Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan để đánh giá tầng chứa trầm tích Mioxen , Oligoxen mỏ Thỏ Trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.54 MB, 115 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em xin được chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
PGS.TS. Lê Hải An, người đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để em hoàn
thành đồ án này một cách tốt nhất. Em cũng xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo
trong bộ môn Địa vật lý đã giúp em về chuyên môn và khuyến khích em trong thời
gian học tập tại trường.
Em xin được cảm ơn tới các kỹ sư đang làm việc tại Xí nghiệp ĐVLGK, đặc
biệt là anh hướng dẫn THS. Trần Xuân Thắng, và các cán bộ tại Trung tâm phân
tích và xử lý số liệu những người đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá
trình thực tập tại Xí nghiệp ĐVLGK. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh
đạo Xí ngiệp ĐVLGK, đã tạo điều kiện tốt cho em thực tập tại Xí nghiệp ĐVLGK.
Cùng với đó em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự ủng hộ và cổ vũ của
mẹ và gia đình đã chăm lo và bên cạnh trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, cho phép em được gửi lời cảm ơn đến những người bạn bè em,
những người đã góp ý kiến và cổ vũ em trong suốt quá trình làm đề tài này.
Em xin cảm ơn tất cả mọi người!

Sinh viên

Phạm Văn Diến
Lớp Địa vật lý K-57


LỜI CAM ĐOAN
Được sự đồng ý của Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan Vietsovpetro và Bộ
môn Địa vật lý, khoa Dầu khí, trường Đại học Mỏ - Địa chất, trong thời gian từ
ngày 2/2/2017 đến 20/03/2017 em được phép thực tập tại Trung tâm phân tích và xử
lý số liệu với đề tài đồ án tốt nghiệp: “ Phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý
giếng khoan để đánh giá tầng chứa trầm tích Mioxen , Oligoxen mỏ Thỏ
Trắng”. Để hoàn thành đề tài này em đã được Công ty cung cấp tài liệu địa chất,


địa vật lý giếng khoan liên quan. Tất cả tài liệu đều được đổi tên và tọa độ.
Em xin cam đoan đây là đồ án của riêng em, các số liệu sử dụng trong đồ án
đã được chấp nhận và cho phép được sử dụng của Xí ngiệp địa vật lý giếng khoan.
Các kết quả đạt được là hoàn toàn trung thực.
Người cam đoan

Phạm Văn Diến
Lớp Địa Vật Lý - K57


2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................2
Em xin cam đoan đây là đồ án của riêng em, các số liệu sử dụng trong đồ án đã
được chấp nhận và cho phép được sử dụng của Xí ngiệp địa vật lý giếng khoan. Các
kết quả đạt được là hoàn toàn trung thực...................................................................2
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN...........................................15
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 15
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU.18
MỎ THỎ TRẮNG..................................................................................................18
1.1: Địa tầng........................................................................................................19
1.2. Kiến tạo........................................................................................................23
2. CÔNG TÁC ĐỊA CHẤT THĂM DÒ..............................................................25
2.1. Minh giải tài liệu địa chấn............................................................................25
CHƯƠNG II...........................................................................................................36
CÁC THAM SỐ THẤM CHỨA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ XÁC
ĐỊNH CÁC THAM SỐ THẤM CHỨA..................................................................36

2.1. Các tham số sử dụng trong minh giải tổng hợp tài liệu ĐVLGK..................36
2.1.1. Độ sét.................................................................................................................................36
2.1.2. Độ rỗng (Φ, PHI)................................................................................................................37
2.1.3. Độ bão hoà nước (Sw).......................................................................................................39
2.1.6. Xác định độ rỗng (Ф)..........................................................................................................42

2.2. Các phương pháp ĐVLGK...........................................................................43
2.2.1.Phương pháp Gamma tự nhiên (GR).................................................................................43
2.2.3. Các phương pháp điện trở................................................................................................47
2.2.5. Phương pháp Neutron.......................................................................................................56
2.2.6. Phương pháp âm (Sonic log) ............................................................................................58

CHƯƠNG III..........................................................................................................60
MÔ HÌNH MINH GIẢI...........................................................................................60
3.1. Cơ sở dữ liệu................................................................................................60
3.1.1.Các đường cong đầu vào....................................................................................................60


3

3.1.2. Các giá trị a, m, n và giá trị giới hạn..................................................................................60

3.2. Các bước phân tích thông số vỉa...................................................................62
3.2.1. Phân vỉa..............................................................................................................................62
3.2.2. Xác định giá trị GRmax - GRmin........................................................................................65
3.2.3. Tính hàm lượng sét............................................................................................................66
3.2.3.2. Tính theo Gamma Ray....................................................................................................67
3.2.4. Tính độ rỗng.......................................................................................................................68
3.2.4.1 Phương pháp mật độ......................................................................................................68
3.2.4.3. Phương pháp Neutron – Mật độ ...................................................................................68

3.2.5. Xác định các tham số cho quá trình tính Sw.....................................................................71
3.2.6. Độ bão hòa nước...............................................................................................................72
3.2.7. Cutoff để xác định vỉa triển vọng......................................................................................74

CHƯƠNG IV..........................................................................................................76
KẾT QUẢ MINH GIẢI ĐVLGK GIẾNG X1, X2..................................................76
4.1: GIẾNG KHOAN X1....................................................................................76
4.1.1: TẦNG MIOCEN DƯỚI.........................................................................................................76
4.1.2: TẦNG OLIGOCEN TRÊN......................................................................................................81

4.2: GIẾNG KHOAN X2....................................................................................84
4.2.1: TẦNG MIOCEN DƯỚI.........................................................................................................84
4.2.2: TẦNG OLIGOCEN TRÊN......................................................................................................90

4.3: Biểu đồ tần suất thể hiện các giá trị hàm lượng sét, độ rỗng, độ bão hòa
nước......................................................................................................................... 94
4.4: Liên kết giếng khoan..................................................................................111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................114


4


5

DANH MỤC HÌNH
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................2
Em xin cam đoan đây là đồ án của riêng em, các số liệu sử dụng trong đồ án đã

được chấp nhận và cho phép được sử dụng của Xí ngiệp địa vật lý giếng khoan. Các
kết quả đạt được là hoàn toàn trung thực...................................................................2
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN...........................................15
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 15
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU.18
MỎ THỎ TRẮNG..................................................................................................18
Hình 1.1: Sơ đồ phân bố mỏ Thỏ Trắng trên bồn trũng Cửu Long........................................18

