Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

ỨNG DỤNG GIS và PHÂN TÍCH đa TIÊU CHÍ TRONG ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÀNH ĐAI RỪNG bảo vệ ĐƯỜNG hồ CHÍ MINH, ĐƯỜNG 9 đoạn CHẠY QUA HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT
------------------o0o------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS VÀ PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ
TRONG ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÀNH ĐAI RỪNG BẢO
VỆ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH, ĐƯỜNG 9 ĐOẠN CHẠY QUA
HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện

ThS. Nguyễn Quang Việt

Lê Minh Tâm

Thừa Thiên Huế, 2017
1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ


tận tình của các quý thầy cô giáo trong khoa Địa lý - Địa chất.
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu Trường Đại học Khoa Học Huế, Ban chủ nhiệm Khoa
và các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Địa lý - Địa chất đã truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tri ân đến thầy giáo
ThS. Nguyễn Quang Việt người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài này.
Xin cảm ơn UBND huyện Đakrông, đã tận tình giúp đỡ, cung
cấp tài liệu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghệm và kiến thức thực tiễn
nên không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Minh Tâm

2


3


MỤC LỤC

4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHP: Analytic Hierarchy Process (Đánh giá đa tiêu chí)
GIS: Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)
UBND: Ủy ban nhân dân
DEM: Digital Elevation Model (Mô hình độ cao)
CHDCND: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống sản xuất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngày càng
sâu rộng, trong đó có mạng lưới giao thông, đóng một vai trò hàng đầu trong việc đảm
bảo, duy trì và nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công
nghệ, giao lưu du lịch văn hoá, đào tạo. Tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn
và chủ lực phát triển.
Giao thông được cải thiện là yếu tố then chốt để cải thiện sự tiếp cận của người
dân nông thôn đối với các cơ hội xã hội và kinh tế, khi tăng chỉ tiêu vào cơ sở hạ tầng
thêm, làm giảm tỉ lệ nghèo. Vì vậy cần xây dựng các định hướng và các giải pháp phát
triển hệ thống mạng lưới giao thông đối với sự phát triển kinh tế của mỗi đô thị nói
riêng và của cả nước nói chung.
Ở nước ta, sạt lở đường giao thông đang là vấn đề thời sự cấp bách, có sức ảnh

hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân bởi tầm quan trọng của các tuyến đường giao
thông, cũng như chi phí tu sửa hàng năm. Trên các tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 6, đường
Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12, Quốc lộ 4D, Quốc lộ 279… hàng năm xảy ra rất nhiều vụ
sạt lở trên nhiều đoạn đường. Đặc biệt là các tuyến đường chạy qua vùng núi thường
có độ dốc lớn, nền địa chất phức tạp, mức độ chia cắt lớn cùng lượng mưa dồi dào;
tình trạng canh tác ở khu vực sườn dốc làm cho hiện tượng sạt lở, xói mòn xảy ra phổ
biến ảnh hưởng đến sự an toàn của các hệ thống giao thông tại khu vực có đoạn đường
Hồ Chí Minh và đường 9 chạy qua.
Đường Hồ Chí Minh và đường 9 là tuyến đường huyết mạch nối các xã của
huyện Đakrông với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cửa Việt và huyện A Lưới của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Vì có vị trí quan trọng nên ở những khu vực tiếp giáp với tuyến giao
thông này, người dân địa phương mà chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số đã
tiến hành khai thác tài nguyên đất cho canh tác các loại cây trồng hàng năm trên đất có
độ dốc lớn. Do đó, các hiện tượng sạt lở, xói mòn có nguy cơ và thực tiễn diễn ra rất
phổ biến dọc 2 bên tuyến đường. Vì vậy cần thiết phải tiến hành biện pháp hạn chế,
trong đó, biện pháp quy hoạch vành đai rừng bảo vệ sẽ mang lại nhiều lợi ích như cải
tạo cảnh quan, môi trường; chống xói mòn, rửa trôi và hạn chế sạt lở đất và quan trọng
hơn là không đòi hỏi kỹ thuật và tiết kiệm kinh phí.

7


Phương pháp ứng dụng GIS kết hợp phân tích đa tiêu chí cho phép quản lý và
đánh giá mức độ an toàn của đường giao thông phục vụ định hướng quy hoạch huyện
Đakrông, tỉnh Quảng Trị, một khu vực thường xuyên bị xói mòn, sạt lở; cần thiết phải
nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông đường bộ một cách tiết kiệm, khoa học. Từ
đó, với hi vọng góp phần làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ hệ thống giao thông một
cách tiết kiệm và khoa học, tác giả quyết định chọn đề tài: “ Ứng dụng GIS và phân
tích đa tiêu chí trong định hướng trong quy hoạch vành đai rừng bảo vệ đường Hồ Chí
Minh, đường 9 đoạn chạy qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ
a) Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu nhằm định hướng không gian quy hoạch vành đai rừng bảo vệ
đường Hồ Chí Minh và đường 9 - đoạn chạy qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, góp
phần vào việc cải thiện cảnh quan và môi trường.
b) Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự an toàn của
hệ thống giao thông ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
- Lựa chọn các tiêu chí đánh giá những khu vực giao thông cần bảo vệ bởi vành
đai rừng.
- Ứng dụng GIS và AHP để đánh giá những khu vực dọc tuyến giao thông cần
bảo vệ bởi vành đai rừng (đường Hồ Chí Minh và đường 9).
- Đề xuất các giải pháp phục vụ quy hoạch vành đai rừng dọc tuyến đường Hồ
Chí Minh và đường 9 ở khu vực nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng
quy hoạch vành đai rừng bảo vệ đoạn đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện Đakrông,
tỉnh Quảng Trị.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đoạn đường Hồ Chí Minh và đường 9 chạy qua huyện
Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
- Về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài ở giai đoạn 2011- 2016.
- Về nội dung: Chỉ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến các khu vực cần trồng vành
đai rừng.
4. Cấu trúc đề tài
8



Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định và an toàn đường
Hồ Chí Minh, đường 9 đoạn chạy qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Đánh giá mức độ an toàn đường Hồ Chí Minh và đường 9 phục vụ
định hướng quy hoạch vành đai rừng bảo vệ dựa vào GIS và phân tích đa tiêu chí.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Giới thiệu GIS
Hệ thống thông tin địa lý GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích
các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ
liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa
lý, trong đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ.
Từ vài thập niên trở lại đây, công nghệ GIS đã có những bước phát triển và ứng
dụng không chỉ trong lĩnh vực địa lý, mà trong nhiều lĩnh vực khác của khoa học và
của cuộc sống hàng ngày như: đô thị hóa, thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng, bản đồ
điện tử, hoạt động quân sự v.v... Hiểu theo cách đơn giản nhất, GIS bao gồm các lớp
thông tin về một địa điểm nhằm tăng thêm khả năng hiểu biết về địa điểm này. Từ một
góc độ khác GIS là sự ứng dụng liên giao giữa công nghệ thông tin và lý thuyết địa lý.
Một trong những thế mạnh của công nghệ địa tin học này là khả năng bản đồ hóa
(mapping) các thông tin và các kiểu cơ sở dữ liệu khác nhau nhằm đưa ra một bộ cơ sở
dữ liệu cho phép người sử dụng có thể lưu trữ, xử lý, phân tích, lựa chọn, loại trừ
thông tin v.v…, nói chung là hàng loạt các thao tác liên quan đến thông tin, để phục vụ
cho một mục đích chuyên biệt nào đó. Tại Việt Nam, công nghệ GIS được thí điểm
khá sớm và được sử dụng phổ biến để quản lý nhiều lĩnh vực. Từ năm 1995, Bộ Khoa
học và Công nghệ đã thành lập dự án Hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài
nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, tạo điều kiện cho nhiều cơ quan trong cả
nước tiếp cận với công nghệ thông tin địa lý (GIS) [7].
GIS được hình thành bởi 5 thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con
người và phương pháp.


9


Hình 1.1. Các thành phần của GIS
- Phần cứng: Phần cứng là một hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động.
Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ
trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên mạng.
- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để
lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lí. Các thành phần chính trong phần mềm
- Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong hệ GIS là dữ liệu. Các dữ
liệu địa lí và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc
mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với
các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lí
dữ liệu.
- Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia
quản lí hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS
có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những
người dùng GIS để giải quyết các vần đề trong công việc.
- Quy trình: Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là
được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
GIS sử dụng dữ liệu là nguồn dữ liệu không gian địa lí dạng số hóa, gồm các
nguồn lấy dữ liệu :
- Bản đồ: Bản đồ địa hình với các đường đồng mức và những đặc điểm địa hình
và các bản đồ có liên quan khác với các vật thể được số hóa bởi bản đồ hoặc scanner.
- Không ảnh (Aerial photographs) Phân tích hoặc kĩ thuật quan trắc thì rất đắt
tiền nhưng đây là phương pháp tốt nhất để cập nhật dữ liệu.
- Ảnh vệ tinh (Satellite image): Ảnh vệ tinh hoặc cơ sở dữ liệu có thể giúp cho
sự phân loại các kiểu sử dụng đất, mô hình độ cao (DEM), cập nhật mạng lưới.
10



- Khảo sát thực địa bằng GPS: Tổng các địa diểm khảo sát nằng GPS sẽ hiện đại
hóa trong việc khảo sát bề mặt. Nó rất chính xác nhưng rất tồn kém để đi tất cả các nơi
trong vùng nghiên cứu.
Thực tế cho thấy trình độ ứng dụng GIS tại Việt Nam nói chung chưa đạt mức
phát triển cao trên thế giới, hiện chỉ đạt trung bình. Cơ sở dữ liệu còn chưa đồng bộ và
thiếu tính liên kết. Các cơ quan tự tạo lập dữ liệu qua quá trình nghiên cứu triển khai
cụ thể nên hệ thống dữ liệu cũng đã tản mát, khó tập trung. Số liệu của ngành thống kê
rất cần thiết để sử dụng chung cho các ngành nhưng không đủ chi tiết
1.1.2. Phân tích đa tiêu chí
Phân tích quyết định nhiều tiêu chí (MCE) là một nhóm các kỹ thuật hỗ trợ các
nhà ra quyết định xây dựng cơ cấu các quyết định đa diện và đánh giá các lựa chọn
thay thế. Nó đã được sử dụng trong khoảng hai thập kỷ với hệ thống thông tin địa lý
(GIS) để phân tích các vấn đề không gian [2].
Đánh giá đa tiêu chí (MCE) là hoạt động hỗ trợ quyết định cơ bản nhất trong hệ
thống thông tin địa lý. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) cung cấp cho người ra quyết
định một bộ công cụ mạnh mẽ để thao tác và phân tích thông tin không gian. Tuy
nhiên, chức năng của GIS được giới hạn trong các phân tích xác định nhất định trong
các lĩnh vực ứng dụng chính như tìm kiếm không gian. Việc tích hợp các kỹ thuật đánh
giá đa tiêu chí MCE với GIS được chuyển tiếp như cung cấp cho người dùng các
phương tiện để đánh giá các phương án khác nhau dựa trên các tiêu chí và mục tiêu
xung đột và nhiều mục tiêu [2].
1.1.3. Khái niệm vành đai rừng bảo vệ
“Vành đai rừng” là thuật ngữ chỉ những vùng đất trồng rừng để bảo vệ các công
trình xây dựng, khu dân cư, đường giao thông… với những khoảng cách nhất định.
Các vành đai rừng dọc khu vực đường bờ biển Đông Nam Á, bao gồm cả khu vực
rừng đước, được coi là vùng đệm và giúp hạn chế những thiệt hại lớn về người trong
trận Sóng thần kinh hoàng tháng 12/2004 [13].
1.1.4. Quy hoạch

