Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tiểu luận: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương mình đang sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 30 trang )

BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, trong sự phát triển đó , Việt
Nam đang đẩy mạnh và chú trọng đầu tư trong các lĩnh vực , đặc biệt là về kinh tế ,
phát triển kinh tế là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên phải làm sao để
phát triển kinh tế có sự bền vững cho tương lai và nhất là cho môi trường sống của con
người thì đó lại chính là một vấn đề không hề dễ giải quyết.Có lẽ vấn đề môi trường
không còn quá xa lạ với chúng ta. Song cụm từ bảo vệ môi trường lại không phải là
vấn đề mà tất cả mọi người quan tâm. Chúng ta chỉ biết la lên nơi này ô nhiểm trầm
trọng, nơi kia ô nhiễm nghiêm trọng mà có mấy ai đã làm được gì để giảm thải những
ô nhiễm đó hay không? Hay chỉ toàn là giải quyết theo kiểu "nhà tui sạch" thế là đủ?
Cứ như vậy liệu sau vài ba năm nữa trái đất chúng ta sẽ ra sao? Có mấy ai trong chúng
ta khi thấy 1 bịch rác hay 1 con chuột chết giữa đường mà ngừng xe lại nhặt chưa?
Hay chỉ toàn là bịt mũi tránh sang nơi khác? Khi ý thức của chúng ta đã sai lệch về
môi trường thì dù có hô hào, phát động hàng trăm phong trào cũng vô ích, vì làm sao
ta có thể dẹp hết một bải rác khi chính chúng ta lại gây ra nó.Nhận thấy sự bất cập của
vấn đề này,hôm nay em quyết định chọn đề tài ““Vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa
phương mình đang sống”làm bài tiểu luận nhằm đóng góp ý kiến của cá nhân để một
phần nào đó có thể thức tỉnh ý thức của mỗi con người cùng nhau chung tay bảo vệ
trái đất này,bảo vệ nơi mà chúng sinh ra và lớn lên cùng nhau xây dựng một môi
trường xanh-sạch-đẹp,góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 1


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG


Hình 1:cùng nắm tay nhau bảo vệ trái đất
II .NỘI DUNG TIỂU LUẬN
-Chương 1: Giới thiệu khái quát về địa phương
-Chương 2: Thực trạng ở địa phương
-Chương 3: Nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường ở địa phương
-Chương 4:Hậu quả của ô nhiêm môi trường
-Chương 5: Giải pháp bảo vệ môi trường

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 2


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

CHƢƠNG 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA PHƢƠNG
1, Giới thiệu về bản thân
Trước khi vào bài viết của em,em xin tự giới thiệu đôi chút về bản thân mình:em tên là
Nguyễn Thị Toàn,năm nay em 21 tuổi hiện tại đang là sinh viên năm 3 trường đại học
mỏ địa chất, đang theo học chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp của khoa
xây dựng,em sinh ra và lớn lên tại xóm 1 ,xã Nghĩa Đồng,Huyện Tân kì,Tỉnh Nghệ An
2, Giới thiệu về địa phƣơng
Nghĩa Đồng ơi mảnh đất giàu hiếu học
Đói khổ với ta có nghĩa lí gì đâu
Câu ca rằng vì thế hệ mai sau
Trồng người trồng cây muôn đời và mãi mãi

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn


Trang 3


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 2:bản đồ Nghệ an
Em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Nghĩa Đồng ,Tân Kỳ ,Nghê an.Đây là
vùng đất có cấu tạo địa hình, địa chất đa dạng; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 4


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

phú. Tuy vậy, khí hậu nơi đây khá khắc nghiệt: mưa nhiều, nắng to, gió lớn, nổi tiếng
là những đợt “gió Lào” khô nóng thổi vào mùa hè, dễ xảy ra hạn hán gay gắt; các dòng
sông không ổn định, gập gềnh và khá dốc, khi có mưa lớn thường trở nên hung dữ, gây
lũ lụt, đe dọa mùa màng và cuộc sống người dân.Nền kinh tế chính ở quê em là nền
nông nghiệp,chăn nuôi gia súc gia cầm,và phát triển một số nghành công nghiệp như
là gạch ngói,sản xuất tinh bột sắn,xây dựng các trạng trang chăn nuôi,nuôi trồng các
loại tôm cá

