Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

32 chủ đề luyện thi TNQG môn sinh học cđ 5 đột biến gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.29 KB, 17 trang )

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
D. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 2. Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtít này bằng một cặp nuclêôtít khác loại thì
A. chỉ bộ ba có nuclêôtít thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
B. toàn bộ các bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
C. nhiều bộ ba nuclêôtít trong gen bị thay đổi.
D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtít bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.
Câu 3. Đột biến gen là những biến đổi
A. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN.
B. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN.
D. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.
Câu 4. Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 A và 250 T. Gen đó bị đột biến mất một
cặp G - X thì số liên kết hydrô của gen đột biến sẽ bằng:
A. 2345.
B. 2347
C. 2348.
D. 2346.
Câu 5. Ở sinh vật nhân sơ có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định
tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì
A. mã di truyền có tính đặc hiệu
B. mã di truyền có tính thoái hóa
C. ADNcủa vi khuẩn có dạng vòng
D. gen của vi khuẩn có cấu trúc theo Operon
Câu 6. Một gen có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi
chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hi đrô. Khi gen đột biến này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số
nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là
A. A = T = 8416; G = X = 10784


B. A = T = 7890 ; G = X = 10110
C. A = T = 10110 ; G = X = 7890
D. A = T = 10784 ; G = X = 8416
Câu 7. Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T
bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 720 ; G = X = 480.
B. A = T = 419 ; G = X = 721.
C. A = T = 719 ; G = X = 481.
D. A = T = 721 ; G = X = 479.
Câu 8. Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670. Gen B bị đột biến điểm tao thành thành
alen b. Alen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của Alen b là
A. A = T = 250; G = X = 390.
B. A = T = 251; G = X = 389.
C. A = T = 610; G = X = 390.
D. A = T = 249; G = X = 391.
Câu 9. Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm
thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?
A. Thêm một cặp nuclêôtit.
B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thêm và mất một cặp nuclêôtit.
D. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.
Câu 10. Điểm giống nhau giữa đột biến gen trong tế bào chất và đột biến gen trong nhân là
A. đều xảy ra trên ADN trong nhân tế bào.
B. phát sinh trên ADN dạng vòng.


C. không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng.
D. phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cá thể, không xác định.
Câu 11. Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2
gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự

do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?
A. Mất 1 cặp G – X.
B. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G - X.
C. Thêm 1 cặp G – X.
D. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T.
Câu 12. Gen có chiều dài 2550Ao và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T. Số lượng
từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao 4 lần là:
A. A =T = 5265 và G = X = 6000
B. A =T = 5265 và G = X = 6015
C. A =T = 5250 và G = X = 6000
D. A =T = 5250 và G = X = 6015
Câu 13. Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã
cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. mất 1 cặp nuclêôtít.
B. thêm 1 cặp nuclêôtít.
C. thêm 2 cặp nuclêôtít.
D. mất 2 cặp nuclêôtít.
Câu 14. Trình tự biến đổi nào dưới đây hợp lí nhất?
A. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit →
thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN → thay đổi tính trạng.
B. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen cấu trúc → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN → thay
đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tính trạng.
C. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong tARN → thay đổi trình
tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tính trạng.
D. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong rARN → thay đổi trình
tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tính trạng.
Câu 15. Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleôtit bình thường nào dưới
đây có thể gây nên đột biết gen?
A. Ađêmin
B. Timin

C. Xitôzin
D. 5 - BU
Câu 16. Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen
được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân
đôi?
A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 1 lần.
D. 4 lần
Câu 17. Cơ chế phát sinh đột biến gen được biểu thị bằng sơ đồ
A. gen → thường biến → hồi biến → đột biến gen.
B. gen → tiền đột biến → hồi biến → đột biến gen.
C. gen → tiền đột biến → thường biến → đột biến gen.
D. gen → tiền đột biến → đột biến gen.
Câu 18. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Không phải tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
B. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành
phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến
gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.


D. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột
biến có thể khác nhau ở các gen khác nhau.
Câu 19. Điểm giống nhau giữa đột biến gen trong tế bào chất và đột biến gen trong nhân là
A. đều xảy ra trên ADN trong nhân tế bào.
B. phát sinh trên ADN dạng vòng.
C. không di truyền qua sinh sản sinh dưỡng.
D. phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cá thể, không xác định.
Câu 20. Ở tế bào nhân thực, loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế

bào là
A. gen trên nhiễm sắc thể thường.
B. gen trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. gen trên phân tử ADN dạng vòng.
D. gen trong tế bào sinh dưỡng.
Câu 21. Phát biểu nào dưới đây là không đúng về tính chất và vai trò của đột biến gen?
A. Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
B. Đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
C. Phần lớn các đột biến ở cấp độ phân tử là có hại cho cơ thể.
D. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
Câu 22. Đột biến trong cấu trúc của gen
A. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
B. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
C. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen ?
A. Đột biến xô ma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu hiện ra
kiểu hình.
B. Đột biến giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
C. Đột biến tiền phôi thường biểu hiện ra kiểu hình khi bị đột biến.
D. Đột biến xôma được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.
Câu 24. Loại đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể là
A. đột biến giao tử hoặc đột biến xôma.
B. đột biến tiền phôi hoặc đột biến xôma.
C. đột biến xôma hoặc thường biến.
D. đột biến tiền phôi, đột biến xôma hoặc thường biến.
Câu 25. Khi nói về đột biến gen, câu nào sau đây có nội dung không đúng?
A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp
gen.

C. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
D. Khi đột biến làm thay thế một cặp nuclêôtit trong gen sẽ làm thay đổi toàn bộ trình tự axit amin trong
chuỗi pôlipeptit.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.
D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
Câu 27. Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số
lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Mã di truyền là mã bộ ba.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 28. Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng
A. di truyền qua sinh sản vô tính.
B. nhân lên trong mô sinh dưỡng.


C. di truyền qua sinh sản hữu tính.
D. tạo thể khảm.
Câu 29. Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 30. Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. số lượng cá thể trong quần thể.
B. môi trường sống và tổ hợp gen.
C. tần số phát sinh đột biến

D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể.
Câu 31. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A. Đột biến gen phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh
sản hữu tính.
B. Đột biến gen thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
C. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản
hữu tính.
D. Đột biến gen phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một
phần cơ thể.
Câu 32. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá.
C. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
Câu 33. Gen đột biến sau đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là
A. gen qui định bệnh bạch tạng.
B. gen qui định bệnh mù màu.
C. gen qui định máu khó đông.
D. gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 34. Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200
nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây
đề có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số
nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A. Bbb
B. BBbb
C. Bbbb
D. BBb
Câu 35. B có phân tử lượng bằng 7,2.105 đvC và có 2868 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm làm gen B biến
đổi thành gen b, số liên kết hiđrô của gen đột biến bằng 2866. Khi cặp gen Bb đồng thời nhân đôi thì số nu
mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp:

A. A = T = 1463; G = X = 936.
B. A = T = 935; G = X = 1465.
C. A = T = 937; G = X = 1464.
D. A = T = 935; G = X = 1464.
Câu 36. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số
nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1799; G = X = 1200.
B. A = T = 1800; G = X = 1200.
C. A = T = 899; G = X = 600.
D. A = T = 1199; G = X = 1800.
Câu 37. Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân
đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần


nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng
đột biến đã xảy ra với gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X.
D. mất một cặp A - T.
Câu 38. Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm cho gen
A biến thành alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là:
A. A = T = 799; G = X = 401.
B. A = T = 201; G = X = 399.
C. A = T = 401; G = X = 799.
D. A = T = 401; G = X = 199.
Câu 39. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit amin lại vẫn không
bị thay đổi. Nguyên nhân là do
A. mã di truyền có tính phổ biến.

B. mã di truyền có tính thoái hóa.
C. mã di truyền là mã bộ ba.
D. mã di truyền có tính đặc hiệu.
Câu 40. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết
hiđrô và có khối lượng 108.104 đ.v.C. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T = A = 601, G = X = 1199.
B. T = A = 598, G = X = 1202.
C. T = A = 599, G = X = 1201.
D. A = T = 600, G = X = 1200.
Câu 41. Cho các nội dung sau:
1. Đột biến mất đoạn NST thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của cơ thể sinh vật.
2. Đột biến đảo đoạn NST thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
3. Đột biến lặp đoạn thường làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.
4. Đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác.
Số phát biểu sai là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 42. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào
1- loại tác nhân gây đột biến
2- đặc điểm cấu trúc của gen
3 – cường độ, liều lượng của tác nhân
4 – chức năng của gen
Số phương án đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 43. Đột biến gen có đặc điểm

1 – có hại cho sinh vật.
2 – xuất hiện vô hướng và có tần số thấp.
3 – là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
4 – di truyền được.
5 – xuất hiện đồng loạt.
Số phương án đúng:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.


