Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

32 chủ đề luyện thi TNQG môn sinh học cđ27 cơ chế tiến hóa p2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.91 KB, 22 trang )

Cơ chế tiến hóa - P2
Câu 1. Cách li có vai trò trong tiến hoá:
A. Ổn định thành phần kiểu gen trong quần thể.
B. Ngăn cản sự giao phối tự do, tăng cường sự phân hoá kiểu
gen so với quần thể gốc.
C. Làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể duy trì không đổi.
D. Làm cho tần số kiểu hình của quần thể được ổn định.
Câu 2. Nguyên nhân hình thành loài mới qua con đường cách ly địa lý
A. Các đột biến NST B. Một số các đột biến lớn
C. Các đột biến gen lặn D. Sự tích lủy nhiều đột biến nhỏ
Câu 3. Hình thành loài mới bằng con đường cách ly địa lý là phương thức thường gặp ở
A. Thực vật và đông vật B. Ở thực vật bậc cao
C. Ở động vật bậc cao D. Thực vật và động vật ít di động
Câu 4. sự đơn giản hóa cơ quan tiêu hóa và tuần hoàn ở giun đũa là một ví dụ về
A. hiện tượng thoái bộ sinh học B. sự hình thành các nòi sinh thái
C. hiện tượng biến đổi theo môi trường sống D. sự hình thành loài bằng con đường sinh thái
Câu 5. Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn B. nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người
C. sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài D. sự không thống nhất của điều kiện môi trường
Câu 6. Hình thành loài mới là quá trình lịch sử,
A. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể
thuộc loài khác
B. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh
sản với các quần thể ban đầu
C. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình
mới cách li địa lí với quần thể ban đầu
D. dưới tác dụng của môi trường hoặc do những đột biến ngẫu nhiên, tạo ra những QT mới cách li với QT gốc
Câu 7. Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi muỗi, khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến:
A. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay thấp đều sẽ bị đào thải
B. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ bị đào thải
C. Áp lực chọn lọc càng mạnh làm cho kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có


sức đề kháng kém hơn
D. Áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn
Câu 8. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh trong trường hợp:
A. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau
B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội Hoá
C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái D. Hình thành loài bằng con đường địa lý
Câu 9. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố.
A. Thường biến, đột biến, chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. Phân ly tính trạng, đột biến, chọn lọc tự nhiên. D. Phân li tính trạng, thích nghi, chọn lọc tự nhiên.
Câu 10. Điều nào sau đây là đúng với tiến hoá nhỏ:
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, cách ly
sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới.
C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất dài. D. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm


Câu 11. Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc:
A. tiêu chuẩn hình thái B. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinhC. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái D. tiêu chuẩn di truyền
Câu 12. Đặc điểm của hệ động thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hóa dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên và nhân tố: A. cách li địa lí B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li di truyền
Câu 13. Quần thể được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở vì:
A. Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra quá trình tiến hoá lớn
B. Quần thể có kiểu gen rất phức tạp, có sự hạn chế khả năng cải biến thành phần kiểu gen của nó
C. Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra quá trình tiến hoá nhỏ
D. Quần thể có thành phần kiểu gen rất phức tạp, có hệ thống di truyền khép kín
Câu 14. tại sao đặc điểm hình thái thường được dùng đầu tiên để phân biệt các loài động vật và thực vật ?
A. Đó là cách đơn giản và thuận tiện nhất để phân biệt loài.
B. Hai cá thể có hình thái khác nhau chắc chắn thuộc về các loài khác nhau.
C. Đó là tiêu chuẩn cơ bản để xác định các loài sinh học. D. Do phần lớn các loài sinh sản vô tính.
Câu 15. Trường hợp nào sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?

A. Con lai bị bất thụ. B. Cơ quan sinh sản khác nhau.
C. Mùa sinh sản khác nhau. D. Giao tử đực bị chết trước khi gặp trứng
Câu 16. Trong quá trình tiến hoá, vì sao ở một số loài có hiện tượng một số cơ quan tiêu giảm?
A. Nhằm giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống. B. Đây là khuynh hướng trở lại tổ tiên của loài.
C. Tạo sự đa dạng trong cấu tạo cơ thể của loài.
D. Do sự tác động của môi trường làm phát sinh các đột biến gen lặn gây nên.
Câu 17. Nhân tố nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn lọc tự nhiên?
A. Biến dị tổ hợp B. Đột biến C. Giao phối D. Sự cách li
Câu 18. Sự cách li giữa hai nòi được thể hiện bằng
A. dòng gen vẫn diễn ra dễ dàng B. dòng gen ít diễn ra C. dòng gen rất hiếm diễn ra D. dòng gen không diễn ra
Câu 19. Hình thành loài mới diễn ra nhanh chóng liên quan đến
A. con đường địa lí, con đường sinh thái. B. cấu trúc lại bộ NST và con đường địa lí.
C. đa bội hóa khác nguồn và đa bôi hóa cùng nguồn.D. những đột biến lớn như đa bội hóa, cấu trúc lại bộ NST
Câu 20. Quan điểm tiến hóa hiện đại phân biệt các loại thích nghi là
A. thích nghi cá thể và thích nghi quần thể. B. thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen.
C. thích nghi sinh sản và thích nghi di truyền. D. thích nghi sinh thái và thích nghi địa lý
Câu 21. Trong các con đường hình thành loài sau, con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng
con đường : A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn.
Câu 22. Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò.
A. làm phân hóa vốn gen của các quần thể. B. duy trì sự toàn vẹn của loài.
C. sàng lọc kiểu gen có kiểu hình thích nghi. D. tạo ra kiểu gen thích nghi.
Câu 23. Phương thức hình thành loài bằng con đường cách ly sinh thái phổ biến ở ?
A. Động vật ít di chuyển.B. Thực vật. C. Cả động vật và thực vật.
D. Động vật di chuyển nhiều thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau.
Câu 24. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí có vai trò :
A. Là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghiB. Ngăn cản giao phối tự do giữa các quần thể
C. Tạo ra kiểu gen thích nghi, hình thành quần thể thích nghi
D. Là nhân tố gây biến đổi trực tiếp trên cơ thể sinh vật
Câu 25. Hai loài thực vật A,B cùng sống trong 1 môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời
gian dài quần thể loài A tiến hóa thành loài A' thích nghi hơn với môi trường còn quần thể loài B thì có nguy cơ

bị tuyệt diệt diều giải thích nào sau đây không hợp lí :


