Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài tập học kỳ luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.71 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.

NLTNHS: Năng lực trách nhiệm hình sự
TNHS: Trách nhiệm hình sự
BLHS: Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sửa
đổi bổ sung năm 2009.

4.

2


Tình huống:
“Ngày 21-6-2003, H là chủ xe kiêm lái xe ô tô chở khách tuyến Hà Tĩnh- T.P Hồ
Chí Minh, trên xe có 2 phụ xe là T và S. Khoảng 5 giờ 30 phút, xe của H chạy đến cầu
Già huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thì gặp xe khách do anh K điều khiển cũng chở khách đi
thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây anh K thỏa thuận với H sẽ sang toàn bộ 19 khách đi
thành phố Hồ Chí Minh ở xe của anh K sang xe của H, giá vé mỗi khách là 400000 đồng,
H có trách nhiệm trả khách đúng lộ trình mà không thu thêm tiền của khách. H đồng ý và
đã nhận đủ số tiền mà anh K giao cho. Khi H điều khiển xe chạy đên địa phận tỉnh Quảng
Bình thi bảo T và S đi thu thêm của số khách sang xe mỗi người 200000đồng nữa. Khi T
và S đi thu tiền thì bị mọi người phản ứng không nộp, T và S đe dọa nếu không nộp sẽ bị
đuổi xuống xe. Hành khách do sợ bị đuổi xuống xe nên phải miễn cưỡng nộp tiền cho T


và S. Tổng cộng số tiền là 3.800.000 đồng được giao cho H giữ.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 07/2004/HSST ngày 24-2-2004, Tòa án nhân dân
huyện V áp dụng khoản 1 Điều 135 BLHS xử phạt H 18 tháng tù, T 15 tháng tù, S 15
tháng tù đều về tội cưỡng đoạt tài sản.
Câu hỏi:
Câu 1. Theo phân loại tội phạm tại điều 8 Bộ Luật hình sự, hãy xác định tội phạm
cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực hiện thuộc loại tội phạm gì?
Câu 2. Trường hợp phạm tội trên của H, T và S có phải là đồng phạm không? Hãy
lập luận chứng minh.
Câu 3. Giả sử H, T và S đều không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS
riêng. Việc Tòa án tuyên phạt H 18 tháng tù ( cao hơn mức án 15 tháng tù đối với T và s)
có hợp lý không? Giải thích rõ tại sao.
Câu 4. Giả sử tính đến thời điểm phạm tội lần này, H đã bị kết án 3 năm tù cho
hưởng án treo về tội “ Vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường bộ”, thời

3


gian thử thách là 5 năm, thì tòa án có tổng hợp hình phạt đối với H không? Nêu rõ căn cứ,
cách thức tổng hợp và hình phạt chung nếu có?

MỞ ĐẦU
Hiện nay, tội phạm cưỡng đoạt tài sản diễn ra ngày một nhiều.Để trừng trị,
răn đe những kẻ như thế và làm bài học cho người khác, pháp luật nước ta đặc biệt
là Luật hình sự đã có những quy định cụ thể. Để có thê hiểu biết rõ ràng hơn và sâu
sắc hơn về Bộ luật Hình sự nói chung và Luật hình sự về hành vi cưỡng đoạt tài sản
nói riêng, em xin phép được chọn đề bài số 4 trong danh mục mà tổ bộ môn cung
cấp làm bài tập học kỳ cho mình.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu 1. Theo phân loại tội phạm tại điều 8 Bộ Luật hình sự, hãy xác định tội

phạm cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực hiện thuộc loại tội phạm gì?
 Tội phạm cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực hiện thuộc loại tội phạm

nghiêm trọng.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý các quan
hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy
định trong bộ luật, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
( Khoản 2 Điều 8). Theo khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: “Tội phạm ít nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy
hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy
4


năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây hậu quả rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình”. Như vậy, trên cơ sở phân loại tội phạm được quy định tại Khoản 3
Điều 8 BLHS, để xác định loại tội phạm đối với bất cứ một loại tội nào ta cũng cần
căn cứ vào hai yếu tố: mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi phạm tội (căn cứ
về tính nguy hiểm cho xã hội) và lượng hình được áp dụng với từng tội phạm cụ thể
(khung hình phạt cao nhất với tội ấy).
Nguyên tắc phân loại tội phạm phải dựa trên khung hình phạt được ghi trong
một điều luật của BLHS, mà không phải dựa trên mức án cụ thể mà tòa án tuyên
phạt. Tội cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực hiện được Tòa án nhân dân
huyện V áp dụng khoản 1 điều 135 Bộ luật hình sự. Xét Khoản 1 Điều 153 BLHS:

“Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người
khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Ta thấy
khung hình phạt cao nhất được quy định tại khoản này là năm năm ,căn cứ vào
khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự thì tội phạm bị áp dụng khoản 1 Điều 135 thuộc
lọai tội phạm nghiêm trọng.
Như vậy có thể kết luận: Tội phạm cưỡng đoạt tài sản mà H, T và S đã thực
hiện thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
Câu 2. Trường hợp phạm tội trên của H, T và S có phải là đồng phạm không?
Hãy lập luận chứng minh.
 Trường hợp phạm tội trên của H, T và S là đồng phạm.

Theo quy định tại Điều 20 BLHS thi “Đồng phạm là trường hợp có hai người
trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Không phải cứ có nhiều người tham gia
5


đã coi là đồng phạm, mà họ phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều
người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng
phạm. Xét trong vụ án, cả 3 người H, T và S đều là những người đồng phạm vì
chúng đều có dấu hiệu về mặt khách quan và chủ quan quy định trong nguwofi
đồng phạm.
 Dấu hiệu về mặt khách quan:

Thứ nhất là phải có ít nhất hai người có NLTNHS và cùng tham gia thực hiện
một tội phạm (tức là phải có sự liên kết về khách quan giữa các hành vi của mỗi
người trong đồng phạm). Căn cứ vào công việc mà H, T và S đã làm và căn cứ vào
tội danh và án phạt mà tòa án nhân dân huyện V đã tuyên án, chứng tỏ cả ba người
đã có NLTNHS.

Thứ


hai là giữa những người trong đồng phạm cùng tham gia thực hiện một tội phạm là
mỗi người tham gia vào đồng phạm phải có ít nhất một trong bốn loại hành vi đối
với việc thực hiện một tội phạm, đó là: hành vi thực hành, hành vi tổ chức, hành vi
xúi giục, hành vi giúp sức.
Trong tình huống đề bài cho, H là người tổ chức. Theo khoản 2 Điều 20 Bộ
luật hình sự: “Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội
phạm”.A là người chỉ huy vì A là người phân công, giao trách nhiệm cho T và S. A
là chủ xe kiêm lái xe, khi điều khiển xe đến tỉnh Quảng Bình đã có hành vi xúi
giục T và S thu thêm của số khách đã sang xe mỗi người 200.000 đồng nữa. Ở đây
ta thấy, vì A là chủ xe còn T và S chỉ là phụ xe, nên khi có lệnh của H, T và S đã
thực hiện theo. Khi T và S thực hiện hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản, H không
hề can ngăn khi sự việc này xảy ra mà còn được T và S giao và giữ số tiền tổng
cộng là 3.800.000đồng. Như vậy, ta thấy H thỏa mãn là người tổ chức để T và S
thực hiện tội cưỡng đoạt tài sản.

