Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu và triển khai giải pháp công nghệ thông tin phục vụ quản lý đào tạo tại trường đại học luật hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 107 trang )

B GIO DC V O TO
PHạM VĂN HạNH

TRNG I HC BCH KHOA H NI

PHM VN HNH

NGHIÊN CứU Và TRIểN KHAI GIảI PHáP
CÔNG NGHệ THÔNG TIN PHụC Vụ QUảN Lý
ĐàO TạO TạI TRƯờng đại học luật hà nội
CÔNG NGHệ THÔNG TIN

LUN VN THC S KHOA HC
CễNG NGH THễNG TIN

2008-2010
H Ni 2010


B GIO DC V O TO
TRNG I HC XY DNG

dơng thế hùng

phân tích hệ thanh phẳng có liên kết
nửa cứng, vết nứt và có độ cứng,
khối lợng phân bố ngẫu nhiên
Chuyờn ngnh: C hc vt th rn
Mó s: 62.44.21.01

LUN N TIN S K THUT



Ngời hớng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Lê xuân huỳnh
2. pgs.TS. Trần văn liên

Hà Nội 2010


B GIO DC V O TO
TRNG I HC BCH KHOA H NI

PHM VN HNH

NGHIÊN CứU Và TRIểN KHAI GIảI PHáP
CÔNG NGHệ THÔNG TIN PHụC Vụ QUảN Lý
ĐàO TạO TạI TRƯờng đại học luật hà nội

CÔNG NGHệ THÔNG TIN

LUN VN THC S KHOA HC
CễNG NGH THễNG TIN

NGI HNG DN KHOA HC :

1. TS. Nguyn Hng Quang

H Ni 2010


B GIO DC V O TO

TRNG I HC XY DNG

dơng thế hùng

phân tích hệ thanh phẳng có liên kết
nửa cứng, vết nứt và có độ cứng,
khối lợng phân bố ngẫu nhiên
Chuyờn ngnh: C hc vt th rn
Mó s: 62.44.21.01

LUN N TIN S K THUT

Ngời hớng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Lê xuân huỳnh
2. pgs.TS. Trần văn liên

Hà Nội 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu và triển khai giải pháp công nghệ thông
tin phục vụ quản lý đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội” là do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hồng Quang - Viện Công nghệ thông tin và
truyền thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Mọi trích dẫn và tài liệu tham
khảo được sử dụng trong luận văn đều được tôi chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2010
Tác giả luận văn

Phạm Văn Hạnh

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của luận văn tốt
nghiệp và cho phép bảo vệ.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Hồng Quang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI.....................................................................5
1.1.

Hệ thống quản lý đào tạo...............................................................................5

1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................5
1.1.2.Thực trạng về ứng dụng CNTT tại Trường Đại học Luật Hà Nội .....................9
1.1.2.1. Hiện trạng về cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất:.............................................9
Sơ đồ tổ chức của trường Đại học Luật Hà Nội được mô tả qua hình 1.1 sau: ..........9
1.1.2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ...................................................10
1.2. Các giải pháp CNTT cần áp dụng ......................................................................12
1.2.1. Giải pháp về hệ thống mạng (System Network) .............................................12
1.2.2. Giải pháp về hệ thống phần mềm quản lý đào tạo ..........................................21
1.2.2.1. Đảm bảo tính liên thông giữa các đơn vị .....................................................23
1.2.2.2. Quy trình nghiệp vụ của phần mềm phù hợp với các quy chế của BGD&ĐT

...................................................................................................................................24
1.2.2.3. Các chức năng chính của hệ thống phần mềm quản lý đào tao trường đại
học: ............................................................................................................................24
1.2.2.4. Các yêu cầu về kỹ thuật cần đạt được:.........................................................27
CHƯƠNG 2: MODULE “NHẬP HỌC”...............................................................30
2.1. Khảo sát hiện trạng và xác định yêu cầu:...........................................................30
2.1.1. Khảo sát hiện trạng: ........................................................................................30
2.1.2. Yêu cầu chức năng ..........................................................................................31
2.2.1.Phân tích thiết kế hệ thống:..............................................................................33
2.2.1.1. Biểu đồ ngữ cảnh: ........................................................................................33


2.2.1.2. Sơ đồ khối quy trình nghiệp vụ nhập học: ...................................................34
2.2.1.3. Biểu đồ phân rã chức năng:..........................................................................35
2.2.1.4. Các hồ sơ sử dụng: .......................................................................................39
2.2.1.5. Ma trận thực thể chức năng:.........................................................................40
2.2.1.6. Biểu đồ luồng dữ liệu:..................................................................................41
2.2.1.7. Mô hình quan hệ: .........................................................................................42
2.2.1.8.Xây dựng mô hình vật lý:..............................................................................43
2.3.Cài đặt thử nghiệm chương trình ........................................................................47
2.4. Kết chương .........................................................................................................50
CHƯƠNG 3: MODULE “QUẢN LÝ SINH VIÊN”............................................52
3.1.Khảo sát hiện trạng và xác định yêu cầu:............................................................52
3.1.1.Khảo sát hiện trạng: .........................................................................................52
3.1.2.Yêu cầu chức năng: ..........................................................................................53
3.2.1.Phân tích thiết kế hệ thống ...............................................................................54
3.2.1.1. Biểu đồ ngữ cảnh .........................................................................................54
3.2.1.2.Biểu đồ phân rã chức năng:...........................................................................55
3.2.1.3.Các hồ sơ sử dụng .........................................................................................58
3.2.1.4.Ma trận thực thể chức năng...........................................................................59

