Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM VỀ THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.35 KB, 46 trang )

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7928 : 2008
THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ VI SINH
VẬT HIẾU KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GEL PECTIN
Foodstuffs – Determination of total aerobic count by the pectin gel method
Lời nói đầu
TCVN 7928:2008 được xây dựng trên cơ sở AOAC 988.18 Aerobic Plate Count –
Pectin Gel Method;
TCVN 7928:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13 Phương pháp phân
tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ
Khoa học và Công nghệ công bố.

THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ VI SINH
VẬT HIẾU KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GEL PECTIN
Foodstuffs – Determination of total aerobic count by the pectin gel method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp gel pectin để xác định tổng vi khuẩn hiếu
khí có trong sản phẩm thực phẩm.
2. Nguyên tắc
Phương pháp này sử dụng các đĩa RedigelTM đã xử lý sơ bộ có chứa một lớp “chất
làm cứng” mỏng và môi trường lỏng chứa các chất dinh dưỡng với chất làm đông
pectin. Rót một lớp môi trường lỏng từ 12 ml đến 15 ml vào đĩa RedigelTM đã xử lý
sơ bộ và bổ sung phần mẫu thử không pha loãng hoặc đã pha loãng. Xoay và lắc
đĩa để trộn đều mẫu thử và môi trường. Để yên đĩa trên mặt phẳng từ 30 min đến
40 min cho đến khi đông đặc. Toàn bộ quá trình được thực hiện ở nhiệt độ phòng.
Sau đó ủ các đĩa và đếm.


3. Thuốc thử và môi trường nuôi cấy
Các thuốc thử được sử dụng phải là loại tinh khiết phân tích và nước được sử dụng
phải là nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có qui định khác.


3.1 Ống và đĩa gel pectin
Dịch lỏng gel pectin đã hấp áp lực có sẵn trong các lọ dùng cho một phép thử hoặc
10 phép thử. Sử dụng các lọ Redigel và các đĩa Redigel đã xử lý sơ bộ có bán sẵn,
hoặc loại tương đương nếu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Để chuẩn bị pectin đếm đĩa từ các thành phần riêng lẻ, hòa tan 5,0 g sản phảm thủy
phân của casein, 2,5 g dịch chiết nấm men và 1,0 g glucoza trong 500 ml nước.
Hòa tan 15 g pectin metoxyl hóa thấp trong 500 ml nước. Đun nóng các hỗn hợp
riêng rẽ cho đến khi các thành phần được hòa tan hết. Hấp áp lực các dung dịch
này 15 min ở 121 oC. Gộp thành phần dinh dưỡng, dung dịch pectin và chỉnh pH
đến 7,0 ± 0,1. Để chuẩn bị các đĩa Redigel vô trùng, cần chuẩn bị hỗn hợp lớp chất
làm cứng của thạch 1 % với CaCl2 2 % (khối lượng trên thể tích). Khử trùng hỗn
hợp bằng hấp áp lực 15 min ở 121 oC. Phân phối một cách vô trùng các lượng 5 ml
hỗn hợp vào các đĩa Redigel vô trùng.
3.2 Dung dịch đệm phosphat Butterfield.
4. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như
sau:
4.1 Pipet.
4.2 Ống đong.
4.3 Cân.
4.4 Máy trộn phòng thử nghiệm, có thể duy trì được tốc độ từ 10 000r/min đến
12 000r/min.
4.5 Tủ ấm, có thể duy trì được nhiệt độ ở 32 oC ± 1 oC và 35 oC ± 1 oC.
5. Cách tiến hành
5.1 Chuẩn bị dịch cấy


Chuẩn bị các dịch pha loãng thập phân bằng 90 ml dịch pha loãng vô trùng (dung
dịch đệm phosphat Butterfield) với 10 ml dung dịch mẫu pha loãng, trừ khi có quy
định khác. Lắc tất cả các dịch pha loãng 25 lần theo dạng hình vòng cung 30 cm.

Dùng pipet (4.1) lấy chính xác thể tích cần thiết. Không dùng pipet có dung tích
lớn hơn 10 lần thể tích được lấy. Ví dụ: không dùng pipet có dung tích lớn hơn 10
ml để phân phối 1 ml, không dùng pipet có dung tích lớn hơn 1 ml để phân phối
thể tích 0,1 ml.
5.1.1 Sản phẩm sữa
Đong (hoặc cân) 11 ml (hoặc 11 g) phần mẫu thử và pha loãng trong 99 ml dung
dịch đệm phosphat Butterfield (3.2). Đối với các sản phẩm dạng rắn thì trộn 2 min
trên máy trộn phòng thử nghiệm (4.4) ở tốc độ quay từ 10 000 r/min đến 12 000
r/min. Chuẩn bị các dung dịch pha loãng tiếp theo sao cho trên một đĩa tổng số
khuẩn lạc thu được từ 25 đến 250. Ủ các đĩa này trong 48 h ± 3 h ở 32 oC ± 1 oC.
5.1.2 Các sản phẩm khác với sữa
Cân 50 g phần mẫu thử cho vào 450 ml dung dịch đệm phosphat Butterfield (3.2)
và trộn 2 min trên máy trộn phòng thử nghiệm (4.4) ở tốc độ quay từ 10 000 r/min
đến 12 000 r/min. Chuẩn bị các dung dịch pha loãng tiếp theo bằng cách phân phối
10 ml phần mẫu thử vào 90 ml dịch pha loãng sao cho trên một đĩa tổng số khuẩn
lạc thu được từ 30 đến 300. Ủ các đĩa này trong 48 h ± 2 h ở 35 oC ± 1 oC.
5.2 Phương pháp xác định
5.2.1 Mở nắp đĩa Redigel vô trùng và rót khoảng từ 12 ml đến 15 ml dịch lỏng gel
pectin từ chai vào đĩa. Đậy nắp đĩa và xoay đĩa để gel pectin phủ khắp đáy. Chuẩn
bị một số lượng đĩa cần thiết cho các phần mẫu thử (hai đĩa cho mỗi dịch pha
loãng). Các đĩa cần được sử dụng trong vòng 5 min sau khi đã rót gel pectin.
5.2.2 Cho 1 ml dịch cấy vào dịch lỏng gel pectin trong đĩa Redigel vô trùng. Chạm
đầu tip pipet một lần vào điểm khô trên thành trong của đĩa (cao hơn mức của dịch
pha loãng gel pectin) sau khi phân phối phần mẫu thử đến điểm ngừng trong tip
pipet. Lắc đĩa ngay để trộn đều phần mẫu thử với gel pectin. Không để pectin tràn
ra ngoài nữa.
CHÚ THÍCH Bước này là sự khác nhau đầu tiên trong quy trình giữa gel pectin và
môi trường thạch cơ bản. Không cho dịch cấy vào đĩa Redigel vô trùng đã chuẩn bị
sơ bộ và rót gel pectin lên trên. Điều này có thể hạn chế mẫu thử trong một diện
tích nhỏ của đĩa không tách các khuẩn lạc riêng lẻ.