Quy hoạch là một phạm vi rộng của sự hoạch định, là một công cụ để làm một
việc có chủ đích, có thể dùng làm công cụ quản lý, có thể dùng làm đòn bẩy kích thích
đầu tư, có thể dùng làm kế hoạch thực thi một ý định, hoặc cũng có thể là một công cụ
giáo dục, tăng cường nhận thức của cộng đồng, hoặc thậm chí là một công cụ để phá
hủy, đàn áp và hủy hoại môi trường.
1.2. VAI TRÒ CỦA ĐAI RỪNG TRONG BẢO VỆ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
1.2.1. Chống sạt lở hai bên đường
11


Hai tác nhân chính gây ra các vụ sạt lở trên các tuyến đường miền núi chính là do
tác động mạnh mẽ của dòng chảy mặt, của mưa lớn và kết cấu thiếu vững chắc của nền
đất đá. Vì vậy giải pháp để giảm thiểu nguy cơ sạt lở là cần giảm tác động của dòng
chảy mặt, giảm động năng của hạt mưa đồng thời cải tạo và gắn kết các hạt đất hai bên
ta luy của tuyến đường.
Đất nước chúng ta không hề thiếu những loại cây xanh, thậm chí có một số loài
cỏ nếu trồng ven đường cũng hạn chế được sạt lở. Vậy thì chủ trương trồng cây xanh
ven đường giao thông, chống sạt lở là việc cần phải tính tới và phải làm ngay. Bởi nếu
làm tốt mô hình này thì vừa hạn chế tốn kém vừa tạo cảnh quan môi trường xanh cho
địa phương [3].

12


1.2.2. Giữ cho nền đường vững chắc
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: Ở vùng có đủ rừng thì
dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng
ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật
học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu
cơ. Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của

vùng đất không có rừng. Điều đó chứng tỏ mức độ quan trọng của rừng trong việc giữ
đất và cải tạo đất [3].
1.3. ỨNG DỤNG GIS TRONG QUY HOẠCH
1.3.1. Ứng dụng GIS trong quản lý giao thông
Trong ngành giao thông vận tải, hệ thống GIS đã được áp dụng thực tế vào một
số yêu cầu cụ thể về quản lý cơ sở hạ tầng giao thông cũng như quản lý phương tiện
giao thông theo thời gian thực. Phần mềm GIS được sử dụng phổ biến là MapInfo.
Hệ thống ứng dụng GIS trong việc quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cung cấp
cho người quản lý, lãnh đạo những thông tin đặc thù mà rất khó có thể cung cấp bởi
các hệ thống khác như mối tương quan giữa hạ tầng giao thông với các đối tượng địa
lý. Vì thế việc ứng dụng GIS trong việc quản lý hạ tầng giao thông đường bộ là không
thể tách rời.
Việc phát triển và quản lý mạng lưới giao thông đường bộ ở huyện ở nước ta, vẫn
còn nhiều hạn chế: quản lý thông tin rời rạc, chưa khoa học; công nghệ thấp; cơ chế,
chính sách, quy hoạch còn thiếu và chưa đồng bộ; một số quy định chưa cụ thể và khả
thi; công tác thực thi pháp luật còn hạn chế ;… Điều này đặt ra bài toán cho công tác
quản lý, nhất là trong việc quản lý hiện trạng, thông tin quy hoạch mạng lưới giao
thông đường bộ. Nếu chỉ bằng những phương pháp khai thác thông tin truyền thống
qua bảng biểu, đồ thị, người lãnh đạo sẽ rất khó khăn cho việc xác định thông tin chi
tiết các tuyến đường, thông tin liên quan đến đơn vị hành chính, phạm vi triển khai,
thông tin qui hoạch… Để khắc phục những tồn tại trên, hệ thống GIS là hệ thống thích
hợp nhất để cung cấp thông tin tổng quan về hiện trạng cơ sở hạ tầng được triển khai
mang tính không gian địa lý. Hệ thống GIS được xây dựng sẽ mang đến cho người
quản lý điều hành những thông tin toàn diện về hiện trạng hạ tầng giao thông đường
bộ gắn với vị trí địa lý, dữ liệu được cung cấp dưới dạng đơn giản và xúc tích nhưng
vẫn đầy đủ thông tin.
1.3.2. Ứng dụng GIS trong quy hoạch vành đai rừng

13



GIS ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng như một công cụ trong tiến trình quy
hoạch. GIS giúp tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng những khối lượng lớn dữ liệu và vận
dụng các dữ liệu đó để chọn lựa, cập nhật, kết hợp, đưa thành mô hình các câu hỏi
“Điều gì xảy ra nếu như” (what if) và thể hiện thông tin lên bản đồ. Điều cốt yếu của
GIS là khả năng tập hợp và quản lý các dữ liệu liên ngành lại với nhau và thể hiện nó
một cách rõ ràng và ngắn gọn theo nhiều cách khác nhau, giảm thiểu chi phí thu thập
và quản lý thông tin dữ liệu.
Hệ thống GIS trong quy hoạch vành đai rừng được tổng hợp bao gồm nhiều lớp
thông tin như: Môi trường gồm đất, địa lý, nguồn nước, thực vật, đời sống; sơ sở hạ
tầng, công trình giao thông và hệ thống thông tin liên lạc mà cụ thể ở đây là thông tin
về đường giao thông; thông tin về kinh tế xã hội: Công nghiệp, thương mại, giáo dục,
sức khỏe, phúc lợi, chỉ dẫn công cộng, phân bố dân cư để đánh giá và phân cấp mức
độ an toàn cho khu vực nghiên cứu [5].
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp thu thập, thống kê số liệu
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, của huyện Đakrông
các nghiên cứu về bảo vệ hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, tác giả đã hệ thống hóa
các bản đồ, tài liệu…đã thu thập được. Phương pháp này giúp cho việc thu thập dữ
liệu được nhanh chóng, đồng bộ. Việc thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu vừa
tránh được trùng lặp, vừa thừa kế các kết quả nghiên cứu từ trước, từ đó biết được các
thiếu sót của các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu ở mức độ cao hơn.
Nguồn dữ liệu thống kê bao gồm:
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ.
- Thống kê qua khảo sát, đo đạc các chỉ tiêu về xây dựng đô thị.
- Thống kê qua đo đếm, tính toán trên bản đồ. Đây là phương pháp rất quan trọng
vì các số liệu thu thập được có tính đồng bộ và tương đối đầy đủ.
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là phần công việc rất quan trọng, là cơ sở của việc
nghiên cứu đề tài. Đây là phương pháp truyền thống đươc sử dụng rộng rãi trong địa lý