3.2.1.5.Biểu đồ luồng dữ liệu....................................................................................60
3.2.1.6.Mô hình quan hệ............................................................................................61
3.2.1.7.Xây dựng mô hình vật lý...............................................................................62
3.3.Cài đặt thử nghiệm: .............................................................................................64
3.4.Kết chương:.........................................................................................................66
CHƯƠNG 4: MODULE “QUẢN LÝ TÀI CHÍNH” ...........................................67
4.1.Khảo sát hiện trạng và xác định yêu cầu:............................................................67
4.1.1.Khảo sát hiện trạng: .........................................................................................67
4.1.2.Yêu cầu chức năng ...........................................................................................68
4.1.2.1.Chức năng thu học phí: .................................................................................68
4.1.2.2.Chức năng thu tiền học lại: ...........................................................................68


4.1.2.3.Thu tiền kí túc xá...........................................................................................69
4.2.1.Phân tích thiết kế hệ thống ...............................................................................69
4.2.1.1. Biểu đồ ngữ cảnh .........................................................................................69
4.2.1.2.Biểu đồ phân rã chức năng............................................................................70
4.2.1.3.Các hồ sơ sử dụng .........................................................................................71
4.2.1.4.Ma trận thực thể chức năng...........................................................................72
4.2.1.5.Biểu đồ luồng dữ liệu:...................................................................................73
4.2.1.6.Mô hình quan hệ............................................................................................74
4.2.1.7.Xây dựng mô hình vật lý:..............................................................................74
4.3.Cài đặt thử nghiệm chương trình ........................................................................75
4.4.Kết chương ..........................................................................................................77
CHƯƠNG 5: MODULE “QUẢN LÝ ĐIỂM”......................................................78
5.1.Khảo sát hiện trạng và xác định yêu cầu.............................................................78
5.1.1.Khảo sát hiện trạng...........................................................................................78
5.1.2.Yêu cầu chức năng ...........................................................................................79
5.2.1.Phân tích thiết kế hệ thống ...............................................................................81
5.2.1.1.Biểu đồ ngữ cảnh ..........................................................................................81

5.2.1.2.Biểu đồ phân rã chức năng:...........................................................................81
5.2.1.3.Các hồ sơ sử dụng .........................................................................................83
5.2.1.4.Ma trận thực thể chức năng...........................................................................84
5.2.1.5.Biểu đồ luồng dữ liệu....................................................................................85
5.2.1.6.Mô hình quan hệ............................................................................................86
5.2.1.7.Xây dựng mô hình vật lý...............................................................................87
5.3.Cài đặt thử nghiệm ..............................................................................................88
5.4.Kết chương ..........................................................................................................90
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Thuật ngữ tiếng Việt

1

CSDL

2

BGD&ĐT

3

LAN


Mạng nội bộ

4

NK1

Phiếu chuyển nhân khẩu theo mẫu NK1

5

NK5

Phiếu chuyển nhân khẩu theo mẫu NK5

6

CNTT

7

ĐH

8

DSSV

Danh sách sinh viên

10


CTSV

Công tác sinh viên

11

TCKT

Tài chính kế toán

12

TTTH

Trung tâm tin học

13

Edu – Manager

14

Database

Cơ sở dữ liệu
Bộ giáo dục và đào tạo

Công nghệ thông tin
Đại học


Quản lý đào tạo
Cơ sở dữ liệu


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Các chức năng chính trong hệ thống phần mềm quản lý đào tạo