Câu 44. Một gen bình thường có số nucleôtit loại A chiếm 30%. Do xảy ra đột biến mất đoạn làm cho
nucleôtit loại A giảm đi 1/3, loại G giảm đi 1/5 so với khi chưa bị đột biến. Sau đột biến gen chỉ còn dài
2937,6Å. Cho các phát biểu sau:
(1) Tổng số nucleotit của gen trước khi đột biến là 3000 nucleotit.
(2) Tổng số nucleotit của gen còn lại sau khi đột biến là 1728 nucleotit.
(3) Số nucleotit loại A của gen trước khi đột biến là 720 nucleotit.
(4) Số nucleôtit loại X của gen sau đột biến là 384 nucleôtit.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 45. Một gen có 3600 liên kết hidro, biết hiệu số giữa nucleotit loại A và 1 Nu khác là 10% số nucleotit
của gen. Trên một mạch đơn thứ nhất của gen có A = 300 Nu, G = 150 Nu. Khi gen phiên mã môi trường
nội bào cung cấp 900 nulêôtit loại A.
Cho các phát biểu sau:
(1) Gen trên có chiều dài 4080 Å.
(2) Số nucleotit của gen là: A = T = 900 Nu, G = X = 600 Nu.

(3) Mạch thứ hai là mạch mã gốc.
(4) Gen đã phiên mã 2 lần.
(5) Trên mỗi phân tử mARN đều cho 5 riboxom trượt qua không trở lại thì số phân tử protein được tạo
thành là 15 phân tử.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4. Câu 46. Giả sử 1 NST mang các gen có chiều dài bằng nhau. Do bị chiếu xạ, phân tử ADN trên NST
đó mất 1 đoạn tương ứng với 20 mARN và mất đi 5% tổng số gen NST đó. Khi ADN đã đột biến tự nhân
đôi nó đã sử dụng 38x103 nucleotit tự do. Cho các phát biểu sau:
(1) Số gen trên NST ban đầu là 400.
(2) Số gen trên NST đột biến là 360.
(3) Đây là dạng đột biến số lượng NST.
(4) Chiều dài trung bình của 1 gen là 34 nm.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 0.
Câu 47. Một gen mã hóa chuỗi pôlipeptit gồm 198 axit amin, có T/ X = 0,6. Một đột biến làm thay đổi số
nuclêôtit trong gen, làm cho tỉ lệ T/X ≈ 60,27%.
Cho các phát biểu sau:
(1) Gen ban đầu có số lượng từng loại nucleotit là: A = T = 225, G = X = 375.
(2) Gen bị đột biến có số lượng từng loại nucleotit là: A = T = 376, G = X = 224.
(3) Gen bị đột biến hơn gen bình thường 2 liên kết hidro.
(4) Nếu đột biến đó xảy ra ở codon thứ 2 trên mạch mang mã gốc của gen thì có thể có thể toàn bộ chuỗi
pôlipeptit sẽ bị biến đổi do đột biến.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 48. Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hydro, hiệu số giữa nu loại G với loại nu khác chiếm 20%. Sau
đột biến chiều dài gen không đổi.
Cho các phát biểu sau:
(1) Gen ban đầu có số lượng từng loại nucleotit là: A = T = 450, G = X = 1050.


(2) Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G của gen đột biến xấp xỉ 42,90% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G-X
bằng 1 cặp A-T.
(3) Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G xấp xỉ 42,72% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
(4) Dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.
(5) Nếu sau đột biến tỉ lệ G/A xấp xỉ 2,340. Khi gen đột biến nhân đôi 4 lần thì nhu cầu về Nu tự do loại A
giảm 30 nucleotit.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 49. Một gen có từ 1500 – 2000 Nucleotit, khi nhân đôi 1 số lần đã được môi trường nội bào cung cấp
27000 nucleotit tự do trong đó có 9450 nucleotit tự do loại X.
Trong các phát biểu sau:
1. Chiều dài của gen là 3060 Å.
2. Số nucleotit loại G của gen ban đầu là 270 nucleotit.
3. Số nucleotit loại A môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là 4050 Nu.
4. Tổng số nucleotit của gen là 1500 nucleotit.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.

C. 3.
D. 4.
Câu 50. Một gen có chiều dài 5100 Å, có G = 22% số nucleotit của gen. Gen nhân đôi liên tiếp 6 đợt tạo ra
các gen con. Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau:
(1) Số lượng từng loại nucleotit của gen ban đầu là: A = T = 840; G = X = 660.
(2) Số lượng nucleotit mỗi loại môi trường cần cung cấp cho gen nhân đôi là A = T = 52920; G = X =
41580.
(3) Số lượng nucleotit loại A trong các gen con mà 2 mạch đơn tạo ra có nguyên liệu hoàn toàn mới là
52080.
(4) Có 18876 liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit để cấu trúc nên các mạch đơn của các gen
con.
(5) Số liên kết hidro giữa các cặp bazo nitric bị phá hủy sau các đợt nhân đôi của gen là 230580 liên kết.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
Những đột biến gen trội sẽ biểu hiện kiểu hình ở thể đột biến, còn những đột biến gen lặn sẽ biểu hiện kiểu
hình ở trạng thái đồng hợp lặn.
→ Đáp án A.
Câu 2: A
Đột biến thay thế là đột biến nguyên khung chỉ làm thay đổi trình tự nu của 1 bộ 3 mã hóa 1 aa còn các bộ 3
khác không thay đổi các aa khác vẫn bình thường
ĐÁ A
Câu 3:C
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide tại một
điểm nào đó trên ADN.



