Tải bản đầy đủ (.pptx) (45 trang)

Chuong 6 1 ky thuat nuôi cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 45 trang )

Khoa Thủy sản
BM Nuôi trồng Thủy sản

Chương 6

Kỹ thuật nuôi cá


Nuôi cá ao


Nuôi cá ao nước tĩnh


Quy trình kỹ thuật
Chọn ao nuôi

Chuẩn bị ao nuôi

Thả cá giống

Chăm sóc, quản lý

Thu hoạch


1. Chọn ao nuôi
 Vị trí:





Ao có vị trí thuận lợi về nguồn nước (cấp, thoát nước), giao thông vận tải (tiêu thụ cá)
Chất đất: Đất thịt pha cát nhẹ

 DT ao nuôi



DT ao nuôi to hay nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của cá thông qua các biển đổi của ĐK lý hoá của MT. (Ảnh hưởng của
môi trường, thu hoạch...)



2
DT ao nuôi từ 500-2000m là phù hợp

 Độ sâu





Trong phạm vi độ sâu thích hợp 0,8-3.5 m ao càng sâu năng xuất càng cao
Ao nuôi cá tăng sản nên có độ sâu từ 1,5 – 2m.
Ao không nên quá nông hoặc quá sâu (ảnh hưởng của đk môi trường)

 Nguồn nước và chất nước




Chất nước đảm bảo những yêu cầu trong NTTS: DO từ 3mg/l trở lên, pH từ 7 – 7, 5.


2. Chuẩn bị ao (cải tạo ao)
 Mục đích của chuẩn bị ao: bằng các biện pháp KT tạo ĐK tốt nhất về MT cho cá sinh
trưởng tốt trong chu kỳ sản xuất tiếp theo.

 Quy trình kỹ thuật :

-

Bước 1: Làm cạn hết nước trong ao, tu sửa lại bờ ao, dọn dẹp cây cối um tùm xung quanh ao, lấp hết
các hang hốc quanh bờ ao để không mất nước do dò rỉ, vét bớt bùn đáy ao (nếu quá dày).

-

Bước 2: Dùng vôi để tẩy trùng cho ao (vôi bột hay vôi tôi đều được), vôi được rắc xung quanh bờ ao,
đáy ao. Liều lượng vôi bón cho ao tuỳ theo độ pH của MT. Đối với ao đất thịt không chua (pH trung tính
2
2
hoặc hơi kiềm) bón từ 5-7 kg/100m . Đối với ao đất sét chua, bón từ 10 – 15 kg/100m .


Bước 3: Bón phân gây màu nước ngay từ ban đầu

 Mục đích: tạo nên cơ sở thức ăn tự nhiên cho cá,
 Bón phân dựa vào hàm lượng chất hữu cơ có sẵn trong ao mà ta điều chỉnh:

-


Đối với cơ sở giàu nguồn phân hữu cơ thì bón 20 – 30 kg phân chuồng /100m 2, kết hợp với 8 – 10 kg
phân xanh.

-

Đối với nơi nghèo nguồn phân thì sử dụng công thức: 10 – 15 kg phân chuồng, 8 – 10 kg phân xanh
kết hợp với 0,3 – 0, 4 kg phân đạm Ure/100m2.

 Bước 4: lấy nước vào ao: lọc trước khi lấy nước vào ao


3. Thả cá giống
 Thời vụ thả cá giống



Đối với các ao nuôi ghép cá giống được thả vào hai vụ chính: Vụ xuân từ tháng 2 – 3, vụ thu từ tháng 8 – 9 (trừ
cá rô phi).

 Tiêu chuẩn cá giống thả



Tiêu chuẩn cá giống hiện nay phải lấy tiêu chuẩn chiều dài cá làm chính, bên cạnh đó phải xét đến trọng lượng,
hình thái ngoài, mầu sắc, bệnh tật, độ đồng đều...



