Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.66 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập trong sự liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường tại Việt Nam

TIỂU LUẬN
Môn: Triết Học
Lớp học phần: 16C1PHI50120

Nhóm 8:
Bùi Thị Như Ý (Nhóm trưởng)
Lê Nguyễn Nhật Ánh
Cao Thanh Chức


Mục Lục

2


1. Lời nói đầu

Phát triển là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ
trong xu hướng toàn cầu đó. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều biến đổi lớn và
đạt được nhiều thành tựu to lớn trong cong cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh
những thành tựu to lớn đó là những mặt tác động tiêu cựu ảnh hưởng đến con người, xã hội
và đặc biệt trong lĩnh vực môi trường.
Phát triển kinh tế kéo theo nó là những tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng để giải
quyết được những yêu cầu công nghệ tốt cho môi trường trong một nền kinh tế phát triển lại


là một vấn đề nan giải và là một trong những chủ đề rất được quan tâm không chỉ của các
cấp chính quyền, nghiên cứu mà còn ở đại bộ phận đa số người dân trong xã hội khi mà
những ảnh hưởng tiêu cực mà môi trường gánh chịu đang ngày càng thể hiện rõ nét trong
từng sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
Trước vấn đề bức thiết đó, việc ứng dụng các quy luật triết học để có một cái nhìn khái quát
toàn cảnh về hai mặt đối lập này cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp là hoàn toàn hợp lý
nên nhóm chúng tôi chọn đề tài: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập trong sự liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tại Việt
Nam. Một là để làm sáng tỏ hai mặt đối lập, hai là từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp trong
hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam

3


2. Lý luận chung
2.1 Các khái niệm cơ bản
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm
sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất
lượng cuộc sống. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền,
ngành, thành phần kinh tế... thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối
so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là
ngành dịch vụ.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,
tồn tại ngoài ý thức của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ðó là
ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Hay môi trường
là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
2.2 Nội dung triết học
Mặt đối lập: Sự vật là một tập hợp các yếu tố (thuộc tính) tương tác với nhau và với
môi trường. Sự tương tác này làm cho các yếu tố tạo nên bản thân sự vật có một sự biến đổi
nhất định, trong đó có vài yếu tố ( biến đổi) trái ngược nhau. Những yếu tố trái ngược nhau (

bên cạnh những yếu tố khác hay giống nhau) tạo nên cơ sở của các mặt đối lập trong sự vật.
Mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.
Thống nhất của các mặt đối lập là các mặt đối lập khẳng định nhau, nương tựa vào
nhau, thâm nhập lẫn nhau ( mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện, tiền đề cho sự
tồn tại của mình); là các mặt đối lập đồng nhất nhau, tức trong chúng chứa những yếu tố
giống nhau cho phép chúng đồng tồn tại trong sự vật; là các mặt đối lập tác động ngang
nhau, tức sự thay đổi trong mặt đối lập này tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong mặt đối lập
kia và ngược lại.
Đấu tranh của các mặt đối lập: Dù tồn tại trong sự thong nhất, song các mặt đối lập
luôn đấu tranh với nhau, tức chúng luôn tác động qua lại theo xu hướng phủ định, bài trừ hay
loại bỏ lẫn nhau. Hình thức và mức độ đấu tranh của các mặt đối lập rất đa dạng, trong đó
4


