Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hệ quản trị nội dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Nguyễn Thanh Lâm

HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG
Chuyên ngành: Xử lý thông tin và truyền thông

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐẶNG VĂN CHUYẾT

Hà Nội - Năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian 2 năm được học tập, nghiên cứu chương trình đào tạo cao học
công nghệ thông tin chuyên ngành Xử lý thông tin và truyền thông khóa 2008-2010
tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, được sự quan tâm, giúp đỡ của đội ngũ giảng
viên của nhà trường và đặc biệt là được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đặng
Văn Chuyết, đến nay, tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Hệ quản trị
nội dung”
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đội ngũ giảng viên
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hướng dẫn, truyền thụ những kiến thức sâu,
rộng về các lĩnh vực đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập,
hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Đặng Văn
Chuyết, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá
trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.


Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Phòng GD-ĐT Can Lộc; UBND Huyện Can
Lộc; Trung tâm CNTT&Truyền thông Hà Tĩnh; Sở Thông tin và Truyền thông Hà
Tĩnh; UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã bố trí thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập, khảo sát, nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, đề tài chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy giáo,
cô giáo, cũng như của các bạn đồng môn, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện,
giàu tính khả thi và có giá trị thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thanh Lâm

2


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Hệ quản trị nội dung” đã được thực hiện từ 01/01/2010 đến
30/09/2010. Luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Các
thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, đa số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở
địa phương.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Mọi thông tin
trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc; các số liệu, kết quả trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học
nào trước đây.
Tác giả
Nguyễn Thanh Lâm

3



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1.

API

Application Programming Interface

2.

CMS

Content Management System

3.

HTML

Hyper Text Markup Language

4.

HTTP


Hypertext Transfer Protocol

5.

HTTPS

Secure Hypertext Transfer Protocol

6.

JCR

Java Content Repository

7.

JDK

Java Development Kit

8.

JSR

Java Specification Request

9.

MIME


Multipurpose Internet Mail Extensions

10. SOA

Service Oriented Architecture

11. SOAP

Simple Object Access Protocol Giao thức truy nhập đối
tượng đơn giản

12. URI

Uniform Resource Identifiers

13. URL

Uniform Resource Locator

14. XML

eXtensible Markup Language

15. WSRP

web Services for Remote portlets

16. WYSIWYG

What You See Is What You Get


17. CNTT

Công nghệ thông tin

18. CNTT-TT

Công nghệ thông tin – Truyền thông

19. CSDL

Cơ sở dữ liệu

20. QĐ

Quyết định

21. UBND

Ủy ban Nhân dân

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Stt

Ký hiệu

Nội dung


Trang

1.

Bảng 1.1:

CMS thương mại hóa.

14

2.

CMS mã nguồn mở và miễn phí.

15

3.

Bảng 1.2:
Bảng 4.7.1

Biểu đồ luồng Quản lý người sử dụng.

69

4.

Bảng 4.7.2


Biểu đồ luồng Phân quyền người sử dụng.

70

5.

Bảng 4.7.3

Biểu đồ luồng Quản lý luồng xuất bản thông tin.

71

5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Stt

Ký hiệu

Nội dung

Trang

1.

Hình 1.1

Mô hình ví dụ cho một CMS để xuất bản nội dung lên
website.


11

2.

Hình 1.2

Mô hình quản trị cho CMS

12

3.

Hình 2.1

Mô hình chuẩn JSR 168

20

4.

Hình 2.2

Chuẩn JSR 170 giao tiếp với cơ sở dữ liệu

24

5.

Hình 2.3


Mối liên hệ giữa Node, Property và Item

25

6.

Hình 2.4

29

7.

Hình 3.1

Các dịch vụ web hướng dữ liệu so sánh với các dịch
vụ web hướng trình bày của WSRP
Trang quản trị của Joomla 1.0.x

8.

Hình 3.2

Kiến trúc tầng hệ thống Joomla

37

9.

Hình 3.3


Giao diện quản trị Drupal

39

36

10. Hình 3.4

Trang web
Wordpress

11. Hình 4.1
12. Hình 4.2

Kiến trúc vật lý Cổng thông tin điện tử tỉnh

55

Mô hình kiến trúc hệ thống

56

13. Hình 5.1
14. Hình 5.2.1

Giao diện người sử dụng

72


Giao diện đăng nhập người quản trị

74

Giao diện của chức năng tạo mới bài viết

75

Giao diện của chức năng xét duyệt và xuất bản nội
dung
Giao diện của chức năng Quản lý User