Có thể thả cá ở các cỡ khác nhỏ hơn như cỡ cá hương (giống lớn và giống nhỏ có nhiều ưu điểm và nhược
điểm khác nhau? Về tỉ lệ sống, thời gian nuôi và giá thành)




Cá giống thả trong ao có hai loại chính: loại được sản xuất trong năm và loại được giữ qua đông (còn gọi là
giống lưu).


Bảng tham khảo cỡ cá giống thả
Loại cá

Kích thước (cm)

Cá mè trắng, mè hoa

10 – 12

Cá trắm cỏ

12 – 15

Cá Rô hu, Mrigal

8 – 12

Cá chép, trôi

6 – 10

Cá rô phi


4-6

Cá Tra

8 - 15


Kĩ thuật thả cá giống
 Đối với cá vận chuyển từ nơi khác đến, cần chú ý cân bằng nhiệt độ giữa trong túi và
ngoài ao trước khi thả cá (ngâm túi cá giống trong ao nuôi)

 Đối với cá ở các ao lân cận: thả cá nhẹ nhàng, để cá tự bơi ra khỏi túi chứa đựng,
tránh đổ cá mạnh xuống ao

 Một số chú ý:
 Khi thả cá giống cỡ nhỏ không nên thả cá với mật độ quá dày
 Thả cá lưu ý vào mùa lũ lụt  phải có biện pháp để giữ cá tránh cá đi mất



Mật độ cá giống thả
 Khái niệm: Mật độ cá giống thả là chỉ số lượng cá giống trong một đơn vị DT ao.
 Đơn vị tính: theo quy định thống nhất là con/ha, một số nơi dùng con/sào, hay con/m3. Cũng có khi dùng đơn vị kg/ha,
kg/sào... Trong đó kg đại diện cho một số lượng cá nhất định.

 Đây là một chỉ tiêu kỹ thuật cần được xác định một cách hợp lý.
 Mật độ cá thả phải hợp lý và phù hợp với đặc điểm sinh học của loài sao cho không quá dày hay quá thưa:





Quá dày: chậm lớn, dễ bùng phát dịch bệnh
Quá thưa: không kinh tế, không tận dụng được lượng thức ăn dư thừa

 Căn cứ để xác định mật độ thả:





Điều kiện tự nhiên của ao: S, độ sâu, mặt thoáng, nguồn nước
Trình độ quản lý
Phương thức nuôi: thâm canh, quảng canh…


4. Chăm sóc, quản lý
 Cho ăn thức ăn đảm bảo số lượng và chất lương. Có thể thức ăn tự chế hoặc
thức ăn công nghiệp

 Lượng thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn
 Đảm bảo các yếu tố môi trường nuôi phù hợp
 Xử lý ao nuôi khi điều kiện môi trường không phù hợp, dịch bệnh xuất hiện


Tỷ lệ sống của các loài cá nuôi trong ao
 Tỷ lệ sống của cá phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
 Con giống:





Tiêu chuẩn cá giống khi thả (kích cỡ cá thả): giống nhỏ tỉ lệ sống thấp, hao hụt lớn
Tình trạng sức khỏe của con giống khi thả

 Kỹ thuật và kinh nghiệm thả cá giống



Thả con giống đúng kỹ thuật tránh được hiện tượng cá bị sốc, stress là nguyên nhân gây suy giảm tỉ lệ sống ban đầu trong ao nuôi.

 Chất lượng và kỹ thuật cải tạo ao




Diệt tạp không hết trong đó có lẫn các đối tượng cá địch hại  tỉ lệ sống giảm
Không diệt trừ được các mầm bệnh, không loại bỏ được các khí độc gây nguy hiểm cho cá gây cá chết hàng loạt hoặc làm giảm năng suất của
cá nuôi

 Tình hình quản lý, chăm sóc và thu hoạch




Quản lý không tốt  mất cá do cá bỏ đi
Không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá  cá chết đói...

