình chỉ bảo, gợi ý, giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.
Do thời gian có hạn và thiếu kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực
tiễn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót ngoài ý muốn. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

PHẠM VĂN HÃNH

7


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất


SVTH: Phạm Văn Hãnh
CHƯƠNG 1

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT THIẾT BỊ NÂNG VẬN CHUYỂN CỦA CÔNG TY
1.1 Dây chuyền sản xuất thiết bị nâng vận chuyển của Công ty
1.1.1 Khái niệm cầu trục
Cầu trục là tên gọi chung của các máy trục chuyển động trên hai đường ray cố định
trên kết cấu kim loại hoặc tường cao để vận chuyển các vật phẩm trong khoảng không
( khẩu độ ) giữa hai đường ray đó.
Các cơ cấu của cầu trục đảm bảo 3 chuyển động :
- Nâng hạ vật
- Di chuyển xe con
- Di chuyển xe cầu
1.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất cầu trục
Để sản xuất cầu trục từ lúc lên ý tưởng đến khi đưa vào hoạt động cần trải qua 3
công đoạn chính đó là : Thiết kế, chế tạo và lắp đặt.
a) Thiết kế
- Đầu tiên phải khảo sát mặt bằng nơi cần lắp đặt cầu trục để lấy khẩu độ chính xác.
- Kỹ sư thiết kế, tính toán kết hợp với phần mềm chuyên dụng để đưa ra mặt cắt tiết
diện của dầm cầu trục đảm bảo chịu tải, đảm bảo ứng suất kéo, nén của dầm và độ võng
của dầm khi chịu tải tại mọi mặt cắt, sau đó cầu trục sẽ được chạy mô phỏng trước khi
xuất bản vẽ để sản xuất.
- Lựa chọn phương án truyền động điện thích hợp, lựa chọn thiết bị điện và tiến hành
lên bản vẽ phù hợp nhất.
- Sau khi có bản vẽ, khối lượng chi tiết của từng phần trong cầu trục và vật tư đã sẵn
sàng để chuyển sang công đoạn chế tạo cầu trục.
b) Chế tạo

8



Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

Bước 1 : Pha phôi
Bước 2 : Ghép phôi
Bước 3 : Tổ hợp dầm : dầm chính và dầm biên
Bước 4 : Gá dầm chính với dầm biên
Bước 5 : Gá sàn lan can
Bước 6 : Bắn vít đồng máng đỡ đường cáp điện xe con
Bước 7 : Vệ sinh, sơn chống rỉ, sơn trang trí
c) Lắp đặt
Bước 1 : Lấy dấu và cân chỉnh vai cột
Bước 2 : Lấy dấu và lắp đường chạy
Bước 3 : Lắp ray chạy rọc
Bước 4 : Tổ hợp và gác dầm chính
Bước 5 : Lắp hệ thống điện
Bước 6 : Nghiệm thu nội bộ, kiểm định
1.1.3 Quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống điều khiển cầu trục
Để chế tạo và lắp đặt hệ thống điều khiển cho cầu trục cần thực hiện các bước theo
sơ đồ sau :

Khảo sát
Thiết kế bản vẽ
Chọn thiết bị,dây dẫn
Đấu nối lắp ráp
Kiểm tra,chạy không tải
Vận hành có

9


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh
Đưa vào hệ thống
điều
khiển

1.1.4 Một số khí cụ điện trong hệ thống điều khiển cầu trục
a. Nút nhấn

Hình 1.1 Nút nhấn
Nút nhấn hay còn gọi là nút điều khiển là một loại khí cụ điện dùng để chuyển đổi,
đóng cắt từ xa các thiết bị điện có công suất nhỏ với điện áp một chiều lên đến 440V và
xoay chiều lên đến 500V.
Nút nhấn dùng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng ngắt cuộn
dây của contactor nối với động cơ.
Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở - thường đóng và vỏ
bảo vệ. Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái, khi không còn tác
động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
b. Aptomat

10


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh


Hình 1.2 Một số loại aptomat

Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm
chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng
là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp
điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ
quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh
hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.
c. Contactor