26

Bảng 2.1

Ma trận thực thể chức năng hệ thống Nhập học

40

Bảng 3.1

Ma trận thực thể chức năng hệ thống Quản lý sinh viên

59

Bảng 4.1

Ma trận thực thể chức năng hệ thống Quản lý tài chính

72


Bảng 5.1

Ma trận thực thể chức năng hệ thống Quản lý điểm

84


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1

Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội

9

Hình1.2

Sơ đồ mặt bằng của Trường Đại học Luật Hà Nội

11

Hình 1.3

Sơ đồ các VLAN

16

Hình 1.4

Sơ đồ liên kết các switches và PIX-Firewall


18

Hình 1.5

Hình mô phỏng hệ thống mạng toàn trường

20

Hình 1.6

Chọn đến các Switches cần cấu hình

20

Hình 1.7

Chọn trạng thái cổng để cấu hình

21

Hình 1.8

Giao diện cấu hình PIX-Firewall

21

Hình 1.9

Mô hình hệ thống phần mềm quản lý đào tạo


25

Hình 1.10 Mô hình bốn module trình bày trong luận văn

29

Hình 2.1

Thứ tự các bàn nhập học

33

Hình 2.2

Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Nhập học

33

Hình 2.3

Sơ đồ phân rã chức năng của hệ thống Nhập học

35

Hình 2.4

Biểu đồ luồng dữ liệu của hệ thống Nhập học

41


Hình 2.5

Mô hình quan hệ của hệ thống Nhập học

42

Hình 2.6

Giao diện bàn Thanh tra Đào tạo

47

Hình 2.7

Giao diện bàn Đào tạo

48

Hình 2.8

Giao diện bàn Tài chính - Kế toán

48

Hình 2.9

Giao diện bàn Y tế

48


Hình 2.10 Giao diện bàn Đảng – Đoàn

49

Hình 2.11 Giao diện bàn Quản trị - Kí túc xá

49

Hình 2.12 Giao diện bàn Công tác sinh viên

49

Hình 2.13 Giao diện bàn Trung tâm tin học

50

Hình 2.14 Giao diện bàn Ngân hàng – ATM

50

Hình 3.1

Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống Quản lý sinh viên

54

Hình 3.2

Sơ đồ phân rã chức năng hệ thống Quản lý sinh viên


55

Hình 3.3

Biểu đồ luồng dữ liệu hệ thống Quản lý sinh viên

60


Hình 3.4

Mô hình quan hệ hệ thống Quản lý sinh viên

61

Hình 3.5

Chức năng quản lý hồ sơ sinh viên (Tổng hợp)

64

Hình 3.6

Chức năng quản lý hồ sơ sinh viên (Chi tiết)

64

Hình 3.7

Chức năng thống kê học phí


65

Hình 3.8

Chức năng nhập điểm rèn luyện

65

Hình 3.9

Chức năng xét học bổng

66

Hình 4.1

Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống Quản lý tài chính

69

Hình 4.2

Sơ đồ phân rã chức năng hệ thống Quản lý tài chính

70

Hình 4.3

Biểu đồ luồng dữ liệu hệ thống Quản lý tài chính


73

Hình 4.4

Mô hình quan hệ hệ thống Quản lý tài chính

74

Hình 4.5

Giao diện chức năng thu tiền học phí

75

Hình 4.6

Giao diện chức năng thu tiền học lại

76

Hình 4.7

Giao diện chức năng thu tiền Kí túc xá

76

Hình 5.1

Biểu đồ ngữ cảnh hệ thống Quản lý điểm


81

Hình 5.2

Sơ đồ phân rã chức năng hệ thống Quản lý điểm

81

Hình 5.3

Biểu đồ luồng dữ liệu hệ thống Quản lý điểm

85

Hình 5.4

Mô hình quan hệ hệ thống Quản lý điểm

86

Hình 5.5

Tổ chức thi theo mô hình niên chế

88

Hình 5.6

Nhập điểm theo mô hình niên chế


88

Hình 5.7

Bảng điểm tổng hợp theo mô hình niên chế

89

Hình 5.8

Tổ chức thi theo mô hình tín chỉ

89

Hình 5.9

Nhập điểm theo mô hình tín chỉ

89

Hình 5.10 Bảng điểm tổng hợp theo mô hình tín chỉ

90


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài: Xã hội càng phát triển, công nghệ thông tin càng giữ vai
trò, vị trí quan trọng trong đời sống và kỹ thuật. Cùng với xu hướng phát triển của
công nghệ thông tin, việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật tin học vào công tác quản lý,

giảng dạy trong Trường Đại học là một nhu cầu cấp thiết đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay, giai đoạn giao thời giáo dục đại học đang chuyển đổi từ mô hình quản lý
giảng dạy theo niên chế sang mô hình quản lý giảng dạy theo tín chỉ. Việc ứng dụng
các công nghệ về phần cứng và phần mềm vào các công tác đào tạo quản lý sẽ tạo
ra tính hiệu quả trong công việc và giúp người quản lý ra các quyết định đúng đắn,
chính xác, giúp cán bộ giáo viên đạt hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy và
các hoạt động chuyên môn, giúp sinh viên nắm vững thông tin cần thiết, chủ động
trong việc học tập của mình. Trong vai trò là kỹ sư CNTT quản lý hệ thống trong
trường Đại học Luật Hà Nội tác giả luận văn rất trăn trở trong việc ứng dụng CNTT
vào công tác quản lý đào tạo. Việc chọn đề tài “Nghiên cứu và triển khai giải pháp
CNTT phục vụ quản lý đào tạo tại trường Đại học Luật Hà Nội” chính là một đề tài
mà tác giả hết sức tâm đắc và hi vọng thông qua luận văn này sẽ là một nền móng
đầu tiên để triển khai một hệ thống CNTT tổng thể đáp ứng các yêu cầu trong công
tác quản lý đào tạo góp phần đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào
tạo. Mục tiêu của tác giả hướng tới một hệ thống với các mục đích chính sau:
¾ Xây dựng một hệ thống mạng hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu bảo
mật, tiện lợi và hỗ trợ tốt nhất cho các module phần mềm chạy trên
hệ thống mạng
¾ Xây dựng được một Database tập trung cho tất cả các nghiệp vụ đào
tạo và quản lý trong toàn trường
¾ Trung tâm tin học trong trường Đại học Luật Hà Nội sẽ tự nghiên
cứu và kết hợp với các đối tác bên ngoài về công nghệ xây dựng
được các modul phần mềm mang tính chất bền vững và sẽ tự phát
triển được hệ thống khi có yêu cầu nghiệp vụ phát sinh.

