Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

nguyen cong khanh (in nop thu vien 9 6) tom he chan trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.03 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------*****---------------

NGUYỄN CÔNG KHANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI VÀ LƯỢNG
THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA
TÔM HE CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) SẠCH
BỆNH GIAI ĐOẠN TÔM POSTLARVAE 10 ĐẾN
POSTLARVAE 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Văn Quyền

HÀ NỘI - 2011

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả


Nguyễn Công Khanh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá học này có sự ủng hộ và giúp đỡ không nhỏ của
trường Đại học Nông nghiệp Hà nội, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản1.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp
Hà nội, Khoa sau đại học, Ban giám đốc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản
1, Phòng Đào tạo và hợp tác quốc tế - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Văn
Quyền, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin cám ơn Ths. Vũ Văn In cùng toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ
công nhân viên của Trung tâm giống hải sản quốc gia miền Bắc tại Cát BàHải Phòng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn
này.
Lời cám ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp,
những người đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong
cuộc sống.
Hà nội, tháng 4 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Công Khanh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………………………….i

Lời cảm ơn……………………………………………………………………ii
Mục lục.……………………………………………………………………...iii
Danh mục viết tắt………………………………………………………….….v
Danh mục bảng………………………………………………………………vi
Danh mục hình………………………………………………………………vii
Danh mục đồ thị……………………………………………………………..vii
1. MỞ ĐẦU............................................................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
1.2. Mục tiêu của Đề tài...............................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu.............................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................................3

2.1. Vài nét về tôm chân trắng.....................................................................3
2.1.1. Đặc điểm phân loại của tôm he chân trắng như sau:............................................3
2.1.2. Hình thái, cấu tạo..................................................................................................3
2.1.3. Nguồn gốc:...........................................................................................................4
2.1.4. Tập tính sống:.......................................................................................................4
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng...........................................................................................5
2.1.6. Đặc điểm sinh sản.................................................................................................6

2.2. Tôm chân trắng sạch bệnh....................................................................7
2.3. Dinh dưỡng tôm chân trắng..................................................................9
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................11

3.1. Địa điểm và thời gian..........................................................................11
3.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................11
3.3. Thức ăn thí nghiệm.............................................................................11
3.4. Thiết kế thí nghiệm.............................................................................12
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................14

3.5.1. Môi trường..........................................................................................................14
3.5.2. Tốc độ tăng trưởng.............................................................................................15
3.5.3. Tỷ lệ sống...........................................................................................................15

3.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................16
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................................................17

4.1. Các yếu tố môi trường........................................................................17
4.2. Ảnh hưởng của từng loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống
của tôm.......................................................................................................19
4.2.1. Tốc độ tăng trưởng.............................................................................................19
4.2.2. Tăng trưởng về chiều dài trung bình và khối lượng trung bình qua các thời kỳ.
......................................................................................................................................20
4.2.3. Tỷ lệ sống...........................................................................................................23

iii


4.3. Ảnh hưởng của lượng thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của
tôm. 25
4.3.1. Khẩu phần thức ăn..............................................................................................25
4.3.2. Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến tăng trưởng của tôm.............................26
4.3.3. Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến tỷ lệ sống của tôm................................30

4.4. Kết quả kiểm tra yếu tố sạch bệnh......................................................32
5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................................34

5.1. Kết luận...............................................................................................34
5.2. Kiến nghị............................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................35

PHỤ LỤC.............................................................................................................................39

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng việt

Tên tiếng anh

AGR

Tốc độ tăng trưởng tuyệt

Absolute Growth Rate

CP

đối
Thức ăn CP

Pl

Tôm giai đoạn postlarvae

Postlarvae

SGR


Tốc độ tăng trưởng riêng

Specific Growth Rate

TCT

Tôm thẻ chân trắng

TSV

Hội chứng Tau ra

Taura syndrome virus

UP

Thức ăn UP

Uni President

VH

Thức ăn Việt Hoa

WSSV

Bệnh đốm trắng

White spot syndrome virus


YHV

Bệnh đầu vàng

Yellow head virus

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Điều kiện môi trường thích hợp đối với tôm chân trắng..........................................5
Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn..........................................................11
Bảng 3: Khẩu phần thức ăn bố trí thí nghiệm......................................................................14
Bảng 4: Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1..............................................................17
Bảng 5: Kết quả về khối lượng và chiều dài của tôm thí nghiệm 1.....................................20
Bảng 6: Tăng trưởng chiều dài và khối lượng trung của tôm bình qua các tuần.................22
Bảng 7: Tỷ lệ sống của tôm thí nghiệm 1.............................................................................24
Bảng 8: Khẩu phần thức ăn chuẩn........................................................................................25
Bảng 9: Khẩu phần thức ăn thí nghiệm................................................................................25
Bảng 10: Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của tôm qua các tuần ở các khẩu phần
thức ăn khác nhau.................................................................................................................27
Bảng 11: Giá trị trung bình các yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm 2.....................29
Bảng 12: Khẩu phần thức ăn thích hợp cho các giai đoạn...................................................30
Bảng 13: Tỷ lệ sống của tôm qua các tuần của các khẩu phần thức ăn khác nhau..............31
Bảng 14: Kết quả phân tích kiểm tra bệnh tôm....................................................................33