và có thể xem là một phương pháp không thể thiếu được khi nghiên cứu chi tiết một
lãnh thổ nào đó. Trong quá trình thu thập số liệu làm khóa luận, tác giả đã:
- Tiến hành khảo sát, đo đạc và thu thập các số liệu về địa hình, thảm thực vật,
hiện trạng sạt lở, xói mòn.
- Kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình nội suy hay tính
toán trong phòng.
14


Công tác khảo sát thực địa được thực hiện tại hai bên đoạn đường Hồ Chí Minh
và đường 9 chạy qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

15


1.4.3. Phương pháp bản đồ
Trong nghiên cứu về quy hoạch vành đai rừng bảo vệ đường giao thông, để xác
định các thông số đầu vào cho mô hình đòi hỏi phải sử dụng bản đồ. Đặc biệt, trong
đánh giá liên hệ giữa các thông số được thể hiện ở các bản đồ: bản đồ hành chính, bản
đồ khí hậu 2011, bản đồ thực phủ 2011... Ngoài ra, bản đồ còn giúp tác giả thực hiện
các công tác ngoại nghiệp như: Vạch tuyến khảo sát, các phương án quy hoạch giúp
cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định về tổ chức đánh giá hệ thống giao thông
một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Đây là phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu quy hoạch vành đai rừng
bảo vệ, cho phép phân tích, thống kê, tính toán đơn giản.
1.4.4. Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS
Đây là phương pháp chính trong đánh giá hiện trạng sạt lở, phân tích thống kê
các kết quả nghiên cứu. Phần mềm ArcGIS 10.1 hoặc 10.2 được sử dụng để lượng hóa
các thông tin trong bản đồ đơn tính hành các trị số. Sử dụng dữ liệu GIS để xác định
các điểm sạt lở ở hai gần và hai bên đoạn đường Hồ Chí Minh . Sử dụng các công cụ

GIS để đánh giá so sánh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đường giao thông để
quy hoạch rừng bảo vệ.
1.4.5. Phương pháp AHP
AHP là một kỹ thuật tạo quyết định, nó giúp cung cấp một tổng quan về thứ tự
sắp xếp của những lựa chọn thiết kế và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuối
cùng hợp lý nhất. AHP giúp những người làm quyết định tìm thấy cái gì là hợp lý nhất
cho họ và giúp họ việc hiểu những vấn đề của mình .
Từ khi được đề xuất bởi T. Saaty trong những năm 1980, đến nay AHP đã trở
thành phương pháp phân tích đa chỉ tiêu hay được sử dụng nhất vì nó khá đơn giản, có
tính khách quan khá cao và phù hợp với tư duy con người. Quá trình thực thi của AHP
gồm 4 bước chính:
1. Phân rã một tình huống phi cấu trúc thành các thành phần nhỏ.
2. Sắp xếp các thành phần hay các tiêu chí theo một thứ tự phân cấp.
3. Gán giá trị số cho những so sánh chủ quan về mức độ quan trọng của các chỉ
tiêu. Việc so sánh này được thực hiện giữa các cặp chỉ tiêu với nhau và được tổng hợp
lại thành một ma trận vuông cấp n, trong đó phần tử a ij thể hiện mức độ quan trọng của
các chỉ tiêu ở hàng I so với chỉ tiêu ở cột j. Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu được
đánh giá dựa trên ý kiến của các chuyên gia theo thang điển như trên hình 1.2
4. Tính toán và tổng hợp các kết quả để lựa chọn ra tiêu chí có mức độ quan
trọng cao nhất thông qua 2 bước:
16


- Chuẩn hóa ma trận mức độ quan trọng của các tiêu chí bằng cách lấy giá trị của
mỗi ô trong một cột chia cho giá trị tổng của cột đó;
- Tính giá trị trung bình của từng dòng trong ma trận cho ra trọng số tương ứng
của từng tiêu chí.
1/9

1/7



cùng ít
quan
trọng

Rất
ít
quan
trọn

1/5

1/3

Ít
quan
trọng
nhiều
hơn

Ít
quan
trọng
hơn

1

3


Quan
trọng
như
nhau

Quan
trọng
hơn

5

7

9

Quan
trọng
nhiều
hơn

Rất
quan
trọng
hơn


cùng
quan
trọng
hơn


Hình 1.2. Thang điểm so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí
(các giá trị trung gian là 1/2, 1/4, 1/6, 1/8, 2, 4, 6, 8).
a) Cách tính AHP:
- Các câu hỏi được đặt ra là X1 có lợi hơn, thoả mãn hơn, đóng góp nhiều hơn,
vượt hơn, … so với X2, X3, Xn… bao nhiêu lần;
- X1 X2, X3,…,Xn là nhân tố tác động đến đối tượng.
Các câu hỏi rất quan trọng, nó phải phản ánh mối liên hệ giữa các thành phần của
một mức với tính chất của mức cao hơn.
Dùng thang đánh giá từ 1 - 9 như bảng 1.1
Bảng 1.1. Thang điểm so sánh cặp đôi tiêu chí của Saaty
Mức độ
1
3
5
7

Định nghĩa
Có tầm quan trọng như nhau
Quan trọng ít
Quan trọng nhiều
Quan trọng hơn rất nhiều