thủ tiêu lẫn nhau. Hình thức và mức độ đấu tranh của các mặt đối lập rất đa dạng, trong đó
thủ tiêu lẫn nhau là một hình thức đấu tranh đặc biệt của các mặt đối lập.
Chuyển hóa của các mặt đối lập ( giải quyết mâu thuẫn biện chứng): Sự thống nhất
của các mặt đối lập mang tính tương đối gắn liề với sự ổn định của sự vật; Sự đấu tranh của
các mặt đối lập mang tính tuyệt đối gắn liền với sự vận động, thay đổi của bản thân sự vật.
Mâu thuẫn biện chứng phát triển tương ứng với quá trình thống nhất các mặt đối lập chuyển
từ mức độ trừu tượng sang cụ thể; còn sự đấu tranh các mặt đối lập chuyển từ mức bình
lặng sang quyết liệt. Điều này làm xuất hiện các khả năng chuyển hóa của các mặt đối lập.
Khi điều kiện khách quan hội đủ, một trong các khả năng đó sẽ biến thành hiện thực, các
mặt đối lập tự thực hiện quá trình chuyển hóa. Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết khi
các mặt đối lập tự phủ định chính mình để biến thành cái khác. Có hai phương thức chuyển
hóa: một là, mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia ở một trình độ mới; hai là, cả
hai mặt đối lập cùng chuyển hóa thành những cái thứ ba nào đó mà quy luật khách quan và
điều kiện, tình hình cho phép.
Mâu thuẫn biện chứng, tức sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, tồn tại khách
quan, phổ biến và đa dạng. Mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua giai đoạn sinh thành (sự

xuất hiện của các mặt đối lập) – hiện hữu (sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập) –
giải quyết (sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập). Mâu thuẫn biện chứng được chia thành:
mâu thuẫn bên trong – mâu thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản – mâu thuẫn không cơ bản;
mâu thuẫn chủ yếu – mâu thuẫn thứ yếu; mâu thuẫn trong tự nhiên – mâu thuẫn trong xã hội
(đối kháng và không đối kháng);… Các mâu thuẫn khác nhau có vai trò không giống nhau
với sự vận động, phát triển của bản thân sự vật, đồng thời có phương thức giải quyết cũng
khác nhau. Sự tác động của mâu thuẫn biện chứng lên bản thân sự vật là nguồn gốc, động
lực của mọi sự vận động, phát triển xảy ra trong thế giới.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật – nguyên tắc phân tích mâu thuẫn:
Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật phải thấy được nguồn gốc vận động,
phát triển của nó:


Phân đôi sự vật thành các cặp mặt đối lập, khảo sát sự thống nhất và đấu tranh của
các mặt đối lập để phát hiện ra cá mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật đó.
5




Phân loại và xác định đúng vai trò, giai đoạn tồn tại của từng mâu thuẫn biện chứng
(đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chỉ yếu, mâu thuẫn bên trong, …) đang chi
phối sự vận độn, phát triển của bản thâ sự vật.



Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng quy mô và phương
thức giải quyết cả từng mâu thuẫn biện chứng, sự đoán các mới ra đời sẽ vận động
dưới sự tác động của những mâu thuận biễn chứng nào.
Trong hoạt động thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải:




Hiểu rõ nguồn gốc, động lực thúc đẩy vận động, phát triển của bản thân sự vật là
những mâu thuẫn biện chứng; xác định đúng những mâu thuẫn biện chứng đang chi
phối sự vật để từ đó xây dựng các đối sách thích hợp.



Tìm kiếm và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết
là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ,
đúng mức độ nào tiến trình vận động, phát triển của bản thân sự vật để lèo lái nó
theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta: (1) Muốn sự vật thay đổi nhanh phải
đẩy mạnh sự tác động (đấu tranh) của các mặt đối lập và tạo điều kiện thuận lợi để
nhanh chóng chuyển hóa lẫn nhau, để mâu thuẫn biện chứng sớm được giải quyết;
ngược lại, muốn duy trì sự ổn định của sự vật phải dung hòa sự xung đột của các
mặt đối lập trong phạm vi cho phép; (2) Khi điều kiện đã hội đủ các mâu thuẫn biện
chứng đã chín mùi phải cương quyết giải quyết nó, mà không nên chần chừ, do dự
hay thỏa hiệp; tức phải giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ…
3. Vận dụng Nguyên lý mối liên hệ phổ biến và quy luật thống nhất và đấu