6


T và S là người thực hành tội phạm bởi, T và S là người trực tiếp thực hiện
tội phạm. Khi H ra lệnh T và S đi thu thêm tiền xe của khách đã sang xe mà theo
thỏa thuận với K thì nhà xe H đã nhận đủ số tiền và chỉ chở khác về thành phố Hồ
Chí Minh mà không được phép thu thêm tiền của bất cứ hành khách nào. Khi khách
phản ứng là không nộp tiền T và S còn đe dọa sẽ đuổi họ xuống xe như vậy T và S
đã có hành vi đe dọa tinh thần những người khách đó để chiếm đoạt tài sản. Dẫn
đến hậu quả là mỗi vị khách đã sang xe mất thêm 200.000đồng và tổng số tiền
chiếm đoạt được của khách là 3.800.000đồng, T và S đã giao nộp lại cho chủ xe H.
Như vậy, khi có lệnh của H, biết hành vi mình làm là sai nhưng T và S vẫn cố tình
thực hiện. T và S thỏa mãn là người thực hành tội cưỡng đoạt tài sản.
 Dấu hiệu về mặt chủ quan:


Dấu hiệu lỗi:
Về lý trí: Được hiểu là cùng lý trí giữa những người trong đồng phạm khi thoả
mãn các điều kiện sau: Mỗi người trong đồng phạm đều biết hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội
cùng với mình; Mỗi người trong đồng phạm phải thấy trước hậu quả của hành vi
của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Trong
tình huống trên, cả H, T và S đều nhận thức được hành vi của mình là sai trái, nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu của các vị khách đã sang xe. Cả ba
người đều nhận biết được hậu quả của hành vi mình làm nhưng vì sự ham muốn
đồng tiền vẫn cố tình thực hiện.
Về ý chí thì những người đồng phạm cùng mong muốn có sự liên kết của các
hành vi. Giữa những người đồng phạm cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức bỏ
mặc cho hậu quả chung phát sinh. Trong tình huống đề bài, H thể hiện mong muốn
có được tài sản đó là tiền của các vị khách đã sang xe là ra lệnh cho hai phụ xe thu
thêm tiền xe của họ. Vì T và S là người phụ xe nên phải nghe theo lời của chủ xe,đã
7


cùng phối hợp với nhau thực hiện hành vi phạm tội mà không ai có hành vi hay suy
nghĩ ngừng thực hiện hành vi sai trái đó. Cả H, T và S đã có sự thống nhất về ý chí
khi thực hiện tội phạm.

Dấu

hiệu mục đích: Đồng phạm đòi hỏi những người thực hiện có cùng mục đích phạm
tội đó. Ở trường hợp này, H, T và S đều có mục đích là muốn sở hữu và hưởng lợi
từ số tiền cưỡng đoạt được của khách.

Từ việc đi


tìm hiểu các dấu hiệu về mặt khách quan và chủ quan của đồng phạm ở trên, ta có
thể kết luận: trong trường hợp phạm tội cưỡng đoạt tài sản của tình huống đề bài
cho, T và S trong vai trò người thực hành, và A trong vai trò người tổ chức. Như
vậy, H, T và S là đồng phạm.
Câu 3. Giả sử H, T và S đều không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS
riêng. Việc Tòa án tuyên phạt H 18 tháng tù ( cao hơn mức án 15 tháng tù đối
với T và s) có hợp lý không? Giải thích rõ tại sao.
 Giả sử H, T và S đều không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS riêng.

Việc Tòa án tuyên phạt H 18 tháng tù ( cao hơn mức án 15 tháng tù đối với T
và S) là hợp lý. Dựa vào các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm, ta
sẽ giải thích được sự hợp lý đó.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tội phạm cùng thực hiện. Luật hình
sự Việt Nam đã xác định: Tất cả những người đồng phạm phải chịu TNHS, bị truy
tố xét xử về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật, trong phạm vi chế tài của
điều luật ấy. Cả H, T và S đều bị tòa án áp dụng khoản 1 Điều 135 về tội Cưỡng
đoạt tài sản. Tuy nhiên, H lại bị tòa tuyên phạt 18 tháng tù cao hơn mức án của T và
S, bởi vì tất cả những người đồng phạm nếu đủ dấu hiệu chủ thể đều phải chịu
TNHS, điều này không có nghĩa mức án áp dụng đối với họ phải như nhau. Khi
giải quyết TNHS của những người đồng phạm, Tòa án phải tuân theo những quy
định chung về căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 BLHS : “Khi quyết định
8


hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các
tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”.
Đối với nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm: Trong
một vụ đồng phạm những người tham gia tuy phạm cùng một tội nhưng tính chất

và mức độ tham gia của mỗi người là khác nhau. Cho nên khi xác định TNHS của
những người đồng phạm cần xem xét đánh giá vai trò của từng đồng phạm, khi cá
thể hóa hình phạt sao cho tương xứng với hành vi mà các đồng phạm đã thực hiện.
Nguyên tắc này còn thể hiện ở khoản 2 Điều 3 BLHS : “Nghiêm trị người chủ mưu,
cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để phạm tội”. Có thể nói , nguyên tắc xác định TNHS thể hiện rõ
đường lối xử trí của Đảng và Nhà nước ta đối với tội phạm nói chung và đồng
phạm nói riêng. Đây sẽ là cơ sở đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp
luật, giúp cơ quan Tòa án đưa ra quyết định xử phạt đối với hành vi phạm tội đã
được thực hiện trên thực tế.
Trong vụ án này, cả H, T và S đều bị toàn án áp dụng khoản 1 Điều 135
BLHS để tuyên phạt, cả ba người đều phạm tội cưỡng đoạt tài sản, nhưng vai trò
của họ trong vụ án lại khác nhau, H là người giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, T và S
là người thực hiện tội phạm. Khi quyết định hình phạt, chúng ta đều phải cụ thể hoá
hành vi, cá thể hoá hình phạt. Có thể, người chủ mưu sẽ bị xét xử với mức khởi
điểm của khung hình phạt và đương nhiên những người có vai trò thứ yếu sẽ phải
chịu mức án thấp hơn dưới mức khởi điểm của khung hình phạt. Vậy xét trong vụ
án, H là chủ xe, là người yêu cầu T và S thu thêm mỗi vị khách sang xe 200000
đồng và cũng là người nắm giữ số tiền, vậy H phải chịu mức hình phạt cao hơn
đồng bọn.
Từ cơ sở pháp lý và những điều phân tích trên có thể khẳng định: nếu H, T

9


và S đều không có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS riêng, việc Tòa án tuyên
phạt H 18 tháng tù ( cao hơn mức án 15 tháng tù đối với T và s) là hợp lý.
Câu 4. Giả sử tính đến thời điểm phạm tội lần này, H đã bị kết án 3 năm tù cho
hưởng án treo về tội “ Vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường
bộ”, thời gian thử thách là 5 năm, thì tòa án có tổng hợp hình phạt đối với H

không? Nêu rõ căn cứ, cách thức tổng hợp và hình phạt chung nếu có?
Giả sử tính đến thời điểm phạm tội lần này, H đã bị kết án 3 năm tù cho
hưởng án treo về tội “ Vi phạm các quy định về phương tiện giao thông đường bộ”,
thời gian thử thách là 5 năm thì sẽ có hai trường hợp xảy ra.
 Trường hợp thứ nhất, H phạm tội mới (Tội cưỡng đoạt tài sản) sau khi đã

chấp hành xong thời gian thử thách của bản án cũ. Trường hợp này H sẽ
không bị tổng hợp hình phạt nữa.
 Trường hợp thứ hai, H phạm tội mới ( tội cưỡng đoạt tài sản) trong thời gian