9
Tuyệt đối quan trọng hơn
2, 4, 6, 8 Khoảng trung gian giữa các
mức độ trên

Giải thích
Hai thành phần có tính chất bằng nhau

Kinh nghiệm và nhận định hơn
Nghiêng về một thành phần hơn thành phần kia
Một thành phần được ưu tiên rất nhiều hơn cái
kia và được biểu lộ trong thực hành
Sự quan trọng hơn hẳn ở trên mức có thể
Cần sự thỏa hiệp giữa hai mức độ nhận định
(Nguồn: M. Berrittella và ctv, 2007)

Sau đó dùng công cụ AHP Priorities để tính trọng số của từng tiêu chí

17


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC
ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ AN TOÀN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN
CHẠY QUA HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Đakrông là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị, trung tâm huyện lỵ
cách thành phố Đông Hà 41 km, với hơn 53,8 km đường biên giới chung với nước
CHDCND Lào, có cửa khẩu quốc gia La Lay, chiến khu cách mạng Ba Lòng trong hai
thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Lãnh thổ Đakrông được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 16 017’55’’ đến 16049’12’’ vĩ
độ Bắc và từ 106044’01’’ đến 107014’15’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị;
- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và nước CHDCND Lào;
- Phía Đông giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị;
- Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa thuộc tỉnh Quảng Trị và nước CHDCND Lào.
Toàn huyện có 13 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 122.332,24 ha
chiếm 25,83% diện tích tỉnh Quảng Trị. Trên địa bàn huyện có mạng lưới giao thông
đường bộ chạy qua như Quốc lộ 9 - Tuyến đường xuyên Á nối Việt Nam - Lào - Thái

Lan - Mianma và đường Hồ Chí Minh. Đây là 2 tuyến đường giao thông quan trọng và
thuận lợi nối với Quốc lộ 1A, cảng Cửa Việt, đường sắt, các cửa khẩu (Lao Bảo, La
Lay, A Lưới…). Ngoài ra, huyện còn có hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ điều kiện
thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đakrông mà còn là cầu nối
cho sự phát triển các địa phương khác.
Vì có vị trí địa lý như trên nên lãnh thổ Đakrông có khí hậu khắc nghiệt với
lượng mưa và nền nhiệt lớn, nên gây hư hại đến hệ thống giao thông, đặc biệt là đoạn
đường Hồ Chí Minh và đường 9.
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ AN TOÀN VÀ ỔN ĐỊNH CỦA
HỆ THỐNG GIAO THÔNG
2.2.1. Địa chất

18


Nằm trong dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ, huyện Đakrông thuộc đơn vị cấu trúc
địa chất uốn nếp Bắc Trường Sơn nên mang nhiều nét đặc thù trong địa chung của toàn
vùng. Tổng thể cấu trúc gồm 27 phân vị địa tầng và 9 phức hệ macma có tuổi từ
Proteozoi muộn đến Kainozoi.
Các hoạt động phá hủy kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất nói chung ở đây rất
phức tạp, mang tính chất chồng lặp lên các yếu tố địa chất. Chính sự phức tạp về cấu
trúc địa chất đã tạo ra ở đây một nền nham thạch kém đồng nhất. Trong vùng có đầy
đủ 3 nhóm đá chính là: macma, trầm tích hỗn hợp và biến chất.
- Nhóm đá macma: Trong nhóm đá macma thì các đá macma thì các đá macma
axit có diện tích lớn và phân bố hầu như đều khắp lãnh thổ. Các đá macma bazơ phun
trào chủ yếu vào cuối Neogen đến kỷ Thứ tư tạo nên các vùng đất đỏ bazan với tầng
dày có nơi đến hàng chục mét.
- Nhóm đá trầm tích hỗn hợp: Bao gồm các loại đá phiến sét xen bột kết, cát kết,
đá phiến silic phân bố rộng khắp.
- Nhóm đá biến chất bao gồm phiến sét, phiến mica và gơnai. Đây là nhóm đá

biến chất nhiệt tiếp xúc với đá macma xâm nhập của các khối granit, có diện tích đáng
kể và phân bố ven rìa của các khối granit.
Sự khác biệt về mẫu chất (đá mẹ để hình thành đất) theo không gian lãnh thổ là
tiền đề tạo nên tính đa dạng của nền tảng dinh dưỡng đất và góp phần phân hóa tạo ra
các loại cảnh quan. Đồng thời, cấu trúc địa chất và vận động kiến tạo đã gián tiếp phân
hóa “nền nhiệt - ẩm” thông qua độ cao địa hình và hướng sườn [6].
Như vậy, việc xem xét cấu trúc địa chất, đặc điểm nham thạch và vận động kiến
tạo của một lãnh thổ cho phép xác định vai trò, chức năng và động lực phát triển của
chúng trong tành tạo cảnh quan. Đồng thời đây là cơ sở để nghiên cứu địa hình cùng
các tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước ngầm và tài nguyên đất.
2.2.2. Địa hình
Nhìn chung địa hình của Đakrông là đồi núi cao bị chia cắt mạnh bởi các sông
suối và hệ thống sông Đakrông, sông Quảng Trị. Đỉnh cao nhất là đỉnh Kovaladut cao
1.251m so với mặt nước biển nằm ở phía Đông Nam của huyện và thấp nhất là bãi bồi
ven sông Ba Lòng chỉ 25m. Toàn huyện chia làm 3 dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình thung lũng hẹp: Phân bố ở các xã Hướng Hiệp, Mò Ó, Triệu
Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc và một số ở Tà Rụt. Đây là dạng địa hình khá bằng phẳng
nằm giữa các vùng đồi núi, được hình thành do sự hạ lún tương đối ở các phần trung
tâm của hoạt động đứt gãy song song phương Tây Bắc - Đông Nam. Phần rìa thung
lũng chủ yếu là phát triển các dạng địa hình đồi. Dọc thung lũng chỉ có tích tụ bãi bồi
19


và bậc thềm nhỏ hẹp.
- Dạng địa hình đồi núi thấp: Dạng địa hình này có độ dốc 8 - 20° với độ cao địa
hình từ 150 - 300m. Thành phần đất đá khá đa dạng nhưng chủ yếu là đá trầm tích.
Hình thái bề mặt là dạng bán bình nguyên lượn sóng. Ở đây có phun trào bazan, các
đồi bazan không liên tục mà bị xen kẽ. Địa hình phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc và
Đông Bắc huyện (Hướng Hiệp, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc, Đakrông và
rãi rác ở một số xã phía Nam dọc sông Đakrông).