1.1: Địa tầng........................................................................................................19
Hình 1.2: Cột địa tầng-thạch học tổng hợp cấu tạo Thỏ Trắng theo kết quả khoan giếng ThTX1 và ThT-X2.............................................................................................................................23

1.2. Kiến tạo........................................................................................................23
2. CÔNG TÁC ĐỊA CHẤT THĂM DÒ..............................................................25
2.1. Minh giải tài liệu địa chấn............................................................................25
Hình 1.3. Bản đồ cấu tạo tầng SH-10, cấu tạo Thỏ Trắng.......................................................30
Hình 1.4: Bản đồ cấu tạo tầng SH-8, cấu tạo Thỏ Trắng.........................................................31
Hình1.5 Bản đồ cấu tạo tầng SH-7_intra, cấu tạo Thỏ Trắng.................................................32
Hình 1.6: Bản đồ cấu tạo tầng SH-7, cấu tạo Thỏ Trắng.........................................................33
Hình 1.7: Bản đồ cấu tạo tầng SH-5, cấu tạo Thỏ Trắng.........................................................34
..................................................................................................................................................34
Hình 1.8. Mặt cắt địa chấn qua các giếng khoan ThT-X1 và ThT-X2......................................35

CHƯƠNG II...........................................................................................................36
CÁC THAM SỐ THẤM CHỨA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ XÁC
ĐỊNH CÁC THAM SỐ THẤM CHỨA..................................................................36
2.1. Các tham số sử dụng trong minh giải tổng hợp tài liệu ĐVLGK..................36
2.1.1. Độ sét.................................................................................................................................36
Hình 2.1. Các kiểu phân bố khác nhau của sét trong đá [2]...................................................36



6

2.1.2. Độ rỗng (Φ, PHI)................................................................................................................37
Hình 2.2.Độ rỗng toàn phần và độ rỗng hiệu dụng trong đá chứa [1]...................................39
2.1.3. Độ bão hoà nước (Sw).......................................................................................................39
Hình 2.3. Mô Hình đá chứa [1]................................................................................................40
2.1.6. Xác định độ rỗng (Ф)..........................................................................................................42

2.2. Các phương pháp ĐVLGK...........................................................................43
2.2.1.Phương pháp Gamma tự nhiên (GR).................................................................................43
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý đo Gamma Ray [1]........................................................................43
..................................................................................................................................................45
Hình 2.5. Đường cong tương ứng U, Th, K (detector dung tinh thể NaI)[2]..........................46
2.2.3. Các phương pháp điện trở................................................................................................47
Hình 2.6. Các đới trong thành hệ khi có sự xâm nhập của dung dịch khoan........................47
Hình 2.7.Sơ đồ nguyên tắc đo SP trong giếng khoan [2]........................................................49
Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lý đo hệ điện cực hội tụ [1]..............................................................51
Hình 2.9. Sơ đồ hệ điện cực đo sâu sườn [1].........................................................................52
Hình 2.10. Sơ đồ nguyên lý đo điện trở theo các phương vị.................................................53
Hình 2.11. Tia gamma tương tác với môi trường vật chất [2]................................................54
Hình 2.12. Sơ đồ phương pháp mật độ [1].............................................................................55
2.2.5. Phương pháp Neutron.......................................................................................................56
Hình 2.13. Sơ đồ nguyên lý đo - nguồn phát neutron [1].......................................................57
2.2.6. Phương pháp âm (Sonic log) ............................................................................................58
Hình 2.14. Mô Hình thiết bị đo sóng âm (hai nguồn thu) [1].................................................59

CHƯƠNG III..........................................................................................................60
MÔ HÌNH MINH GIẢI...........................................................................................60
3.1. Cơ sở dữ liệu................................................................................................60

3.1.1.Các đường cong đầu vào....................................................................................................60
3.1.2. Các giá trị a, m, n và giá trị giới hạn..................................................................................60

3.2. Các bước phân tích thông số vỉa...................................................................62
3.2.1. Phân vỉa..............................................................................................................................62


7

Hình 3.1: Phân vỉa cát – sét giếng khoan X1...........................................................................64
3.2.2. Xác định giá trị GRmax - GRmin........................................................................................65
Hình 3.2. Xác định giá trị GRmax – GRmin từ đường cong GR...............................................66
3.2.3. Tính hàm lượng sét............................................................................................................66
3.2.3.2. Tính theo Gamma Ray....................................................................................................67
Hình 3.3. Kết quả tính hàm lượng sét trong phần mềm IP.....................................................68
3.2.4. Tính độ rỗng.......................................................................................................................68
3.2.4.1 Phương pháp mật độ......................................................................................................68
3.2.4.3. Phương pháp Neutron – Mật độ ...................................................................................68
Hình 3.4 : Kết quả tính độ rỗng hiệu dụng từ phần mềm IP..................................................70
3.2.5. Xác định các tham số cho quá trình tính Sw.....................................................................71
Hình 3.5 : Xpot LLD/PHIE.........................................................................................................71
Hình 3.6. Nhập đường nhiệt độ trong phần mềm IP..............................................................72
3.2.6. Độ bão hòa nước...............................................................................................................72
Hình 3.7: Mô hình Dual Water đá chứa cát sét......................................................................73
3.2.7. Cutoff để xác định vỉa triển vọng......................................................................................74
Hình 3.8. Cut off giếng khoan X1.............................................................................................74
Hình 3.9: Sơ đồ quy trình minh giải tầng Miocen dưới..........................................................75
Hình 3.10: Sơ đồ quy trình minh giải tầng Oligocen trên.......................................................75

CHƯƠNG IV..........................................................................................................76

KẾT QUẢ MINH GIẢI ĐVLGK GIẾNG X1, X2..................................................76
4.1: GIẾNG KHOAN X1....................................................................................76
4.1.1: TẦNG MIOCEN DƯỚI.........................................................................................................76
Hình 4.1: Kết quả minh giải tập 1 ( từ độ sâu 3012.34m-3099.25 m)....................................76
Hình 4.2: Kết quả minh giải tập 2 ( từ độ sâu 3107.25 m-3133.5m)......................................77
Hình 4.3: Kết quả minh giải tập 3 (từ độ sâu 3145.5m- 3193.20m)......................................78
Hình 4.4: Kết quả minh giải tập 4 (từ độ sâu 3195.0m-3221.4)............................................79
4.1.2: TẦNG OLIGOCEN TRÊN......................................................................................................81
Hình 4.6: Kết quả minh giải tập 6 (từ độ sâu 3278.3m-3313.7m).........................................81