Những đột biến liên quan tới một cặp nucleotide là đột biến điểm: mất 1 cặp nucleotide, thêm một cặp
nucleotide, thay thế một cặp nucleotide.
→ Đáp án C.
Câu 4: B
L = 3060Å , mạch gốc có A1 =100, T1 =250. → Tổng nu của gen : ( 3060 :3,4)× 2= 1800.
A = T = A1+T1 = 350 → G =X = (1800:2) - 350 = 550.
Số liên kết hidro: 350 × 2 + 550 × 3 =2350 liên kết.
Gen đột biến mất 1 cặp G-X → giảm 3 liên kết hidro → số liên kết hidro là: 2350 -3 = 2347.
→ Đáp án B
Câu 5: B
Ở sinh vât nhân sơ,có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptide do gen quy định tổng hợp
không bị thay đổi, do mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba mã hóa cùng quy định tổng hợp 1 acid
amine).
→ Đáp án B
Câu 6: B
L =4080Å → số nu = (4080 :3,4)× 2 = 2400. H= 3075 liên kết.Ta có phương trình 2A +2G = 2400; 2A + 3G
= 3075 → G = 675, A = 525.
Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài gen, giảm 1 liên kết → thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. → A=
526, G=X = 674.
Gen nhân đôi 4 lần → môi trường cung cấp A =T = 526 × ( 2^4 -1) = 7890. G =X = 674× (2^4 -1) = 10110.
→ Đáp án B
Câu 7: C
L= 4080Å → N = 2400, A/G= 3/2 → A = 720, G = 480. Gen bị đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X →
Số lượng nu của gen sau đột biến: A = T = 720-1=719, G =X = 481.
→ Đáp án C
Câu 8: D
B có 390G, H = 1670 → A = 250. Gen B bị đột biến thành alen b → alen b nhiều hơn B một liên kết hidro
→ thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → A, T giảm 1, G-X tăng 1.
Số nucleotide của gen đột biến (b) là: A =T = 249, G=X =391.
→ Đáp án D

Câu 9: D
Dạng đột biến không thay đổi số lượng nucleotide của gen đó là đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng
cặp nucleotide khác,chỉ làm thay đổi số liên kết hidro tăng hoặc giảm đi 1.
Mất 1 cặp nucleotide: mất 2 nucleotide và giảm 2 hoặc 3 liên kết hidro.
Thêm 1 cặp nucleotide: thêm 2 nucleotide và tăng 2 hoặc 3 liên kết hidro.


→ Đáp án D.
Câu 10: D
Đột biến gen trong tế bào chất ( đột biến trên ADN mạch vòng, gen thuộc ty thể, lục lạp) và đột biến gen
trong nhân( đột biến trên ADN mạch thẳng, kép) đều phát sinh mang tính ngẫu nhiên, cá thể, không xác
định.
→ Đáp án D
Câu 11: C
Ở ruồi giấm gen A-mắt đỏ, a-mắt trắng. Khi gen tự tái bản 4 lần → số nucleotide trong gen mắt đỏ ít hơn
gen mắt trắng 32 nu → ít hơn 32: 2^4 = 2 nucleotide.
Gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro, và số nucleotide tăng lên 2 → đột biến dạng thêm 1 cặp G-X.
→ Đáp án C
Câu 12: A
L = 2550Å và H = 1990 liên kết.
Tổng nu = 2550 :3,5 × 2 = 1500 → 2A +2G = 1500, 2A + 3G =1990 → G = 400 → A = 350
Gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T → số nu gen đột biến A =T = 351, G=X =400.
Gen nhân đôi 4 lần → môi trường cung cấp A=T = 351 × ( 2^4-1) = 5265; G =X = 400 × ( 2^4 -1) = 6000.
→ Đáp án A
Câu 13: A
gen A có L = 4080Å → số nu = 2400., Gen a tự nhân đôi 1 lần → môi trường cung cấp 2398 nu → giảm 2
nucleotide. Dạng đột biến mất 1 cặp nucleotide.
→ Đáp án A
Câu 14: B
Trình tự biến đổi hợp lý: Thay đổi trình tự các nucleotide trong gen cấu trúc → thay đổi trình tự các