A. Loai A có tốc độ sinh sản chậm và chu kí sống dài hơn loài B
B. Loai A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kí sống chậm hơn loài B
C. Quần thể của loài A thích nghi cao hơn quần thể của loài B
D. Quần thể loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy gen đột biến nhanh hơn loài B
Câu 26. Con đường hình thành loài mới nhanh nhất là :
A. Lai xa kèm đa bội hoá. B. Cách li tập tính.C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lí.
Câu 27. Nhân tố có vai trò tăng cường sự phân hóa trong nội bộ quần thế làm cho quần thể nhanh chóng phân li
thành các quần thể mới là:
A. quá trình đột biến B. quá trình chọn lọc tự nhiên C. quá trình giao phối D. các cơ chế cách li
Câu 28. Sự phát triển tiếng nói ở người gắn liền với:
A. Răng nanh kém phát triển. B. Trán rộng và thẳng. C. Gò xương mày phát triển. D. Lồi cằm rõ.
Câu 29. Sự tăng tỉ lệ cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc
vào :
A. Tác động của giao phốiB. Tác động của chọn lọc tự nhiên
C. Ảnh hưởng của môi trường có bụi than D. Tác động của đột biến
Câu 30. Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có
2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và
đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm
sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là:
A. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ B. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ
C. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ D. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ
Câu 31. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại thì cá thể thích nghi nhất là :
A. Một chim sẻ mái ấp nở thành công nhiều con non B. Một chim sẻ mái sống lâu hơn bình thường
C. Một chim sẻ mái đẻ nhiều trứng D. Một chim sẻ mái giao phối với nhiều con trống
Câu 32. Trên các đảo Galapagos, Darwin quan sát thấy hai loài chim sẻ đất thành công trong việc sống cùng
nhau trên một đảo. Một loài có mỏ lớn, còn loài kia có mỏ nhỏ. Giải thích tốt nhất cho sự chung sống thành
công của 2 loài sẻ đất trên một đảo là do :

A. Một loài là nhập cư và chỉ sống một nửa năm trên đảo B. Chúng khai thác nguồn thức ăn khác nhau
C. Chúng có thể giao phối, tạo nên con lai với mỏ cỡ trung bình
D. Hai loài chỉ mới gặp nhau thông qua nhập cư từ các hòn đảo khác
Câu 33. Một alen lặn có hại có thể bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi:
A. yếu tố ngẫu nhiên B. đột biến ngược C. chọn lọc tự nhiên D. di - nhập gen
Câu 34. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là:
A. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên
B. Phân tích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các đột biến
C. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
D. Đề xuất khái niệm biến dị, nêu lên tính vô hướng của biến dị.
Câu 35. Qúa trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài nào?
A. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ dài
B. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ dài
C. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ ngắn
D. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ ngắn
Câu 36. Qúa trình hình thành quần thể thích nghi dễ diễn ra đối với loài có hình thức sinh sản nào?
A. sinh sản vô tínhB. giao phối gần C. giao phối ngẫu nhiên D. tự phối
Câu 37. Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan sinh dục thuộc dạng cách :


A. Cách li sinh thái B. Cách li cơ học C. Cách li thời gianD. Cách li tập tính
Câu 38. Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào thường dùng để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ thân
thuộc?
A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản B. Tiêu chuẩn hoá sinh
C. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh D. Tiêu chuẩn hình thái
Câu 39. Một quần thể bị cách li kích thước nhỏ thường dễ trải qua hình thành loài mới hơn một quần thể kích
thước lớn là do:
A. nhiều trường hợp bị sai sót hơn trong giảm phân
B. chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt gen nhiều hơn
C. dễ bị chảy dòng gen hơn

D. chứa một lượng đa dạng di truyền hơn
Câu 40. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật.
B. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
C. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới
D. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 41. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp
gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
A. Sự cách li địa lí. B. Quá trình đột biến. C. Quá trình giao phối. D. Sự thay đổi điều kiện địa lí.
Câu 42. Trường hợp nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
A. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống ược đến khi
trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.
B. Các cá thể sống ở hai khu vực địa lí khác nhau, yếu tố địa lí ngăn cản quá trình giao phối giữa các cá thể
C. Các nhóm cá thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau sinh sản ở các mùa khác nhau nên không
giao phối với nhau.
D. Các cá thể sống trong một môi trường nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên bị cách li về mặt sinh sản.
Câu 43. Hiện tượng nào sau đây là ví dụ tốt nhất cho sự hình thành loài cùng khu
A. loài chim sẻ ngô( Parus major) có ba nòi: nòi châu Âu; nòi Ấn Độ ; nòi Trung Quốc
B. Bướm sâu đo bạch dương
C. Cá voi, cá mập, ngư long đều có hình dạng khí động học
D. Hiện tượng đa bội ở thực vật
Câu 44. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự hình thành loài bằng cách li địa lý diễn ra nhanh và qua ít dạng trung gian chuyển tiếp.
B. Sự hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa rất phổ biến ở Dương xỉ.
C. Sự hình thành quần thể thích nghi nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
D. Sự hình thành loài bằng lai xa diễn ra chậm chạp nhưng qua ít dạng trung gian chuyển tiếp.
Câu 45. Loài côn trùng A sống trên một cánh đồng rau có 2 quần thể, quần thể thứ nhất chỉ thích sống trên cây
rau cải xanh, còn quần thể thứ hai lại thích sống trên cây bắp cải. Giữa 2 quần thể này đã có:
A. Cách li thời gian. B. Cách li sinh thái. C. Cách li tập tính. D. Cách li địa lí.
Câu 46. Cho các phát biểu sau đây:

1. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chống lại alen trội.
2. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
3. Đột biến và di nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số các alen không theo 1 hướng xác định.


5. Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần
thể.
6. Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa làA. 3 B. 4 C. 6 D. 5
Câu 47. Cho các phát biểu sau về sự hình thành loài theo quan điểm của tiến hóa hiện đại:
1. Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường gặp ở động, thực vật.
2. Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong quần thể xuất hiện các đột biến liên quan đến tập
tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống.
3. Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chỉ thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân.
4. Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên
Số phát biểu đúng làA. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 48. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến
hoá hiện đại:
(1) Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
(2) Trong một quần thề đa hình, chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể
mang nhiều đột biến trung tính qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(3) Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu
gen khác nhau trong quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác
động với từng cá thể riêng rõ mà còn đối với cả quần thể.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 49. Có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi theo thuyết tiến hoá hiện
đại?
1. quá trình đột biến làm cho một gen biến đổi thành nhiều alen, đột biến phát sinh vô hướng, không tương ứng

với ngoại cảnh.
2. quá trình giao phối tạo ra những tổ hợp alen mới, trong đó có những tổ hợp có tiềm năng thích nghi với
những điều kiện mới.
3. quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải các kiểu gen bất lợi, tăng tần số tương đối của các alen và các tổ hợp gen
thích nghi.
4. các cơ chế cách ly đã củng cố các đặc điểm mới được hình thành vốn có lợi trở thành các đặc điểm thích
nghi.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 50. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây
có thể là nguyên nhân làm cho 2 loài này cách li về sinh sản?
1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
3. chúng có mùa sinh sản khác nhau.
4. con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
5. chúng có tập tính giao ohoois khác nhau.
6. chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
Số phương án đúng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6


ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Cách li có vai trò trong tiến hoá:
A. Ổn định thành phần kiểu gen trong quần thể.
B. Ngăn cản sự giao phối tự do, tăng cường sự phân hoá kiểu
gen so với quần thể gốc.
C. Làm cho tần số tương đối các alen trong quần thể duy trì không đổi.
D. Làm cho tần số kiểu hình của quần thể được ổn định.
B
Câu 2. Nguyên nhân hình thành loài mới qua con đường cách ly địa lý
A. Các đột biến NST

B. Một số các đột biến lớn
C. Các đột biến gen lặn
D. Sự tích lủy nhiều đột biến nhỏ
D
Nguyên nhân hình thành loài mới bằng con đường địa lý:
Loài mở rộng khu phân bố hoặc do các điều kiện chia cắt làm quần thể trong loài bị cách li với nhau.
Điều kiện sống khác nhau, CLTN tích lũy các biến dị di truyền theo hướng khác nhua → nòi địa lý → loài mới.
Nguyên nhân hình thành loài mới: do mỗi quần thể đều tích lũy nhiều đột biến nhỏ.
→ Đáp án: D.
Câu 3. Hình thành loài mới bằng con đường cách ly địa lý là phương thức thường gặp ở
A. Thực vật và đông vật
B. Ở thực vật bậc cao
C. Ở động vật bậc cao
D. Thực vật và động vật ít di động
A
Quá trình hình thành loài mới :
+Con đường địa lý: Hay xảy ra đối với Động vật di chuyển xa & Thực vật có khả năng phát tán mạnh
+Con đường sinh thái: Hay xảy ra đối với Động vật di động ít & Thực vật
+Lai xa & Đa bội hóa: Phổ biến ở Thực vật
→ Đáp án A.
Câu 4. sự đơn giản hóa cơ quan tiêu hóa và tuần hoàn ở giun đũa là một ví dụ về


A. hiện tượng thoái bộ sinh học
B. sự hình thành các nòi sinh thái
C. hiện tượng biến đổi theo môi trường sống
D. sự hình thành loài bằng con đường sinh thái
C
Câu 5. Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn

B. nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người
C. sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài
D. sự không thống nhất của điều kiện môi trường
A
Câu 6. Hình thành loài mới là quá trình lịch sử,
A. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể
thuộc loài khác
B. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh
sản với các quần thể ban đầu
C. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình
mới cách li địa lí với quần thể ban đầu
D. dưới tác dụng của môi trường hoặc do những đột biến ngẫu nhiên, tạo ra những QT mới cách li với QT gốc
B
Thực chất của hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gne của quần thể theo hướng thích nghi, tạo hệ gen
mới → cách ly sinh sản với quần thể gốc.
Quá trình hình thành loài: Quần thể phát triển, mở rộng khu phân bố → môi trường khác nhau, CLTN chọn lọc
theo các hướng khác nhau để hình thành những quần thể có đặc điểm di truyền, khác biệt vốn gen với quần thể
gốc → cách li → nòi → cách li sinh sản → hình thành loài mới.
→ Đáp án: B.
Câu 7. Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi muỗi, khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến:
A. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay thấp đều sẽ bị đào thải
B. Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ bị đào thải
C. Áp lực chọn lọc càng mạnh làm cho kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có
sức đề kháng kém hơn
D. Áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn
C
Trong việc sử dụng DDT để diệt ruồi muỗi, khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến áp lực
chọn lọc càng mạnh làm cho kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề
kháng kém hơn
A, B sai vì các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ không bị đào thải.