78
79

Phân quyền cho User

80

15. Hình 5.2.2
16. Hình 5.2.3
17. Hình 5.2.4
18. Hình 5.2.5

/>
6

sử

dụng


40


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Chúng ta đều biết, trong xu thế phát triển hiện nay, CNTT đã trở nên vô cùng
cần thiết trong bất kỳ hoạt động quản lý nào, đặc biệt là trong quản lý hành chính
nhà nước. Việc ứng dụng tốt CNTT là một trong những phương thức đầu tiên góp
phần quyết định cho việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý; bởi thông tin là “cái
gậy” trong quản lý, có có ảnh hưởng tới quyết định của nhà quản lý, chức năng
thông tin với sự phát triển đỉnh cao về mặt công nghệ là phương tiện để thống nhất
các hoạt động quản lý một cách tối ưu.
Ngày nay, việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước đã trở thành một nhu cầu tất yếu, nó tác động trực tiếp đến lề lối, tác
phong làm việc của cán bộ công nhân viên chức trong giao dịch với tổ chức, nâng
cao năng lực quản lý điều hành, hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và đảm bảo
công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà
nước; tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân.
Hà Tĩnh đang trên đà phát triển mạnh, các dự án lớn đang được đầu tư và xúc
tiến đầu tư. Chính vì vậy, công tác cải cách hành chính, quảng bá, xử lý và trao đổi
thông tin của tỉnh hiện đang rất cần thiết. Theo tiến trình phát triển và xu hướng hội
nhập thì phạm vi, đối tượng quản lý ngày càng rộng, khối lượng công việc, văn bản
hành chính, thông tin trao đổi, tiếp nhận, xử lý cũng như lưu trữ ngày càng nhiều;
nhu cầu về khai thác thông tin, nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, cung cấp
thông tin về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng – an ninh đến mọi
tầng lớp người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ quản lý điều hành của cán bộ, công chức,
viên chức ngày càng cao. Do đó, việc ứng dụng CNTT là tối cần thiết, cần có một
hệ thống công cụ hỗ trợ quản lý điều hành để giải quyết giải bài toán về thời gian và
sự tiện lợi trong công việc cho cả các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cũng như

toàn thể cộng đồng. Thông tin thì nhiều, nội dung rất đa dạng và phong phú. Làm
thế nào để nội dung luôn luôn mới, đầy đủ, đảm bảo chính xác, có kiểm soát; việc
cập nhật, xử lý và phân phối nội dung tới người dùng vẫn còn là vấn đề phải bàn.

7


Xuất phát từ những trăn trở đó, tôi đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Hệ
quản trị nội dung” nhằm nghiên cứu Hệ thống quản lý từ việc khởi tạo nội dung,
quá trình xử lý nội dung cho đến khi nó được xuất bản, phân phối tới người dùng và
đề xuất phương án triển khai Hệ quản trị nội dung tại Sở Thông tin và Truyền thông
Hà Tĩnh, khả dĩ có thể đáp ứng được những yêu cầu, những đòi hỏi của vấn đề này
trong giai đoạn hiện nay và định hướng phát triển trong thời gian tới.

2. Lịch sử nghiên cứu.
Tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng trang thông tin điện tử và hoạt động từ năm 2003
đến năm 2005 ngừng hoạt động, đến tháng 9 năm 2006 được giao cho Sở Thông tin
và Truyền thông sửa chữa lỗi, cập nhật mới thông tin và hoạt động trở lại từ
31/10/2006. Sau một thời gian hoạt động, phiên bản này bộc lộ rất nhiều khuyết
điểm. Đến 5/2/2007, Sở TT&TT xây dựng phiên bản mới và hoạt động trên mạng
tại địa chỉ www.hatinh.gov.vn .
Tuy nhiên, trang thông tin điện tử này mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp
thông tin cho nhân dân chứ chưa trở thành nơi giao dịch của nhân dân, doanh
nghiệp; khả năng đáp ứng yêu cầu về thông tin đang bị hạn chế, hoạt động đơn giản,
chưa đáp ứng được yêu cầu của một hệ quản trị nội dung, chưa đáp ứng được yêu
cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến hay phục vụ cho Chính phủ điện tử.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích.
Qua việc nghiên cứu tổng quan về Hệ quản trị nội dung (CMS), một số

chuẩn liên quan đến Hệ quản trị nội dung web, tình hình triển khai của CMS; qua
khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong
quản lý hành chính nhà nước tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay; đề tài tập
trung vào đề xuất phương án triển khai CMS tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà
Tĩnh nhằm hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý hành
chính nhà nước tại tỉnh Hà Tĩnh.

3.2. Nhiệm vụ.
Đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tìm hiểu tổng quan về hệ quản trị nội dung (CMS)
8


- Một số chuẩn liên quan đến hệ quản trị nội dung Web (WCMS)
- Tình hình triển khai CMS
- Đề xuất phương án triển khai CMS tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà
Tĩnh.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Hệ quản trị nội dung và phương án triển khai CMS tại Sở Thông tin và
Truyền thông Hà Tĩnh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu tổng quan về Hệ quản trị nội dung, tìm hiểu một
số chuẩn liên quan đến hệ quản trị nội dung web, tình hình triển khai của một số hệ
quản trị nội dung, khảo sát hiện trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý
hành chính nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh từ đó đề xuất phương án triển khai CMS tại Sở
Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh.