nucleotide trong mARN → thay đổi trình tự các acid amine trong chuỗi polypeptide → thay đổi tính trạng.
Gen → mARN → Protein → tính trạng.
→ Đáp án B
Câu 15: B
Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanine dạng hiếm có thể bắt cặp với Timin gây ra đột biến gen.
Guanine là bazo nito có kích thước lớn,sẽ bổ sung với bazo nito kích thước bé là X, tuy nhiên G* lại có thể
bắt cặp dc với T → gây đột biến.
→ Đáp án B
Câu 16: B
Hóa chất 5 BU thường gây đột biến dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. Đột biến gen được phát sinh qua
cơ chế nhân đôi ADN.


A-T → A-5BU → 5BU-G → G-X.
Phải trải qua 3 lần nhân đôi → đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
→ Đáp án B
Câu 17: D
Cơ chế phát sinh đột biến gen: Gen → tiền đột biến → đột biến.
Hồi biến: do hoạt tính sửa chữa của enzyme nên trạng thái đột biến có thể quay lại trạng thái ban đầu.
Thường biến là những biến đổi của cơ thể sinh vật dưới sự tác đọng của môi trường và không liên quan tới
vật chất di truyền.
→ Đáp án D.
Câu 18: C
Khi nói về đột biến gen, khi các base nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm
phát sinh đột biến gen dạng thay thế một cặp nucleotide.
VD: Khi có sự xuất hiện của bazo nito hiếm G*.
Đột biến: X-G → X-G* → T-G* → T-A.
→ Đáp án C.
Câu 19: D
Điểm giống nhau giữa đột biến gen trong nhân và đột biến trong tế bào chất là đều phát sinh mang tính ngẫu

nhiên, cá thể và không xác định.
Gen trong nhân dạng mạch thẳng, kép còn gen ngoài nhân ở dạng vòng, kép.
→ Đáp án D.
Câu 20: C
Ở tế bào nhân thực, loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào đó là đột
biến ở gen trên phân tử ADN dạng vòng, vật chất di truyền ngoài nhân tế bào.
→ Đáp án C
Câu 21: A
Phát biểu về đột biến gen
Đột biến gen thường ở trạng thái lặn
Phần lớn đột ở cấp độ phân tử có hại cho cơ thể.
Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp của gen.
→ Đáp án A
Câu 22: B
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nucletoide.
Đột biến gen trội sẽ biểu hiện kiểu hình ngay nhưng đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp


lặn → thể đột biến.
B đúng. Đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện thành kiểu hình.
→ Đáp án B.
Câu 23:A
Đột biến gen: đột biến xoma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn thì sẽ không
biểu hiện ra kiểu hình.
B.sai. Đột biến giao tử sẽ biểu hiện ở thế hệ sau, còn tùy vào tổ hợp đột biến.
C. sai. đột biến tiền phôi sẽ biểu hiện kiểu hình nếu là đột biến trội, còn nếu là đột biến lặn sẽ khoogn hiểu
biện kiểu hình.
D. sai. Đột biến xoma nhân lên trong mô và chỉ biểu hiện ở cơ thể khi là đột biến trội.
→ Đáp án A.
Câu 24: B

Các dạng đột biến: đột biến tiền phôi, đột biến xoma, đột biến giao tử. Đột biến giao tử phát sinh trong quá
trình giảm phân nên sẽ biểu hiện ở thế hệ sau chứ không biểu hiện kiểu hình trong đời cá thể.
Thường biến là biến dị không di truyền và không phải đột biến.
Loại đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể là đột biến tiền phôi hoặc đột biến xoma (đột biến sinh
dưỡng).
→ Đáp án B.
Câu 25: D
Khi nói về đột biến gen : khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotide → ảnh hưởng đến nhiều nhất một
acid amine trong chuỗi polypeptide.
Dạng đột biến thêm, mất một cặp nucleotide trong gen sẽ gây đột biến dịch khung → thay đổi toàn bộ trình
tự acid amine trong chuỗi polypeptide.
→ Đáp án D
Câu 26: B
Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp lặn.
Đột biến gen trội biểu hiện kiểu hình khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.
→ Đáp án B
Câu 27: B
Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nucleotide này bằng một cặp nucleotide khác nhưng số lượng và
trình tự acid amine trong chuỗi popypeptide không thay đổi là do tính thoái hóa của bộ mã di truyền, nhiều
bộ ba cùng mã hóa cho 1 acid amine.
→ Đáp án B
Câu 28: C


Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng ( đột biến xoma) không có
khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính. Đột biến xoma chỉ truyền qua sinh sản vô tính.
→ Đáp án C
Câu 29: D
Đột biến gen là những biến đổi trong câu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide → xuất
hiện những alen mới, làm thay đổi một số tính trạng trên cơ thể sinh vật.