D sai vì kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ được thay thế bằng các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn.
→ Đáp án: C.


Câu 8. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh trong trường hợp:
A. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau
B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội Hoá
C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái
D. Hình thành loài bằng con đường địa lý
B
Hình thành loài mới bằng con đường địa lý và sinh thái diễn ra chậm, còn con đường lai xa và đa bội hóa hoặc
bằng những đột biến lớn diễn ra nhanh chóng.
VD: Hiện tượng đa bội con cơ thể 2n giao phối với 4n → 3n bất thụ → có sự cách ly sinh sản sau hợp tử. Vậy
loài 4n là 1 loài mới.
→ Đáp án: B
Câu 9. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố.
A. Thường biến, đột biến, chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. Phân ly tính trạng, đột biến, chọn lọc tự nhiên.
D. Phân li tính trạng, thích nghi, chọn lọc tự nhiên.
B
Sự hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự chi phối chủ yếu của các nhân tố đột biến, giao phối và
CLTN.
Đột biến và giao phối tạo nguyên liệu → CLTN chọn lọc theo nhuwngxhuownsg khác nhau chọn lọc những
kiểu gen có giá trị thích nghi cao → hình thành các đặc điểm thích nghi.
→ Đáp án: B.
Câu 10. Điều nào sau đây là đúng với tiến hoá nhỏ:
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, cách ly
sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới.

C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất dài.
D. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
B
Tiến hóa nhỏ là quá trình tiến hóa phân li, diễn ra trong lòng quần thể từ quần thể gốc → hình thành quần thể
mới có vốn gen biến đổi theo hướng thích nghi với điều kiện môi trường xác định → hình thành loài mới từ loài
ban đầu
Tiến hóa nhỏ bao gồm: phát sinh đột biến → phát tán qua giao phối → CLTN chọn lọc theo hướng khác nhau
→ cách ly sinh sản với quần thể gốc → hình thành loài mới từ loài ban đầu.
→ Đáp án: B.


Câu 11. Tiêu chuẩn phân biệt nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc:
A. tiêu chuẩn hình thái
B. tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh
C. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái
D. tiêu chuẩn di truyền
B
Tiêu chuẩn phân biệt các loài thân thuộc:
+ tiêu chuẩn hình thái
+ tiêu chuẩn địa lí - sinh thái
+ tiêu chuẩn sinh lí - hóa sinh
+ tiêu chuẩn di truyền.
Vi khuẩn là một loài có kích thước vô cùng nhỏ bé đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn hoá sinh có ý nghĩa hàng đầu. Ở
một số nhóm thực vật, động vật có thể dùng tiêu chuẩn hình thái là chính hoặc kết hợp tiêu chuẩn sinh lý tế bào,
hoá sinh. Đối với các loài thực vật, động vật bậc cao phải đặc biệt chú ý tiêu chuẩn di truyền.
Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới có thể xác định các loài thân thuộc một cách chính
xác.
→ Đáp án: B
Câu 12. Đặc điểm của hệ động thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hóa dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên và nhân tố:

A. cách li địa lí
B. cách li sinh thái
C. cách li sinh sản
D. cách li di truyền
A
Đảo lục địa là đảo tách từ một phần lục địa → cách ly với đất liền bởi eo biển. Lúc mới tách thì quần thể sinh
vật trên đảo không khác ở đất liền → sau các loài phát triển theo hướng khác nhau tạo loài đặc hữu.
Đảo đại dương hình thành do vùng đáy biển bị nâng cao → nên hệ động thực vật là do di cư từ những vùng lục
địa hoặc đảo lục địa gần đó nên thường là những loài có khả năng vượt biển, bay xa: dơi, chim, sâu bọ... Đảo
đại dương thường không có lưỡng cư và thú.
Vậy đặc điểm của đảo lục địa và đảo đại dương là bằng chứng cho sự tiến hóa dưới tác dụng của CLTN và cách
li địa lí.
→ Đáp án: A.
Câu 13. Quần thể được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở vì:
A. Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra quá trình tiến hoá lớn


B. Quần thể có kiểu gen rất phức tạp, có sự hạn chế khả năng cải biến thành phần kiểu gen của nó
C. Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra quá trình tiến hoá nhỏ
D. Quần thể có thành phần kiểu gen rất phức tạp, có hệ thống di truyền khép kín
C
Tác động của CLTN không chỉ ở mức cá thể mà còn ở mức quần thể. Vốn gen của quần thể thay đổi do nhiều
nguyên nhân, gen nhảy, biến động di truyền... CLTN tác động lên vốn gen của quần thể → quần thể có vốn gen
khác biệt quần thể gốc ban đầu → dần dần hình thành loài mới.
Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, đơn vị sinh sản, nơi diễn ra quá trình tiến hóa → quần thể là đơn vị tiến hóa
cơ sở.
→ Đáp án: C.
Câu 14. tại sao đặc điểm hình thái thường được dùng đầu tiên để phân biệt các loài động vật và thực vật ?
A. Đó là cách đơn giản và thuận tiện nhất để phân biệt loài.
B. Hai cá thể có hình thái khác nhau chắc chắn thuộc về các loài khác nhau.