vi



1

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Hình thái, cấu tạo tôm chân trắng (P.vannamei)........................................................3

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

vii


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta vài năm trở lại đây trong ngành nuôi trồng thủy sản thì tôm he
chân trắng (TCT ) là một trong những đối tượng nuôi phổ biến đặc biệt là các
tỉnh duyên hải miền Trung do có một số ưu điểm sau: 1) tốc độ sinh trưởng
nhanh (Chamberlain 2003) 2) TCT phân bố đều trong cột nước, nên có thể
nuôi mật độ cao 3) Tôm chân trắng có tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt hơn nhiều
lần so với tôm sú trong điều kiện độ mặn biến động lớn, thấp (thậm chí 0‰);
nhiệt độ thấp (<15oC) (Wyban & Sweeney 1991). 4) TCT đòi hỏi thức ăn có
hàm lượng Protein thấp hơn tôm sú (Mcintosh et al, 1999, Taw et al, 2002)
dẫn đến giá thành thấp hơn tôm sú 20-30% (FAO, 2003) 5) TCT có khả năng
kháng bệnh cao hơn tôm sú nhất là những dòng đã được gia hóa (Rosenberry,
2002; Flegel, 2003) 6) TCT dễ sinh sản và gia hóa hơn tôm sú (Rosenberry,
2002).
Mặc dù tôm chân trắng là đối tượng có nhiều ưu việt tuy nhiên trong quá
trình nuôi dịch bệnh vẩn xảy ra với quy mô lớn với các bệnh chủ yếu như:
WSSV (White spot syndrome virus), YHV/GAV (Yellow head virus/Grill
associated virus), TSV (Taura syndrome virus), IHHNV (Infectious
hypodermal


and

haematopoietic

necrosis),

LOVV

(Lympoid

organ

vacuolization virus), BP (Baculovirus penaei), và REO (Reovirus) (Overstreet
et al., 1997). Trước tình hình đó sản xuất giống tôm he chân trắng sạch bệnh
là một yêu cầu cấp thiết đối với nghề nuôi tôm chân trắng và trong quá trình
sản xuất giống tôm chân trắng sạch bệnh thì thức ăn là một yếu tố quan trọng.
Hiện nay trong quá trình sản xuất giống chủ yếu là dùng thức ăn công nghiệp
với rất nhiều và khẩu phần khác nhau. Do đó đòi hỏi phải có sự đánh giá lựa
chọn loại thức ăn tốt nhất với sự tăng trưởng của tôm, từ đó góp phần tạo ra
được một quy trình khép kín sản xuất ra giống tôm đảm bảo chất lượng.

1


Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
Tôm he chân trắng (Penaeus vannamei) sạch bệnh giai đoạn tôm
Postlarvae 10 đến Postlarvae 45”
1.2. Mục tiêu của Đề tài

Bước đầu thí nghiệm lựa chọn được loại và lượng thức ăn phù hợp cho
tôm he chân trắng sạch bệnh giai đoạn Pl10 – Pl45 góp phần hoàn thiện quy
trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng sạch bệnh.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Lựa chọn loại thức ăn phù hợp cho tôm he chân trắng giai đoạn Pl 10 Pl45.
- Xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho tôm he chân trắng giai đoạn Pl 10Pl45.

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vài nét về tôm chân trắng
2.1.1. Đặc điểm phân loại của tôm he chân trắng như sau:
Đặc điểm phân loại của tôm thẻ chân trắng như sau:
Ngành:

Arthropoda

Lớp:

Crustacea
Bộ:

Decapoda
Họ chung:

Penaeidea

Họ:
Giống:


Penaeus Fabricius
Penaeus

Loài: Penaeus vannamei hoặc Lipopenaeus vannamei.
Tôm he chân trắng (P.vannamei) là loài tôm biển, có nguồn gốc từ vùng
biển xích đạo Đông Thái Bình Dương, từ Mexico đến Peru. Tôm thẻ chân
trắng phân bố trong các thuỷ vực từ 40 độ vĩ Bắc đến 40 độ vĩ Nam. Tôm thẻ
chân trắng được nuôi phổ biến ở khu vực châu Mỹ La Tinh, Hawaii, Đài
Loan, Trung Quốc, Thái Lan,Việt Nam...
2.1.2. Hình thái, cấu tạo
Tương tự như các loài tôm he khác, cấu tạo của tôm chân trắng gồm các
bộ phận sau:

Hình 1. Hình thái, cấu tạo tôm chân trắng (P.vannamei)

3


Chuỷ tôm có 2-4 (đôi khi có 5-6) răng cưa ở phía bụng. Vỏ giáp có gai
gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi, không có rãnh sau mắt,
không có rãnh tim mang. Tôm chân trắng có 6 đốt bụng, có 3 đôi mang trứng,
rãnh bụng rất hẹp hoặc không có, gai đuôi không phân nhánh. Râu không có
gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Con đực khi thành
thục có bộ phận giao phối đực cân đối, nửa mở, không có màng che. Túi chứa
tinh của tôm thẻ chân trắng có cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm ống chứa đầy tinh
dịch và có cấu trúc gắn kết riêng biệt với sự sinh sản cũng như với các chất
kết dính. Con cái khi thành thục có túi “thụ tinh” mở và đốt sinh dục thứ 14
gợn lên thành mấu lồi, thành lỗ hoặc khe rãnh.
2.1.3. Nguồn gốc:

Tôm he chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ biển Pê-ru đến
Nam Mêhycô và được di giống đến nhiều nước: Trung Quốc, Thái Lan,
Philippin, Inđônexia, Malaixia, Việt Nam…
2.1.4. Tập tính sống:
Ấu trùng và tôm con của loài tôm chân trắng do tác động cơ học của
thuỷ triều, phân bố tập trung ở cửa sông, ven bờ, nơi giàu sinh vật thức ăn.
Tôm trưởng thành phân bố ngoài khơi và có tập tính di cư sinh sản theo đàn.
Ban ngày tôm sống vùi trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn. Trong ao nuôi
chúng thích bơi thành hàng dọc theo bờ ao hoặc giữa ao. Về đêm nếu giật
mình sẽ đồng loạt búng lên khỏi mặt nước. Ngoài ra còn hay chui đáy ao và
bờ ao để tìm mồi nên nước hay bị đục.

4


Bảng 1. Điều kiện môi trường thích hợp đối với tôm chân trắng
Chỉ số môi trường
Khoảng cho phép
Khoảng tối ưu
Độ mặn (‰)
10 – 30
20 – 25
pH
7.0 – 9.0
8.0 – 8.5
Kiềm (ppm)
70 – 150
90 – 140
Độ trong (cm)
20 – 50

30 – 40
Ôxy hòa tan (mg/l)
≥3
>4
NH3 (mg/l)
< 0.1
Độc khi pH cao
NO2 (mg/l)
≤ 0.05
< 0.05
Tôm chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột
của môi trường sống. Các thử nghiệm cho thấy:
- Tôm thích nghi tốt với ngưỡng oxy thấp: Tôm con cỡ 2-7cm trong
một khăn ướt (độ ẩm trên 80%, nhiệt độ 27 0C), để sau 24 giờ vẫn sống 100%,
sức chịu đựng hàm lượng oxy thấp nhất là 1,2mg/l. Tôm càng lớn sức chịu
đựng oxy thấp càng kém: với cỡ 2 - 4cm là 2,0 mg/l, cỡ dưới 2cm là 1,05
mg/l. (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003)
- Thích nghi tốt với thay đổi độ mặn: cỡ tôm 1-6cm đang sống ở độ
mặn 20‰ trong bể ương, khi chuyển vào các ao nuôi chúng có thể sống trong
phạm vi 5-50‰, thích hợp nhất là 10 - 40‰, khi dưới 5‰ hoặc trên 50‰ tôm
bắt đầu chết dần, những con tôm cỡ 5cm có sức chịu đựng tốt hơn cỡ tôm nhỏ
hơn 2cm. Đây là thuận lợi trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Thích nghi với nhiệt độ nước: Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ
nước ổn định từ 25-320C, vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Đang
sống ở bể ương, nhiệt độ nước là 150C, thả vào ao, bể có nhiệt độ 12-280C
chúng vẫn sống 100%, dưới 90C thì tôm chết dần. Tăng dần lên 41 0C, cỡ tôm
dưới 4cm và trên 4cm đều chỉ chịu được tối đa là 12 giờ rồi chết hết. (Thái Bá
Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003)
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Tôm he chân trắng nhỏ hơn tôm sú, nhưng nó phát triển nhanh hơn 60