Hình 3:nhà máy gạch ngói

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn


Trang 5


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 4: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn dây

Hình 5:Trang trại bò sữa TH

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 6


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 6:Trạng trại chăn nuôi lợn

Hình 7:Nuôi trồng cá trên ao hồ

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 7


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG Ở ĐỊA PHƢƠNG

Hiện nay, địa phương em có khoảng 40 hecta trồng lúa, 20 hecta rau màu, 200 hộ
nuôi lợn( Mỗi hộ bình quân nuôi từ 10 đến 20 con lợn), khoảng 100 hộ nuôi gà( tất cả
khoảng 100 ngàn con),Và 50 hộ nuôi trâu bò( Khoảng 200con). Đây là tiềm lực kinh
tế lớn của địa phương nhưng cũng là những ngành nghề gây ô nhiễm nhất.
Hơn nữa mấy năm nay địa phương chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà chưa chú
trọng đến bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Chưa nhận thức rõ môi trường tác
động đến đời sống xã hội như thế nào. Hiện nay địa phương em cũng rất lúng túng
chưa có hướng giải quyết nhằm cải thiện về vấn đề môi trường để địa phương có nếp
sống văn minh, thôn sóm sạch đẹp, cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con qua đó
phòng ngừa một số dịch bệnh sống cho bà con địa phượng, ổn định xã hội. Nhiều
cuộc họp dân với sự tham gia của chính quyền địa phương nhưng vấn đề này chưa có
hướng giải quyết. Cũng chưa có cuộc nghiên cứu đánh giá cụ thể nào về ô nhiễm môi
trường tác động đời sống xã hội của nhân dân địa phương.
Nhìn chung ô nhiễm môi trường ở địa phương em diễn ra ngày một nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của bà con địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
ngành chăn nuôi, tác động đến cảnh quan môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội.
Một trong những vấn đề quan trong là Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và
các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít
lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp
và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản
ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là ánh sáng mặt trời. Đây là
nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt
các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NO2, các chất hữu
cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ,
các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 8



BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 8:Chất thải khói bụi từ các nhà máy

Hình 9: Khói bụi do xe cộ đi lại
Vấn đề thứ 2 Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt của
người dân , nước rác công nghiệp không qua xử lí của các làng nghề, các chất ô nhiễm
trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. - Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới
tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các
hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm
dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan
lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí
nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa,
các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn
nước

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 9


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 10:Rác thải làm ô nhiễm nguồn nƣớc
Vấn đề thứ 3 : Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm
lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như
khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ

sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Các nhà khoa học môi
trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí
thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng
nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất
nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh
hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 10


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 10: Thuốc trừ sâu ở trên đồng ruộng
Cùng một số loại ô nhiễm khác Ô nhiễm phóng xạ ,Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng
ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng
điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. Ô nhiễm ánh sáng,hiện nay con người
đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như
ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 11


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG


CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG Ở ĐỊA
PHƢƠNG
Qua tìm hiểu thì em nhận thấy những thực tế điều kiện hoàn cảnh thực trạng vấn đề
như sau:
1, Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi:
Hầu hết các hộ chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, có khi nuôi gia súc
thả rong, làm chuồng trại tạm bợ không đạc tiêu chuẩn. Các chất thải từ chuồng trại
không không được xử lý. Chất thải nầy vừa gây ô nhiễm nguồn nước, tạo cơ hôi cho
các dịch bệnh phát triển lại vừa gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm không khí. Cộng
đồng khoa học trong và ngoài nước đã chỉ rõ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong
nông nghiệp ở Việt Nan là từ trồng trọt và chăn nuôi. Theo báo cáo của Tổ chức Nông
Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit
(N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao
gấp 296 lần so với khí CO2. Cùng với các loại khí khác như CO2, CH4,… gây nên
hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.