1


Lịch sử nghiên cứu: Trong thực tế hiện nay do Bộ giáo dục và đào tạo có
chủ trương chuyển từ mô hình đào tạo theo niên chế sang mô hình đào tạo theo tín

chỉ nên việc quản lý, phát triển hệ thống phần mềm của hầu như tất cả các trường
Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc đều phải tiến hành chuẩn hoá và triển khai hệ
thống phần mềm mới sao cho phù hợp. Trên thị trường Việt Nam hiện nay hầu như
có rất ít các công ty phần mềm có uy tín triển khai hệ thống Edu – Manager (hiện có
tập đoàn CMC, Công ty Thiên An, Công ty Tinh vân hiện đã bỏ sản phẩm này...).
Tuy nhiên các sản phẩm này có tính phổ dụng đạt khoảng 70% khi áp dụng vào
trường Đại học cụ thể và cũng chỉ đáp ứng các nhu cầu chính còn lại đại đa số các
trường đều phải làm thủ công các nghiệp vụ đào tạo và quản lý sinh viên theo yêu
cầu. Bài toán quản lý đào tạo có rất nhiều người đã nghiên cứu và triển khai tuy
nhiên đến thời điểm hiện nay thì hầu như chưa có mô hình tổng thể cho phần mềm
quản lý đào tạo cộng với một mô hình mạng chuẩn hoá cho các trường Đại học và
Cao đẳng trên toàn quốc.
Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã trải qua một thời kỳ ký hợp đồng với tập đoàn
Tinh Vân để triển khai giải pháp Union 2.0, tuy nhiên sau đó khoảng 2 năm thì chế
độ bảo hành, bảo trì sản phẩm cộng thêm sự phụ thuộc vào công ty bên ngoài gây
rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, thống kê số liệu cũng như việc bàn giao
công nghệ. Chính vì vậy đề tài “Nghiên cứu và triển khai giải pháp công nghệ thông
tin phục vụ quản lý đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội” là một nhu cầu cấp
thiết để giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn. Nó sẽ định hướng cho việc
ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo.
Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế tác giả luận văn sẽ đưa ra một số
giải pháp về mạng và một số module phần mềm nhằm phục vụ tốt công tác quản lý
đào tạo. Sự kết hợp giữa các giải pháp mạng tổng thể và các module phần mềm sẽ
tạo ra một hệ thống CNTT ổn định đáp ứng được tất cả các yêu cầu của người dùng.
Kết quả của luận văn hướng tới một giải pháp khả thi, hiệu quả có ứng dụng thực tế

2



và chi phí chấp nhận được để triển khai. Vấn đề kinh phí cũng là một vấn đề cần
được chú trọng trong công tác ứng dụng CNTT.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ là thiết kế một hệ thống mạng tổng thể cho
nhà trường và dựa trên hạ tầng mạng đó sẽ xây dựng một hệ thống CSDL tập trung
để viết các module phần mềm ứng dụng phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ quản
lý đào tạo. Việc nghiên cứu triển khai các ứng dụng phần mềm trong Trường Đại
học Luât Hà Nội phải mang tính kế thừa dữ liệu, tận dụng được các ưu điểm từ các
phần mềm trước của tập đoàn Tinh Vân khi mà thời gian và kinh phí chưa đủ điều
kiện để thay thế phần mềm cũ bằng một hệ thống mới. Do thời gian cũng như trình
độ còn hạn chế nên phạm vi và kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung vào
một số vấn đề chính sau:
• Đề xuất giải pháp mạng tổng thể cho trường Đại học Luật Hà Nội
• Phân tích, thiết kế và xây dựng module phần mềm “Nhập học”
• Phân tích thiết kế và xây dựng module phần mềm “Quản lý sinh viên”
• Phân tích thiết kế và xây dựng module phần mềm “Quản lý tài chính”
• Phân tích thiết kế và xây dựng module phần mềm “Quản lý điểm”
Tóm tắt luận văn: Luận văn được trình bày trong năm chương với nội
dung mỗi chương như sau:
Chương 1 Trình bày thực trạng công tác ứng dụng CNTT trong Trường Đại
học Luật Hà Nội các vấn đề còn tồn đọng cần giải quyểt trong công tác triển khai
các ứng dụng CNTT. Xây dựng mô hình bài toán quản lý đào tạo tổng thể kết hợp
được giữa hạ tầng mạng và các phần mềm chạy trên mạng, đưa ra các giải pháp
nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn đọng như hạ tầng mạng, các module phần mềm
cần thiết nhất để triển khai.
Tiếp theo, Chương 2 Phân tích, thiết kế, xây dựng Modul phần mềm “Nhập
học”, tiếp nhận sinh viên trúng tuyển sau kỳ thi tuyển sinh vào nhập học. Modul này
sẽ tự động hoá quá trình nhập học của sinh viên và sau khi nhập học xong thì toàn
bộ thông tin, các khoản đóng góp của sinh viên được cập nhật ngay vào máy chủ

