Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI dự THI TÌM HIỂU QUAN HỆ VIỆT NAM LÀO 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.09 KB, 11 trang )

ĐẢNG ỦY XÃ
CHI BỘ TRƯỜNG
--------------------

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
"LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO,
LÀO - VIỆT NAM

Người viết:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường

Tháng 07 năm 2017

1


Chuyên đề 8:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ
PHÁT HUY MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT
NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM
TRONG LỊCH SỬ CỦA HAI DÂN TỘC VÀ TRÊN
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN MỚI
----------Mối quan hệ đặc biệt, quý báu và thiêng liêng này đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh đúc kết trong 4 câu thơ bất hủ:
“Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt - Lào, hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.
Chủ tịch Kaysone Phomvihane cũng đã khẳng định: “Trong lịch sử cách
mạng thế giới, đã có nhiều tấm gương chói sáng về tinh thần quốc tế vô sản,


nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ, có được sự đoàn kết liên minh chiến đấu
đặc biệt, lâu dài và toàn diện như quan hệ Lào - Việt Nam”; “Núi có thể mòn,
sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn
sông”.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
khẳng định sẽ cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em làm hết sức
mình để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống,
đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, truyền tiếp mãi cho các
thế hệ mai sau, coi đây là nguyên tắc sống còn, là quy luật phát triển và nhân tố
đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước”
Quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào vô cùng cao đẹp, được Chủ tịch
Souphanouvong khắc họa là “cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp
hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn bất cứ đoá hoa nào thơm nhất.
Quan hệ Việt Nam - Lào thật sự đặc biệt, thật sự anh em, thật sự máu thịt.
“Hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” đã trở thành hình tượng bất tử, ngợi ca
tình hữu nghị cao đẹp, chia sẻ sâu sắc cả về vật chất lẫn tinh thần mà nhân dân
hai nước đã dành cho nhau trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ buộc chỉ cổ tay
2


Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó đặc biệt giữa hai nước, hai dân tộc, được
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch
Souphanouvong cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công gây
dựng, giữ gìn và vun đắp, đã không ngừng phát triển, trở thành tài sản chung vô
giá của hai dân tộc, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của hai dân tộc Việt Nam Lào. Như khẳng định của nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Lào Choumaly
Saynhasone, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào nguyện cùng với Đảng, Nhà
nước và Nhân dân Việt Nam giữ gìn mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào - Việt
Nam, Việt Nam - Lào “như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Và trong các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và
Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Bounnhang Volachith cùng các nhà Lãnh đạo cấp
cao Lào đều nhất trí cao, đó là trong thế giới phát triển đầy biến động và phức
tạp hiện nay, quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Việt Nam - Lào trước sau như một, quyết tâm làm hết sức mình để
làm cho mối quan hệ thiêng liêng này ngày càng xanh tươi, mãi mãi bền vững.
Sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long, vững chãi như dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Vậy điều gì đã tạo nên quan hệ đặc biệt, mẫu mực giữa hai đảng, hai
nước và nhân dân hai nước chúng ta?
Trước hết, chúng ta là láng giềng của nhau, núi sông liền một dải; cùng
uống chung dòng nước Mê Công, cùng dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Có thể hình dung dãy Trường Sơn như cái cột sống, hai nước Việt - Lào như hai
nửa cơ thể cùng chung một cột sống ấy, không thể tách rời nhau được. Điều kiện
địa sinh thái đó đã gắn kết chặt chẽ hai đất nước, hai dân tộc Việt - Lào một cách
tự nhiên. Từ bao đời nay, chúng ta đã gần gũi bên nhau như làng trên, xóm dưới,
đúng như lời thơ của nhà thơ Lào Vi-lay-kẹo-ma-ni trong bài thơ "Hai anh em
sinh đôi" miêu tả một cách rất sinh động: "Anh ở bên kia, tôi ở bên này. Chung
một dãy Trường Sơn hùng vĩ"

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với Chủ tịch Kaysone Phomvihane tại
Hà Nội năm 1966.
3


Hai dân tộc chúng ta đều giàu lòng nhân ái, bao dung, chia sẻ nhiều nét
tương đồng về văn hoá, điều đó giúp chúng ta dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm, sự
sẻ chia về tâm hồn và giá trị. Truyền thuyết khởi nguyên về "quả bầu mẹ" là một
biểu tượng cao đẹp về nguồn gốc chung và tình đoàn kết keo sơn giữa các dân
tộc hai bên dãy Trường Sơn.
Quan hệ truyền thống thân thiết của nhân dân hai nước Việt Nam - Lào

được chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ hướng, soi đường đi tới
độc lập tự do, đã biến thành quan hệ đặc biệt và sức mạnh vĩ đại, đưa tới nhiều
thắng lợi lịch sử của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giành chính quyền, kháng
chiến chống đế quốc Pháp, Mỹ xâm lược và tiến hành thành công sự nghiệp đổi
mới, đưa hai nước cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người vạch đường, cho sự
nghiệp giải phóng và phát triển của hai dân tộc Việt Nam, Lào, cũng là người
trực tiếp chỉ đạo xây dựng, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam và tự mình nêu tấm gương sáng về đạo đức cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư trong xử lý mối quan hệ quốc gia, quốc tế Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam.
Trước hết, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là quy luật
giành thắng lợi của hai dân tộc Việt Nam, Lào. Là quy luật tồn tại và phát triển
của hai nước ở hiện tại và tương lai.
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập, tự do, hai dân tộc
chúng ta cùng chung một hoàn cảnh chịu ách đô hộ của thực dân, đế quốc; hai
đảng chúng ta có chung cội nguồn là Đảng Cộng sản Đông Dương. Quan hệ
đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt - Lào không ngừng được củng cố và nâng cao
thành một quy luật tồn tại, phát triển, một nhân tố cơ bản bảo đảm thắng lợi của
cách mạng mỗi nước và cả hai nước. Vận mệnh của hai nước, hai dân tộc gắn bó
khăng khít; nhân dân hai nước đã trở thành những người bạn chiến đấu "chia
ngọt sẻ bùi", "đồng cam cộng khổ", những người đồng chí, anh em thân thiết
trên cùng trận tuyến. Với quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào,
với thiện chí chân tình, thông cảm nhau sâu sắc trên tình đồng chí anh em, Đảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã cử hàng chục vạn con em của mình sang
công tác và phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của
Lào; máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ Việt Nam đã hoà quyện với máu của
quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc. Cũng với tình
cảm đặc biệt, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đã dành phần đất của mình để
giúp Việt Nam xây dựng "Đường Hồ Chí Minh" để "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước", giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước, tạo nên một kỳ

tích đã đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca bất tử. Sự phối hợp, giúp đỡ vô
tư, chí tình chí nghĩa giữa hai nước, hai dân tộc chúng ta là nhân tố quan trọng
làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Sự hy sinh cao đẹp và vô cùng to
lớn đó trở thành sức mạnh vô song, nguồn động lực lớn lao, góp phần đưa cách
mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến tới giành thắng lợi
hoàn toàn vào năm 1975. Ở Việt Nam là chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí
4


Minh lịch sử. Ở Lào là chiến công "bắt được cá nhưng không làm gãy sen" giải
phóng Viêng Chăn.
Trong 30 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã kế thừa trọn vẹn truyền thống
quan hệ tốt đẹp của các thời kỳ trước và được hai Đảng, hai nước không ngừng
vun đắp, phát triển đi vào chiều sâu, là động lực to lớn bảo đảm sự phát triển của
hai nước trong những chặng đường tiếp theo. Những thành tựu quan trọng đạt
được trong quan hệ giữa hai nước đã góp phần to lớn tạo lập, giữ vững môi
trường khu vực và quốc tế hoà bình, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, củng cố thế và lực của mỗi nước
trong khu vực và trên trường quốc tế.
Cả hai bên đều chung sức, chung lòng tận dụng được lợi thế tự nhiên
hiếm có của dãy Trường Sơn hùng vĩ, kết hợp với biển cả, đất đai, tài nguyên
thiên nhiên quý giá khác; khơi dậy tối đa tinh thần gan góc, ý chí đấu tranh quật
cường, sáng tạo của hai cộng đồng dân tộc trong một khối thống nhất bền chặt,
đấu tranh vì độc lập, tự do và thịnh vượng của đất nước dưới ánh sáng soi đường
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt
Nam. Các nhân tố đó kết tụ thành quy luật giành thắng lợi của cách mạng Việt
Nam - Lào.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thể hiện rõ tính quy luật
giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào được phản ánh ở hiệu quả to lớn

