Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

32 chủ đề luyện thi TNQG môn sinh học năm 2019 cđ31 sinh thái học quần xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.92 KB, 23 trang )

8. Sinh thái học quần xã
Câu 1. Động vật ăn thịt chủ chốt trong quần xã có thể duy trì đa dạng loài trong quần xã đó nếu như chúng
A. chỉ săn bắt những loài có mữa phổ biến thấp nhất trong quần xã làm thức ăn
B. chỉ săn bắt các loài chiếm ưu thế trong quần xã làm thức ăn
C. cạnh tranh và xua đuổi các loài động vật ăn thịt khác ra khỏi quần xã
D. cho phép các loài động vật ăn thịt khác nhập cư vào quần xã
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?
A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao
B. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn , chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
C. Trong một quần xã sinh vật , mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thúc ăn trong quần xã càng phức tạp
Câu 3. Vật kí sinh nhiều vật chủ thường thực hiện chiến lược sống còn của mình bằng cách:
A. giết chết ngay vật chủ
B. ăn thịt vật chủ
C. làm cho vật chủ ốm yếu dễ bị vật ăn thịt khác sử dụng, vật kí sinh có cơ hội chuyển sang vật chủ mới
D. thích nghi để sống suốt đời với một vật chủ
Câu 4. Trong một khu rừng có diện tích rất lớn, sau khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến
sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài A, B, C, ta có bảng số liệu sau :
Loài
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)
Giới hạn trên
Giới hạn dưới
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
A
42
26
60
80
B


28
10
30
50
C
32
15
45
75
Nhận xét nào sau đây không đúng về mức độ cạnh tranh giữa 3 loài:
A. Loài A và B không cạnh tranh nhau
B. Loài B và C có cạnh tranh nhau
C. Loài A và C có cạnh tranh nhau
D. Giữa 3 loài đều có sự cạnh tranh qua lại nhau.
Câu 5. Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là đúng?
A. Nấm phát triển ở rễ cây thông là mối quan hệ kí sinh - vật chủ.
B. Hợp tác là mối quan hệ hai loài cùng có lợi và nếu thiếu thì cả hai loài không thể tồn tại được.
C. Tu hú đẻ trứng vào tổ chim cúc cu là kiểu quan hệ hợp tác.
D. Tháp sinh thái có đáy hẹp đỉnh rộng được tìm thấy trong quần xã có quan hệ kí sinh - vật chủ.
Câu 6. Trong một chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn thường có ít mắc xích thức ăn hơn là do:
A. Một loài sinh vật có thể ăn nhiều loại thức ăn
B. Sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn
C. Loài sinh vật ở mắc xích phía sau thường có kích thước lớn hơn loài sinh vật ở mắc xích phía trước
D. Mỗi loài sinh vật có thể ở vị trí các mắc xích khác nhau
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một lưới thức ăn trong quần xã?
A. Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.
B. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất.
C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.
D. Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thì thông thường quần xã có khả năng
tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.

Câu 8. Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:


A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
C. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã
D. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.
Câu 9. Đặc điểm của hiện tượng khống chế sinh học khác với ức chế - cảm nhiễm là:
A. Loài này kiềm hãm sự phát triển của loài khác
B. Xảy ra trong một khu vực sống nhất định
C. Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học
D. Thể hiện mối quan hệ cạnh tranh.
Câu 10. Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng:
A. làm tăng độ đa dạng của quần xã
B. duy trì cân bằng số lượng cá thể trong quần thể
C. thúc đẩy sự cạnh tranh của cá thể trong quần thể
D. thiết lập trạng thái cân bằng trong tự nhiên.
Câu 11. Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?
A. Các con dế mèn trong một bãi đất
B. Các con cá trong một hồ tự nhiên.
C. Các con hổ trong một khu rừng
D. Các con lươn trong một đầm lầy
Câu 12. Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông
sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
A. Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.
B. Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.
C. Gây ô nhiễm môi trường.
D. Gây xói lở bãi sông sau đập.
Câu 13. Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là
A. vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi.

B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt.
C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho
sự tiến hóa của nhau.
Câu 14. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực
vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật
cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là
A. chim sâu, mèo rừng, báo.
B. cào cào, thỏ, nai.
C. chim sâu, thỏ, mèo rừng.
D. cào cào, chim sâu, báo
Câu 15. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 16. Một quần xã ổn định thường có
A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp


B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
Câu 17. Nhận định không đúng khi nói về phân bố cá thể trong không gian của quần xã:
A. Phân bố cá thể trong không gian tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
B. Phân bố theo chiều thẳng đứng như phân thành nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác
nhau trong rừng mưa nhiệt đới
C. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật sống trong rừng
D. Sự phân bố theo chiều ngang thuận lợi hơn phân bố theo chiều thẳng đứng và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa
các loài