ngày đầu, 90-100 ngày đạt 15-20g/con trong khi đó tôm sú trong 120 ngày đạt

5


tới 35-40g/con (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003).
Khác với sinh trưởng mang tính liên tục ở cá, sinh trưởng của tôm mang
tính giai đoạn, đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và khối lượng
sau mỗi lần lột vỏ. Tôm muốn tăng kích thước phải tiến hành lột xác và quá
trình này thường tùy thuộc vào dinh dưỡng, môi trường nước và cả giai đoạn
phát triển của cá thể. Tôm còn nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 - 2
ngày, lớn hơn cần 6 -7 ngày, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Nuôi 60
ngày có thể đạt đến thương phẩm, nhưng người ta thường thu hoạch 100 - 120
ngày đạt cỡ tôm trung bình 17g (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2003).
2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Quá trình sinh sản của tôm he chân trắng cũng giống như các loài tôm
biển khác, gồm các giai đoạn: giao vĩ, thành thục và đẻ trứng.
Đến giai đoạn trưởng thành, tôm thành thục sinh dục và tiến hành giao
vĩ. Ở con cái buồng trứng đầu tiên có màu trắng đục sau đó chuyển thành màu
vàng nâu hoặc xanh nâu. Trong những ngày đẻ trứng tôm đực có nhiệm vụ
đưa các túi tinh vào túi chứa tinh của con cái, con cái sẽ đẻ sau vài giờ.
Sự quấn quýt nhau giữa con đực và con cái bắt đầu vào buổi chiều và có
liên quan chặt chẽ đến cường độ ánh sáng. Sự phân cắt của trứng diễn ra sau
khi đẻ và hoàn tất sau khoảng ít giờ trong điều kiện nhiệt độ 28-30 0C. Quá
trình đẻ được bắt đầu bằng sự nhảy lên đột ngột và bơi nhanh của con cái.
Quá trình này chỉ diễn ra trong vòng một phút.
Tôm mẹ thành thục lần đầu từ năm thứ hai trở đi khi khối lượng cơ thể
đạt 30-40g/con. Số lượng trứng tuỳ thuộc kích cỡ tôm mẹ. Nếu tôm có khối
lượng 30-35g/con lượng trứng sẽ là 100.000-250.000 hạt, trứng có đường
kính khoảng 0,22 mm. Mùa đẻ rộ vào tháng 4-5 ở Ecuador vào tháng 12 đến

tháng 4 ở Peru. Tôm he chân trắng thuộc loại hình sinh sản túi mở, khác với
loại hình túi chứa tinh kín như của tôm sú nên tôm bố mẹ thành thục xong thì
tự giao vĩ, con đực chuyển túi tinh dễ dàng.

6


2.2. Tôm chân trắng sạch bệnh
Do đặc điểm tôm chân trắng giống cho nuôi tôm thịt chủ yếu là từ gia
hóa, việc nhập khẩu tôm bố mẹ và postlarvae (Pl) không đảm bảo chất lượng
là con đường truyền các bệnh truyền nhiễm ngoại lai mới, nguy hiểm cho khu
hệ và đối tượng nuôi thủy sản bản địa (Flegel, 2005). Những năm 1980s, chỉ
có khoảng 6 loài vi rút được phát hiện, nhưng những năm 1990s đã lên tới
hơn 20 loài (Hernandez-Rodriguez et al., 2001) và mới đây nhất (năm 2007)
là khoảng 30 loài (Lighner, 2007). TCT là loài tiềm ẩn và lan truyền các tác
nhân gây bệnh WSSV (White spot syndrome virus), YHV/GAV, TSV,
IHHNV, LOVV (Lympoid organ vacuolization virus), và REO (Overstreet et
al., 1997). Theo luật của tổ chức sức khỏe động vật thế giới (OIE) thì WSSV,
YHV/GAV, TSV, IHHNV, PB là 05 trong số 07 loài vi rút bắt buộc phải khai
báo và kiểm dịch khi xuất-nhập khẩu tôm vì chúng có tính lây truyền cao, có
khả năng gây thành dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội, thậm chí ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng (OIE, 2003; OIE wibesite).
Trước tình hình đó tôm chân trắng sạch bệnh được các nhà khoa học Hoa
Kỳ nghiên cứu để sản xuất được tôm giống sạch bệnh chủ yếu là các bệnh
nguy hiểm phổ biến như WSSV, YHV/GAV, TSV, IHHNV, LOVV, BP
(Baculovirus penaei), và REO đặt tên là tôm giống sạch bệnh đặc hiệu
(Specific Pathogen Free- SPF). Chương trình nghiên cứu lựa chọn nguồn tôm
chân trắng giống sạch bệnh (SPF) đã được tiến hành từ năm 1989 tại Hawai
và đến hiện tại đã có rất nhiều tổ chức, nhà sản xuất có thể cung cấp nguồn
giống “sạch bệnh” (FAO, 2004). Tại Mỹ và nhiều nước khác, đàn tôm giống