3



của Nhà trường và công tác quản lý, giảng dạy của Nhà trường sẽ hoàn toàn chủ
động và được triển khai ngay sau khi kết thúc quá trình nhập học của sinh viên.
Trong Chương 3 Phân tích, thiết kế, xây dựng modul phần mềm “Quản lý
sinh viên”, thực hiện tại Phòng công tác sinh viên để quản lý thông tin của sinh
viên, đối tượng miễn giảm học phí, đối tượng trợ cấp xã hội, đối tượng bảo hiểm y
tế, nhập điểm rèn luyện cho sinh viên và dựa vào điểm tổng kết học kỳ dùng để xét
học bổng, thi đua cho các sinh viên.
Trong Chương 4 Phân tích, thiết kế, xây dựng modul phần mềm “Quản lý tài
chính”, thực hiện tại phòng Tài chính kế toán dùng để thu các khoản sinh viên cần
phải nộp như: Học phí, học lại, Ký túc xá, tiền trọ của thí sinh dự thi tuyển sinh, tiền
làm lại thẻ sinh viên, tiền bảo hiểm y tế bắt buộc, tiền vé xe tháng…Các khoản thu
này sẽ có tác động đến quá trình tổ chức thi và xét điều kiện dự thi của sinh viên tuỳ
thuộc vào quy định của Nhà trường.
Trong Chương 5 Phân tích, thiết kế, xây dựng modul phần mềm “Quản lý
điểm”, dùng ở các Khoa, Phòng ban để tổ chức thi nhập điểm và quản lý điểm cho
sinh viên toàn trường.
Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa lý thuyết và khảo sát thực tế các
nghiệp vụ quản lý đào tạo trong Trường Đại học Luật Hà Nội. Việc hiểu được thực
trạng và bám sát vào các quy chế do BGD&ĐT ban hành cũng như các quy chế,
quy định, cụ thể hoá quy chế do nhà trường đề ra là hệ thống CNTT phải đáp ứng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt tôi
xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Quang người đã trực tiếp hướng dẫn tôi
và cho tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Chắc chắn, luận văn còn có nhiều thiếu sót trong nội dung cũng như trong
trình bày. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo và của các anh, chị học viên.


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
1.1.

Hệ thống quản lý đào tạo

1.1.1. Khái niệm
Quản lý đào tạo là một bộ phận của khoa học giáo dục và là một chuyên
ngành độc lập của khoa học quản lý nói chung. Bản thân khái niệm quản lý đào tạo
chứa đựng nội dung rộng, bao hàm cả quản lý đào tạo hệ đại học, trung học, cao
đẳng, dạy nghề và các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ khác. Quản lý đào tạo có mối
quan hệ chặt chẽ với quản lý giáo dục. Mặc dù quản lý giáo dục chứa đựng một nội
dung rộng, bao hàm bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ
của nó, đặc biệt là quản lý trường học. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất thì nội dung
chủ đạo của quản lý giáo dục chính là quản lý quá trình đào tạo, mà quá trình đào
tạo đó phải tuân theo những nguyên tắc, nguyên lý của giai cấp cầm quyền. Bởi
vậy, khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Giáo sư
Nguyễn Ngọc Quang hoàn toàn chính xác khi nhận xét rằng: “Quản lý giáo dục (và
nói riêng quản lý trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà
trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo
dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên một trạng thái mới về
chất”. Như vậy, quản lý đào tạo là hoạt động quản lý người dạy, người học và hệ
thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập trong việc thực hiện
các kế hoạch và chương trình đào tạo, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra đặt đối
với từng cơ sở đào tạo.

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo trường đại học là một công việc
rất phức tạp và phải là một hệ thống xoay quanh các quy trình, nghiệp vụ của các
Khoa, bộ môn, Trung tâm, phòng ban trong toàn trường. Mỗi cán bộ, giảng viên,
nhà quản lý hay sinh viên là các nhân tố trong các quy trình nghiệp vụ. Việc vận
hành hệ thống mạng, hệ thống phần cứng và hệ thống phần mềm một cách hiệu quả
5


và phát huy tối đa sức mạnh hệ thống nhằm giải quyết nhanh chóng và chính xác
các yêu cầu nghiệp vụ của các đơn vị trong toàn trường là một nhu cầu tất yếu của
tất cả các thành viên trong toàn trường. Mọi quy định thống nhất về cách thức tổ
chức, quy trình thực hiện một cách hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý đào tạo
đều hướng tới một mục tiêu duy nhất là nâng cao chất lượng đào tạo, giảm thiểu tối
đa các thao tác thủ công tự động hoá, liên thông giữa các quy trình nghiệp vụ. Đối
với công tác quản lý đào tạo của các trường Đại học trong cả nước hiện nay thì hiệu
quả của hệ thống CNTT hầu như chỉ đạt ở tính chất cục bộ ở một số quy trình đào
tạo, hiệu quả ở một số đơn vị còn tính tổng thể, liên thông giữa các phòng ban thì
còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính là sự lệ thuộc vào cách thức quản lý
thông tin theo kiểu cũ, do đó hàng loạt các ứng dụng phát triển dựa trên nền tảng
CSDL của hệ thống cũng bị ảnh hưởng theo cách quản lý đó. Xuất phát từ lý do trên
tác giả đề xuất ra một mô hình quản lý thông tin mới nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu
của công tác quản lý đào tạo.
Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển
giáo dục đại học, các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước đều rất coi trọng
công tác này. Hiện nay nói đến việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường
Đại học trong cả nước trong công tác quản lý đào tạo thì hầu hết các trường đều có
áp dụng tuỳ theo từng mức độ. Trong vài thập kỷ qua nhất là khoảng 15 năm gần
đây chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như vũ bão của CNTT, tuy nhiên trong
môi trường học tập đào tạo ra con người sẽ làm chủ các công nghệ mới lại dường
như không thay đổi bao nhiêu. Hiệu quả của công tác ứng dụng công nghệ thông tin

vào công tác quản lý, giảng dạy nhiều lúc chưa đạt yêu cầu thậm chí còn gây ra lãng
phí cho ngân sách nhà trường. Mục tiêu hướng tới mô hình “ERP-Enterprise
Resource Planning” trong trường học luôn luôn được đặt ra nhưng không nhiều
trường Đại học và cao đẳng tại Việt Nam thực hiện được việc này. Mức độ ứng
dụng chỉ đạt tới là:
• Trang bị máy cho các cán bộ giảng viên

