Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

32 chủ đề luyện thi TNQG môn sinh học năm 2019 cđ29 sinh thái học cá thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.25 KB, 17 trang )

6. Sinh thái học cá thể

Câu 1. Đột biến ứng dụng để cấy gen của NST loài này sang NST loài khác là:
A. Lặp đoạn NST.
B. Chuyển đoạn NST.
C. Đột biến dị bội thể.
D. Đột biến đa bội thể.
Câu 2. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8oC đến 32oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80%
đến 98%. Cho các môi trường sau đây:
1. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%.
2. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 35oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.
3. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10oC đến 30oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.
4. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến 30oC, độ ẩm từ 90% đến 100%.
Có bao nhiêu môi trường mà loài A có thể sống được
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 3. Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo lông ở giống thỏ Himalaya như
thế nào theo cơ chế sinh hóa?
A. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp melanin ở phần thân bị đột biến nên không được mêlanin làm lông ở thân có
màu trắng.
B. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp melanin.
C. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp melanin hoạt động, nên các tế bào ở phần không có khả năng tổng hợp
mêlanin làm lông có màu trắng.
D. Nhiệt độ cao làm gen biến tính enzim điều hòa tổng hợp melanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả
năng tổng hợp melanin làm lông trắng.
Câu 4. Nhóm thú nào thường rộng nhiệt hơn các nhóm khác:
A. Thú sống trên cạn ở Đồng bằng sông Cửu Long
B. Thú sống trong Biển Đông
C. Thú sống trên cạn ở Miền Bắc Việt Nam


D. Thú sống trong vùng nước ấm xích đạo.
Câu 5. Khi nói về đặc điểm của cây ưa sáng có các nội dung:
1. Lá cây có phiến dày.
2. Mô giậu phát triển.
3. Lá xếp nghiêng so với mặt đất.
4. Lá có phiến mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
Số nội dung nói đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Cho các đặc điểm sau:


1. Phiến lá dày, mô giậu phát triển.
2. Thân cây có vỏ mỏng, màu sẫm.
3. Lá nằm ngang.
4. Lá cây có màu xanh sẫm, hạt lục lạp có kích thước lớn.
5. Phiến lá hẹp, lá cây có màu xanh nhạt
Có bao nhiêu đặc điểm của cây ưa bóng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. Cho các phát biểu sau:
1. Đặc điểm hình thái của cây ưa ẩm, ưa sáng sống ở ven bờ ruộng, ao hồ là phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, lỗ khí
tập trung ở mặt trên của lá, mô giậu phát triển.
2. Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng có phiến lá mỏng, bản lá
rộng, mô giậu kém phát triển.
3. Nhiệt độ ảnh hưởng đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.

4. Những sinh vật rộng nhiệt nhất (giới hạn về nhiệt độ rộng) phân bố ở trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm
quanh năm.
5. Ở môi trường rất khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mặc dù không được uống nước. Đó là do chúng có
khả năng dự trữ nước trong cơ thể.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 1
B. 2
C. 0
D. 3
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
1. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
2. Đặc điểm hình thái đặc trưng cho những loài chịu khô hạn là trên mặt lá có rất nhiều khí khổng.
3. Ý nghĩa của quy tắc Becman là động vật có tai, đuôi và các chi bé góp phần hạn chế toả nhiệt của cơ thể.
4. Ở động vật đồng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích
thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 9. So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới, động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới thường có tỷ
số giữa:
A. Diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.
B. Diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.
C. Diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng tỏa nhiệt của cơ thể.
D. Diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể.
Câu 10. Một trong số các nhóm cá thể dưới đây không phải là một quần thể giao phối:
A. Các con mèo hoang sống chung trong một khu phố
B. Các cây ngô trong ruộng ngô