5. Các nội dung chính và đóng góp mới của đề tài.
- Khảo sát thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý hành
chính nhà nước ở tỉnh Hà Tĩnh;
-Đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin hiện tại và tương lai, nâng cao hiệu quả
của công tác phổ biến, cung cấp thông tin về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng an ninh đến mọi tầng lớp người dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh,
hỗ trợ quản lý điều hành của tỉnh, xây dựng được phần mềm quản trị nội dung cho
phép cập nhật, xuất bản và phân phối nội dung có khả năng đáp ứng các yêu cầu
quản trị cao cấp, đưa ra các chuẩn tích hợp thông tin với hệ thống nhằm cho phép
các hệ thống khác xuất bản thông tin tự động lên Cổng. Phần mềm có khả năng tạo
được vùng làm việc con để từng đơn vị trực thuộc chủ động xuất bản tin bài và các
thông tin thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn. Làm cơ sở để các đơn vị trong tỉnh ra
các quyết định đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước ở
đơn vị mình; triển khai các phần mềm bằng cách tin học hoá giải quyết các thủ tục

9


hành chính của đơn vị, làm cho hoạt động hành chính minh bạch hơn, góp phần làm
giảm thiểu các tiêu cực trong hoạt động hành chính.

6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận.
+ Phương pháp duy vật biện chứng;
+ Phương pháp duy vật lịch sử;
+ Các quan điểm của Đảng.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
+ Phương pháp điều tra xã hội học, phân tích, so sánh;
+ Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê …


7. Kết cấu.
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 05 chương.
Chương 1. Tìm hiểu tổng quan về Hệ quản trị nội dung (CMS).
Chương 2. Một số chuẩn liên quan đến Hệ quản trị nội dung web.
Chương 3. Tình hình triển khai CMS.
Chương 4. Đề xuất phương án triển khai CMS tại Sở Thông tin và Truyền
thông Hà Tĩnh.
Chương 5. Một số chức năng đã xây dựng được.

10


Chương 1: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG
1.1. Khái niệm hệ quản trị nội dung
1.1.1. Hệ quản trị nội dung (CMS)
Cho đến nay, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về CMS (Content
Management System). Hiểu một cách đơn giản nhất CMS – Hệ quản trị nội dung là
một hệ thống quản lý các thành phần làm nên nội dung. Tuy nhiên “nội dung” là
một khái niệm rất rộng, thể hiện qua : các tệp ảnh, tệp video, tệp audio, tài liệu điện
tử, tệp văn bản... Do vậy khi nhắc đến CMS, người ta phải nhắc đến các yếu tố cấu
thành nội dung nằm trong phạm vi mà hệ CMS đề cập tới cũng như những đặc điểm
trong các chu trình quản lý nội dung đó.
Theo cách quan niệm này thì CMS là hệ thống quản lý việc khởi tạo nội dung
và quản lý quá trình xử lý nội dung đó cho đến khi nó được xuất bản, phân phối tới
người dùng.
CMS= “Khởi tạo nội dung + Quản lý quá trình xử lý nội dung đó + Phân phối tới
người dùng”

.

Hình 1.1. Mô hình ví dụ cho một CMS để xuất bản nội dung lên website.

11


CMS cung cấp cho bạn - Người quản trị website những bộ công cụ mà bạn cần
nhằm tạo ra nội dung của website một cách tiện lợi nhất. Một CMS có các thao tác:
thêm, cập nhật, xóa, chỉnh sửa... nội dung. Các thao tác này được thực hiển bởi
những người được cấp quyền thường thông qua một password bảo vệ vùng điều
khiển của bạn và những thay đổi này sẽ ngay tức khắc xuất hiện trên website cho
khách hàng của bạn nhìn thấy.

Hình 1.2: Mô hình quản trị cho CMS
CMS được triển khai với mục đích chính cho tổ chức, tương tác và tạo môi
trường thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung
khác nhau một cách thống nhất.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của CMS
Một CMS bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:
¾ Có khả năng Tạo và thay đổi nội dung trực tuyến.
¾ Có Giao diện tương tác tức thời.
¾ Có chức năng Quản lý người dùng.
¾ Có chức năng Tìm kiếm và lập chỉ mục.
¾ Có khả năng Tùy biến giao diện, hỗ trợ đa ngôn ngữ.
¾ Có chức năng Quản lý hình ảnh, văn bản, liên kết.
¾ Có chức năng Hỗ trợ lịch biểu, bình chọn....
1.1.3. Chức năng của CMS