5.2.3 Để yên các đĩa đã cấy trên mặt phẳng cho đến khi đông đặc (khoảng 30 min
đến 40 min) sau đó ủ 48 h ± 2 h ở 35 oC ± 1 oC đối với các sản phảm khác với sữa
và trong 48 h ± 3 h ở 32 oC ± 1 oC đối với các sản phẩm sữa.
5.2.4 Đếm các đĩa có số khuẩn lạc thích hợp (từ 30 khuẩn lạc đến 300 khuẩn lạc
đối với các sản phẩm khác với sữa và từ 25 khuẩn lạc đến 250 khuẩn lạc đối với
sản phẩm sữa). Nếu các đĩa không chứa số khuẩn lạc thích hợp đó thì ghi lại độ
pha loãng và số khuẩn lạc đếm được.
5.3 Biểu thị kết quả
Ghi lại trung bình số đếm thu được là tổng số vi sinh vật hiếu khí đếm được trên
gam hoặc mililit sản phẩm.
6. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
- mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
- phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
- phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
- mọi chi tiết thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này, cùng với các chi tiết bất
thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả;
- các kết quả thử nghiệm thu được.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6848 : 2001
VI SINH VẬT HỌC – HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ ĐỊNH LƯỢNG COLIFORM –
KỸ THUẬT ĐẾM KHUẨN LẠC
Microbiology – General guidance for the enumeration of coliforms – Colony count
technique
1. Phạm vi áp dụng


Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn chung để định lượng coliform có trong thực phẩm hoặc

thức ăn chănnuôi bằng kỹ thuật đếm khuẩn lạc trên môi trường đặc sau khi nuôi cấy ở
300C, 350C hoặc 370C, nhiệt độ này cần được thỏa thuận giữa các bên có liên quan.
Chú thích 1 – Nhiệt độ nuôi cấy ở 300C chỉ dùng để định lượng mang tính chất kỹ thuật,
nhiệt độ 350C hoặc 370C được dùng nhiều trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 4881 : 1989 (ISO 6887 : 1983), Vi sinh vật học – Hướng dẫn chung về cách pha
chế các dung dịch pha loãng để kiểm nghiệm vi sinh vật.
TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218 : 1997), Vinh sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn
gia súc – Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật.
3. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:
Coliform (Coliform): Vi khuẩn ở nhiệt độ xác định (nghĩa là ở 300C, 350C hoặc 370C theo
thỏa thuận) tạo nên các khuẩn lạc đặc trưng trong thạch lactoza mật đỏ trung tính tím tinh
thể dưới các điều kiện thử quy định trong tiêu chuẩn này.
4. Nguyên tắc
4.1. Chuẩn bị một bộ gồm hai đĩa rót và sử dụng môi trường nuôi cấy chọn lọc đặc, và
lấy một lượng mẫu thử theo quy định nếu là sản phẩm ban đầu là chất lỏng, hoặc lấy một
lượng huyền phù ban đầu theo quy định nếu các sản phẩm ở dạng khác.
Chuẩn bị cặp đĩa thạch khác trong cùng một điều kiện, dùng các dung dịch pha loãng
thập phân của mẫu thử hoặc huyền phù ban đầu.
4.2. Ủ các đĩa ở 300C, 350C hoặc 370C (theo thỏa thuận) trong 24h.
4.3. Tính số coliform có trên mililit hoặc trên gam mẫu từ số khuẩn lạc đặc trưng thu
được trong các đĩa được chọn (xem 10.1).
5. Môi trường nuôi cấy và chất lỏng pha loãng
5.1. Khái quát
Thực hành phòng thí nghiệm, xem TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218).
5.2. Chất lỏng pha loãng


Xem TCVN 4881 : 1989 (ISO 6887) và các tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm xét

nghiệm.
5.3 Môi trường chọn lọc đặc: Thạch lactoza mật đỏ trung tính tím tinh thể (VRBL)
Thành phần
pepton 7 g
Cao men 3 g
Lactoza 10 g
Natri clorua 5 g
Muối mật (bile salts) 1,5 g
Đỏ trung tính 0,03 g
Tím tinh thể 0,002 g
Thạch 12 g đến 18 g
Nước 1 000 ml
Chuẩn bị
Tiến hành như sau để giữ được tính chọn lọc và đặc trưng của môi trường.
Trộn kỹ các thành phần hoặc môi trường hoàn chỉnh khô trong nước và để yên vài phút.
Chỉnh pH sao cho sau khi đun sôi ở 250C pH bằng 7,4. Đun đến sôi và thỉnh thoảng
khuấy cho tan hết.
Giữ sôi trong 2 phút. Làm nguội ngay môi trường trong nồi cách thủy (6.5) có nhiệt độ
450C.
Tránh làm quá nhiệt môi trường, nghĩa là đun nóng quá lâu hoặc đun lại. Do đó, không
được thanh trùng trong nồi áp lực và cần kiểm tra độ vô trùng của môi trường tại thời
điểm sử dụng (xem 9.2.2).
Sử dụng môi trường trong vòng 3 h sau khi chuẩn bị.
6. Thiết bị và dụng cụ thủy tinh