Câu 18. Trong hệ sinh thái bị nhiễm kim loại nặng thủy ngân, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn gây
độc cao nhất cho con người là
A. Thực vật → thỏ → người.
B. Thực vật → cá → vịt → chó → người.
C. Thực vật → người.
D. Thực vật → động vật phù du → cá → người.
Câu 19. Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây không thuộc quan hệ kí sinh - vật chủ?
A. Giun đũa và lợn.
B. Rận, bét và bò.
C. Phong lan và cây thân gỗ.
D. Tầm gửi và cây thân gỗ.
Câu 20. Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất?
A. Loài ưu thế.
B. Loài thứ yếu.
C. Loài ngẫu nhiên.
D. Loài đặc hữu.
Câu 21. Quá trình nào sau đây được gọi là diễn thế thứ sinh?
A. Diễn thế xẫy ra ở đảo mới hình thành.
B. Diễn thế xẫy ra ở hồ nước mới đào.
C. Diễn thế xẫy ra ở núi lửa sau khi phun
D. Diễn thế xẫy ra ở một rừng nguyên sinh.
Câu 22. Trong quần xã, nhóm loài nào cho sản lượng sinh vật cao nhất?
A. Động vật ăn cỏ.
B. Động vật ăn thịt.
C. sinh vật tự dưỡng.
D. Sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
Câu 23. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa 2 loài?
A. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
Câu 24. Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
A. sự phân tầng thẳng đứng.
B. độ đa dạng sinh học thấp.
C. độ đa dạng sinh học cao.


D. nhiều cây to và động vật lớn.
Câu 25. Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi khoáng đảng, còn
một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn.
Người ta cho vào bể một ít rong để
A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp
B. bổ sung thức ăn cho cá.
C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài
D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể bơi.
Câu 26. Khi một quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu, bậc dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là:
A. Sinh vật sản xuất, ví dụ các loài thực vật.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc một, ví dụ châu chấu.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc hai, ví dụ động vật ăn côn trùng.
D. Các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ diều hâu.
Câu 27. Cho dù có ba loài chim khác nhau cùng sống trên cùng một loại cây ở cùng một khu vực, sự cạnh trạnh
rất ít khi xảy ra giữa chúng. điều nào sau đây giải thích cho vấn đề trên?
A. Chia thức ăn cho nhau.
B. Có sự phân li ổ sinh thái.
C. Có lượng thức ăn giới hạn.
D. Chúng không thể giao phối với nhau.
Câu 28. Những con ong mật lấy phấn và mật hoa, nhưng đồng thời nó cũng giúp cho sự thụ phấn của hoa được
hiệu quả hơn. Quan hệ của hai loài này là
A. cộng sinh.
B. hợp tác.

C. hội sinh.
D. ký sinh.
Câu 29. Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> ếch -> gà -> cáo.
Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?
A. Châu chấu.
B. Ếch
C. Gà.
D. Cáo.
Câu 30. Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện bởi
A. số lượng cá thể của quần xã.
B. sự có cả động vật và thực vật với nhiều nhóm tuổi.
C. số lượng tầng phân bố.
D. số lượng loài sinh vật trong quần xã.
Câu 31. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã
A. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống
khác nhau
Câu 32. Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. quá trình bài tiết các chất thải.
B. hoạt động quang hợp.


C. hoạt động hô hấp.
D. quá trình sinh tổng hợp các chất.
Câu 33. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn là mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. hội sinh.
C. ức chế - cảm nhiễm.

D. hợp tác.
Câu 34. Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là
A. sinh vật phân huỷ.
B. sinh vật sản xuất.
C. động vật ăn thịt.
D. động vật ăn thực vật.
Câu 35. Chuổi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn là vì:
A. Môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng.
B. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
C. Môi trường n¬ước giàu chất dinh d¬ưởng hơn môi trường cạn .
D. Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng sinh học cao hơn.
Câu 36. Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây
không đúng?
A. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
C. Tính đa dạng về loài tăng.
D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
Câu 37. Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi
(chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho
kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:
1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi
2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi
3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi
4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.
Câu trả lời theo thứ tự sau
A. 1. Quan hệ kí sinh 2.hợp tác 3. cạnh tranh
4. động vật ăn thịt con mồi
B. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
C. 1. Quan hệ kí sinh 2.hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh
D. 1. Quan hệ hỗ trợ

2.hợp tác
3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
Câu 38. Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:
A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
C. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã
D. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.
Câu 39. Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và
nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra các con
chim đó rời đi khỏi đồng cỏ ?
A. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm.
B. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng.
C. Ổ sinh thái của bướm sẽ thu hẹp.
D. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng,sau đó thu hẹp lại.


Câu 40. Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi
(chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho
kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:
1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi.
2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi.
3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi.
4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.
Câu trả lời theo thứ tự sau :
A. 1. Quan hệ hỗ trợ 2. hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
B. 1. Quan hệ hỗ trợ 2. hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
C. 1. Quan hệ kí sinh 2. hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
D. 1. Quan hệ kí sinh 2. hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh
Câu 41. Quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng:
A. Tiến hoá của các loài sinh vật.

B. Diễn thế sinh thái.
C. Suy giảm đa dạng sinh học.
D. Mất cân bằng sinh học trong quần xã.
Câu 42. Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có độ ổn định cao nhất?
A. Savan.
B. Thảo nguyên.
C. Hoang mạc.
D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 43. Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu
và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, SVTT bậc 2 là
A. chim chích và ếch xanh.
B. rắn hổ mang.
C. rắn hổ mang và chim chích.
D. châu chấu và sâu.
Câu 44. Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ kí sinh?
A. Nâm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y.
B. Chim mỏ đỏ và linh dương.
C. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
D. Cây phong lan và cây gỗ lớn.
Câu 45. Ở biển, có các loài động vật nhỏ như cá bống, giun nhiều tơ, cua… sống trong tổ giun Erechis để có
nơi ẩn nấp và tìm kiếm thức ăn thừa, phân của giun Erechis. Mối quan hệ giữa các loài động vật nhỏ và giun
Erechis là
A. quan hệ hội sinh.
B. quan hệ cộng sinh.
C. quan hệ hợp tác.
D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 46. Trong diễn thế nguyên sinh, khởi đầu của quá trình là
A. các bào tử của nấm mốc.
B. các động vật nguyên sinh.
C. các bào tử rêu.