6


• Hệ thống máy tính được nối mạng LAN ngang hàng tuy nhiên không có chế
độ bảo mật
• Các phần mềm mang tính đơn lẻ cho các khoa, phòng ban không mang tính
chất tổng thể
• Các nghiệp vụ quản lý trong nhà trường vẫn thực hiện theo phương thức bán
tự động là chính
Các mô hình mạng tiên tiến có hệ thống bảo mật tốt có Firewall, mạng riêng ảo
(VLAN), hệ thống máy chủ đảm bảo chức năng cấp DHCP, Domain, Host và
Backup dữ liệu một cách hoàn chỉnh thì hầu như rất hiếm các trường có hạ tầng
mạng đáp ứng được nhu cầu trên.
Trên thị trường hiện nay về hệ thống phần mềm quản lý đào tạo tổng thể có một
số công ty tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng phần mềm vào quản lý đào
tạo như:
• Tập đoàn CMC
• Tập đoàn Tinh vân
• Công ty TNHH công nghệ Thiên An (tách ra từ tập đoàn Tinh Vân)
Các giải pháp phần mềm của các công ty trên đều có một đặc điểm chung là
được đầu tư rất nhiều về công nghệ, kinh phí với tham vọng sẽ đáp ứng nghiệp vụ
của tất cả các Trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên điều đó dẫn đến một vấn đề là
các sản phẩm của họ rất cồng kềnh và cũng chưa thể đáp ứng được tất cả các nghiệp

vụ đào tạo đối với các trường. Khi triển khai thực tế các trường sẽ rất khó khăn
trong việc chuyển đổi nghiệp vụ của mình sao cho phù hợp với phần mềm hiện có
và khi có thay đổi nghiệp vụ hay quy chế đào tạo thì các trường sẽ rất bị động trong
việc điều chỉnh chương trình. Công tác chuyển giao công nghệ cho phía nhà Trường
chỉ mang tính chất bàn giao đĩa cài và hướng dẫn sử dụng mà không có việc bàn
giao mã nguồn và đào tạo công nghệ.
Chính các vấn đề nói trên có thể nói việc bỏ kinh phí mua các sản phẩm từ các
công ty, tập đoàn CNTT chưa hẳn là một việc làm tốt nếu như các Trường Đại học
và cao đẳng chưa thể chủ động được công nghệ phần cứng, phần mềm và hệ thống
7


mạng sau khi triển khai. Trường Đại học Luật Hà Nội cũng gặp phải vấn đề nói trên
khi kết hợp cùng tập đoàn Tinh Vân triển khai các ứng dụng CNTT trong toàn
trường. Hiện nay sau một quá trình ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo,
các Trường Đại học và cao đẳng đã nhận thấy rất rõ một vấn đề là không thể nhập
khẩu công nghệ và phát huy được nó khi chưa chú trọng đến yếu tố con người. Một
hướng đi mới hiện nay ngày càng được nhiều trường áp dụng là thành lập các Trung
tâm tin học, cho phép các trung tâm này kết hợp với các công ty, tập đoàn công
nghệ cao để xây dựng các giải pháp tổng thể chính điều đó sẽ là yếu tố giảm thiểu
các hạn chế đã nêu ở trên.
Từ trước khi quy chế 43/2007/QĐBGDĐT ra đời tất cả các Trường đại học và
Cao đẳng đều quản lý theo mô hình niên chế và các hệ thống phần mềm đều được
phân tích, thiết kế và triển khai theo mô hình này. Ngày 15 tháng 8 năm 2007 quy
chế 43/2007/QĐBGDĐT ra đời và BGD&ĐT yêu cầu tất cả các trường phải chuyển
lên quản lý theo mô hình tín chỉ chậm nhất là năm 2010. Sau khi quy chế 43 ra đời
đã có một cuộc chuyển mình về CNTT để theo kịp yêu cầu của BGD&ĐT. Tất cả
các hệ thống phần mềm theo niên chế trước đây đều phải chỉnh sửa hoặc làm lại để
phù hợp với yêu cầu mới. Theo tổng kết mới nhất của BGD&ĐT trong lễ tổng kết
năm học 2009-2010 hiện chỉ có khoảng 40 trường trên tổng số trên 300 trường đại

học và cao đẳng trên cả nước đã áp dụng quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ.
Trong giai đoạn giao thời này hệ thống phần mềm phải đáp ứng được các tiêu chí
sau:
• Phần mềm quản lý đào tạo theo mô hình tín chỉ: Áp dụng cho các khoá mới
nhập học học hoàn toàn theo mô hình tín chỉ. Tại trường Đại học Luật Hà
Nội mặc dù áp dụng quy chế 43 từ năm 2007 nhưng đến tận học kỳ I năm
học 2009-2010 mới áp dụng thí điểm chính thức cho khoá 34 hệ chính quy
niên khoá 2009-2013
• Phần mềm quản lý đào tạo theo mô hình niên chế: Áp dụng cho các khoá cũ
sắp tốt nghiệp và các hệ đào tạo khác như hệ tại chức, văn bằng 2, trung cấp.