C. Các cá thể chim chào mào sống trong một khu rừng
D. Các con cá trong một hồ nước ngọt
Câu 11. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm
A. ảnh hưởng tới sinh sản, cấu tạo giải phẫu của cây.
B. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa
bóng.
C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vậ
D. tăng hoặc giảm cường độ quang hợp của cây
Câu 12. Hiện tượng không phải nhịp sinh học là
A. lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm.
B. dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm
C. cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào
D. cây ôn đới rụng lá vào mùa đông
Câu 13. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.
B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
C. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.
Câu 14. Đặc điểm thích hợp làm giảm nhiệt ở thú ở vùng ôn đới lạnh
A. cơ thể nhỏ và cao.
B. sống ở trạng thái nghỉ.
C. tiết mồ hôi.
D. Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc.
Câu 15. Nhịp sinh học là
A. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.
B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kì của môi trường.
C. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kì của môi trường.
D. sự thay đổi theo chu kì của sinh vật trước môi trường.
Câu 16. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

A. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
D. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
Câu 17. Một trong số các quần thể đưa ra dưới đây không phải là quần thể giao phối, quần thể đó là:
A. Những con báo trên đồng cỏ châu Phi
B. Một ruộng trồng nhiều cây chuối tiêu
C. Những con gà rừng sống trong một khu rừng
D. Những cây bách tán trên 1 quả đồi
Câu 18. Về vai trò của các nhân tố vô sinh đối với hệ sinh thái, nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Ánh sáng không ảnh hưởng đến quang hợp của các loài tào biển.
B. Ánh sáng nhìn thấy cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp ở thực vật
C. Ánh sáng nhìn thấy không ảnh hưởng tới đời sống thực vật
D. Tia tử ngoại có vai trò quan trọng nhất với quá trình quang hợp của thực vật


Câu 19. Chọn từ hoặc cụm từ phù hợp trong các phương án cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu sau: … là
khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt
nhất.
A. khoảng chống chịu.
B. khoảng thuận lợi.
C. giới hạn sinh thái.
D. ổ sinh thái.
Câu 20. Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn là
A. nước có nhiều khoáng hơn đất.
B. cường độ ánh sáng ở môt trường cạn cao hơn môi trường nước.
C. nồng độ ô xi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.
D. nước có độ nhớt thấp hơn không khí.
Câu 21. Khi cùng chịu sự tác động như nhau của 1 nhân tố sinh thái thì
A. các loài khác nhau phản ứng như nhau hoặc không phản ứng gì.

B. các loài khác nhau phản ứng khác nhau.
C. các loài khác nhau phản ứng như nhau.
D. các loài không phản ứng gì.
Câu 22. Môi trường là
A. khoảng khu vực sinh vật di chuyển và hoạt động, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp tác động
lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác
động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. khoảng không gian kiếm ăn, hoạt động và sinh sản của sinh vật, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián
tiếp tác động lên sự sinh trưởng của sinh vật.
D. khoảng không gian sống bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động
lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 23. Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn
định theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại
được qua thời gian.
C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn
định theo thời gian.
D. giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước nhiều nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại
được qua thời gian.
Câu 24. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kỳ sống của chúng
A. không đổi
B. càng dài
C. càng ngắn
D. luôn thay đổi
Câu 25. Nội dung nào sau đây đúng với quy tắc Bécman?
A. Động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới thường có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài ở vùng ôn đới.
B. Voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn ở vùng nhiệt đới.
C. Động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới thường có tai, đuôi và các chi bé hơn các loài tương tự ở vùng nóng.

D. Động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp có tỉ số S/V tăng.


Câu 26. Các loài thực vật sống trong điều kiện khô hạn không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Bộ rễ dài
B. Thân mọng nước, là biến thành gai
C. Thân và lá nhỏ, cứng, rắn
D. Thân và lá có nhiều khí khổng
Câu 27. Loài sinh vật nào chỉ ra dưới đây là đại diện của nhóm sinh vật biến nhiệt?
A. Bò biển
B. Hải cẩu
C. Cá heo
D. Rùa biển
Câu 28. Cá chép có nhiệt tương ứng là: +20C+280C+440C
Cá rô phi có nhiệt tương ứng là +5,60C+300C+420C
Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn
C. Cá rô phicó vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn
Câu 29. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:
A. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
B. Thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Thực vật, động vật và con người.
Câu 30. Nội dung nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể?
A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể sinh vật trong cùng một loài.
B. Các cá thể sinh vật trong quần thể có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
C. Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là nơi sinh sống của quần thể.
D. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng cơ bản của quần thể.


ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Đột biến ứng dụng để cấy gen của NST loài này sang NST loài khác là:
A. Lặp đoạn NST.
B. Chuyển đoạn NST.
C. Đột biến dị bội thể.
D. Đột biến đa bội thể.
B
Đột biến ứng dụng chuyển gen từ NST này sang NST khác là đột biến chuyển đoạn NST.
Những đột biens mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn chỉ xảy ra trên phạm vi 1 NST nên không thể ứng dụng chuyển
gen từ NST này sáng NST khác (thao tác trên 2 NST) được.
→ Đáp án B.


Câu 2. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8oC đến 32oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80%
đến 98%. Cho các môi trường sau đây:
1. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%.
2. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 35oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.
3. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10oC đến 30oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.
4. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến 30oC, độ ẩm từ 90% đến 100%.
Có bao nhiêu môi trường mà loài A có thể sống được
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
B
Loài A có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 8oC tới 32oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% - 98%.
1. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường này vượt qua giới hạn sinh thái để loài tồn tại và phát triển nên không phù hợp.
2. Nhiệt độ không phù hợp > 32oC.
3. Giới hạn về nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.

4. Độ ẩm không phù hợp.
Chỉ có môi trường 3 phù hợp.
→ Đáp án B.
Câu 3. Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo lông ở giống thỏ Himalaya như
thế nào theo cơ chế sinh hóa?
A. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp melanin ở phần thân bị đột biến nên không được mêlanin làm lông ở thân có
màu trắng.
B. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp melanin.
C. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp melanin hoạt động, nên các tế bào ở phần không có khả năng tổng hợp
mêlanin làm lông có màu trắng.
D. Nhiệt độ cao làm gen biến tính enzim điều hòa tổng hợp melanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả
năng tổng hợp melanin làm lông trắng.
D
Câu 4. Nhóm thú nào thường rộng nhiệt hơn các nhóm khác:
A. Thú sống trên cạn ở Đồng bằng sông Cửu Long
B. Thú sống trong Biển Đông
C. Thú sống trên cạn ở Miền Bắc Việt Nam
D. Thú sống trong vùng nước ấm xích đạo.
C
Động vật rộng nhiệt là loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng, có khu phân bố rộng.
Trong các ví dụ trên thì thú sống trên cạn ở Miền Bắc Việt Nam là loài rộng nhiệt, vì miền Bắc có nhiệt độ thay


đổi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa lớn.
→ Đáp án C.
Câu 5. Khi nói về đặc điểm của cây ưa sáng có các nội dung:
1. Lá cây có phiến dày.
2. Mô giậu phát triển.
3. Lá xếp nghiêng so với mặt đất.
4. Lá có phiến mỏng, ít hoặc không có mô giậu.

Số nội dung nói đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
C
Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình
thái,cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý:
+ Nhóm cây ưa sáng là những cây mọc nơi quang đãng, ở tầng trên của tán rừng, có phiến lá dày, mô giậu phát
triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất để tránh những ánh sáng mạnh và những tia nắng chiếu thắng. 1, 2, 3 đúng.
4. Sai.
→ Đáp án C.
Câu 6. Cho các đặc điểm sau:
1. Phiến lá dày, mô giậu phát triển.
2. Thân cây có vỏ mỏng, màu sẫm.
3. Lá nằm ngang.
4. Lá cây có màu xanh sẫm, hạt lục lạp có kích thước lớn.
5. Phiến lá hẹp, lá cây có màu xanh nhạt
Có bao nhiêu đặc điểm của cây ưa bóng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
C
Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình
thái,cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý:
+ Cây ưa bóng là những cây mọc dưới tán của cây khác, có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm
ngang, nhờ đó thu nhận được nhiều ánh sáng → 2, 3, 4. đúng.
→ Đáp án C.