SPF đã chứng tỏ khả năng cho năng suất cao. Sản lượng tôm đã tăng lên gấp
đôi khi sử dụng tôm SPF (MoF, 2005).
Để phát triển đàn SPF, tôm được thu từ tự nhiên và được vận chuyển vào
một cơ sở cách ly sơ cấp. Tại cơ sở sơ cấp, chúng được phân tích những mầm
bệnh nhất định bằng các công cụ chuẩn đoán bệnh thích hợp. Nếu tôm dương

7


tính với bất kỳ mầm bệnh nào thì chúng sẽ bị hủy ngay. Nếu tôm âm tính sau
vài lần kiểm tra thì được chuyển tới cơ sở cách ly thứ cấp để được nuôi tới cỡ
trưởng thành và sinh sản trong điều kiện cách ly. Do một số loại virus có thể
lây truyền từ bố mẹ sang con (lây truyền dọc) nên những thế hệ con mới (F1)
được kiểm tra bệnh lý nghiêm ngặt. Nếu thế hệ F1 âm tính với các mầm bệnh
sau vài lần kiểm tra thì chúng được chuyển ra khỏi cơ sở cách ly thứ cấp và có
thể coi là tôm bố mẹ SPF và được chuyển đến các trung tâm sinh sản hạt
nhân. Đàn tôm bố mẹ này được coi là SPF hoàn toàn nhưng vẫn phải tiếp tục
kiểm tra để đảm bảo tình trạng SPF. Tôm được lưu giữ trong trung tâm sinh
sản hạt nhân NBC tổ chức tốt để đảm bảo duy trì SPF. Đàn tôm bố mẹ này
được coi là SPF hoàn toàn nhưng vẫn phải tiếp tục kiểm tra để đảm bảo tình
trạng SPF. Tôm được lưu giữ trong NBC tổ chức tốt để đảm bảo duy trì SPF
(ví dụ nơi có lịch sử âm tính với bệnh được chương trình giám sát ghi nhận)
(Lotz 1997).
Ở Việt Nam tôm chân trắng được một số công ty: Việt Mỹ (Quảng
Ninh), ASIA Hawai (Phú Yên) và công ty Duyên Hải (Bạc Liêu) du nhập vào
Việt Nam từ những năm 1999-2000. Sau đó, tôm chân trắng được nuôi khảo
nghiệm mở rộng ở một số địa phương. Nguồn giống nhập từ Trung Quốc,
Thái Lan. Một số ít giống được sản xuất từ những tôm mẹ chọn từ các ao nuôi
thương phẩm. Một số (chủ yếu các doanh nghiệp nước ngoài và một vài
doanh nghiệp lớn trong nước) nhập tôm bố mẹ từ Hawaii. Kết quả nuôi có nơi

cho năng suất cao và có hiệu quả kinh tế như Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Nghệ
An, Kiên Giang… Nhưng ở nhiều nơi, năng suất nuôi không ổn định, dịch
bệnh xảy khá trầm trọng. Ngoài việc mắc các loại bệnh thường gặp tương tự
tôm sú, tôm chân trắng còn phát hiện nhiễm hội chứng Taura (TSV) (Uyen,
2005). Khả năng, TSV đột biến thành các chủng gây bệnh mới, hậu quả
không thể lường trước (Flegel, 2005).

8


Đến nay, Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về chân trắng bố
mẹ sạch bệnh đặc hiệu SPF được công bố. Một số doanh nghiệp nhập tôm bố
mẹ SPF về cho đẻ nhưng không có thông tin tôm giống có SPF hay không.
Những năm sau, tôm bố mẹ được tuyển chọn từ đàn tôm thịt và chưa có công
trình nào công bố tôm thịt có được nuôi trong điều kiện an toàn sinh học để có
tôm SPF hay không.
Nghiên cứu sản xuất tôm sạch bệnh đặc hiệu ở Việt Nam hiện nay mới
chỉ được bắt đầu trên tôm sú và đang được triển khai tại Viện nghiên cứu
NTTS II,III. Đề tài đã triển khai được hơn 3 năm, kết quả chưa được công bố.
Về sản xuất, Viện nghiên cứu NTTS I liên doanh với Công ty MOANA của
Mỹ sản xuất tôm sú giống sạch bệnh. Kết quả năm 2007, 2008 cho thấy khả
quan nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Ở các địa phương, có đơn vị, cơ sở nhập tôm bố mẹ SPF từ Hawaii
nhưng sau đó số lượng và chất lượng con giống, những bước đi tiếp theo chưa
được công bố. Một số doanh nghiệp liên doanh nước ngoài như CP, Uni công
bố sản xuất giống TCT chất lượng cao nhưng chưa có cơ quan nào được công
nhận là SPF.
2.3. Dinh dưỡng tôm chân trắng
Tôm chân trắng là loại tôm ăn tạp giống như các loại tôm he khác, thức
ăn của nó cũng cần các thành phần: Protid, glucid, vitamin và muối khoáng…