D. các loài tảo đơn bào.
Câu 47. Một số loài tảo biển khi nở hoa, gây ra “thủy triều đỏ” làm cho hàng loạt loài động vật không xương
sống, cá, chim chết vì bị nhiễm độc thông qua chuỗi thức ăn. Ví dụ này thể hiện mối quan hệ


A. cạnh tranh khác loài.
B. vật kí sinh – vật chủ.
C. ức chế - cảm nhiễm.
D. hội sinh.
Câu 48. Một ao nuôi cá, sau thu hoạch người ta vệ sinh ao để chuẩn bị cho việc nuôi tiếp cho vụ sau. Sau khi
tháo nước vào, trong ao này có hiện tượng gì xảy ra?
A. Biến động số lượng cá thể.
B. Diễn thế nguyên sinh
C. Diễn thế thứ sinh.
D. Diễn thế sinh thái
Câu 49. Cho các mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây
1. Giun đũa và lợn.
2. Rận, bét và bò.
3. Phong lan và cây thân gỗ.
4. Tầm gửi và cây thân gỗ.
5. Loài cá ép sống bám trên cá lớn.
6. Dây tơ hồng sống bám trên các cây trong vườn.
Có bao nhiêu mối quan hệ là quan hệ kí sinh
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 50. Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã có các nội dung sau:
1. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn.
2. Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất.

3. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
4. Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hoặc suy thoái.
5. Chuỗi thức ăn trên cạn thường có nhiều bậc dinh dưỡng hơn chuỗi thức ăn ở dưới nước.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Động vật ăn thịt chủ chốt trong quần xã có thể duy trì đa dạng loài trong quần xã đó nếu như chúng
A. chỉ săn bắt những loài có mữa phổ biến thấp nhất trong quần xã làm thức ăn
B. chỉ săn bắt các loài chiếm ưu thế trong quần xã làm thức ăn
C. cạnh tranh và xua đuổi các loài động vật ăn thịt khác ra khỏi quần xã
D. cho phép các loài động vật ăn thịt khác nhập cư vào quần xã
B


Động vật ăn thịt chủ chốt trong quần xã có thể duy trì đa dạng loài trong quần xã (số lượng các loài trong quần
xã nhiều):
B đúng. Những loài đv ăn thịt này chỉ săn bắt các loài chiếm ưu thế trong quần xã. Loài ưu thế có số lượng cá
thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh (ví dụ: thực vật có hạt là loài ưu thế của quần xã
trên cạn). Khi loài ưu thế hoạt động mạnh → kìm hãm sự phát triển của các loài khác. Nếu đv ăn thịt săn bắt các
loài ưu thế, tạo dkien cho các loài khác sinh trưởng, phát triển → đa dạng loài trong quần xã.
A, C, D sai. Nếu cạnh tranh xua đuổi các loài ra khỏi quần xã → giảm độ da dạng; cho các loài ăn thịt nhập cư
→ các loài này sẽ sử dụng loài khác làm thức ăn → giảm độ đa dạng.
→ Đáp án: B.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?
A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao
B. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn , chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
C. Trong một quần xã sinh vật , mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thúc ăn trong quần xã càng phức tạp
D
– Chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong
đó một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
- Lưới thức ăn là tập hợp những chuỗi thức ăn và có mắt xích chung.
A. sai. Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao (từ vùng xích đạo → nhiệt đới → ôn đới → cực) thì lưới thức ăn thay đổi:
quần xã càng có nhiều loài thì lưới thức ăn càng phức tạp. Vì vậy lưới thức ăn sẽ phức tạp nhất ở vùng nhiệt đới
còn xích đạo và vùng cực thì lưới thức ăn đơn giản.
B sai. Có 2 loại chuỗi thức ăn là: bdau bằng sinh vật tự dưỡng và bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu
cơ.
C sai. Mỗi loài trong quần xã sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn, vì tham gia vào nhiều chuỗi thức
ăn → các chuỗi thức ăn có mắt xích chung → lưới thức ăn.
→ Đáp án: D.
Câu 3. Vật kí sinh nhiều vật chủ thường thực hiện chiến lược sống còn của mình bằng cách:
A. giết chết ngay vật chủ
B. ăn thịt vật chủ
C. làm cho vật chủ ốm yếu dễ bị vật ăn thịt khác sử dụng, vật kí sinh có cơ hội chuyển sang vật chủ mới
D. thích nghi để sống suốt đời với một vật chủ
C
Vật kí sinh nhiều vật chủ thường không giết chết vật chủ mà chỉ làm cho vật chủ suy yếu → dễ bị các loài vật
ăn thịt khác tấn công.