Câu 7. Cho các phát biểu sau:
1. Đặc điểm hình thái của cây ưa ẩm, ưa sáng sống ở ven bờ ruộng, ao hồ là phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, lỗ khí
tập trung ở mặt trên của lá, mô giậu phát triển.
2. Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng có phiến lá mỏng, bản lá
rộng, mô giậu kém phát triển.
3. Nhiệt độ ảnh hưởng đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.
4. Những sinh vật rộng nhiệt nhất (giới hạn về nhiệt độ rộng) phân bố ở trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm
quanh năm.
5. Ở môi trường rất khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mặc dù không được uống nước. Đó là do chúng có
khả năng dự trữ nước trong cơ thể.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 1
B. 2
C. 0
D. 3
A
1. Sai. + Cây sông nơi ẩm ướt và thiếu sáng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
+ Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng (ở ven bờ ruộng, hồ, ao) có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
2.đúng
3. Sai. Ánh sáng mới là nhân tố chính ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật và quan sát của động vật.
4. Sai.Những sinh vật rộng nhiệt (những sinh vật có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng) phân bố trên mặt đất
vùng ôn đới và vùng cực.
5. Sai. Chúng thường tích trữ dưới dạng mỡ, ví dụ như bướu ở lạc đà.
→ Đáp án A.
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
1. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
2. Đặc điểm hình thái đặc trưng cho những loài chịu khô hạn là trên mặt lá có rất nhiều khí khổng.
3. Ý nghĩa của quy tắc Becman là động vật có tai, đuôi và các chi bé góp phần hạn chế toả nhiệt của cơ thể.
4. Ở động vật đồng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng ôn đới lạnh có các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích

thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
A
1. Sai. Tỷ lệ giữa diện thích bề mặt cơ thể (S/V) với thể tích cơ thể giảm khi động vật có kích thước cơ thể lớn.
2. Sai. Những loài chịu khô hạn, mặt lá có ít khí khổng để hạn chế sự thoát hơi nước.


3. Sai. Quy tắc Becman là quy tắc về kích thước cơ thể...
4. Sai. Những động vật hằng nhiệt sống ở ôn đới lạnh có kích thước các bộ phận thò ra, tai, đuôi nhỏ hơn nhưng
có kích thước cơ thể lớn hơn các loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
→ Không có phát biểu nào đúng.
→ Đáp án A.
Câu 9. So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới, động vật đẳng nhiệt sống ở vùng ôn đới thường có tỷ
số giữa:
A. Diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.
B. Diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.
C. Diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng tỏa nhiệt của cơ thể.
D. Diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể.
A
Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman): Động vất hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới lạnh thì có kích thước
cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có họ hàng gần gũi sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới ấm áp.
Quy tắc các kích thước của các bộ phận của cơ thể (quy tắc Anlen): động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ
thấp có các bộ phận như tai, đuôi chi nhỏ hơn các loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới, tỉ số S/V giảm nhằm hạn
chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.
→ Đáp án A
Câu 10. Một trong số các nhóm cá thể dưới đây không phải là một quần thể giao phối:

A. Các con mèo hoang sống chung trong một khu phố
B. Các cây ngô trong ruộng ngô
C. Các cá thể chim chào mào sống trong một khu rừng
D. Các con cá trong một hồ nước ngọt
D
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác
định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Các ví dụ trên đều là quần thể trừ trường hợp D. Các con cá trong một hồ nước ngọt. Trong một hồ nước ngọt sẽ
có nhiều loại cá, tập hợp các con cá không phải quần thể sinh vật.
→ Đáp án D.
Câu 11. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm
A. ảnh hưởng tới sinh sản, cấu tạo giải phẫu của cây.
B. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa
bóng.
C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vậ
D. tăng hoặc giảm cường độ quang hợp của cây


B
Ánh sáng chi phối đến mọi hoạt động sống của sinh vật, thông qua những biến đổi thích nghi về các đặc điểm
cấu tạo sinh lý và sinh thái của chúng.
Thích nghi với điều kiện và nhu cầu chiếu sáng khác nhau, thực vật chia làm các nhóm:
+ Nhóm cây ưa sáng.
+ Nhóm cây ưa bóng.
→ Đáp án B.
Câu 12. Hiện tượng không phải nhịp sinh học là
A. lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm.
B. dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm
C. cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào
D. cây ôn đới rụng lá vào mùa đông