12



Một CMS cung cấp các chức năng chính:
¾ Cung cấp công cụ phục vụ quá trình soạn thảo, biên tập, chỉnh lý nội
dung.
¾ Quản lý, lưu trữ nội dung dùng chung.
¾ Quản lý, cho phép người dùng có thể thay đổi nội dung thông tin trực
tuyến.
¾ Kết xuất thông tin đầu ra tự động từ hệ thống quản lý lưu trữ nội dung
dùng chung.
¾ Cung cấp công cụ giúp người dùng có thể cá nhân hóa thông tin riêng.
¾ Cung cấp công cụ tìm kiếm để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, tra
cứu và định vị nội dung thông tin.
¾ Tùy biến giao diện, ngôn ngữ.
¾ Quản lý các nguồn tài nguyên, liên kết (URL)...
1.1.4. Phân loại CMS
Số lượng các CMS trên thế giới ngày càng nhiều và tùy vào chức năng cụ thể
mà ta có thể phân loại các CMS này. Dưới đây đưa ra một số các loại CMS:
¾ Hệ quản trị nội dung web (WCMS – Web Content Management
System). Nhóm này tập trung vào việc quản lý nội dung trên nền Web.
Các CMS của nhóm này rất đa dạng và phức tạp.
¾ Hệ quản trị nội dung doanh nghiệp (ECMS – Enterprise Content
Management System). Nhóm này hỗ trợ việc quản lý nội dung cho các
doanh nghiệp. Chúng được sử dụng để quản lý tất cả quy trình xuất bản
nội dung của một tổ chức bao gồm web, in ấn...
¾ Hệ quản trị tài liệu (DMS – Document Management System). Nhóm
này tập trung vào các tài liệu giống như Microsoft Word.
¾ Hệ quản trị nội dung thương mại (TCMS – Transactional Content
Managemt System): Hỗ trợ việc quản lý các giao dịch thương mại điện
tử.

13



¾ Hệ quản trị nội dung xuất bản (PCMS – Publication Content
Management System): Hỗ trợ việc quản lý các loại ấn phẩm trực tuyến
( sổ tay, sách, trợ giúp, tham khảo...)
¾ Hệ quản trị nội dung đào tạo (LCMS – Learning Content Management
System): Nhóm này hỗ trợ việc quản lý nội dung đào tạo dựa trên nền
web.
1.2. Sự phát triển của các CMS
Trong môi trường liên kết và tương tác cao như môi trường Internet, việc
nhận thức và phát triển một ứng dụng theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, có khả
năng tương tác cao với các hệ thống khác là một yếu tố hết sức quan trọng và cần
thiết. Xây dựng và phát triển hệ thống CMS là một lĩnh vực đã và đang phát triển
trong những năm gần đây. Ở nước ta số lượng các công ty xây dựng và sử dụng các
hệ CMS ngày càng nhiều. Tuy chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gian chưa dài
nhưng lĩnh vực này cũng đạt được một số kết quả khả quan. Nhiều công nghệ và
các tiêu chuẩn đã được đề ra để phát triển các hệ CMS.
Các công nghệ, ngôn ngữ lập trình bao gồm cả thương mại hóa và mã nguồn
mở được phát triển cho các hệ CMS cũng rất đa dạng, ví dụ một số CMS nêu trong
các bảng sau:
Bảng 1.1: CMS thương mại hóa

14


Bảng 1.2: CMS mã nguồn mở và miễn phí

Qua 2 bảng tóm tắt về một số phần mềm mã nguồn mở, miễn phí và thương
mại hiện nay ta có thể thấy phần lớn công nghệ hiện nay tập trung vào: PHP, Java
và ASP.NET, các cơ sở dữ liệu hỗ trợ chủ yếu dựa trên: MySQL, SQL Server,

Oracle. Đặc biệt với sự phát triển của cộng đồng mã nguồn mở, PHP/MySQL trở
thành nền tảng xây dựng nên rất nhiều các CMS của các công ty trên thế giới.
1.3. Các yêu cầu đối với CMS
Trong môi trường điện toán phức tạp như hiện nay, thông tin không còn là
thực thể riêng lẻ nữa, nó là một phần trong hệ thống thông tin lớn hơn, luôn cần có
sự kết hợp, cập nhật, trao đổi, liên thông với nhau. Chính vì vậy yêu cầu được đặt ra
cho một CMS bao gồm các đặc trưng cơ bản:
a. Yêu cầu trong quá trình khởi tạo nội dung
• Độc lập giữa nội dung và các lớp giao diện thể hiện.
• Cho phép nhiều người sử dụng, làm việc trên một tài liệu.