C. Đó là tiêu chuẩn cơ bản để xác định các loài sinh học.
D. Do phần lớn các loài sinh sản vô tính.
A
Có các đặc điểm hình thái, địa lý, di truyền, sinh hóa... để phân biệt các loài với nhau.
Động vật và thực vật là 2 loài khác nhau, có nhiều đặc điểm khác biệt nhau nên thường chỉ dùng đặc điểm hình
thái vì nó đơn giản, thuận tiện.
Các tiêu chuẩn về di truyền và sinh hóa thì thường dùng để phân biệt các loài thân thuộc có họ hàng.
→ Đáp án: A.
Câu 15. Trường hợp nào sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?
A. Con lai bị bất thụ.
B. Cơ quan sinh sản khác nhau.
C. Mùa sinh sản khác nhau.
D. Giao tử đực bị chết trước khi gặp trứng
A
Cách li sau hợp tử là trường hợp có thụ tinh tạo nên hợp tử nhưng hợp tử bị chết hoặc hợp tử phát triển thành cơ
thể nhưng cơ thể đó không có khả năng sinh sản hữu tính
Trường hợp là cách ly sau hợp tử chính là con lai sinh ra nhưng bị bất thụ.
→ Đáp án: A.
Câu 16. Trong quá trình tiến hoá, vì sao ở một số loài có hiện tượng một số cơ quan tiêu giảm?
A. Nhằm giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.
B. Đây là khuynh hướng trở lại tổ tiên của loài.
C. Tạo sự đa dạng trong cấu tạo cơ thể của loài.
D. Do sự tác động của môi trường làm phát sinh các đột biến gen lặn gây nên.


A
Câu 17. Nhân tố nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn lọc tự nhiên?
A. Biến dị tổ hợp
B. Đột biến
C. Giao phối

D. Sự cách li
B
Nguyên liệu của CLTN là: biến dị đột biến là nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp.
Nguyên liệu sơ cấp: Đột biến: có thể bao gồm đột biến NST và đột biến gen.
Nhưng đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu vì những đột biến gen nhỏ, thường ít ảnh hưởng tới sức sống và khả
năng sinh trưởng. Những đột biến NST lớn thường gây chết, ít có vai trò trong tiến hóa.
→ Đáp án: B.
Câu 18. Sự cách li giữa hai nòi được thể hiện bằng
A. dòng gen vẫn diễn ra dễ dàng
B. dòng gen ít diễn ra
C. dòng gen rất hiếm diễn ra
D. dòng gen không diễn ra
B
Câu 19. Hình thành loài mới diễn ra nhanh chóng liên quan đến
A. con đường địa lí, con đường sinh thái.
B. cấu trúc lại bộ NST và con đường địa lí.
C. đa bội hóa khác nguồn và đa bôi hóa cùng nguồn.
D. những đột biến lớn như đa bội hóa, cấu trúc lại bộ NST
D
Hình thành loài bằng con đường địa lý và sinh thái thường diễn ra chậm ngược lại hình thành loài mới bằng đa
bội hóa và cấu trúc lại bộ NST lại diễn ra nhanh hơn.
+ Đa bội hóa (cùng nguồn hoặc khác nguổn)
+ Cấu trúc lại bộ NST: liên quan tới các đột biến cấu trúc (Đảo đoạn và chuyển đoạn)
Trong các cơ chế hình thành loài mới trên thì hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa nhanh chóng
dẫn đến hình thành loài mới nhất vì chỉ qua 1 thế hệ lai xa và đa bội hóa sẽ hình thành nên loài mới, còn các cơ
chế khác thì phải qua nhiều thế hệ.
→ Đáp án: D.
Câu 20. Quan điểm tiến hóa hiện đại phân biệt các loại thích nghi là
A. thích nghi cá thể và thích nghi quần thể.
B. thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen.

C. thích nghi sinh sản và thích nghi di truyền.
D. thích nghi sinh thái và thích nghi địa lý


B
Câu 21. Trong các con đường hình thành loài sau, con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng
con đường :
A. địa lí.
B. sinh thái.
C. lai xa và đa bội hoá.
D. các đột biến lớn.
C
Trong các con đường hình thành loài, phổ biến là bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Có tới 75% loài thực vật có hoa và 95% dương xỉ được hình thành bằng con đường lai khác loài sau đó con lai
được đa bội hóa.
→ Đáp án C
Câu 22. Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò.
A. làm phân hóa vốn gen của các quần thể.
B. duy trì sự toàn vẹn của loài.
C. sàng lọc kiểu gen có kiểu hình thích nghi.
D. tạo ra kiểu gen thích nghi.
A
Câu 23. Phương thức hình thành loài bằng con đường cách ly sinh thái phổ biến ở ?
A. Động vật ít di chuyển.
B. Thực vật.
C. Cả động vật và thực vật.
D. Động vật di chuyển nhiều thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau.
A
Quá trình hình thành loài mới :
+Con đường địa lý: Hay xảy ra đối với Động vật di chuyển xa & Thực vật có khả năng phát tán mạnh

+Con đường sinh thái: Hay xảy ra đối với Động vật di động ít & Thực vật
+Lai xa & Đa bội hóa: Phổ biến ở Thực vật
→ Đáp án: A.
Câu 24. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí có vai trò :
A. Là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi
B. Ngăn cản giao phối tự do giữa các quần thể
C. Tạo ra kiểu gen thích nghi, hình thành quần thể thích nghi
D. Là nhân tố gây biến đổi trực tiếp trên cơ thể sinh vật
B
Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý. Khi loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố bị chia cắt →
quần thể trong loài bị cách ly với nhau.


Trong bản thân mỗi quần thể đều có tích lũy những đột biến nhỏ, CLTN sẽ chọn lọc theo những hướng khác
nhau ở những vùng địa lý khác nhau → hình thành các nòi địa lý → loài mới.
Vai trò của điều kiện địa lý chính là ngăn cản sự giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể để chúng cách ly
với nhau → hình thành loài mới.
→ Đáp án: B.
Câu 25. Hai loài thực vật A,B cùng sống trong 1 môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời
gian dài quần thể loài A tiến hóa thành loài A' thích nghi hơn với môi trường còn quần thể loài B thì có nguy cơ
bị tuyệt diệt diều giải thích nào sau đây không hợp lí :
A. Loai A có tốc độ sinh sản chậm và chu kí sống dài hơn loài B
B. Loai A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kí sống chậm hơn loài B
C. Quần thể của loài A thích nghi cao hơn quần thể của loài B
D. Quần thể loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy gen đột biến nhanh hơn loài B
A
Câu 26. Con đường hình thành loài mới nhanh nhất là :
A. Lai xa kèm đa bội hoá.
B. Cách li tập tính.
C. Cách li sinh thái.