 Tình hình địch hại, bệnh cá



5. Thu hoạch cá
 Thu toàn bộ



Ưu điểm: thu toàn bộ lượng cá thuận lợi cho quá trình cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi sau



Nhược điểm: dễ bị ép giá và giá thành cá thấp

 Thu tỉa:



Thu dần những cá thể có khối lượng, kích cỡ to và để lại những con có kích thước nhỏ để nuôi tiếp



Ưu điểm: thu loại được các cỡ cá khác nhau tránh tình trạng cạnh tranh thức ăn trong ao bởi những
cá thể to lớn



Nhược điểm: quá trình thu hoạch ảnh hưởng đến những cá thể khác trong ao nuôi



Kỹ thuật chuẩn bị ao mới đào


Lấy nước ngâm ao


Nuôi cá ao nước chảy




Đặc điểm của nuôi cá ao nước chảy


Diện tích nuôi:




Chỉ nuôi trong một diện tích nhỏ nhưng lại cho năng suất cao gấp nhiều lần nuôi cá ao nước tĩnh.
Diện tích có thể từ 120 – 200m2 nhưng có thể áp dụng các biện pháp kĩ thuật cao và tạo ra năng suất rất lớn



Mật độ: Cá được nuôi với mật độ dày, tận dụng tối đa diện tích và khối nước trong ao. (100 – 300con/m2)



Chất nước:








Sử dụng nguồn nước lưu thông để thường xuyên cung cấp đủ oxi cho cá
Điều hoà nhiệt độ giữa các tầng nước
Loại được các chất khí độc ra khỏi ao
Môi trường sống của cá luôn được trong sạch, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất, giúp cá sinh trưởng nhanh.

Đối tượng nuôi: chủ yếu là các loài cá ăn trực tiếp như cá chép, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá tra… thức ăn
cung cấp cho ao nuôi là chủ động do con người cung cấp, không phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên.


Ưu nhược điểm






Ưu điểm:
Dễ quản lý chăm sóc.
Chủ động sản xuất thức ăn, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá.
Chủ động cho ăn, chăm sóc chu đáo, phòng và trị bệnh kịp thời, chủ động kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá, chủ động thu hoạch đáp ứng nhu cầu của
thị trường.




Có thể chủ động nuôi chuyên một đối tượng nuôi có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Có thể phát triển ở những nơi không có điều kiện nuôi cá ao nước tĩnh, thích hợp với nhiều loại quy mô từ phạm vi nhỏ trong gia đình đến phạm vi

nuôi công nghiệp.  hướng phát triển nuôi cá của tương lai vì diện tích để có thể nuôi cá ngày càng bị thu hẹp  cần đầu tư theo chiều sâu (thâm canh
trên 1 diện tích nhỏ)






Nhược điểm:
Đầu tư để duy trì hệ thống nuôi mang lại năng suất cao tương đối tốn kém
Địa điểm chọn nuôi theo hình thức nuôi ao nước chảy phải có nguồn nước chủ động (lọc sinh học)


Quy trình kĩ thuật
a. Chọn địa điểm:
o Gần nguồn nước chảy qua (chủ động nguồn nước):sông, suối, kênh mương thủy nông…
o Yêu cầu về chất lượng nước: tuân theo các tiêu chuẩn nước trong NTTS
o Một số mô hình nghiên cứu thử nghiệm nuôi trong các hệ thống nước chảy tuần hoàn có lọc sinh
học (quy mô nhỏ và trên 1 số đối tượng)

o Chất đáy: không yêu cầu cao vì trên thực tế có thể xây bể để nuôi.


b. Xây dựng ao
 Diện tích: không nên quá rộng (100 – 500m2). Nếu quá rộng, lượng nước thay trong
ao yêu cầu rất lớn, hoặc không đáp ứng được hình thức nuôi nước chảy.

 Hình dạng ao: hình chữ nhật (chiều dài gấp 2 – 5 lần chiều rộng) để lượng nước thay
trong ao là lớn nhất. Có thể bố trí theo hình tròn hoặc hình bầu dục va nước chảy theo
vòng tròn


 Độ sâu ao: 0,7 – 1m, bờ cao hơn mực nước trong ao từ 0,7 – 1m (đề phòng nước
tràn)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×