Thiếu hay không cân đối các thành phần cấu tạo nên thức ăn đều ảnh hưởng
đến sức khỏe và tốc độ lớn của tôm. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm
thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng thức ăn
chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm (thức ăn ướt). Thức ăn cho tôm chân trắng cần
hàm lượng đạm thấp nhất trong các loài tôm nuôi tôm chân trắng cần 35-38%
Protein, trong khi đó tôm sú cần 40% Protein , (Trần Minh Anh, 1989)
Giai đoạn ấu trùng: Do tập tính sống trôi nổi bắt mồi thụ động bằng các
đôi phụ bộ nên thức ăn phải phù hợp với cỡ miệng. Thức ăn mà ấu trùng sử

9


dụng trong thuỷ vực tự nhiên là các loài tảo khuê (Skeletonema,
Chaetoceros...), luân trùng (Brachionus Plicatilis), các động vật giáp xác nhỏ,
vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật. Trong sản xuất giống nhân
tạo, các loại thức ăn như: ấu trùng Artemia, thịt tôm, thịt cá, mực, lòng đỏ
trứng gà, thức ăn công nghiệp...thường được sử dụng ( Trần Minh Anh, 1989)
Giai đoạn tiền trưởng thành: Trong thuỷ vực tự nhiên tôm tiền trưởng
thành sử dụng các loại thức ăn như: Giáp xác nhỏ (ấu trùng Ostracoda,
Copepoda, Mysidacca) các loài nhuyễn thể (Mollues) và giun nhiều tơ
(Polychaeta). Khi ương tôm bột lên tôm giống, thức ăn có thể phối hợp từ
nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng về đạm, đường, mỡ
thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của tôm. Lượng đạm thô cần cho tôm
giống từ 30-35% và tôm thịt từ 25-30%.( Trần Minh Anh, 1989)
Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm sử dụng các loại thức ăn
như: Giáp xác sống đáy, hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ và các loại ấu trùng của
động vật đáy...( Trần Minh Anh, 1989)

10



3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian
- Địa điểm thực hiện: Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc Cát
Bà – Hải Phòng
- Thời gian thực hiện đề tài từ: 04/2010 đến 10/2010.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tôm he chân trắng (Penaeus vannamei) sạch
bệnh giai đoạn Postlarvae 10 (Pl10) đến Postlarvae 45 (Pl45).
Tôm Pl10 được lấy từ Trung tâm giống hải sản quốc gia miền Bắc tại Cát
Bà – Hải Phòng.
3.3. Thức ăn thí nghiệm
Thí nghiệm sử dụng 3 loại thức ăn công nghiệp CP, Uni, Việt Hoa
Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn.
Loại thức ăn
Việt
Hoa

Y 110
Y 111
Hi-po

CP

7700
Hi-po

UP

7701

N 310
N 311

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn (%)
Đạm thô Béo thô
Xơ thô
Khoáng
Độ ẩm
40
6-8
3
14
11
40
6-8
3
14
11
40

6-8

3

14

11

40


6-8

3

14

11

42
40

4
4

3
3

13
13

11
11

Thành phần Protein của các loại thức ăn không nhỏ hơn 30%, phù hợp
với nhu cầu tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn đầu (Lim, 1997).
Các loại thức ăn trên đều là thức ăn công nghiệp được sản xuất ở Việt
Nam theo công nghệ của nước ngoài và đạt tiêu chuẩn Việt Nam

11



3.4. Thiết kế thí nghiệm
Gồm 2 thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Xác định loại thức ăn tối ưu
− Thí nghiệm được tiến hành trên 9 bể composit có dung tích 1m 3/ bể,
mật độ 600 con/ m3 sục khí 24/24h, các yếu tố môi trường được đảm bảo như
nhau ở các bể trong suốt thời gian làm thí nghiệm.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Bể 1
UP