D. Cách li địa lí.
A
Quá trình hình thành loài mới :
+Con đường địa lý: Hay xảy ra đối với Động vật di chuyển xa & Thực vật có khả năng phát tán mạnh
+Con đường sinh thái: Hay xảy ra đối với Động vật di động ít & Thực vật
+Lai xa & Đa bội hóa: Phổ biến ở Thực vật
Trong đó hình thành loài bằng con đường địa lý và sinh thái thường diễn ra chậm còn hình thành loài bằng lai
xa kèm đa bội hóa hoặc những đột biến lớn thường diễn ra nhanh chóng.
→ Đáp án: A.
Câu 27. Nhân tố có vai trò tăng cường sự phân hóa trong nội bộ quần thế làm cho quần thể nhanh chóng phân li
thành các quần thể mới là:
A. quá trình đột biến
B. quá trình chọn lọc tự nhiên
C. quá trình giao phối
D. các cơ chế cách li
D
Câu 28. Sự phát triển tiếng nói ở người gắn liền với:
A. Răng nanh kém phát triển.


B. Trán rộng và thẳng.
C. Gò xương mày phát triển.
D. Lồi cằm rõ.
D
Câu 29. Sự tăng tỉ lệ cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc
vào :
A. Tác động của giao phối
B. Tác động của chọn lọc tự nhiên
C. Ảnh hưởng của môi trường có bụi than
D. Tác động của đột biến

C
Màu sắc của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp chính là một đặc điểm để chúng thích nghi với môi
trường thân cây bị ô nhiễm nhằm ẩn náu để trốn những loài chim ăn sâu.
Sự hình thành đặc điểm thích nghi: Đột biến và giao phối tạo nguyên liệu → CLTN chọn lọc theo những hướng
khác nhau chọn lọc những kiểu gen có giá trị thích nghi cao → hình thành các đặc điểm thích nghi.
→ Đáp án: C.
Câu 30. Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có
2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và
đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm
sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là:
A. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ
B. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ
C. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ
D. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ
B
Loài bông châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 gồm
toàn NST bé. Loài bông trồng ở Mĩ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
P: bông châu Âu (26 NST lớn) x bông hoang dại ở Mĩ (26 NST bé)
GP: 13 NST lớn 13 NST bé
F1: 26 NST (13 NST lớn + 13 NST bé) đa bội tạo thành 52 NST gồm 26 NST lớn và 26 NST nhỏ
→ Đáp án: B.
Câu 31. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại thì cá thể thích nghi nhất là :
A. Một chim sẻ mái ấp nở thành công nhiều con non
B. Một chim sẻ mái sống lâu hơn bình thường
C. Một chim sẻ mái đẻ nhiều trứng
D. Một chim sẻ mái giao phối với nhiều con trống
A


Theo quan điểm tiến hóa, cá thể có khả năng thích nghi nhất là có khả năng sống sót và sinh sản, truyền lại biến

dị di truyền cho đời con.
→ A. đúng.
B. Chim sẻ mái khả năng sống sót lâu hơn bình thường nhưng chưa chắc đã sinh sản và tạo nhiều con non.
C. Chim sẻ mái đẻ nhiều trứng nhưng chưa chắc số lượng con sống sót và phát triển đã nhiều.
D. Chim sẻ mái giao phối với nhiều con trống chưa chắc đã sinh sản được nhiều thế hệ con.
→ Đáp án: A.
Câu 32. Trên các đảo Galapagos, Darwin quan sát thấy hai loài chim sẻ đất thành công trong việc sống cùng
nhau trên một đảo. Một loài có mỏ lớn, còn loài kia có mỏ nhỏ. Giải thích tốt nhất cho sự chung sống thành
công của 2 loài sẻ đất trên một đảo là do :
A. Một loài là nhập cư và chỉ sống một nửa năm trên đảo
B. Chúng khai thác nguồn thức ăn khác nhau
C. Chúng có thể giao phối, tạo nên con lai với mỏ cỡ trung bình
D. Hai loài chỉ mới gặp nhau thông qua nhập cư từ các hòn đảo khác
B
Các loài chim trên đảo chung sống cùng nhau, có loài mỏ lớn, mỏ nhỏ → chúng thích nghi với những loại thức
ăn khác nhau và không cạnh tranh với nhau.
Chúng khai thác nguồn thức ăn khác nhau, loài mỏ lớn ăn hạt lớn, loài mỏ nhỏ ăn hạt nhỏ.
→ Đáp án: B.
Câu 33. Một alen lặn có hại có thể bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi:
A. yếu tố ngẫu nhiên
B. đột biến ngược
C. chọn lọc tự nhiên
D. di - nhập gen
A
Các yếu tố ngẫu nhiên (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng) : Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần
thể 1 cách ngẫu nhiên:
+ Thay đổi tần số alen không theo 1 chiều hướng xác định
+ Một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể và 1 alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến
trong quần thể.
CLTN loại bỏ alen lặn không loại bỏ hoàn toàn được alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn vẫn tồn tại ở trạng thái

dị hợp (Aa).


