Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

slide thuyet trinh kinh te vi mo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 31 trang )

VIỆT NAM
GIA NHẬP
WTO


WTO là gì?
-Tổ chức thương mại
- Tổ chức này được thành lập và
hoạt động từ 1/1/1995
-Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và
thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại
và Thuế quan
- Kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay


Nhiệm vụ của WTO:
- WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
+ Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết
đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những
cam kết trong tương lai, nếu có)
+ Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán,
ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá
và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
+ Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa
các thành viên WTO
+ Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các
thành viên.


Các nước gia nhập WTO:
- Tính đến ngày 11/1/2007 (thời điểm Việt


Nam chính thức là thành viên WTO), tổ chức
này có 150 thành viên.
- Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ
Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ
tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài
Loan, Hồng Kông…).


Các nguyên tắc họat động cơ bản
của WTO:
+ Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
+ Nguyên tắc cắt giảm thuế quan và không sử
dụng các biện pháp phi thuế quan
+ Nguyên tắc minh bạch


Việt Nam gia nhập WTO để làm gì?
- Nhằm đưa nhân dân Việt Nam ra khỏi tình cảnh
nghèo khó
- Được tiếp cận toàn bộ các thị trường nước ngoài,
là những thị trường có thể mang về nhiều lợi lộc
- Thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt
Nam được mở rộng.
- Thuế nhập khẩu giảm dẫn đến giá hàng hoá giảm,
làm cho nhu cầu tăng, sản xuất phát triển nên Nhà
nước sẽ thu được nhiều thuế trong nước hơn.
- Bình đẳng thương mại
- Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng nói chung và
của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng



Cơ hội của Việt Nam:
- Ðây là sân chơi lớn toàn cầu. Việt Nam gia nhập sẽ
tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Phát triển kinh tế, thương mại và thu hút đầu tư.
- Có hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán
thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài.
- Ta có một kế hoạch sửa và xây mới 25 luật và pháp
lệnh.
- Sẽ có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương
mại toàn cầu.
- Những tranh chấp được giải quyết tốt hơn


Thách thức của Việt Nam
- Mở cửa thị trường cho các nước
- Doanh nghiệp Việt Nam nhỏ và vừa nên năng
lực cạnh tranh kém
- Nhà nước giảm thuế cũng tác động một phần
đến ngân sách.
- Phần đóng góp ngân sách từ thuế nhập khẩu
mỗi ngày một giảm.
- Cạnh tranh giành nguồn lực
- Sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa
các doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh


Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Việt Nam còn
chịu bốn thách thức cơ bản

+ Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối
thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
+ Hai là: Trên thế giới sự "phân phối" lợi ích của toàn cầu
hoá là không đồng đều
+ Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn
cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên
+ Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề
mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia,
giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.


Phát triển về nông nghiệp
- Từ năm 1986 đến 2003, năng suất các loại nông
sản đã có mức tăng đáng kể.
+ Năng suất lúa tăng từ 2,81 tấn/ha lên 5,20 tấn/ha
(gấp 1,85 lần)
+ Ngô từ 1,42 tấn/ha tăng lên 3,97 tấn/ha (gấp 2,79
lần)
+ Sắn từ 9,16 tấn/ha tăng lên 14,53 tấn/ha (gấp 1,8
lần), lạc từ 0,94 tấn/ha tăng đến 1,74 tấn/ha (gấp
2,2 lần).
+ Hồ tiêu, cao su, cà phê, bông tăng trên 2 lần
trong 20 năm
+ Riêng năng suất cây điều tăng hơn 2 lần trong
vòng 4 năm (2001 - 2004).



- So với năm 1986, năng suất nông sản năm 2008 đã

tăng gấp nhiều lần ====> Việt Nam là nước xuất khẩu
hồ tiêu, hạt điều thứ nhất thế giới, xuất khẩu gạo, cà
phê đứng thứ nhì thế giới; chiếm lĩnh và khẳng định vị
trí trên thị trường thế giới về thanh long, hạt điều; có
thứ hạng cao trong xuất khẩu cá ba sa, cá tra, tôm, cao
su, chè


-Đối với gạo: Sản lượng lúa của Việt Nam vẫn
tiếp tục tăng đều qua từng năm, mỗi năm sản
lượng lúa tăng trung bình 600 ngàn - 700 ngàn tấn
-Diện tích lúa vụ hè - thu ở ĐBSCL tăng lên 1,4
triệu - 1,5 triệu ha và năng suất tăng từ 2 tấn lên
10 tấn. Nông nghiệp ĐBSCL đã đóng góp 50%
sản lượng cho an ninh lương thực quốc gia và
chiếm tới 80% sản lượng gạo phục vụ xuất khẩu.


Tiêu chí chất lượng gạo cũng ngày càng được chú
trọng. Đây là một thành công trong xuất khẩu gạo
của năm 2007 Trước đây, mỗi tấn gạo xuất khẩu
cùng cấp hạng của Việt Nam thấp hơn Thái Lan
20 USD - 40 USD, làm thiệt cho chúng ta khoảng
80 triệu USD, nhưng nay, nhờ áp dụng tiến bộ
khoa học vào chọn tạo giống, Viện Lúa đồng bằng
sông Cửu Long đã tạo ra được những giống lúa
chất lượng cao, giảm sự chênh lệch này xuống còn
2 USD - 5 USD, thậm chí có thời điểm bằng 0.
Điều này thể hiện những bước tiến vượt bậc trong
công nghệ hạt giống.