15


• Có cơ chế phân quyền, phân cấp cho từng người dùng trong quá trình
khởi tạo nội dung.
• Cung cấp khả năng quản lý các thuộc tính khác liên quan đến nội dung
thông tin: Tác giả, tiêu đề, từ khóa, thời gian...
• Người dùng có thể dễ dàng sử dụng hệ thống mà không cần có kỹ năng
đặc biệt về lập trình, công nghệ thông tin.
b. Yêu cầu trong quá trình quản lý nội dung
• Quản lý phiên bản tài liệu, quản lý lưu trữ.
• Quản lý quy trình biên tập và phê duyệt nội dung thông tin.
• Đảm bảo tính bảo mật cao.
• Có khả năng tích hợp với các hệ thống thông tin do các nhà phát triển
khác bên ngoài xây dựng.
• Cung cấp các dữ liệu báo cáo tình hình hoạt động đa dạng.
c. Yêu cầu trong quá trình xuất bản thông tin
• Đồng nhất khả năng trình bày với những loại dữ liệu giống nhau.
• Cung cấp các biểu mẫu, định dạng giúp xuất bản nội dung một cách

nhanh chóng thuận lợi.
• Có khả năng xuất bản ra nhiều định dạng khác nhau như: Web, in ấn,
thiết bị cầm tay...
• Có khả năng cá nhân hóa thông tin.
d. Yêu cầu công nghệ
• Hệ thống phải tiện dụng, thân thiện với người dùng.
• Công nghệ giúp hệ thống có khả năng tương thích và dễ dàng tích hợp,
mở rộng.
• Hệ thống phải tuân theo các chuẩn dữ liệu xuất bản thông tin trực
tuyến.
1.4. Nhu cầu sử dụng CMS trong các website
1.4.1. Tình hình hiện tại

16


Trong thời đại cuộc sống số, internet đã và đang bùng nổ ở Việt Nam nói riêng
và thế giới nói chung. Sự phát triển mạnh mẽ của internet đã mở ra một kênh giao
tiếp vô cùng lớn giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp - khách hàng cũng như các
doanh nghiệp với nhau. Để có thể khai thác được kênh thông tin này bắt buộc các
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một website, để thông qua website của mình
doanh nghiệp có thể đưa lên những thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng cũng như
các định hướng về kinh doanh, đối tác... của doanh nghiệp qua đó các khách hàng
có thể tìm hiểu về doanh nghiệp nhanh nhất.
Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập kinh tế với các nước trên toàn
thế giới, số lượng các các công ty, doanh nghiệp, tổ chức... xuất hiện ngày càng
nhiều. Các tổ chức này đều có nhu cầu quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin cho
khách hàng của mình. Xây dựng và phát triển website là điều tối cần thiết cho mỗi
tổ chức, doanh nghiệp.
1.4.2. Nhu cầu của các tổ chức

Để quảng bá hình ảnh của tổ chức, website phải đưa ra được những thông tin
hình ảnh đầy đủ về tổ chức của mình. Website phải là nơi cung cấp tất cả những gì
toàn diện nhất cho mọi người dễ dàng tìm hiểu. Khi cập nhật thông tin cho các tổ
chức, người ta cần phải thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên một
phạm vi rộng vì các tổ chức không chỉ hoạt động ở một nơi mà có thể có văn phòng
đại diện, chi nhánh tại nhiều nơi trên toàn thế giới. Sau đó thông tin này này sẽ được
chuyển cho nhóm phụ trách về website của tổ chức đó để cập nhật lên website của
họ.
Với một hệ thống CMS được cài đặt, các tổ chức sẽ giảm tải khối lượng công
việc cho nhóm phụ trách website bởi vì khi đó mọi thao tác cập nhật thông tin đều
được làm một cách tự động không cần phải có sự can thiệp của nhóm phụ trách.
Ngoài ra thời gian cập nhật nội dung cũng được giảm thiểu một cách đáng kể.
1.4.3. Nhu cầu trong các hệ thống thông tin của các công ty, doanh nghiệp.
Trong các hệ thống thông tin của các công ty, doanh nghiệp người ta phân chia
nhỏ ra thành các phòng ban, các nhóm. Ở một công ty, doanh nghiệp lớn có thể
được chia ra nhỏ thành các công ty con. Các phòng ban, các nhóm có nhiệm vụ
17


cung cấp thông tin cho nhóm phụ trách web của công ty. Sau đó thông tin được cập
nhật lên hệ thống intranet của công ty hoặc đưa lên internet.
Trong quy trình này, các phòng ban và các dự án sở hữu thông tin của riêng
họ. Tuy nhiên, họ lại không có quyền đưa các thông tin này lên hệ thống intranet
của công ty. Việc cập nhật thông tin bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhóm phụ trách
web. Do đó, khi nhóm phụ trách web nhận được thông tin từ các phòng ban và các
nhóm họ cần phải kiểm tra lại tính chính xác của thông tin đó trước khi khi cập nhật
lên hệ thống intranet.
Do các phòng ban, các nhóm quá bận rộn với công việc của họ, họ thường
không cung cấp thông tin thường xuyên cho nhóm phụ trách web để cập nhật thông
tin về các phòng ban hay các nhóm của mình. Khi những thông tin trên intranet của