- Dạng địa hình đồi núi cao: Địa hình có độ cao trung bình 600 - 800m, độ dốc
khá lớn 20 - 30°, quá trình xâm thực rửa trôi mạnh. Thành phần đất đá chủ yếu là các
đá xâm nhập axit, đá biến chất, đá trầm tích. Địa hình cao, dốc nên bị xói mòn mạnh.
Hình thái đường sống núi từ răng cưa thoải đến lượn sóng. Dạng địa hình này được
phân bố hầu hết ở các xã trong huyện nhưng chủ yếu là ở xã Ba Nang, Tà Long, Húc
Nghì, A Vao, Tà Rụt, A Bung, A Ngo [6].
Như vậy, địa hình ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn. Điều này
có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xói mòn tiềm năng của phần lớn diện tích lãnh thổ.
2.2.3. Khí hậu
Lãnh thổ Đakrông nằm trọn trong vòng đai nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nên thừa
hưởng một chế độ bức xạ phong phú và một nền nhiệt cao. Các tháng mùa hạ có số giờ
nắng trung bình từ 200 - 250 giờ/tháng và mùa đông cũng đạt từ 80 - 100 giờ/tháng.
Do có số giờ nắng nhiều nên lượng bức xạ hàng năm ở đây cũng rất lớn, khoảng từ
125 - 130 Kcal/cm2.
Về hoàn lưu khí quyển, Đakrông chịu tác động mạnh mẽ của hoàn lưu gió mùa
khu vực Đông Nam Á. Về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc và front
cực, còn mùa hè chịu tác động của gió Tây Nam khô nóng và front hội tụ nhiệt đới.
Đồng thời, cùng với sự chi phối của biển và địa hình dãy Trường Sơn nên về mùa
Đông ở đây có thời tiết lạnh và mưa, mùa hè có thời tiết nóng và khô. Đôi khi sự hoạt
động của front hội tụ làm cho thời tiết bị nhiễu động gây gió xoáy, mưa lớn và bão.
Về chế độ gió: Đakrông chịu sự khống chế của hai loại gió mùa chính là gió mùa
đông và gió mùa hạ. Tuy nhiên, do điều kiện lãnh thổ có dãy Trường Sơn vuông góc
với hướng gió Đông Bắc về mùa đông và Tây Nam về mùa hạ nên hướng gió thịnh
hành bị lệch chút ít so với hướng ban đầu và ở mỗi nơi có khác nhau. Đầu và cuối mùa
hạ là thời kỳ tranh chấp của hai mùa gió của tháng chuyển tiếp, thông thường là tháng
IV và tháng VII (Gió có tốc độ trung bình năm từ 2,5 - 3,9 m/s và ít thay đổi giữa các
tháng. Tốc độ gió cực đại trong năm đạt tới 35 - 40 m/s thường xảy ra trong các trận
dông tố, cơn lốc hoặc bão.
20



- Về chế độ nhiệt, các vùng đều có nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 24 0C. Do quy
luật đai cao nên nhiệt độ có sự thay đổi theo các bậc địa hình. Mùa đông nhiệt độ giảm
nhanh hơn so với mùa hạ. Biên độ nhiệt năm cũng có sự biến động theo độ cao và
càng lên cao biên độ càng nhỏ.
Số ngày mưa cũng có sự phân hoá: Ở Đông Hà quan sát được 154 ngày
mưa/năm, còn ở Khe Sanh có đến 188 ngày mưa/năm.
Khả năng mưa lớn ở sườn Đông Trường Sơn qua số liệu quan trắc lượng mưa
ngày lớn nhất cũng khá cao. Từ 2010 - 2015 ở Đông Hà quan sát thấy:
- 19 ngày có lượng mưa trên 200mm, trong đó có 11 ngày rơi vào tháng X.
- 8 ngày có lượng mưa trên 300mm, trong đó có 6 ngày rơi vào tháng X.
- 2 ngày có lượng mưa trên 400mm và đều xuất hiện vào tháng X.
Ở sườn Tây Trường Sơn tình hình mưa khác hơn nhiều:
- 11 ngày có lượng mưa đạt trên 200mm (tháng X có 4 ngày).
- 1 ngày có lượng mưa trên 300mm (rơi vào tháng IX/1990).
- Không có ngày nào xuất hiện mưa trên 400mm.
Như vậy, ở miền Tây Đakrông khả năng mưa lớn thấp hơn nhiều so với phần
Đông, kể cả con số thống kê về số ngày có lượng mưa trên 100mm [10].
2.2.4. Thổ nhưỡng
Với sự chi phối của trắc lượng hình thái địa hình và tính chất phức tạp của nền nham
nên ở lãnh thổ có lớp phủ thổ nhưỡng rất đa dạng. Kích thước hạt là một yếu tố quan
trọng đối với khả năng xói mòn. Những hạt có kích thước to đòi hỏi một lực lớn để di
chuyển chúng. Tuy nhiên, những hạt có kích thước nhỏ hơn 0.06 mm sẽ hạn chế xói mòn
bởi sự dính kết của các phần tử. Để phân tích sự ảnh hưởng của đất đến sạt lở, xói mòn đề
tài sử dụng tính chất thành phần cơ giới để đánh giá. Dựa vào tính kháng xói của đất (K)
tương ứng với các loại thành phân cơ giới thể hiện trong bản đồ thổ nhưỡng theo bảng tra
của cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ (EPA – Evironmental Protection Agency).
2.2.5. Thảm phủ thực vật
Huyện Đakrông có 122.332,24 ha đất tự nhiên, chiếm 25,83% tổng diện tích tỉnh
Quảng Trị, được phân thành 3 nhóm đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp

và đất chưa sử dụng. Trong đó, các nhóm đất được bao phủ bởi các thảm thực vật nhân
tác, thứ sinh và tự nhiên.
2.1.5.1. Thảm thực vật nguyên sinh
Với sự tác động của con người, thảm thực vật nguyên sinh chỉ còn lại ở những khu
vực núi cao, xa xôi và được bảo tồn tương đối tốt ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.
21


+ Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng ít bị tác động với các
quần xã ưu thế: Huỷ.nh (Heritiera cochinchinensis), Gội (Amoora gigantea), Sao mặt
quỷ (Hopeamollissima), Bưởi bung (Macclyrodendron), Bứa (Garcinia planchonii),
Muồng đen (Cassia siamea), các loài Sung, Đa (Ficus sp).
+ Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng, ít bị tác động với các
quần xã ưu thế: Gụ (Sindora tonkinensis), Xoay (Dialium cochinchinensis), Lim xẹt
(Peltophorum pterocarpum), Huỷnh (Heritiera cochinchinensis), Vấp (Mesua frerea),
Sau sau (Liquidambra formosana), Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata).
2.2.5.2. Thảm thực vật thứ sinh
Sau khi thảm thực vật nguyên sinh bị phá huỷ, lớp phủ thực vật thứ sinh sẽ phát
triển tạo nên một thảm thực vật khác hẳn so với ban đầu.
+ Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng, thứ sinh ít bị tác động
với quần xã ưu thế: Ràng ràng, Muồng đen, Dẻ, Hu, Săng lẻ, Thành ngạnh.
+ Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng có cây gỗ rải rác với quần xã
ưu thế: Hu, Thành Ngạnh, Thao kén, Mán đỉa, Lá nến, Sim, Mua, Mâm xôi.
+ Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng không có cây gỗ với quần xã
ưu thế: Sim, Mua, cỏ Lào, Chổi xể.
2.2.5.3. Thảm thực vật nhân tác
a. Các loại cây trồng hàng năm:
- Lúa: Phân bố rải rác khắp các xã với diện tích 2.248,01 ha chiếm 41,48% diện
tích đất sản xuất nông nghiệp và 2,32% diện tích đất nông nghiệp của huyện.
- Đồng cỏ: Đất có diện tích rất nhỏ 7,58 ha chiếm 0,01% diện tích đất nông

nghiệp và chỉ phân bố ở xã Tà Long.
- Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích 1.409,98 ha với cây trồng chủ yếu là
ngô, lạc, vừng, thuốc lá, các loại đậu, rau màu,… phân bố rộng khắp cả huyện.
b. Các loại cây lâu năm:
Có diện tích 1.753,72 ha chiếm 32,36% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Trong đó, đất trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, hồ tiêu,…) là 878,88 ha, đất
trồng cây ăn quả (chuối, mít, cam, bưởi, dứa,…) 52,77 ha và đất trồng cây lâu năm
khác 822,07 ha. Phân bố đều khắp cả huyện và tập trung diện tích lớn ở các xã A Bung
(872,97 ha), Hướng Hiệp (104,57 ha), Tà Long (94,82 ha), Ba Lòng (92,43 ha), thị
trấn Krông Klang (91,53 ha),…
2.2.6. Con người
Ngoài các nhân tố tự nhiên, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng đối với
quá trình xói mòn thông qua các biện pháp canh tác và bảo vệ tài nguyên đất.
22


Theo thống kê năm 2011, huyện Đakrông có 37.752 người trong đó dân cư nông
thôn là 34.155 người, chiếm đến 90,47% tổng dân số. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên vẫn còn
ở mức cao 1,7%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 34,7%. Về thành phần dân tộc, người dân
tộc Pa Cô, Vân Kiều chiếm đến trên 80% dân số, phân bố chủ yếu ở các khu vực đồi
núi; người Kinh chủ yếu sinh sống ở thị trấn Krông Klang và trung tâm các xã, nơi có
địa hình tương đối bằng phẳng.
Hiện nay, người dân đã tiến hành canh tác ở những khu vực đất bằng và trên những
diện tích sườn đồi gần khu vực dân cư. Tuy nhiên, với trình độ dân trí thấp, tập quán canh
tác lạc hậu nên hầu hết các diện tích đất canh tác đồi núi đều còn những bất cập:
- Người dân tộc vẫn còn thói quen khai hoang diện tích cho trông trọt bằng
phương pháp đốt nương làm rẫy, sau một vài vụ lại bỏ hoang;
- Trồng các loại cây hàng năm trên diện tích đồi núi có độ dốc quá lớn (phổ biến
trên 150) nhưng hầu hết không có các biện pháp chống xói mòn;
- Phương thức canh tác “chọc lỗ, trĩa hạt”, phụ thuộc vào độ phì tự nhiên; không