Hình:Trái đất nóng lên

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 12


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 11:Chất thải từ trâu bò
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn có thể xảy ra trong quá trình giết mổ, sơ chế sản
phẩm động vật;Trong các cơ sở sản xuất thuốc thú y, chẩn đoán xét nghiệm bệnh động
vật;Trong quá trình xử lý các ổ dịch và xử lý xác động vật bị dịch bệnh…là không

nhỏ. Quá trình sinh sống của gia súc, gia cầm ngoài thải ra chất thải như nói trênthì
còn bài thải các loại khi hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra các loại
mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức
khỏe con người và môi trườngsinh thái như: E. Coli, Salmonella, Streptococcus
fecalis, Enterobacteriae, …
2, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:
Do kinh nghiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của bà con ta còn hạn
chế, tùy tiện nên xảy ra tình trạng dư lượng thuốc và phân tồn đọng trong môi trường
và trên sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. các
chai lọ bao bì đựng phân thuốc vất ngổn ngan ra môi trường làm thêm ô nhiễm, nếu
không có biện pháp hạn chế ngăn chặn thì lâu dài là rất nguy hiểm.

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 13


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Mặt khác trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 - 60%
lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng
Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất.
Trong các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các chất gây ô
nhiễm mà chủ yếu là Flo. Flo trong đất sẽ được tích lũy bởi thực vật, Flo gây độc cho
người và gia súc, kìm hãm hoạt động của một số enzyme, ngăn quá trình quang hợp và
tổng hợp protein ở thực vật.
Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong
đất và gây ô nhiễm đất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng thường nói đến
ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông sản có thể gây ung thư.

Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất
lượng nước. Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân hữu cơ thì sẽ có một
lượng khí thải đưa vào không khí. Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường
không khí, ngoài ra còn khí NO2 làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn, thường số lượng khí
N2O sản sinh ra từ phân bón là 15%.
Khi trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm sẽ chuyển từ
NH4- sang NO3-. Đặc biệt hàm lượng NO3- tồn dư trong các loại rau rất cao, nguyên
nhân là do sử dụng không hợp lý liều lượng và tỷ lệ phân đạm vô cơ và hữu cơ bón
cho cây, phương thức bón không đúng do chạy theo lợi nhuận, bón thúc trễ, sát với
thời điểm thu hoạch, sử dụng nguồn nước tưới có hàm lượng NO3- rửa trôi cao.
Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh
trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại.
Đạm thừa làm cho vỏ tế bào cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài
vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập
vào rễ và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo
cũng làm ô nhiễm môi trường.
Các loại phân hóa học do nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất có khi chứa các loại
kim loại nặng, các kim loại này được cây trồng hấp thụ và tích lũy trong sản phẩm.
Người và gia súc dùng sản phẩm chứa các kim loại này lâu ngày sẽ bị nhiễm độc.

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 14


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hinh 12:Thuốc diệt cỏ ,thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
3, Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt:

Do chưa có đội ngũ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đồng thời ý thức bà con vất rác
đúng nơi quy định của bà con địa phương còn hạn chế. Vì vậy đi đâu cũng thấy rác
làm mất vệ sinh và cảnh quang thôn xóm, cũng là tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng.

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 15


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 13:Rác thải sinh hoạt ở khu vực cấm đổ rác

Hình 14 :Rác thải sinh hoạt ở ao hồ
Chung quy lại là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi
trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm
ngiêm trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất
GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 16


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công
nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...Nhận thức của con
người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế... Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh,
chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... Việc

giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa
được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có
những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá
ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Do đó mà trình
độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng
chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng
chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, ...chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân,
đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ.

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 17


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

CHƢƠNG 4:HẬU QUẢ CỦA Ô NHIÊM MÔI TRƢỜNG Ở ĐỊA PHƢƠNG
Ai trong chúng ta có thể kể hết hậu quả của môi trường,nó đang dần phá hủy đời
sống của chúng ta,đang dần hủy hoại trái đất này

Hình 15:Vùng đất chết
Việc phát triển kinh tễ xã hội của địa phương làm thúc đẩy đời sống nhân dân đi lên
nhưng tỉ lê nghịch với việc đó là ô nhiễm môi trường tăng, làm sức khỏe con người
ngày một giảm sút,dịch bệnh hoành hành gây thiệt hại về người và của.Có lẽ hàng năm
có hàng trăm bênh nhân phải nhập viện,phải chống chọi với bệnh tật mà không đâu xa
nguyên nhân chính là ô nhiễm môi trường