Đột biến cấu trúc NST làm thay đổi vị trí gen trên NST.
→ Đáp án D
Câu 30:B
Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen.
Trong tổ hợp gen này hoặc môi trường này có lợi nhưng khi thay đổi môi trường có thể có hại.
VD: đột biến thành màu đen của bướm ở rừng cây bạch dương, khi rừng cây chưa bị ô nhiễm thì đó là đột
biến có hại (màu đen dễ bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt) còn khi rừng cây bị ô nhiễm thì đột biến đó lại
là có lợi.
→ Đáp án B.
Câu 31: C
A. sai. đột biến phát sinh trong nguyên phân - đột biến xoma → tạo thể khảm. sẽ di truyền qua đời sau qua
sinh sản vô tính.
B. sai. đột biến gen ngẫu nhiên, vô hướng và không đồng loạt. Biến dị xuất hiện đồng loạt đó là thường biến.
D. sai. đột biến gen phát sinh trong giảm phân là đột biến giao tử và sẽ biểu hiện kiểu hình ở thế hệ sau.
Đột biến gen phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu
tính.
→ Đáp án C.
Câu 32: D
Khi nói về đột biến gen, phát biểu không đúng là : D. phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp
nucleotide.
Đột biến điểm là đột biến liên quan tới 1 cặp nucleotide, gồm có mất, thêm và thay thế 1 cặp nucleotide.
→ Đáp án D
Câu 33: D
Gen đột biến luôn biêu hiện kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp đó là đột biến gen trội, gen quy định bệnh hồng
cầu hình liềm.
Các đột biến khác, đột biến gen lặn, chỉ biểu hiện khi ở đồng hợp lặn.
→ Đáp án D
Câu 34: C



Xét Bb nằm trên NST thường, mỗi alen đều cso 1200 nucleotide, alen B có A =301, G = 299. alen b có só
lượng 4 loại nu bằng nhau → A=T=G=X = 300.
Bb giao phấn với nhau, hợp tử thu được 1 hợp tử có G = 1199
Loại đáp án A, B, D. Kiểu gen Bbbb → 299 + 300× 3 = 1199.
→ Đáp án C
Câu 35: A
Gen B có 7,2× 10^5 dvC → số nu = 2400. có 2A +3G = 2868 liên kết, 2A +2G = 2400 → G = 468 → A
=732
Gen B bị đột biến điểm thành b → số liên kết Hidro giảm đi 2 → đột biến mất 1 cặp A-T → số nucleotide
của gen đột biến A= T =731, G =X = 468
Khi gen Bb nhân đôi thì số nu môi trường cung cấp
A = T = 732 + 731 = 1463; G =X = 468 + 468 = 936.
→ Đáp án A
Câu 36: A
Gen D có H = 3600, A chiếm 30% → G =20% → A/G = 3/2; 2A +3G = 3600 → A = 900, G =600.
Gen D bị đột biến mất 1 cặp A-T → d, số nucleotide của alen d: A =T =899, G=X = 600.
Một tế bào có Dd nguyên phân 1 lần, số nucleotide mỗi loại môi trường cung cấp: A = 899+900 = 1799, G
=X = 600+600 =1200.
→ Đáp án A
Câu 37: A
gen A có 153nm = 1530Å và 1169Å → Số nucleotide của gen = 1530 : 3,4 × 2 = 900, 2a+2G = 900, 2A +3G
= 1169 → G = 269 ; A =T = 181.
Trong hai lần nhân đôi của cặp Aa, tạo ra các gen con, môi trường cung cấp A= 1083 → số nu loại A của
kiểu gen Aa: 1083:( 2^2 -1) = 361 → số nu của alen a: A= 180.
Môi trường cung cấp số nu loại G = 1617 → tổng số nucleotide G của kiểu gen Aa là 1617 :( 2^2 -1) =539,
số nu của alen a : G = 270.
Nhận xét: Alen a A-T giảm 1, G-X tăng 1 → đột biến dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
→ Đáp án A
Câu 38: D
Tế bào của 1 loài sinh vật khi bị nhiễm tác nhân hóa hóc 5-BU làm cho gen A biến thành a, có 60 chu kì

xoắn → N = 60× 20 =1200, H =1400 → G=200, A =T =400.
Hóa chất 5 BU gây đột biến A-T thành G-X → số nucleotide mỗi loại của alen A là: A=T = 400+1 = 401, G
=X = 200-1 = 199.
→ Đáp án D