11


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

Hình 1.3 Khởi động từ Contactor
Contactor là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, khi sử dụng
contactor ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp định mức lên đến
500V, dòng định mức 780A.

d. Biến tần
Giới thiệu Biến tần LS IG5A

Hình 1.4 Biến tần LS IG5A
Đấu dây biến tần LS IG5A :


12


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

Hình 1.5 Sơ đồ đấu dây điều khiển trực tiếp trên biến tần
Bảng 1.1 Ý nghĩa các chân biến tần LS IG5A
Tên chân

Giải thích
R, S, T

Nguồn ngõ vào AC 200 – 230 V

U, V, W

3 pha ngõ ra đến động cơ

B1, B2

Kết nối điện trở xả

Phần động lực

G

Dây tiếp đất
13



Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

P1, P2, P3, P4,
P5, P7, P8

Ngõ vào đa chức năng.

24

Ngõ ra nguồn 24VDC

VR

Nguồn cấp tín hiệu potentiometer

VI

Ngõ vào tín hiệu điện áp analog : 0 – 10V ;

Phần tín hiệu
điều khiển ngõ
vào

I

Tiến hiệu điều

khiển ngõ ra

Ngõ vào tín hiệu dòng điện analog : 0 – 20mA ;

CM

Chân chung của tín hiệu analog và tín hiệu ngõ vào đa chức năng

AM

Ngõ ra analog đa chức năng.

3A, 3B, 3C
MO, MG

Truyền thông

S- , S+

Ngõ ra relay đa chức năng. ( 3C: chân com chung).
Ngõ ra transistor (NPN) đa chức năng.
Truyền thông RS485 ( Modbus RTU, LSBus ).

e. Rơle bảovệ pha

Hình 1.6 Rơle bảo vệ pha
- Công dụng : Bảo vệ mất
bằng pha .

pha, ngược pha, mất cân


- Phạm vi bảo vệ:

340/480VAC, 3P, 50Hz

- Thời gian cắt:
+ Mất pha:

1s

+ Ngược pha:

0.1s

+ Mất cân bằng pha:

5s

+ Tự động reset sau:

5s

f. Rơ le bảo vệ

quá dòng EOCR

14


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất


SVTH: Phạm Văn Hãnh

Hình 1.7 Rơ le bảo vệ quá dòng EOCR
Cảm biến dòng điện 3 pha qua 2 CT trên relay. 2 timer độc lập.
D-time : thời gian cho phép khởi động.
O-time : thời gian cho phép quá tải.
Load : Đo dòng điện của động cơ và cài đặt dòng bảo vệ.
- Bảo vệ quá tải, mất pha, kẹt rotor.
- Dùng cho động cơ điện : 3 pha, 1 pha

g. Rơ le trung gian

15


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

Hình 1.8 Rơ le trung gian
Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và
tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng
hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm
điện bị thay đổi có thể là một hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.
Rơ le có hai mạch độc lập nhau hoạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của
rơ le: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không,hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng
thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được rơ le hay
không dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.
1.2 Đánh giá thực trạng dây chuyền sản xuất thiết bị nâng vận chuyển của Công ty

Hiện nay, công ty đã có thêm 4 đơn vị thành viên: Nhà máy cơ khí cầu trục Hà Nội,
Nhà máy chế tạo thiết bị nâng vận chuyển, Trung tâm dịch vụ tổng hợp, Chi nhánh miền
Nam - HOMECO.
Các đơn vị, chi nhánh này từng bước đã chứng minh được tính năng động , sự hiệu
quả trong SXKD và đóng góp một phần không nhỏ cùng với công ty vươn xa tầm ảnh
hưởng, bao phủ trong phạm vi cả nước và đang tiếp cận với các nước trong khối Asean.
Kể từ sau quá trình đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, đặc biệt giai
đoạn 15 năm trở lại đây, Công ty cổ phần Cơ khí Hồng Nam đã đạt được nhiều kết quả rất
16


