Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài viết dự thi vận dụng kiến thức liên môn xử lý tình huống môn ngữ văn lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.19 KB, 21 trang )

BÀI VIẾT DỰ THI
CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC


Trường PTDT BT Trung học cơ sở Vũ Chấn.
Địa chỉ: Xóm Na Rang xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Email:
Thông tin về nhóm giáo viên:
1. Họ và tên : Hoàng Thị Niên
Ngày sinh: 1973

Môn : Văn

2. Họ và tên: Lê Thị Mai Chinh
Ngày sinh: 20/12/1979

Môn : Tiếng Anh

Email:


Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên
1.Tên dự án dạy học:

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8

TIẾT 86 + 87: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
1.Tình huống cần giải quyết là:
Một đoàn khách đến Thái Nguyên để tham quan. Nếu được làm hướng dẫn


viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Thái Nguyên. Hãy viết một bài văn thuyết
minh về quê hương Thái Nguyên .
2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
a, Kiến thức:
+ Nguồn gốc
+ Vị trí địa lí
+ Đặc điểm địa hình
+ Lịch sử đấu tranh
+ Hoạt động kinh tế
b, Kĩ năng
+ Làm bài văn đúng thể loại thuyết minh.
+ Trình bày sạch sẽ, lời văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy.
c, Thái độ
+ Có tình yêu quê hương đất nước.
+ Có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng
cảnh, bảo vệ tài nguyên môi trường.
3. Đối tượng dạy học củ bài học
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
Số lượng: 43 em.
Số lớp thực hiện: 01.
Khối lớp: 8
4. Ý nghĩa của dự án
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần


thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy
mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng
dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi
trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 8.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất
quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức
thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực,
sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và
yêu quê hương đất nước mình hơn đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học
phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống
và ứng dụng vào thực tế đời sống.
5. Thiết bị dạy học, học liệu :
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thái Nguyên .
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Thái Nguyên .
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: Máy tính, mạng Internet...
6 . Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học :
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn;
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân – lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc.
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn.
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Ví dụ:


Nhiều khi chúng tôi cứ tự hỏi, có nơi nào trên mảnh đất hình chữ S này lại dễ níu
chân người như thế. Có mảnh đất nào mà lại trở thành nơi “đất lành chim đậu” của

nhiều người con ở mọi miền quê như thế.
Những đặc sản mỗi vùng miền theo con người di cư và tụ hội cùng với những gì là
vốn có bản địa đã khiến cho mảnh đất trung du Thái Nguyên có sức hấp dẫn đặc
biệt về du lịch văn hoá , du lịch sinh thái và cả du lịch lịch sử ...
Có lẽ khái niệm đầu tiên với nhiều người khi nghĩ về Thái Nguyên là núi
và rừng. Đó là niền tự hào về tiềm năng của Thái Nguyên. Núi rừng Thái Nguyên
ôm trong mình những báu vật, đó là những Mỏ kim loại, Hồ Núi Cốc, hang
Phượng Hoàng, Thác Khuôn Tát ATK …; dòng sông Cầu uốn lượn, cuồn cuộn réo
rắt suốt đêm ngày; Chính những món quà tuyệt vời, hùng vĩ mà thiên nhiên ban
tặng đã khiến Thái Nguyên trở thành nơi sản sinh ra những bản hát Then, quê
hương của những cây đàn Tính, Khèn độc đáo. Đó còn là những lễ hội sôi động
núi rừng như lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Đền Đuổm, lễ hội Đền Giá…
Thái Nguyên là vùng đất có lịch sử lâu đời. Thời Hùng Vương, Thái
Nguyên thuộc bộ Vũ Định, là một trong 15 bộ của nước Văn
Lang. Thời An Dương Vương, Thái Nguyên thuộc đất Âu Lạc.
Trải qua thăng trầm biến đổi của lịch sử, đến thời Nguyễn, năm
Minh Mạng thứ ba (1822), xứ Thái Nguyên đổi thành trấn Thái
Nguyên. Năm Minh Mạng thứ mười hai (1831), trấn Thái Nguyên
đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Có thể nói, tỉnh Thái Nguyên được
thành lập năm 1831 và đến năm 2009 tròn 178 năm. Thế kỷ thứ
XII có Dương Tự Minh, một tướng tài phò vua đánh giặc, giữ yên
bờ cõi; thế kỷ thứ XV có Lưu Nhân Chú một tướng tài nhà Lê
thuộc diện “ khai quốc công thần”; năm 1917, cuộc khởi nghĩa
Thái Nguyên do Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn chỉ huy,
chống lại thực dân Pháp đã viết những trang sử oanh liệt chống
giặc ngoại xâm của nhân dân Thái Nguyên… Từ khi có Đảng,
Thái Nguyên luôn chứng tỏ là tỉnh có truyền thống cách mạng –
thủ đô kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Nguyên còn là
địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng Việt
Bắc và cả nước.