8

Hình 4.7: Kết quả minh giải tập 7 (từ độ sâu 3322.7m-3350.5m).........................................82
Hình 4.8: Kết quả minh giải tập 8 (từ độ sâu 3355.5m-3412.8m).........................................83
Hình 4.9: Kết quả minh giải tập 9 (từ độ sâu 3418.6m-3463.8m).........................................84

4.2: GIẾNG KHOAN X2....................................................................................84
4.2.1: TẦNG MIOCEN DƯỚI.........................................................................................................84
Hình 4.10: Kết quả minh giải tập 1 ( từ độ sâu 3024.20m-3093.25 m)..................................85
Hình 4.11: Kết quả minh giải tập 2 ( từ độ sâu 3094.8 m- 3135.5m).....................................86
Hình 4.12: Kết quả minh giải tập 3 (từ độ sâu 3137.5m- 3186.20m).....................................87
Hình 4.13: Kết quả minh giải tập 4 (từ độ sâu 3187.6m- 3253.4m).......................................88
Hình 4.14: Kết quả minh giải tập 5 (từ độ sâu 3260.6m- 3299.6m).......................................89
4.2.2: TẦNG OLIGOCEN TRÊN......................................................................................................90
Hình 4.15: Kết quả minh giải tập 6 (từ độ sâu 3314.3m-3357.7m).......................................90
Hình 4.16: Kết quả minh giải tập 7 (từ độ sâu 3364.5m-3388.5m)........................................91
Hình 4.17: Kết quả minh giải tập 8 (từ độ sâu 3395.5m-3453.8m)........................................92
Hình 4.18: Kết quả minh giải tập 9 (từ độ sâu 3462.6m-3526.5m)........................................93


4.3: Biểu đồ tần suất thể hiện các giá trị hàm lượng sét, độ rỗng, độ bão hòa
nước......................................................................................................................... 94
Hình 4.19: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét cho giếng X1, tầng Miocen dưới.......................95
Hình 4.20: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét cho giếng X1, tầng Oligocen trên......................95
..................................................................................................................................................96
Hình 4.21: Biểu đồ tần suất độ rỗng của giếng X1, tầng Miocen dưới..................................96
Hình 4.22: Biểu đồ tần suất độ rỗng của giếng X1, tầng Oligocen trên.................................96
Hình 4.23: Biểu đồ tần suất đọ bão hòa nước của giếng X1, tầng Miocen dưới...................97
Hình 4.24: Biểu đồ tần suất đọ bão hòa nước của giếng X1, tầng Oligocen trên..................97
Hình 4.25: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét cho giếng X2, tầng Miocen dưới.......................98
Hình 4.26: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét cho giếng X2, tầng Oligocen trên......................98
Hình 4.27: Biểu đồ tần suất độ rỗng của giếng X2, tầng Miocen dưới.................................99


9

Hình 4.28: Biểu đồ tần suất độ rỗng của giếng X2, tầng Oligocen trên.................................99
Hình 4.29: Biểu đồ tần suất đọ bão hòa nước của giếng X2, tầng Miocen dưới.................100
Hình 4.30: Biểu đồ tần suất đọ bão hòa nước của giếng X2, tầng Oligocen trên................100

4.4: Liên kết giếng khoan..................................................................................111
Hình 4.31: Liên kết giếng khoan theo địa tầng.....................................................................112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................114


10

DANH MỤC BẢNG

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................2
Em xin cam đoan đây là đồ án của riêng em, các số liệu sử dụng trong đồ án đã
được chấp nhận và cho phép được sử dụng của Xí ngiệp địa vật lý giếng khoan. Các
kết quả đạt được là hoàn toàn trung thực...................................................................2
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN...........................................15
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 15
CHƯƠNG I TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU.18
MỎ THỎ TRẮNG..................................................................................................18
Hình 1.1: Sơ đồ phân bố mỏ Thỏ Trắng trên bồn trũng Cửu Long........................................18

1.1: Địa tầng........................................................................................................19
Hình 1.2: Cột địa tầng-thạch học tổng hợp cấu tạo Thỏ Trắng theo kết quả khoan giếng ThTX1 và ThT-X2.............................................................................................................................23

1.2. Kiến tạo........................................................................................................23
2. CÔNG TÁC ĐỊA CHẤT THĂM DÒ..............................................................25
2.1. Minh giải tài liệu địa chấn............................................................................25
Hình 1.3. Bản đồ cấu tạo tầng SH-10, cấu tạo Thỏ Trắng.......................................................30
Hình 1.4: Bản đồ cấu tạo tầng SH-8, cấu tạo Thỏ Trắng.........................................................31
Hình1.5 Bản đồ cấu tạo tầng SH-7_intra, cấu tạo Thỏ Trắng.................................................32
Hình 1.6: Bản đồ cấu tạo tầng SH-7, cấu tạo Thỏ Trắng.........................................................33
Hình 1.7: Bản đồ cấu tạo tầng SH-5, cấu tạo Thỏ Trắng.........................................................34
..................................................................................................................................................34
Hình 1.8. Mặt cắt địa chấn qua các giếng khoan ThT-X1 và ThT-X2......................................35

CHƯƠNG II...........................................................................................................36
CÁC THAM SỐ THẤM CHỨA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ XÁC
ĐỊNH CÁC THAM SỐ THẤM CHỨA..................................................................36
2.1. Các tham số sử dụng trong minh giải tổng hợp tài liệu ĐVLGK..................36

2.1.1. Độ sét.................................................................................................................................36
Hình 2.1. Các kiểu phân bố khác nhau của sét trong đá [2]...................................................36


11

Bảng 2.1 Ảnh hưởng của các khoáng vật sét lên thành hệ [1]...........................................37
2.1.2. Độ rỗng (Φ, PHI)................................................................................................................37
Hình 2.2.Độ rỗng toàn phần và độ rỗng hiệu dụng trong đá chứa [1]...................................39
2.1.3. Độ bão hoà nước (Sw).......................................................................................................39
Hình 2.3. Mô Hình đá chứa [1]................................................................................................40
2.1.6. Xác định độ rỗng (Ф)..........................................................................................................42