8


• Phần mềm quản lý đào tạo kết hợp giữa cả hai mô hình niên chế và tín chỉ:
Áp dụng cho các khoá học theo cách dạy và tính điểm tín chỉ nhưng quản lý
lại theo mô hình niên chế như hệ văn bằng 2, cao học.
Các ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo trong các Trường Đại học và Cao đẳng
đang có rất nhiều thay đổi phụ thuộc vào chính sách của BGD&ĐT cũng như chiến
lược phát triển riêng của mỗi trường. Tuy nhiên để đạt tới một hệ thống CNTT bao
gồm mộ hạ tầng mạng, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu tập trung phối hợp một
cách đồng bộ tạo ra tính hiệu quả cao trong công tác quản lý đào tạo là một mục tiêu
mà tất cả các trường Đại học cao đẳng nói chung và Đại học Luật Hà Nội nói riêng
đang cố gắng hướng đến.
1.1.2.Thực trạng về ứng dụng CNTT tại Trường Đại học Luật Hà Nội
1.1.2.1. Hiện trạng về cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất:
Sơ đồ tổ chức của trường Đại học Luật Hà Nội được mô tả qua hình 1.1 sau:

Hình 1.1 – Sơ đồ tổ chức trường Đại học Luật Hà Nội


9


Hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội có trên 450 cán bộ giáo viên tham gia vào
công tác giảng dạy và quản lý. Số lượng sinh viên hiện đang đào tạo ở tất cả các hệ
đào tạo là khoảng 17.000 riêng hệ đại học chính quy là khoảng 8.000 sinh viên.
Trường Đại học Luật Hà Nội nằm trên một khuôn viên có diện tích sử dụng khoảng
2.2 hecta. Chính do diện tích nhỏ của trường lại là một môi truờng tốt để triển khai
các giải pháp CNTT theo mô hình dữ liệu tập trung và hệ thống mạng LAN đến tất
cả các đơn vị trong toàn trường gặp nhiều thuận lợi.
Số lượng máy tính trong trường hiện có khoảng trên 500 máy các máy tính hiện đã
được nối mạng Internet. Với số lượng máy tính lớn nối mạng như vậy chắc chắn
phải có một giải pháp mạng tối ưu cho hệ thống nếu không sẽ xảy ra trục trặc về
mạng là điều tất yếu.
1.1.2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
• Về phần cứng: Với trên 500 máy tính hiện có đã đáp ứng được đủ nhu cầu
của cán bộ giáo viên và một phần đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Với
đánh giá của tác giả thì với tiềm lực của Trường Đại học Luật Hà Nội thì
việc trang bị máy móc và các thiết bị tin học phục vụ cho công tác quản lý và
giảng dạy đã được thực hiện tốt trong quá trình ứng dụng CNTT vào trong
công tác quản lý và giảng dạy.
• Về hệ thống mạng: Như đã nói ở trên đây cũng chính là một vấn đề cần quan
tâm. Việc nối mạng cho tất cả các máy tính trong toàn trường là một nhu cầu
tất yếu, nhưng nếu không có giải pháp thì nó cũng chính là một điểm yếu khi
làm việc trên mạng. Hiện nay Trường Đại học Luật có 10 toà nhà phục vụ
cho công tác quản lý và giảng dạy trong toàn trường. Sơ đồ mặt bằng các toà
nhà trong khuôn viên trường Đại học Luật Hà Nội được miêu tả chi tiết
thông qua hình 1.2 sau:

10



NHÀ G

NHÀ I
NHÀ
F

NHÀ B
NHÀ
E

NHÀ C

NHÀ D

NHÀ
K5

NHÀ K3

NHÀ K4

Hình 1.2: Sơ đồ mặt bằng Trường Đại học Luật Hà Nội
Toà nhà B là toà nhà trung tâm và từ phòng SERVER tại nhà B hệ thống mạng
sẽ được nối mạng LAN ngang hàng tới tất cả các toà nhà còn lại trong toàn trường.
Việc triển khai mạng ngang hàng này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và dễ triển
khai. Tuy nhiên nhược điểm có nó là hệ thống mạng không ổn định, không có tính
bảo mật và rất hay bị trục trặc mạng do có quá nhiều máy kết nối vào hệ thống
mạng. Hiện nay mặc dù đã dùng tới 05 đường ADSL của các nhà cung cấp Internet

nhưng hệ thống mạng vẫn không thoả mãn nhu cầu của người dùng. Hệ thống mạng
chưa ổn định dẫn tới việc khai thác các module phần mềm chạy trên mạng nội bộ là
rất khó khăn chưa kể đến việc bảo hành bảo trì hệ thống mạng khi có trục trặc xảy
ra là rất vất vả khi sự cố xảy ra.
Về người dùng đối với hệ thống mạng cũng sẽ có sự khác nhau về nhu cầu và cần
có sự phân quyền để đảm bảo tính bảo mật. Trong Trường Đại học Luật Hà Nội hệ
thống mạng sẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
11


1.

Lớp mạng sử dụng cho hệ thống phần mềm quản lý đào tạo dùng cho phòng

Đào tạo, phòng Công tác sinh viên, các Khoa và Bộ môn
2.