Sau đó vật kí sinh có thể chuyển sang vật chủ khác (những vật kí sinh đa vật chủ).
Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và vật ăn thịt - con mồi khác nhau cơ bản là vật ăn thịt tiêu thụ con mồi, trong
khi vật kí sinh thường chỉ tiêu thụ 1 phần chất dinh dưỡng và làm con mồi suy yếu.
→ Đáp án: C.
Câu 4. Trong một khu rừng có diện tích rất lớn, sau khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến
sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài A, B, C, ta có bảng số liệu sau :
Loài

Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)
Giới hạn trên
Giới hạn dưới
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
A
42
26
60
80
B
28
10
30
50
C
32
15
45
75
Nhận xét nào sau đây không đúng về mức độ cạnh tranh giữa 3 loài:
A. Loài A và B không cạnh tranh nhau
B. Loài B và C có cạnh tranh nhau
C. Loài A và C có cạnh tranh nhau
D. Giữa 3 loài đều có sự cạnh tranh qua lại nhau.
D
Câu 5. Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là đúng?
A. Nấm phát triển ở rễ cây thông là mối quan hệ kí sinh - vật chủ.
B. Hợp tác là mối quan hệ hai loài cùng có lợi và nếu thiếu thì cả hai loài không thể tồn tại được.

C. Tu hú đẻ trứng vào tổ chim cúc cu là kiểu quan hệ hợp tác.
D. Tháp sinh thái có đáy hẹp đỉnh rộng được tìm thấy trong quần xã có quan hệ kí sinh - vật chủ.
D
A sai. Nấm phát triển ở rễ thông là mối quan hệ cộng sinh chứ không phải mối quan hệ kí sinh - vật chủ.
B sai. Hợp tác là mối quan hệ giữa 2 loài cùng có lợi nhưng không nhất thiết cần có nhau. VD: chim sáo và trâu
rừng...
C sai. Việc tu hú đẻ trứng vào tổ chim cúc cu là ví dụ của mối quan hệ ức chế cảm nhiễm. Tu hú không có khả
năng ấp trứng và chăm sóc con non, trong quá trình sinh sản nó đẻ trứng nhờ vào tổ chim khác (ức chế cảm
nhiễm - một loài sinh vật trong quá trình sống vô tình gây hại cho loài khác).
D đúng. Tháp sinh thái ở đáy hẹp đỉnh rộng ở quần xã có quan hệ kí sinh vật chủ.
→ Đáp án: D.
Câu 6. Trong một chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn thường có ít mắc xích thức ăn hơn là do:
A. Một loài sinh vật có thể ăn nhiều loại thức ăn
B. Sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn
C. Loài sinh vật ở mắc xích phía sau thường có kích thước lớn hơn loài sinh vật ở mắc xích phía trước
D. Mỗi loài sinh vật có thể ở vị trí các mắc xích khác nhau
B


Trong một chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích hơn so với chuỗi thức ăn ở dưới nước
là do.
Khi năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng này lên bậc dinh dưỡng cao hơn, chỉ truyền 10% năng lượng lên còn
lại 90% năng lượng sử dụng do: tích lũy, hoạt động sống, hô hấp, bài tiết, sinh nhiệt...
Ở môi trường dưới nước: nhiệt độ ổn định, sinh vật thường không bị mất nhiệt... → hao phí giữa các bậc dinh
dưỡng thấp hơn trên cạn → nên chuỗi thức ăn thường dài hơn.
→ Đáp án: B.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một lưới thức ăn trong quần xã?
A. Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn.
B. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất.
C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.

D. Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể, thì thông thường quần xã có khả năng
tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
B
– Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
– Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
B sai. Nếu chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì SVPG sẽ có sinh khối lớn nhất.
→ Đáp án: B.
Câu 8. Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:
A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
C. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã
D. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.
A
– Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ
hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã → sẽ làm cho quần xã ở trạng thái cân bằng.
– Ứng dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp: sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay
dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu để đỡ ảnh hưởng tới môi trường và duy trì sự phát triển bền vững.
→ Đáp án: A.
Câu 9. Đặc điểm của hiện tượng khống chế sinh học khác với ức chế - cảm nhiễm là:
A. Loài này kiềm hãm sự phát triển của loài khác
B. Xảy ra trong một khu vực sống nhất định
C. Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học
D. Thể hiện mối quan hệ cạnh tranh.


A
– Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ
hỗ trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã → cân bằng trong quần xã.
Khác với ức chế cảm nhiễm - Khống chế sinh học là loài này kìm hãm sự phát triển của loài khác. Còn ức chế
cảm nhiễm thực chất là một mối quan hệ đối kháng - một loài trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho loài

khác.
→ Đáp án: A.
Câu 10. Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng:
A. làm tăng độ đa dạng của quần xã
B. duy trì cân bằng số lượng cá thể trong quần thể
C. thúc đẩy sự cạnh tranh của cá thể trong quần thể
D. thiết lập trạng thái cân bằng trong tự nhiên.
D
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ
trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã → cân bằng trong quần xã.
Khống chế sinh học giúp thiết lập được trạng thái cân bằng trong tự nhiên làm cho các loài ở mức độ cân bằng,
ổn định.
→ Đáp án: D.
Câu 11. Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?
A. Các con dế mèn trong một bãi đất
B. Các con cá trong một hồ tự nhiên.
C. Các con hổ trong một khu rừng
D. Các con lươn trong một đầm lầy
B
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không
gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất
và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
B các con cá trong 1 hồ tự nhiên là 1 quần xã sinh vật: vì gồm nhiều quần thể cá các loài khác nhau, sống trong
không gian và thời gian xác định. Ngoài ra ao hồ tự nhiên còn sẽ có nhiều loài sinh vật khác, những động vật
đáy, sinh vật nổi khác sinh sống.
→ Đáp án: B.
Câu 12. Xây dựng các hồ chứa trên sông để lấy nước tưới cho đồng ruộng, làm thủy điện và trị thủy dòng sông
sẽ đem lại hậu quả sinh thái nào nặng nề nhất?
A. Làm giảm lượng trầm tích và chất dinh dưỡng cho các thủy vực sau đập.
B. Gây thất thoát đa dạng sinh học cho các thủy vực.