bổ sung chất dưỡng cho đất.
Nhìn chung, tài nguyên đất đã bị con người khai thác tương đối mãnh liệt, đặc
biệt là những khu vực đồi núi gần các khu dân cư đã gây ra những tác động to lớn đến
quá trình suy thoái đất. Trong đó, những biện pháp canh tác lạc hậu đã và đang thúc
đẩy quá trình xói mòn diễn ra phổ biến trên toàn diện tích canh tác đồi núi.
2.3. HIỆN TRẠNG ĐƯỜNG HỐ CHÍ MINH VÀ ĐƯỜNG 9 ĐOẠN CHẠY QUA
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.3.1. Sạt lở
Sạt lở là một dạng tiêu biểu của tai biến môi trường do các quá trình địa động lực
ngoại sinh với tính chất hiểm họa. Tuy nhiên những hiểm họa sạt lở chỉ là những hiểm họa
cuối cùng của tai biến tiềm ẩn và vấn đề đó càng được thể hiện rõ nét ở các vùng đất dốc.
Sạt lở là thuật ngữ quen thuộc dùng để chỉ hầu hết các hiện tượng chuyển động
của các khối đất đá, các tảng, các mảnh vụn, bị tách khỏi nền gốc ở trên cao, di chuyển
xuống phía dưới chân sườn ở dưới thấp. Sạt lở đất xảy ra khi sự ổn định của độ dốc từ
ổn định đến tình trạng không ổn định.
Sạt lở và trượt lở về cơ chế di chuyển vật chất có khác nhau, song song thực tế
luôn song hành cùng nhau, cộng hưởng, để nhiều khi gây nên những thảm họa lớn đối
với cộng đồng vùng cận kề.
Trên sườn đất dốc, hiện tượng trượt lở thường kéo theo hiện tượng sạt lở, nghĩa
là đất đá rơi tự do, dưới tác dụng của trọng lực, ngay sau khi tách khỏi nền đá gốc hay
đới sinh trượt. Sườn có độ dốc càng lớn thì khả năng sạt lở đất càng cao.
Sạt lở đất luôn tiềm ẩn trong các khu vực có năng lượng địa hình lớn và liên quan
23


tới nhiều yếu tố tự nhiên như: Lượng mưa, độ dốc, thảm phủ thực vật …Ở huyện
Đakrông, tượng sạt lở đất xảy ra hầu hết trên các tuyến giao thông, bên cạnh đó hiện
tượng trượt, sạt lở bờ sông xảy ra mạnh mẽ đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng như
sập nhà, phá hủy, làm ách tắc các tuyến giao thông và làm hư hại, mất đất canh tác của
người dân. Tình hình sạt lở đường giao thông biểu hiện như sau:

+ Xã A Bung: sạt lở đường Hồ Chí Minh tại thôn Cu Tài và Ty Nê.
+ Xã Đakông: Quốc lộ 9 đi qua tại Km 53 + 600 sạt lở một đoạn dài gần 100 m.
+ Xã Mò Ó: Sạt lở đường nội thôn tại thôn Khe Luồi dài khoảng 45m
+ Xã Tà Long: Sạt lở đường Hồ Chí Minh ở Km 19 ở Thôn Vôi, Km 21 thôn Pa
Hy và Km 27 thôn A Đu.
+ Xã A Vao: Sạt lở đường giao thông từ UBND xã Tà Rụt và đoạn từ A Vao đi Ba
Linh sạt lở rất nặng.
Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (Đakrông - Tà Rụt): Nhánh Tây kéo dài 64,072 km,
bắt đầu từ tọa độ 16023’24’’ VB đến 107003’49’’. Đây là tuyến đường nằm sát chân núi
đá cao dốc, cắt ngang các cấu trúc hẹp dài với mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu lớn
do đó làm cho tình hình trượt lở đất xảy ra cao hơn. Toàn Tuyến có tổng cộng 95 điểm
trượt lở với các quy mô từ nhỏ, trung bình đến lớn lần lượt là 29, 42 và 24 điểm trượt lở.
Tổng diện tích trượt lở 14.620,4 m2, khối lượng trượt 66.308,7 m3 và mật độ trượt lở lên
đến 2,5 điểm/km2. Nhìn chung, hiện tượng xói mòn ở lãnh thổ nghiên cứu đang diễn ra
phổ biến và đã xuất hiện trượt lở với mức độ ngày một nghiêm trọng.
2.3.2. Xói mòn
Theo kết quả khảo sát thực tế, hiện tượng xói mòn xảy ra phổ biến khắp các xã ở
lãnh thổ nghiên cứu. Quá trình này diễn ra chủ yếu ở các khu vực địa hình có độ dốc
khá lớn, đặc biệt là những vùng xung quanh các chân đồi, nơi thảm thực vật bị phá huỷ
nghiêm trọng, và canh tác các loại cây ngắn ngày. Điều này có thể nhận thấy rất rõ khi
quan sát những quả đồi dọc theo 2 bên các tuyến giao thông: Đường 9, đường Hồ Chí
Minh và đoạn từ Mò Ó đến Phúc Hải [6].
Theo quan sát, xói mòn bề mặt đã xuất hiện và phát triển hầu khắp diện tích có
con người tác động. Hiện tượng này đã xác nhận ở những khu vực sườn đồi, đặc biệt là
những khu vực canh tác cây hàng năm trên đất dốc. Tại những nơi này, những hòn đá
với nhiều kích thước khác nhau đã lộ ra trên bề mặt đất với mật độ khá dày, một số
xuất hiện những tảng đá kích thước lớn; tầng dày phẫu diện không quá 10 cm. Một số
sườn đồi đã xuất hiện xói mòn khe, thậm chí xói mòn rãnh với độ rộng trên 30 cm.

24



Hình 2.1. Xói mòn rãnh ở khu vực đồi xã Húc Nghi [10]
Ngoài ra, xói mòn đi kèm trượt lở đất cũng xuất hiện ở một số sườn đồi thuộc các xã
dọc đường Hồ Chí Minh, đường 9 tuy với diện tích không lớn nhưng chân sườn không bị
cắt bởi các tuyến giao thông nên đây là một biểu hiện bất thường rất đáng quan tâm.

Hình 2.2. Trượt lở đất ở sườn núi thuộc xã Tà Long [10]
Dọc theo các tuyến giao thông Đường 9 và Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều điểm
sạt lở đất khá phổ biến, cộng với việc đốt nương làm rẫy trên các sườn đồi có độ dốc
lớn đã làm tăng khả năng trượt, sạt lở đất với diện tích và cường độ ngày càng tăng.
Theo quan sát, dọc theo các tuyến đường này có hơn 50 điểm sạt lở với quy mô và
diện tích khác nhau. Phổ biến diễn ra ở khu vực chân sườn bị cắt ngang bởi các tuyến
giao thông, diện tích sạt lở từ 20 - 50 m 2; tuy nhiên có một số đoạn sạt lở diễn ra từ
đỉnh đồi đến chân đồi với diện tích hàng trăm m2.
25


×