Chú thích 2 – Có thể sử dụng thiết bị, dụng cụ dùng một lần thay cho việc sử dụng lại
dụng cụ thủy tinh nếu chúng đáp ứng được các yêu cầu phù hợp.
Các thiết bị thông thường của phòng thí nghiệm vi sinh vật và đặc biệt là
6.1. Thiết bị để thanh trùng khô (tủ sấy) hoặc để thanh trùng ướt (nồi hấp áp lực)

Xem TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218).
6.2. Tủ ấm, có thể hoạt động ở 300C ± 1 0 C, 350C ± 10C, hoặc 370C ± 10C.
6.3. Đĩa Petri, bằng thủy tinh hoặc bằng chất dẻo có đường kính từ 90 mm đến 100 mm.
6.4. Pipet xả hết, có dung tích danh định 1 ml.
6.5. Nồi cách thủy, hoặc thiết bị tương tự có thể duy trì nhiệt độ ở 45 0C ± 0,50C.
6.6.Thiết bị đếm khuẩn lạc, gồm một nguồn chiếu sáng illumined và dụng cụ đếm cơ
hoặc điện tử.
6.7. pH met, chính xác đến ± 0,1 đơn vị pH ở 250C.
7. Lấy mẫu
Lấy mẫu theo tiêu chuẩn cụ thể thích hợp đối với sản phẩm tương ứng. Nếu không có các
tiêu chuẩn như vậy thì các bên liên quan cần thỏa thuận với nhau về vấn đề này.
8. Chuẩn bị mẫu thử
Chuẩn bị mẫu theo tiêu chuẩn cụ thể thích hợp đối với sản phẩm có liên quan. Nếu không
có các tiêu chuẩn như vậy thì các bên liên quan cần thỏa thuận với nhau về vấn đề này.
9. Cách tiến hành
9.1. Phần mẫu thử, huyền phù ban đầu và dịch pha loãng
Xem TCVN 4881 : 1989 (ISO 6887) và tiêu chuẩn thích hợp liên quan đến sản phẩm.
9.2. Cấy và nuôi mẫu
1) Tùy theo sức đông của thạch
9.2.1. Lấy hai đĩa Petri vô trùng (6.3). Dùng pipet vô trùng (6.4) cho vào đĩa 1 ml mẫu
thử nếu là sản phẩm lỏng, hoặc 1 ml huyền phù ban đầu nếu là các sản phẩm ở dạng
khác.


Lấy hai đĩa Petri vô trùng khác. Dùng pipet mới vô trùng cho vào mỗi đĩa 1ml dịch pha
loãng thập phân đầu tiên (10 -1 ) của mẫu thử nếu đó là sản phẩm lỏng, hoặc 1 ml dịch
pha loãng thập phân đầu tiên (10 -2 ) của huyền phù ban đầu nếu sản phẩm ở dạng khác.
Dùng pipet mới vô trùng lặp lại trình tự đã mô tả với các dịch pha loãng thập phân tiếp
theo.
9.2.2. Rót khoảng 15 ml môi trường VRBL (5.3) ở 450C ± 0,50C vào mỗi đĩa Petri. Thời

gian tính từ khi kết thúc khâu chuẩn bị huyền phù ban đầu (hoặc dịch pha loãng 1/10 nếu
là sản phẩm lỏng) đến thời điểm rót môi trường (5.3) vào đĩa không được vượt quá 15
phút.
Trộn cẩn thận mẫu cấy với môi trường và để cho hỗn hợp đông đặc lại bằng cách đặt đĩa
Petri ở một mặt phẳng ngang, mát.
Đồng thời chuẩn bị một đĩa kiểm tra với 15 ml môi trường để kiểm tra độ vô trùng.
9.2.3. Sau khi đông đặc hoàn toàn, rót khoảng 4 ml môi trường VRBL (5.3) ở 450C±0,50C
lên bề mặt của môi trường vừa cấy. Để cho đông lại như mô tả ở trên.
9.2.4. Lật ngược các đĩa đã cấy và để vào tủ ấm ở 300C, 350C hoặc 370C (theo thỏa thuận)
trong 24 h ± 2h.
9.3. Đếm các khuẩn lạc
Sau thời gian nuôi ấm quy định (xem 9.2.4) dùng thiết bị đếm khuẩn lạc (6.6) để đếm các
khuẩn lạc coliform đặc trưng trên mỗi đĩa có chứa không quá 150 khuẩn lạc22) các loại.
Chú thích – Sau khi nuôi 24 h, các khuẩn lạc đặc trưng là những khuẩn lạc màu đỏ ánh tía
có đường kính 0,5 mm hoặc lớn hơn và đôi khi có vùng mật tủa hơi đỏ bao quanh.
10. Biểu thị kết quả
10.1. Phương pháp tính
10.1.1. Trường hợp chung – Đối với các đĩa có chứa từ 15 đến 150 khuẩn lạc đặc trưng
Giữ lại các đĩa chứa không quá 150 khuẩn lạc đặc trưng ở hai độ pha loãng kế tiếp nhau.
Một trong các đĩa này cần chứa ít nhất là 15 khuẩn lạc đặc trưng.
Tính số coliform N mililit hoặc trên gam sản phẩm, tùy từng trường hợp, dùng công thức
sau đây:


Trong đó
∑Clà tổng các khuẩn lạc đặc trưng đếm được trên tất cả các đĩa được chọn;
n 1 là tổng số đĩa được giữ lại trong độ pha loãng thứ nhất;
n 2 là tổng số đĩa được giữ lại trong độ pha loãng thứ hai;
d là hệ số pha loãng ứng với độ pha loãng thứ nhất.
Làm tròn kết quả đến hai chữ số có nghĩa.