Câu 39: B
Đột biến thay cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác nhưng trình tự acid amine không bị thay đổi là
do mã di truyền có tính thoái hóa.
Bộ ba có nucleotide thay thế nhưng vẫn mã hóa cho cùng 1 acid amine: nhiều loại acid amine được mã hóa
bởi nhiều bộ ba (Ala, val...) nên khi bị đột biến thay thế nhưng dịch mã tạo chuỗi polypeptide không bị thay
đổi trình tự acid amine.
→ Đáp án B.
Câu 40: C
Gen có H=4800, A/G = 1/2 → A = 600, G = 1200,
Gen bị đột biến có số liên kết H = 4801, có M = 108× 10^4 → N = 3600. Tổng nu không đổi và số liên kết
hidro tăng lên 1 → đột biến dạng thay thế 1 cặp nucleotide A-T bằng cặp G-X
Số nucleotide mỗi loại của gen sau đột biến: A =T = 600-1 = 599; G=X = 1201.
→ Đáp án C
Câu 41: A
(1) Đúng. Đột biến mất đoạn NST làm mất gen, mất tính trạng, thường gây chết hoặc giảm sức sống của cơ
thể sinh vật.
(2) sai. Đột biến đảo đoạn thường không ảnh hưởng nhiều tới gen vì chúng chỉ làm thay đổi vị trí các gen
còn không làm thay đổi số lượng; sẽ làm mất khả năng sinh sản nhưng ít trường hợp gây chết.
(3) đúng. đột biến lặp đoạn là 1 đoạn nào đó của NST được lặp lại 1 hay nhiều lần → chúng thường làm tăng
hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng. VD: lặp đoạn ở đại mạch làm tăng hoạt tính enzyme amilaza.
(4) đúng. Đột biến chuyển đoạn có ứng dụng trong việc chuyển đoạn gen từ loài này sang loài khác.
Chỉ có (2) sai.
→ Đáp án A.
Câu 42: C

Đột biến gen có tần số rất thấp từ 10^-6 → 10^-4 tuy nhiên chúng tùy thuộc vào loại tác nhân đột biến (có
những tác nhân dễ gây đột biến còn có những tác nhân khó gây đột biến); cường độ, liều lượng của tác nhân
(ở một ngưỡng nhất định thì tác dụng của hóa chất sẽ không gây ra đột biến nhưng nếu vượt qua giới hạn
liều lượng đó thì sẽ gây đột biến và ảnh hưởng tới sinh vật).
Tuy nhiên có những gen dễ đột biến ngược lại có những gen khó bị đột biến , còn tùy vào cấu trúc của gen.
Phương án đúng là (1), (2), (3).
→ Đáp án C.
Câu 43: A
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột biến gen thường có tác động trung tính tới sinh vật, có thể có lợi, hoặc có hại tùy vào tổ hợp gen và tùy
vào điều kiện môi trường.
Đột biến gen vô hướng, có tần số nhỏ từ 10^-6 → 10^-4; là những biến đổi vật chất di truyền nên có thể di


truyền được; và là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Đáp án đúng (2), (3), (4).
→ Đáp án A.
Câu 44: C
Gen bình thường có A = 30%. ĐỘt biến làm A giảm đi 1/3 và G giảm đi 1/5; vậy gen bình thường còn A' =
2/3A; G' = 4/5G.
Sau đột biến có L còn 2937,6Å : (2/3A + 4/5G).3,4 = 2937,6 → 2/3A + 4/5G = 846
Ta có: 2/3A + 4/5G = 846 và A = 30% → Giải ra ta có: G = 480; A = 720.
Tổng số gen trước khi đột biến: (480+720).2 = 2400. → (1) sai.
Tổng số nucleotide của gen sau đột biến = )2/3A + 4/5G).2 = 1728. (2) đúng.
(3) đúng.
(4) G' = 4/5G = 4/5.480 = 384.(4) đúng.
→ Đáp án C.
Câu 45: C
Gen có H = 3600; A - G = 10% → A = T = 900; G = X = 600.
Trên mạch đơn thứ nhất có A1 = 300; G1 = 150; X1 = 450; T1 = 600.