công ty quá lỗi thời vì không cập nhật được thường xuyên thì nhóm phụ trách web
mới nhắc nhở các phòng ban, các nhóm cung cấp thông tin cho mình để cập nhật.
Điều này thật sự làm chán nản cả nhóm làm web lẫn các phòng ban và các thành
viên trong nhóm.
Ngược lại, khi sử dụng một CMS trong hệ thống thông tin của công ty, các
phòng ban các nhóm có thể tự cập nhật các thông tin của họ một cách nhanh chóng
mà không cần phụ thuộc vào nhóm làm web. Hơn nữa chính các phòng ban, các
nhóm sẽ phải chịu trách nhiệm về các thông tin mà mình đưa lên cũng như tình
trạng thông tin thiếu cập nhật về phòng ban hay dự án của mình. Do đó các phòng
ban và các nhóm sẽ thấy phải trách nhiệm hơn với việc cập nhật thông tin thường
xuyên này.
1.4.4. Nhu cầu của các tờ báo điện tử
Trong các tòa soạn báo điện tử, để cập nhật thông tin thường xuyên, các phóng
viên và các nhà báo phải tập hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó các
thông tin này phải chờ sự kiểm duyệt. Các thông tin sau khi được kiểm duyệt sẽ
chuyển cho đội ngũ phụ trách web của tòa soạn để cập nhật lên website của báo
điện tử.
Nếu sử dụng một hệ CMS trong toà soạn của mình, tòa soạn báo có thể giảm
đi một số bước trong quy trình cập nhật thông tin của họ. Bởi vì khi đã sử dụng một
18


CMS thì họ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ phụ trách web. Các phóng
viên, nhà báo có thể có thể tự cập nhật thông tin từ bất cứ nơi đâu và các biên tập
viên dễ dàng duyệt thông tin này. Hệ CMS còn giúp cho các phóng viên, các nhà
báo trong việc thu thập và quản lý thông tin
1.4.5. Nhu cầu trong các trường học
Từ trước đến nay việc giảng dạy trong các trường học được thực hiện gần như
tuyệt đối chỉ qua giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên chỉ giới hạn trên giảng
đường. Chính điều này đã không tạo môi trường trao đổi thường xuyên, học tập

giữa giảng viên và sinh viên. Việc quản lý của nhà trường cũng chỉ áp dụng một
cách thủ công không áp dụng công nghệ kỹ thuật trong việc quản lý.
Khi xây dựng một CMS sẽ giúp cho nhà trường dễ dàng trong việc quản lý
cũng như thúc đẩy môi trường học tập của sinh viên.
Trong việc quản lý, mỗi phòng ban trong nhà trường được chia thành các chức
năng riêng. Khi có thông tin cần cập nhật, hoặc thông báo đến giảng viên, sinh viên
mỗi phòng ban đều chỉ làm một cách thủ công là đính ở bảng tin của nhà trường.
Để nhận được thông tin các giảng viên, sinh viên đều phải đến xem, chính điều này
làm cho khả năng thông tin đến với giảng viên, sinh viên muộn gây ra sự khó khăn
cho cả các giảng viên lẫn sinh viên. Khi muốn đưa thông tin lên mạng thì các phòng
ban lại đưa những thông tin cần cập nhật đến phòng điều hành web của nhà trường.
Sử dụng một CMS, cho phép các phòng ban tự quản lý, cập nhật thông tin nhanh
nhất qua intranet hoặc internet mà không cần phụ thuộc vào phòng điều hành web
của nhà trường.
Trong việc học tập, phòng điều hành web của nhà trường sẽ cung cấp cho mỗi
giảng viên và sinh viên sẽ một tải khoản cho từng môn học cụ thể. Giảng viên sẽ tự
đưa lên những bài giảng và trao đổi với sinh viên về môn học mà không cần có sự
can thiệp của phòng điều hành web. Mô hình xây dựng (mô hình E-Learning sử
dụng hệ quản trị nội dung đào tạo - LCMS) như vậy đã được áp dụng tại nhiều
trường trên thế giới và đang được áp dụng rộng rãi trong các trường ở nước ta.

19


Chương 2: MỘT SỐ CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN HỆ QUẢN TRỊ NỘI DUNG
WEB (WCMS)
2.1. Giới thiệu về chuẩn JSR 168
Chuẩn JSR 168 dùng để định nghĩa portlet và cách thức giao tiếp giữa portlet
và portal.
Phiên bản hiện tại của chuẩn này là 1.0 được đưa ra bởi Sun Microsystems

vào ngày 29/08/2003. ( />
API

Portlet

Portlet

API

API

API

API

Portlet

Portlet

Portlet

Hình 2.1: Mô hình chuẩn JSR 168
Hình trên mô tả sự giao tiếp giữa portal và các portlet. Sự giao tiếp này được thực
hiện thông qua các API được cung cấp bởi chuẩn JSR 168.
2.1.1. Một số khái niệm chính
2.1.1.1. Portal
Portal là một ứng dụng Web dùng để tích hợp các nội dung từ các nguồn
khác nhau vào cùng một trang Web. Các nội dung có thể được cấu hình tùy thuộc
20