Đột biến ngược và dị nhập gen không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại ra khỏi quần thể sau 1 thế hệ.
→ Đáp án: A.
Câu 34. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là:
A. Phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên
B. Phân tích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các đột biến
C. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi
D. Đề xuất khái niệm biến dị, nêu lên tính vô hướng của biến dị.
A
Các đáp án A, B, C, D đều là đóng góp của Đacuyn, nhưng đóng góp quan trọng nhất là phát hiện vai trò của
CLTN và chọn lọc nhân tạo trong tiến hóa của sinh giới.
Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng, trên quy mô rộng lớn và qua thời gian lịch sử lâu dài, tạo ra sự
phân li tính trạng, dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian. Đây là cơ sở để Đacuyn xây
dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài, chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả
của quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung.
→ Đáp án: A.
Câu 35. Qúa trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài nào?
A. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ dài
B. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ dài
C. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ ngắn
D. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ ngắn
D
Câu 36. Qúa trình hình thành quần thể thích nghi dễ diễn ra đối với loài có hình thức sinh sản nào?
A. sinh sản vô tính
B. giao phối gần
C. giao phối ngẫu nhiên
D. tự phối
C

Câu 37. Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan sinh dục thuộc dạng cách :
A. Cách li sinh thái
B. Cách li cơ học
C. Cách li thời gian
D. Cách li tập tính
B
Không giao phối được do không tương hợp về cơ quan sinh dục thuộc dạng cách li cơ học. Các cá thể thuộc các
loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.
Cách ly cơ học là 1 cơ chế cách li trước hợp tử.
→ Đáp án: B.


Câu 38. Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào thường dùng để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ thân
thuộc?
A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản
B. Tiêu chuẩn hoá sinh
C. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh
D. Tiêu chuẩn hình thái
B
Tiêu chuẩn hình thái: giữa 2 loài có sự gián đoạn, khác nhau về hình thái.
Tiêu chuẩn cách ly sinh sản: hai loài khác nhau cách ly sinh sản với nhau.
Muốn phân biệt rõ 2 loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc không áp dụng tiêu chuẩn hình thái và cách ly sinh sản
được mà phải dùng các tiêu chuẩn hóa sinh ( dựa vào khả năng chịu nhiệt của prôtêin của các loài, trình tự phân
bố các axit amin trong prôtêin)
→ Đáp án B
Câu 39. Một quần thể bị cách li kích thước nhỏ thường dễ trải qua hình thành loài mới hơn một quần thể kích
thước lớn là do:
A. nhiều trường hợp bị sai sót hơn trong giảm phân
B. chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt gen nhiều hơn
C. dễ bị chảy dòng gen hơn

D. chứa một lượng đa dạng di truyền hơn
B
Trong quần thể có kích thước nhỏ thường dễ trải qua hình thành loài mới hơn một quần thể kích thước lớn là do
quần thể kích thước nhỏ thường chịu nhiều tác động của chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt gen
Áp lực CLTN lên quần thể nhỏ cao hơn đối với quần thể có KT lớn.
Đối với quần thể có kích thước rất lớn thì tác động của CLTN và di nhập gen bị hạn chế, đồng thời tần số đột
biến gen đối với quần thể kích thước lớn là không đáng kể.
→ Đáp án: B.
Câu 40. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật.
B. Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
C. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới
D. Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
C
Câu 41. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào sau đây là nguyên nhân trực tiếp
gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật?
A. Sự cách li địa lí.
B. Quá trình đột biến.
C. Quá trình giao phối.


D. Sự thay đổi điều kiện địa lí.
B
Quá trình đột biến là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật, nó làm xuất hiện các biến
dị.
A, C, D sai vì đây là những nguyên nhân gián tiếp làm xuất hiện các biến đổi.
Các loài luôn phát sinh đột biến, các khu vực địa lý khác nhau → CLTN theo những hướng khác nhau → hình
thành các loài mới.
→ Đáp án: B.
Câu 42. Trường hợp nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

A. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non, hoặc con lai sống ược đến khi
trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.
B. Các cá thể sống ở hai khu vực địa lí khác nhau, yếu tố địa lí ngăn cản quá trình giao phối giữa các cá thể
C. Các nhóm cá thể thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau sinh sản ở các mùa khác nhau nên không
giao phối với nhau.
D. Các cá thể sống trong một môi trường nhưng có tập tính giao phối khác nhau nên bị cách li về mặt sinh sản.
A
Cách li sau hợp tử là trường hợp có thụ tinh tạo nên hợp tử nhưng hợp tử bị chết hoặc hợp tử phát triển thành cơ
thể nhưng cơ thể đó không có khả năng sinh sản hữu tính
Trường hợp là cách ly sau hợp tử chính là hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai chết
non hoặc không có khả năng sinh sản.
Những đáp án còn lại là cách ly trước hợp tử.
→ Đáp án: A.
Câu 43. Hiện tượng nào sau đây là ví dụ tốt nhất cho sự hình thành loài cùng khu
A. loài chim sẻ ngô( Parus major) có ba nòi: nòi châu Âu; nòi Ấn Độ ; nòi Trung Quốc
B. Bướm sâu đo bạch dương
C. Cá voi, cá mập, ngư long đều có hình dạng khí động học
D. Hiện tượng đa bội ở thực vật
D
Câu 44. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự hình thành loài bằng cách li địa lý diễn ra nhanh và qua ít dạng trung gian chuyển tiếp.
B. Sự hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa rất phổ biến ở Dương xỉ.
C. Sự hình thành quần thể thích nghi nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
D. Sự hình thành loài bằng lai xa diễn ra chậm chạp nhưng qua ít dạng trung gian chuyển tiếp.
B
Thực chất của hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi,
tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
Hình thành loài có thể diễn ra bằng các con đường khác nhau: Như hình thành loài bằng con đường địa lí, hình
thành loài bằng con đường sinh thái, hình thành loài bằng đột biến lớn..