tranh giữa các mặt đối lập trong sự liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường tại Việt Nam
3.1 Sự đối lập và thống nhất giữa phát triển kinh tế và môi trường tự nhiên.
Sự đối lập: theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, để tiến hành sản xuất vật
chất, con người vừa phải quan hệ với giới tự nhiên nhằm biến đổi giới tự nhiên, quan hệ đó
được biểu hiện ở lực lượng sản xuất; vừa phải quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất,
biểu hiện ở quan hệ sản xuất. Đây là quan hệ "kép" mang tính khách quan, phổ biến trong
lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại. Muốn có tăng trưởng kinh tế bắt buộc con người phải
6



tác động vào giới tự nhiên, làm thay đổi chúng, bắt chúng phục vụ nhu cầu con người, mà cụ
thể ở đây là các hoạt động kinh tế-xã hội là nguồn gốc chính làm thay đổi môi trường sinh
thái hiện nay. Khi tác động vào tự nhiên con người khai thác nguồn nguyên liệu để đảm bảo
cho quá trình mở rộng sản xuất, khai thác quá mức và trên phạm vi lớn không những làm
suy thoái tài nguyên mà còn làm giảm chất lượng sinh thái. Đây chính là mâu thuẫn, kinh tế
càng phát triển thì sẽ làm cho môi trường sống ngày càng xấu đi. Bên cạnh khi con người,
nhà máy sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phục vụ nhu cầu đời sống, họ lại sản sinh ra những
loại chất thải làm hủy hoại môi trường.
Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta, cơ cấu ngành chuyển dịch theo
hướng tăng công nghiệp, dịch vụ. Với lợi thế so sánh của nước ta như công nghiệp khai thác,
chế biến khoáng sản, dầu khí điện năng, chế biến nông lâm, hải sản, dệt may, và sản xuất sắt
thép tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn. Bởi vì các nghành công nghiệp trên đều
thuộc danh mục ô nhiễm môi trường rất lớn. Mặt khác việc tiêu thụ nguyên vật liệu cho các
ngành công nghiệp này, ví dụ như năng lượng hóa thạch như than, dầu, xăng thải ra môi
trường một lượng khí độc gây hại cho bầu không khí. Chiến lược phát triển kinh tế hướng
đến tăng trưởng cao trong thời gian dài, và áp đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP, thu hút đầu tư
FDI cho các tỉnh thành bằng mọi giá và cái giá phải trả về môi trường là rất lớn. Sai lầm
trong chiến lược của trung ương và sự thiển cận trong chính sách của địa phương đã dẫn tới
nhiều cuộc đua xuống đáy về thu hút FDI và tăng trưởng GDP, bất chấp cái giá rất đắt về
môi trường cũng như nhiều hệ lụy kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế la xu hướng tất yếu của
mỗi đất nước. Mặc dù phát triển ở trình độ cao hay thấp đều có tác động lớn nhỏ đến môi
trường sinh thái. Tuy nhiên, các nền kinh tế phát triển thấp chủ trương tăng trưởng quá nóng,
thiếu các chế tài luật lệ, nhằm bảo vệ môi trường, thậm chí các nước còn hi sinh môi trường
cho phát triền kinh tế nhờ tiết kiệm được các khoản chi tiêu ngân sách về môi trường.
Sự thống nhất : tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường không những là hai mặt đối
lập trong mâu thuẫn biện chứng mà còn tồn tại sự thống nhất lẫn nhau. Và sự tác động giữa
chúng mang tính chất nương tựa, không tách rời nhau, sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế
dẫn đến sự thay đổi của môi trường và ngược lại. Môi trường là xuất phát điểm hay là một

chỉ tiêu khi đánh giá sự tăng trưởng của một nước. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
7