1.

Vị trí địa lý và hành chính ( Tích hợp môn Địa Lý )
Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng
trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa
vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh
Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80
km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành
phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ,
Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã
vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
……………………
………………………………………………………………………….
……………
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km,
cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải
Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3
nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ
1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn. Địa hình Thái Nguyên
có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu
trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động
và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các
vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi
trên còn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây
Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả
ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió

mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại
không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi
của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói
chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có
nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày,


Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng
cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư
lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/ km2, cao nhất là
Thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/ km.2.
*Bản đồ hành Chính TN
* Đặc điểm thiên nhiên và nguồn tài nguyên
Thái Nguyên đất mầu mỡ, mưa thuận gió hoà, có tổng số giờ nắng trong năm dao
động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm
nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong
việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái
Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15
triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm,
vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân…
Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi
măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Thái Nguyên còn
có cây chè là đặc sản mà từ lâu mọi miền trong nước đều biết đến, chè Tân Cương
hương vị thơm ngon, đậm đà khó quên. Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước,
bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát
triển khá hoàn thiện và thuận lợi
Khu du lịch Hồ Núi Cốc



Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên, Việt
Nam. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những
thế nó còn được gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Hồ
Núi Cốc được nhắc đến nhiều khi mà năm du lịch Quốc gia 2007 và 2008 được tổ
chức ở Thái Nguyên.


Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành
phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ
thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn
với nhiều huyền thoại
Hồ Núi Cốc được tạo nên sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng trong
các năm 1973 đến 1982. Hồ có độ sâu 35 m, diện tích mặt hồ rộng
25 km², dung tích của hồ ước 20-176 triệu m³.
Đến khu du lịch hồ Núi Cốc, khách tham quan sẽ có cơ hội hưởng thụ nhiều hoạt
động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như:


Du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo.



Thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung
chàng Cốc - nàng Công).



Thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước.



Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến
cao cấp, giá cả hợp lí... Trong nhiều năm nay hồ Núi Cốc đã trở thành một
địa chỉ tham quan hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.
Đến với khu du lịch Hồ Núi Cốc du khách sẽ được tận hưởng những phút giây
nghỉ ngơi thoải mái giữa bầu không khí trong lành của thiên nhiên nơi đây.


Khu di tích lịch sử ATK Định Hoá

Tạm biệt Khu du lịch Hồ Núi Cốc, bạn đi lên phía Tây bắc khoảng 50km là đến
khu di tích lịch sử ATK Định Hoá. Chúng ta đã từng biết đến một Thái Nguyên
xanh với cái màu xanh thẫm trải dài theo những cánh rừng cọ, đồi chè bát ngát;
màu xanh mướt của thảm cỏ, nương ngô; xen lẫn với cái xanh dương sẫm của
những luỹ tre ẩn mình trong các thôn xóm, bản làng. Và bây giờ, chúng ta còn biết
đến một Thái Nguyên anh hùng với những khu di tích cách mạng nổi tiếng. Một
trong những khu di tích phải kể đến đó là Trung tâm ATK (an toàn khu) nằm ở xã
Phú Đình, huyện Đình Hoá, tỉnh Thái Nguyên, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và
các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc từ 1947 - 1954 để lãnh đạo


cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Điểm di tích lịch sử ATK đã
được Nhà nước xếp hạng quốc gia năm 198.
Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như nền nhà, hầm
làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá Bác thường nằm nghỉ trưa... ATK là nơi
ghi lại nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn
Keo, Bộ Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch tác chiến - tấn công chiến
lược Đông Xuân 1953 - 1954 để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, kết
thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ của dân tộc. Nhiều sắc lệnh
quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được kí ban hành tại đây, trong

đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên... về giảm tô và cải cách
ruộng đất... Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta
thời ấy. Năm 1990 tại đồi Tỉn Keo, tỉnh Thái Nguyên đã xây bia tưởng niệm Chủ
tịch Hồ Chí Minh, phòng trưng bày di tích lịch sử, nhà khách... với kinh phí đầu tư
gần hai tỉ đồng. Tại trung tâm xã Phú Đình cũng đã xây dựng nhà truyền thống,
giới thiệu trưng bày nhiều hiện vật quý.
Ảnh Nhà tưởng niệm Đèo De