2.2. Các phương pháp ĐVLGK...........................................................................43
2.2.1.Phương pháp Gamma tự nhiên (GR).................................................................................43
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý đo Gamma Ray [1]........................................................................43
..................................................................................................................................................45
Hình 2.5. Đường cong tương ứng U, Th, K (detector dung tinh thể NaI)[2]..........................46
2.2.3. Các phương pháp điện trở................................................................................................47
Hình 2.6. Các đới trong thành hệ khi có sự xâm nhập của dung dịch khoan........................47
Hình 2.7.Sơ đồ nguyên tắc đo SP trong giếng khoan [2]........................................................49
Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lý đo hệ điện cực hội tụ [1]..............................................................51
Hình 2.9. Sơ đồ hệ điện cực đo sâu sườn [1].........................................................................52
Hình 2.10. Sơ đồ nguyên lý đo điện trở theo các phương vị.................................................53
Hình 2.11. Tia gamma tương tác với môi trường vật chất [2]................................................54
Hình 2.12. Sơ đồ phương pháp mật độ [1].............................................................................55
2.2.5. Phương pháp Neutron.......................................................................................................56
Hình 2.13. Sơ đồ nguyên lý đo - nguồn phát neutron [1].......................................................57
2.2.6. Phương pháp âm (Sonic log) ............................................................................................58
Hình 2.14. Mô Hình thiết bị đo sóng âm (hai nguồn thu) [1].................................................59


CHƯƠNG III..........................................................................................................60
MÔ HÌNH MINH GIẢI...........................................................................................60
3.1. Cơ sở dữ liệu................................................................................................60
3.1.1.Các đường cong đầu vào....................................................................................................60
Bảng 3.1: Các đường cong sử dụng trong quá trình minh giải...........................................60
3.1.2. Các giá trị a, m, n và giá trị giới hạn..................................................................................60


12

Bảng 3.2: Các giá trị hằng số và các giá trị tới hạn..............................................................61
Bảng 3.3: Các giá trị ngưỡng của giếng X1..........................................................................61

3.2. Các bước phân tích thông số vỉa...................................................................62
3.2.1. Phân vỉa..............................................................................................................................62
Hình 3.1: Phân vỉa cát – sét giếng khoan X1...........................................................................64
3.2.2. Xác định giá trị GRmax - GRmin........................................................................................65
Hình 3.2. Xác định giá trị GRmax – GRmin từ đường cong GR...............................................66
3.2.3. Tính hàm lượng sét............................................................................................................66
3.2.3.2. Tính theo Gamma Ray....................................................................................................67
Hình 3.3. Kết quả tính hàm lượng sét trong phần mềm IP.....................................................68
3.2.4. Tính độ rỗng.......................................................................................................................68
3.2.4.1 Phương pháp mật độ......................................................................................................68
3.2.4.3. Phương pháp Neutron – Mật độ ...................................................................................68
Hình 3.4 : Kết quả tính độ rỗng hiệu dụng từ phần mềm IP..................................................70
3.2.5. Xác định các tham số cho quá trình tính Sw.....................................................................71
Hình 3.5 : Xpot LLD/PHIE.........................................................................................................71
Hình 3.6. Nhập đường nhiệt độ trong phần mềm IP..............................................................72
3.2.6. Độ bão hòa nước...............................................................................................................72

Hình 3.7: Mô hình Dual Water đá chứa cát sét......................................................................73
3.2.7. Cutoff để xác định vỉa triển vọng......................................................................................74
Hình 3.8. Cut off giếng khoan X1.............................................................................................74
Hình 3.9: Sơ đồ quy trình minh giải tầng Miocen dưới..........................................................75
Hình 3.10: Sơ đồ quy trình minh giải tầng Oligocen trên.......................................................75

CHƯƠNG IV..........................................................................................................76
KẾT QUẢ MINH GIẢI ĐVLGK GIẾNG X1, X2..................................................76
4.1: GIẾNG KHOAN X1....................................................................................76
4.1.1: TẦNG MIOCEN DƯỚI.........................................................................................................76
Hình 4.1: Kết quả minh giải tập 1 ( từ độ sâu 3012.34m-3099.25 m)....................................76
Hình 4.2: Kết quả minh giải tập 2 ( từ độ sâu 3107.25 m-3133.5m)......................................77


13

Hình 4.3: Kết quả minh giải tập 3 (từ độ sâu 3145.5m- 3193.20m)......................................78
Hình 4.4: Kết quả minh giải tập 4 (từ độ sâu 3195.0m-3221.4)............................................79
4.1.2: TẦNG OLIGOCEN TRÊN......................................................................................................81
Hình 4.6: Kết quả minh giải tập 6 (từ độ sâu 3278.3m-3313.7m).........................................81
Hình 4.7: Kết quả minh giải tập 7 (từ độ sâu 3322.7m-3350.5m).........................................82
Hình 4.8: Kết quả minh giải tập 8 (từ độ sâu 3355.5m-3412.8m).........................................83
Hình 4.9: Kết quả minh giải tập 9 (từ độ sâu 3418.6m-3463.8m).........................................84

4.2: GIẾNG KHOAN X2....................................................................................84
4.2.1: TẦNG MIOCEN DƯỚI.........................................................................................................84
Hình 4.10: Kết quả minh giải tập 1 ( từ độ sâu 3024.20m-3093.25 m)..................................85
Hình 4.11: Kết quả minh giải tập 2 ( từ độ sâu 3094.8 m- 3135.5m).....................................86
Hình 4.12: Kết quả minh giải tập 3 (từ độ sâu 3137.5m- 3186.20m).....................................87
Hình 4.13: Kết quả minh giải tập 4 (từ độ sâu 3187.6m- 3253.4m).......................................88