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn


Trang 18


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 16:Bệnh nhân bị viêm phổi
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô
nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hụ hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau
ngực, tức thở.. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có
thể gây ung thư.. Ô nhiễm tiếng ồn gừy điếc, cao huyết ỏp, trầm cảm, và bệnh mất
ngủ.
Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.Khí CO2 sinh ra từ các nhà
máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một
nóng dần lên. Phá hủy dần các địa hình tự nhiên sẵn có

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 19


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 17:Đất khô cằn cỗi
Ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm
nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống
quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn
trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành

sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.Các nghiên cứu khoa học cũng cho
thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư
trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần
hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý
nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Và không chỉ mỗi con người chịu hậu quả đó,sinh vật cây cối cũng chết dần chết
mòn,cũng dần bị suy thoái làm cho nền kinh tế của người dân bị ảnh hưởng nghiêm
trọng.Con ngưởi cứ thế,cứ phá hủy cứ dựng nên và rồi tự nó mất đi,họ chặt phá cây cối
để vì mục đích cá nhân mà không biết rằng hậu quả nó nghiêm trọng như thê nào,hay
dù có nhận ra thì với suy nghĩ ích ki thì họ vấn làm mà không mảy may 1 chút lo ngại

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 20


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 18 :Rừng bị chặt phá
Và thế khi mùa mưa đến vào khoảng tháng 7-8 ,lũ lụt xảy ra thường xuyên làm hoa
màu của người dân ngập úng,Năng suất giảm mạnh,có những nơi người dân mất trắng
mùa vụ,gia suc gia cầm chết nhiều

Hình 19:Nhà cửa bị nghập lụt

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 21



BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hình 20:hoa màu bị nghập úng
Ô nhiễm môi trường là thế,hậu quả nó mang lại cùng nhiều vô kể,vậy chúng ta cần
phải làm gì với nó,mời các bạn đến với chương 5 của tiểu luận để biết rõ giải pháp
mình đề ra,để cùng chung tay bảo vệ môi trường nhé

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 22


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi
trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

1)Đối với Nhà nƣớc chính,cơ quan có chức năng thẩm quyền
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những
chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ
sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản
lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế,
đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân
thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường
(thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn,

nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp,
nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi
trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ
thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các
làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn
GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 23


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn
lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó
khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu
công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ
thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng
thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động
môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu
chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy
phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích
đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện
công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức
và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy
hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội

nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ
môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo
vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự
giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
2) Đối với địa phƣơng:
Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành ở địa phương cần quan tâm hơn nữa tới
vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các
buổi hội họp; tập trung dân ở địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình
thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng
góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán
những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia
đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về
việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương. Còn công ty nào vi
phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt động. Tốt nhất là các cơ quan nhà
GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 24


BÀI TIỂU LUÂN:MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.Giáo dục ý
thức cộng đồng về bảo vệ môi trường .

Hình 21:Dân làng dọn vệ sinh đƣờng phố
3)Về phía ngƣời dân,các nhà xí nghiệp
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp
để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi
trường ô nhiễm..

Các nhà máy xí nghiệp,làng nghề cần phải khác phục xử rác thải khi đưa ra môi
trường,tốt hơn hết là nên sử dụng triệt để và tái sử dụng
Với vấn đề bảo vệ môi trường, tôi tâm đắc với câu nói: đừng nói tôi sẽ, mà hãy làm
luôn. Sao chúng ta không biến việc bảo vệ môi trường thành một thói quen, một lối
sống? Tất cả mọi người đếu có thể tham gia bảo vệ môi trường bằng những việc đơn
giản nhất như không sử dụng túi nilon, dùng các phương tiện giao thông thân thiện
với môi trường, tắt tất cả thiết bị điện không cần thiết, tái chế tất cả các sản phẩm
giấy… Phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trườg từ gia đình, nhà trường cần có cách giáo
dục ý thức bảo vệ môn trường hiệu quả hơn. Cần có những bài học, chuyên đề thiết
thực hơn. Song song với đó là những hoạt động thực tế cho các HSSV nâng cao hiểu
biết, ý thức bảo vệ môi trường như dã ngoại, hoạt động đội nhóm…, những chương

GVHD:Th.s Lê Thu Hà
SVTH: Nguyễn Thị Toàn

Trang 25


×