C. Gây ô nhiễm môi trường.


D. Gây xói lở bãi sông sau đập.
B
Câu 13. Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là
A. vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi.
B. con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt.
C. mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
D. các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho
sự tiến hóa của nhau.
D
Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực của quá trình tiến hóa đối với các loài trong quần xã.
Con mồi sẽ có xu hướng thay đổi để thích nghi không bị vật ăn thịt săn bắt; (chạy nhanh hơn, tích lũy các chất
độc, gai, ... để bảo vệ mình) vật ăn thịt cũng sẽ có những biến đổi để hoàn thiện và săn bắt đc con mồi.
Hai loài này - đối kháng nhau và là động lực cho sự tiến hóa của nhau.
→ Đáp án: D.
Câu 14. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực
vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật
cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là
A. chim sâu, mèo rừng, báo.
B. cào cào, thỏ, nai.
C. chim sâu, thỏ, mèo rừng.
D. cào cào, chim sâu, báo
B
Bậc dinh dưỡng cấp 2 là sinh vật ăn thực vật (ăn bậc dinh dưỡng đầu tiên)
Thực vật - sinh vật tự dưỡng là bậc dinh dưỡng cấp 1
Cào cào, thỏ, nai ăn thực vật nên chúng là bậc dinh dưỡng cấp 2.
→ Đáp án: B.
Câu 15. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
B
Loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh (ví dụ: thực vật có hạt là
loài ưu thế của quần xã trên cạn).
Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã vì có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, sinh khối lớn


→ Đáp án: B.
Câu 16. Một quần xã ổn định thường có
A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp
B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
C
Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến
động, ổn định hay suy thoái của quần xã → Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể
của loài cao (SGK cơ bản trang 176)
Số lượng loài lớn, số cá thể của loài cao → Độ đa dạng cao hơn → Xét ở quần xã:Độ đa dạng cao thường ổn
định hơn.
Hơn nữa, Quần xã có tính ổn định cao khi:
+ các quần thể ít lệ thuộc lẫn nhau
+ quần thể có kích thước lớn: Vì nếu QT có kích thước lớn thì khi có tác động bởi các yếu tố từ môi trường →
Mức độ bị ảnh hưởng sẽ thấp hơn so với quần thể có kích thước bé → Đảm bảo cho quần thể ổn định hơn.
- (Xét trong hệ sinh thái, khi có diễn thế sinh thái)khi không gian bị giới hạn, khi số lượng loài tăng cao thì số
lượng cá thể của loài phải thấp → Đây là hệ quả tất yếu trong quần xã chứ không phải đặc điểm đảm bảo quần
xã ổn định hơn.
→ Đáp án: C.

Câu 17. Nhận định không đúng khi nói về phân bố cá thể trong không gian của quần xã:
A. Phân bố cá thể trong không gian tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài
B. Phân bố theo chiều thẳng đứng như phân thành nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác
nhau trong rừng mưa nhiệt đới
C. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật sống trong rừng
D. Sự phân bố theo chiều ngang thuận lợi hơn phân bố theo chiều thẳng đứng và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa
các loài
D
Các cá thể trong không gian của quần xã ngoài phân bố theo chiều ngang chúng còn phân bố theo chiều thẳng
đứng như sự phân thành nhiều tầng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới.

Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật sống trong rừng: nhiều loài chim, côn trùng sống
trên tán các cây cao, khỉ, vượn, sóc... sống leo trèo trên cành cây, trong khi đó nhiều loài động vật sống trên mặt
đất và tán cây.Sự phân bố của thực vật → kéo theo sự phân bố của động vật vì động vật sử dụng thức ăn là thực
vật nên thực vật phân bố ở đâu thì các loài động vật sử dụng thức ăn thực vật sẽ phân bố theo ở đó.


Sự phân bố theo chiều ngang hay thẳng đứng phụ thuộc nhu cầu sống của từng loài.
D sai. Phân bố theo chiều thẳng đứng thuận lợi hơn và kích thích sự cạnh tranh giữa các loài hơn. Phân bố theo
từng tầng do nhu cầu về ánh sáng của các loài thực vật khác nhau.
→ Đáp án: D.
Câu 18. Trong hệ sinh thái bị nhiễm kim loại nặng thủy ngân, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn gây
độc cao nhất cho con người là
A. Thực vật → thỏ → người.
B. Thực vật → cá → vịt → chó → người.
C. Thực vật → người.
D. Thực vật → động vật phù du → cá → người.
B
Nếu hệ sinh thái bị nhiễm kim loại nặng thủy ngân, các bậc dinh dưỡng càng cao → tích lũy càng nhiều chất
độc.