trên các chặng đường liên minh, hợp tác, giúp đỡ qua lại giữa hai dân tộc trong
giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ
trang, tạo lập địa bàn chiến lược cho hai bên hoạt động, nương tựa, bảo vệ lẫn
nhau. Đồng thời, mỗi bên đều sẵn sàng đáp ứng yêu cầu giúp bạn, phối hợp với
bạn trên các lĩnh vực hoạt động. Tất cả đã diễn ra theo quy trình phát triển lực
lượng từ yếu đến mạnh, từ nhỏ đến lớn, từ phá vỡ thế bị bao vây, cấm vận đến
hội nhập khu vực và quốc tế.
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam ghi lại nhiều kỳ
tích của hai dân tộc, xuất hiện hầu như cùng thời điểm từ khởi nghĩa giành chính
quyền, đến phát hiện con đường đổi mới phù hợp với quy luật phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa của hai nước Việt Nam - Lào. Các hiện tượng đó
xác nhận sức mạnh tổng hợp đưa tới những thắng lợi lịch sử tất yếu của hai dân
tộc.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là nguồn lực vô tận quý
giá nhất của hai dân tộc Việt Nam, Lào. Đó là thành quả lý luận cách mạng của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Đảng Cộng sản
Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam kế
thừa, phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của hai nước Việt Nam, Lào, trở
thành ngọn cờ dẫn đường cho hai dân tộc kề vai sát cánh đi tới thắng lợi của
cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.

5


Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là động lực nhân lên
gấp bội sức mạnh của hai dân tộc do mỗi bên đều tự giác phát huy tinh thần tự
lực, tự cường kết hợp với sự giúp đỡ vô tư của phía bạn. Mặt khác, nó còn tạo ra
ảnh hưởng qua lại tích cực thuận chiều cho sự phát triển của cả hai nước trên các
chặng đường lịch sử từ cách mạng giải phóng dân tộc đến sự nghiệp đổi mới.

Đó cũng là di sản văn hóa thiêng liêng của hai dân tộc Việt Nam, Lào, nơi
hội tụ biết bao giá trị cao đẹp và sâu sắc mà trí tuệ và tình cảm của nhân loại
hằng ngưỡng mộ, tôn vinh, rất phù hợp với cách diễn đạt của Chủ tịch
Xuphanuvông "Tình hữu nghị anh em giữa nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam
thật là vĩ đại mà bất cứ bài ca, bản nhạc nào, bất cứ bài thơ nào hay nhất cũng
không sao diễn tả trọn vẹn được. Tình hữu nghị đó cao hơn núi, dài hơn sông,
rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn bất cứ đóa hoa nào
thơm nhất. Tình hữu nghị cao đẹp đó đã được vun trồng, xây đắp với tất cả tấm
lòng thành thật của chúng ta. Do đó, không thể có hung thần nào, không thể có
kẻ thù nào phá vỡ nổi"
Gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
chính là gìn giữ thành quả cách mạng mà biết bao thế hệ quân dân hai nước đã
hi sinh vì nền độc lập, tự do của hai nước; gìn giữ truyền thống và bản sắc tốt
đẹp của nhân dân hai nước được lưu truyền qua nhiều thế hệ; gìn giữ công cuộc
xây dựng đất nước và cuộc sống ấm no mà nhân dân hai nước đang thụ hưởng.
Trong gần một thế kỷ qua, họ chung sức, chung lòng, vừa xây dựng lực
lượng, vừa anh dũng, sáng tạo, giữ vững mục tiêu cách mạng, đánh thắng nhiều
kẻ thù hùng mạnh mà không tính thiệt hơn, chỉ dành cho nhau sự quý mến, trân
trọng và biết ơn sâu nặng.
Truyền thống tốt đẹp đó tiếp tục được phát huy trên trận tuyến bảo vệ và
xây dựng Tổ quốc trên con đường đổi mới của hai nước.
Trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài của hai dân tộc, quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam là nhân tố xuyên suốt các chặng đường và bước
trước chuẩn bị cho bước sau nối tiếp phát triển.
Mỗi thời kỳ lịch sử tương ứng với một nhiệm vụ chiến lược cách mạng
của hai nước và gắn liền với sự vận động của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam trên các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã
hội, văn hoá. Tuy mỗi thời kỳ có những nhiệm vụ trọng tâm, song nhìn tổng thể,
6