Bên cạnh các di tích chính như đồi Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Nom... cụm di tích
ATK còn nhiều địa đanh di vào lịch sử: Đèo De, núi Hồng,... bên cạnh những rừng
cọ, đồi chè, chắn nước, dòng suối trong xanh. Theo hành trình du lịch về phía Nam


của tỉnh Thái Nguyên, du khách sẽ đến khu ATK, nằm trọn trong xã Kha Sơn,
huyện Phú Bình, đi thăm những địa danh và tên tuổi đã được ghi vào lịch sử: nhà
ông Cao Nhật, một trong những cơ số cách mạng đầu tiên của Xứ ủy Bắc Kì thời
kì 1939- 1945, rừng Mấn - nơi đặt trạm liên lạc của Xứ ủy Bắc Kì và là nơi mở lớp
huấn luyện chính trị, quân sự của Đảng, đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của
Đảng khi đó và đồng chí Hoàng Quốc Việt từng qua lại hoạt động ở đây, chùa Mai
Sơn - nơi Xứ ủy Bắc Kì đặt nhà in đặc biệt, in báo Cờ giải phóng và nhiều tài liệu
quan trọng, đình Kha Sơn - nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của xã...
Tất cả những di tích lịch sử này đều đã được xếp hạng quốc gia. Đến với ATK, bạn
có thể trở về với một vùng chiến khu xưa. Để có thể hiểu biết thêm về hoạt động
của những người con đất Việt đã hiến dâng cho sự nghiệp bảo vệ đất mẹ yêu quý.
Nếu có thể, hãy một lần hành hương về thánh địa cách mạng của quê hương rừng
cọ, đồi chè này.
Lễ hội Lồng Tồng


Ngày mùng 9,10 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại đỉnh Đèo De, xã Phú

Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Lễ hội Lồng Tồng
ATK – Định Hóa.
Lễ hội Lồng Tồng (Hội xuống đồng) là lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc
dân tộc của người Tày ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh
Việt Bắc nói chung. Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân mới
hằng năm ởnhững đám ruộng to nhất, đẹp nhất do dân bản chọn nhằm cầu mong
cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

Có thể nói, lễ hội Lồng tồng - lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn
liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức nhằm gửi gắm những mong ước
của con người, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây lúa dưới ruộng, củ sắn trên nương
luôn luôn tốt tươi, mang lại thật nhiều no ấm, là một biểu hiện sinh động của nền
văn hóa phong phú, đa dạng và giàu bản sắc.
Những ai đã một lần được tham dự lễ hội Lồng Tồng, khi trở về đều mang theo
nỗi nhớ khó quên và tự hẹn lòng, mùa xuân năm sau lại tìm về dự hội.
Ngược dòng Thần Sa – Võ Nhai
Theo quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn khoảng hơn 20 cây số, rẽ trái theo
con đường nhỏ chạy quanh co sườn núi, qua các địa danh Cúc Ðường, La Hiên, rồi


ngược dòng sông Thần Sa, còn gọi là suối Cái, chúng ta đến địa phận xã Thần Sa.
Con sông, dòng suối, những dãy núi đá vôi còn nguyên vẻ hoang sơ với những tán
rừng nguyên sinh rậm rạp, ôm trong mình Khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa với một
loạt mái đá, hang động như: Phiêng Tung, Ngườm, Nà Ngùn, Thắm Choong, Hạ
Sơn... Nơi đây xưa kia là nơi cư trú của người nguyên thủy, có niên đại từ 30
nghìn năm đến 10 nghìn năm. Từ những gì đã khám phá được, các nhà khoa học
đặt tên chung là văn hóa Thần Sa. Còn trong lịch sử, xã Thần Sa từng hai lần được
nhận sắc phong của nhà vua. Và nhất là ở đây còn lưu giữ các làn điệu hát Then
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Tày.


Từ chân núi Ngườm, qua 72 bậc thang lên Mái đá Ngườm - di chỉ quan trọng bậc nhất
trong Khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa (Võ Nhai, Thái Nguyên), đã được Nhà nước xếp
hạng cấp quốc gia, du khách sẽ được nhìn rõ những dấu tích văn hóa của người Việt cổ.
Và qua đó càng thấy thêm phần trách nhiệm đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị lịch
sử, văn hóa của đất nước đã có từ hàng vạn năm trước...