Hình 4.14: Kết quả minh giải tập 5 (từ độ sâu 3260.6m- 3299.6m).......................................89
4.2.2: TẦNG OLIGOCEN TRÊN......................................................................................................90
Hình 4.15: Kết quả minh giải tập 6 (từ độ sâu 3314.3m-3357.7m).......................................90
Hình 4.16: Kết quả minh giải tập 7 (từ độ sâu 3364.5m-3388.5m)........................................91
Hình 4.17: Kết quả minh giải tập 8 (từ độ sâu 3395.5m-3453.8m)........................................92
Hình 4.18: Kết quả minh giải tập 9 (từ độ sâu 3462.6m-3526.5m)........................................93

4.3: Biểu đồ tần suất thể hiện các giá trị hàm lượng sét, độ rỗng, độ bão hòa
nước......................................................................................................................... 94
Hình 4.19: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét cho giếng X1, tầng Miocen dưới.......................95
Hình 4.20: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét cho giếng X1, tầng Oligocen trên......................95
..................................................................................................................................................96
Hình 4.21: Biểu đồ tần suất độ rỗng của giếng X1, tầng Miocen dưới..................................96
Hình 4.22: Biểu đồ tần suất độ rỗng của giếng X1, tầng Oligocen trên.................................96
Hình 4.23: Biểu đồ tần suất đọ bão hòa nước của giếng X1, tầng Miocen dưới...................97
Hình 4.24: Biểu đồ tần suất đọ bão hòa nước của giếng X1, tầng Oligocen trên..................97


14

Hình 4.25: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét cho giếng X2, tầng Miocen dưới.......................98
Hình 4.26: Biểu đồ tần suất hàm lượng sét cho giếng X2, tầng Oligocen trên......................98
Hình 4.27: Biểu đồ tần suất độ rỗng của giếng X2, tầng Miocen dưới.................................99
Hình 4.28: Biểu đồ tần suất độ rỗng của giếng X2, tầng Oligocen trên.................................99
Hình 4.29: Biểu đồ tần suất đọ bão hòa nước của giếng X2, tầng Miocen dưới.................100
Hình 4.30: Biểu đồ tần suất đọ bão hòa nước của giếng X2, tầng Oligocen trên................100
Bảng 4.1: Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK cho tầng Miocen dưới và Oligocen trên giếng
X1........................................................................................................................................101
Bảng 4.2: Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK cho tầng Miocen dưới và Oligocen trên giếng
X2........................................................................................................................................104


4.4: Liên kết giếng khoan..................................................................................111
Hình 4.31: Liên kết giếng khoan theo địa tầng.....................................................................112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................114


15

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
39
30

TỪ VIẾT TẮT
BITSIZE
BVW
CALIPER
CLAY
CSTĐ
DEPTH
DST
DT
ĐVL
ĐVLGK
ĐB – TN
GK
GR
LLD/BK
MDT
GR CORE

NPHI
PHIE
PHIE CORE
PHIT
POROSITY
RHOHY
SP
SW
TKTD
TVDSS
VCLGR
VWCL
WATER
Tên hình, tên
bảng [N]

CHÚ THÍCH
Đường kính choòng khoan
Hàm lượng nước
Đường kính giếng khoan
Sét
Chiều sâu tuyệt đối
Đường cong độ sâu giếng khoan
Phương pháp thử vỉa dst
Đường cong độ rỗng sonic
Địa vật lý
Địa vật lý giếng khoan
Đông bắc tây nam
Giếng khoan
Đường cong gamma tự nhiên

Đường cong điện trở suất đới nguyên
Phương pháp thử vỉa MDT
Đường cong gamma ray theo tài liệu mẫu
Đường cong độ rỗng neutron
Đường cong độ rỗng hiệu dụng
Đường cong độ rỗng theo tài liệu mẫu lõi
Đường cong tổng độ rỗng
Lỗ rỗng
Đường cong mật độ hydrocacbon
Đường cong đo thế tự nhiên
Đường cong độ bão hòa nước
Tìm kiếm thăm dò
Đường cong độ sâu tuyệt đối
Đường cong hàm lượng sét tính từ đường gamma ray
Đường cong hàm lượng sét sạch
Nước
Tên hình, tên bảng được trích dẫn từ tài liệu tham khảo
thứ N

MỞ ĐẦU
Địa vật lý giếng khoan (ĐVLGK) là một lĩnh vực của địa vật lý ứng dụng bao
gồm việc sử dụng nhiều phương pháp vật lý hiện đại nghiên cứu vật chất để khảo
sát lát cắt địa chất ở thành giếng khoan nhằm phát hiện và đánh giá các khoáng sản
có ích, các thông tin về vận hành khai thác mỏ và về trạng thái kỹ thuật của giếng
khoan. Bắt đầu sang thập kỷ 80, công tác đo địa vật lý trong các giếng khoan thăm
dò và khai thác dầu khí phát triển nhanh cùng với sự phát triển của ngành công


16


nghiệp dầu khí non trẻ ở Việt Nam. Song dầu khí là nguồn tài nguyên không tái tạo,
vì vậy việc nghiên cứu chính xác và chi tiết các tham số thạch học cho việc đánh
giá trữ lượng cũng như quyết định khai thác luôn đặt ra những yêu cầu bức thiết
nhất. Được sự đồng ý của trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và Xí ngiệp Địa
Vật Lý Giếng Khoan, tôi đã được thực tập tại Trung tâm phân tích và xử lý số liệu,
trong thời gian từ ngày 06/02/2017 đến ngày 20/03/2017. Dưới sự hướng dẫn nhiệt
tình và ân cần của các cán bộ trong công ty, đặc biệt là sự giúp đỡ của trưởng phòng
ĐVLGK và thạc sỹ Trần Xuân Thắng đã giúp tôi hoàn thành đợt thực tập này. Tôi
đã thực hiện đề tài: “ Phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan để đánh
giá tầng chứa trầm tích Mioxen , Oligoxen mỏ Thỏ Trắng”. Đề tài được hoàn
thành tại bộ môn Địa vật lý, khoa Dầu khí, trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS.Lê Hải An. Đồ án của tôi tập trung vào
việc tính toán tính thấm chứa và đánh giá khả năng chứa của giếng X thuộc mỏ Thỏ
Trắng (bể Cửu Long). Đồ án của tôi bao gồm 4 chương:
Chương I: Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu.
Chương II: Các tham số thạch học và các phương pháp xác định từ Địa Vật
Lý Giếng Khoan.
Chương III: Mô hình minh giải.
Chương IV: Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan tại giếng khoan X.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Hải An, các Thầy Cô giáo trong Bộ
môn Địa Vật lý, khoa Dầu khí đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đồ
án này.
Tôi xin cảm ơn các anh (Trưởng phòng Địa vật lý), Thạc sỹ Trần Xuân Thắng
cùng các cán bộ Kỹ sư trong Xí nghiệp ĐVLGK và Ban lãnh đạo công ty đã giúp
đỡ tôi trong quá trình tôi thực tập tại Quý công ty.
Cuối cùng, đồ án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót do thời gian thực
tập còn quá ngắn và hạn chế về kiến thức thực tế. Rất mong nhận được những đóng
góp quý báu từ phía thầy cô và các bạn giúp tôi hoàn thiện đồ án của mình hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội 6-2017