vào từng người sử dụng khác nhau mà Portal cho phép. Một Portal có thể chứa
nhiều Portlet
2.1.1.2. Portlet
Portlet là một thành phần (component) dựa trên nền Web sử dụng các công
nghệ của Java. Portlet được quản lý bởi một Portlet Container. Portlet dùng để xử lý
các yêu cầu và tạo ra các thành phần dữ liệu động để phản hồi yêu cầu.
Portlet có thể tích hợp vào Portal và Portal sẽ cung cấp một tầng trình diễn
cho các thành phần của Portlet.
2.1.1.3. Portlet Container
Porlet Container cung cấp một môi trường lúc Runtime chứa đựng và quản lý
chu kỳ sống của một Portlet.
Portlet Container nhận yêu cầu từ Portal và chuyển yêu cầu này đến Portlet
tương ứng để Portlet xử lý yêu cầu và tạo nội dung phản hồi.
2.1.2. Giao diện portlet
Giao diện Portlet khai báo các API cơ bản nhất của một Portlet. Mọi Portlet
được xây dựng đều phải hiện thực hoá trực tiếp hoặc gián tiếp giao diện Portlet.
Lớp GenericPortlet hiện thực hoá giao diện Portlet và định nghĩa các chức
năng cơ bản nhất mà một Portlet cần có. Do đó, khi xây dựng Portlet, lập trình viên
nên mở rộng trực tiếp hoặc gián tiếp lớp GenericPorlet này.
Một Portlet được quản lý thông qua chu trình sống của nó, bắt đầu từ lúc
Portlet được tải lên, tạo thể hiện của nó và khởi tạo, hoạt động để phản hồi yêu cầu
của người sử dụng đến lúc nó được loại bỏ.
2.1.3. Portlet URL
Một Portlet có thể tạo ra URL tham chiếu đến chính Portlet đó. Khi đó các
URL này được gọi là Portlet URL.
Để tạo ra một Portlet URL thì Porlet cần phải sử dụng đối tượng PorletURL.
Nếu phương thức createActionURL được gọi thì sẽ tạo ra một URL hành
động và nếu phương thức createRenderURL được gọi thì tạo ra một URL trình diễn.
2.1.4. Portlet Mode

Kiểu Portlet xác định chức năng mà Portlet hiện đang thực hiện. Thông
21


thường, Portlet thực hiện các tác vụ và tạo ra nội dung tùy thuộc vào chức năng hiện
thời. Kiểu Portlet cho biết những tác vụ nào một Portlet cần thực hiện và những nội
dung nào Portlet cần phải tạo ra.
Có 3 kiểu Portlet được quy định là:
• VIEW: Chức năng chính của Portlet khi sử dụng kiểu VIEW là tạo ra nội
dung cho biết trạng thái của Portlet, lập trình viên sẽ hiện thực hóa kiểu VIEW bằng
cách định nghĩa lại phương thức doView của lớp GenericPortlet và mọi Portlet đều
phải hỗ trợ kiểu VIEW
• EDIT: Trong kiểu EDIT, một Portlet sẽ cung cấp nội dung và cấu hình các
thành phần của nó để người sử dụng có thể tối ưu hóa họat động của Portlet, lập
trình viên sẽ hiện thực hóa kiểu EDIT bằng cách định nghĩa lại phương thức doEdit
của lớp GenericPortlet và mọi Portlet không nhất thiết phải hỗ trợ kiểu VIEW
• HELP: Trong kiểu HELP, Portlet cung cấp những thông tin giúp đỡ người
sử dụng về Portlet. Những thông tin này có thể là những thông tin chung về toàn bộ
Portlet hoặc là các giúp đỡ cảm ngữ cảnh (Context-sensitive help)
2.1.5. Window State
Trạng thái cửa sổ cho biết khoảng không gian trên trang Web Portal dành
cho nội dung của Portlet.
Có 3 trạng thái cửa sổ được định nghĩa: NORMAL; MAXIMIZED;
MINIMIZED.
Các trạng thái cửa sổ được định trong lớp WindowState.
2.1.6. Portlet Request
Một yêu cầu gởi đến Portlet chứa các thông tin về yêu cầu từ phía máy
khách, các tham số của yêu cầu, nội dung dữ liệu yêu cầu, kiểu Portlet, trạng thái
cửa sổ…, mỗi đối tượng yêu cầu chỉ có thể hoạt động trong phạm vi của một
phương thức processAction hay render

2.1.7. Portlet Response
Một phản hồi của Portlet bao gồm những thông tin được tạo ra bởi Portlet
gởi trả về cho Portlet Container dựa trên yêu cầu được gởi đến như: sự thay đổi
kiểu Portlet, tiêu đề, nội dung… Portlet Container sẽ sử dụng những thông tin này
22