Trong các đáp án thì B có chuỗi thức ăn dài nhất, người ở bậc dinh dưỡng số 4; lúc này sẽ có khả năng nhiễm
độc cao nhất vì chất độc được các sinh vật trước tích lũy lại → người sử dụng các sinh vật đó làm thức ăn →
nồng độ chất độc cao.
Câu 19. Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây không thuộc quan hệ kí sinh - vật chủ?
A. Giun đũa và lợn.
B. Rận, bét và bò.
C. Phong lan và cây thân gỗ.
D. Tầm gửi và cây thân gỗ.
C
- Quan hệ kí sinh - vật chủ là mối quan hệ mà một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi
sống cơ thể từ loài đó.
– Sinh vật kí sinh hoàn toàn không có khả năng tự dưỡng.
VD: Giun đũa kí sinh trong ruột lợn → Lấy chất dinh dưỡng của lợn để sống.
+ Rận, bét kí sinh trên da bò, hút máu bò để sống.
+Tầm gửi sống kí sinh vào cây thân gỗ → Lấy chất dinh dưỡng từ cây thân gỗ để sống.
Đáp án:C
Câu 20. Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất?
A. Loài ưu thế.
B. Loài thứ yếu.
C. Loài ngẫu nhiên.
D. Loài đặc hữu.


A
- Loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh (ví dụ: thực vật có hạt
là loài ưu thế của quần xã trên cạn).Loài ưu thế có tần số xuất hiện và độ phong phú cao, quyết định chiều
hướng tiến hoá của quần xã
→ Khi mất loài ưu thế thì cấu trúc của quần xã bị thay đổi mạnh nhất.
Đáp án: A
Câu 21. Quá trình nào sau đây được gọi là diễn thế thứ sinh?

A. Diễn thế xẫy ra ở đảo mới hình thành.
B. Diễn thế xẫy ra ở hồ nước mới đào.
C. Diễn thế xẫy ra ở núi lửa sau khi phun
D. Diễn thế xẫy ra ở một rừng nguyên sinh.
D
Diễn thế thứ sinh: Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống.
- Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức
huỷ diệt.
- Tiếp theo là các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
- Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định.
→ Đáp án: D
Câu 22. Trong quần xã, nhóm loài nào cho sản lượng sinh vật cao nhất?
A. Động vật ăn cỏ.
B. Động vật ăn thịt.
C. sinh vật tự dưỡng.
D. Sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
C
Câu 23. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa 2 loài?
A. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
B
Quan hệ hội sinh là Hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại
gì.
→ Cây phong lan bám trên thân cây gỗ là hội sinh.
- Cây tầm gửi sống trên cây thân gỗ là quan hệ kí sinh - vật chủ
- Chim sáo đậu trên lưng trâu bò là quan hệ hợp tác
- Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu là quan hệ cộng sinh



Đáp án: B
Câu 24. Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
A. sự phân tầng thẳng đứng.
B. độ đa dạng sinh học thấp.
C. độ đa dạng sinh học cao.
D. nhiều cây to và động vật lớn.
C
Câu 25. Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi khoáng đảng, còn
một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn.
Người ta cho vào bể một ít rong để
A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp
B. bổ sung thức ăn cho cá.
C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài
D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể bơi.
C
Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng
đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với
nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để giảm sự cạnh tranh của hai loài.
Loài ưa sống nơi thoáng đãng sẽ tránh khu vực có rong rêu để sinh sống, ngược lại những loài thích sống dựa
dẫm vào vật thể trôi nổi sẽ chọn khu vực có nhiều rong rêu để sinh sống và kiếm thức ăn.
Mục đích chính là phân ly ổ sinh thái → hạn chế sự cạnh tranh.
→ Đáp án: C.
Câu 26. Khi một quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu, bậc dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là:
A. Sinh vật sản xuất, ví dụ các loài thực vật.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc một, ví dụ châu chấu.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc hai, ví dụ động vật ăn côn trùng.
D. Các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ diều hâu.
D
Khi một quần xã bị nhiễm độc thuốc trừ sâu, những sinh vật ở bậc dinh dưỡng càng cao thì khả năng tích lũy

chất độc càng nhiều do đó bị ảnh hưởng càng nghiêm trọng → các loài ăn thịt đầu bảng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất.
→ Đáp án: D.
Câu 27. Cho dù có ba loài chim khác nhau cùng sống trên cùng một loại cây ở cùng một khu vực, sự cạnh trạnh
rất ít khi xảy ra giữa chúng. điều nào sau đây giải thích cho vấn đề trên?
A. Chia thức ăn cho nhau.
B. Có sự phân li ổ sinh thái.
C. Có lượng thức ăn giới hạn.


D. Chúng không thể giao phối với nhau.
B
Câu 28. Những con ong mật lấy phấn và mật hoa, nhưng đồng thời nó cũng giúp cho sự thụ phấn của hoa được
hiệu quả hơn. Quan hệ của hai loài này là
A. cộng sinh.
B. hợp tác.
C. hội sinh.
D. ký sinh.
B
Câu 29. Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> ếch -> gà -> cáo.
Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?
A. Châu chấu.
B. Ếch
C. Gà.
D. Cáo.
A
Câu 30. Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện bởi
A. số lượng cá thể của quần xã.
B. sự có cả động vật và thực vật với nhiều nhóm tuổi.
C. số lượng tầng phân bố.