17

Sinh viên
Phạm Văn Diến
Lớp Địa Vật lý – K57


18

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU

cấu tạo Thỏ
Trắng Медведь
Изучаемый
участок

MỎ THỎ TRẮNG

Hình 1.1: Sơ đồ phân bố mỏ Thỏ Trắng trên bồn trũng Cửu Long


19

1.1: Địa tầng
Cấu tạo Thỏ Trắng (Hình 1.1) nằm ở khu vực tây bắc của lô 09-1, bên ngoài
phạm vi mỏ Bạch Hổ. Trên bình đồ kiến tạo, khu vực này thuộc đới đơn nghiêng
tây-bắc của khối nâng Bạch Hổ. Cấu tạo Thỏ Trắng được phát hiện vào năm 2011

khi minh giải tài liệu địa chấn 3D trên diện tích các khu vực ít được nghiên cứu của
lô 09-1. Theo đó đã khoanh định diện tích triển vọng trong trầm tích Oligoxen trên
và Mioxen dưới từ SH-8 đến SH-5.Cột địa tầng-thạch học tổng hợp mỏ Thỏ Trắng
được trình bày ở hình 1.2. Lắt cắt địa chất của cấu tạo gồm các trầm tích sau:
Plioxen + Đệ tứ
Điệp Biển Đông - (N2 + Q)
Theo tài liệu địa vật lý giếng khoan, kết quả phân tích mẫu mùn khoan của
các giếng ThT-1Х và X2 và tài liệu địa chấn, lát cắt điệp Biển Đông nằm trong
khoảng chiều sâu từ 86 m đến 660 m.
Trầm tích của điệp này chủ yếu là cát bở rời, hạt mịn đến trung bình, xen kẽ
với các lớp sét. Sét có màu xám, rất giàu các mảnh vụn và hóa thạch sinh vật biển
và glauconit. Trầm tích lắng đọng trong các điều kiện biển nông, gần bờ, một vài
nơi còn phát hiện có cả đá vôi. Trầm tích của điệp phổ biến khắp bồn trũng, gần như
nằm ngang và thoải dần về phía đông. Chiều dày của điệp này khoảng 600 m.
Theo kết quả khoan, trong lát cắt trầm tích điệp Biển Đông ở khu vực nghiên cứu
không có các tầng chứa dầu khí.
Mioxen trên
Điệp Đồng Nai (N13 )
Trầm tích điệp Đồng Nai phổ biến khắp bồn trũng Cửu Long. Chúng chủ yếu
là cát kết hạt trung, xen kẹp với bột kết và các lớp mỏng sét kết màu xám hoặc đa
sắc, một vài chỗ còn bắt gặp các lớp mỏng đá cacbonat và than nâu. Trầm tích hầu
như được lắng đọng trong các điều kiện môi trường đầm lầy gần bờ ở khu vực phía
tây và biển nông gần bờ ở phía đông của bể. Chiều dày trầm tích của điệp khoảng
700 m. Trầm tích điệp này nằm giữa hai mặt phản xạ địa chấn SH-1 và SH-2, và
gần như nằm ngang, nghiêng dần về phía đông.
Tại khu vực cấu tạo Thỏ Trắng, theo kết quả khoan các giếng thăm dò , tài
liệu carota khí và các kết quả phân tích mẫu mùn khoan, trầm tích của điệp Đồng
Nai nằm trong khoang chiều sâu 690-1240 m và chủ yếu là cát kết hạt trung đến
thô, màu xám sáng, đôi khi nâu sáng hoặc nâu-xanh lục. Chúng nằm xen kẹp với
các lớp sét kết và bột kết. Trong lát cắt của điệp ở khu vực nghiên cứu không chứa

các vỉa có tiềm năng dầu khí.


20

Mioxen giữa
Điệp Côn Sơn (N12)
Trầm tích của điệp Côn Sơn chủ yếu là cát kết hạt trung đến thô, bột kết xen
kẹp với các lớp sét kết đa màu, một vài chỗ chứa các lớp mỏng than nâu. Ở khu vực
cấu tạo Thỏ Trắng, tổng chiều dày trầm tích của điệp này giao động trong khoảng từ
950 m. Trầm tích lắng đọng trong các điều kiện sông bồi tích, đầm-hồ, đồng bằng
gần bờ. Chúng gần như nằm ngang và hơi uốn lượn theo nóc điệp Bạch Hổ bên
dưới. Kết quả liên kết địa tầng cho thấy trầm tích của điệp nằm giữa SH-2 và SH-3
trên mặt cắt địa chấn.
Theo kết quả khoan, tài liệu carota khí, trong lát cắt của điệp Côn Sơn của
khu vực này không chứa các vỉa có tiềm năng dầu khí.
Mioxen dưới
Điệp Bạch Hổ (N11)
Trầm tích điệp Bạch Hổ với tổng chiều dày khoảng 1000-1500 m, phát triển
rộng khắp lô 09-1 và trong khu vực nghiên cứu. Chúng bắt gặp trong tất cả các
giếng khoan ở khu vực các cấu tạo Thỏ Trắng, Gấu Trắng, Bạch Hổ và Rồng. Trầm
tích của điệp phủ bất chỉnh hợp góc lên các thành tạo của điệp Trà Tân. Theo tài liệu
địa chấn, lát cắt của điệp này nằm giữa các tầng phản xạ địa chấn SH-3 và SH-7.
Trầm tích của điệp lắng đọng trong các điều kiện đồng bằng châu thổ (có mặt các
mảnh hữu cơ loại 1-2), sông hồ (có mặt bào tử phấn hoa loại Botryococcus spp,
Pediastrum spp…), vũng vịnh, bồi tích biển nông gần bờ (giàu hóa đá của các loại
tảo biển như Aptrodinium spp…). Theo kết quả phân tích cổ sinh địa tầng các mẫu
mùn khoan của giếng ThT-1Х, trong lát cắt điệp này chứa các hóa đá Ammonia
spp…, rất giàu hóa đá bào tử phấn loại Acrostichum aureum, Crassoretitriletes
nanhaiensis, Osmundacidites spp..., do vậy trầm tích của điệp này thuộc Mioxen