C
Khái niệm nhịp sinh học: khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với sự thay đổi có tính chu kì
của môi trường gọi là nhịp sinh học.
Nhân tố sinh thái thúc đẩy sự khởi động của nhịp sinh học đó là: sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày chính
là nhân tố báo hiệu chủ đạo, bao giờ cũng diễn ra trước khi có sự biến đổi nhiệt độ và do đó đã dự báo chính xác
sự thay đổi mùa.
Trường hợp C: cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào, không có tính chu kì, liên quan tới sức căng của các tế
bào chứa nước phía dưới lá.
→ Đáp án C.
Câu 13. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.
B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
C. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật.
D
Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh
vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Có 4 loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
+ Môi trường trên cạn: gồm mặt đất và lớp khí quyển
+ Môi trường nước: gồm các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn.


+ Môi trường đất: các lớp đất có độ sâu khác nhau có sinh vật sống
+ Môi trường sinh vật: gồm cơ thể thực vật, động vật và con người,..
→ Đáp án D.
Câu 14. Đặc điểm thích hợp làm giảm nhiệt ở thú ở vùng ôn đới lạnh
A. cơ thể nhỏ và cao.
B. sống ở trạng thái nghỉ.
C. tiết mồ hôi.
D. Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc.

D
Các loài sinh vật có những thích nghi về mặt hình thái, cấu tạo sinh lý, sinh thái với những đặc điểm môi trường
để sinh trưởng và phát triển.
Những loài sống ở vùng ôn đới lạnh, ngoài việc có kích thước cơ thể lớn, những bộ phận thò ra (tai, đuôi, chi)
nhỏ nhằm thay đổi tỷ lệ S/V.
Những loài sống ở vùng này còn có bộ lông dày, cơ thể có lớp mỡ bao bọc nhằm hạn chế sự mất nhiệt và giữ
ấm cho cơ thể.
→ Đáp án: D.
Câu 15. Nhịp sinh học là
A. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.
B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kì của môi trường.
C. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kì của môi trường.
D. sự thay đổi theo chu kì của sinh vật trước môi trường.
C
Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với sự thay đổi có tính chu kì của môi
trường gọi là nhịp sinh học.
Nhân tố sinh thái thúc đẩy sự khởi động của nhịp sinh học đó là: sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày chính
là nhân tố báo hiệu chủ đạo, bao giờ cũng diễn ra trước khi có sự biến đổi nhiệt độ và do đó đã dự báo chính xác
sự thay đổi mùa.
→ Đáp án C.
Câu 16. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
D. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B


Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và
phát triển ổn định theo thời gian. – Trong giới hạn sinh thái có: khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu.

Khoảng thuận lợi là khoảng giới hạn ở mức phù hợp để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
→ Đáp án B.
Câu 17. Một trong số các quần thể đưa ra dưới đây không phải là quần thể giao phối, quần thể đó là:
A. Những con báo trên đồng cỏ châu Phi
B. Một ruộng trồng nhiều cây chuối tiêu
C. Những con gà rừng sống trong một khu rừng
D. Những cây bách tán trên 1 quả đồi
B
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác
định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Trong các ví dụ trên thì một ruộng trồng nhiều cây chuối tiêu không phải là quần thể giao phối.
→ Đáp án B.
Câu 18. Về vai trò của các nhân tố vô sinh đối với hệ sinh thái, nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Ánh sáng không ảnh hưởng đến quang hợp của các loài tào biển.
B. Ánh sáng nhìn thấy cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp ở thực vật
C. Ánh sáng nhìn thấy không ảnh hưởng tới đời sống thực vật
D. Tia tử ngoại có vai trò quan trọng nhất với quá trình quang hợp của thực vật
B
Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Nhân tố sinh thái vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...
Ánh sáng là nhân tố sinh thái quan trọng nhất ảnh hưởng tới hệ sinh thái, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp →
tạo nguồn vật chất hữu cơ đầu tiên đi vào hệ sinh thái.
Nhờ có năng lượng ánh sáng + CO2 + H20 và hệ sắc tố đã tổng hợp thành chất hữu cơ cung cấp cho thực vật và
cung cấp nguyên liệu cho các sinh vật dị dưỡng khác.
→ Đáp án: B.
Câu 19. Chọn từ hoặc cụm từ phù hợp trong các phương án cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu sau: … là
khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt
nhất.
A. khoảng chống chịu.
B. khoảng thuận lợi.

