Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Y TẾ SỨC KHỎE BONG GÂN ( SPRAIN )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.56 KB, 2 trang )

Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

BÀI 7:
BONG GÂN ( SPRAIN )
I. Khái niệm:
- Bong gân là hiện tượng các
dây chằng xung quanh khớp
bị kéo căng quá mức, có thể
bị đứt.
- Thường xảy ra do ngã hoặc
trượt chân; sức nặng cơ thể
chuyển hướng đột ngột khiến
khớp bị xoắn vặn.
- Bong gân hay gặp ở mắt cá
chân, bàn chân, khớp gối, cổ tay.
II. Phát hiện bong gân:
- Đau:
+ Đau chói, đau như điện giật khi sờ vào;
+ Đau càng nhiều càng nặng.
- Phù nề: xuất hiện nhanh.
- Da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và rối loạn vận mạch.
- Sau đó sẽ xuất hiện vết bầm máu ở sâu.
- Hạn chế vận động.
III. Sơ cứu:
- Băng cầm máu nếu có vết thương.
- Dùng băng chun băng ép khớp bong gân,
giữ ít nhất 48 giờ,
- Hạn chế vận động .


51


Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên

Chăm sóc y tế

- Chườm lạnh bên ngoài:
+ bằng nước đá
+ hoặc nước lạnh
+ ngay sau bị thương
+trong 4 giờ đầu .
- Kê cao đầu chi bị bong gân.
- Không xoa bóp, chườm nóng, tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân để tránh
làm giãn mạch, chảy máu, phù nề thêm.
- Có thể xịt vào nơi bong gân để gây tê, làm lạnh tại chỗ 1 trong các thuốc sau:
+ Ethyl clorua;
+ Hoặc Perskindol;
+ Hoặc Salonpas…
- Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau:
+ Alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày.
+ Hoặc Paracetamol + Codein ( Efferalgan Codein ): Uống 1 viên mỗi 6 h
( chỉ dùng cho người > 15 tuổi )
+ Không dùng thuốc Aspirin để giảm đau.
- Những trường hợp bong gân nặng phải phẫu thuật và cố định 4 – 6 tuần.
The end.

52




×