vẫn nhận rõ tính toàn diện, phong phú mang bản chất cách mạng, nhân văn trong
tư tưởng và hoạt động thực tiễn.
Tất cả nhân tố trên đều lắng đọng, kết tinh và qua kiểm nghiệm trên nhiều
bước đường gian khó, hiểm nghèo đã biến quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào
- Việt Nam thành giá trị văn hoá nhân văn trường tồn và phát triển cùng thời
gian.
Qua nhiều chặng đường lịch sử đấu tranh của hai dân tộc Việt Nam, Lào
đã sát cánh bên nhau giành độc lập dân tộc. Nhân dân hai nước Việt, Lào chớp
thời cơ, tiến hành khởi nghĩa thành công tháng 8 năm 1945. Đó là kỳ tích đầu
tiên của hai nước Việt Nam, Lào, của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam.
Năm 1959, đáp ứng nhu cầu chi viện sức người, sức của cho các chiến
trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, việc mở đường chiến lược
Trường Sơn càng trở nên cấp bách. Theo đề nghị của Việt Nam, tại cuộc hội
đàm cấp cao giữa lãnh đạo Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam
cuối năm 1960, phía Lào hoàn toàn ủng hộ chủ trương mở đường Tây Trường
Sơn và phát biểu: "Vận mệnh hai nước chúng ta gắn bó mật thiết với nhau.
Nhân dân Lào sẽ làm hết sức mình để góp phần vào thắng lợi của nhân dân Việt
Nam anh em".
Cách đây 45 năm, ngày 5 - 9 - 1962 đã đánh dấu một mốc son chói lọi
trong quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Ðảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam Lào, mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của hàng triệu người Lào, người Việt Nam,
bởi cũng năm này, sau những thắng lợi giòn giã trên mặt trận quân sự và ngoại
giao, Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào đã được ký kết, hai nước đã nhất trí
thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới, củng cố và phát triển hơn
nữa quan hệ Việt Nam - Lào. Vận mệnh của hai nước, hai dân tộc chúng ta càng
gắn bó khăng khít nhau, nhân dân hai nước đã trở thành những người bạn chiến
đấu "chia ngọt sẻ bùi", "đồng cam cộng khổ", những người đồng chí, anh em
thân thiết trên cùng trận tuyến.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Vương quốc Lào
Su-va-na Phu-ma ký tuyên bố chung Việt Nam - Lào tại Hà Nội (1962).

7


Công cuộc mở đường diễn ra với sự phối hợp lực lượng Lào, Việt Nam
cùng tiến hành.
Phần đường phía Tây Trường Sơn vốn là địa bàn sinh sống của nhiều bộ
tộc Lào, là trọng điểm đánh phá ác liệt của đối phương. Nhưng nhân dân Lào
không hề nao núng ý chí, vẫn sẵn sàng dành một phần lãnh thổ của mình cho
tuyến đường chiến lược đi qua. Đây là cống hiến vô cùng quý giá của nhân dân
Lào cho thắng lợi của Việt Nam và quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
Đường Trường Sơn vừa là tuyến đường chuyển vận người và của từ hậu
phương lớn miền Bắc Việt Nam chi viện cho chiến trường ba nước Việt Nam,
Lào, Campuchia; cũng là nơi thiết lập căn cứ hậu cần khổng lồ, dự trữ và cung
cấp vũ khí, hàng quân dụng, dân dụng cho tiền tuyến.
Nơi đây biến thành chiến trường phản công quyết liệt của bộ đội Việt
Nam và bộ đội Lào trong cùng một lực lượng liên minh giáng trả các mũi tấn
công của đối phương, ghi lại biết bao chiến công hiển hách. Tất cả đã tạo dựng
nên một biểu tượng cao đẹp của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam, đúng như lời phát biểu của đồng chí Cayxỏn Phômvihản: “Chúng tôi vui
mừng và rất tự hào là trên vùng phía Đông của đất nước chúng tôi có con
đường quan trọng được mang tên “Hồ Chí Minh” đã góp phần tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho việc giải phóng miền Nam Việt Nam”.
Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, đấu tranh giải
phóng dân tộc và giành độc lập của mỗi nước, sự phối hợp, giúp đỡ vô tư, chí
tình giữa hai nước, hai dân tộc chúng ta là nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi
của cách mạng mỗi nước. Ðã có biết bao tấm gương chiến đấu, hy sinh của hàng
triệu người con Lào và Việt Nam, nhiều người ngã xuống, vì độc lập, tự do của
mỗi nước, vì tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào. Sự hy sinh cao
đẹp và vô cùng to lớn đó trở thành sức mạnh vô song, nguồn động lực lớn lao,
góp phần đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến tới

giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975. Sau thắng lợi năm 1975, hòa bình lập
lại trên đất nước Việt Nam và Lào, quan hệ hai nước bước sang kỷ nguyên mới,
kỷ nguyên hòa bình, độc lập và chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt đó,
Chính phủ hai nước đã nhất trí ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ngày 18 - 7
- 1977, một lần nữa, khẳng định tình đoàn kết đặc biệt trước sau như một, ủng
hộ, giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tăng
cường phối hợp hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của mỗi nước ở khu
vực và trên trường quốc tế.