Kết quả số coliform trên mililit hoặc trên gam sản phẩm được biểu thị bằng một số từ 0,1
đến 9,9 nhân
với 10 x trong đó x là lũy thừa của 10.
Thí dụ: Đếm coliform ở 300C cho kết quả sau:
2) Cao hơn con số này thì có nguy cơ rằng các khuẩn lạc sẽ không cho hình dạng điển
hình
- ở độ pha loãng thứ nhất được giữ lại (10 -2 ): 83 và 97 khuẩn lạc đặc trưng
- ở độ pha loãng thứ hai được giự lại (10 -3 ): 13 và 8 khuẩn lạc đặc trưng

Làm tròn kết quả theo quy định ở trên thành 9 100 hoặc 9,1x 10 3 coliform trên mililit
hoặc trên gam sản phẩm.
10.1.2. Trường hợp mỗi đĩa có chứa ít hơn 15 khuẩn lạc đặc trưng
Nếu mỗi đĩa giữ lại chứa ít hơn 15 khuẩn lạc đặc trưng, tính số coliform ước lượng N E
bằng công thức nêu ở 10.1.1.
Thí dụ: Đếm số coliform ở 300C cho kết quả sau:


- Ở dịch pha loãng 10 -4 : 140 và 145 khuẩn lạc trong đó có 5 và 3 khuẩn lạc đặc trưng
tương ứng.
- Ở dịch pha loãng 10 -5 : 11 và 8 khuẩn lạc trong đó có 0 và 1 khuẩn lạc đặc trưng tương
ứng.

Làm tròn kết quả theo quy định ở 10.1.1 cho kết quả 4,0x10 4 coliform trên mililit hoặc
trên gam.
10.1.3. Ước đoán số lượng nhỏ
Nếu hai đĩa ứng với mẫu thử (sản phẩm lỏng) hoặc huyền phù ban đầu (các sản phẩm ở
dạng khác) chứa ít hơn 15 khuẩn lạc đặc trưng thì báo cáo như sau:
- ít hơn 15 coliform trên mililit (sản phẩm lỏng)
- ít hơn 15x 1/d coliform trên gam (các sản phẩm ở dạng khác), trong đó d là hệ số pha
loãng của huyền phù ban đầu.

10.1.4. Trường hợp không có khuẩn lạc đặc trưng
- nếu hai đĩa ứng với mẫu thử (sản phẩm lỏng) hoặc huyền phù ban đầu (các sản phẩm ở
dạng khác)
không chứa khuẩn lạc đặc trưng nào thì báo cáo kết quả thử như sau:
- ít hơn 1 coliform trên mililit (sản phẩm lỏng).
- ít hơn 1 x 1/d coliform trên gam (các sản phẩm ở dạng khác), trong đó d là hệ số pha
loãng của huyền
phù ban đầu.
10.2. Độ chụm
10.2.1. Các đĩa có chứa từ 15 đến 150 khuẩn lạc đặc trưng (xem 10.1.1)
Vì lý do thuần túy thống kê, 95% trường hợp giới hạn tin cậy của phương pháp dao động
từ ± 16% đến ± 52% (Cowel và Morisetti, tạp chí nông nghiệp thực phẩm, tập 20 trang


573). Trên thực tế, sai lệch này thậm chí còn lớn hơn, đặc biệt giữa các kết quả nhận được
từ các nhân viên thí nghiệm khác nhau.
10.2.2. Mỗi đĩa chứa ít hơn 15 khuẩn lạc đặc trưng (xem 10.1.2)
Tham khảo bảng A.1 để tính giới hạn tin cậy bằng cách lấy giới hạn dưới và trên nhân với
1/d, trong đó d là hệ số pha loãng.
10.2.3. Ước đoán số lượng nhỏ (xem 10.1.3)
Giới hạn tin cậy đối với việc ước đoán số lượng nhỏ các coliform, cho ở bảng A.1.
11. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm cần chỉ rõ phương pháp đã sử dụng, mục đích thử (mang tính chất kỹ
thuật hay sức khỏe cộng đồng), nhiệt độ được chọn kết quả nhận được. Báo cáo thử
nghiệm cũng cần đề cập đến bất kỳ thao tác nào mà không được quy định trong tiêu
chuẩn này hoặc những điều được coi là tùy ý cũng như các sự cố có thể ảnh hưởng đến
kết quả thử.
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết mẫu một
cách đầy đủ.
Phụ lục A

(Qui định)
Giới hạn tin cậy để ước đoán số lượng nhỏ khuẩn lạc
Giới hạn tin cậy ở mức 95% đối với việc ước đoán số lượng nhỏ khi số khuẩn lạc ở trên
các đĩa được giữ lại ít hơn 15 khuẩn lạc cho ở bảng A.1.
Bảng A.1
Số vi sinh vật Giới hạn tin cậy ở 95% đối với việc ước đoán số lượng nhỏ khi số khuẩn
lạc ở trên các đĩa được giữ lại ít hơn 15 khuẩn lạc cho ở bảng A.1.


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 5733:1993
THỊT - PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG
Meat - Detection of parasites
Lời nói đầu
TCVN 5733:1993 do Ban kỹ thuật Nông sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và
Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành
Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật.


THỊT - PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG
Meat - Detection of parasites
Tiêu chuẩn này áp dụng chủ yếu đối với thịt lợn và thịt trâu bò tại nơi giết mổ hoặc các lô
hàng thịt tươi. Gồm có các bệnh gạo lợn (Cysticerus cellulosae), gạo bò (Cysticercus
bovis) và giun xoắn (Trichinella spiralis), Bào tử trùng ở thịt trâu bò (Sarcocystis hirsuta),
ở lợn (Sarcocystic miescheriana).