D. số lượng loài sinh vật trong quần xã.
D
Câu 31. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã
A. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống
khác nhau
C
Câu 32. Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. quá trình bài tiết các chất thải.
B. hoạt động quang hợp.
C. hoạt động hô hấp.
D. quá trình sinh tổng hợp các chất.
C
Câu 33. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn là mối quan hệ
A. cộng sinh.
B. hội sinh.
C. ức chế - cảm nhiễm.
D. hợp tác.
D
Câu 34. Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là
A. sinh vật phân huỷ.
B. sinh vật sản xuất.
C. động vật ăn thịt.


D. động vật ăn thực vật.
B
Câu 35. Chuổi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn là vì:

A. Môi trường nước không bị năng lượng ánh sáng mặt trời đốt nóng.
B. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.
C. Môi trường n¬ước giàu chất dinh d¬ưởng hơn môi trường cạn .
D. Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng sinh học cao hơn.
B
Trong một chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích hơn so với chuỗi thức ăn ở dưới nước
là do.
Khi năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng này lên bậc dinh dưỡng cao hơn, chỉ truyền 10% năng lượng lên còn
lại 90% năng lượng sử dụng do: tích lũy, hoạt động sống, hô hấp, bài tiết, sinh nhiệt...
Ở môi trường dưới nước: nhiệt độ ổn định, sinh vật thường không bị mất nhiệt... → hao phí giữa các bậc dinh
dưỡng thấp hơn trên cạn → nên chuỗi thức ăn thường dài hơn.
→ Đáp án: B.
Câu 36. Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây
không đúng?
A. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
C. Tính đa dạng về loài tăng.
D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
A
Câu 37. Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi
(chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho
kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:
1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi
2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi
3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi
4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.
Câu trả lời theo thứ tự sau
A. 1. Quan hệ kí sinh 2.hợp tác 3. cạnh tranh
4. động vật ăn thịt con mồi
B. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi

C. 1. Quan hệ kí sinh 2.hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh
D. 1. Quan hệ hỗ trợ
2.hợp tác
3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
A
1. Rệp và cây có múi là mối quan hệ kí sinh vật chủ
2. Rệp cây và kiến hôi là mối quan hệ hợp tác. Kiến hôi giúp đưa rệp lên chồi non của cây, rệp lấy được nhựa
cây thải ra đường làm thức ăn cho kiến
3. Kiến đỏ và kiến hôi là mối quan hệ cạnh tranh. nó đuổi được kiến hôi và tiêu diệt rệp cây
4. Kiến đỏ và rệp cây là mối quan hệ động vật ăn thịt, con mồi


→ Đáp án: A.
Câu 38. Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:
A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
B. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
C. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã
D. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.
A
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do quan hệ hỗ
trợ hoặc đối kháng giữa cá loài trong quần xã → cân bằng trong quần xã.
Khống chế sinh học giúp thiết lập được trạng thái cân bằng trong tự nhiên làm cho các loài ở mức độ cân bằng,
ổn định.
→ Đáp án: A.
Câu 39. Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và
nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra các con
chim đó rời đi khỏi đồng cỏ ?
A. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm.
B. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng.
C. Ổ sinh thái của bướm sẽ thu hẹp.

D. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng,sau đó thu hẹp lại.
B
Một loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Khi chim rời đi khỏi đồng cỏ thì loài
bướm có thể sẽ hút được mật trên các hoa có màu xanh.
Vì thế ổ sinh thái của bướm sẽ được mở rộng.
→ Đáp án: B.
Câu 40. Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi
(chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho
kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa:
1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi.
2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi.
3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi.
4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây.
Câu trả lời theo thứ tự sau :
A. 1. Quan hệ hỗ trợ 2. hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
B. 1. Quan hệ hỗ trợ 2. hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
C. 1. Quan hệ kí sinh 2. hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi
D. 1. Quan hệ kí sinh 2. hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh
C
1. Rệp và cây có múi là mối quan hệ kí sinh vật chủ


2. Rệp cây và kiến hôi là mối quan hệ hợp tác. Kiến hôi giúp đưa rệp lên chồi non của cây, rệp lấy được nhựa
cây thải ra đường làm thức ăn cho kiến
3. Kiến đỏ và kiến hôi là mối quan hệ cạnh tranh. nó đuổi được kiến hôi và tiêu diệt rệp cây
4. Kiến đỏ và rệp cây là mối quan hệ động vật ăn thịt, con mồi
→ Đáp án: C.
Câu 41. Quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng:
A. Tiến hoá của các loài sinh vật.
B. Diễn thế sinh thái.

C. Suy giảm đa dạng sinh học.
D. Mất cân bằng sinh học trong quần xã.
A
Câu 42. Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có độ ổn định cao nhất?
A. Savan.
B. Thảo nguyên.
C. Hoang mạc.
D. Rừng mưa nhiệt đới.
D
Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến
động, ổn định hay suy thoái của quần xã → Một quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể
của loài cao
Số lượng cá thể của loài lớn, số lượng loài nhiều → độ da dạng cao → ổn định cao.
Trong các quần xã trên thì rừng mưa nhiệt đới có số lượng loài nhiều nhất, số lượng cá thể của loài cũng nhiều
→ quần xã ổn định nhất
→ Đáp án: D.
Câu 43. Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu
và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, SVTT bậc 2 là
A. chim chích và ếch xanh.
B. rắn hổ mang.
C. rắn hổ mang và chim chích.
D. châu chấu và sâu.
A
Sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm những loài động vật ăn thực vật (sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô)
Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là những sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn.
Trong các loài trên, chim chích và ếch xanh sử dụng châu chấu và sâu (sinh vật tiêu thụ bậc 1) làm thức ăn nên
chúng là những sinh vật tiêu thụ bậc 2.