riêng thì đi kèm với phát triển kinh tế, con người phải gánh chịu hậu quả do tác động trở lại
của môi trường như ô nhiễm nặng môi trường không khí, hệ sinh thái biển… Nhờ nhận diện
được các hậu quả của môi trường mà chúng ta có thể xây dựng được các chính sách phát
triển kinh tế tiến bộ và thân thiện vơi môi trường hơn.
3.2 Mâu thuẫn giữa lợi nhuận các doanh nghiệp và môi trường
Mâu thuẫn thứ hai mà chúng ta không thể bỏ qua đó là mẫu thuẫn giữa lợi nhuận các
công ty, nhà máy xí nghiệp. Họ sản xuất để tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống con
người và đem lợi nhuận cho chính họ, tuy nhiên chính những hoạt động này cũng tác động
rất lớn đến môi trường sống của con người, thông qua việc xả các chất thải rắn, lỏng, khí ra
môi trường bên ngoài. Và các ông chủ nhà máy luôn có xu hướng giảm thiểu tối đa các chi
phí về xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Chính
những hệ lụy về môi trường đã buộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đưa ra các
chính sách về môi trường thích hợp, nhằm cân đối được lợi ích doanh nghiệp và việc bảo vệ
môi trường sống.
3.3. Khái quát tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay và vấn đề
về môi trường.
3.3.1. Khái quát tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay

8


Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá
thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Nền kinh tế Việt Nam sau
10 năm gia nhập WTO (2007 – 2016) mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng
kinh tế. Trong 10 năm, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29. Cụ thể, nếu như

năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì đến năm 2015 con số
này đã là 2.228 USD, năm 2016 là 2.445 USD, cao gấp gần 8,5 lần so với năm 1995. Sau 10
năm gia nhập WTO, GDP bình quân đầu người đạt ở mức khả quan, bình quân là 1.600 USD
đầu người, mức sống của người dân đã được cải thiện. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển.
3.3.2. Tình hình ô nhiễm môi trường tại Việt Nam
Ô nhiễm môi trường nước
Sự phát triền ồ ạt của các khu công nghiệp(KCN) ven biển, ven sông làm đe dọa môi
trường nước một cách nghiêm trọng. Hiện nay, trên phạm vi cả nước có 463 KCN trong quy
hoạch tổng thể phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 139,5 ngàn
ha. Bình quân mỗi ngày các khu cụm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn các chất thải
rắn lỏng khí. Các dự án ven biển gây ô nhiểm môi trường nước mới bị phát hiện gần đây như
Formosa Hà Tĩnh, công ty đã không xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra biển gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường biển tại các tỉnh miền trung như Hà Tỉnh, Quảng Bình, Huế. Ngoài

9


ra, tình trạng ô nhiễm nguồn nước gây ra bởi các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh, nước thải không được tập trung xử lý mà được xả trực tiếp ra sông.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí (ONKK) không chỉ là vấn đề nóng tập trung ở các đô thị phát
triển, các khu, cụm công nghiệp… mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. ONKK
được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động nghiêm trọng đối với
sức khỏe cộng đồng.
Ngành chăn nuôi với quy mô và số lượng tăng nhanh chóng (gần 2.000 trang trại
trong 5 năm từ 2011 - 2015) thải khoảng 75 - 85 triệu tấn chất thải, làm phát sinh các loại
khí thải gồm khí CO2 chiếm 9%, khí CH4 chiếm 37%, NOx 65%. Giao thông với xu hướng
số lượng phương tiện giao thông gia tăng mạnh mẽ qua các năm được đánh giá là nguồn

đóng góp đáng kể gây suy giảm chất lượng MTKK. Ngành nhiệt điện thì tập trung ở khu vực
phía Bắc (Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương) và phía Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ,
TP. Hồ Chí Minh) với thành phần khí thải phụ thuộc nhiều vào công nghệ cũng như loại
hình sản xuất.
Ô nhiễm môi trường đất
Đơn cử tại tỉnh Lâm Đồng, khảo sát về mức sử dụng các loại phân bón cho thấy, lượng
phân bón thường cao hơn từ 30 - 40 %, đặc biệt đối với loại phân NPK thì lượng dùng lớn
hơn tới 60%. Số liệu quan trắc mẫu đất ở một số địa phương, ví dụ như ở Đồng Tháp,trong
số 15 mẫu đất phân tích có 60% số mẫu có kết quả chỉ tiêu Asen vượt ngưỡng đối với đất sử
dụng cho mục đích nông nghiệp và có sự dao động lớn so với kết quả phân tích năm 2012 do
hậu quả sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV với liều lượng lớn.
4. Một số giải pháp nhằm làm giảm thiểu sự tác động của phát triển kinh tế
đối với môi trường