1. Khái niệm
1.1. Ấu sán Cysticercus cellulosae (gạo lợn) là một bọc màu trắng có nước trong suốt,
hình cầu hay hình bầu dục, dài từ 6 mm đến 20 mm, rộng từ 5 mm đến 10 mm, giống
hình hạt gạo nếp, bên trong có một đầu sán trắng. Đốt đầu có 4 giác bám, có mõm hút, có
hai hàng móc.
1.2. Ấu sán Cysticercs bovis (gạo bò) là một bọc màu trắng có nước trong suốt, dài từ 4
mm đến 9 mm, rộng 3 mm đến 5,5 mm, bên trong có một đầu sán. Đốt đầu có 4 giác bám
và không có móc.
1.3. Ấu trùng Trichinella spiralis (giun xoắn) hình thành kén trong cơ thịt lợn, mắt thường
không nhìn thấy được. Vòng xoắn giống như cái vặn nút chai. Ấu trùng hoàn toàn phát
triển có 2,5 vòng xoắn.
1.4. Bào tử trùng ở thịt (Sarcosporidia)
1.4.1. Bào tử trùng ở thịt trâu bò (Sarcocystis hirsuta; S. bubali; S. blanchcordi), kích
thước rất thay đổi, một số ký sinh trùng có thể dài từ 10 mm đến 15 mm, rộng từ 5 mm
đến 6 mm. Vỏ khá dày mang những nếp rất rõ.
1.4.2. Bào tử trùng ở thịt lợn (Sarcocystis miescheriana), hình dài, hai đầu thót dài trung
bình 0,6 mm, nhưng có khi dài đến 2mm đến 3 mm, rộng từ 0,2 mm đến 0,3 mm.
2. Qui định chung
Xác định ký sinh trùng trong thịt lợn phải tiến hành trên từng cá thể và chỉ xử lý cá thể
nào có ký sinh trùng.
3. Thiết bị và dụng cụ
- Tủ sấy khô;
- Nồi hấp ướt;


- Tủ ấm có điều chỉnh nhiệt độ ổn định từ 35 o C đến 43 o C;
- Tủ lạnh từ 0 o C đến 4 o C;
- Tủ lạnh - 15 o C;
- Kính hiển vi thường;
- Máy chiếu trichinenprojector;

- Kính lúp cầm tay;
- Cối xay thịt;
- Bộ kính ép soi trichinella;
- Phích đá hoặc hộp xốp;
- Khay men 30 mm x 40 mm;
- Dao mổ;
- Bình tam giác 500 ml - 1000 ml;
- Hộp lồng;
- Đèn cồn;
- Panh kẹp;
- Kéo.
CHÚ THÍCH: Dụng cụ lấy mẫu phải được hấp trong nồi hấp ướt sau khi lấy mẫu để diệt
ký sinh trùng trước khi đem rửa.
4. Lấy mẫu
4.1. Đối với gạo lợn, gạo bò, bao tử trùng ở thịt kiểm tra xác định tại chỗ, không cần lấy
mẫu.
4.2. Lấy mẫu phát hiện giun xoắn
Vị trí lấy mẫu: cơ chân hoành cách mô. Cắt từ 30 g đến 50 g cho vào từng hộp lồng riêng
có nhãn ghi ngày, tháng, số tai gia súc. Dụng cụ sau khi lấy mẫu phải được đốt trên ngọn
đèn cồn.


Khi cần gửi mẫu đi xa phải đựng vào hộp xốp đậy kín hoặc phích có nước đá.
CHÚ THÍCH: Đối với các lô hàng xuất khẩu khi khách hàng yêu cầu có thể lấy mẫu theo
thỏa thuận.
5. Cách tiến hành
5.1. Phát hiện gạo lợn, gạo trâu bò
Tìm ấu sán ở cơ đùi. Lấy dao rạch cơ và quan sát kỹ bằng mắt thường hay soi bằng kính
lúp. Ấu sán như những hạt gạo trắng.
5.2. Phát hiện giun xoắn

5.2.1. Phương pháp ép cơ
Tiến hành ngay tại cơ sở giết mổ: dùng dao cắt 20 miếng đến 24 miếng cơ chân hoành
các mô, đặt lên bộ phận kính ép, vặn chặt ốc lại và đưa lên kính hiển vi thường soi tìm ấu
trùng.
Đặt kính ép cơ như trên máy chiếu và tìm ấu trùng trên màn ảnh.
CHÚ THÍCH: Phương pháp này nhanh và chính xác vì có độ phóng đại lớn và không
phải soi tìm.
5.2.2. Phương pháp tiêu cơ (Phương pháp trọng tài)
5.2.2.1. Dung dịch tiêu cơ
- Pepton từ 2 g đến 5 g;
- HCl TKPT, 10 ml;
- Nước cất vừa đủ 1000 ml.
5.2.2.2. Tiến hành
Lấy từ 3 g đến 4 g cơ hoành cách mô cho vào đĩa lồng. Cho vào đó từ 5 ml đến 7 ml dung
dịch tiêu cơ, để vào tủ ấm giữ ở nhiệt độ từ 36 o C đến 39 o C trong 6 h đến 12 h, cơ thịt
bị tiêu đi còn lại ấu trùng giun xoắn. Đưa trên kính hiển vi thường soi tìm.
Để tiến hành phát hiện được nhanh và chính xác hơn, cùng một lúc làm trên nhiều mẫu
thử, dùng cối xay thịt nghiền nhỏ, cho vào một dung dịch tiêu cơ, chỉ sau một giờ có thể
soi kính.


5.3. Phát hiện bào tử trùng
5.3.1. Bao tử trùng ở thịt có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong các cơ bắp.
5.3.2. Bào tử trùng ở thịt trâu bò thường thấy ở thực quản, bắp thịt, cổ, vai, đùi, có khi
thấy ở tim.
5.3.3. Bào tử trùng ở thịt lợn thấy trong cơ bắp thịt cơ vân.
6. Đánh giá kết quả
6.1. Phát hiện gạo lợn, gạo bò, bào tử trùng ở thịt trâu bò, thịt lợn. Căn cứ vào kết quả
kiểm tra cơ, bắp thịt.
6.2. Phát hiện giun xoắn. Căn cứ vào kết quả soi tìm thấy ấu trùng trên kính hiển vi hoặc

trên màn ảnh.
Khi dùng phương pháp tiêu cơ có thể gộp nhiều mẫu nhưng nếu có kết quả dương tính thì
phải lặp lại cho từng mẫu thử.