→ Đáp án: A.

Câu 44. Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ kí sinh?
A. Nâm, vi khuẩn và tảo đơn bào trong địa y.
B. Chim mỏ đỏ và linh dương.
C. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
D. Cây phong lan và cây gỗ lớn.
C
– Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó.
– Sinh vật kí sinh hoàn toàn không có khả năng tự dưỡng; sinh vật nửa kí sinh vừa lấy các chất nuôi sống từ
sinh vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.
Trong các đáp án thì cây tầm gửi và thân cây gỗ chính là quan hệ kí sinh.
A là mối quan hệ cộng sinh.
B. chim mỏ đỏ và linh dưỡng là mối quan hệ hợp tác
Cây phong lan và cây gỗ lớn là mối quan hệ hội sinh.
→ Đáp án: C.
Câu 45. Ở biển, có các loài động vật nhỏ như cá bống, giun nhiều tơ, cua… sống trong tổ giun Erechis để có
nơi ẩn nấp và tìm kiếm thức ăn thừa, phân của giun Erechis. Mối quan hệ giữa các loài động vật nhỏ và giun
Erechis là
A. quan hệ hội sinh.
B. quan hệ cộng sinh.
C. quan hệ hợp tác.
D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
A
- Khi các động vật nhỏ sống trong tổ giun, chúng được lợi là: Có nơi ẩn nấp và thức ăn thừa.
Nhưng con giun Erechis không có lợi cũng không bị hại
→ Quan hệ hội sinh
Đáp án: A
Câu 46. Trong diễn thế nguyên sinh, khởi đầu của quá trình là
A. các bào tử của nấm mốc.
B. các động vật nguyên sinh.
C. các bào tử rêu.

D. các loài tảo đơn bào.


A
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Giai đoạn tiên phong → giai đoạn giữa → giai đoạn cuối.
VD: trên tro tàn núi lửa: Đầu tiên những quần xã tiên phong, loài sống dị dưỡng (nấm mốc) → nguồn dinh
dưỡng hữu cơ hình thành → rêu phát triển → cỏ → cây thân thảo → thân gỗ → rừng nguyên sinh.
Khởi đầu quá trình là các bào tử của nấm mốc.
→ Đáp án A.
Câu 47. Một số loài tảo biển khi nở hoa, gây ra “thủy triều đỏ” làm cho hàng loạt loài động vật không xương
sống, cá, chim chết vì bị nhiễm độc thông qua chuỗi thức ăn. Ví dụ này thể hiện mối quan hệ
A. cạnh tranh khác loài.
B. vật kí sinh – vật chủ.
C. ức chế - cảm nhiễm.
D. hội sinh.
C
Câu 48. Một ao nuôi cá, sau thu hoạch người ta vệ sinh ao để chuẩn bị cho việc nuôi tiếp cho vụ sau. Sau khi
tháo nước vào, trong ao này có hiện tượng gì xảy ra?
A. Biến động số lượng cá thể.
B. Diễn thế nguyên sinh
C. Diễn thế thứ sinh.
D. Diễn thế sinh thái
C
Câu 49. Cho các mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây
1. Giun đũa và lợn.
2. Rận, bét và bò.
3. Phong lan và cây thân gỗ.
4. Tầm gửi và cây thân gỗ.
5. Loài cá ép sống bám trên cá lớn.

6. Dây tơ hồng sống bám trên các cây trong vườn.
Có bao nhiêu mối quan hệ là quan hệ kí sinh
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
C
1. Giun đũa và lợn là mối quan hệ kí sinh.
2. rận, bé và bò: mối quan hệ kí sinh.
3. Phong lan và cây gỗ: mối quan hệ hội sinh.


4. Tầm gửi và cây gỗ: mối quan hệ kí sinh.
5. Loài cá ép sống bám trên cá lớn: quan hệ hội sinh.
6. Dây tơ hồng sống bám trên các cây trong vườn. quan hệ kí sinh.
Trường hợp (1), (2), (4), (6) là mối quan hệ kí sinh.
→ Đáp án C.
Câu 50. Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã có các nội dung sau:
1. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn.
2. Trong chuỗi thức ăn được mở đầu bằng thực vật thì sinh vật sản xuất có sinh khối lớn nhất.
3. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
4. Các quần xã trưởng thành có lưới thức ăn đơn giản hơn so với quần xã trẻ hoặc suy thoái.
5. Chuỗi thức ăn trên cạn thường có nhiều bậc dinh dưỡng hơn chuỗi thức ăn ở dưới nước.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
C
Các nội dung 1, 2, 3 đúng.
4. Quần xã trưởng thành có lưới thức ăn phức tạp ngược lại những quần xã trẻ hoặc suy thoái thì thường có

những lưới thức ăn đơn giản
5. Chuỗi thức ăn trên cạn thường có ít bậc dinh dưỡng hơn chuỗi thức ăn dưới nước. Do hao phí giữa các bậc
dinh dưỡng lớn hơn → năng lượng chuyển tiếp lên các bậc dinh dưỡng trên ít hơn → số bậc dinh dưỡng sẽ ít
hơn.
→ Đáp án: C.



×