(1) sai. Gen có chiều dài = (900+600).3,4 = 5100Å.
(2) đúng.
(3) đúng.Gen phiên mã một số lần môi trường cung cấp 900A → mạch số 2 là mạch mã gốc: A1 = T2 = 300.
(4) sai. Gen phiên mã: 900: 300 = 3 lần.
(5) đúng. Gen phiên mã 3 lần → 3 mARN; mỗi riboxome trượt qua 5 lần → số phân tử protein tạo thành:
5.3 = 15.
Các phát biểu đúng là: (2), (3), (5).
→ Đáp án C.
Câu 46: A
Mất 1 đoạn tương ứng 20 mARN và mất 5% gen → số gen bình thường là: 20.100/5 = 400 gen → (1) đúng.
Vậy NST đột biến sẽ có: 400 - 20 = 380 gen → (2) sai.
(3) sai. Đây là đột biến cấu trúc NST.
(4) Số lượng nucleotide môi trường cung cấp cho 1 lần tự nhân đô = số lượng nucleotide của gen. chiều dài
mỗi gen = 38000/380 = 100 nucleotide.
Chiều dài trung bình mỗi gen là: (100:2).3,4 = 170Å = 17nm.


Chỉ có (1) đúng.
→ Đáp án A.
Câu 47: C
Gen mã hóa chuỗi polypeptide = 198 → N = (198+2).3.2 = 1200 nucleotide.
T/X = 0,6 → A = T = 225; G = X = 375 (1) đúng.
Gen đột biến có tỷ lệ T/X = 60,27% → đột biến dạng thêm 1 cặp A-T. Gen sau đột biến có tỷ lệ các loại
nucleotide A = T = 375 và G = X = 226 (2) sai.
Gen bị đột biến thêm 1 cặp A -T sẽ hơn gen bình thường 2 liên kết hidro (3) đúng.
(4) đúng. Nếu đột biến thêm ở codon thứ 2 trên mạch mã gốc thì toàn bộ chuỗi polypeptide sẽ bị đột biến ;
trình tự acid amine thay đổi từ vị trí xảy ra đột biến.
Các phát biểu đúng là: (1), (3), (4)
→ Đáp án C.
Câu 48: B

Ta có: H = 2A + 3G = 4050 và G - A = 20% . Giải ra ta có A = 450 và G = 1050.
(1) đúng.
(2) sai. Đột biến chiều dài gen không đổi là đột biến dang thay thế cặp nucleotide. Tỷ lệ A/G = 42,86%. đột
biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A -T → tỷ lệ A/G sau đột biến = 451/1049 =42,99.
(3) đúng.Đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X → tỷ lệ A/G của gen đột biến = 449/1051 = 42,72.
(4)sai. Dạng đột biến thay thế A-T bằng 1 cặp G-X có thể thay đổi 1 acid amine hoặc không thay đổi acid
amine nào.
(5)sai. Sau đột biến tỉ lệ G/A xấp xỉ 2,349 (đột biến thay thế A-T bằng cặp G-X). Gen đột biến có A = T =
449; G = X = 1051.
Gen nhân đôi 4 lần → nhu cầu về nucleotide tự do của A = (2^4-1) = 15.
Vậy chỉ có (1), (3) đúng.
→ Đáp án B.
Câu 49: B
Gen có 1500-2000 nucleotide. Gen nhân đôi 1 số lần đã được môi trường cung cấp 27000 nucleotide.
Gọi k là số lần nhân đôi mà (2^k -1).N = 27000. mà 1500 < N < 2000.
Xét các trường hợp của k nguyên → k = 4; N = 1800.
(1) đúng. L = (1800/2).3,4 = 3060Å.
(2) sai. Số nucleotide từng loại. X.(2^4 -1) = 9450 → X = 630= G; A = T = (1800:2) - 630 = 270


(3) đúng. số nucleotide loại A môi trường cần cung cấp: 270.(2^4-1) = 4050.
(4) sai.
Vậy có phát biểu (1), (3) đúng.
→ Đáp án B.
Câu 50: D
L = 5100Å ; N = 3000. G = X = 22% = 660; A = T = 840.
(1) đúng.
(2) đúng. ADN nhân đôi 6 lần tạo ra các gen con → Môi trường cung cấp: G = X= 660.(2^6 -1) = 41580; A
= T = 840.(2^6-1) = 52920.
(3) đúng. Số lượng nucleotide loại A có gen con hoàn toàn mới = 840.(2^6-2) = 52080

(4) sai. sô liên kết hóa trị giữa các nucleotide để hình thành nên mạch đơn của các gen con = 1499.(2^6-1).2
= 188.874
(5) đúng. số liên kết hidro bị phá hủy: (2A +3G).(2^6 - 1) = 230580.
Vậy nội dung (1), (2), (3), (5) đúng.
→ Đáp án D.



×