thử thách thì H sẽ bị tổng hợp hình phạt đối với bản án cũ.
Xét H là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự, do ham muốn vật chất mà H
đã có hành vi là người chủ mưu để T và S thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của
người khác.
Hành vi của H là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu
của công dân được pháp luật bảo vệ, làm mất trật tự trị an- gây tâm lý hoang mang
lo sợ cho toàn bộ vị khách trên xe và cho cả những người dân khác. Bản thân H đã
từng bị kết án 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Vi phạm các quy định về phương
tiện giao thông đường bộ”, thời gian thử thách là 5 năm, lẽ ra H phải lấy đó làm bài
học để tu dưỡng bản thân. Nhưng với bản chất của con người thích hưởng thụ H lại
phạm một tội mới xâm phạm tới quyền sở hữu của công dân: tội cưỡng đoạt tài sản.
10


Bởi vì H cần phải có một mức án nghiêm khắc tương xứng với tính chất, mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của H đã gây ra đồng thời tổng hợp với
mức hình phạt của bản án trước để cách ly H ra khỏi đời sống xã hội một thời gian
nhất định đẻ đủ cải tạo giáo dục cho H trở thành người tốt có ích cho xã hội và răn
đe cho tội phạm chung nên ta sẽ căn cứ theo quy định của khoản 1 Điều 50 khoản
2 Điều 51 khoản 5 Điều 60 BLHS để xử lý.

Khoản 5 Điều 60 Bộ luật Hình sự quy định: “Đối với người được hưởng án
treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải
chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới
theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này”. Quy định này vừa thể hiện nguyên tắc
pháp chế Xã hội Chủ nghĩa vừa thể hiện nguyên tắc công bằng trong tổng hợp hình
phạt cũng như trong luật hình sự. Theo quy định này thì người nào được hưởng án
treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách (không phân biệt tội cố ý hay vô ý)
thì đều bị Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước rồi tổng hợp với
hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự. Như vậy,
trong trường hợp này, H đã bị kết án 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “ Vi phạm
các quy định về phương tiện giao thông đường bộ”, thời gian thử thách là 5 năm,
tuy nhiên trong thời gian thử thách lại phạm tội cưỡng đoạt tài sản và bị xử phạt 18
tháng tù thì nếu bị đưa ra xét xử, H sẽ bị buộc phải chấp hành hình phạt của bản án
trước (3 năm tù) và tổng hợp với hình phạt của bản án mới ( 18 tháng tù).
Các căn cứ, cách thức tổng hợp và hình phạt chung như sau:
Khoản 2 Điều 51 BLHS có quy định: “Khi xét xử một người đang phải chấp
hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới,
sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết
định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này…” .Điểm a Khoản
1 Điều 50 BLHS quy định: “ Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không
giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành
11


hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt
cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn.” Nếu tội
mới bị Tòa án tuyên phạt tù có thời hạn thì bị cáo buộc phải chấp hành hình phạt
của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới thành hình phạt chung.
Như vậy, H bị xử phạt 18 tháng tù vì tội Cưỡng đoạt tài sản. Tổng hợp với
bản án cũ đã phạt H 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “Vi phạm các quy định về

phương tiện giao thông đường bộ”, thời gian thử thách là 5 năm nay chuyển thành
giam. Vậy hình phạt mà H phải chịu sau khi tổng hợp là 4 năm 6 tháng tù ( bốn
năm sáu tháng tù)
KẾT THÚC
Bài tập trên đã giúp em có cơ hội tìm hiểu sâu rộng hơn các quy định của
pháp luật về tội cưỡng đoạt tài sản, đồng phạm,các nguyên tắc tổng hợp hình
phạt… Do kiến thức còn chưa rộng và ngôn từ sử dụng còn chưa sắc sảo, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô. Em xin trân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam( đã được

sửa đổi bổ sung năm 2009) – Nhà xuất bản lao động
2. Hồ sơ tình huống- LHS.02 Nguyễn Chí Hà cưỡng đoạt tài sản
3. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã sửa đổi bổ sung 2009
4. Giáo trình luật hình sự- Đại học luật Hà Nội

12


13



×