Lớp mạng dùng cho thư viện vì trong thư viên Trường Đại học Luật Hà Nội

ngoài việc kết nối mạng LAN toàn trường còn cần phải kết nối với các máy chủ
CSDL Luật có bản quyền để khai thác và tra cứu và chỉ có các máy trong thư viện
mới có chức năng này
3.

Lớp mạng dành cho sinh viên dùng để truy cập Internet không được phép truy

cập tới dữ liệu khác trong toàn trường
4.

Lớp mạng dành cho các dự án ngắn hạn


5.

Lớp mạng dành cho các kỹ sư CNTT

Các lớp mạng này sẽ được phân quyền độc lập và có các Rule để giao tiếp với nhau
khi có nhu cầu.


Về hệ thống phần mềm: Hệ thống phần mềm hiện nay vẫn đang sử dụng hệ

thống Union2.0 của tập đoàn Tinh vân xây dựng từ năm 2003. Hệ thống phần mềm
này chỉ chạy được tại Phòng đào tạo của nhà trường không liên kết được với các
khoa, phòng ban nên việc chia sẻ dữ liệu gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay tập đoàn
Tinh Vân đã không còn hỗ trợ kỹ thuật cộng với sự thay đổi từ khi có quy chế
25/2006/QĐ-BGDĐT và 43/2007/QĐ-BGDĐT thì phần mềm chỉ còn tác dụng tổng
hợp điểm cuối kỳ, cuối khoá cho các sinh viên. Khâu tổ chức thi, học lại, hoãn thi,
nhập các điểm thành phần gần như đang làm rất thủ công. Nói chung với hệ thống
phần mềm hiện có thì việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đào tạo của
Trường Đại học Luật Hà Nội đang đạt hiệu quả rất thấp. Đây cũng chính là điều
trăn trở và là mối quan tâm rất lớn của tác giả đối với vấn đề này.
1.2. Các giải pháp CNTT cần áp dụng
1.2.1. Giải pháp về hệ thống mạng (System Network)
Căn cứ vào các vấn đề bất cập đã nêu ra ở phần thực trạng ứng dụng CNTT trong
trường Đại học Luật tác giả sẽ đưa ra một giải pháp mạng dựa trên nền công nghệ
mạng tiên tiến, sử dụng các thiết bị của hãng CISCO để giải quyết các vấn đề về hạ
tầng mạng. Mặc dù trọng tâm của luận văn này sẽ là hướng tới việc phân tích thiết
12



kế và triển khai các ứng dụng phần mềm cụ thể để giải quyết các vấn đề bất cập
trong quá trình quản lý đào tạo, nhưng do tầm quan trọng của hạ tầng mạng đối với
các ứng dụng phần mềm chạy trên mạng LAN nên tác giả sẽ đưa ra một mô hình
mạng tối ưu để có thể khắc phục các sự cố gây ảnh hưởng tới người dùng, tăng tính
hiệu quả khi làm việc với các ứng dụng.
Trong phần về cơ sở hạ tầng thông tin tập trung, tác giả đề xuất 05 đường truyền
kết nối Internet đang tồn tại nên hợp nhất trong một đường truyền với địa chỉ IP
tĩnh (static IP-address) cho phép sử dụng các địa chỉ IP tĩnh này làm Host để dùng
vào các máy chủ Website, máy chủ đăng ký học trực tuyến. Với hệ thống mạng
ngang hàng đang sử dụng nên chuyển sang mô hình mạng có tường lửa (firewall) và
mạng LANs ảo (V-LANs) để tăng cường an ninh mạng. Việc này rất hữu ích khi
chúng ta triển khai mạng đối với mô hình lớn hàng vài trăm máy tính trở lên, số
lượng người dùng lớn và mục đích sử dụng mạng máy tính cũng rất khác nhau. Một
vấn đề cũng rất quan trọng trong công tác quản trị mạng là nên sử dụng hệ thống
lưu điện (UPS) đủ mạnh cho các thiết bị trung tâm như máy chủ, các thiết bị chuyển
mạch (Switch). Hiện nay nhà trường có tới 05 đường truyền kết nối Internet tuy
nhiên tất cả các đường truyền này có đường truyền băng thông hẹp, trong số đó
không có hệ thống nào có địa chỉ IP tĩnh. Vì thiếu địa chỉ IP tĩnh đã cản trở các
công việc liên quan tới tạo các Web Server như Mail Server, Webserver...Theo ý
kiến của tác giả thì nên xoá bỏ 05 đường truyền kết nối Internet và thay thế bằng
một đường truyền cao tốc với địa chỉ IP tĩnh cho toàn trường. Việc này cho phép
thực hiện xuất bản điện tử, thư điện tử và máy chủ web... Tất cả người sử dụng của
trường sẽ được hưởng lợi từ đường truyền tố độ cao hơn. Đường truyền phù hợp
hiện tại đối với nhu cầu của Trường Đại học Luật Hà Nội là đường Lease Line
10Mbps trong nước và 02 Mbps quốc tế. Hiện nay giá của gói cước này đang tiệm
cận dần với mức giá sử dụng của các trường học và doanh nghiệp.
Các thiết bị mạng nên dùng của hãng Cisco cho dù giá cả hơi đắt hơn so với các
tính năng khác nhưng bù lại độ thông minh của thiết bị được đánh giá là rất có chất
lượng. Nên thay firewal với chủng loại Cisco PIX 515, thiết bị này cho phép chúng
13



×