Để nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển
thì cần có những chính sách sau:
- Nông nghiệp chuyển hướng phát triển theo chiều sâu,
trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp, những tiến
bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ
sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo
giống; bảo vệ cây trồng, vật nuôi; bảo vệ môi trường sinh
thái.
-Sớm quy hoạch và xác định rõ, quy định cụ thể tỉnh nào
tập trung làm nông nghiệp, tỉnh nào phát triển công
nghiệp
- Thực hiện trí thức hóa nông dân qua chương trình giáo
dục và khuyến nông. Nông dân trồng lúa bằng tri thức
chứ không chỉ bằng kinh nghiệm


-Xây dựng thương hiệu cho
ngành gạo Việt Nam
- Đổi mới tổ chức hợp tác xã (HTX), xem HTX
là tổ chức kinh tế phục vụ lợi ích, quyền lợi của
nông dân, bên cạnh đó, phải xây dựng khu nông
nghiệp


Phát triển về công nghiệp
-Thuận lợi khi hàng rào thuế quan được xoá bỏ dần dần, sự
hạn chế hạn ngạch được cởi bỏ tạo cho những tên tuổi mạnh
sự bứt phá ngoạn mục.

-Việc giảm thuế, xoá bỏ hạn ngạch. Đây sẽ là cơ hội để VN
thu hút các đơn hàng lớn, tăng giá trị sản xuất CN, hạn chế
những áp lực cho DN, tăng khả năng cạnh tranh một cách lành
mạnh.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn cho DN VN vươn
lên, phát triển mà chỉ kinh nghiệm thôi chưa đủ, vấn đề chính
là trang bị tốt, có sự đầu tư lớn, trọng tâm , trọng điểm


Phát triển mạnh nhất là ngành dệt may
- Việc VN gia nhập WTO đã tiếp tục tạo cho ngành
Dệt may những lợi thế nhìn thấy rõ
+ Hiện có 57 DN ngành Dệt may, với tổng số trên
25.000 lao động, mỗi năm sản xuất trên trên 20
triệu sản phẩm, 25% trong số đó nội địa hoá. Giá
trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân
hàng năm là 22,35 %.
+ Thu nhập bình quân đầu ngưòi lao động của khối
từ 800-1 triệu đ/ tháng, tăng sức mua cho xã hội rất
lớn, kích cầu sự phát triển của thị trường


Phát triển về dịch vụ
- Công ty nước ngoài không được hiện diện tại
Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều
đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể.
-Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa
cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng
ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là
người Việt Nam.

- Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước
ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp
Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở
cửa thị trường ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ
cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30%
cổ phần.


-Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Đồng ý cho phép các DN
nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau
5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai
thác dầu khí
- Dịch vụ viễn thông: Việt Nam có thêm một số nhận nhượng
so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phù hợp với chiến lược
phát triển của ta
- Dịch vụ phân phối: về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá
chặt só với các nước mới gia nhập
- Dịch vụ bảo hiểm: về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA,
tuy nhiên, ta đồng ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm
phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập


- Dịch vụ ngân hàng: ta đồng ý cho thành lập ngân hàng
con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày
1/4/2007
- Dịch vụ chứng khoán, ta cho phép thành lập công ty
chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5
năm kể từ khi gia nhập WTO
- Các cam kết khác, với các ngành còn lại như du lịch,
giáo dục, pháp lý, kế toán, xây dựng, vận tải… mức độ

cam kết về cơ bản không khác nhiều so với BTA. Ngoài
ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản.


Hướng phát triển trong nước
+ Thứ  nhất, toàn bộ hệ thống các cơ quan thuộc
Chính phủ đều đã cố gắng triển khai thực hiện
những nhiệm vụ đặt ra trong chương trình hành
động của mình.
+ Thứ  hai, việc thực hiện chương trình hành
động của các bộ, ngành, địa phương đã tạo ra sự
chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt


+ Thứ  ba, vai trò dẫn dắt, chỉ đạo của Chính phủ  trong việc
triển khai các nhiệm vụ đề ra trong chương trình hành động
chung rất rõ rệt, tạo ra sự  thống nhất, gắn kết cần thiết trong
việc triển khai công việc của các bộ, ngành, địa phương.
+ Thứ tư, nhiều bộ, ngành, địa phương đã có sự chủ động,
sáng tạo trong việc cụ thể hoá và  triển khai những nhiệm vụ
được đề ra trong chương trình hành động nên đã thu được kết
quả  và hiệu quả tốt


Hoàn thiện hơn nữa bộ quản ly
- Xây dựng một cơ quan đầu mối và hình thành
một hệ thống các tổ chức của nhà nước từ trung
ương tới địa phương, đóng vai trò là những trung
tâm chuyên trách thực hiện hoạt động cung cấp
thông tin và xử lý các vấn đề có liên quan tới việc

thực hiện các cam kết của Việt Nam trong WTO.
- Các bộ, ngành sẽ chủ trì tổng hợp báo cáo của
các cơ quan phối hợp


-Cần tập trung vào việc xây dựng và kiện toàn một số cơ quan
quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực quan trọng, có liên hệ
trực tiếp tới quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết WTO
của Việt Nam.
- Kích thích và tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước
và các nhà đầu tư nước ngoài phát triển các hoạt động sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×