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

đáng được biểu dương. trong hoạt động sản xuất kinh doanh, song song với việc thực hiện
các hợp đồng với các đối tác truyền thống trong các lĩnh vực xi măng, dầu khí, khai
khoáng, hoá chất… Công ty còn tham gia rất tích cực chương trình chế tạo thiết bị cơ khí
thuỷ công do Bộ Công Thương chủ trì, các dự án do VINAINCON đứng đầu liên danh
cũng như thành viên liên danh khác. Hàng chục nghìn tấn thiết bị đã được chế tạo và lắp
đặt đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ thuật và an toàn cho các công trình thuỷ điện trên
khắp cả nước, như: Thủy điện Pleikrông, Thủy điện Buôn Kuốp, Thuỷ điện Buôn Tua
Srah, Thủy điện A Vương, Thủy điện Srepok3, Thủy điện Sê San 4, Thủy điện A Lưới,
Thủy điện Bản Chát, Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Nậm Na của Tập
đoàn Hưng Hải, các dự án thủy điện của Tổng công ty sông Đà, Thủy điện sông Lô…
Công ty đang hợp tác cùng các nhà sản xuất động cơ, hộp số hàng đầu thế giới như:
SUNGDO, SEW, SUMIMOTO, SIEMENS...để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao mang
thương hiệu HỒNG NAM.
Với kinh nghiệm và tiềm năng hiện tại.Công ty có đầy đủ điều kiện để cung cấp
cho khách hàng nhiều loại thiết bị nâng vận chuyển phù hợp với tất cả các loại hình công

nghệ khác nhau.
Các sản phẩm nổi bật của Công ty :
Công trình thuỷ điện Pleikrong:
- Cầu trục gian máy:

Q= 250/80/10 Tấn (hình 1.2)

- Cầu trục hạ lưu:

Q = 40 Tấn;

- Cầu trục cửa nhận nước:

Q = 40/2x10 Tấn;

17


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

Hình 1.9 Cầu trục gian máy thủy điện Pleikrong
Công trình thuỷ điện Sơn La :
- Cầu trục cửa nhận nước: Q = 320T/10T+5 Tấn (năm 2011) (hình 1.2b)

Hình 1.10 Cầu trục cửa nhận nước thủy điện Sơn La (năm 2011)
18



Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

Công trình thủy điện Lai Châu:

Hình 1.11 Cầu trục chân dê 2x45+3 T thủy điện Lai Châu
Công trình thuỷ điện A.Lưới:
- Cầu trục gian máy:

Q= 270/32 T

- Cầu trục đập tràn:

Q = 2x20 T

- Cầu trục cửa nhận nước:

Q = 2x12,5/1 T

Công trình thuỷ điện Bản Chát:
- Cầu trục cửa nhận nước:

Q = 2x50T/2x12,5/5 T

Công trình thuỷ điện Buôn Kuốp:
- Cầu trục cửa nhận nước:

Q = 2x50T+2x12,5 T


- Cầu trục hạ lưu:

Q = 2x20 T

- Cầu trục đập tràn:

Q = 2x20 T
19


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

Công trình thuỷ điện Sêsan 4
- Cầu trục cửa nhận nước:

Q = 80/2x10 T

- Cầu trục đập điều hoà:

Q = 2x25T+12,5 T

- Cầu trục đập tràn:

Q = 2x25 T

Công trình thuỷ điện Srêpok 3
- Cầu trục gian máy:


Q = 2x(250+32)T/10 T

- Cầu trục cửa nhận nước:

Q = 2x50T/2x12,5T/5 T

- Cầu trục đập tràn:

Q = 2x20 T

- Cầu trục hạ lưu:

Q = 2x20 T

Công trình thuỷ điện Buôn Tua Srah
- Cầu trục gian máy:

Q = 250T/32T/10 T

- Cầu trục cửa nhận nước:

Q = 2x25 T

- Cầu trục đập tràn:

Q = 2x20T

- Cầu trục hạ lưu:

Q = 2x12,5T


Công trình thuỷ điện Khe Bố
- Cầu trục gian máy:

Q = 2x150T/2x32T+10 T

20


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh
CHƯƠNG II

CÁC CƠ CẤU CHÍNH CỦA CẦU TRỤC DẦM ĐÔI
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ HỒNG NAM

Hình 2.1 Hình ảnh cầu trục dầm đôi
Cầu trục là một trong những thiết bị quan trọng, đóng vai trò then chốt trong dây
chuyền sản xuất sản phẩm. Cầu trục cấu tạo gồm 5 bộ phận chính đó là Pa lăng nâng hạ,
dầm chính cầu trục và cơ cấu di chuyển cầu trục, hệ thống cấp điện, tủ điện điều khiển và
các thiết bị an toàn khác.
Nguyên lý hoạt động của cầu trục :
Hai đầu của dầm chính được liên kết cứng với các dầm biên tạo thành một khung
cứng theo cả phương đứng và ngang. Trên dầm biên lắp các bánh xe di chuyển chạy trên
ray đặt dọc theo sàn nhà xưởng trên các vai cột. Khoảng cách theo phương ngang giữa
tâm các ray được gọi là khẩu độ của cầu trục.
21



Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

Xe con chạy dọc theo các đường ray trên dầm chính. Trên xe con đặt cơ cấu nâng
( pa lăng),cơ cấu di chuyển xe con. Tùy theo công dụng của cầu trục mà trên xe con có 1
hoặc 2 cơ cấu nâng. Trường hợp có 2 cơ cấu nâng thì cơ cấu nâng chính có tải trọng lớn,
còn cơ cấu nâng phụ có tải trọng nâng nhỏ hơn.
Cơ cấu di chuyển được đặt trên kết cấu dầm cầu. Nguồn điện cung cấp cho động cơ
của các cơ cấu được lấy từ đường điện chạy dọc theo nhà xưởng và sàn đứng dùng để
phục vụ cho việc kiểm tra và bảo trì điện này.
Cáp điện được treo trên dây để cấp điện cho các động cơ đặt trên pa lăng. Ngoài ra
trên phần kết cấu thép của cầu trục còn có phần sàn đứng với lan can để có thể đi lại được
khi kiểm tra bảo trì sửa chữa.
2.1 Cơ cấu nâng hạ
Là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo cầu trục đóng vai trò trung tâm với chức
năng nâng và hạ. Sức nâng của pa lăng quyết định sức nâng của cầu trục. Khi thiết kế cầu
trục, người ta luôn luôn phải xem xét đến các tham số kỹ thuật của pa lăng như: tốc độ
nâng hạ, tốc độ di chuyển pa lăng, chiều cao nâng hạ, tự trọng của pa lăng...vv. Ngoài ra,
kích thước hình học của pa lăng cũng là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét khi thiết
kế cầu trục.
Tùy theo cấu tạo hay mục đích sử dụng người ta phân chia ra nhiều loại pa lăng khác
nhau với tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất pa lăng được chia thành pa lăng cáp
điện, pa lăng xích điện và pa lăng xích kéo tay. Trong đó, pa lăng cáp điện là loại pa lăng
chủ yếu được dùng với các loại cầu trục có tải trọng từ 5 tấn trở lên. Dựa vào cách phân
chia cầu trục, người ta lại chia ra thành pa lăng cáp điện dầm đơn và pa lăng cáp điện dầm
đôi. Mỗi loại có sức nâng (tải trọng) và ứng dụng khác nhau.
Chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về pa lăng cáp điện dầm đôi,cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của pa lăng cáp điện dầm đôi.


22


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

2.1.1 Cấu tạo Pa lăng cáp điện dầm đôi
Pa lăng cáp điện là một tời điện có kết cấu nhỏ gọn. Cấu tạo của pa lăng cáp điện
gồm có các bộ phận động cơ điện, hộp giảm tốc và tang tời. Ba bộ phận được bố trí thẳng
hàng với tang tời được đặt ở giữa. Pa lăng cáp điện thường được đặt trên cao để nâng vật
và có thể cơ cấu di chuyển trên ray hoặc cánh dưới của dầm thép đặt trên cao.