C. giới hạn sinh thái.
D. ổ sinh thái.


B
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và
phát triển ổn định theo thời gian. – Trong giới hạn sinh thái có: khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu, điểm cực
thuận và các giới hạn trên và giới hạn dưới.
Khoảng thuận lợi là khoảng giới hạn ở mức phù hợp để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
→ Đáp án: B.
Câu 20. Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường cạn là
A. nước có nhiều khoáng hơn đất.
B. cường độ ánh sáng ở môt trường cạn cao hơn môi trường nước.
C. nồng độ ô xi ở môi trường cạn cao hơn ở môi trường nước.
D. nước có độ nhớt thấp hơn không khí.
C
Môi trường là toàn bộ những nhân tố xung quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự sinh
trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Có thể chia làm 4 loại môi trường: đất, nước, không khí, sinh vật nhưng thực chất có thể chia làm 2 loại môi
trường: môi trường cạn và môi trường nước.
Những đặc điểm khác nhau của 2 loại môi trường này:
Môi trường nước: nồng độ O2 thấp hơn so với môi trường cạn, có lực đẩy Acsimet, nồng độ các chất cao hơn so
với môi trường không khí.
→ Đáp án: C.
Câu 21. Khi cùng chịu sự tác động như nhau của 1 nhân tố sinh thái thì
A. các loài khác nhau phản ứng như nhau hoặc không phản ứng gì.
B. các loài khác nhau phản ứng khác nhau.
C. các loài khác nhau phản ứng như nhau.
D. các loài không phản ứng gì.
B

Câu 22. Môi trường là
A. khoảng khu vực sinh vật di chuyển và hoạt động, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp tác động
lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác
động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. khoảng không gian kiếm ăn, hoạt động và sinh sản của sinh vật, ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián
tiếp tác động lên sự sinh trưởng của sinh vật.
D. khoảng không gian sống bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường gián tiếp tác động
lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B


Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật,
làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Có các loại môi trường như: môi trường trên cạn, môi trường đất, môi trường nước và môi trường sinh vật.
→ Đáp án B.
Câu 23. Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn
định theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại
được qua thời gian.
C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn
định theo thời gian.
D. giới hạn chịu đựng của một sinh vật trước nhiều nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại
được qua thời gian.
C
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn
tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái, sẽ có khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu với hoạt động sống của
sinh vật.

→ Đáp án C.
Câu 24. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kỳ sống của chúng
A. không đổi
B. càng dài
C. càng ngắn
D. luôn thay đổi
C
Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
Khi nhiệt độ môi trường càng cao, thì nhiệt độ cơ thể cao → các quá trình sinh lí, sinh hóa diễn ra nhanh hơn →
động vật sinh trưởng phát triển nhanh hơn.
Chu kì sống của chúng sẽ ngắn hơn.
→ Đáp án C.
Câu 25. Nội dung nào sau đây đúng với quy tắc Bécman?
A. Động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới thường có kích thước cơ thể lớn hơn động vật cùng loài ở vùng ôn đới.
B. Voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn ở vùng nhiệt đới.
C. Động vật hằng nhiệt ở vùng ôn đới thường có tai, đuôi và các chi bé hơn các loài tương tự ở vùng nóng.
D. Động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp có tỉ số S/V tăng.
B