Bể 2
CP

Bể 3
VH

Bể 4
UP

Bể 5
CP

Bể 6
VH

Bể 7
UP


Bể 8
CP

Bể 9
VH

− Thời gian thí nghiệm là 35 ngày
− Nước sử dụng trong thí nghiệm: nguồn nước thí nghiệm được lấy tại
trung tâm giống hải sản quốc gia miền Bắc Cát Bà – Hải Phòng. Nước trước
khi đưa vào thí nghiệm đều được lọc và khử trùng, nước sau khi lấy vào được
cho vào ao lắng sau đó được bơm vào hệ thống lọc thô bằng cát. Sau khi lọc
thô xong thì cho vào khu thí nghiệm và được khử trùng bằng chlorin. Cuối
cùng tiến hành chuẩn độ và trung hòa lượng chlorin dư bằng thiosunphat và
cho vào các bể thí nghiệm.
− Tôm trước thí nghiệm được kiểm tra bệnh, đảm bảo có sức khỏe tốt.

12


− Bể thí nghiệm là bể composit có dung tích 1m 3. Trước khi đưa vào thí
nghiệm được ngâm bằng chlorin 24h sau đó rửa sạch bằng dung dịch
thiosunphat.
− Mỗi ngày cho ăn 4 lần.
− Tôm được lấy ngẫu nhiên khi theo dõi các chỉ tiêu.
− Cứ sau 7 ngày tiến hành đo chiều dài, khối lượng tôm và đếm số tôm
của từng lô thí nghiệm để xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của từng
lô thí nghiệm.
Thí nghiệm 2: Xác định lượng thức ăn tối ưu
− Thí nghiệm được tiến hành trên 9 bể composit có dung tích 1m 3/ bể,
mật độ 600 con/ m,3 sục khí 24/24h, các yếu tố môi trường được đảm bảo

như nhau ở các bể trong suốt thời gian làm thí nghiệm.
− Thời gian thí nghiệm: 35 ngày
− Tôm trước thí nghiệm được kiểm tra bệnh, đảm bảo có sức khỏe tốt.
− Vệ sinh bể bằng chlorine.
− Mỗi ngày cho ăn 4 lần.
− Tôm được lấy ngẫu nhiên khi theo dõi các chỉ tiêu.
− Cứ sau 7 ngày tiến hành đo chiều dài, khối lượng tôm và đếm số tôm
của từng lô thí nghiệm để xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm ở
từng lô thí nghiệm.
Cách xác định lượng thức ăn cho ăn ở mỗi lô thí nghiệm.
Lượng thức ăn Mt/ă(g) = Mtôm(g) x n%
Trong đó:
Mt/ă : Tổng lượng thức ăn
Mtôm : Tổng khối lượng tôm.
n: khẩu phần thức ăn

13


Sau khi kết thúc thí nghiệm 1 ta tìm được loại thức ăn tốt nhất và khẩu
phần thức ăn theo khuyến cáo của nhà sản xuất gọi là khẩu phần chuẩn x n%
cho từng giai đoạn. Từ đó khẩu phần thức ăn của tôm thí nghiệm 2 cho từng
giai đoạn được lấy là xn%-1%, xn%, xn% +1% khối lượng thân tôm.
Bảng 3: Khẩu phần thức ăn bố trí thí nghiệm
Ngày
1
7 Cân tôm

Khẩu phần 1
Khẩu phần 2

Khẩu phần 3
(x1-1) %
(x1) %
(x1+1) %
Xác định chiều dài, khối lượng.
Xác định tỷ lệ sống.

8-14
14 Cân tôm

Chọn KP Tối ưu I
(x2-2) %
(x2) %
(x2+2) %
Xác định chiều dài, khối lượng.
Xác định tỷ lệ sống.

15-21
21 Cân tôm

Chọn KP Tối ưu II
(x3-2) %
(x3) %
(x3+2) %
Xác định chiều dài, khối lượng.
Xác định tỷ lệ sống.

22-28
28 Cân tôm


Chọn KP Tối ưu III
(x4-1) %
(x4) %
(x4+1) %
Xác định chiều dài, khối lượng.
Xác định tỷ lệ sống.

29-35
35 cân tôm

Chọn KP Tối ưu IV
(x5-0,5) %
(x5) %
(x5+0,5) %
Xác định chiều dài, khối lượng.
Xác định tỷ lệ sống.
Chọn KP Tối ưu V

3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.5.1. Môi trường

14


- Nhiệt độ nước, Oxi hoà tan, pH trong quá trình thí nghiệm được theo
dõi hàng ngày.
- NH3, NO2- đo 7 ngày/ lần.
3.5.2. Tốc độ tăng trưởng
Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng: 7 ngày xác định 1 lần, lấy 30
con tôm ở mỗi lô thí nghiệm, cân khối lượng và đo chiều dài thân tôm.

• Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối:
Tính theo khối lượng:

AGRw =

Tính theo chiều dài:

AGRl =

Wt 2 − Wt1
t2 - t1

Lt 2 − Lt1
t 2 − t1

Trong đó:
AGRw, AGRl: tốc độ sinh trưởng ngày theo khối lượng (g) và theo chiều
dài (mm).
Wt1, Wt2: khối lượng tôm ở thời điểm t1, t2
Lt1, Lt2: chiều dài tôm ở thời điểm t1, t2
• Tốc độ sinh trưởng tương đối:
Tính theo khối lượng:

SGRw =

Tính theo chiều dài:

SGRl =

Ln(Wt 2) − Ln( Wt1)

×100
t2 - t1

Ln( Lt 2) − Ln( Lt1)
× 100
t 2 − t1

SGRw, SGRl: phần trăm sinh trưởng ngày theo khối lượng (g) và theo
chiều dài (mm).
Wt1, Wt2: khối lượng tôm ở thời điểm t1, t2
Lt1, Lt2: chiều dài tôm ở thời điểm t1, t2
3.5.3. Tỷ lệ sống.

15


− Phương pháp xác định tỉ lệ sống: Tỷ lệ sống được kiểm tra 7 ngày/ lần
bằng cách xả bớt nước trong bể và dùng vợt vợt tôm cho vào bể khác
đếm tôm.
− Tỉ lệ sống được xác định bằng công thức: Ts (%) =A/ B × 100
Trong đó:
Ts: tỉ lệ sống
A: số lượng tôm còn sống cuối giai đoạn
B: số lượng tôm đầu giai đoạn.
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được mã hóa và xử lý bằng phần mềm IRRSTAT Số liệu về
khối lượng, chiều dài, các yếu tố môi trường và tỷ lệ sống được tính trung
bình ở từng đợt thí nghiệm bằng phần mềm Excel. Phân tích phương sai 1
nhân tố ngẫu nhiên và LSD0,05 (Least Significant Diffrence - dấu hiệu sai khác
nhỏ nhất) được sử dụng để xác định mức độ sai khác của yếu tố tăng trưởng,

tỷ lệ sống và các chỉ số của các công thức thí nghiệm. Các thống kê được sử
dụng với mức độ tin cậy 95% (α = 0,05).

16


4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
4.1. Các yếu tố môi trường.
Hệ thống thí nghiệm của chúng tôi bao gồm 9 lô được bố trí trong nhà. Mỗi
lô là mỗi bể composite 1m3 với mật độ là 600 tôm P 10. Nguồn nước dùng để bố
trí thí nghiệm lấy tại trung tâm giống hải sản miền Bắc đã được qua xử lý với các
chỉ tiêu ban đầu là độ mặn: 17 ‰ ; pH: 8,2; DO: 7,0 mg/l; NH 3: 0,041 mg/l và
H2S là 0,002 mg/l. Các yếu tố môi trường ban đầu đưa vào đều nằm trong khoảng
cho phép đối với sự phát triển của tôm he chân trắng.
Bảng 4: Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1
Yếu tố

Chỉ tiêu

Độ mặn
(‰)
pH
Nhiệt
độ( oC)

TB
Min - Max

TB
Min - Max

TB
NH3 (mg/l)
Min - Max
TB
NO2- (mg/l) Min - Max
DO (mg/l)

UP

Các lô thí nghiệm
CP

VH

17

17

17

17

8.2

8.2
30.6
27.7 - 32.5
6.85
6.3 - 7.3
0.048

0.041-0.056
0.0025
0.0015-0.004

8.2
30.5
27.9 - 32.2
6.90
6.4 - 7.5
0.05
0.041-0.061
0.0027
0.0015-0.0036

8.2
30.5
28 - 32.3
6.86
6.4 - 7.3
0.048
0.041-0.055
0.0026
0.0015-0.0032

Ban đầu

30
7.0
0.041
0.0015


Trong quá trình thí nghiệm theo các số liệu ở bảng 3 ta thấy yếu tố độ
mặn trong suốt quá trình thí nghiệm là không thay đổi luôn là 17 ‰ do trong
suốt quá trình thí nghiệm chúng tôi không tiến hành thay nước chỉ cấp nước
thêm bù vào lượng nước hao hụt trong quá trình xi phông.
Yếu tố pH trong 35 ngày thí nghiệm đều bằng 8,2 rất phù hợp cho sự
phát triển của tôm he chân trắng là 7,0-9,0 pH trong các lô không thay đổi có
thể do thí nghiệm được bố trí trong nhà hoàn toàn kín, ít bị ảnh hưởng của
thời tiết. Ngoài ra dụng cụ đo pH chúng tôi sử dụng là test kit dựa vào màu

17


×