Hình 2.2 Pa lăng cáp điện
a. Cấu tạo
+ Móc câu
Được biết đến với tên gọi là móc treo hoặc cẩu, móc câu gồm có 2 loại: móc câu
đơn và móc câu kép trong đó loại móc đơn được sử dụng phổ biến nhất. Móc câu dùng để
23


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

treo các vật có trọng lượng lớn lên tới 20 tấn. Móc kép của pa lăng thường được sử dụng
trong trường hợp treo các vật nặng có tác dụng đối xứng vào móc hoặc có thể treo nhiều
vật cùng một lúc.
+ Puli
Đó chính là bộ phận giống như ròng rọc, giống như bánh đai của pa lăng. Tác dụng

của puli còn có tác dụng chuyển hướng cáp và thay đổi hoặc tăng lực cáp, hầu hết puli
thường có dạng đĩa tròn cùng rãnh vắt dây cáp.
+ Cáp thép
Cáp thép được coi là bộ phận quan trọng nhất của pa lăng, cáp thép được dùng làm
dây treo vật.
Tất cả dây cáp được làm từ những sợi thép có độ bền cao, chúng được bện chặt lại
với nhau, hầu hết đường kính của những sợi thép có từ 0,2- 5mm, chúng dùng để chống
han gỉ người ta thường tráng một lớp kẽm bên ngoài, tuy nhiên cáp có thể có hoặc không
có lõi.
Thời điểm này có rất nhiều loại cáp, tuy nhiên chúng được phân loại theo số lõi và
số lần bện.
- Phân loại theo số lần bện: có bện cáp đơn , bện cáp đôi và bện cáp ba
- Phân loại theo cách bện: bện cáp xuôi và bện cáp ngược
- Phân loại theo số lõi: cáp nhiều lõi và cáp không lõi
+ Trục tang cuốn cáp
Trục tang cuốn cáp thường có dạng ống trụ, hai đầu có moay ơ để lắp với trục
chuyển động quay của động cơ . Khi động cơ hoạt động sẽ chuyền chuyển động quay của
động cơ sang tang cuốn cáp, làm cho tang quay dây cáp chuyển động lên và xuống tương
24


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

SVTH: Phạm Văn Hãnh

ứng với nâng và hạ. Vật liệu tang được làm từ gang hoặc thép. Bề mặt tang có thể nhẵn
(tang trơn) hoặc cắt rãnh dạng ren tròn có kích thước lớn hơn đường kính cáp tránh cáp
chà xát vào nhau. Tang có thể dùng cuốn 1 lớp hoặc nhiều lớp cáp chồng lên nhau.
+ Động cơ nâng hạ
Là động cơ không đồng bộ roto lồng sóc. Công suất động cơ phụ thuộc vào mục

đích nâng tải.

Các bộ phận trên là cấu tạo một cách tổng thể nhất của pa lăng cáp điện. Vì vậy để
đảm bảo hiệu suất làm việc tối đa và an toàn cho người sử dụng thì tất cả các bộ phận của
pa lăng đều phải được đảm bảo trong trạng thái tốt nhất.
b. Nguyên lý hoạt động của pa lăng cáp điện
- Máy sử dụng dây cáp, móc nối để nâng kéo vật, động cơ chạy bằng điện.
- Trường hợp pa lăng được treo trên cao và sử dụng một dây cáp để kéo vật, cáp rãi trên
bề mặt tang thì vật nâng có thể xoay hoặc dao động qua lại. Để tránh trường hợp này xảy
ra, Pa lăng điện được thiết kế hai dây quấn trên tang đối xứng với nhau qua mặt phẳng
giữa tang.
- Hộp giảm tốc và hộp điều khiển được nối với tay điều khiển có tích hợp các nút điều
khiển lên xuống, di chuyển ngang dọc, trái phải. Người sử dụng chỉ cần điều khiển Pa
lăng theo các nút tương ứng một cách dễ dàng.

2.2 Dầm chính cầu trục

25


×