Hình thành loài bằng cách ly địa lý và sinh thái thường diễn ra chậm.
C sai. Hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết hình thành loài mới.
D sai. Quá trình lai xa và đa bội hóa là sự hình thành loài một cách nhanh nhất, phổ biến ở 75% thực vật trong
đó có Dương xỉ.
→ Đáp án: B.
Câu 45. Loài côn trùng A sống trên một cánh đồng rau có 2 quần thể, quần thể thứ nhất chỉ thích sống trên cây
rau cải xanh, còn quần thể thứ hai lại thích sống trên cây bắp cải. Giữa 2 quần thể này đã có:
A. Cách li thời gian.
B. Cách li sinh thái.
C. Cách li tập tính.
D. Cách li địa lí.
B
Câu 46. Cho các phát biểu sau đây:
1. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chống lại alen trội.
2. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
3. Đột biến và di nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số các alen không theo 1 hướng xác định.
5. Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần
thể.
6. Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội.
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
D
1. Đúng. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn alen trội vì alen lặn sẽ tồn tại ở trạng thái dị hợp trong
quần thể, không bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
2. Sai. Chọc lọc tự nhiên liên tục tác động để hình thành các đặc điểm thích nghi.

3. Đúng. Đột biến tạo alen mới, di nhập gen - các cá thể mang alen mới vào quần thể.
4. Đúng. Các yếu tố ngẫu nhiên như lũ lụt, hạn hán,...làm chết các cá thể sinh vật trong quần thể → thay đổi tần
số alen một cách ngẫu nhiên không theo hướng nhất định.
5. Đúng.
6. Đúng. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen trội sẽ tác động nhanh nhất đến quá trình biến đổi tấn số alen vì alen
trội biểu hiện cả ở trạng thái đồng hợp và dị hợp.


→ Chỉ có phát biểu (2) sai.
→ Đáp án D
Câu 47. Cho các phát biểu sau về sự hình thành loài theo quan điểm của tiến hóa hiện đại:
1. Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường gặp ở động, thực vật.
2. Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong quần thể xuất hiện các đột biến liên quan đến tập
tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống.
3. Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chỉ thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân.
4. Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
A
1. Sai. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa gặp ở thực vật chứ không gặp ở động vật.
2. Sai. Hình thành loài bằng cách ly tập tính khi có sự phân hóa các vốn gen trong quần thể → cách li trong tập
tính giao phối → cách ly sinh sản hình thành loài mới. Hình thành loài bằng cách ly tập tính có thể là do việc
tích lũy các đột biến về hình thái (sau đó cách ly tập tính), chứ k hoàn toàn là do các đột biến liên quan tới tập
tính.
3. Sai. Đa bội hóa cùng nguồn qua nguyên phân hoặc giảm phân không hình thành thoi vô sắc, các giao tử kết
hợp với nhau hoặc kết hợp với giao tử khác hình thành nên hợp tử đa bội.
4. Đúng.

→ Đáp án A.
Câu 48. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến
hoá hiện đại:
(1) Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
(2) Trong một quần thề đa hình, chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể
mang nhiều đột biến trung tính qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(3) Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu
gen khác nhau trong quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác
động với từng cá thể riêng rõ mà còn đối với cả quần thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
A


1. CLTN làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định → đúng. CLTN làm
tăng tần số alen có lợi và giảm tần số alen có hại.
2. Sai. CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể có kiểu hình thích nghi. Còn những đột
biến trung tính là theo quan niệm của Kimura.
3. Đúng.
4. Đúng. CLTN không chỉ tác động tới từng gen mà tới toàn bộ kiểu gen..
→ Chỉ có phát biểu (2) sai.
→ Đáp án A.
Câu 49. Có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi theo thuyết tiến hoá hiện
đại?
1. quá trình đột biến làm cho một gen biến đổi thành nhiều alen, đột biến phát sinh vô hướng, không tương ứng
với ngoại cảnh.
2. quá trình giao phối tạo ra những tổ hợp alen mới, trong đó có những tổ hợp có tiềm năng thích nghi với

những điều kiện mới.
3. quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải các kiểu gen bất lợi, tăng tần số tương đối của các alen và các tổ hợp gen
thích nghi.
4. các cơ chế cách ly đã củng cố các đặc điểm mới được hình thành vốn có lợi trở thành các đặc điểm thích
nghi.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
C
1. Đúng. Đột biến làm xuất hiện alen mới, vô hướng, ngẫu nhiên...
2. Đúng.
3. Đúng.
4. Sai. Chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố củng cố các đặc điểm thích nghi trên từng cá thể, biến đổi vốn gen theo
hướng thích nghi với điều kiện môi trường xác định, phân hóa thành những nhóm quần thể có vốn gen và kiểu
hinfhd dặc trưng.
Chỉ có (4) sai.
→ Đáp án C.
Câu 50. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây
có thể là nguyên nhân làm cho 2 loài này cách li về sinh sản?


1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
3. chúng có mùa sinh sản khác nhau.
4. con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
5. chúng có tập tính giao ohoois khác nhau.
6. chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
Số phương án đúng là
A. 3

B. 4
C. 5
D. 6
B
1. Đúng. Có thể trong cùng khu phân bố (cùng khu vực địa lí) nhưng ở cách sinh cảnh khác nhau → cũng CLSS
với nhau.
2. Sai.
3. Đúng: Cách ly mùa vụ, những loài có mùa sinh sản khác nhau trong năm, sự giao phối cũng bị trở ngại.
4. Sai.
5. Đúng. Tập tính giao phối giúp hai cá thể cùng loài nhận ra nhau. Hai loài cùng khu phân bố sự giao phối khác
loài hiếm khi xảy ra.
6. Đúng. Trường hợp cách ly cơ học: Sự không phù hợp kích thước, cấu tạo cơ quan sinh sản sẽ ngăn cản giao
phối hoặc khả năng thụ tinh tạo thành hợp tử.
→ Đáp án B.



×