10


Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng như đã nêu ở phần trên
một phần là do các giải pháp quy hoạch chưa hợp lý, bộ máy quản lý hoạt động chưa thực sự
hiệu quả bên cạnh đó là cở sở kỹ thuật còn chưa đa dạng và chưa được đầu tư đúng mức..
Để giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế cần triển
khai đồng bộ các giải pháp và các giải pháp này phải mang tính tổng hợp với sự phối hợp
của nhiều nghành, nhiều lĩnh vực và sự đồng thuận, thống nhất cao trong các cấp chính
quyền và các doanh nghiệp. Chúng tôi đưa ra một số đề xuất về giải pháp như sau:
1

Giải pháp quy hoạch

Phân bố lại địa bàn sản xuất công nghiệp theo hướng tập trung hóa với quy mô lớn và
hợp lý hơn. Như đối với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ..

thì việc hình thành các khu công nghiệp ngoài ý nghĩa là bàn đạp phát triển nó còn mang ý
nghĩa lớn trong việc chỉnh trang đô thị thông qua việc di dời các cơ sở sản xuất, gia công
công nghiệp ra khỏi khu dân cư nhằm làm sạch môi trường sống của người dân, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng và hạn chế đến tối thiểu các thiệt hại do sự cố công nghiệp mang đến.
Cần có quy hoạch tách riêng hệ thống thoát nước mưa khỏi nước thải công nghiệp
cũng như nước thải sinh hoạt của người dân. Cải tạo hệ thống thoát nước mưa để tăng cường
khả năng thoát nước, góp phần giảm tình trạng ngập úng gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh
đó cũng nên quy hoạch các trạm xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tập
trung cũng như các bãi rác đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, cũng nên quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, đảm bảo lớp phủ thực vật thích hợp
nhằm cải thiện môi trường, chống xói mòn, rửa trôi, tạo các không gian trong lành cho cư
dân và phát triển du lịch.
4.1 Giải pháp quản lý

Đây là một trong những giải pháp quang trọng mang tính quyết định đến việc bảo vệ
môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, cần có sự phối hợp giữa các nghành, giữa các cơ chế chính sách về đầu tư
và môi trường cũng như hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường. Mặt khác cần
11


thường xuyên kiểm tra giám sát môi trường, khuyến khích và bắt buộc các biện pháp xử lý
chất thải nhằm đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp với môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp
tích cực thay đổi công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý. Đóng cửa và di
dời đối với các đơn vị gây ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, nên xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các khu công nghiệp, trong
từng doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Gắn kết các hoạt động tuyên truyền công tác bảo
vệ môi trường với việc hoàn thiện các chính sách về môi trường và tài nguyên đến với cộng
đồng. Gắn lợi ích kinh tế của cộng đồng với các hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó
nên có các chính sách hỗ trợ cộng đồng trong việc tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp khi các

nghành nghề truyền thống thay đổi do quy hoạch và phát triển mới.
Thứ ba, nâng cao giáo dục và nhận thức bảo vệ môi trường bằng các hình thức thích
hợp. Giúp người dân xây dựng thói quen, nếp sống thân thiện với môi trường, đó là cơ sở để
kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường.
4.2 Giải pháp công nghệ

Đẩy mạnh các công tác nghiên cứu các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ môi
trường, làm chủ các công nghệ tiên tiến cũng như phát huy tối đa việc sáng tạo các công
nghệ mới trên nền tảng công nghệ truyền thống theo các định hướng: Đa dạng các loại hình
công nghệ môi trường, ưu tiên nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất
thải. Nghiên cứu,phát triển và ứng dụng các loại vật liệu mới. Ưu tiên sử dụng các nguyên
liệu mà trong nước có trang bị thiết bị xử lý chất thải. Nghiên cứu, phát triển công nghệ xử
lý chất thải nguy hại và các loại chất thải khó phân hủy. Ưu tiên phát triển và ứng dụng các
công nghệ thân thiện với môi trường và có thể tái chế, tái sử dụng được.