để tạo ra phản hồi đến người sử dụng, thông thường là một trang Web Portal.
Mỗi đối tượng phản hồi chỉ có thể hoạt động trong phạm vi của một phương
thức processAction hay render
2.1.8. Portlet Preferences
Portlet thông thường được cấu hình cho phù hợp với từng người sử dụng.
Các thông tin về cấu hình của Portlet được gọi là Portlet Preference. Và Portlet
Container sẽ chịu trách nhiệm lưu giữ những thông tin cấu hình này.
Portlet có thể truy cập vào các thông tin cấu hình của nó thông qua giao diện
PortletPreferences. Và Portlet chỉ có thể thay đổi các thông tin về cấu hình của nó
bên trong phương thức processAction.
2.1.9. Caching
Việc lưu các nội dung cần sử dụng vào vùng nhớ tạm thời được thực hiện
nhằm mục đích rút ngắn thời gian xử lý của Portlet, đồng thời cũng rút ngắn thời
gian xử lý của Server.
Đặc tả Portlet xác định cơ chế hết hạn việc lưu trữ nội dung lưu tạm thời này.
2.1.10. Ứng dụng Portlet
Ứng dụng Portlet là một ứng dụng Web nên ngoài việc bao gồm Portlet và
đặc tả triển khai Portlet, nó còn có thể chứa các thành phần khác như: Servlet, trang
JSP, các lớp… Do đó, bên cạnh các thông tin về ứng dụng Portlet, nó còn chứa
đựng thông tin về các thành phần được đưa vào ứng dụng Portlet.
2.2. Giới thiệu về chuẩn JSR 170
Chuẩn JSR 170 dùng để định nghĩa cách thức lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Có
nhiều loại dữ liệu được hỗ trợ như: hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hệ thống tập tin của hệ

điều hành, tập tin XML…Ngoài ra, chuẩn này còn cung cấp các API và các cơ chế
để chuyển đổi giữa các cơ sở dữ liệu cũng như hỗ trợ cho việc truy xuất cơ sở dữ
liệu, như: lưu trữ dữ liệu theo cấu trúc cây, quản lý phiên bản dữ liệu, lắng nghe sự
kiện xảy ra trên cấu trúc lưu trữ dữ liệu, không cho truy cập vào dữ liệu…
Phiên bản hiện tại của chuẩn JSR 170 là 0.16.2 được đưa ra bởi Day
Management AG vào ngày 25/01/2005. ( Hình
vẽ sau mô tả cách thức giao tiếp của JSR 170 với các hệ cơ sở dữ liệu.
23


JSR - 170

Repository

DBMS

Repository

File System

Repository

XML

Hình 2.2: Chuẩn JSR 170 giao tiếp với cơ sở dữ liệu
2.2.1. Mô hình repository
Một JCR (Java Content Repository) bao gồm một hay nhiều workspace, mỗi
workspace là một cấu trúc cây gồm nhiều item, một item có thể là một node hay
một property, mỗi node có thể không có con hay có nhiều con và không có property
hay có nhiều property. Có duy nhất một node không có cha gọi là root. Tất cả các

node ngoại trừ root có ít nhất một cha. Property có một cha và không có con, được
gọi là lá của cây. Property là một đơn vị nội dung nhỏ nhất bao gồm tên và giá trị
tương ứng . Dữ liệu thực sự được chứa đựng trong giá trị của property.
2.2.2. Một số API cơ bản
Toàn bộ Repository được đại diện bởi một đối tượng Repository. Một Client
kết nối tới một Repository bằng cách cung cấp một đối tượng Credentials và xác
định một Workspace cụ thể bên trong một Repository. Nếu Credentials được thông
qua thì Client có thể truy cập đến một Workspace đã xác định, sau đó Client sẽ nhận
một Ticket.
24


Về mặt tổng quát, Ticket là một kho lưu trữ tạm thời, tất cả những sự thay
đổi được thực hiện thông qua những phương thức của Ticket hoặc gián tiếp thông
qua các phương thức của Node và Property.
2.2.3. Sự liên hệ giữa Node, Property và Item
Do các Node và các Property có một số chức năng chung nên các phương
thức chung được định nghĩa trong Interface Item.

Hình 2.3: Mối liên hệ giữa Node, Property và Item
Biểu đồ UML trên chỉ ra Property và Node là các SubInterface của Item. Một
Property có một và chỉ một Node cha, một Node có thể có một hay nhiều Node cha
và có nhiều Item con.
Một node được hỗ trợ sắp thứ tự nghĩa là sẽ tồn tại 2 danh sách, một cho các
node con và một cho các property. các node con và các property sẽ không chung thứ
tự với nhau.
2.2.4. Namespace
Giống như XML, JCR cũng đưa ra khái niệm Namespaces định nghĩa các
tiền tố tham chiếu đến các URI.Các tiền tố này dùng cho việc đặt


tên các

Item

trong Repository đồng thời tránh sự trùng tên giữa các Node hay các Property trong
các mã nguồn khác nhau.
Mỗi JCR Repository đều có một đối tượng NamespaceRegistry dùng để thực
hiện các thao tác liên quan đến đăng ký các Namespace.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×