dưới.
Tại khu vực cấu tạo Thỏ Trắng, chiều dày trầm tích điệp Bạch Hổ thay đổi
trong khoảng từ 984 m (ThT-1Х) đến 1010 m (ThT-2Х). Chúng bao gồm các lớp cát
kết có màu từ vàng nhạt đến nâu tối xen kẹp với các lớp sét màu xám hoặc vàng đỏ.
Trên cơ sở thành phần thạch học, lát cắt của điệp Bạch Hổ được chia ra hai phần:
trên và dưới.
Phần trên (SH-3 đến SH-5), chủ yếu là các lớp sét dày màu xám, xám lá xen
kẹp với hàm lượng tăng dần theo chiều sâu các lớp bột kết và cát kết. Tại phần trên
cùng của lát cắt phân bố tập sét kết rotali, là tập phổ biến rộng khắp bồn trũng Cửu


21

Long. Theo tài liệu địa vật lý giếng khoan, thì ở phần này không thấy các vỉa đá
chứa có tiềm năng dầu khí.
Phần dưới (SH-5 đến SH-7), theo kết quả mô tả mẫu mùn khoan và mẫu lõi,
phàn này chủ yếu là cát kết và bột kết xen kẹp với các lớp sét kết màu xám tối, xám
đến xám vàng xám đỏ. Cát kết tương đối sạch, màu xám sáng, cỡ hạt mịn đến trung
bình, chọn lọc trung bình, bán mài mòn, gắn kết bởi xi măng sét. Theo kết quả minh
giải tài liệu địa vật lý giếng khoan, trong lát cắt giếng khoan ThT-1Х chứa một loạt
các vỉa cát kết có tính thấm chứa tốt. Chúng có khả năng cho dòng dầu khí. Khi thử
vỉa, từ các tầng 24, 25 chỉ nhận được nước có váng dầu. Cần nói thêm rằng, theo kết
quả chính xác lại cấu trúc địa chất năm 2012 thì cả hai giếng ThT-1Х và 2Х đều
khoan ra ngoài khép kín cấu tạo theo tầng SH-5.
Oligoxen trên
Điệp Trà Tân (Р32)
Trầm tích điệp Trà Tân nằm bất chỉnh hợp lên các thành tạo của điệp Trà Cú.
Trên mặt cắt địa chấn, trầm tích của điệp nằm giữa hai tầng phản xạ SH-7 và SH-11.
Trầm tích của điệp chủ yếu sự xen kẽ các lớp sét kết và bột-cát kết tướng đồng bằng
châu thổ, sông hồ, bồi tích gần bờ và vũng vịnh. Trầm tích điệp Trà Tân có tuổi

Oligoxen muộn, được xác định theo kết quả phân tích cổ sinh địa tầng phân giải cao
các mẫu mùn khoan giếng ThT-X1 do VPI thực hiện năm 2012, bởi lần đầu tiên
xuất hiện hóa đá Verrutricolporites pachydermus, Cicatricosisporites dorogensis,
Jussiena spp và chứa nhiều tàn dư thực vật đặc trưng như Verrutricolporites
pachydermus.
Sự khác biệt của các tập sét kết điệp Trà Tân ở chỗ chúng chứa hàm lượng vật
chất hữu cơ cao, đặc biệt trong phần dưới của điệp (SH-8 đến SH-10). Chúng đồng
thời là tầng sinh rất tốt và là tầng chắn cho các vỉa dầu khí nằm bên dưới. Các vỉa
cát kết trong lát cắt của điệp này nằm xen kẹp với các lớp sét argillit và có tính thầm
chứa khá tốt, chúng là các đối tượng tiềm năng để thăm dò dầu khí ở bồn trũng Cửu
Long.
Căn cứ vào thành phần thạch học, lát cắt điệp này có thể chia ra ba phần.
Trong phần trên (SH-7 đến SH-8), trầm tích chủ yếu là sự xen kẽ giữa các lớp
cát kết hạt mịn đến trung bình với sét kết màu nâu, nâu tối, nâu đen. Theo tài liệu
địa vật lý giếng khoan ThT-1Х, ở phần trên có các tập đá chứa tại chiều sâu: 36963493 m, 3466-3408 m với độ rỗng từ 10 đến 17%, độ bão hòa dầu từ 35 đến 52%.
Khi thử vỉa, từ khoảng chiều sâu 3658-3493 m/CSTĐ 3478-3322 m qua côn 12,7
mm đã nhận được dòng dầu và khí với lưu lượng tương ứng 214 m3/ng.đ. và 51,4
ngàn m3/ng.đ.; ở khoảng chiều sâu 3485-3408 m/CSTĐ 3314-3241 m qua côn


22

15,86 mm đã nhận được dòng dầu và khí với lưu lượng tương ứng là 230 m3/ng.đ.
và 21 ngàn m3/ng.đ. Tại giếng khoan ThT-2Х, khi thử đối tượng thứ I trong khoảng
chiều sâu 3824-3756 m đã nhận được dòng dầu và khí tự phun, lưu lượng tương
ứng là 90 m3/ng.đ và 18,7 ngàn m3/ng.đ.
Trên phạm vi diện tích cấu tạo Thỏ Trắng, do cả hai giếng thăm dò ThT-1Х và
2Х chỉ khoan đến SH-8, các đặc trưng địa tầng thạch học của lát cắt từ SH-8 trở
xuống đến móng được xác định tương tự theo lát cắt của các giếng khoan ở phía
tây-bắc mỏ Bạch Hổ và giếng khoan TGT-X1 trên cấu tạo Tê Giác Trắng.