5. Kết luận

Chính sách mở cửa thu hút đầu tư đã giúp kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc. Tuy nhiên,
bên cạnh quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh hơn
12


năng lực quản lý hệ thống và đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các bất cập
về môi trường ở các khu đô thị cũng như khu công nghiệp ở Việt Nam.
Qua việc vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự liên hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tại Việt Nam chúng ta đã có cái nhìn tổng
quan giữa hai mặt là môi trường và phát triển kinh tế cũng như các bất cập ở công tác quản
lý từ đó hình thành nên cái giải pháp phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế song song với
việc bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo cho việc phát triển bền vững của Việt Nam thì việc nâng cao năng lực quản lý

của Nhà nước trong quản lý môi trường đô thị và các khu công nghiệp là một việc cấp bách.
Công cuộc phục vụ cho công tác quản lý cho công tác quản lý này chính là bản đồ quy
hoạch về môi trường đô thị cũng như môi trường khu công nghiệp. Trong các giải pháp quản
lý, bên cạnh những biện pháp hành chính, việc động viên cộng đồng trong các hoạt động bảo
vệ môi trường sống cũng rất quan trọng trong đó xác định được đặc điểm tâm lý cũng như
tập quán cộng đồng để xây dựng các chương trình vận động phù hợp.

13


Tài Liệu Tham Khảo:
Sách:
Triết Học – Chủ biên : T.S Bùi Văn Mưa, Khoa Lý luận Triết học, Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM
Internet:
/> />
/>Tiểu luận:
Quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

14


PHỤ LỤC
BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM
1. Đặt vấn đề và chọn đề tài
Các thành viên trong nhóm lần lượt gửi đề tài và đưa ra dàn bài cơ bản về đề tài mà mình
chọn cũng như cơ sở lý thuyết và vận dụng từ môn triết học. Các đề tài của các thành viên
gồm:
Bùi Thị Như Ý: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của phép
biện chứng duy vật trong marketing thực phẩm hiện nay.

Lê Nguyễn Nhật Ánh: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập của
phép biện chứng duy vật trong thị trường kinh doanh vàng ở Việt Nam.
Cao Thanh Chức: Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến và quy luật thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập trong sự liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tại
Việt Nam.
2. Thảo luận và đưa ý kiến về các đề tài, về tính khả quan, số liệu, cũng như mức độ
vận dụng triết học vào đề tài.
Thống nhất chọn đề tài: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
trong sự liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
3. Trưởng nhóm phân công công việc, nội dung bài làm cho các thành viên và đưa
lịch hẹn nộp bài.

15


Chi tiết nội dung làm bài của các thành viên
Tên Thành Viên
Lê Nguyễn Nhật Ánh
Cao Thanh Chức
Bùi Thị Như Ý

Nội dung bài làm phân công
Lời nói đầu, giới thiệu đề tài
Lý luận chung về đề tài và cơ sở lý thuyết về Triết học
Vận dụng quy luật Triết học vào phân tích mặt đối lập và thống
nhất giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Giải pháp giảm thiểu sự tác động của kinh tế đối với môi trường.
Kết bài

4. Các thành viên làm bài và gửi bài cho các thành viên còn lại trong nhóm. Thảo

luận lại các phần làm chưa hoàn chỉnh. Các thành viên nghe góp ý, nhận bài và chỉnh sửa lại.
5. Nhóm trưởng nhận bài làm cuối cùng, chỉnh sửa và trình bày lại nội dung bài tiểu
luận, lập biên bản sinh hoạt nhóm và nộp bài hoàn chỉnh cho lớp trưởng.

16



×