TCVN 4991 : 2005
ISO 7937 : 2004
VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI - PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH LƯỢNG CLOSTRIDIUM PERFRINGENS TRÊN ĐĨA THẠCH - KỸ THUẬT
ĐẾM KHUẨN LẠC
Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal method for the enumeration
of Clostridium perfringens - Colony count technique
0 Lời giới thiệu
Do tính đa dạng của thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nên phương pháp này có thể không
thích hợp đến từng chi tiết cho từng sản phẩm cụ thể. Trong trường hợp này, có thể sử
dụng các phương pháp khác đặc trưng cho từng sản phẩm, nếu hoàn toàn chỉ vì lý do kỹ
thuật. Tuy nhiên, cần cố gắng áp dụng phương pháp này khi có thể.


Khi tiêu chuẩn này được soát xét tiếp thì cần phải tính đến mọi thông tin liên quan đến
phạm vi mà phương pháp đếm đĩa này phải tuân theo và các nguyên nhân gây sai lệch so
với phương pháp trong trường hợp các sản phẩm cụ thể.
Việc hài hoà các phương pháp thử có thể không thực hiện được ngay và đối với một vài
nhóm sản phẩm có thể tồn tại các tiêu chuẩn quốc tế và/hoặc tiêu chuẩn quốc gia mà
không phù hợp với tiêu chuẩn này. Trong trường hợp có sẵn tiêu chuẩn quốc tế cho sản
phẩm cần thử nghiệm thì phải tuân theo tiêu chuẩn đó. Hy vọng rằng khi các tiêu chuẩn
như thế được soát xét, thì chúng phải được sửa đổi để phù hợp với tiêu chuẩn này, sao
cho cuối cùng chỉ còn các sai lệch với phương pháp đếm đĩa này là các lý do kỹ thuật
được thừa nhận.
VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI - PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH LƯỢNG CLOSTRIDIUM PERFRINGENS TRÊN ĐĨA THẠCH - KỸ THUẬT

ĐẾM KHUẨN LẠC
Microbiology of food and animal feeding stuffs - Horizontal method for the enumeration
of Clostridium perfringens - Colony count technique
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp định lượng Clostridium perfringens có khả năng
mọc trên đĩa thạch. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho:
- các sản phẩm dùng cho con người và thức ăn cho động vật, và
- các mẫu môi trường trong khu vực sản xuất và xử lý thực phẩm.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu
viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn
không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 6507-1 (ISO 6887-1). Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Chuẩn
bị mẫu thử, dung dịch huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm
tra vi sinh vật.
Phần 1: Các nguyên tắc chung để chuẩn bị huyền phù ban đầu và các dung dịch pha
loãng thập phân. TCVN 6507-2 (ISO 6887-2), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn
chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử, dung dịch huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng
thập phân để kiểm tra vi sinh vật.


Phần 2:Các nguyên tắc cụ thể để chuẩn bị các mẫu thịt và sản phẩm thịt.
TCVN 6507-3 (ISO 6887-3), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Chuẩn
bị mẫu thử, dung dịch huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm
tra vi sinh vật.
Phần 3:Các nguyên tắc cụ thể để chuẩn bị các mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản.
TCVN 6507-4 (ISO 6887-4), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Chuẩn
bị mẫu thử, dung dịch huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm
tra vi sinh vật.
Phần 4:Các nguyên tắc cụ thể để chuẩn bị các sản phẩm khác với sữa và sản phẩm sữa,

thịt và sản phẩm thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản.
TCVN 6404 (ISO 7218), Vi sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn chăn nuôi Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật.
TCVN 6263 (ISO 8261), Sữa và các sản phẩm sữa. Chuẩn bị mẫu thử và các dung dịch
pha loãng để kiểm tra vi sinh.
ISO/TS 11133-1, Microbiology of food and animal feeding stuffs - Guidelines on
preparation and production of culture media - Part 1: General guidelines on quality
assurance for the preparation of cultute media in the laboratory (Vi sinh vật trong thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi - Hướng dẫn chuẩn bị và tạo môi trường cấy - Phần 1: Các
hướng dẫn chung về đảm bảo chất lượng cho việc chuẩn bị môi trường cấy trong phòng
thử nghiệm).
ISO/TS 11133-2 : 2003, Microbiology of food and animal feeding stuffs - Guidelines on
preparation and production of culture media - Part 2: Practical guidelines on performance
testing of culture media (Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Hướng dẫn
chuẩn bị và tạo môi trường cấy - Phần 2: Các hướng dẫn thực hành về thử tính năng của
môi trường cấy).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Clostridium perfringens (C.perfringens) (Clostridium perfringens) vi khuẩn hình
thành các khuẩn lạc điển hình (kết tủa đen, do khử sunfit thành sunfua, làm cho màu
khuẩn lạc bị đen) trong môi trường chọn lọc và cho các phản ứng khẳng định dương tính
khi thử bằng một trong hai kỹ thuật qui định trong tiêu chuẩn này.


3.2. định lượng C.perfringens (enumeration fo C.perfringens) xác định số lượng vi khuẩn
C.perfringens mọc trên đĩa thạch và được khẳng định có trong một gam hoặc một mililit
mẫu khi phép thử được thực hiện theo phương pháp qui định trong tiêu chuẩn này.
4. Nguyên tắc
4.1. Các đĩa Petri được cấy một lượng mẫu thử qui định, nếu sản phẩm ban đầu ở dạng
lỏng, hoặc một lượng huyền phù ban đầu qui định nếu các sản phẩm ở dạng khác.
Đối với các đĩa Petri khác, trong cùng một điều kiện, sử dụng các dung dịch pha loãng