Theo kết quả liên kết giếng khoan, phần giữa của điệp Bạch Hổ (SH-8 đến SH10) bao gồm chủ yếu là các tập sét dày màu tối, xám đen xen kẹp với các lớp mỏng
bột kết và cát kết. Trong lát cắt còn bắt gặp các lớp mỏng đá vôi và than nâu. Trong
phần này không bắt gặp các vỉa đá chứa có tiềm năng dầu khí.
Phần dưới (SH-10 đến SH-11) chủ yếu là cát kết hạt mịn đến hạt thô, màu nâu
tối, hoặc nâu đen, đôi chỗ gặp các lớp cuội kết, dăm kết. Theo kết quả minh giải tài
liệu địa chấn 3D, cấu tạo Thỏ Trắng có cấu trúc khép kín trong tầng SH-10 với trữ
lượng tiềm năng được dự báo là 2581 ngàn m3 dầu.
Oligoxen dưới
Điệp Trà Cú (Р31 )
Theo kết quả khoan ở các khu vực lân cận, các thành tạo của điệp Trà Cú chủ
yếu là các tập sét argillit, bột kết và cát kết xen kẽ nhau cùng với một vài lớp mỏng
sét vôi và than. Chúng được thành tạo trong điều kiện môi trường sông hồ. Trong lát
cắt của điệp đôi khi bắt gặp các thành tạo có nguồn gốc núi lửa, trong thành phần
của chúng chủ yếu là pocfit diabaz, gabro diabaz và tuf bazan.
Trên mặt cắt địa chấn, điệp Trà Cú nằm giữa hai tầng phản xạ địa chấn SH-11
và nóc móng (SH-BSM). Theo kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D, cấu tạo Thỏ
Trắng có cấu trúc khép kín dạng vòm trong tầng SH-11 với kích thước khá nhỏ
(diện tích 0,75 km2 và trữ lượng tiềm năng được dự báo là 485 ngàn m3 dầu).
Tầng móng trước Kainozoi
Trên bình đồ cấu trúc, mặt móng ở khu vực cấu tạo Thỏ Trắng có cấu trúc đơn
nghiêng, kéo dài tuyến tính và nghiêng dần từ bắc xuống nam. Theo tài liệu thăm dò
địa chấn, mặt móng ở khu vực này chìm xuống khá sâu, đến CSTĐ 5400 m ở phía
bắc và CSTĐ 6650 m ở phía nam và bị chia cắt bởi hai đứt gãy nghịch lớn chạy hầu
như song song với nhau theo phương tây-bắc.


23

Hình 1.2: Cột địa tầng-thạch học tổng hợp cấu tạo Thỏ Trắng theo kết quả
khoan giếng ThT-X1 và ThT-X2


1.2. Kiến tạo
Trên bình đồ cấu trúc, cấu tạo Thỏ Trắng nằm trên cánh nghiêng tây bắc của
đới nâng Bạch Hổ, thuộc cấu trúc bậc III trong bồn trũng Cửu Long, kích thước 5,5


24

х 2,5 km. Theo tài liệu địa chấn, chiều dày của lớp phủ trầm tích trong khu vực này
thay đổi trong phạm vi từ 5400 m ở phía bắc đến 6650 m ở phía nam. Chiều sâu mặt
móng ở nơi nhô cao nhất khoảng 5400 m.
Cấu trúc địa chất của khu vực này được hình thành đồng thời với sự phát
triển kiến tạo chung của bồn trũng Cửu Long. Do đó, mặt cắt địa chất của khu vực
này cũng được chia thành 3 tầng kiến trúc: Móng trước Kainozoi, Oligoxen và
Mioxen-Plioxen.
Hình thái cấu trúc hiện nay của các tầng đều bị ảnh hưởng của các pha tách
giãn bắt đầu từ thời kỳ Creta muộn.
Các hoạt động co giãn kiến tạo của vỏ trái đất liên tiếp xảy ra trong suốt thời
kỳ Eoxen đã dẫn đến sự hình thành mặt móng hết sức phức tạp. Trong khu vực
nghiên cứu, mặt móng bị khống chế bởi hai đứt gãy nghịch lớn chạy hầu như song
song với nhau theo phương tây bắc và hệ thống đứt gãy á kinh tuyến và á vĩ tuyến.
Trong thời kỳ Oligoxen, sự phát triển về cấu-kiến tạo của khu vực hầu như
hoàn toàn kế thừa từ trước đó. Các yếu tố kiến tạo chính tác động lên sự hình thành
cấu trúc của móng tiếp tục tác động lên cấu trúc của phức hệ Oligoxen. Do hoạt
động kéo dài của pha nén ép cuối ở khu vực cấu tạo Thỏ Trắng, hệ thống đứt gãy
hướng đông bắc-tây nam trong Oligoxen dưới (điệp Trà Cú) tiếp tục đóng vai trò
chủ đạo và tắt hẳn trong Oligoxen trên. Về tương quan hình thái học, sự ảnh hưởng
của cấu-kiến tạo mặt móng đến cấu trúc của tầng Oligoxen giảm dần từ dưới lên
trên.
Trong thời kỳ Mioxen-Plioxen, hoạt động kiến tạo được đặc trưng bởi cơ chế

bình ổn và lún chìm, san phẳng bề mặt cấu tạo và sự tắt đi nhanh chóng của hệ
thống đứt gãy. Trong lát cắt Mioxen dưới hầu như chỉ còn quan sát thấy hệ thống
đứt gãy theo phương á vĩ tuyến.
Kết quả minh giải lại tài liệu địa chấn 3D cho thấy, cấu tạo Thỏ Trắng phân
bố trong tầng trầm tích phủ lên trên mặt móng, tại nơi mà mặt móng có dạng đơn
nghiêng về phía nam.
Nhìn chung bình đồ cấu trúc của phức hệ Oligoxen dưới (SH-11) ở cấu tạo
Thỏ Trắng phát triển kế thừa mặt móng cả về mặt hình thái cấu trúc lẫn hệ thống đứt
gãy. Hầu hết các đứt gãy phá hủy đều đi từ móng và xuyên vào trầm tích Oligoxen
dưới, tuy nhiên, mạng lưới đứt gãy thứ yếu cũng như biên độ của các đứt gãy chính
trong tầng này bị giảm đi ít nhiều.
Trong phần dưới của phức hệ Oligoxen trên (SH-10) so với lát cắt trầm tích
Oligoxen dưới, số lượng và độ dài của các đứt gãy xuyên cắt kế thừa tiếp tục giảm.


×