Tạm biệt mái Đá Ngườm, Hang Rơi Thần Sa ta đi dọc theo quốc lộ 1B (Thái
Nguyên - Lạng Sơn), cách thành phố Thái Nguyên 45km, bạn sẽ đến với huyện Võ
Nhai nơi có hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, một trong những danh thắng đẹp
nổi tiếng nơi này

Khám phá Hang phượng Hoàng



Tronglòng hang Phượng Hoàng - Ảnh: Hoàng Hân
Để leo lên được tới cửa hang Phượng Hoàng, phải trải qua một chặng đường rải
đầy đá mèo với độ cao khoảng 500m, nhưng khi đến cửa hang bạn sẽ quên ngay
chặng đường khó khăn đã vượt qua bởi khung cảnh hùng vĩ, trữ tình hiện ra trước
mắt.Phượng Hoàng là một hang động rộng và có vẻ đẹp kỳ lạ. Từ cửa hang có thể
bao quát hết quang cảnh cả vùng đất rộng lớn. Hai vòm cửa hang rộng và cao hàng


chục mét. Bước vào trong hang, ánh sáng từ hai cửa rọi vào làm khung cảnh càng
thêm lung linh, huyền ảo.
Hang gồm có ba tầng, tầng thượng là Hang Dơi, tầng giữa gọi là hang Sáng, tầng
cuối là Hang Tối. Hang Sáng là hang rộng nhất, được ánh sáng từ của hang chiếu
vào làm các khối nhũ đá trở nên kỳ vĩ. Từ trên đỉnh hang, vách hang không biết
bao nhiêu nhũ đá được mẹ thiên nhiên tạc thành những khối nhũ đẹp tuyệt. Du

khách cứ thế tưởng tượng ra nào là hình ảnh mẹ bồng con, nào là chim phượng
hoàng cất cánh, hổ phục, voi chầu, kỳ lân….

Một cửa hang Phượng Hoàng
Người dân nơi đây truyền tai nhau sở dĩ núi có tên Phượng Hoàng là do câu
chuyện về tình thủy chung của đôi phượng hoàng sống trên núi thuở xa xưa.
Chuyện kể rằng trên núi có đôi chim phượng hoàng, ngày ngày chim bố đi kiếm
mồi về để chim mẹ ấp trứng. Nhưng một ngày kia chim bố mải vui đi theo đàn
chim từ nơi khác đến mà quên đường về.


Đến khi nhận ra, chim bố quay trở lại thì chim mẹ đã vì chờ đợi buồn phiền
mà hóa đá. Quá ân hận chim bố nằm trên ngọn núi đối diện chờ mong chim mẹ trở
về trạng thái bình thường, nhưng cuối cùng cũng hóa thành đá. Từ đó núi có tên
Phượng Hoàng.
Ngoài thưởng thức khung cảnh hùng vĩ của hang, ngay dưới chân
hang cách khoảng 100m du khách sẽ cảm nhận được không khí mát rượt từ suối
Mỏ Gà chảy ra từ trong hang. Nước trong vắt, ngay cửa hang chảy ra tạo thành
một thác nước nhỏ tung bọt trắng xóa.


Suối Mỏ Gà chảy ra từ cửa hang
Suối nước rộng trong và mát lành, có những chỗ sâu để du khách có thể tắm mát,
thư giãn giữa khung cảnh thiên nhiên với tiếng chim chóc líu lo. Và giữa thời tiết
nắng nóng ngột ngạt của mùa hè thì đây đúng là điểm dừng chân nghỉ ngơi lý
tưởng.


Nước suối Mỏ Gà trong vắt, mát lành
Đặc biệt, đến di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia này, du khách còn được nghỉ

ngơi trên các nhà sàn, cùng bà con dân tộc nhâm nhi chén rượu nếp, hòa mình với
thiên nhiên và cảm nhận hơi ấm của tình người đơn sơ, mộc mạc nhưng thật đáng
nhớ.
Thái Nguyên, xứ sở tôi yêu là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp,
xanhtốt để mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận - Viết bài tập làm văn
Đề bài:
Một đoàn khách đến Thái Nguyên để tham quan. Nếu được làm hướng dẫn
viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Thái Nguyên. Hãy viết một bài văn thuyết
minh về quê hương Thái Nguyên .
Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thái Nguyên .
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Thái Nguyên.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
- Thể hiện niềm tự hào, lòng yêu quê hương đất nước.
CHẤM ĐIỂM CỦA NHÀ TRƯỜNG



×