thập phân của mẫu thử hoặc của huyền phù ban đầu.
Rót môi trường chọn lọc (kỹ thuật rót đĩa) và sau đó phủ lên trên bằng chính môi trường
này.
4.2. Ủ trong điều kiện kỵ khí các đĩa ở 37 °C trong 20 h ± 2 h.
4.3. Định lượng các khuẩn lạc điển hình.
4.4. Khẳng định số lượng các khuẩn lạc điển hình và tính số lượng C.perfringens có trong
một gam hoặc một mililit mẫu.
5. Dịch pha loãng, môi trường cấy và thuốc thử
Xem TCVN 6404 (ISO 7218), ISO/TS 11133-1 và ISO/TS 11133-2 để chuẩn bị và kiểm
tra tính năng môi trường cấy.
5.1. Dịch pha loãng
Xem phần tương ứng của TCVN 6507 (ISO 6887) hoặc TCVN 6263 (ISO 8261).
5.2. Môi trường thạch sunfit xycloserin (SC)
CHÚ THÍCH: Loại thạch này được chỉ rõ từ đấu “TSC không chứa lòng đỏ trứng” .
5.2.1. Môi trường cơ bản
5.2.1.1. Thành phần
Pepton từ protein 15,0 g
Pepton từ đậu tương 5,0 g
Cao nấm men 5,0 g


Dinatri disunfit (Na 2 S 2 O 5 ), dạng khan 1,0 g
Amoni sắt (III) xitrat a 1,0 g
Thạch 9,0 g đến 18,0 g b
Nước 1 000 ml
a Thuốc thử này phải chứa ít nhất 15 % (phần khối lượng) sắt.
b Tuỳ thuộc vào sức đông của thạch.
5.2.1.2. Chuẩn bị
Hòa tan các thành phần trong nước bằng cách đun sôi. Chỉnh pH sao cho sau khi khử
trùng là 7,6 ± 0,2 ở 25 °C. Phân phối môi trường cơ bản vào các bình hoặc chai có dung

tích thích hợp. Khử trùng 15 phút trong nồi hấp áp lực ở 121°C. Bảo quản trong tủ lạnh ở
nhiệt độ 5 °C ± 3 °C. Môi trường chỉ được sử dụng trong vòng 2 tuần sau khi chuẩn bị.
Trong một số trường hợp (xem 9.4.3.1), có thể cần phải chuẩn bị các đĩa môi trường cơ
bản thạch SC để khẳng định với môi trường nitrat để thử tính di động (5.5) và môi trường
lactoza-gelatin (5.8). Đối với mục đích này, chuyển các phần khoảng 15 ml môi trường
cơ bản (đã được làm tan chảy và được làm nguội đến khoảng 44°C đến 47°C trong nồi
cách thủy (6.10)] sang các đĩa Petri và để cho đông đặc lại. Làm khô đĩa (xem TCVN
6404 (ISO 7218) ngay trước khi sử dụng.
5.2.2. Dung dịch D-Xycloserin
5.2.2.1. Thành phần
D-Xycloserin a 4,0 g
Nước 100 ml
a Chỉ sử dụng bột tinh thể trắng.
5.2.2.2 Chuẩn bị
Hòa tan D-xycloserin trong nước và lọc dung dịch để khử trùng.
Bảo quản trong tủ lạnh ở 3 °C ± 2 °C.
Môi trường chỉ được sử dụng trong vòng 4 tuần sau khi chuẩn bị.
5.2.3. Môi trường hoàn chỉnh


Ngay trước khi sử dụng trong phương pháp rót đĩa (xem 9.2), cứ 100 ml môi trường cơ
bản tan chảy vô trùng (5.2.1) đã được làm nguội đến 44 °C đến 47 °C thì thêm 1 ml dung
dịch D-xycloserin (5.2.2).
5.2.4. Thử tính năng để đảm bảo chất lượng môi trường SC
Để xác định tính chọn lọc và năng suất, xem ISO/TS 11133-1. Để kiểm tra tính năng,
xem ISO/TS
11133-2 : 2003, Bảng B.1 [xem TS(C)].
5.3. Môi trường thioglycolat lỏng
5.3.1. Thành phần
Pepton từ casein 15,0 g

L-Xystin 0,5 g
D-Glucoza 5,5 g
Cao nấm men 5,0 g
Natri clorua 2,5 g
Natri thioglycolat (mercaptoaxetat) 0,5 g
Thạch 0,5 g đến 2,0 g a
Resazurin 0,001 g
Nước 1 000 ml
a Tùy thuộc vào sức đông của thạch.
5.3.2. Chuẩn bị
Hòa tan các thành phần trong nước bằng cách đun sôi. Chỉnh pH sao cho sau khi khử
trùng là 7,1  0,2 ở 25 o C.
Phân phối các phần 10 ml vào các ống nghiệm và khử trùng 15 phút trong nồi hấp áp lực
ở 121 o C.
Trước khi sử dụng, môi trường này phải được khử khí.
5.3.3. Thử tính năng để đảm bảo chất lượng môi trường thioglycolat


Để xác định tính chọn lọc và năng suất, xem ISO/TS 11133-1. Để kiểm tra tính năng,
xem ISO/TS
11133-2 : 2003, Bảng B.4.
5.4. Môi trường lactoza sunfit (LS) (tuỳ chọn)
5.4.1. Môi trường cơ bàn
5.4.1.1. Thành phần
Pepton từ casein 5,0 g
Cao nấm men 2,5 g
Natri clorua 2,5 g
Lactoza 10 g
L-Xystin hydroclorua 0,3 g
Nước 1 000 ml

5.4.1.2. Chuẩn bị
Hòa tan các thành phần trong nước bằng cách đun sôi (nếu cần). Chỉnh pH sao cho sau
khi khử trùng là 7,1 ± 0,2 ở 25 °C.
Phân phối vào các ống nghiệm có ống Durham (6.7) mỗi ống 8 ml môi trường và khử
trùng 15 phút trong nồi hấp áp lực ở 121°C .
Môi trường này có thể bảo quản đến 4 tuần ở 3 °C ± 2 °C .
5.4.2. Dung dịch dinatri disunfit
5.4.2.1. Thành phẩn
Dinatri disunfit (Na 2 S 2 O 5 ), dạng khan 1,2 g
Nước 100 ml
5.4.2.2. Chuẩn bị
Hòa tan dinatri disunfit trong nước và lọc để khử trùng.
Sử dụng dung dịch trong ngày