Theo quy tắc Becman những đột vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới ( có khí hậu lạnh) sẽ có kích thước cơ thể
lớn hơn so với những đột vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới (vùng có khí hậu nóng).
A sai
C: quy tắc Anlen.
D. Động vật hằng nhiệt sống nơi nhiệt độ thấp có tỉ số S/V giảm, nhằm giảm mất nhiệt.
→ Đáp án B.
Câu 26. Các loài thực vật sống trong điều kiện khô hạn không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Bộ rễ dài
B. Thân mọng nước, là biến thành gai
C. Thân và lá nhỏ, cứng, rắn

D. Thân và lá có nhiều khí khổng
D
Những loài sinh vật sống trong điều kiện khô hạn (ví dụ như những loài xương rồng ở sa mạc) thường mang
những đặc điểm để thích nghi với môi trường cường độ chiếu sáng mạnh, nhiệt độ cao, ít nước...
Những loài thực vật thường có những sự thay đổi hình thái:
+ Có bộ rễ dài: nhằm tìm các nguồn nước ở xa và ở sâu dưới lòng đất. hệ rễ của các loài xương rồng cũng khá
phát triển.
+ Thân thường mọng nước, có lớp cuticun dày: nhằm tích trữ nước.
+ Lá thường tiêu giảm biến thành gai. nhằm hạn chế sự thoát hơi nước/
Khí khổng ít và ban ngày đóng, ban đêm mở. Những loài này có chu trình quang hợp theo chu trình CAM.
→ Đáp án: D.
Câu 27. Loài sinh vật nào chỉ ra dưới đây là đại diện của nhóm sinh vật biến nhiệt?
A. Bò biển
B. Hải cẩu
C. Cá heo
D. Rùa biển
D
Thích nghi với nhiệt độ chia ra làm: sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
Những loài sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường như: thân mềm, các loài lưỡng cư,
bò sát...
Trong số 4 loài sinh vật thì rùa biển là một trong các nhóm bò sát và là sinh vật biến nhiệt.


Các loài khác thuộc lớp thú (động vật có vú) và là sinh vật đẳng nhiệt, có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào
nhiệt độ môi trường
→ Đáp án: D.
Câu 28. Cá chép có nhiệt tương ứng là: +20C+280C+440C
Cá rô phi có nhiệt tương ứng là +5,60C+300C+420C
Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì giới hạn chịu nhiệt rộng hơn

B. Cá chép có vùng phân bố hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn
C. Cá rô phicó vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn
D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn
A
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài là khoảng giá trị chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái
nhất định
Giới hạn sinh thái của cá chép là: 42 độ
Giới hạn sinh thái của cá rô phi là: 36,4 độ
Cá chép có giới hạn sinh thái rộng hơn so với giới hạn sinh thái của cá rô phi
Những loài có giới hạn sinh thai rộng thì có khu vực phân bố rộng hơn là những loài có giới hạn sinh thái hẹp.
→ cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi.
→ Đáp án: A.
Câu 29. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:
A. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người
B. Thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Thực vật, động vật và con người.
B
Môi trường sống là tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
Nhân tố sinh thái bao gồm:
Nhân tố sinh thái vô sinh: nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xug quanh sinh vật.
Nhân tố sinh thái hữu sinh: thế giới hữu cơ của môi trường và những mối quan hệ của các sinh vật.
→ Đáp án B.
Câu 30. Nội dung nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể?


A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể sinh vật trong cùng một loài.
B. Các cá thể sinh vật trong quần thể có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
C. Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là nơi sinh sống của quần thể.
D. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng cơ bản của quần thể.

A
Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một không gian xác định vào một thời điểm nhất
định và có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
A. Chưa đủ → sai. Nhóm các cá thể phải cùng sinh sống, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới → mới có thể
được gọi là một quần thể.
B. Các cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới → các cá thể phải là cùng một loài và cùng không gian
sinh sống → mới có thể sinh sản tạo thế hệ mới.
C. Nơi sinh sống của quần thể là nơi quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định.
D. đúng. Những đặc trưng cơ bản của quần thể: tỉ lệ giới tính, cấu trúc của quần thể, sự phân bố cá thể trong
quần thể.
→ Đáp án: A.



×