8


Hình ảnh Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Cayxỏn
Phômvhàn (bên phải) và Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Phạm Văn Đồng (bên trái) ký hiệp ươpcs Hữu nghị và Hợp tác ngày 18 - 7 1977
Nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ hai nước trong 45 năm qua và 30
năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, chúng ta có quyền
tự hào khẳng định, tình đoàn kết đặc biệt thủy chung và sự hợp tác toàn diện
Việt Nam - Lào đã và đang tiếp tục được củng cố, đổi mới và phát triển sâu rộng
hơn, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển
của mỗi nước. Trong từng bước tiến của hai nước, hai dân tộc hôm nay, đều có
sự đóng góp tích cực của hai bên làm cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày
càng keo sơn, bền chặt và không ngừng đơm hoa kết trái. Nội dung hợp tác ngày
càng thực chất, sâu rộng, hiệu quả hơn và không ngừng phát triển toàn diện trên
tất cả các lĩnh vực.
Việt Nam và Lào cần phải phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tình
đoàn kết đặc biệt trở thành động lực thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ hợp tác toàn
diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước, đưa
hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong thời gian tới ngang tầm

với quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước chúng ta.
Gìn giữ, phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - lào, Lào - Việt Nam là
mong muốn và nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước vì sự phát triển
bền vững; là góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù
địch, phản động hòng xuyên tạc, chia rẻ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, hai
dân tộc.
Xây dựng, bảo vệ và phát huy quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào Lào - Việt
Nam là sự nghiệp của nhân dân Việt Nam, Lào.
Mục tiêu phấn đấu của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
bao quát những nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân Việt Nam, Lào, là đoàn
9


kết, giúp đỡ nhau cùng chống kẻ thù chung, xây dựng quan hệ bình đẳng, tự chủ,
hữu nghị, hợp tác giữa hai quốc gia.
Hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong việc thực hiện chiến lược phát triển.
Đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực. Trong hoàn cảnh nào hai Đảng và nhân dân hai nước cũng làm
hết sức mình để giữ gìn và vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi
mãi xanh tươi, đời đời bền vững, truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: Coi trọng, phát triển và củng cố mối quan
hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai
nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ lợi ích
đảm bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi nước. Coi hợp tác và
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ
chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình thành một thế hệ mới kế cận có đầy
đủ năng lực và nhận thức một cách sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền
thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tạo lòng tin
vững chắc, lâu dài lẫn nhau, góp phần tăng cường bền vững mối quan hệ giữa

hai Đảng và hai Nhà nước.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu
quả và thiết thực về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt
và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào -Việt Nam cho toàn thể cán bộ, đảng
10


viên và nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên hôm nay và mai
sau.
Đối với thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của hai nước, gìn giữ và phát
huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một nhiệm vụ
chính trị đặc biệt quan trọng, nó gắn liền và quyết định tới mọi thành công của
mỗi người trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của thế hệ trẻ.
Chúng ta vẫn thường nói, thanh niên là rường cột của quốc gia, là lực
lượng xung kích của cách mạng. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn của hiện
tại và là chủ thể sáng tạo của tương lai; các bạn chính là chủ nhân tương lai của
đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời
khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Tuổi trẻ là tuổi của rèn
luyện và phấn đấu, là tuổi của hoài bão và ước mơ. Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vihản đã căn dặn: "Thanh niên chúng ta hãy là con chim đại bàng không sợ phong
ba bão tố, hãy là Xin-Xay của thời đại chúng ta".
Với sức trẻ nhiệt huyết tràn đầy, với ý chí vươn lên mạnh mẽ, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng mong muốn các bạn trẻ ra sức tu dưỡng, rèn luyện để có
phẩm chất đạo đức trong sáng, nỗ lực học tập để có kiến thức thâm sâu, trở
thành một lực lượng hùng hậu, nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi nước, nâng
cao hơn nữa sức năng động và hiệu quả quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong tình
hình mới.
Lãnh đạo hai nước đặt niềm tin sâu sắc và tin tưởng rằng thế hệ trẻ của hai

nước hôm nay và mai sau tăng cường giao lưu học hỏi, biết trân trọng, gìn giữ
và tiếp tục phát huy tài sản vô giá của mối quan hệ thủy chung, trong sáng ViệtLào, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tô thắm thêm
lịch sử vẻ vang của quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.
Bác Hồ đã đi xa, nhưng lời dạy của Bác phải giữ gìn, vun đắp cho quan
hệ hữu nghị đặc biệt Việt-Lào bền vững vẫn còn sống mãi trong trái tim, khối óc
của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hai nước. Đạo đức cách mạng, phong cách cao
đẹp của Bác vẫn được các thế hệ hai nước hôm nay và mai sau học tập và làm
theo.
..........., ngày 25 tháng 7 năm 2017
Người viết

11



×