5.4.3. Dung dịch amoni sắt (III) xitrat
5.4.3.1. Thành phần
Amoni sắt (III) xitrat 1 g
Nước 100 ml
5.4.3.2. Chuẩn bị
Hòa tan amoni sắt (III) xitrat trong nước và lọc để khử trùng.
Sử dụng dung dịch trong ngày.
5.4.4. Môi trường hoàn chỉnh
Nếu môi trường không sử dụng trong ngày chuẩn bị, thì ngay trước khi kết thúc chuẩn bị,
khử khí môi trường bằng cách đun nóng và làm nguội nhanh. Nếu môi trường đựng trong
các chai có nắp vặn thì nới lỏng nắp trước khi gia nhiệt và vặn chặt lại ngay trước khi làm
nguội.
Cứ 8 ml môi trường cơ bản (5.4.1) thì bổ sung 0,5 ml dung dịch dinatri disunfit (5.4.2) và
0,5 ml dung dịch amoni sắt (III) xitrat (5.4.3).
Sử dụng dung dịch hoàn chỉnh trong ngày.

5.5. Môi trường nitrat để thử tính di động (tuỳ chọn)
5.5.1. Thành phấn
Pepton từ casein 5,0 g
Cao thịt 3,0 g
Galactoza 5,0 g
Glyxerol 5,0 g
Kali nitrat (KNO 3 ) 1,0 g
Dinatri hidro octophosphat (Na 2 HPO 4 ) 2,5 g
Thạch 1,0 g đến 5,0 g a
Nước 1 000 ml


a Tùy thuộc vào sức đông của thạch.
5.5.2. Chuẩn bị
Hòa tan các thành phần trong nước bằng cách đun sôi. Chỉnh pH sao cho sau khi khử
trùng là 7,3 ± 0,2 ở 25 °C
Chuyển môi trường vào các ống cấy, với các lượng 10 ml và khử trùng 15 phút trong nồi
hấp áp lực ở 121°C. Nếu không sử dụng trong ngày thì bảo quản trong tủ lạnh ở 5 °C ± 3
°C. Chỉ ngay trước khi sử dụng, làm nóng trên nồi cách thủy hoặc bằng hơi nuớc trong 15
phút và làm nguội nhanh đến nhiệt độ ủ.
Môi trường chỉ được sử dụng trong vòng 4 tuần sau khi chuẩn bị.
5.6. Thuốc thử để phát hiện nitrit (tùy chọn)
5.6.1. Dung dịch axit 5-Amino- 2-naphthalenesunfonic (5-2- ANSA)
Hòa tan 0,1 g 5-2- ANSA trong 100 ml dung dịch axit axetic 15 % (phần khối lượng).
Lọc qua giấy lọc.
Bảo quản trong chai màu nâu có nắp đậy kín (tốt nhất là loại ống nhỏ giọt quả bóp) ở 5
°C ± 3 °C.
5.6.2. Dung dịch axit sunfanilic
Hòa tan 0,4 g axit sunfanilic trong 100 ml dung dịch axit axetic 15 % (phần khối lượng).
Lọc qua giấy lọc.

Bảo quản trong chai màu nâu có nắp đậy kín (tốt nhất là loại ống nhỏ giọt quả bóp) ở 5
°C ± 3 °C.
5.6.3. Chuẩn bị thuốc thử hoàn chỉnh
Trước khi sử dụng, trộn lẫn hai dung dịch (5.6.1 và 5.6.2) với các lượng bằng nhau. Loại
bỏ ngay thuốc thử không sử dụng.
5.7. Bụi kẽm (tùy chọn).
5.8. Môi trường lactoza-gelatin (tùy chọn)
5.8.1. Thành phần
Pepton từ casein 15,0 g


Cao nấm men 10,0 g
Lactoza 10,0 g
Gelatin 120,0 g
Phenol đỏ 0,05 g
Nước 1 000 ml
5.8.2. Chuẩn bị
Hòa tan các thành phần trong nước, trừ lactoza và phenol đỏ. Chỉnh pH sao cho sau khi
khử trùng là 7,5± 0.2 ở 25 °C.
Bổ sung tiếp lactoza và phenol đỏ, phân phối vào các ống nghiệm các lượng 10 ml và
khử trùng 15 phút trong nồi hấp áp lực ở 121°C. Nếu không sử dụng trong ngày thì bảo
quản trong tủ lạnh ở 5 °C - 3 °C.
Ngay trước khi sử dụng, đun nóng trong nồi cách thủy hoặc thổi bằng hơi nước trong 15
phút và làm nguội nhanh đến nhiệt độ ủ.
Môi trường chỉ được sử dụng trong vòng 3 tuần sau khi chuẩn bị.
6. Thiết bị và dụng cụ thủy tinh
Sử dụng các thiết bị của phòng thử nghiệm vi sinh thông thường [xem TCVN 6404 (ISO
7218)] và cụ thể là:
6.1. Thiết bị để khử trùng khô (lò sấy) hoặc để khử trùng ướt (nồi hấp áp lực)
Xem TCVN 6404 (ISO 7218).

6.2. Tủ ấm, có khả năng hoạt động ở 37 °C ± 1 °C.
6.3. Bình không khí cải biến, hoặc các dụng cụ thích hợp khác để cấy kỵ khí.
6.4. pH mét, có thể đọc chính xác đến ± 0,01 đơn vị pH ở 25 °C, có thể cho các phép đo
chính xác đến 0,1 đơn vị pH.
6.5. Que cấy vòng, bằng platin-iridi hoặc niken-crôm, đường kính khoảng 3 mm, và các
kim cấy sâu bằng cùng vật liệu hoặc các que cấy vòng và kim cấy vô trùng sử dụng một
lần có chất lượng tương đương.
6.6. Dụng cụ lọc, để khử trùng các dung dịch.


×